TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT VÀ VÙNG NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý thuyết
Vùng bờ là khu vực chuyển tiếp giữa đất liền hoặc đảo với biển, bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển Phạm vi vùng bờ được xác định trên cơ sở căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực trong vùng bờ; đặc điểm quá trình tương tác giữa đất liền hoặc đảo với biển; yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; hiện trạng và nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và một số đặc điểm khác ở vùng bờ để tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ phù hợp với những quy định trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo [21]
Hình 2.1: Cấu trúc vùng bờ
Cấu trúc vùng bờ gồm phía khô (bờ sau) và phía ướt Trong đó phía khô bao gồm các vùng đất như các cồn cát và núi và tùy vào mục đích quản lý, có thể bao gồm các lưu vực sông đổ ra biển Phía ướt của vùng bờ là khu vực chuyển tiếp, gồm nước cạn và vùng bãi triều Mặt ướt cũng có thể được mở rộng hơn ra vùng biển Khu vực bờ bao gồm các đảo, bãi biển, cồn cát, vách đá, thủy triều và đầm lầy nước lợ và đầm lầy, rạn san hô, rừng ngập mặn đầm lầy và các hệ sinh thái ven biển quy mô lớn khác của cửa sông và vịnh [63]
Mâu thuẫn là những tranh chấp hoặc bất đồng được tạo ra bởi sự khác nhau về quan điểm, nhu cầu, tiêu chuẩn hoặc lợi ích trong nhận thức hoặc hành động thực tế Trong khi đó tài nguyên thiên nhiên (TNTN) là tài sản công (hàng hóa chung) được sử dụng bởi nhiều nhóm người có quan điểm và ưu tiên khác nhau trong việc quản lý chúng, chính điều này đã dẫn đến xung đột, mâu thuẫn và bất hòa Theo Mack và Snyder [60],
“mâu thuẫn sử dụng tài nguyên” được xác định bởi bốn điều kiện: (1) sự tồn tại của hai hoặc nhiều bên, (2) tình trạng khan hiếm tài nguyên, (3) hành vi ảnh hưởng đến môi trường và (4) các mục tiêu trái ngược nhau
Do đó có thể hiểu mâu thuẫn trong sử dụng tài nguyên vùng bờ là những tranh chấp, bất đồng, xung đột về lợi ích của các chủ thể khác nhau trong quá trình khai thác tài nguyên vùng bờ
2.1.2 Lý thuyết quản lý bền vững vùng bờ
Vùng bờ nói chung bao gồm các hệ sinh thái (HST) sau: HST cửa sông, HST vùng triều, HST rừng ngập mặn, HST san hô, thảm cỏ biển
Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt và nước biển giao nhau, có các kiểu cửa sông: cửa sông châu thổ ven bờ, vịnh nửa kín/ đầm phá, vịnh hẹp Kiểu cửa sông mang tính chất mùa hình thành ở vùng có mùa mưa và mùa khô rõ rệt Độ mặn tại cửa sông thay đổi vừa theo không gian, vừa theo thời gian Các loài sinh vật bao gồm sinh vật biển, sinh vật nước lợ, sinh vật nước ngọt Vùng cửa sông thường có giá trị lớn cho phát triển cảng biển, KCN, dân cư, đánh bắt thủy sản Cửa sông cũng được coi là nơi tiếp nhận các loại chất thải công nghiệp và sinh hoạt dân cư, ngoài ra cửa sông còn được sử dụng cho các mục đích nghỉ ngơi, du lịch giải trí
Hệ sinh thái cồn cát: Cồn cát ven biển là đồi cát được hình thành bởi tác động của sóng, gió và mở rộng từ bãi biển vào đất liền HST này có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng vùng bờ Đây là nơi sinh cư của nhiều loài động vật nhỏ như bò sát, gặm nhấm, côn trùng, cung cấp nước ngọt, là vùng đệm an toàn giữa biển và đất liền và rất dễ bị tổn thương do hoạt động của con người cũng như do biến đổi khí hậu [59]
Hệ sinh thái vùng triều: Vùng triều là vùng không ngập nước một khoảng thời gian trong ngày với các yếu tố tự nhiên thay đổi do nước và không khí chi phối Có ba chế độ thủy triều khác nhau gồm nhật triều, bán nhật triều, hỗn hợp triều và 3 loại bãi triều: bãi triều đá, bãi triều cát, bãi triều bùn Các sinh vật vùng triều chủ yếu có nguồn gốc biển, sự thay đổi độ mặn gây sức ép cho sinh vật vùng triều bởi hầu hết sinh vật vùng triều không có khả năng thích nghi tốt như sinh vật cửa sông, chúng không có cơ chế kiểm soát muối trong dịch cơ thể, là sinh vật có khả năng thẩm thấu Chính vì vậy mưa lớn có thể gây ra những tai biến lớn Hệ sinh thái vùng triều có vai trò rất quan
Luận văn thạc sỹ 9 trọng trong việc duy trì và bảo vệ tính đa dạng sinh học Có thể nói vùng triều là nguồn gốc, là nền tảng cho việc hình thành và phát triển các HST vùng ven bờ
Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn là thuật ngữ mô tả một HST thuộc vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới hình thành trên nền các thực vật vùng triều với tổ hợp các loài sinh vật đặc trưng Đất ngập nước rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của HST, thành phần cơ học trầm tích cũng ảnh hưởng trực tiếp lên thành phần loài và tăng trưởng của cây ngập mặn Rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng, là nguồn cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất vùng ven biển, là nơi sinh đẻ, nuôi dưỡng hoặc nơi sống lâu dài cho nhiều loài có giá trị như tôm, cá, Hiện nay, do dân số tăng quá nhanh, nhất là ở các nước kém phát triển, rừng ngập mặn bị khai thác quá mức để dùng cho sinh hoạt hay các các mục đích kinh tế khác như nuôi trồng thủy sản, làm diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp dần Tại Quảng Bình, HST rừng ngập mặn chỉ còn sót lại 1 diện tích nhỏ tại cửa sông Roòn
Hệ sinh thái thảm cỏ biển: HST cỏ biển tuy có số lượng loài không nhiều nhưng chúng đóng vai trò quan trọng trong biển và đại dương Cỏ biển có khả năng tăng cường và duy trì độ phì nhiêu của thủy vực, đồng thời là cầu nối trong con đường di cư của sinh vật và là quần cư ương giống cho biển Ở nước ta, cỏ biển thường phát triển ở vùng triều ven biển, ven đảo, các vùng cửa sông, rừng ngập mặn, đầm phá HST cỏ biển là một trong những HST nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương khi môi trường sống thay đổi Tại Quảng Bình, diện tích bãi cỏ biển tại Cửa Gianh từ năm 1996 đến năm 2003 bị mất
40 ha HST cỏ biển là một trong ba HST biển quan trọng (cỏ biển, san hô, rừng ngập mặn), nhưng hiện nay chúng đang đứng trước nguy cơ tổn thương và suy thoái Sự suy thoái HST cỏ biển thể hiện trên các khía cạnh như mất loài, mất diện tích phân bố, ô nhiễm, thoái hóa môi trường sống, giảm đa dạng sinh học và nguồn lợi kinh tế của các loài quý hiếm kèm theo
Hệ sinh thái rạn san hô: San hô tồn tại ở khắp các vùng biển nông Có ba nhóm san hô chính: san hô cứng, san hô mềm, san hô sừng Kiểu phát triển rạn san hô tùy thuộc vào địa hình đáy, lịch sử phát triển địa chất vùng và các nhân tố môi trường, đặc biệt là nhiệt độ và mức độ chịu đựng của sóng gió Có các kiểu rạn san hô như: rạn riềm, rạn dạng nền, rạn chắn, rạn san hô vòng Các yếu tố môi trường tự nhiên tác động đến sự phát triển của san hô bao gồm: ánh sáng, trầm tích, độ muối, mức chênh triều, thức ăn và các chất dinh dưỡng vô cơ, nhiệt độ và độ sâu Rạn san hô là một trong những HST đặc sắc của Việt Nam, HST rạn san hô có cấu trúc phức tạp, rất nhạy cảm với sự đe dọa của môi trường, đặc biệt là những đe dọa của con người như đánh bắt cá bằng thuốc nổ, hóa chất độc, khai thác san hô bừa bãi, hoạt động du lịch và các hoạt động phát triển KTXH khác Trong những năm gần đây, diện tích các rạn san hô bị giảm đáng kể, tập trung chủ yếu ở các vùng có dân cư sinh sống như vịnh Hạ Long, các tỉnh ven biển miền Trung và một số đảo có người sinh sống thuộc quần đảo Trường Sa Tại Quảng Bình, sau sự cố môi trường biển Formosa 2016, HST san hô bị ảnh hưởng nặng nề
Hiện tại các hoạt động khai thác tài nguyên đang dần làm mất cân bằng hệ sinh thái vùng bờ như:
- Phát triển xây dựng (như các bến du thuyền và các đê chắn sóng) có thể gây nên sự phá hủy nơi cư trú và gây xáo trộn môi trường sống của một số loài thủy sinh vật
- Sản xuất công nghiệp sẽ mang đến nguy cơ ô nhiễm cho môi trường
- Thay đổi việc sử dụng đất (ví dụ chuyển đổi nông thôn thành thành thị) gây ra sự suy thoái vùng ven bờ bởi nước thải và chất thải rắn (CTR)
- Cải tạo đất cho bến cảng, kho hàng và phát triển đô thị làm mất diện tích vùng triều và nguy cơ ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ
Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Đặc điểm vùng nghiên cứu
2.2.1.1 Điều kiện tự nhiên a Vị trí địa lý
Quảng Bình là tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ Việt Nam, có bờ biển dài trên 116 km, trải dài từ Đèo Ngang (Quảng Trạch) đến Hạ Cờ (Lệ Thủy) Theo Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thì vùng bờ bao gồm vùng biển ven bờ và vùng đất ven biển Trong đó vùng biển ven bờ có ranh giới trong là đường mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm (18,6 năm) và ranh giới ngoài cách đường
Luận văn thạc sỹ 18 mép nước biển thấp nhất trung bình trong nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố Vùng đất ven biển là phạm vi các xã, các huyện ven biển chịu tác động của biển [10]
Hình 2.4: Vị trí vùng bờ Quảng Bình
Diện tích 20 xã ven biển là 284,91 km 2 và dân số năm 2017 là 144.065 người
Cụ thể tại mỗi xã như sau:
Bảng 2.1: Diện tích, dân số 20 xã ven biển Quảng Bình 2017
Tên xã/phường Diện tích (km2) Dân số (người)
Nguồn [38,39,41,39,44,42] b Địa hình, địa mạo Địa hình vùng bờ tỉnh Quảng Bình có sự thay đổi rõ nét và mang đặc trưng riêng từng khu vực dọc theo chiều từ Bắc Quảng Bình đến Nam Quảng Bình, từ xã Quảng Đông đến xã Ngư Thủy Nam, từ đồi núi đến dải cát ven biển Địa hình đồi núi tập trung chủ yếu ở phía Bắc, thuộc huyện Quảng Trạch, độ cao cao nhất khoảng 200 m tại đèo Ngang, ranh giới giữa tỉnh Quảng Bình và tỉnh Hà Tĩnh Đi xuống phía Nam, địa hình núi cao dần bị thay thế bằng các dải cát, cồn cát ven biển, càng đi về hướng huyện Lệ thủy, địa hình càng bằng phẳng, địa hình cồn cát càng trải rộng hơn
Phạm vi vùng đất ven biển được chia cắt bởi 5 con sông là sông Roòn, sông Gianh, sông Lý Hòa, sông Dinh và sông Nhật Lệ tạo thành các đồng bằng hạ lưu Theo chiều từ Đông sang Tây, địa mạo vùng đất ven bờ có sự thay đổi rõ rệt từ dải cồn cát ven biển sang đồng bằng ven biển Các dải cồn cát có độ cao dao động từ 0 – 20 m, nhìn chung cao hơn so với mặt nước biển nên phần lớn đồng bằng ven biển không chịu tác động của nước biển dâng ngoại trừ các khu vực gần cửa sông
Luận văn thạc sỹ 20 c Khí hậu
Khí hậu vùng bờ Quảng Bình chịu ảnh hưởng chung giống khí hậu trên toàn tỉnh Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa,chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam và được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô Mùa khô từ tháng
4 đến tháng 8 Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.600 mm/năm, thời gian mưa tập trung từ tháng 9, 10 và tháng 11 hàng năm, tổng lượng mưa 3 tháng nói trên chiếm 56 - 65% tổng lượng mưa cả năm, nên thường gây lũ lụt trên diện rộng, lượng mưa bình quân năm là 186,86 mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm
Nhiệt độ bình quân năm là 24,8 0 C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây, số giờ nắng ở vùng đồng bằng ven biển từ 1.800 - 1.820 giờ, độ ẩm bình quân năm 83,6 % Mùa khô có nhiệt độ trung bình 24 0 C - 25 0 C, ba tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 6, 7, 8 nắng gắt với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn (1.005,7 mm/năm) nên thường xuyên gây hạn hán
Quảng Bình nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính là gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hè Từ tháng XI – IV, gió mùa Đông Bắc Trên đất liền, hướng thịnh hành chủ yếu của gió mùa đông là hướng Tây Bắc Từ tháng V-X, các hướng gió thịnh hành là Tây Nam hoặc Đông và Đông Nam Nhìn chung, vùng bờ Quảng Bình nằm trong vùng có khí hậu khắc nghiệt, mùa hè có gió Tây Nam khô nóng kết hợp với thiếu mưa gây hạn hán Bão vào mùa mưa, tập trung vào tháng 9 đến tháng
11 và thường đi kèm với mưa lớn Tần suất và cường độ bão biến động thất thường qua từng năm, có năm không có bão nhưng có năm lại liên tiếp 2 - 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp Do lãnh thổ tỉnh Quảng Bình hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng lũ, lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của, ảnh hưởng đến đời sống cũng như hoạt động sản xuất nông nghiệp hàng năm, đặc biệt tại vùng bờ ven biển [15]
Các loại tài nguyên hiện tại thuộc vùng bờ có cường độ sử dụng cao bao gồm: đất, nước, khoáng sản, rừng, thủy hải sản và du lịch
Thuộc vùng bờ có 6 nhóm đất chính như sau:
- Nhóm đất cát C (Arenosols): Nhóm đất cát gồm 3 đơn vị đất là: (i) Cồn cát trắng vàng (Cc) phân bố dọc biển từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy, càng xuống phía Nam thuộc huyện Lệ Thủy cồn cát càng rộng; (ii) Đất cát biển trung tính ít chua (C) phân bố chủ yếu
Luận văn thạc sỹ 21 bên trong cồn cát trắng vàng từ huyện Bố Trạch xuống huyện Lệ Thủy Vùng đất cát ven biển hiện chủ yếu được sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, một số dành cho NTTS và phát triển du lịch Nhóm đất này chiếm phần lớn diện tích trên phạm vi vùng bờ
- Nhóm đất mặn M (Salicfluvisols): phân bố theo các cửa sông, tại khu vực này chủ yếu NTTS và đánh bắt (cá lồng)
- Nhóm đất phù sa P (Fluvisols): phân bố tập trung ở vùng đồng bằng ven biển Đây là nhóm đất chính để trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày
- Nhóm đất glây GL (Gleysols): phân bố trên phạm vi nhỏ ở xã Quảng Phú huyện
Quảng Trạch, đây là loại đất có độ phì khá nhưng do ở địa hình thấp trũng khó thoát nước nên đất chặt bí, chua nhiều Vì vậy chỉ nên trồng lúa ở loại đất này
- Nhóm đất mới biến đổi CM (Cambisols): phân bố trên phạm vi nhỏ xã Quảng Phú
- Nhóm đất xám X (Acrisols): đất xám bạc màu chủ yếu tại xã Quảng Đông, loại đất này thích hợp cho hoạt động trồng trọt
Quảng Bình có nguồn nước mặt khá phong phú nhờ hệ thống 5 con sông và nhiều hồ nước mặt Các sông ngòi ở Quảng Bình đều ngắn và dốc, do đó vào mùa mưa bão thường xảy ra lũ lụt đột ngột, gây ngập úng nặng ở nhiều vùng, đặc biệt ở 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy Theo quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, lượng nước mặt có thể khai thác từ 5 con sông như sau:
Bảng 2.2 Quy hoạch khai thác sử dụng nước sông Quảng Bình đến năm 2020
Quy hoạch khai thác, sử dụng đến năm 2020
(m 3 /ngày) Sinh hoạt Công nghiệp Nông nghiệp Cộng
Ngoài ra các hồ nước ngọt nhỏ và nước ngầm cũng là các nguồn cung cấp nước ngọt quan trọng, đặc biệt nước ngầm trong cồn cát tại các xã phía Nam (Hình 2.5)
Hình 2.5: Sơ đồ phân bố nước dưới đất vùng cát ven biển Quảng Bình
Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 3272/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng
Bình, phê duyệt Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến 2030;
- Quyết định số 29/2013/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2013 ban hành quy chế quản lý hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển ven bờ và vùng nước nội địa tỉnh Quảng Bình;
- Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2015, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025;
- Quyết định số 2389/QĐ-UBND ngày 28/8/2015 Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển nam Quảng Bình giai đoạn 2015-2020;
- Quyết định số 3057/QĐ-UBND ngày 30 tháng 08 năm 2017 Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Kế hoạch số 2167/KH-UBND ngày 14/12/2016 về thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC MÂU THUẪN TRONG QUẢN LÝ
Cách tiếp cận
Trong quản lý tài nguyên vùng bờ, hai đối tượng được quan tâm là cơ quan quản lý và các loại tài nguyên được quản lý Trong đó cơ quan quản lý thông qua việc ban hành các chính sách, định hướng sử dụng và kiểm tra tình hình sử dụng, là đối tượng mang tính quyết định và có tính chủ động, còn các loại tài nguyên được coi là đối tượng bị động, chịu sự ảnh hưởng của các chính sách và người sử dụng Thông qua đánh giá các mâu thuẫn trong việc hoạch định chính sách và trong việc sử dụng tài nguyên sẽ xác định được những mâu thuẫn đang và sẽ xảy ra trên vùng bờ
3.1.1 Cách tiếp cận hành chính
Hiện tại vùng bờ Quảng Bình nói riêng và cả Việt Nam nói chung, các lĩnh vực đều được quản lý theo ngành và theo cấp, mỗi ngành đều có những quy định, định hướng phát triển riêng, trong khi cùng sử dụng một loại tài nguyên Do đó dễ dẫn đến những thiếu sót cũng như chồng chéo trong quá trình đưa ra chính sách, làm suy giảm môi trường Các chính sách được xây dựng và quản lý theo các cấp từ Trung ương đến địa phương, các văn bản được phân cấp như Hình 3.1, trong phạm vi nghiên cứu, các chính sách được quan tâm chủ yếu thuộc địa phương tỉnh Quảng Bình, bao gồm các Quyết định phê duyệt của Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh, UBND huyện và một số chính sách quy định phạm vi vùng hoạt động của các ngành thuộc cấp Trung ương Để đánh giá tổng hợp chính sách liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ Quảng Bình, nghiên cứu sử dụng tiêu chí
Tính tác động và Tính hiệu quả nhằm đánh giá loại đối tượng chịu tác động của chính sách Tất cả các đối tượng tác động có thể được xem như nằm trong khuôn khổ của tiêu chí này, kể cả trong và ngoài vùng mục tiêu Đề tài nghiên cứu sử dụng cách đánh giá sau chính sách để đánh giá hiệu quả của các chính sách đang còn hiệu lực sau một thời gian thực hiện, đồng thời phỏng vấn xã hội học 70 cán bộ các Sở ban ngành, từ đó thấy được những chồng chéo cũng như thiếu sót trong việc quản lý vùng bờ Quảng Bình
Tiêu chí Tính tác động của các chính sách dựa trên nội dung của văn bản ban hành với các đối tượng liên quan và Tính hiệu quả được đánh giá từ tình hình thực tế tại địa phương, thông qua các văn bản giải quyết như Thông báo số 298/TB-VPUBND về kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh tại buổi làm việc về tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác bồi thường GPMB Dự án Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch; Quyết định số 35/2018/QĐ-UBND về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Các báo cáo KTXH địa phương, báo cáo kết quả quan trắc của tỉnh hằng năm và các thông tin
Luận văn thạc sỹ 34 được công bố công khai trên các trang web của tỉnh như báo Tài nguyên và Môi trường, báo Quảng Bình điện tử, …
Hình 3.1: Hệ thống chính sách quản lý vùng bờ phân theo cấp bậc
3.1.2 Cách tiếp cận hệ sinh thái Để đánh giá các mâu thuẫn trong hình thức sử dụng tài nguyên vùng bờ, cần quan tâm đến yếu tố sinh thái, đặc biệt quan tâm đến vấn đề phát triển hay bảo tồn khi sử dụng một loại tài nguyên tại vùng bờ Cách tiếp cận dựa vào hệ sinh thái được coi là cách tiếp cận đa ngành, đạt được sự cân bằng giữa ba yếu tố: sử dụng bền vững, bảo tồn và đạt được sự công bằng khi cùng sử dụng một nguồn tài nguyên [64] Đối với vùng bờ Quảng Bình, đây là vùng có nhiều hệ sinh thái, mỗi hệ sinh thái có những đặc trưng khác nhau về tự nhiên cũng như KTXH Việc quản lý và sử dụng tài nguyên vùng bờ dựa trên hệ sinh thái là cách hợp lý và hiệu quả nhất để đạt được sự hài hòa giữa việc khai thác giá trị từ hệ sinh thái và khả năng tiếp tục cung cấp những giá trị đó trong tương lai, đảm bảo sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ Do đó trong quá trình khai thác sử dụng, những hoạt động có thể ảnh hưởng lẫn nhau, trực tiếp làm giảm giá trị khai thác của bên còn lại hoặc gián tiếp tác động đến môi trường sinh thái, làm mất sự cân bằng giữa việc khai thác và bảo tồn, từ đó dẫn đến mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên vùng bờ
Mâu thuẫn trong chính sách quản lý theo ngành
3.2.1 Nhận diện các mâu thuẫn trong chính sách quản lý theo ngành
Quản lý vùng bờ là một khái niệm mới trong những năm gần đây tại Việt Nam, sau khi Luật môi trường biển và hải đảo được ban hành năm 2015, tỉnh Quảng Bình đã bắt đầu tiến hành thực hiện và ban hành các chính sách liên quan đến vùng bờ Trước đó hầu hết các chính sách quản lý tài nguyên đều được ban hành chung trên phạm vi toàn tỉnh, không có quy định riêng cho vùng bờ Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 3 chính sách liên quan đến quản lý tổng hợp vùng bờ là: Chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn
2012-2020, tầm nhìn đến 2030 (Quyết định số 3272/QĐ-UBND ngày 30/12/2013), Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven biển tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến 2030 (Quyết định số 3273/QĐ-UBND ngày 30/12/2013), Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Kế hoạch số 2167/KH-UBND ngày 14 tháng/12/2016) Theo các chính sách này thì các quy hoạch ngành cần phải rà soát và điểu chỉnh lại để giảm thiểu sự chồng chéo, mâu thuẫn giúp sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ Liên quan đến sáu loại tài nguyên nghiên cứu, bao gồm các quy hoạch sau:
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, trong đó phạm vi đánh bắt theo Nghị định số số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025
- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025
- Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Quảng Bình đến 2020, định hướng đến năm 2025
- Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và 5 năm kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Quảng Bình Đặc biệt trong vấn đề sử dụng đất vùng bờ, các ngành đều có các quy hoạch riêng về phạm vi sử dụng đất, trong đó đáng chú ý là các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và giao thông vận tải (GTVT) Các quy hoạch ngành phần lớn đều xét đến năm 2020 bao gồm:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
+ Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
+ Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, trong đó phạm vi đánh bắt được thực hiện theo Quyết định số 2495/QĐ-BGTVT ngày 30/6/2014 của Bộ Giao thông vận tải công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình và Quyết định số 3733/QĐ-BGTVT ngày 03/10/2014 của Bộ Giao thông vận tải về việc công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận
+ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Quảng Bình đến năm 2030
+ Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040
+ Quy hoạch sử dụng đất của các huyện ven biển Quảng Bình đến năm 2020
Hình 3.2: Các quy hoạch sử dụng tài nguyên vùng bờ Quảng Bình theo thời gian
Mỗi ngành đều có định hướng phát triển riêng dẫn đến những mâu thuẫn, chồng chéo sau:
3.2.1.1 Mâu thuẫn giữa chính sách phát triển công nghiệp với chính sách phát triển nông nghiệp
Theo quy hoạch công nghiệp, phạm vi sản xuất tập trung tại 3 KCN trong đó có 2 KCN thuộc KKT Hòn La là: KCN Cảng biển Hòn La (xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch) và KCN Hòn La II (xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch) và quỹ đất được lấy từ các loại đất khác trong đó có đất nông nghiệp, với mục tiêu trong giai đoạn 5 năm từ 2016-2020, diện tích đất nông nghiệp tại huyện Quảng Trạch bị chuyển đổi sang các hình thức sử dụng khác là 813,16 ha Mặt khác trong quy hoạch nông nghiệp, cần triệt để không gian khai thác đất nông nghiệp và hạn chế tối đa việc chuyển đất nông nghiệp cao sản sang mục đích khác, đồng thời bố trí hình thành các vùng chuyên canh, thâm canh, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp từ đất chưa sử dụng thuộc vùng đồi núi, đồng bằng ven biển
Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý tại các sở ban ngành cho thấy 63% cán bộ các ngành đều cho rằng các xã ven biển huyện
Quảng Trạch cần ưu tiên phát triển công nghiệp, các ý kiến về việc ưu tiên phát triển nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ, không đáng kể (xem Hình 3.3)
Từ đó có thể thấy với chính sách phát triển kinh tế trong khu vực, ngành công nghiệp dần dần sẽ đóng vai trò chủ đạo đúng với định hướng phát triển kinh tế của tỉnh
Tuy nhiên diện tích nông nghiệp sẽ dần bị thu hẹp cùng với vị trí liền kề các KCN và tác động của BĐKH có thể làm ảnh hưởng đến nhu cầu lao động trên địa bàn
Hình 3.3: Ý kiến của các Sở Ban ngành về sự ưu tiên phát triển ngành tại KKT
3.2.1.2 Mâu thuẫn giữa chính sách khai thác khoáng sản với chính sách phát triển lâm nghiệp
Theo Quyết định số 44/2015/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2025, các khu vực được quy hoạch khai thác khoáng sản vùng bờ gồm 16 điểm khai thác, trong đó không có mỏ cát tại phường Quảng Thọ Tuy nhiên do nhu cầu sử dụng cao dẫn đến tình trạng khai thác trái phép và làm mất rừng phòng hộ ven biển Tại khu vực phía Nam có mỏ khai thác Titan là một trong những điểm nóng trong thời gian gần đây, mỏ khai thác vừa nằm trong quy hoạch khai thác khoáng sản vừa nằm trên diện tích RPH, mặc dù đã có những quy định ràng buộc trong quá trình khai thác để hài hòa giữa việc khai thác và bảo vệ RPH nhưng với tác động lớn từ việc khai thác đến tài nguyên nước, tài nguyên rừng đang dần hình thành nên các xung đột trong quá trình sử dụng Mặt khác chính sách phát triển lâm nghiệp của tỉnh đề cao việc bảo vệ, phát triển RPH ven biển, đặc biệt khu vực phía Nam nhằm ứng phó với BĐKH, hạn chế cát bay, cát chảy lấp đồng ruộng và nhà cửa của người dân Đây là hai khu vực đặc trưng cho sự chồng lấn về phạm vi và thiếu sót trong quy hoạch khoáng sản làm phát sinh mâu thuẫn giữa chính sách hai ngành
3.2.1.3 Mâu thuẫn giữa chính sách phát triển thủy sản với chính sách phát triển lâm nghiệp
Theo quy hoạch phát triển thủy sản và quy hoạch bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, vùng nuôi tôm trên cát được quy hoạch thuộc các xã: Ngư Thủy Trung, Ngư Thủy Bắc, Hải Ninh, Bảo Ninh, Nhân Trạch, Đại Trạch, Trung Trạch, Đức Trạch, Thanh Trạch, Quảng Thọ, Quảng Xuân với hình thức nuôi thâm canh Các chính sách phát triển NTTS trước đây như chuyển đổi nghề khai thác kém hiệu quả ven bờ sang nuôi thủy sản, hỗ trợ con giống, … đã thúc đẩy ngành NTTS phát triển Nhiều cơ sở nuôi
Công nghiệp Nông nghiệp Đánh bắt
Luận văn thạc sỹ 38 tôm công nghiệp và hộ dân thuê đất ven biển để nuôi tôm trên cát, với tiềm năng kinh tế rất lớn nhiều nơi đã phá vỡ quy hoạch, phát triển tự phát và ồ ạt sát biển như tại phường Quảng Thọ cùng với việc không đảm bảo cơ sở hạ tầng, không có ao chứa lắng lọc, ao xử lý bùn; hệ thống bơm cấp, thoát nước chồng chéo nhau; xả thải chưa qua xử lý; quy trình các hộ nuôi tôm ở đây chủ yếu là nuôi hở (cấp, xả liên tục) đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực nuôi khiến dịch bệnh dễ lây lan, tôm chết hàng loạt Trong những năm gần đây, diện tích NTTS trên cồn cát đang giảm dần do hiệu quả nuôi trồng không cao hoặc do chuyển mục đích sử dụng, để lại các ao nuôi trống như tại xã Hải Ninh Việc phát triển ồ ạt cũng như giảm nhanh chóng diện tích NTTS ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng đất cát ven biển Trong khi đó vùng cát ven biển Quảng Bình được coi là khu vực cần thiết cho phát triển lâm nghiệp, nhiều chính sách đã được thực hiện như Dự án lồng ghép chiến lược thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) Hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng phòng hộ ven biển trong mô hình thích ứng dựa vào hệ sinh thái [29] chính sách trồng rừng, phòng chống cháy rừng ven biển chống cát bay, cát lấp đồng ruộng được ban hành Sự chồng chéo giữa việc cho thuê diện tích đất NTTS và đất trồng rừng phòng hộ làm giảm hiệu quả trong quá trình khai thác hai loại tài nguyên này
3.2.1.4 Mâu thuẫn giữa chính sách phát triển thủy sản với chính sách phát triển GTVT biển
Mâu thuẫn này được thể hiện trong sự chồng chéo về phạm vi khai thác vùng nước ven bờ phạm vi 6 hải lý Theo các chính sách khai thác thủy sản và các chính sách phát triển vận tải biển, phạm vi sáu hải lý vừa nằm trong vùng đánh bắt ven bờ vừa nằm trong vùng vận tải biển Trong đó theo Nghị định số 33/2010/NĐ-CP tuyến bờ nằm trong phạm vi nối liền 2 điểm từ (17 o 54’50”N; 106 o 40’21”E) đến (17 o 09’39”N; 107 o 20’35”E) [9] và theo Quyết định số 2495/QĐ-BGTVT, Quyết định số 3733/QĐ-BGTVT, tuyến vận tải biển được giới hạn bởi các điểm sau:
- Điểm giới hạn mép ngoài:
- Điểm giới hạn mép trong:
3.2.1.5 Mâu thuẫn giữa chính sách phát triển công nghiệp với chính sách bảo vệ/ bảo tồn
Mâu thuẫn này được thể hiện trong phạm vi vùng nước ven bờ xung quanh đảo Hòn
La Trong đó, theo các quy hoạch phát triển thủy sản và quy hoạch đa dạng sinh học, quanh đảo Hòn La là nơi phân bố của các rạn san hô, thảm cỏ biển, đồng thời là môi trường sinh sống của loài tôm hùm quý hiếm, khu vực này cần được bảo vệ Mặt khác đây cũng là khu vực cảng nước sâu dành cho các tàu có công suất lớn phục vụ sự phát triển của KKT trọng điểm Hòn La [5] Từ đó phát sinh mâu thuẫn giữa chính sách phát triển công nghiệp với chính sách bảo vệ HST san hô trong khu vực Mâu thuẫn này chưa thể hiện tác động đến môi trường, tuy nhiên tác động từ sự cố môi trường Formosa Hà Tĩnh là bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Bình, các tác động có thể dự đoán xảy ra trong tương lai
3.2.1.6 Mâu thuẫn giữa chính sách phát triển du lịch, đô thị, khu dân cư với chính sách BVMT
Các vấn đề về nước thải và CTR tại các khu dân cư, khu đô thị, khu du lịch ven biển là vấn đề đáng quan tâm, nếu cơ sở hạ tầng thu gom xử lý nước thải, CTR không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững khu vực ven biển Thuộc vùng bờ Quảng Bình, các phường/ xã ven biển thuộc TP Đồng Hới và TX Ba Đồn nằm trong định hướng phát triển đô thị, ngoài ra còn một số khu dân cư sát biển như khu dân cư xã Cảnh Dương, khu dân cư thôn Lý Hòa Tại các đô thị và khu dân cư này đang có nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển đô thị và du lịch ven biển, đồng thời với mật độ dân cư và nhu cầu KTXH cao đây cũng là những nguồn phát sinh nhiều CTR và nước thải sinh hoạt Tại các địa phương này chính sách về BVMT đã được quan tâm tuy nhiên chưa theo kịp với tình hình phát triển đô thị Có thể thấy vùng bờ Quảng Bình là khu vực đang phát triển, các chính sách hiện tại chủ yếu tập trung ưu đãi, thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế trong khi các chính sách thu hút vốn đầu tư, BVMT còn hạn chế làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển, đặc biệt là ngành kinh tế du lịch biển
Cụ thể tại thành phố Đồng Hới, đây là trung tâm đô thị của tỉnh, trong đó có 3 xã phường giáp biển, dân số của 3 xã/phường Quang Phú, Hải Thành, Bảo Ninh lần lượt là 3.113 người, 5.657 người, 9.327 người, ước tính lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 18 tấn/ngày và nước thải sinh hoạt khoảng 1.737.313 lít/ngày.đêm [4] Về hoạt động du lịch, ngoài 76 cơ sở lưu trú, nhiều nhà hàng, tại các xã/phường này còn đang xây dựng và thu hút đầu tư các dự án khu nghỉ dưỡng Fusion Bảo Ninh 27.960 m 2 , dựa án Sunrise 5,5 ha, 3 khu đô thị thuộc xã Bảo Ninh, … Với hiện trạng dân số và nhu cầu phát triển du lịch như vậy thì áp lực về CTR, nước thải tại đây là rất lớn, tuy nhiên trong công tác thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực môi trường còn ít dẫn đến hiệu quả trong việc thu gom, xử lý CTR, nước thải sinh hoạt còn hạn chế, cụ thể tại mục 3.3.1.6
Mâu thuẫn trong hình thức sử dụng tài nguyên vùng bờ
3.3.1 Nhận diện các mâu thuẫn trong hình thức sử dụng tài nguyên vùng bờ
3.3.1.1 Mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển ngành công nghiệp với nhu cầu trồng trọt, bảo vệ HST san hô
Trong phạm vi vùng bờ, hoạt động công nghiệp hiện tại đã và đang được đầu tư tại KCN Hòn La 1 (xã Quảng Đông) và KCN Hòn La 2 (xã Quảng Phú) thuộc KKT Hòn La Diện tích đất dành cho khu công nghiệp được chuyển một phần từ đất nông nghiệp, mặt khác trong quá trình hoạt động, tác động môi trường từ KCN có thể làm ảnh hưởng đến khu vực hoạt động nông nghiệp liền kề bởi CTR, nước thải, khí thải Mặc dù trong những năm gần đây chưa xảy ra tình trạng ô nhiễm từ KCN, tuy nhiên với định hướng phát triển công nghiệp theo quy hoạch thì hoạt động nông nghiệp hiện tại sẽ dần bị chuyển đổi Các mâu thuẫn tiềm tàng có thể xảy ra trong quá trình tái định cư, công tác đền bù giữa nhà nước, doanh nghiệp với người dân trong khu vực và trong quá trình hoạt động nếu các KCN gây ô nhiễm
Hình 3.6: Ý kiến của người dân H Quảng Trạch về tác động của ngành công nghiệp
Người dân tại khu vực này cho rằng sự phát triển công nghiệp trong vùng có thể sẽ gây tác động đến hai lĩnh vực chính đó là “đánh bắt thủy sản” và “nông nghiệp” Trong đó 21% người dân được phỏng vấn cho rằng sẽ tác động đến việc đánh bắt thủy sản và 19% người dân được phỏng vấn cho rằng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp, các đối tượng này chủ yếu đều hoạt động nông nghiệp gần hoặc trong phạm vi quy hoạch của hai KCN, do đó họ lo sợ tác động của ngành công công nghiệp đến sinh kế
Bên cạnh đó, một số dự án công nghiệp lớn như nhà máy nhiệt điện II, cảng xăng dầu có thể thể gây ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng nếu xảy ra sự cố, điều này tác động mạnh đến nguồn lợi hải sản và sinh kế của người dân đánh bắt ven bờ, tác động từ sự
Nuôi trồng/đánh bắt thủy sản
Nông nghiệpKhai thác khoáng sảnMôi trường bãi biểnKhông ảnh hưởng
Luận văn thạc sỹ 45 cố môi trường Formosa năm 2016 là một bài học đắt giá về tác động môi trường biển của ngành công nghiệp Theo Báo cáo quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vùng biển Quảng Bình đến năm 2020, quanh đảo Hòn La, Hòn Nồm là khu vực có các HST san hô, cỏ biển, đây là những HST quan trọng cần được bảo vệ Tuy nhiên đây cũng là khu vực hoạt động của cảng, GTVT thủy để phục vụ cho sự phát triển của KCN Hòn La, các tác động từ việc neo thuyền, chất thải từ tàu thuyền có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài san hô Mặt khác với các dự án lớn như nhà máy nhiệt điện, xây dựng bến cảng xăng dầu, đây là các tiềm năng lớn có thể dẫn đến sự cố tràn dầu, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước biển trong khu vực Những tác động tiềm tàng này sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa nhu cầu bảo vệ HST san hô, cỏ biển với nhu cầu phát triển công nghiệp trong khu vực
Hình 3.7: Vị trí 2 KCN và nhà máy nhiệt điện II tại KKT Hòn La
3.3.1.2 Mâu thuẫn giữa nhu cầu nuôi trồng thủy sản với việc trồng rừng, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ
Hiện tại NTTS tại các xã ven biển Quảng Bình chủ yếu là nuôi tôm nước lợ trên cồn cát, các ao nuôi được lót bạt và nằm sát bờ biển, khu vực nuôi thuộc các xã của huyện Bố Trạch nằm sát biển, rừng phòng hộ (cây phi lao) xung quanh thưa thớt hoặc không có, do đó thường bị cát bay hoặc chịu tác động trực tiếp trước các cơn bão Các ao nuôi tại phía Nam không nằm sát biển, có rừng phòng hộ che chắn nên ít bị thiệt hại hơn Có thể thấy rừng phòng hộ tại các đồi cát có giá trị đặc biệt quan trọng, không chỉ hạn chế tác động của
Luận văn thạc sỹ 46 biển mà còn hạn chế sự di chuyển của cát vào đồng ruộng và khu dân cư bên trong Trong sáu năm từ 2012 đến 2018 có thể thấy diện tích dành cho NTTS ven biển huyện Bố Trạch tăng rõ rệt nhưng chủ yếu phân bố sát biển trong khi rừng trồng không có thay đổi nhiều, chủ yếu cây cỏ bụi hoặc cây thưa thớt (Hình 3.8)
Hình 3.8: Biến động diện tích NTTS tại xã Trung Trạch trong giai đoạn 2012-2018
(Ảnh chụp Google Earth, ngày 2/5/2018)
Bên cạnh đó nguồn nước cấp, nước thải trong hoạt động NTTS cũng là vấn đề đáng quan tâm Nước thải chưa qua xử lý xả ra từ các ao nuôi có thể làm ảnh hưởng đến môi trường nước biển ven bờ, tác động đến nguồn lợi thủy sản và sinh kế của ngư dân đánh bắt ven bờ, đặc biệt là các điểm NTTS tự phát
Hình 3.9: Ý kiến của người dân về các nguyên nhân làm giảm nguồn lợi thủy sản
Kết quả phỏng vấn 400 người dân cho thấy 100% ý kiến cho rằng nguồn lợi thủy sản trong những năm qua bị suy giảm do nhiều nguyên nhân, trong đó ngoại trừ nguyên nhân do sự cố môi trường Formosa là tác nhân ngoại tỉnh thì tại địa phương, nước thải NTTS được cho là một trong những nguyên nhân tác động đến nguồn lợi thủy sản (chiếm 10%), những nhận định này của người dân có thể sẽ thúc đẩy mâu thuẫn xảy ra giữa người đánh bắt và người nuôi trồng
Nước thải nuôi trồng thủy sản
Nước thải sinh hoạt Đánh bắt nhiều, với các hình thức hủy diệtTác động của biến đổi khí hậu
3.3.1.3 Mâu thuẫn giữa nhu cầu khai thác khoáng sản với việc bảo vệ rừng và sử dụng nguồn nước ngầm
Một số hoạt động khai thác đáng chú ý tại vùng bờ trong thời gian gần đây như khai thác Titan tại xã Ngư Thủy Nam và khai thác cát tại xã Quảng Thọ Các hoạt động khai thác trên cồn cát này làm mất đi thảm phủ rừng tại khu vực mỏ Đối với khai thác Titan mặc dù có yêu cầu hoàn thổ sau khai thác nhưng thời gian hoàn thổ rất lâu, tác động của hoạt động khai thác Titan không chỉ tàn phá thảm thực vật và rừng phòng hộ mà còn thay đổi địa hình cồn cát [11], gia tăng sự bay hơi nước trên cồn cát, giảm trữ lượng nước ngầm, cát bay vào nhà dân Trong thời gian gần đây, một số vấn đề nảy sinh giữa người dân và doanh nghiệp khai thác đã xảy ra khi hoạt động khai thác ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm trong khu vực [40] Mặc dù kết quả kiểm tra chất lượng nước ngầm trong khu vực không phải do hoạt động khai thác Titan mà chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi và việc hạ thấp mực nước ngầm do quy luật chung của biến thiên mực nước ngầm theo mùa nhưng có thể thấy đây là nguồn mâu thuẫn tiềm tàng giữa doanh nghiệp khai thác với người dân khi cùng sử dụng chung một nguồn tài nguyên nước ngầm trong cồn cát Theo kết quả điều tra của Trung tâm môi trường công nghiệp (2013), lượng nước sử dụng trong khai thác và tuyển cho 1 tấn quặng tinh là 120 m 3 /tấn quặng tinh [34], ước tính với trữ lượng khai thác tại mỏ là 206.440.000 tấn [30], trữ lượng khai thác quặng tinh 1 năm là 13.000 tấn thì lượng nước cần sử dụng khoảng 1.560.000 m 3 /năm, trong khi nguồn nước cấp chủ yếu cho hoạt động khai thác trong khu vực từ nước ngầm, đây là nguồn tài nguyên hữu hạn, nguồn bổ sung duy nhất là nước mưa, trữ lượng khai thác tiềm năng chỉ khoảng 390.442 m 3 /ngày (142.511.330 m 3 /năm), trữ lượng ở mức trung bình [20], nguồn tài nguyên nước này không chỉ phục vụ cho nhu cầu khai thác khoáng sản mà còn dùng cho hầu hết tất cả hoạt động phát triển KTXH trên cồn cát Người dân trong khu vực cho rằng việc khai thác titan làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm và dẫn đến mâu thuẫn giữa người dân với doanh nghiệp khai thác trong quá trình sử dụng nước
Hộp 1: Phản ứng của người dân sau khi giải quyết kiến nghị có liên quan đến hoạt động khai thác titan tại xã Ngư Thủy Nam
“Việc người dân nhiều lần phản đối các doanh nghiệp khai thác titan là có thật Xã cũng đã có văn bản gửi lên cấp trên để chờ hướng xử lý Vừa rồi, UBND tỉnh đã có công văn chỉ đạo Sở Tài nguyên Môi Trường và Sở Khoa học & Công nghệ tiến hành kiểm tra hoạt động khai thác titan tại đây Kết quả kiểm tra cho thấy việc khai thác titan không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh Còn các giếng khoan của người dân bị ô nhiễm, bốc mùi hôi thối là do họ đào giếng gần chuồng trại chăn nuôi” Tuy nhiên với kết quả kiểm tra này, người dân chưa được thỏa mãn, họ cho rằng trong thôn không có trang trại chăn nuôi gia súc lớn mà chỉ chăn nuôi hộ gia đình với vài ba con gà con vịt
(Quốc Huy, Người dân Ngư Thủy Nam tố doanh nghiệp khai thác titan gây ô nhiễm, tinquangbinh.com)
Luận văn thạc sỹ 48 Đối với hoạt động khai thác cát, trước đây khi chưa cho quy hoạch khai thác mỏ cát tại phường Quảng Thọ, do nhu cầu sử dụng cát nhiều nên tình trạng khai thác cát trái phép thường diễn ra, mâu thuẫn đỉnh điểm giữa người dân trong khu vực với doanh nghiệp khi tình trạng khai thác làm mất gần hết rừng phòng hộ, đồng thời làm mất luôn khu vực nghĩa trang của người dân Mặc dù hiện nay trong khu vực đã được quy hoạch mỏ cát, tuy nhiên tình trạng khai thác trái phép vẫn còn
Theo kết quả điều tra xã hội học, 100% các hộ dân cho rằng diện tích rừng phòng hộ ven biển ngày càng giảm, trong đó mỗi khu vực có những nguyên nhân khác nhau Tại phường Quảng Phúc, Quảng Thọ, 82% hộ dân được phỏng vấn cho rằng việc giảm rừng phòng hộ do khai thác cát trái phép, 11% do thay đổi mục đích sử dụng đất cho du lịch và 7% do BĐKH
Hình 3.10: Các nguyên nhân làm giảm diện tích rừng phòng hộ phường Quảng Thọ Đa số cư dân địa phương đều cho rằng cần phải bảo vệ rừng phòng hộ, do đó tình trạng khai thác cát trái phép sẽ dẫn đến mâu thuẫn giữa doanh nghiệp khai thác và người dân trong khu vực
3.3.1.4 Mâu thuẫn giữa nhu cầu đánh bắt thủy sản với hoạt động GTVT biển Đặc trưng cho mâu thuẫn này thuộc vùng biển ven bờ, phát sinh từ chính sách quản lý giữa 2 ngành GTVT và thủy sản Trong phạm vi bị chồng chéo (xem Hình 3.11), dễ xảy ra sự cố va chạm giữa tàu vận tải và tàu đánh bắt ven bờ Khi sự cố xảy ra không những gây thiệt hại về của mà còn cả tính mạng con người Theo Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 [1], thì kinh tế hàng hải được ưu tiên hơn so với hoạt động khai thác hải sản Tuy nhiên kết quả phỏng vấn cho thấy 100% người dân đều chưa xác định được vùng hoạt động dành cho tuyến vận tải, đồng thời với số lượng tàu đánh bắt gần bờ lớn, hình thức đơn lẻ, nguy cơ xảy ra va chạm là rất lớn Do đó, giữa hai hình thức sử dụng vùng mặt nước biển, nếu không có ranh giới và quy định cụ thể sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong hình thức sử dụng, thiệt hại về người và của
Biến đổi khí hậu Chặt phá rừng lấy củi
Thay đổi mục đích sử dụng đất cho du lịch
Thay đổi mục đích sử dụng đất cho công nghiệp
Thay đổi mục đích sử dụng đất cho khai thác khoáng sản
Hình 3.11: Vị trí mâu thuẫn giữa nhu cầu đánh bắt và nhu cầu GTVT thủy tại Quảng Bình
3.3.1.5 Mâu thuẫn giữa nhu cầu đánh bắt hải sản và bảo vệ hệ sinh thái san hô Đặc trưng cho mâu thuẫn này ở hai khu vực:
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÂU THUẪN TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG VÙNG BỜ
Phân tích SWOT các yếu tố ảnh hưởng đến hiện trạng quản lý và khai thác tài nguyên vùng bờ tại tỉnh Quảng Bình
Trong các mâu thuẫn, sự tương tác giữa 3 nhóm chính quyền, doanh nghiệp và xã hội được thể hiện như Hình 4.1, đây là các nhân tố liên quan trực tiếp đến mâu thuẫn
Hình 4.1: Các bên liên quan trong các mâu thuẫn sử dụng tài nguyên vùng bờ
Có thể thấy hiện tại việc quản lý các mâu thuẫn tại vùng bờ Quảng Bình có những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức như sau:
Bảng 4.1: Phân tích SWOT hiện trạng quản lý mâu thuẫn trong việc sử dụng tài nguyên vùng bờ Quảng Bình
O1: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển
O2: Quá trình hội nhập kinh tế gián tiếp thúc đẩy sự phát triển kinh tế vùng bờ
O3: Sự tham gia của người dân trong việc hoạch định chính sách quản lý ngày càng cao
O4: Vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước, ngoài nước đến vùng bờ ngày càng nhiều
O5: Tầm quan trọng về BVMT ngày càng được đề cao
T1: Tác động của BĐKH đến vùng bờ Quảng Bình ngày càng mạnh
T2: Dân số ngày càng tăng kéo theo nhiều áp lực về môi trường
T3: Nhu cầu khai thác tài nguyên ngày càng tăng để phát triển kinh tế
- S1: Năng lực quản lý của cán bộ địa phương ngày càng được nâng cao
S2: Hằng năm các ngành đều đánh giá hiệu quả công việc năm cũ và đề xuất giải pháp thực hiện mục tiêu năm tới
S3: Nhân lực quản lý được chú trọng tại các Sở ban ngành và cấp huyện
Tận dụng cơ hội để phát huy thế mạnh (O/S)
O1/S1, S3, S5: Áp dụng KHCN, mô hình nghiên cứu như webgis để nâng cao hiệu quả quản lý
O1/S4: Khuyến khích các cơ sở sản xuất, khai thác tài nguyên áp dụng KHCN
Tận dụng mặt mạnh để giảm thiểu nguy cơ xuống (S/T)
S1, S3, S4/T1: Chính quyền địa phương và người dân thiết lập kế hoạch để thích ứng với BĐKH
S2/T1: Lồng ghép kế hoạch BVMT, thích ứng BĐKH trong các quy hoạch sử dụng vùng bờ
S4: Nhận thức, ý thức của người dân và doanh nghiệp ngày càng tăng
S5: Tài nguyên vùng bờ phong phú và lớn
S6: Phạm vi khai thác vùng bờ ngày càng được kiểm soát chặt chẽ kể cả không gian và thời gian
S7: Sự tham gia của truyền thông, các nhà nghiên cứu đến môi trường vùng bờ ngày càng nhiều
O3/S2: Tiếp tục rà soát các chính sách quản lý với sự tham gia góp ý của người dân địa phương
O2, O4/S5: Ưu tiên các doanh nghiệp có công nghệ xanh, ít gây ô nhiễm môi trường đầu tư vào các dự án tại vùng bờ
O5/S9: Áp dụng nghiên cứu khoa học vào các lĩnh vực BVMT vùng bờ
S2/T2: Đảm bảo chính sách BVMT đồng bộ với chính sách phát triển kinh tế
S5/T3: Chuyển đổi loại khai thác tài nguyên và cách thức khai thác để đảm bảo sự cân bằng sinh thái
S7/T2, T3: Tận dụng công cụ truyền thông để nâng cao nhận thức cho cộng đồng người dân vùng bờ về BĐKH và phát triển bền vững vùng bờ
S7/T1: Tăng cường các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, tham vấn ý kiến các chuyên gia về giải pháp giảm nhẹ tác động của BĐKH đến vùng bờ Quảng Bình
W1: Việc quản lý CTR, nước thải ven bờ còn gặp nhiều khó khăn
W2: Các quy hoạch chưa có sự điều chỉnh giảm mâu thuẫn, chính sách quản lý còn chồng chéo giữa các ngành
W3: Nhân lực quản lý tại các xã còn hạn chế
Nắm bắt cơ hội để khắc phục mặt yếu (O/W)
O1/W1: Áp dụng KHCN trong quá trình quản lý nước thải, CTR
O3/W2: Điều chỉnh và bổ sung các chính sách quản lý với sự tham gia góp ý của người dân, rà soát các văn bản pháp lý có liên quan, thống nhất chính sách giữa các ngành, hạn chế tối đa việc
Giảm các mặt yếu để ngăn chặn nguy cơ (W/T)
W1, W3/T1: Nâng cao năng lực quản lý, truyền thông nhận thức BĐKH
W2/T1, T2: Rà soát, chỉnh sửa các chính sách có lồng ghép nội dung thích ứng BĐKH, BVMT
W4: Một bộ phận doanh nghiệp, người dân chưa ý thức tác động của việc khai thác TN trái phép
W5: Một số hoạt động khai thác trái phép không đúng quy định còn diễn ra
W6: Năng lực tài chính của địa phương còn hạn chế chồng chéo mâu thuẫn trong các chính sách
O3/W3, W4: Thành lập các tổ/nhóm địa phương quản lý và tuyên truyền BVMT O2/W5: Tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ quốc tế để nâng cao kiến thức và cách thức quản lý, tuyên truyền quản lý sử dụng TN vùng bờ
O2/W6: Tranh thủ các nguồn vốn ODA để thực hiện các dự án BVMT vùng bờ
W3, W5/T3: Quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi quản lý của các tổ/nhóm quản lý tại địa phương
W4/T3: Áp dụng mạnh công cụ kinh tế trong việc xử các hoạt động khai thác trái phép
W6/T1, T2: Tận dụng sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế như WB để nâng cao mức sống, hỗ trợ sinh kế cho người dân vùng bờ
Đề xuất giải pháp
Dựa vào việc phân tích chính sách, phân tích hiện trạng và phân tích SWOT các mâu thuẫn trong quản lý và sử dụng tài nguyên vùng bờ, các giải pháp để cải thiện được chia thành 4 nhóm chính: giải pháp về chính sách, giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về truyền thông và giải pháp về nguồn lực
4.2.1 Giải pháp về chính sách
Giải pháp này được đề xuất nhằm mục tiêu giảm thiểu sự chồng chéo trong chính sách quản lý giữa các ngành
Phương pháp hòa giải bằng chính sách được xem là hiệu quả nhất trong việc quản lý bền vững vùng bờ trên thế giới Tại vùng bờ Quảng Bình trước hết cần hoàn thiện khung thể chế, chính sách quản lý tài nguyên, đặc biệt cần rà soát lại các quy hoạch ngành để tránh mâu thuẫn chồng chéo về phạm vi và đáp ứng nhu cầu khai thác Đối với một số khu vực đồng thời phát triển 2 ngành cần có những quy định cụ thể và mức độ ưu tiên sử dụng Các ngành cần đặc biệt quan tâm đến việc rà soát quy hoạch bao gồm: ngành công nghiệp, ngành nông nghiệp trồng trọt – lâm nghiệp, ngành du lịch, ngành thủy sản và ngành môi trường Giữa các ngành cần có sự phối hợp đồng bộ phạm vi thời gian và không gian khai thác, chú trọng khu vực thuộc vùng bờ có lồng ghép yếu tố BĐKH và BVMT Trong quá trình điều chỉnh quy hoạch cần đánh giá lại hiệu quả sau một thời gian thực hiện đồng thời lấy ý kiến của các bên liên quan nhằm hạn chế mâu thuẫn tiềm tàng, cân bằng giữa việc phát triển kinh tế với BVMT sinh thái vùng bờ
Bên cạnh đó cần nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý Do Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo mới được ban hành năm 2015 nên khái niệm vùng bờ và quản lý tài nguyên vùng bờ còn hạn chế đối với một số ngành Sự hiểu biết và nhận thức của cán bộ sẽ tác động mạnh đến quá trình tham mưu, ban hành chính sách quản lý, hướng dẫn sử dụng tài nguyên vùng bờ Một số phương thức nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý hiệu quả như tổ chức các buổi hội thảo trao đổi thông tin giữa các ngành, đưa nội dung quản lý vùng bờ vào trong các báo cáo ngành hằng năm, … Để hạn chế mâu thuẫn trong quá trình khai thác, “phân vùng sử dụng” được coi là cách thức hữu hiệu nhất theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và một số tỉnh tại Việt Nam Với đặc điểm vùng bờ Quảng Bình có thể chia thành 2 nhóm vùng chính bao gồm: Nhóm vùng bảo vệ và nhóm vùng phát triển kinh tế Trong nhóm vùng kinh tế bao gồm các tiểu vùng như vùng phát triển du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, đánh bắt, GTVT biển Các quy định từng vùng được đề xuất như sau:
Bảng 4.2: Ma trận đề xuất quản lý các hoạt động sử dụng tài nguyên vùng bờ
San hô, cỏ biển x - - ĐK ĐK ĐK ĐK
Nguồn lợi thủy sản x - - ĐK ĐK ĐK ĐK
Sản xuất công nghiệp o x o o ĐK ĐK
Trồng trọt o ĐK x ĐK ĐK - -
Du lịch biển ĐK o o x ĐK o ĐK
Tuyến vận tải ĐK - - - - x ĐK Đánh bắt ĐK - - ĐK - ĐK x
Ghi chú: x: Được phép; o: Không được phép; “-“: Không có hoạt động này trong vùng
Phạm vi các vùng cần được nghiên cứu và xem xét để vừa phù hợp với định hướng phát triển vừa giảm thiểu mâu thuẫn giữa các ngành
Giải pháp này được đề xuất nhằm giảm thiểu mâu thuẫn cho hầu hết các mâu thuẫn trong quá trình sử dụng, cụ thể như sau:
Các giải pháp cứng như xây dựng bờ kè chắn sóng ở những khu vực nhạy cảm, thường xuyên bị sạt lở; xây dựng hành lang bảo vệ bờ biển để hạn chế tác động trực tiếp của sóng biển đến khu dân cư và kiểm soát các hoạt động ven biển Một số khu vực thường xuyên bị sạt lở như khu dân cư Cảnh Dương, khu dân cư phường Hải Thành, … cần cấp thiết xây dựng hành lang bảo vệ bờ biển nhằm giảm thiểu mâu thuẫn giữa phát triển du lịch, đô thị với môi trường, hạn chế các hoạt động xây dựng lấn chiếm bờ biển
Bên cạnh đó tăng cường khơi thông luồng lạch để thuận lợi cho các tàu thuyền di chuyển, thúc đẩy hoạt động đánh bắt xa bờ, giảm đánh bắt gần bờ và bảo vệ nguồn lợi hải sản Đối với các công trình ngăn mặn, cần ưu tiên xây dựng tại xã Quảng Phú để giảm xâm nhập mặn vào nội đồng, thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp, giúp hạn chế mâu thuẫn giữa nhu cầu đất canh tác và đất công nghiệp
Trong hoạt động NTTS, bên cạnh thực hiện nuôi tôm trên phạm vi theo đúng quy hoạch, cần ứng dụng nuôi tôm công nghệ cao như thâm canh ít thay nước, sử dụng chế phẩm vi sinh, tái sử dụng nước, tuân thủ nghiêm ngặt về quy trình cải tạo ao đầm, chất lượng con giống và quy trình thu hoạch để hạn chế tình trạng ô nhiễm nước biển ven bờ, suy giảm mực nước ngầm và đạt được hiệu quả cao
Trong việc BVMT đô thị, trước hết cần xây dựng hệ thống thu gom xử lý toàn bộ nước thải, CTR tại thành phố Đồng Hới, sau đó tiến tới xây dựng hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom CTR ở các khu dân cư ven biển và bãi tắm du lịch để đảm bảo mỹ quan đô thị, hỗ trợ thúc đẩy ngành du lịch biển phát triển, giải pháp này giúp giảm thiểu mâu thuẫn giữa phát triển du lịch, đô thị và BVMT Đối với ngành công nghiệp cần khuyến khích các cơ sở sản xuất thay đổi công nghệ, giảm thiểu ô nhiễm ven bờ, cấp thiết hiện nay là các cơ sở tiểu thủ công nghiệp chế biến thủy sản ven biển Trong ngành thủy sản để khuyến khích đánh bắt xa bờ, giảm đánh bắt gần bờ, bên cạnh việc hỗ trợ đầu tư trang thiết bị đánh bắt xa bờ, cần phải xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với công nghệ cao để vừa giải quyết được vấn đề suy giảm nguồn lợi thủy sản vừa đảm bảo chất lượng nước biển ven bờ Tại KKT Hòn La, trong tương lai, công tác thu hút vốn đầu tư cần đảm bảo nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm và kiểm soát chặt chẽ các dự án được đầu tư này để ngành công nghiệp ven biển tỉnh Quảng Bình phát triển bền vững Giải pháp này giúp giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển ngành công nghiệp, cảng biển với nhu cầu phát triển nông nghiệp, bảo vệ HST san hô, thảm cỏ biển Đặc biệt trong việc khai thác khoáng sản, cần giám sát hoạt động khai thác cát trái phép, phục hồi rừng ở khu vực đã khai thác titan và có đánh giá cụ thể về nhu cầu sử dụng nước ngầm trong khu vực để người dân, các doanh nghiệp khai thác hiểu rõ về nguồn tài nguyên hữu hạn này và có cách thức sử dụng hợp lý, hạn chế mâu thuẫn phát sinh giữa doanh nghiệp và người dân trong việc sử dụng nước ngầm Giải pháp này giúp giảm thiểu mâu thuẫn giữa nhu cầu khai thác khoáng sản Titan với yêu cầu bảo vệ rừng và bảo vệ, sử dụng nguồn nước ngầm từ cồn cát
Truyền thông luôn là công cụ hiệu quả trong việc quản lý môi trường, đặc biệt tại vùng bờ Quảng Bình, khi nhận thức về “vùng bờ” và “khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ” còn khá mới mẻ Tỉnh cần tăng cường tuyên truyền nhận thức BVMT, tác động của BĐKH đến tất cả các bên liên quan trong quá trình khai thác sử dụng Mặc dù, Tỉnh đã thực hiện các hình thức tuyên truyền như phát tờ rơi, thông tin qua đài phát thanh, truyền hình Tuy nhiên các hình thức tuyên truyền này mới được thực hiện trong phạm vi nhỏ và chưa đúng với những đối tượng cần thiết, cụ thể như trong hoạt động đánh bắt, phần lớn
Luận văn thạc sỹ 78 các đối tượng trong độ tuổi lao động tham gia đánh bắt gần bờ/xa bờ, ở nhà chỉ còn các đối tượng như người già và trẻ nhỏ Vì vậy công tác truyền thông không đến trực tiếp được đến các đối tượng này Do đó trong công tác truyền thông cần đa dạng cách thức và đối tượng, không chỉ đối với các ngư dân, hộ dân cư ven biển mà còn cả các cơ sở sản xuất, khai thác, kinh doanh khoáng sản bên trong vùng bờ
Các thông tin cần truyền thông bao gồm: phạm vi vùng bờ, BĐKH, phạm vi tuyến vận tải biển, các hình thức đánh bắt không được phép, ý thức BVMT cho tất cả các đối tượng thuộc vùng bờ Đây là giải pháp mềm mang lại hiệu quả cao, góp phần rất lớn trong việc giảm thiểu tất cả các mâu thuẫn tại vùng bờ
4.2.4 Giải pháp về nguồn lực
Giải pháp này giúp hỗ trợ phần lớn trong công tác quản lý, đặc biệt trong quản lý mâu thuẫn giữa phát triển du lịch, đô thị và BVMT Để thực hiện các giải pháp về kỹ thuật cần nguồn lực rất lớn bao gồm cả nhân lực và vật lực Tại mỗi địa phương thuộc cấp xã, nhân lực cho việc quản lý môi trường còn hạn chế, để giải quyết vấn đề nhân lực và nhu cầu quản lý tài nguyên vùng bờ hiện tại, việc chia sẻ quyền quản lý cho cộng đồng là rất cần thiết Hiện nay mô hình thử nghiệm thu gom rác tại các bãi biển do tổ đội địa phương thực hiện đã mang lại những hiệu quả nhất định, do đó có thể mở rộng mô hình quản lý với sự thành lập các tổ đội quản lý địa phương dọc ven biển, hỗ trợ BVMT và phát triển du lịch
Một số loại tài nguyên khác như tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên thủy sản Tỉnh cần trao quyền cho người dân địa phương để vừa giải quyết vấn đề nhân lực quản lý, giảm gánh nặng nhân sách cho nhà nước, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tình hình khai thác tại địa phương Trong quá trình chia sẻ quyền quản lý cần phân chia quyền hạn, trách nhiệm và phạm vi quản lý cụ thể cho từng đối tượng Để xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng Tỉnh nên tận dụng sự hỗ trợ của các chuyên gia, các tổ chức phi chính phủ để nghiên cứu mô hình phù hợp với cộng đồng địa phương Để giải quyết vấn đề về tài chính, Tỉnh cần tăng cường mở rộng quan hệ ngoại giao, tận dụng các mối quan hệ quốc tế để thu hút các nguồn vốn ODA, sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, … để phát triển kinh tế vùng bờ theo hướng bền vững, ưu tiên cho các nguồn vốn sử dụng công nghệ cao ít gây ô nhiễm môi trường và kêu gọi vốn đầu tư, sự hỗ trợ trong các dự án môi trường như CTR, hệ thống thu gom, xử lý nước thải, trồng rừng, …
Bảng 4.3 Tóm tắt các giải pháp ưu tiên thực hiện
Tên giải pháp Mục tiêu
1 Nhóm giải pháp về chính sách
- Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành
Giải quyết sự chồng chéo trong chính sách quản lý tài nguyên vùng bờ
- Lồng ghép yếu tố BĐKH và BVMT trong các quy hoạch ngành Đảm bảo các ngành đều phát triển bền vững dựa vào hệ sinh thái, thích ứng với BĐKH
- Phân vùng sử dụng tổng hợp vùng bờ Quản lý tổng hợp vùng bờ, giải quyết những mâu thuẫn hiện tại và hạn chế những mâu thuẫn tiềm tàng trong tương lai
2 Nhóm giải pháp về kỹ thuật
- Xây dựng hành lang bảo vệ bờ biển Bảo vệ các công trình ven biển, hạn chế các hoạt động xây dựng, lấn chiếm bờ biển
- Khơi thông luồng lạch Thúc đẩy sự phát triển nghề cá, đánh bắt xa bờ, giảm dần hình thức đánh bắt gần bờ
- Áp dụng KHCN trong NTTS, sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản
Giúp bảo vệ môi trường, giảm khối lượng CTR, nước thải, sử dụng tài nguyên nước hợp lý
- Xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước thải, CTR
Giúp bảo vệ môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với sự phát triển đô thị, du lịch ven biển
3 Nhóm giải pháp về truyền thông
-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức
BVMT, tác động của BĐKH
Nâng cao ý thức BVMT, khai thác sử dụng tài nguyên vùng bờ một cách hợp lý cho tất cả các đối tượng, giảm các mâu thuẫn tiềm tàng
4 Nhóm giải pháp về nguồn lực
- Xây dựng mô hình đồng quản lý tài nguyên vùng bờ
Nâng cao hiệu quả quản lý, đồng thời giảm mâu thuẫn lợi ích giữa các bên liên quan trong quá trình sử dụng
- Thu hút các nguồn vốn đầu tư cho các dự án BVMT
Tận dụng mọi nguồn lực để phát triển kinh tế vùng bờ theo hướng bền vững