NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: Đánh giá thực trạng phát sinh, thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Châu Phú; Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Ch
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã trở thành vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội và cần được quan tâm quản lý, thu gom triệt để, vận chuyển an toàn và xử lý hiệu quả về kỹ thuật lẫn kinh tế Huyện Châu Phú có thể coi là huyện thuần nông đang trong giai đoạn nỗ lực tăng trưởng kinh tế, xây dựng mở rộng đô thị, tăng cường quan hệ đầu tư, hợp tác với các liên doanh trong và ngoài nước Bên cạnh sự phát triển về mọi mặt nêu trên, huyện còn phải đối mặt với các vấn đề về gia tăng dân số, tệ nạn xã hội và ô nhiễm môi trường Hiện nay các vấn đề môi trường được quan tâm nhiều hơn, đặc biệt là quản lý chất thải rắn sinh hoạt Để quản lý CTRSH hiệu quả trên địa bàn huyện Châu Phú trong những năm tiếp theo cần có nhiều nghiên cứu đánh giá thực trạng thu gom và đề xuất giải pháp nhằm hướng đến phát triển bền vững trong tương lai.
LƯỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Tổng quan về chất thải rắn và chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn là tất cả chất thải ở dạng rắn sản sinh do hoạt động của con người và sinh vật Đó là các vật liệu hay hàng hóa không còn sử dụng được hay không hữu dụng đối với người sở hữu của nó nữa nên bị bỏ đi, kể cả chất thải của các hoạt động sống của sinh vật (Lê Hoàng Việt và Nguyễn Hữu Chiếm 2013)
Theo Điều 3 Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (24/4/2015) của Chính phủ: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc sệt (còn gọi là bùn thải) được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác” Theo Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2020 của Quốc Hội ngày 17 tháng 11 năm 2020: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải” Có nhiều loại chất thải rắn tùy vào đặc điểm, tính chất và thành phần của chúng, bao gồm: chất thải rắn thông thường, chất thải rắn sinh hoạt và chất thải nguy hại
Chất thải thông thường là chất thải không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại (Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022)
Chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH - còn gọi là rác sinh hoạt) là là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người (Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022) Theo Điều 75, Luật môi trường (2020): Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc sau: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; Chất thải thực phẩm; Chất thải rắn sinh hoạt khác
Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Luật Bảo vệ môi trường, 2014) Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác (Luật bảo vệ môi trường, 2020)
Chất thải rắn được định nghĩa theo Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang (2023) là "Tất cả những gì mà con người đã sử dụng, không còn dùng được nữa (hoặc không muốn dùng nữa) nên vứt bỏ".
2.2.1.1 Nguồn gốc chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau có thể phát sinh trong các hoạt động cá nhân cũng như trong các hoạt động xã hội từ quá trình sinh hoạt: Ở các hộ gia đình, khu thương mại thương mại (chợ, dịch vụ ăn uống), từ các công sở, các trường học, nơi vui chơi, giải trí, bệnh viện, cơ sở y tế, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, giao thông, xây dựng (Nguyễn Thị Lan 2020)
Chất thải rắn sinh hoạt là loại chất thải phát sinh từ các hoạt động hàng ngày của con người trong quá trình sinh sống và sinh hoạt mà con người không còn sử dụng được hay không hữu dụng đối với người sở hữu nên vứt bỏ Dưới đây là các nguồn gốc chính của chất thải rắn sinh hoạt:
1 Thức ăn thừa và đồ ăn không sử dụng: Bao gồm các mảnh vỡ thức ăn, đồ ăn thừa, vỏ trái cây, vỏ hạt……
2 Giấy và bìa: Bao gồm giấy in không cần thiết, sách báo cũ, thư từ không sử dụng và các bìa bảo vệ…
3 Nhựa: Bao gồm túi nhựa, chai nhựa, bao bì nhựa, hộp nhựa, đồ chơi nhựa, đồ gia dụng nhựa……
4 Kim loại: Bao gồm lon nhôm, lon thiếc, nắp chai, ống có áp suất, đồ gia dụng kim loại…
5 Thủy tinh: Bao gồm chai thủy tinh, chai dung dịch, các vụn thủy tinh…
6 Vải dùng một lần: Bao gồm khăn giấy, khăn ăn, khăn mặt, băng vệ sinh…
7 Đồ điện tử: Bao gồm điện thoại di động, máy tính, máy ảnh, đèn LED, pin, ắc quy, mực in……
8 Chất thải y tế không nguy hiểm: Bao gồm bông, băng, gạc, găng tay, lược, ống tiêm……
9 Đồ gia dụng phế liệu: Bao gồm nệm, giường, tủ, ghế, bàn, đèn…
2.2.1.2 Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Qua nghiên cứu thành phần của CTRSH thường được phân loại thành 2 loại chính gồm: Chất thải có khả năng phân huỷ sinh học (thức ăn dư thừa, rau, củ quả) và các loại chất thải còn lại (đồ gia dụng, gạch, đất đá lẫn, túi nilon) (Nguyễn Mạnh Khải, Đỗ Mai Phương, Lê Hồng Chiến & Phạm Thị Thúy, 2016)
Theo Tài liệu hướng dẫn tuyên truyền của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang (2023) CTRSH thường được phân loại thành 2 loại chính gồm rác thải hữu cơ dễ phân hủy là các loại rác thải có khả năng tự phân hủy trong môi trường tự nhiên sau một thời gian ngắn, như: lá cây, rau quả, vỏ trái cây, xác động vật, phân động vật, và rác thải khó phân hủy là các loại rác thải có khả năng tồn lưu trong môi trường tự nhiên rất lâu, như: vải vụn, bao nhựa, chai nhựa, bóng đèn, tóc, lốp xe, giấy kẹo, giầy da, xốp,
Chất thải sinh hoạt được phân thành 03 loại như chất thải sinh hoạt có thể tái chế, chất thải sinh hoạt thực phẩm và chất thải sinh hoạt khác (Luật Bảo vệ môi trường 2020)
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm một loạt các thành phần khác nhau Dưới đây là những thành phần chính mà chất thải rắn sinh hoạt thường có:
Thức ăn thừa và đồ ăn không sử dụng: Bao gồm các mảnh thức ăn, chất bỏ đi từ bữa ăn như cơm, mì, thịt, rau, hoa quả, hạt cỏ, vv
Chất hữu cơ: Bao gồm thực vật và động vật dùng để làm phân hủy sinh học, như giấy, giấy báo, gỗ, vỏ trứng, nông sản tồn dư, vv Đồ điện tử: Bao gồm các thiết bị điện tử không còn sử dụng được như máy tính, điện thoại di động, máy ảnh, pin dùng và hỏng,…
Chất vô cơ thường được sử dụng làm vật liệu cho bao bì, đồ gia dụng và đồ đạc, bao gồm nhựa, cao su, kim loại, thủy tinh và gốm sứ Mặt khác, chất độc hại là những chất gây hại cho môi trường và sức khỏe, chẳng hạn như hóa chất, thuốc trừ sâu, pin, phấn trang điểm và sơn.
Chất không phân hủy: Bao gồm các vật liệu như bông, nhựa dẻo, vật liệu composite … Một số trong số này có thể mất hàng trăm năm để phân hủy hoặc thậm chí không phân hủy
Chất cháy: Bao gồm các vật liệu dễ cháy như giấy, gỗ, vải,…
Chất viên nén: Bao gồm các loại viên nén, túi chất thải y tế,…
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng phát sinh và công tác quản lý CTRSH hiện tại ở huyện Châu Phú như thế nào?
- Giải pháp quản lý CTRSH tại huyện Châu Phú có thật sự hiệu quả cùng với đà phát triển kinh tế - xã hội hiện nay?
MẪU NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu bao gồm một thị trấn (Vĩnh Thạnh Trung) và bốn xã (Khánh Hòa, Mỹ Đức, Mỹ Phú, Ô Long Vĩ), chia thành hai khu vực: thị trấn và nông thôn Đây là những khu vực đông dân cư, tập trung cơ quan hành chính, cơ sở sản xuất, dịch vụ và khu vực nông thôn, chính vì vậy lượng rác thải phát sinh mỗi ngày rất lớn, đáp ứng nhu cầu thực hiện đề tài nghiên cứu Vị trí các xã được thể hiện trên các hình tương ứng.
Hình 3.4 Phạm vi nghiên cứu
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ Hình 2.5, như sau:
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT QUẢ
4.1.1 Công tác quản lý CTRSH
4.1.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý
* Củng cố, kiện toàn tổ chức quản lý Nhà nước đối với CTRSH:
- Rà soát, điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của các Sở, giao Sở TNMT là cơ quan thống nhất quản lý Nhà nước về CTRSH
- Quy định rõ hơn trách nhiệm của UBND từ cấp tỉnh tới cấp huyện, cấp xã; trách nhiệm các cơ quan chuyên môn; trách nhiệm của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội
- nghề nghiệp; trách nhiệm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý chất thải
- Xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy và con người trong lĩnh vực quản lý CTRSH đảm bảo thống nhất một đầu mối quản lý
* Tăng cường công tác kiểm tra trong quản lý CTRSH:
- Tăng cường kiểm tra hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH để phòng ngừa cũng như kịp thời phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường
- Tăng cường kiểm tra trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác quản lý CTRSH
* Cơ chế chính sách quản lý
- Rà soát hiệu quả thực hiện quy hoạch quản lý CTRSH, trong đó đánh giá tính khả thi của việc quy hoạch và kết quả triển khai xây dựng các cơ sở xử lý CTRSH tập trung vùng liên huyện, liên xã
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến hoạt động quản lý CTRSH, trang thiết bị thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
- Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý CTRSH:
+ Nghiên cứu xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích thu gom, vận chuyển và đầu tư cơ sở xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện phát triển KT-
Áp dụng các cơ chế và chính sách yêu cầu doanh nghiệp tham gia vào quá trình thu hồi, tái chế và tái sử dụng sản phẩm thải bỏ Các doanh nghiệp chịu trách nhiệm với các sản phẩm của mình trong toàn bộ vòng đời của chúng, bao gồm cả giai đoạn hậu tiêu dùng, để giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Rà soát, hoàn thiện quy định, cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế CTR
- Kiên quyết xử phạt các hành vi xả rác phóng uế bừa bãi tại khu vực dân cư và nơi công cộng đối với các xe bán hàng rong, các quán ăn, để tăng cường tính răn đe nhằm phát huy tốt hơn tính tự giác chấp hành giữ gìn vệ sinh môi trường
- Áp dụng theo nguyên tắc ” Người gây ô nhiễm phải trả” Do đó người xả rác sẽ phải trả phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác Người phát sinh ra chất thải phải chịu trách nhiệm chất thải của mình và nộp phí xử lý tương ứng (Hiện tại mức thu phí quá thấp)
* Tổ chức các hình thức vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng đối với quá trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế
- Tăng cường trao đổi và hợp tác với các tỉnh về đào tạo nâng cao năng lực, học tập kinh nghiệm về mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân và các đơn vị liên quan về công tác quản lý CTRSH:
+ Xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền và đầu tư các phương tiện, thiết bị đảm bảo hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức cộng đồng về thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH thường xuyên, hiệu quả
+ Đẩy mạnh việc tuyên truyền, đào tạo và tổ chức các khoá tập huấn cho doanh nghiệp về sản xuất sạch hơn, hoạt động giảm thiểu phát sinh CTRSH, quy trình thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế CTRSH theo các quy định tại Luật BVMT và các văn
37 bản pháp luật liên quan đối với các cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân
+ Xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng ở các trường học, cộng đồng dân cư, cơ quan Nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ về giảm thiểu, phân loại tại nguồn, tái chế, tái sử dụng, thải bỏ CTRSH với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng thành phần đối tượng
+ Đẩy mạnh việc xây dựng và phổ biến cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về CTRSH, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về quản lý, xử lý CTRSH
- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức BVMT cho các cán bộ quản lý môi trường ở các Phường, xã, thị trấn, các tổ chức doanh nghiệp
Cần có quy định rõ ràng về thời lượng dành cho việc tuyên truyền và phổ biến kiến thức giữ gìn vệ sinh môi trường trên các kênh truyền thông đại chúng Đây là giải pháp hiệu quả để quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, thông qua việc nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng.
Hình 4.6 Sơ đồ tổ chức quản lý nhà nước về môi trường huyện Châu Phú 4.1.1.2 Nhân lực quản lý
Công tác quản lý CTRSH trên địa bàn huyện Châu Phú gồm:
- Phòng Tài nguyên và Môi trường có 09 biên chế Trong đó 01 chuyên viên phụ trách lĩnh vực tài nguyên môi trường và tài nguyên nước
- UBND các xã, thị trấn: Có 02 Công chức Địa chính - Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường Trong đó 01 Công chức phụ trách lĩnh vực Địa chính -Nông nghiệp - Môi
Các TT, phòng ban khác
Sở TNMT tỉnh An Giang Các Sở, Ngành khác
Phòng TNMT huyệnChâu Phú Phòng ban khác và MTTQVN
Công chức Địa chính – Nông nghiệp- Xây dựng- Môi trường của xã, phường UBND huyện Châu Phú
39 trường, 01 phụ trách Địa chính- Xây dựng Khu vực nghiên cứu có 01 xã Ô Long Vỹ chỉ có 01 Công chức Địa chính- Xây dựng- Nông nghiệp- Môi trường
4.1.1.3 Đơn vị chịu trách nhiệm thu gom CTRSH
Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt, hằng năm được UBND huyện Châu Phú ký hợp đồng đặt hàng thực hiện dịch vụ công ích với Công ty Môi trường Đô thị tỉnh An Giang với sản lượng thu gom chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khoảng 72 tấn/ngày