ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KIỀU THANH NGUYỆT ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN TÂN TRỤ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁ
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NÔNG THÔN MỚI
Cơ sở lý thuyết
Nông thôn là vùng khác vùng đô thị mà ở đó có cộng đồng chủ yếu là nông dân làm nghề chính là nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp hơn, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có mức độ phúc lợi xã hội thua kém hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa thấp hơn [1]
Phát triển nông thôn là một phạm trù rộng được nhận thức với rất nhiều quan điểm khác nhau
Theo Ngân hàng Thế Giới định nghĩa: “ Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện các điều kiện sống kinh tế và xã hội của một nhóm người cụ thể-người nghèo ở vùng nông thôn Nó giúp những người nghèo nhất trong những người dân sống ở các vùng nông thôn được hưởng lợi ích từ sự phát triển” [2]
Quan điểm khác lại cho rằng, phát triển nông thôn nhằm nâng cao về vị thể kinh tế và xã hội cho người dân nông thôn qua việc sử dụng có hiệu quả cao các nguồn lực của địa phương bao gồm nhân lực, vật lực và tài lực Phát triển nông thôn có tác động theo nhiều khía cạnh khác nhau Phát triển nông thôn là quá trình thực hiện hiện đại hóa nền văn hóa nông thôn, nhưng vẫn bảo tồn được những giá trị truyền thống thông qua việc ứng dụng khoa học và công nghệ Đồng thời đây là quá trình thu hút mọi người dân tham gia vào các chương trình phát triển, nhằm mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của các cư dân nông thôn
Khái niệm phát triển nông thôn mang tính toàn diện, đảm bảo tính bền vững về môi trường Vì vậy trong điều kiện của Việt Nam, được tổng kết từ các chiến lược kinh tế xã hội của Chính phủ, thuật ngữ này được hiểu: “Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 12 môi trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác” [2]
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên [3]
Ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật Sự biến đổi của các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là các chất thải gây ô nhiễm, thường là các chất thải dưới dạng nguyên liệu, thành phẩm, phế phẩm, chế phẩm [3]
Ô nhiễm môi trường nông thôn:
Nguồn gây ô nhiễm chính gồm có:
- Chất thải trong sản xuất nông nghiệp: chất thải chăn nuôi hộ gia đình, các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật còn tồn dư gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm
- Chất thải sinh hoạt: rác thải sinh hoạt, nước thải đổ xuống sông, rạch, xác động vật trôi nổi gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho con người
- Các cơ sở sản xất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ trên các địa bàn không thực hiện nghiêm túc công tác xử lý các chất thải đổ trực tiếp ra môi trường xung quanh
Do ý thức của người dân còn hạn chế cùng sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng nên vấn đề môi trường nông thôn đang ngày càng trở nên nghiêm trọng
2.1.2Chương trình nông thôn mới quốc gia
Là nông thôn mà trong đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 13 Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, có bản lĩnh chính trị vững vàng, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới
Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ và đô thị Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội [4]
Xây dựng nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao
Cơ sở thực tiễn
Mô hình Saemaul Undong của Hàn Quốc
Cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc chỉ có 85 USD; phần lớn người dân không đủ ăn; 80% dân nông thôn không có điện thắp sáng và phải dùng đèn dầu, sống trong những căn nhà lợp bằng lá Là nước nông nghiệp trong khi lũ lụt và hạn hán lại xảy ra thường xuyên, mối lo lớn nhất của chính phủ khi đó là làm sao đưa đất nước thoát khỏi đói, nghèo
Phong trào Làng mới ra đời với 3 tiêu chí: cần cù (chăm chỉ), tự lực vượt khó và hợp tác (hiệp lực cộng đồng) Trong quá trình tiến hành phong trào Saemaul để canh tân nông thôn, Chính phủ đã vạch ra đường lối chỉ đạo thực tiễn là “đi từng bước, đừng quá nhiều, quá nhanh”; đối với chính quyền là không được cưỡng ép người dân và tất cả các dự án phải có tác dụng nâng cao lợi ích chung cùng lợi ích của nông dân Còn đối với nông dân, họ phải tự làm việc để thay đổi vận mệnh của mình Trong việc khuyến khích nông dân, chính quyền sẽ giúp đỡ và ưu tiên trợ giúp những người chứng tỏ có tinh thần cao về tự lực và hợp tác
Những năm 1970, Chính phủ đầu tư cho 33 làng mỗi làng 300 bao xi măng để tự họ thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng Đến năm 1971 Chương trình chính phủ có thay đổi Chính phủ lựa chọn một nữa số làng ban đầu để đầu tư làm mô hình điểm
Thực hiện chính sách phân nhóm cho các làng và có chính sách khen thưởng cho các làng được thăng nhóm để khuyến khích người dân của mỗi làng tăng cường xây dựng
Bên cạnh đó Chính phủ còn chú trọng vào phát triển đội ngủ cấp làng, cán bộ chính quyền địa phương và rất coi trọng việc xử lý những cán bộ tham nhũng
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 20 Ngoài ra, Chính phủ Hàn Quốc còn áp dụng chính sách miễn thuế một số mặt hàng như xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản, ngân hàng cho vay vốn với lãi xuất thấp đối với các dự án đầu tư về nông thôn
Với việc thực hiện mô hình Làng mới bộ mặt nông thôn Hàn Quốc đã có những thay đổi hết sức kỳ diệu Chỉ sau 8 năm, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn cơ bản được hoàn thành Trong 8 năm từ 1971-1978, Hàn Quốc đã cứng hóa được 43.631km đường làng nối với đường của xã, trung bình mỗi làng nâng cấp được 1.322m đường; cứng hóa đường ngõ xóm 42.220km, trung bình mỗi làng là 1.280m; xây dựng được 68.797 cầu (Hàn Quốc là đất nước có nhiều sông suối), kiên cố hóa 7.839km đê, kè, xây 24.140 hồ chứa nước và 98% hộ có điện thắp sáng Đặc biệt, vì không có quỹ bồi thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ cho phong trào Thu nhập bình quân đầu người tăng gấp 3 lần Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã thiết lập lại các hợp tác xã kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của dân, cán bộ hợp tác xã do dân bầu chọn Phong trào SU là bước ngoặt đối với sự phát triển của hợp tác xã hoạt động đa dạng, hiệu quả trong dịch vụ tín dụng, cung cấp đầu vào cho sản xuất, tiếp thị nông sản, bảo hiểm nông thôn và các dịch vụ khác
Những kinh nghiệm rút ra từ phong trào Làng mới của Hàn Quốc trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam là phải biết phát huy sức mạnh từ nhân dân, làm thí điểm và lựa chọn nơi nào làm tốt để làm hạt nhân phát triển, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác phát triển nông thôn chuyên nghiệp Bên cạnh đó cần trú trọng đến việc xây dựng năng lực, thay đổi quản điểm và trao quyền tham gia của người dân trong xây dựng nông thôn [5]
Mô hình mỗi làng một sản phẩm ở Nhật Bản
Từ năm 1979, Nhật Bản đã khởi xướng và phát triển phong trào "mỗi làng, một sản phẩm" (One Village, one Product) với mục tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả Nhật Bản
Phong trào "mỗi làng một sản phẩm" dựa trên 3 nguyên tắc chính là: địa phương hóa rồi hướng tới toàn cầu; tự chủ, tự lập, nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 21 lực Trong đó, nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kỹ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh Sau 20 năm áp dụng phong trào "mỗi làng, một sản phẩm", Nhật Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao như như nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu, giúp nâng cao thu nhập của nông dân địa phương
Kinh nghiệm rút ra từ mô hình này đối với các nước là phải biết tận dụng nguồn lực địa phương, bảo tồn các làng nghề truyền thống và phải biết phát huy sức mạnh của cộng đồng trong xây dựng nông thôn [6]
Mô hình Tam nông của Trung Quốc
Sau cải cách mở cửa nông thôn Trung Quốc đã thay đổi và đạt nhiều thành tựu Tuy vậy, phát triển nông nghiệp và nông thôn vẫn ở giai đoạn khó khăn; cơ sở hạ tầng và phát triển xã hội còn lạc hậu; thu nhập đô thị và nông thôn cách biệt ngày càng lớn; tình hình nông thôn còn nhiều khó khăn, nông dân nổi loạn khắp nơi; cơ chế thúc đẩy dài hạn sản xuất lương thực và tăng thu nhập nông dân, cũng như một quy hoạch phát triển toàn diện nông thôn và đô thị chưa được hình thành; sự cách biệt quá lớn giữa thành thị và nông thôn trên nhiều phương diện; tốc độ hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn còn chậm Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, dưới tác động của các xu hướng hợp tác và cạnh tranh càng trở nên gay gắt, các nước đang phát triển chịu nhiều thua thiệt trong quá trình mở cửa thị trường; các mặt hàng nông sản có sức cạnh tranh thấp, lại vấp phải hàng rào kỹ thuật, bảo hộ của các nước phát triển Vì vậy, Trung Quốc đặc biệt quan tâm vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân
Tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 17 Ðảng Cộng sản Trung Quốc xác định mục tiêu để phát triển nền kinh tế toàn diện cần chú trọng, bao quát toàn diện công cuộc phát triển nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa và đã đưa ra các giải pháp phát triển “Tam dân”
Sau khi Trung Quốc thực hiện nội dung hai mở, một điều chỉnh, là mở cửa giá thu mua, thị trường mua bán lương thực; một điều chỉnh là chuyển từ trợ cấp gián tiếp qua lưu thông thành trợ cấp trực tiếp cho nông dân trồng lương thực, tình hình
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 22 đất nước đạt được những thành tựu rực rỡ: thu nhập của người dân tăng, cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển,
Cơ sở pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014ban hành ngày 23/6/2014
Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 18/3/2002 của Bộ Chính trị về đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010
Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Quyết định số 193/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 02 tháng 02 năm 2010 Phê duyệt Chương trình rà soát quy hoạch xây dựng nông thôn mới
Thông tư 07/2010/TT-BNNPTNT ngày 08 tháng 2 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo bộ tiêu chí quốc gia
Quyết định số 800/ QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020
Quyết định 435/QĐ-BCĐXDNTM của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới ngày 20 tháng 9 năm 2010 Triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13 tháng 4 năm 2011 Thông tư liên tịch hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020
Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 37 Thông tư 55/2014/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn triển khai một số hoạt động bảo vệ môi trường trong chương trỉnh mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 20120
Quyết định số 1442/QĐ-UBND ngày 10 tháng 06 năm 2009 của UBND tỉnh Long An V/v ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 20/11/2008 của Tỉnh uỷ về nông nghiệp, nông thôn, nông dân;
Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 14/10/2010 của UBND tỉnh V/v thành lập Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An
Quyết định số 2982/QĐ-UBND ngày 21/10/2010 của UBND tỉnh V/v Ban hành bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới tỉnh Long An;
Kế hoạch số 3805/UBND-NN ngày 01/11/2010 về triển khai, tổ chức thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020
Quyết định số 1791/QĐ-UBND ngày 14/6/2011 về việc phê duyệt danh sách xã đạt tiêu chí NTN giai đoạn 2010 – 2015
Nghị quyết số 42/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011về đầu tư xây dựng và phát triển nông thôn mới
Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 12/01/2012 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình đầu tư xây dựng và phát triển NTM
Nghị quyết số 86/2012/NQ-HĐND ngày 07/12/2012 về mức hỗ trợ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2015
Quyết định số 68/2012/QĐ-UBND ngày 27/12/2012 về việc ban hành Quy định mức hỗ trợ vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Long An
Quyết định số 1280/QĐ-UBND ngày 12/4/2013 về việc ban hành Bộ tiêu chí xây dựng NTM tỉnh Long An (thay thế QĐ số 2982/QĐ-UBND ngày 21/10/2010)
Chương trình hành động số 19/CTr/HU ngày 09/01/2009 của Huyện ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 09/12/2009 của UBND huyện Tân Trụ về việc ban hành kế hoạch thực hiện chương trình hành động số 19/CTr/HU của Huyện ủy Tân Trụ;
Kế hoạch số 274/KH-UBND ngày 31/12/2010 của UBND huyện Tân Trụ về việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2010 – 2011
Chỉ thị số 06-CT/HU ngày 15/3/2011 của Huyện ủy Tân Trụ về việc thực hiện Chương trìnhmục tiêuQuốc gia xây dựng nông thôn mới
QCVN 14/2009/ BXD – quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng nông thôn
Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng
QCVN 30:2010/BTNMT về khí thải lò đốt công nghiệp
Thông tư 12/2011/TT-BTNMT của bộ tài nguyên và môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại
QCVN 38:2011/BTNMT các yêu cầu chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh
QCVN 02:2009/BYTQuy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
TCVN 7956: 2008 Nghĩa trang đô thị- Tiêu chuẩn thiết kế
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 39 QCVN 40:2011/BTNMTQuy chuẩn quốc gianước thải công nghiệp
QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ
QCVN 20:2009/BTNMT, Quy chuẩn quốc gia về Khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ
QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt
QCVN 11:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến thủy sản
QCVN 15:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất;
QCVN 07:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
TCVN_6696:2000: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG CỦA XÃ BÌNH TỊNH VÀ XÃ ĐỨC TÂN
XÃ BÌNH TỊNH
V ị trí địa lý tự nhi ên
Bình Tịnh là một xã vùng thượng nằm về phía tây của huyện Tân Trụ, tổng diện tích tự nhiên của xã 726,96 ha được chia làm ba ấp: ấp Bình Điện, ấp Bình Thạnh và ấp Bình Hòa
Ranh giới hành chính tiếp giáp :
- Phía bắc giáp xã Lạc Tấn – thuộc huyện Tân Trụ - Phía Nam giáp xã Phú Ngãi Trị - thuộc huyện Châu Thành - Phái đông giáp xã Bình Trinh Đông và Thị Trấn Tân Trụ - thuộc huyện
- Phía tây giáp xã Bình Lãng – thuộc huyện Tân Trụ Xã có tỉnh lộ 833 chạy qua với chiều dài 2km được nhựa hóa,là tuyến đường huyết mạch nối liền các xã trong huyện thuận tiện cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa để phát triển kinh tế
Hình 3.1 : Bản đồ hành chính huyện Tân Trụ
Địa h ình Được bao bọc bởi hệ thống sông rạch, đất đai thương đối bằng phẳng Xã Bình Tịnh có địa hình cao thuộc vùng thượng huyện Địa hình này thuận lợi cho canh tác lúa, hoa màu
Xã có kiểu khí hậu chung của cả huyện Tân Trụ Cụ thể: huyện Tân Trụ nằm trong vùng chuyển tiếp khí hậu miền Đông sang khí hậu đồng bằng sông Cửu Long thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nền nhiệt cao, khí hậu nóng, ẩm, mưa nhiều và chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau
Do huyện nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc, cận xích đạo nên nền nhiệt khá cao ít biến động, nhiệt độ trung bình năm là 27,1 o C, tất cả các tháng trong năm nhiệt độ bình quân đều trên 25 o C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không đáng kể (tháng có nhiệt độ cao nhất so với tháng có nhiệt độ thấp nhất chênh nhau 4 o C).Tổng tích ôn khoảng 9.800 o C, tổng số giờ nắng trong năm khoảng 2.700 giờ và phân bố tương đối đều giữa các tháng trong năm
Lượng mưa trung bình năm là 2.390 mm, phân bố không đều theo mùa
Lượng mưa vào các tháng mùa mưa chiếm tới trên 93% lượng mưa cả năm, tháng 9, 10 lượng mưa lớn (chiếm gần 40% lượng mưa cả năm) lại trùng với mùa lũ nên thường xảy ra úng ngập Mùa khô lượng mưa chỉ chiếm gần 1% lượng mưa cả năm
Tháng 4 và tháng 11 là các tháng chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô, lượng mưa trong tháng 4 là 33 mm và tháng 11 là 63 mm Trong mùa mưa vào các tháng 7, 8 thường xuất hiện hạn Bà Chằng thời gian hạn khoảng 7 – 10 ngày, có khi kéo dài tới 13 – 14 ngày Độ ẩm liên quan chặt chẽ đến chế độ mưa, các tháng mùa mưa có độ ẩm rất cao (khoảng 80 – 82%), trái lại trong mùa khô độ ẩm chỉ khoảng 76 – 78%
Có 2 hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc thổi vào mùa khô và gió Tây Nam thổi vào mùa mưa, tốc độ gió trung bình 2,8 m/s, tốc độ lớn nhất đạt 3,8 m/s
Tân Trụ ít có bão, tuy nhiên vẫn chịu ảnh hưởng của bão từ xa gây mưa lớn, úng ngập, nhất là những năm mưa lớn kết hợp với nước lũ từ Đồng Tháp Mười đổ về cùng lúc
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của huyện Tân Trụ với đặc điểm nhiệt đới gió mùa, nền nhiệt độ cao và tương đối ổn định, nắng và bức xạ mặt trời thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, do lượng mưa thường tập trung theo mùa, kết hợp với các yếu tố địa hình ở những vùng trũng thường xảy ra tình trạng ngập úng cục bộ
Chế độ thủy văn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của triều cường Trong ngày có 2 lần nước lên nước xuống, trong tháng có 2 lần triều cường ( mùng 3 và 17 AL) và 2 ngày triều kém (mùng 10 và 25 AL), triều cường cao nhất trong năm vào tháng 10 – 11 AL hằng năm
Nguồn nước mặt: thông qua con sông Vàm Cỏ Tây chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của khu vực chi phối toàn bộ nguồn nước mặt trên địa bàn huyện để đi vào nội đồng của xã Tuy nhiên do công trình cống Nhật Tảo hoàn thành nên nguồn nước mặt phụ thuộc vào sự đống mở cống Nhựt Tảo vào cống Ông Hống từ hệ thống sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây
Nguồn nước ngầm: nguồn nước ngầm trên địa bàn xã đảm bảo phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho nhân dân Độ sâu khai thác được từ 170 m – 220 m đảm bảo chất lượng nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân
+ Đất sản xuất nông nghiệp : 597,47 ha - Đất trồng cây hằng năm: 530,86 ha
- Đất trồng cây lâu năm: 30,42 ha - Đất nuôi trồng: 36,19 ha
+ Đất ở : 28,61 ha + Đất chuyên dùng: 38,37 ha + Đất sông suối: 58,43 ha + Đất nghĩa địa : 2,77 ha + Đất tôn giáo tín ngưỡng: 1,31 ha
3.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hạ tầng kinh tế - xã hội
Xã Bình Tịnh nằm trên tỉnh lộ 833, khoảng cách từ trung tâm xã đến quốc lộ gần nhất là 10km (quốc lộ 1A) Toàn xã hiện có 15,6 km đường giao thông bộ, được nhựa hóa, bê tông hóa, xe cơ giới có thể đi lại thuận tiện là 8,95km
Các tuyến đường trục xã : xã có 1 tuyến đường tỉnh lộ 2km và 1 hương lộ dài 2,61 km mặt đường kết cấu nhựa
Các tuyến đường trục ấp, xóm tổng chiều dài 11km, các tuyến này đều được bê tông hóa
Đường ngõ, xóm dài 6,07 km mặt đường bê tông ổn định, trong đó bê tông được 2,11km mặt đường 2m dày 0,7 – 1m
XÃ ĐỨC TÂN
V ị trí địa lý tự nhi ên
Xã Đức tân là một xã vùng hạ của huyện Tân Trụ nằm ở phía Đông Nam của huyện Diện tích tự nhiên 1408 ha chia làm 5 ấp: ấp Tân Lợi, ấp Bình Lợi, ấp Bình Hòa, ấp Tân Hòa, ấp Tân Thạnh
Ranh giới hành chính tiếp giáp - Phía Đông giáp xã Nhựt Ninh - Phía Tây giáp Thị Trấn Tân Trụ - Phía Nam giáp huyện Châu Thành ( qua sông Vàm Cỏ Tây) - Phía Bắc giáp xã Bình Trinh Đông và Tân Phước Tây Trên địa bàn xã có đoạn tỉnh lộ 833 chạy qua với chiều dài 2km, có các hương lộ : HL Huỳnh Văn Đảnh, Cầu Quay , Bình Hòa, 25 được nhựa hóa và là tuyến đường huyết mạch nối liền các xã trong huyện, thuận tiện cho giao lưu trao đổi hàng hóa với bên ngoài để phát triển kinh tế xã hội [17]
Hình 3.27 Vị trí địa lý xã Đức Tân Xã Đức Tân
Địa hình Địa hình của xã Đức Tân bằng phẳng và hơi dốc về phái Nam Tuy nhiên xã có địa hình thấp hơn so với các xã trong huyện nên thuộc vùng hạ huyện đây là điều kiện giúp xã phát huy thế mạnh nuôi trồng thủy sản đặc biệt là tôm sú
Xã Đức Tân có diện tích khá lớn và chia ra làm 2 phần: một phần trũng ở phía nam, phần còn lại có địa hình cao hơn
Khí hậu và thủy văn : tương tự như xã Bình Tịnh
Chịu ảnh hưởng mặn của chế độ thủy triều từ Biển Đông qua sông Vàm Cỏ Tây từ tháng 1 đến tháng 6 hằng năm Tuy nhiên trên địa bàn xã cũng dần được ngăn mặn nhờ hệ thống đê bao và các công trình đầu mối đặc biệt là hệ thống cống Nhật Tảo và cống Thôn Thành Nhờ các hệ thống này mà nước ngọt từ thượng nguồn đổ về nội đồng
Nước ngầm: độ sâu khai thác được từ 170m – 200 m chất lượng nước được đảm bảo để phục vụ cho sinh hoạt của nhân dân [17].
Diện tích tự nhiên của xã 1408 ha trong đó - Đất trồng lúa : 749,24 ha
- Đất trồng cây hằng năm khác : 8,26 ha - Đất trồng cây lâu năm: 51,59ha
- Đất nuôi thủy sản: 134,28 ha - Đất ở : 213,53 ha
- Đất chuyên dùng: 49,91 ha - Đất nghĩa trang: 4, 89 ha - Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,49 ha - Đất sông suối mặt nước chuyên dụng: 195,81 ha [17].
3.7.4 Điều kiện kinh tế - xã hội
Hạ tầng kinh tế - xã hội
Xã Đức Tân có đoạn tỉnh lộ 833 đi qua dài 2 km, có 10 km hương lộ được nhựa hóa nền đường 7 – 9m mặt đường nhựa rộng 3,5m; có 10,3 km đường liên xã,
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 82 đường liên ấp được bê tông hóa theo đề án giao thông nông thôn tuy nhiên các đường này còn nhỏ hẹp, không thuận lợi cho vận chuyển cơ giới, hàng hóa Hệ thống cầu gồm 5 cầu lớn được bê tông hóa, kiên cố hóa ( cầu Tre, cầu Quay, cầu Dừa, cầu Triêm Đức, cầu Lớn) và các cầu nhỏ bắt qua kênh rạch nhỏ cũng được bê tông hóa đáp ứng nhu cầu đi lại an toàn cho nhân dân [17].
Sông Vàm Có Tây qua địa bàn xã có chiều dài 5 km, với nhiều nhánh nhỏ;toàn xã có 25 tuyến kênh rạch với tổng chiều dài 20,5 km đáp ứng khoảng 60% diện tích cần tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản Xã có 2 tuyến đê bao( tuyến đê bao ấp Bình Lợi, tuyến đê bao ấp Bình Hòa ) dài 5,5 km có kết cầu sỏi đỏ, mặt rộng 3-4 km , phục vụ ngăn mặn, ngăn lũ, dân sinh 11 cống phục vụ ngăn mặn vừa phục vụ điều tiết nước cho sản xuất
Tuy nhiên để đáp ứng với việc ngăn mặn, xả phèn, điều tiết nước phục vụ cho sản xuất trong kế hoạchcần hướng tới mở rộng và làm mới một số tuyến kênh và đê bao trên địa bàn xã Đặc biệt quy hoạch làm mới một số tuyến kênh phục vụ nuôi trồng thủy sản ấp Bình Hòa [17].
Tỉ lệ hộ sử dụng điện trên địa bàn xã Đức Tân hiện nay đạt 99% Tuy nhiên việc thực hiện chương trình điện khí hóa nông thôn, hạ tầng cơ sở ngành điện chưa đảo bảo an toàn , tỷ lệ hộ sử dụng điện kế còn thấp chỉ đạt 60% [17].
- Trường mẫu giáo: có 1 điểm chính và 1 điểm phụ, đạt công nhận chuẩn quốc gia , đáp ứng 100% nhu cầu học của trẻ trong xã
- Trường tiểu học : trường TH Võ Văn Mùi, trường TH Bình Hòa đều được công nhận chuẩn quốc gia
- Trường THCS Nhựt Tân Đạt chuẩn quốc gia năm 2009
- Xã Đức Tân đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ ở với tỉ lệ tốt nghiệp THCS đạt 95%
- Trong số lao động của xã, số lao động có trình độ tiểu học chiếm 30%, THCS chiếm 40%, trung học phổ thông chiếm 21%; lao động chuyên môn sơ cấp 3%, Trung cấp 5%, đại học 1% [17].
Cơ sở vật chất – văn hóa: Địa bàn xã có 5 ấp, trong đó có 3 ấp có nhà sinh hoạt Các ấp tận dụng cơ sở vật chất của UBND xã cũ, các điểm trường mẫu giáo, nhà làm việc đã xuống cấp nên các trang thiết bị còn thiếu Xã chưa có trung tâm văn hóa, khu thể thao.Xã có 5/5 ấp được công nhận là ấp văn hóa
Xã chưa có chợ tập trung , chỉ có các điểm mua bán tự phát nhỏ
Xã có một bưu điệm nằm cặp tỉnh lộ 833, đã xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 2002
Nhà ở dân cư nông thôn
Phân bố dân cư của xã chủ yếu phân tán xen lẫn trong đồng ruộng và tập trung ven các tuyến đường giao thông, kênh rạch Toàn xã 45% nhà cấp 4, 50% nhà kiên cố và 5% nhà tạm, không có nhà đột nát [17].
Xã có một trạm y tế xã, khuôn viên 475 m 2 , gồm 04 phòng chức năng, 01 bác sĩ, 01 nữa hộ sinh,01 y tá, 01 dược sĩ trung học, 01 cán bộ dân số; 16 nhân viên chăm sóc sức khỏe cộng đồng; cơ bản phục vụ tốt cho công tác khám chữa bệnh cho nhân dân Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế là 45% [17].
Toàn xã có 1717 hộ với 6540 nhân khẩu , mật độ dân số 459 ngườ/km 2 Lao động trong độ tuổi chiếm 67% tập trung chủ yếu là lao động nông nghiệp [10]
Xã Đức Tân là một xã thuần nông, canh tác lúa là chính Trong những năm qua việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất đã được nhiều kết quả, năng suất lúa cao, ổn định, việc trồng xen canh một số cây màu như dưa hấu, bí, dưa gang đạt hiệu quả cao góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân
Tình hình chăn nuôi trên địa bàn cũng có nhiều bước phát triển Số lượng heo khoảng 4219 con, bò khoảng 573 con , gà 15000 con, vịt 31000 con Diện tích nuôi trồng thủy sản là 134, 28 ha [15] Với thế mạnh là vùng trũng nên có diện tích nước mặt lớn nên địa phương đã quy hoạch vùng nuôi trồng thủy sản thuộc ấp Bình Hòa,
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 84 cùng với các hỗ trợ kỹ thuật nuôi trồng của các phòng ban chức năng của huyện như trạm khuyến nông, trạm thú ý nhằm phát triển diện tích nuôi trồng và nâng cao chất lượng Tuy nhiên những năm gần đây do diễn biến phước tạp của dịch bệnh, diện tích nuôi trồng đang bị thu hẹp
Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phát triển với quy mô nhỏ chủ yếu là các nhà máy xay xác lúa gạo
PHÂN TÍCH THUẬN LỢI KHÓ KHĂN TRONG VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN TÂN TRỤ
PHÂN TÍCH SWOT TRONG VIỆC THỰC HIỆN TIÊU CHÍ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN MỚI CỦA HUYỆN TÂN TRỤ
4.1 Sơ đồ các bên liên quan trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới của huyện Tân Trụ
Hình 4.1 Sơ đồ các bên liên quan trong việc thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới của huyện Tân Trụ
Dự án nhà vệ sinh nông thôn
Dự án nước sạch nông thôn unief
Doanh nghiệp đầu tư, thu mua
Doanh nghiệp thu mua phụ phẩm nông nghiệp UBND tỉnh Long
Trạm khuyến nông, thú ý Tân Trụ
Công ty vật tư nông nghiệp Cơ quan thông tin truyền thông Đoàn thanh niên
Trung tâm sức khỏe cộng Ngân hàng
Phòng ban chức năng huyện
Ban quản lý ấp Doanh nghiệp
Phân tích vai trò các bên liên quan:
Trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới ở huyện Tân Trụ có sự tham gia của các bên liên quan như sau:
- Người dân đối tượng trực tiếp thực hiện tiêu chí môi trường nông thôn mới
Trong quá trình thực hiện tiêu chí môi trường yếu tố này bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế; trình độ dân trí; tập quán địa phương; mức độ hỗ trợ của nhà nước…
- Người dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch, giám sát chất lượng các công trình
- Đóng góp vốn đối với các công trình cần sự góp vốn của người dân, đóng góp sức lao động, đất đai để thi công công trình
- Đóng vai trò vận hành, bảo quản, giữ gìn thành quả của chương trình nông thôn mới
Nhóm quản lý nhà nước:
Vai trò của nhóm yếu tố quản lý nhà nước là đề ra kế hoạch và quản lý việc thực hiện kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu môi trường
- UBND huyện: phê duyệt, kiểm tra kế hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã, đồng thời phân chia nhiệm vụ cho các phòng ban chức năng hỗ trợ các xã thực hiện kế hoạch
- Phòng Tài nguyên môi trường: chủ trì hướng dẫn; hỗ trợ; theo dõi tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí môi trường
- Phòng Hạ Tầng Kinh Tế: dẫn thực hiện nội dung quy hoạch, cải tạo, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường xây dựng cảnh quan nông thôn địa bàn các xã
- Phòng Nông Nghiệp Và Pháp Triển Nông Thôn:
+ Xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm về mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp và nhu cầu kinh phí thực hiện chương trình nông thôn mới nói chung và tiêu chí môi trường nói riêng trình UNBD huyện phê duyệt
+ Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án của các xã, tổng hợp + Báo cáo Ban chỉ đạo huyện và Ủy ban nhân dân huyện
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 132 + UBND xã chỉ đạo, hướng dẫn các bộ phận chuyên môn xây dựng dự án + Chỉ đạo, bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện
+ Tổ chức triển khai các chương trình trên địa bàn
+ Lồng ghép có hiệu quả các chương trình, dự án trên địa bàn;
+ Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện chương trình và thực hiện chế độ báo cáo hàng năm
+ Tổ chức triển khai các chương trình trên địa bàn + Tổ chức xây dựng dự án, lấy ý kiến của người dân, trình UBND xã phê duyệt.
Nhóm các đơn vị hỗ trợ
- Trạm Khuyến Nông, trạm Thú Y Tân Trụ
+ Hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ môi trường trong trồng trọt và chăn nuôi thông qua các buổi tập huấn
+ Tạo cầu nối cho người dân với các dự án bảo vệ môi trường nông thôn như Lisaf, VietGAP
+ Hướng dẫn; kiểm tra các vấn đề an toàn vệ sinh dịch bệnh trong chăn nuôi.
Tham gia thực hiện các phong trào như phát hoang bụi rậm, khai thông cống rãnh, vứt rác trên sông rạch, tuyên truyền hướng dẫn công động tham gia bảo vệ môi trường
Vận động chị em phụ nữ tham gia các công tác bảo vệ môi trường cho gia đình mình như: làm sạch đẹp cảnh quan xung quanh nhà, thu gom rác thải sinh hoạt, thay nhà vệ sinh cầu cá bằng nhà vệ sinh có hầm tự hoại…
- Trung Tâm Y Tế Dự Phòng
Tuyên truyền hướng dẫn người dân tham gia các phong trào như: diệt lăn quăn, vệ sinh nơi ở, phòng tránh dịch bệnh lây lan từ vật nuôi sang con người, vệ sinh trong ăn uống…
- Cơ quan thông tin truyền thông: Là cơ quan tuyên truyền kế hoạch xây dựng nông thôn mới của cơ quan chức năng đến người dân
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 133 Nâng cao ý thức người trong công tác bảo vệ môi trường nông thôn
+ Doanh nghiệp phải chấp hành tốt các quy định về xả thải , đạt các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của nhà nước
+ Tham gia đóng góp xây dựng các công trình công cộng bảo vệ môi trường
Ngân hàng là đơn vị cho vay vốn xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn
Dự án Lifsap : Hộ dân chăn nuôi heo được dự án lifsap hỗ trợ xây dựng hầm ủ biogas với mức hỗ trợ 4.000.000 đồng/ hầm
Dự án VietGAP : xây dựng những nhóm GAP chăn nuôi heo cho người dân, tập huấn hỗ trợ người dân kỹ thuật chăn nuôi đảm bảo quy trình VietGAP
Dự án nhà vệ sinh nông thôn: hỗ trợ người dân xây dựng nhà vệ sinh có hầm tự hoại
Dự án cấp nước sạch nông thôn của Unicef: hỗ trợ người dân xây dựng các trạm cấp nước theo cụm dân cư 100 – 120 người
Doanh nghiệp đầu tư, thu mua: là các doanh nghiệp thu mua nông sản trên địa bàn, các doanh nghiệp bên ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn.Doanh nghiệp phải chấp hành tốt các quy định về xả thải , đạt các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của nhà nước
Tham gia đóng góp xây dựng các công trình công cộng bảo vệ môi trường
Các công ty vật tư nông nghiệp : phân bón, thuốc BVTV
Các doanh nghiệp bên cạnh việc bán các vật tư nông nghiệp các doanh nghiệp cần tập huấn người dân cách sử dụng phân bón thuốc BVTV đúng cách, công tác bảo vệ môi trường sau khi sử dụng , nghiên cứu các giải pháp BVTV theo hướng thân thiện môi trường
Yếu tố biến đổi khí hậu , nước biển dâng: ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và nông thôn mới nói riêng trong thời gian tới như : nước sạch, tình hình dịch bệnh… Trong quá trình thiết kế xây dựng các công trình cần quan tâm đến các dự báo về biến đổi khí hậu để có những thiết kế hợp lý, ứng phó với biến đổi khí hậu trong tương lai
STT NỘI DUNG CÁC BÊN LIÊN QUAN
1 Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh trên 90%
Quản lý: nhóm quản lý nhà nước Đề xuất: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Thực hiện: nhân dân
Kiểm tra: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Kinh phí: nhân dân dự án Unicef, ngân hàng, doanh nghiệp
Hỗ trợ: đoàn thanh niên
2 Cơ sở sản xuất, kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường trên 90%
Quản lý: nhóm quản lý nhà nước Đề xuất: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Thực hiện: doanh nghiệp
Kiểm tra: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Kinh phí: ngân hàng, doanh nghiệp
3 Đường ấp, xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp; không có hoạt động làm suy giảm môi trường
Bảng 4.1 Vai trò của các bên liên quan ứng với việc thực hiện các mục tiêu của tiêu chí môi trường nông thôn mới
Kiều Thanh Nguyệt - 13260612 Trang 135 - Đường làng, ngõ xóm xanh, sạch, đẹp
Quản lý: nhóm quản lý nhà nước Đề xuất: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Thực hiện: nhân dân
Kiểm tra: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Kinh phí: nhân dân ,ngân hàng, doanh nghiệp Hỗ trợ: hội phụ nữ, trung tâm y tế dự phòng, đoàn thanh niên - Tỷ lệ hộ đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào; cổng ngõ không lầy lội trên 90%
- Không có cơ sở SXKD (chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất nghề tiểu thủ công nghệ, buôn bán phế liệu) gây ô nhiễm môi trường
Quản lý: nhóm quản lý nhà nước Đề xuất: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Thực hiện: nhân dân
Kiểm tra: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Kinh phí: nhân dân ,ngân hàng, doanh nghiệp, dự án
Hỗ trợ: hội phụ nữ, trung tâm y tế dự phòng, đoàn thanh niên, các công ty vật tư nông nghiệp , trạm khuyến nông, trạm thú y tân trụ
4 Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch Quản lý: nhóm quản lý nhà nước Đề xuất: nhóm quản lý nhà nước
Thực hiện: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Kiểm tra: nhân dân, nhóm quản lý nhà nước Kinh phí: nhân dân ,ngân hàng, doanh nghiệp Hỗ trợ: đoàn thanh niên, cơ quan thông tin truyền thông
5 Chất thải, nước thải được thu gom và xử lý
- Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định; có hệ thống tiêu thoát nước thải, chất thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh