1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý

114 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Tác giả Phạm Huỳnh Quế Anh
Người hướng dẫn TS. Hà Quang Khải
Trường học Đại học Quốc gia Tp. HCM
Chuyên ngành Chính sách công
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 1,1 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU (18)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (18)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (19)
    • 1.3. Nội dung nghiên cứu (19)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (19)
  • CHƯƠNG II. TỔNG QUAN (20)
    • 2.1. Tổng quan về quản lý tổng hợp tài nguyên nước (20)
    • 2.2. Tổng quan về quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước (22)
      • 2.2.1. Một số văn bản quy định trong lĩnh vực tài nguyên nước (22)
      • 2.2.2. Hiện trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên thế giới . 7 2.2.3. Cơ chế quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Việt Nam (24)
      • 2.2.4. Cơ chế quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở vùng ĐBSCL (26)
      • 2.2.5. Sự thay đổi trong quản lý tài nguyên nước ở ĐBSCL (28)
      • 2.2.6. Một số tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước hiện nay (31)
    • 2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu (32)
      • 2.3.1. Điều kiện tự nhiên (32)
      • 2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội (37)
      • 2.3.3. Tình hình khai thác và sử dụng nước trên địa bàn tỉnh An (40)
      • 2.3.4. Hiện trạng môi trường nước ở tỉnh An Giang (42)
      • 2.3.4. Sức ép của các hoạt động chính gây ô nhiễm nguồn nước ở tỉnh (46)
    • 2.4. Tổng quan về phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR (48)
    • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (52)
      • 3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (52)
      • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (52)
        • 3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin (52)
        • 3.2.2. Phương pháp phân tích mô hình DPSIR (53)
  • CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN (56)
    • 4.1. Động lực đối với khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại tỉnh An (56)
      • 4.1.1. Gia tăng dân số (56)
      • 4.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội (57)
        • 4.1.2.1. Chỉ số phát triển kinh tế (57)
        • 4.1.2.2. Phát triển nông nghiệp (58)
        • 4.1.2.3. Công nghiệp (61)
      • 4.1.3. Sự biến động nguồn nước mặt (62)
    • 4.2. Áp lực đối với khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại tỉnh An (64)
      • 4.2.1. Áp lực từ nhu cầu sử dụng nước (64)
      • 4.2.2. Áp lực từ thay đổi cơ cấu sử dụng đất (66)
      • 4.2.3. Áp lực từ nước thải và chất thải (68)
        • 4.2.3.1. Nước thải (68)
        • 4.2.3.2. Chất thải (69)
      • 4.2.4. Áp lực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng (70)
        • 4.1.4.1. Sự biến đổi nhiệt độ (70)
        • 4.1.4.2. Sự biến đổi lượng mưa (70)
        • 4.1.4.3. Sự biến đổi mực nước và nước biển dâng (72)
    • 4.3. Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh An Giang (73)
      • 4.3.1. Hiện trạng cấp thoát nước tại tỉnh An Giang (73)
        • 4.3.1.1. Hiện trạng cấp nước (73)
        • 4.3.1.1. Hiện trạng thoát nước nước (74)
      • 4.3.2. Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước tại tỉnh An Giang (74)
        • 4.3.2.1. Thông tin chung về các đối tượng phỏng vấn (74)
        • 4.3.2.2. Hiện trạng sử dụng nước của các hộ dân (75)
        • 4.3.2.3. Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường nước tỉnh An (76)
        • 4.3.2.4. Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt (77)
        • 4.3.2.5. Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước dưới đất (80)
        • 4.3.2.6. Nhận định của người dân về hiện trạng chất lượng nước . 64 4.4. Tác động của việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại tỉnh An (81)
      • 4.4.1. Tác động đến kinh tế - xã hội (82)
        • 4.4.1.1. Tác động đến kinh tế (82)
        • 4.4.1.2. Tác động đến xã hội (83)
      • 4.4.2. Tác động đến môi trường (85)
        • 4.4.2.1. Tác động đến môi trường nước (85)
        • 4.4.2.2. Tác động đến thay đổi dòng chảy và sạt lở bờ sông (85)
        • 4.4.2.3. Tác động đến đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy sản (87)
    • 4.5. Các giải pháp quản lý đối với tài nguyên nước tỉnh An Giang (89)
      • 4.5.1. Các chính sách, pháp luật và hoạt động bảo vệ tài nguyên nước tại tỉnh An Giang (89)
      • 4.5.1. Công tác quản lý (94)
      • 4.5.2. Các công trình thủy lợi (97)
        • 4.5.2.1. Sông (98)
        • 4.5.2.2. Đê bao (99)
        • 4.5.2.3. Các công trình thủy lợi khác (99)
      • 4.5.3. Đề xuất các biện pháp cụ thể (101)
        • 4.5.3.1. Về chính sách quản lý, sử dụng tài nguyên nước (102)
        • 4.5.3.2. Giải pháp bảo vệ môi trường nước (103)
  • CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (105)
    • 5.1. Kết luận (105)
    • 5.2. Kiến nghị (105)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (106)
  • PHỤ LỤC (111)

Nội dung

TÓM TẮT An Giang là tỉnh có nguồn tài nguyên nước khá phong phú, giàu phù sa, nhưng do tác động của BĐKH, tốc độ gia tăng dân số, sự phát triển của các hoạt động kinh tế - xã hội đã tạo

TỔNG QUAN

Tổng quan về quản lý tổng hợp tài nguyên nước

Nước là yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời cũng có chức năng cơ bản trong việc duy trì tính toàn vẹn của môi trường tự nhiên Hiện nay, Quản lý tổng hợp tài nguyên Nước được xem là một giải pháp nhằm hướng đến việc quản lý hiệu quả, công bằng và bền vững tài nguyên nước (Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, 2015)

Mitchell (1990) đã đưa ra định nghĩa: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một qua tình giải quyết các vấn đề quản lý sử dụng nước gồm các thành phần chu trình thủy văn, vượt qua ranh giới giữa nước, đất và môi trường, tạo lập mối liên hệ nội tại của nước với các chính sách rộng lớn hơn phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế và quản lý môi trường khu vực” Đến năm 2000, Tổ chức cộng tác vì nước toàn cầu (Global Water Partnership – GWP) đã đưa ra định nghĩa và được sử dụng phổ biến đến nay là

“Quản lý tổng hợp tài nguyên nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hóa các lợi các lợi ích kinh tế và phúc lượi xã hội một cách công bằng mà không phương hại đến phát triên bền vững hệ sinh thái thiết yếu” (Agarwal et al., 2000)

Trong Chương 18 của Chương trình nghị sự 21 định nghĩa: “Quản lý tổng hợp tài nguyên nước dựa trên nhận thức nước là một bộ phận nội tại của hệ sinh thái, là nguồn tài nguyên thiên nhiên và là loại hàng hóa kinh tế và xã hội Vì mục đích này, tài nguyên nước cần phải được bảo vệ, có tính đến chức năng của các hệ sinh sinh thái nước và sự tồn tại mãi mãi của tài nguyên, để có thể thỏa mãn và dung hòa các nhu cầu về nước cho các hoạt động của con người” (United Nation Sustainable Management, 1992)

Quản lý tổng hợp tài nguyên nước được nhìn nhận với ý nghĩa là: một quá trình để quản lý tài nguyên nước ngày một hiệu lực hơn vì mục tiêu phát triển bền vững; một quan điểm bao trùm trách nhiện nhà nước đến trách nhiệm

4 các tổ chức và cộng đồng khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước và một cách tiếp cận vận dụng hài hòa các dạng thể chế quản lý tài nguyên nước trong dịch vụ nước (Secretariat,1992)

Quản lý tổng hợp nguồn nước không phải là vạch ra một kế hoạch, đó là một quá tình mà trong đó có sự nỗ lực quản lý tài nguyên nước hiệu quả hơn trên quan điểm quản lý tổng hợp Mỗi quốc gia hoặc khu vực điều có đặc điểm riêng về địa lý và khí tượng; một lịch sử dùng nước, phong tục tập quán từng vùng, và những nhận định về các giá trị khác nhau bắt nguồn những nhân tố trên Thêm vào đó mỗi nước mỗi vùng lại có những hoàn cảnh phát triển kinh tế khác nhau Do đó, nếu tình hình thực tế và nhận định về các giá trị của mỗi nước hoặc mỗi khu vực không được tôn trọng, khó có thể xây dựng công tác quản lý tài nguyên nước tổng hợp hiệu quả và phù hợp (Sithole, 2000) Vì vậy quản lý tài nguyên nước tổng hợp một cách đúng đắn và phù hợp không thể chỉ dựa trên một quy tắc hay một tiêu chuẩn đơn thuần, do đó quản lý tài nguyên nước tổng hợp cần được thiết lập trên cơ sở các đặc trưng riêng của mỗi nước hay môi khu vực (Anne, 1997)

Hầu hết ở các nước trên thế giới, công tác quản lý tổng hợp tài nguyên nước có nội dung là ba chân trụ: (1) Tạo môi trường thuận lợi: (i) Chính sách và (ii) Pháp luật: (2) Khung thể chế: (i) Trung ương – địa phương, (ii) Lưu vực sông và (iii) Công tư kêt hợp; (3) Công cụ quản lý: (i) Đánh giá tài nguyên nước, (ii) Thông tin tài nguyên nước và (iii) Công cụ phân bổ tài nguyên nước (Agarwal et al., 2000) Để thực hiện việc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, hệ thống các tổ chức quản lý đac được thành lập Tuy nhiên không nhất thiết phải có một hệ thống pháp luật, một hệ thống hành chính hay một tổ chức quản lý Điều này là không khả thi trong một vài trường hợp Điều cần thiết là thành lập một hệ thống mà trong đó có sự xét xử công bằng giũa các luật, các hệ thống và tổ chức Khi tiến hành quản lý nước tổng hợp, sự hợp tác giữa các quốc gia và các tổ chức là rất có lợi Theo quan điểm này, việc thiết lập quan hệ hợp tác lẫn nhau giữa các quốc gia và các tổ chức có cùng hoàn cảnh và trình độ ttrong cùng điều kiện địa lý, khí hậu và việc sử dụng nguồn nước là rất cần thiết (Mwendera et al., 2003)

Tổng quan về quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước

Quản lý nhà nước về môi trường nước là việc Nhà nước sử dụng tổng hợp có chọn lọc các biện pháp, pháp luật, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ số lượng, chất lượng môi trường nước phục vụ phát triển kinh tế- xã hội quốc gia và quyền con người sống trong môi trường trong lành

Xuất phát từ những đặc điểm mang tính đặc thù của môi trường nước như: Môi trường nước chịu sự tác động của nhiều nguồn ô nhiễm (hoạt động sống của con người, phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và dịch vụ ) do nhiều chủ thể gây ra do vậy quản lý nhà nước về môi trường nước có một số đặc điểm cơ bản sau:

+ Có liên quan đến lợi ích và sự tham của nhiều chủ thể (các bộ ngành Trung ương, địa phương), có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ( rác thải, nước thải, khai thác khoáng sản, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, du lịch…) + Chịu tác động của nhiều nhân tố: Chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, đầu tư, thương mại quốc tế, an ninh, quốc phòng, tổ chức thực hiện QLNN

+ Chịu sự tác động và sức ép ngày càng lớn từ việc phát triển công nghiệp (các chất thải công nghiệp như khối, bụi…tạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu chế xuất khu công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt, nước dưới đất Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất) Phát triển kinh tế công nghiệp nói chung thì hệ quả là gia tăng áp lực cho việc bảo vệ môi trường nước đối với các cơ quan QLNN

2.2.1 Một số văn bản quy định trong lĩnh vực tài nguyên nước

- Luật Tài nguyên nước năm 2023;

- Luật Bảo vệ môi trường 2020;

- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý và sử dụng tài nguyên nước;

- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên nước; Nghị định 02/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ 20/03/2023 thay thế Nghị định số 201/2013/NĐ-CP;

- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm 2014 của Chính phủ quy định về về hướng dẫn về báo cáo tình hình tài nguyên và môi trường hàng năm trong lĩnh vực tài nguyên nước;

- Nghị định số 43/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 05 năm

2015 Quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Nghị định số 167/2018/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định việc hạn chế khai thác nước dưới đất;

- Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 03 năm 2020 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước;

- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước;

- Thông tư 31/2018/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày

26 tháng 12 năm 2018 Quy định về nội dung, biểu mẫu báo cáo tài nguyên nước

- Thông tư 17/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày

14 tháng 10 năm 2021 quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

- Quyết định 2945/QĐ-UBND ngày 05 tháng 12 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về phê duyệt khả năng chịu tải và giải pháp bảo vệ chất lượng nước các sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh An Giang

2.2.2 Hiện trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên thế giới

Vấn đề cốt lõi trong quản lý tài nguyên nước ở châu Âu là khuyến khích phân bổ công bằng và hiệu quả, dung hòa các nhu cầu mâu thuẫn Liên minh châu Âu (EU) đề xuất một phương pháp toàn diện, liên ngành và liên hợp để quản lý tài nguyên nước giữa các quốc gia thành viên.

Năm 2000, EU đã ban hành Chỉ thị Khung về nước (WFD) cung cấp một khung khổ nêu rõ các phương pháp/định hướng tiếp cận, mục tiêu, nguyên tắc và biện pháp cơ bản chung để quản lý tài nguyên nước ở các quốc gia trong Liên minh Hiện tại, có ba mô hình tổ chức quản lý nước ở châu Âu, bao gồm: (i) Mô hình thủy văn: các chính sách và thẩm quyền quản lý tài nguyên nước được dựa trên các lưu vực sông; (ii) Mô hình hành chính: các chính sách và quản lý dựa trên địa giới hành chính khu vực; (iii) Mô hình kết hợp: cách thức quản lý được kết hợp cả hai mô hình hành chính và mô hình thủy văn Hệ thống của Anh và Pháp có đặc điểm của mô hình thủy văn, hệ thống của Đức có đặc điểm của mô hình hành chính và hệ thống của Hà Lan có tính chất phối hợp cả 2 loại mô hình hành chính và lưu vực

Nước Anh đã xây dựng chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo các lưu vực sông Cơ quan Môi trường là cơ quan hành chính Trung ương, chịu trách nhiệm lập kế hoạch sử dụng tài nguyên nước dài hạn và nghĩa vụ bảo tồn, tăng cường, phân phối và đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên nước ở Anh và xứ Wales Cơ quan Môi trường có các văn phòng ở cấp quốc gia và khu vực, các văn phòng khu vực tương ứng với tám lưu vực sông lớn ở Anh và xứ Wales

Nhật Bản: Chính phủ Nhật Bản đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý tài nguyên nước của quốc gia này Các trách nhiệm chính của chính phủ bao gồm: (1) Xây dựng chính sách và kế hoạch tổng thể về phát triển và bảo tồn tài nguyên nước; (2) Giám sát và chịu trách nhiệm vận hành, bảo trì và quản lý các công trình nước, cơ sở xử lý nước; (3) Cung cấp tài chính cho việc quản lý

8 tài nguyên nước Chính quyền các cấp có trách nhiệm khác nhau trong quản lý tài nguyên nước Chính quyền quốc gia chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách toàn diện như chính sách phát triển tài nguyên nước, quản lý các nhà máy nước và bảo vệ chất lượng nước (Nguyễn, 2023)

Theo đánh giá chung, đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước là rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia, kể cả với những nước nghèo Sự phồn vinh trong tương lai của các nước đang phát triển một phần phụ thuộc vào mức độ đầu tư mà họ dành cho ngành nước Phát triển tài nguyên nước là nội dung chính yếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội Đứng trước thực trạng gia tăng nạn thiếu nước, nhiều quốc gia đã bắt đầu tiến hành lồng ghép các chiến lược quản lý tài nguyên nước vào các kế hoạch phát triển của mình

2.2.3 Cơ chế quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở Việt Nam

Tài nguyên nước ở Việt Nam được quản lý theo cơ chế tổ chức nhà nước ở 04 cấp hành chính gồm: Cấp quốc gia, tỉnh/thành phố, huyện, và xã Trong đó, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan khác thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước ở cấp quốc gia và quản lý nước ở các lưu vực sông, hồ chứa và khu công nghiệp Ủy ban Nhân dân (UBND) cấp tỉnh/thành phố, huyện và các cơ quan/bộ phận trực thuộc chịu trách nhiệm quản lý tài nguyên nước ở địa phương, các khu công nghiệp, doanh nghiệp, và ứng phó với các sự cố liên quan đến nguồn nước Các công ty cung cấp nước sạch, thủy lợi, các hiệp hội chuyên nghiệp về nước và các nhóm người sử dụng nước cũng là những bên liên quan trong quản lý tài nguyên nước (Sagris et al., 2017) Trong cơ cấu bộ máy hành chính ở cấp trung ương, Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT là 2 cơ quan chịu trách nhiệm chính về quản lý tài nguyên nước; trong đó, Bộ TN&MT giữ vai trò chủ đạo Ngoài ra, các cơ quan khác cũng có vai trò ở các khía cạnh khác nhau trong quản lý nguồn tài nguyên nước Tương tự, cơ cấu quản về quản lý nguồn tài nguyên nước ở cấp địa phương được tổ chức tương tự như ở cấp Trung ương với Sở TN&MT và Sở NN&PTNT giữ vai trò chủ đạo cùng với các Sở khác có liên quan

Tổng quan về khu vực nghiên cứu

An Giang là một tỉnh biên giới ở Tây Nam Việt Nam, nằm ở đầu nguồn sông Cửu Long và một phần thuộc vùng Tứ giác Long Xuyên Đây là nơi đầu tiên dòng sông Mê Kông chảy vào Việt Nam, được tách thành hai nhánh sông Tiền và sông Hậu Phía Đông Bắc, An Giang giáp tỉnh Đồng Tháp; phía Tây Bắc giáp Campuchia; phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; và phía Đông Nam giáp thành phố Cần Thơ

Hình 2.2 Bản đồ hành chính tỉnh An Giang

(Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang, 2024)

Hiện toàn tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, thị xã Tân Châu và các huyện là An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn, Tịnh Biên và Tri Tôn (Cục thống kê tỉnh An Giang, 2023) a Đặc điểm địa hình, địa mạo

An Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, địa hình được chia làm 2 dạng đặc trưng:

➢ Địa hình đồng bằng Đồng bằng chiếm khoảng 87% diện tích tự nhiên của tỉnh, là nơi sinh sống của khoảng 89% dân cư toàn tỉnh và được phân thành 2 loại là đồng bằng phù sa và đồng bằng ven núi Có cao độ thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam với độ chênh cao 0,5 - 1 cm/km Cao trình của toàn đồng bằng biến thiên từ 0,8 - 3 m và được chia thành 2 vùng:

- Vùng cù lao gồm 3 huyện An Phú, Phú Tân, Chợ Mới và thị xã Tân Châu có cao trình biến thiên từ 1,3 - 3 m và thấp dần từ ven sông vào nội đồng

- Vùng hữu ngạn sông Hậu thuộc tứ giác Long Xuyên gồm thành phố Long Xuyên, thành phố Châu Đốc, huyện Châu Phú, Châu Thành và Thoại

Sơn có cao trình biến thiên từ 0,8 - 3 m và thấp dần về phía Tây (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2022)

Vùng đồi núi chiếm khoảng 13% diện tích tự nhiên và 11% dân cư toàn tỉnh Các dãy núi phân bố thành hình vòng cung kéo dài gần 100 km, khởi đầu từ xã Phú Hữu, huyện An Phú, qua xã Vĩnh Tế, thành phố Châu Đốc, bao trùm lên gần hết diện tích huyện Tịnh Biên và huyện Tri Tôn, về tận xã Vọng Thê và Vọng Đông rồi dừng lại ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn Đất đai vùng núi chủ yếu là đất xám, nghèo dinh dưỡng, giữ nước kém, dễ bị khô hạn và xói mòn, sản xuất nông nghiệp chỉ được một vụ vào mùa mưa, chủ yếu là trồng cây ăn quả và trồng rừng (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2022) b Đặc điểm về khí hậu

An Giang có đặc trưng nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm Trong năm, có mùa mưa và mùa khô, nền nhiệt tương đối cao và ổn định, lượng mưa nhiều và phân bổ theo mùa

Nhiệt độ không khí của tỉnh thay đổi theo mùa, với nhiệt độ có xu hướng tăng cao hơn vào mùa mưa Tuy nhiên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm không lớn Nhiệt độ trung bình khoảng 27,6°C, và chênh lệch giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất là khoảng 5,1°C Tháng 4 và tháng 5 là thời kỳ nóng nhất, với nhiệt độ khoảng 30°C Thời kỳ lạnh nhất là vào tháng

12, tháng 1 và tháng 2, khi nhiệt độ dao động từ 24,6°C đến 27,7°C

Chế độ mưa ở tỉnh An Giang được phân hóa rõ rệt thành hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Lượng mưa trung bình hàng năm đạt từ 1.000 đến 1.300 mm, trong đó, lượng mưa trung bình trong mùa mưa chiếm từ 83-89% tổng lượng mưa cả năm

Tỉnh có chế độ gió khá thuần nhất với 02 chế độ gió mùa rõ rệt, từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau hướng gió có tần suất cao nhất là Đông Bắc, từ tháng

5 đến tháng 10 hướng gió có tần suất cao nhất là Tây Nam Tốc độ gió trung bình khoảng 3 m/giây

Lượng bốc hơi hằng năm từ 1.200-1.300 mm; lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 3 và tháng 4, cao nhất là tháng 9 Độ ẩm không khí thay đổi theo mùa, mùa khô độ ẩm bình quân tháng đạt 80%, vào mùa mưa độ ẩm bình quân tháng đạt đến 85%

Số giờ nắng mỗi tháng dao động từ 90,3-268 giờ, trung bình từ 4-9 giờ nắng/ngày Thời kỳ ít nắng là từ tháng 6 đến tháng 9, số giờ nắng mỗi tháng dao động từ 90,3-204 giờ, trung bình từ 3-6,8 giờ nắng/ngày Thời kỳ nhiều nắng là từ tháng 1 đến tháng 5 và từ tháng 10 đến tháng 12, số giờ nắng mỗi tháng dao động từ 167 giờ trở lên, trung bình từ 5,59-8,93 giờ nắng/ngày c Đặc điểm thủy văn, thủy triều

An Giang có hệ thống sông rạch chằng chịt, có nguồn nước ngọt quanh năm thuận lợi cho cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp Sông Mê Kông chảy qua An Giang theo 2 nhánh sông Tiền và sông Hậu suốt từ Bắc xuống Nam Lưu lượng trung bình năm của hệ thống sông này là 13.500 m 3 /s, lưu lượng lũ 24.000 m 3 /s và mùa cạn là 5.020 m 3 /s

Chế độ thủy văn ở An Giang phụ thuộc chủ yếu vào chế độ bán nhật triều biển Đông và chịu ảnh hưởng của các yếu tố dòng chảy sông Mê Kông (sông Tiền, sông Hậu), chế độ mưa nội đồng, đặc điểm địa hình và hình thái kênh rạch

Hằng năm, trùng vào mùa mưa, An Giang đón nhận nước lũ và hình thành “mùa nước nổi”, trên địa bàn tỉnh có khoảng 70% diện tích tự nhiên bị ngập lũ (khi chưa có đê bao) với mức nước phổ biến từ 1-2,5 m, thời gian

19 ngập lũ từ 2,5 cho tới 5 tháng, thường là 15/8 tới 20/12, tuy nhiên do đã được đầu tư hệ thống đê bao khép kín nên hiện nay chỉ ngập các khu vực chưa xây dựng hệ thống đê bao Do điều kiện địa hình có thể chia ra 3 vùng thủy văn như sau:

- Vùng cù lao (4 huyện, thị xã):

+ Về mùa lũ, chịu ảnh hưởng lũ từ hai sông Tiền và sông Hậu, từ Campuchia sang, lũ vào nhanh và sớm Mực nước lũ ngập từ 1 đến 2,9 m và phủ lên hầu khắp các huyện Phía trên vùng cồn (An Phú và Tân Châu) bị ngập sớm khi mực nước tại Tân Châu ở mức 2,5-3 m và độ ngập sâu độ ngập sâu trên 2,5 m Phía dưới vùng cồn (thuộc huyện Phú Tân, Chợ Mới) bị ngập khi mực nước tại Tân Châu lên mức 2,8-3,3 m và mức độ ngập nông dưới 1- 2,5 m Phần phía Bắc sông Vàm Nao phụ thuộc chủ yếu vào lũ sông, phần phía Nam Vàm Nao còn liên quan đến sự hoạt động của thủy triều

Tổng quan về phương pháp đánh giá tổng hợp DPSIR

Khung DPSIR (Driver-Pressure-State-Impact-Response được phát triển vào cuối những năm 1990 và được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2003) đề xuất để phân tích các khía cạnh của vấn đề để đưa ra quyết định Được xây dựng trên các khung trước đó như Pressure-State-Response (PSR) (OECD, 1993) và Driver-State-Response (DSR) (UN, 1996), DPSIR đã được Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) thông qua vào năm 1995 (Gabrielson & Bosch, 2003) DPSIR được thúc đẩy để chỉ ra mối quan hệ nguyên nhân-kết quả giữa hệ thống môi trường và hoạt động con người

Các Động lực (Driver) có thể là sự phát triển xã hội, kinh tế hoặc môi trường, tạo ra Áp lực (Pressure) lên một môi trường nhất định Do những Áp lực này, Hiện trạng (State) của môi trường thay đổi Điều này dẫn đến Tác động (Impact) xã hội, kinh tế hoặc môi trường và dẫn đến Phản ứng (Respone) của xã hội Phản ứng (Respone) có thể phản hồi lại các Tác nhân, Áp lực, Trạng thái hoặc Tác động (Smeets & Weterings, 1999)

Mô hình DPSIR thường được sử dụng để khảo sát các chỉ thị theo một cách thức linh hoạt DPSIR có thể cải thiện nhận thức về mối liên hệ phức tạp

32 và sự phản hồi giữa nguyên nhân và kết quả trong việc phân tích các vấn đề môi trường và các chỉ thị môi trường (Carr et al., 2007; Kuo & Tsou, 2015) Dưới đây là mô tả chi tiết về mỗi thành phần của phương pháp DPSIR:

➢ Động lực (Driver): Động lực (Driver) chính đối với một cá nhân là nhu cầu về nơi trú ẩn, thức ăn và nước, trong khi ví dụ về động lực thứ cấp là nhu cầu về khả năng di chuyển, giải trí và văn hóa Đối với một ngành công nghiệp, động lực có thể là nhu cầu có lợi nhuận và sản xuất với chi phí thấp, trong khi đối với một quốc gia, động lực có thể là nhu cầu duy trì mức thất nghiệp ở mức thấp Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô, các quy trình sản xuất hoặc tiêu dùng được cấu trúc theo các ngành kinh tế (ví dụ: nông nghiệp, năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, hộ gia đình) (Kristensen, 2010)

- Dân số (số lượng, cơ cấu tuổi, trình độ học vấn…)

- Vận tải (người, hàng hóa; đường bộ, đường thủy, đường hàng không…)

- Năng lượng (phân theo loại hoạt động, loại nhiên liệu, công nghệ…)

- Công nghiệp (loại nhà máy, cơ cấu tuổi, loại tài nguyên…)

- Nông nghiệp (số lượng động vật, loại cây trồng, chuồng trại, phân bón…)

- Bãi chôn lấp (loại, thời gian…)

- Hệ thống xử lý nước thải (loại, công nghệ…)

Các Động lực (Driver) dẫn đến các hoạt động của con người như vận tải hoặc sản xuất lương thực, tức là kết quả của việc đáp ứng nhu cầu Các hoạt động của con người tạo ra Áp lực (Pressure) lên môi trường, do các quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng, có thể được chia thành ba loại chính: (i) sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, (ii) thay đổi trong việc sử dụng đất và (iii) phát thải (hóa chất, chất thải, bức xạ, tiếng ồn) vào không khí, nước và đất (Kristensen, 2004)

- Phát thải trực tiếp/gián tiếp vào không khí, nước và đất

- Tiếng ồn/Bức xạ/Rung động…

Do áp lực, Hiện trạng (State) hay trạng thái của môi trường bị ảnh hưởng; chất lượng của các thành phần môi trường khác nhau (không khí, nước, đất, v.v.) liên quan đến các chức năng mà các thành phần này thực hiện

Do đó, Hiện trạng (State) là sự kết hợp của các điều kiện vật lý, hóa học và sinh học (Kristensen, 2004)

Những thay đổi về trạng thái vật lý, hóa học hoặc sinh học của môi trường quyết định chất lượng của hệ sinh thái và tác động đến con người Nói cách khác, những thay đổi về Hiện trạng (State) có thể có những Tác động (Impact) về môi trường hoặc dịch vụ sinh thái, khả năng hỗ trợ sự sống của chúng, cuối cùng là đến sức khỏe con người và hiệu quả kinh tế - xã hội (Kristensen, 2004)

Phản ứng (Response) của xã hội hoặc các nhà hoạch định chính sách là kết quả của một tác động không mong muốn và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của chuỗi giữa các động lực và tác động Một ví dụ về phản ứng liên quan đến các động lực là chính sách thay đổi phương thức vận chuyển, ví dụ từ phương tiện cá nhân (ô tô) sang phương tiện công cộng (tàu hỏa), trong khi một ví dụ về phản ứng liên quan đến áp suất là quy định về mức SO2 cho phép trong khí thải (Kristensen, 2004)

Theo Bộ TN&MT (2009), mô hình DPSIR là mô hình mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa Động lực – D (phát triển kinh tế - xã hội, nguyên nhân sâu xa của các biến đổi môi trường) – Áp lực – P (các nguồn thải trực tiếp gây ô nhiễm và suy thoái môi trường) – Hiện trạng – S (hiện trạng chất lượng môi trường) – Tác động – I (tác động của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe

34 cộng đồng, hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái) – Đáp ứng – R (các giải pháp bảo vệ môi trường)

Theo đó, Bộ chỉ thị môi trường theo mô hình DPSIR bao gồm 5 loại chỉ thị môi trường sau đây:

(i) Các chỉ thị về động lực (D) phát triển kinh tế - xã hội, gây biến đổi áp lực đối với môi trường;

(ii) Các chỉ thị về áp lực (P) chất thải ô nhiễm gây biến đổi hiện trạng môi trường;

(iii) Các chỉ thị về hiện trạng (S) môi trường (chất lượng/ô nhiễm môi trường);

(iv) Các chỉ thị về tác động (I) của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe, cuộc sống của con người, đối với các hệ sinh thái và đối với kinh tế - xã hội;

(v) Các chỉ thị về đáp ứng (R) của Nhà nước, xã hội và con người (chính sách, biện pháp, hành động) nhằm giảm thiểu các động lực, áp lực gây biến đổi môi trường không mong muốn và cải thiện chất lượng môi trường

Hình 2.3 Sơ đồ mô hình DPSIR (Phạm, 2008)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1/2024 - tháng 6/2024 trong phạm vi của các đơn vị quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin a Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Để nắm được thực trạng quản lý nhà nước về tài nguyên nước của tỉnh

An Giang, nghiên cứu thu thập các thông tin, tài liệu và số liệu về:

- Tổng quan về điều kiện KT-XH, dân số được thu thập từ các niên giám thống kê tại các sở ngành liên quan ở tỉnh An Giang từ 2019 - 2023

- Dữ liệu lưu lượng và mực nước quan trắc trạm Tân Châu và Châu Đốc

- Báo cáo chuyên đề về hiện trạng môi trường nước, báo cáo quan trắc đã được phê duyệt của Sở TN&MT tỉnh An Giang 2019 - 2023

- Thông tin về cơ chế hoạt động nhà nước trong quản lý tài nguyên nước được thu thập từ Sở TN&MT hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang

- Tài liệu về báo cáo quy hoạch, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch và các văn bản liên quan đến lĩnh vực môi trường và thuỷ lợi của tỉnh

- Thông tin từ các nguồn khác như kết quả nghiên cứu khoa học, tạp chí khoa học, dự án… có liên quan đến đề tài b Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Bên cạnh số liệu thứ cấp, nghiên cứu còn thu thập các số liệu sơ cấp để phục vụ cho việc phân tích và đánh giá ở các nội dung của nghiên cứu Tiến trình thu thập số liệu nghiên cứu được thực hiện thông qua các bước đi từ cấp tỉnh đến cấp huyện

Trước tiên nghiên cứu thực hiện tìm hiểu về cơ chế quản lý tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước và chất lượng môi trường nước của tỉnh An

Giang; thuận lợi, khó khăn, thách thức và định hướng trong công tác quản lý tài nguyên nước của tỉnh từ đó trao đổi với cán bộ đại diện để chọn địa điểm tiến hành thu thập thông tin của nông hộ

Sau khi thống nhất chọn được địa điểm phù hợp, nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 3 huyện trên địa bàn tỉnh để phỏng vấn cán bộ quản lý tại phòng TN&MT về công tác quản lý, hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại địa phương bằng phiếu phỏng vấn soạn sẵn Nghiên cứu tìm hiểu về cơ chế quản lý tài nguyên nước, thuận lợi, khó khăn và thách thức trong công tác quản lý tài nguyên nước tại địa phương Sau đó, nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 30 hộ gia đình (10 hộ/huyện) theo phiếu phỏng vấn soạn sẵn về thực trạng sử dụng nước, các vấn đề trong quá trình sử dụng nước và công tác quản lý tài nguyên nước tại khu vực người dân đang sinh sống

3.2.2 Phương pháp phân tích mô hình DPSIR

Khung phân tích tổng hợp DPSIR đã được áp dụng ở nhiều nghiên cứu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được đánh giá là có hiệu quả trong phân tích đánh giá tác động qua lại với nhau giữa các yếu tố trong hệ thống (Carr et al., 2007; Kuo and Tsou, 2015; Lê Tấn Lợi và ctv., 2016;

Lewison et al., 2016; Nguyễn Thị Thu Hà, 2016) Trong nghiên cứu này, mô hình DPSIR sẽ được ứng dụng và thiết kế chi tiết để phân tích thực trạng tài nguyên nước và công tác quản lý của tỉnh An Giang từ đó đề xuất giải pháp phù hợp

- Động lực (D) là những yếu tố quan trọng chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường vùng, bao gồm: điều kiện về tự nhiên (đất đai, thời tiết, tài nguyên nước), đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh (cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch…)

- Động lực (D) sẽ tạo ra Áp lực (P) thông qua việc xả nước thải từ các hoạt động kinh tế - xã hội (sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt), áp lực lên tập tính sản xuất (lịch canh tác, gia tăng sử dụng hóa chất đối với sản xuất nông nghiệp…), khi nhu cầu khai khác và sử dụng ngày càng cao thì áp lực lên tài nguyên nước sẽ càng lớn

- Hiện trạng (S) là tải lượng và các thông số chất lượng nước bao gồm vật lý, hoá học trong các thủy vực của tỉnh

- Các thông số chất lượng môi trường nước sẽ phản ánh Tác động (I) tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái, hiệu quả kinh tế và sức khỏe của người dân ở vùng nghiên cứu

- Do vậy, cần có những Phản hồi (R) là đưa ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả cho mỗi yếu tố (D, P, S, và I) trong khung hệ thống DPSIR để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên nước hiện nay và hướng tới xây dựng các giải pháp quản lý hiệu quả ở tỉnh An Giang trong tương lai

Bảng 3.1 Các yếu tố đánh giá theo khung phân tích hệ thống DPSIR ở khu vực nghiên cứu

TT Khung phân tích Yếu tố đánh giá

Sự gia tăng dân số; hoạt động phát triển kinh tế và đô thị hóa; sự biến động nguồn nước mặt

2 Áp lực (Pressures) Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt, sản xuất, nuôi trồng thủy sản…); Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất, Rác thải và nước thải; tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

3 Hiện trạng (State) Hiện trạng các công trình thủy lợi và công trình cấp thoát nước, hiện trạng và diễn biến chất lượng nước, nhận định của người dân về hiện trạng chất lượng nước

4 Tác động (Impact) Môi trường, hệ sinh thái, sức khỏe, hoạt động sản xuất - kinh doanh

5 Phản hồi (Response) - Phản hồi với động lực

+ Chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình + Các đề án quy hoạch đã kinh tế - xã hội;

+ Phương án thích ứng với biến đổi khí hậu

- Phản hồi với áp lực + Chính sách, khuyến khích khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước

+ Nạo vét kênh, mương + Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ rác thải - nước thải, dư lượng hóa chất trong nông nghiệp tại địa phương

- Phản hồi với tác động + Công tác bảo vệ môi trường và phục hồi hệ sinh thái

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Động lực đối với khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại tỉnh An

Theo Cục Thống kê tỉnh An Giang (2023), dân số trung bình của tỉnh năm 2022 là 1.908.516 người Trong giai đoạn từ 2018 - 2022, dân số thành thị của tỉnh tăng lên 37.351 người và dân số nông thôn giảm khoảng 62.889 người Cụ thể, dân số thành thị tại các thành phố như Long Xuyên và Châu Đốc có xu hướng giảm nhẹ, lần lượt giảm khoảng 652 và 1.155 người, nhưng mật độ dân số vẫn ở mức cao Ngược lại, một số khu vực như Châu Phú và Tri Tôn lại ghi nhận sự gia tăng đáng kể, lần lượt từ 17.102 người lên 40.987 người và từ 27.830 người lên 36.885 người Dựa vào Bảng 4.2 ta có thể thấy, mật độ dân số trung bình của toàn tỉnh (539 người/km²) duy trì ở mức cao hơn so với ĐBSCL (426 người/km²) và xấp xỉ gấp 2 lần cả nước (300 người/km), dân số giữa các khu vực phân bổ không đồng đều, đặc biệt là Long Xuyên khi diện tích chỉ chiếm 3,3% nhưng chiếm đến 14,3% dân số toàn tỉnh Sự chênh lệch này gây ra áp lực lớn về cơ sở hạ tầng, dịch vụ và tài nguyên nước, mặc dù các huyện An Phú, Tịnh Biên và Tri Tôn có mật độ dân số thấp hơn nhưng vẫn phải đối mặt với những thách thức riêng về quản lý và phân bổ tài nguyên

Theo General Statistics Office (2011) cho thấy đô thị hóa và di cư từ nông thôn ra thành thị đang là xu hướng rõ rệt tại Việt Nam, đặc biệt là ở các tỉnh ĐBSCL Sự phát triển khu công nghiệp và các dịch vụ đô thị đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dân cư từ các vùng nông thôn Theo kịch bản phát triển dân số của tỉnh, quy mô dân số trung bình của tỉnh năm 2030 là 1.945 ngàn người, dân số thành thị chiếm 55% tổng dân số, tương ứng với 1.087 ngàn người, đặt ra nhiều thách thức về nước sạch và xử lý nước thải, gây áp lực lớn đối với nguồn nước làm ô nhiễm tại các kênh, rạch nhỏ chảy qua các khu đô thị và công nghiệp, gia tăng nhu cầu về nước, năng lượng và các nguyên liệu để đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, lượng nước thải và chất thải cũng ngày càng nhiều

Bảng 4.1 Dân số và mật độ dân số tỉnh An Giang năm 2018 và 2022

TT Đơn vị hành chính

Dân số thành thị (Người)

Dân số nông thôn (Người) Mật độ dân số năm 2022 (Người/km 2 )

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Cục thống kê tỉnh An Giang (2023) và Tổng cục thống kê (2024) *

4.1.2 Phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Chỉ số phát triển kinh tế

Theo Cục Thống kê tỉnh An Giang (2023), tổng sản phẩm trên địa bàn năm

2022 tăng 6,02% so cùng kỳ (năm 2021 GRDP tăng 1,38%) Trong giai đoạn 2010-2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã tăng từ 15.733 lên 35.401 tỷ đồng Khu vực công nghiệp và xây dựng có mức tăng mạnh từ 4.166 lên 16.464 tỷ đồng trong cùng kỳ Khu vực dịch vụ có tỷ trọng đóng góp lớn nhất vào nền kinh tế, tăng 34.474 tỷ đồng trong vòng 12 năm và đạt mức xấp xỉ 3,8 lần so với năm 2010 Riêng năm 2022, cơ cấu nền kinh tế cho thấy khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 34,55%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 16,07%; khu vực dịch vụ chiếm 45,83%; và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3,55% So với năm trước, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,4%, trong khi công nghiệp và xây dựng tăng 1,14% GRDP bình quân đầu người ước đạt 53,8 triệu đồng/năm Nhìn chung, trong giai

41 đoạn này, cơ cấu kinh tế của An Giang đã có sự chuyển dịch đáng kể với sự gia tăng rõ rệt của các ngành công nghiệp và dịch vụ

Theo kịch bản phát triển kinh tế, dự báo GRDP bình quân đầu người của tỉnh An Giang sẽ đạt 87 triệu đồng (tương đương 3.515 USD) vào năm 2025 và tăng lên 157,5 triệu đồng (tương đương 6.000 USD) vào năm 2030 Dự kiến, GRDP bình quân của tỉnh sẽ bằng 72,5% mức bình quân cả nước vào năm 2025, đạt 80% vào năm 2030, 90% vào năm 2035 và sẽ vượt qua mức bình quân cả nước từ năm 2040 trở đi Quy mô nền kinh tế của An Giang được ước tính sẽ đạt 6,7 tỷ USD vào năm 2025 và tăng lên 11,4 tỷ USD vào năm 2030 Tăng trưởng kinh tế bình quân được kỳ vọng đạt 7% mỗi năm, trong đó giai đoạn 2021-2025 là 6,5% và giai đoạn 2026-2030 là 7,5% mỗi năm (Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2023)

Hình 4.1 Tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế của tỉnh An Giang

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Cục thống kê tỉnh An Giang (2023)

Theo kết quả tổng hợp cho thấy, về diện tích cây trồng có xu hướng giảm từ giai đoạn 2018 – 2022 Cụ thể, diện tích lúa giảm nhiều nhất (18.690 ha), kế tiếp là cây hằng năm (4.786 ha), sau cùng là ngô và cây ăn quả, trong khi đó diện tích cây ăn quả có xu hướng tăng từ 14.970 lên 19.295 ha (tăng 4.325 ha) Mặc dù, diện tích lúa giảm nhưng năng suất lại tăng lên đáng kể (tăng 16.897),

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ Thuế sản phẩm

42 sản lượng cây ăn trái lên rõ rệt từ 168.916 lên 220.368 tấn (tăng 51.452 tấn) Điều này cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu cây trồng và kỹ thuật canh tác ưu tiên cho các loại có giá trị kinh tế cao hơn và tăng năng suất cây trồng Việc giảm diện tích trồng lúa và ngô, tăng diện tích cây ăn quả có thể làm thay đổi nhu cầu về nước tưới tiêu, áp lực về tài nguyên nước có thể giảm ở các vùng trồng lúa và ngô, nhưng lại tăng lên ở các vùng trồng cây ăn quả do yêu cầu tưới tiêu thường xuyên và đều đặn

Bảng 4.2 Diện tích và sản lượng cây trồng tại tỉnh An Giang giai đoạn 2018-

Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn)

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Cục thống kê tỉnh An Giang (2023)

Theo kết quả thống kê cho thấy, heo và bò chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chăn nuôi tại tỉnh An Giang Cụ thể, từ năm 2018 - 2020, số lượng heo giảm mạnh từ 113.091 xuống còn 65.123 con (năm 2020) và tăng trở lại lên 122.402 con vào năm 2022 Trong khi đó, số lượng bò giảm mạnh khoảng 25.018 con (giảm 34%) trong cùng giai đoạn số lượng dê, cừu và ngựa có sự biến động nhỏ và không ổn định, giảm lần lượt 264 và 378 con Ngược lại, gia cầm có sự tăng trưởng ổn định, từ 4.132 con năm 2018 lên 6.441 con năm

2022, tăng 56% Việc chăn nuôi heo và gia cầm tăng mạnh đồng nghĩa với việc cần nhiều nước hơn cho việc uống, vệ sinh và xử lý chất thải, trong khi các loại gia súc khác có thể đòi hỏi nguồn nước ít hơn Điều này đặt ra áp lực lớn lên hệ thống quản lý tài nguyên nước của tỉnh, đặc biệt là trong bối cảnh diện tích trồng trọt giảm nhưng năng suất lại tăng, đòi hỏi kỹ thuật tưới tiêu hiệu quả và bền vững hơn

Hình 4.2 Số lượng vật nuôi (con) của tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Cục thống kê tỉnh An Giang (2023)

Hình 4.3 Sản lượng chăn nuôi (tấn) của tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Cục thống kê tỉnh An Giang (2023)

Trong giai đoạn 2018-2022, diện tích nuôi cá và các loại thủy sản khác của tỉnh An Giang tương đối ổn định, dao động lần lượt 1.876,4 - 1.970,4 ha và t16,6 - 28,1 ha, trong đó cá tra là sản phẩm chủ lực Mặc dù diện tích bị thu hẹp nhưng sản lượng cá của tỉnh vẫn tăng mạnh từ 473.142 tấn lên 622.89, tăng khoảng 31,7%, trong khi sản lượng tôm duy trì ở mức thấp, còn 32 tấn vào năm 2022 và sản lượng các loại thủy sản khác dao động từ 8.831 -17.956 tấn Sản lượng khai thác có xu hướng giảm đi rõ rệt, từ 23.102 tấn (năm 2018) xuống còn 15.124 tấn (năm 2022), giảm khoảng 34,6% Ngược lại, sản lượng

Trâu Bò Heo Dê, cừu Gia cầm

Trâu Bò Heo Gia cầm Chăn nuôi

44 nuôi trồng có xu hướng tăng đều, từ 463.700 tấn (năm 2018) lên 614.709 tấn (năm 2022), tăng khoảng 32,6% Việc giảm sản lượng khai thác và tăng sản lượng nuôi trồng trong khi diện tích không có sự biến động lớn cho thấy xu hướng chuyển đổi từ khai thác tự nhiên sang các mô hình nuôi thâm canh gia tăng, đòi hỏi phải có nguồn nước đảm bảo chất lượng nhưng đi kèm với nó là lượng nước thải và chất thải cũng gia tăng

Bảng 4.3 Diện tích và sản lượng các loại thủy sản của tỉnh An Giang trong giai đoạn 2018 - 2022

Diện tích (Ha) Sản lượng (Tấn)

Phân theo loại hình Phân theo loại Khai thác

Nuôi trồng Cá Tôm Thủy sản khác

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Cục thống kê tỉnh An Giang (2023)

Bảng 4.4 cho thấy, từ 2017 - 2021 có sự gia đăng đáng kể về tổng số lao động (17.29%) và số doanh nghiệp (tăng 11.93%) trên toàn tỉnh Cụ thể, số lượng doanh nghiệp tại Long Xuyên tăng từ 1.314 (năm 2017) lên 1.398 (năm 2021), tuy nhiên số lao động có xu hướng giảm nhẹ, giảm 2.123 lao động so với năm 2017 Tương tự, số lượng doanh nghiệp tại Châu Đốc dao động quanh mức 250-270, trong khi số lượng lao động dao động giảm nhẹ từ 3.049 (năm 2017) xuống còn 2.949 người (năm 2021) Các huyện, thị còn lại cũng có sự tăng nhẹ về số lượng doanh nghiệp Lao động được phân hóa thành 2 xu hướng chính, các huyện Phú Tân, Tịnh Biên, Tri Tôn có số lượng lao động giảm, Ngược lại, các địa phương như An Phú, Tân Châu, Châu Phú, Chợ Mới, Thoại Sơn có số lượng lao động tăng lên, Châu Thành và Thoại Sơn có số lao động tăng cao nhất lần lượt là 6.925 và 6.004 người Sự tập trung doanh nghiệp và lao động tại các đô thị cùng với sự phân bố không đồng đều giữa các đơn vị hành chính đã gây nên sức ép đáng kể đến quản lý và sử dụng tài

45 nguyên nước, đặc biệt là những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và dân cư đông đúc tỉnh như Long Xuyên, Châu Thành, Thoại Sơn

Bảng 4.4 Số doanh nghiệp và số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh An Giang Đơn vị hành chính

Số doanh nghiệp đang hoạt động Số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động

An Phú 204 211 195 204 240 1.056 1.108 957 1.012 1.149 Tân Châu 322 370 375 320 325 2.029 2.460 2.156 2.098 2.118 Phú Tân 236 230 243 222 246 1.913 1.768 1.729 1.592 1.742 Châu Phú 296 325 295 286 329 3.262 3.269 3.174 2.943 3.923 Tịnh Biên 150 160 153 163 183 745 902 726 844 704 Tri Tôn 241 267 276 276 309 2.392 2.398 2.224 2.138 2.271 Châu Thành 224 229 237 235 260 10.509 12.009 13.005 13.523 17.434 Chợ Mới 397 439 394 397 471 2.824 3.116 2.869 2.310 3.188 Thoại Sơn 212 252 255 261 287 3.066 4.689 8.433 6.616 9.070

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Cục thống kê tỉnh An Giang (2023)

4.1.3 Sự biến động nguồn nước mặt

Nguồn tài nguyên nước mặt của An Giang tồn tại chủ yếu là dạng nước ngọt ở các sông, hồ và các vùng đất ngập nước Nguồn nước ngọt dồi dào từ

02 con sông lớn chảy qua địa phận tỉnh là sông Tiền (dài 80 km) và sông Hậu (dài 100 km) Lưu lượng trung bình năm của sông Tiền, sông Hậu vào khoảng 13.500 m 3 /s Ngoài các sông lớn như sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao…

An Giang còn có hệ thống kênh, rạch với mật độ sông ngòi thuộc nhóm cao nhất trong các tỉnh ĐBSCL

Theo số liệu từ hai trạm thủy văn Tân Châu (Hình 4.4) và Châu Đốc (Hình 4.5), lượng mưa và lưu lượng dòng chảy có sự biến động đáng kể trong giai đoạn 2019 - 2023 Trạm Tân Châu ghi nhận mực nước trung bình cao nhất vào năm 20122 (141 cm) và thấp nhất vào năm 2020 (94 cm), trong khi tổng lượng dòng chảy đạt đỉnh vào năm 2022 với 383,6 tỷ m³ và thấp nhất vào năm

2020 với 257,2 tỷ m³ Tương tư, mực nước trung bình cao nhất tại trạm Châu Đốc cao nhất vào năm 2022 (137 cm) và thấp nhất vào năm 2020 (97 cm) với

Áp lực đối với khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại tỉnh An

4.2.1 Áp lực từ nhu cầu sử dụng nước

Dựa trên kết quả dự báo dân số và dự báo đến năm 2030, lượng nước sinh hoạt cần sử dụng sẽ là 253.545,9 m³/ngày đêm và năm 2050 là 291.510,7 m³/ngày đêm Trong khi đó, toàn tỉnh hiện có 188 công trình nhà máy và trạm cấp nước tập trung với tổng công suất thiết kế là 186.754 m³/ngày nhưng hiện đang là 215.145 m³/ngày, vượt quá công suất thiết kế trung bình khoảng 15% Với nhu cầu sử dụng nước dự báo sẽ tiếp tục tăng cao, tỉnh An Giang sẽ phải đối mặt với áp lực lớn trong việc quản lý và cung cấp nước sạch

Bảng 4.5 Dự báo dân số và nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050

TT Đơn vị hành chính

Dân số (người) Dự báo nhu cầu sử dụng nước (m 3 /ngày.đêm) Năm 2030 Năm 2050 Năm 2030 Năm 2050

Tổng hợp từ Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Nghiên cứu của Nguyen et al (2020), tăng trưởng dân số và đô thị hóa là những yếu tố chính gây ra áp lực lên hệ thống cấp nước và xử lý nước thải Đặc biệt, các khu vực đô thị hóa cao thường gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn nước sạch và xử lý nước thải hiệu quả Tình trạng này càng nghiêm trọng hơn khi hạ tầng cấp nước không được nâng cấp kịp thời để đáp ứng nhu cầu tăng cao của dân số Ngoài ra, sự gia tăng dân số không chỉ làm tăng nhu cầu nước mà còn làm gia tăng lượng nước thải, gây áp lực lớn lên hệ thống xử

48 lý nước thải Khi hệ thống này không đủ khả năng xử lý, nước thải chưa qua xử lý sẽ đổ thẳng vào các nguồn nước mặt, gây ô nhiễm nghiêm trọng Đặc biệt, tại các kênh rạch nhỏ và khu vực đô thị, tình trạng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái (Tran et al 2019).

Hình 4.6 cho thấy, nhu cầu nước sinh hoạt tăng mạnh từ 167.874 m³/ngày.đêm năm 2020 lên 253.546 m³/ngày.đêm năm 2030 và đạt 291.511 m³/ngày.đêm vào năm 2050, phản ánh sự gia tăng dân số và tỷ lệ đô thị hóa cao Ngược lại, nhu cầu nước cho trồng trọt giảm từ 13.800.000 m³/ngày.đêm năm 2020 xuống còn 12.295.089 m³/ngày.đêm từ năm 2030 và duy trì đến năm 2050 Điều này có thể do sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, áp dụng các phương pháp tưới tiêu tiết kiệm nước hoặc giảm diện tích canh tác lúa nước Nhu cầu nước cho chăn nuôi và thủy sản đều tăng mạnh, với chăn nuôi tăng từ 14.552 m³/ngày.đêm năm 2020 lên 42.808 m³/ngày.đêm năm

2050 và thủy sản từ 90.674 m³/ngày.đêm năm 2020 lên 241.118 m³/ngày.đêm năm 2050 Điều này có thể liên quan đến việc mở rộng quy mô chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản Trong khi đó, nhu cầu nước cho công nghiệp giảm từ 52.133 m³/ngày đêm năm 2020 xuống còn 22.009 m³/ngày.đêm năm 2050 Nhu cầu nước cho du lịch tăng đáng kể từ 2.204.000 m³/ngày.đêm năm 2020 lên 3.796.100 m³/ngày đêm năm 2050, phản ánh sự phát triển ngành du lịch

Hình 4.6 Nhu cầu sử dụng nước năm 2020 và dự báo đến năm 2030 và 2050

Sinh hoạt Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Công nghiệp Du lịch Năm 2020 167.874 13.800.000 14.552 90.674 52.133 2.204.000 Năm 2030 253.546 12.295.089 26.578 140.822 26.368 2.623.920 Năm 2050 291.511 12.295.089 42.808 241.118 22.009 3.796.100

Tổ ng lượ ng n ướ c sử d ụn g (m 3 /n gà y đ êm )

Sự gia tăng nhu cầu nước sinh hoạt, chăn nuôi, thủy sản và du lịch đặt ra nhiều thách thức lớn cho tỉnh An Giang Sự giảm nhẹ nhu cầu nước trong trồng trọt và sinh hoạt có thể do ứng dụng công nghệ tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả sử dụng nước Tuy nhiên nếu không quản lý tốt vẫn có thể gặp khó khăn trong mùa khô, trong khi biến đổi khí hậu sẽ làm tăng thêm sự biến động trong cung cấp nước (FAO, 2020) Những thách thức này yêu cầu một chiến lược quản lý nước bền vững và hiệu quả, nhằm đảm bảo đủ nước cho nhu cầu hiện tại và tương lai, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên nước trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và gia tăng dân số

4.2.2 Áp lực từ thay đổi cơ cấu sử dụng đất

Theo Cục thống kê tỉnh An Giang (2023), tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh năm 2022 là 353.683 ha Trong đó, huyện Tri Tôn có diện tích lớn nhất 60.072 ha (chiếm 16,98%) và Châu Đốc có diện tích nhỏ nhất 10.558 ha (chiếm 2,99%) Diện tích đất nông nghiệp là 295,927 ha (chiếm 83,7%); đất phi nông nghiệp là 56,116 ha (chiếm 15,9%); đất chưa sử dụng là 1.639,6 ha (chiếm 0,5%) chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng

Bảng 4.6 Diện tích đất tự nhiên của tỉnh An Giang năm 2020 Đơn vị hành chính Tổng số Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đất ở

An Phú 22.629,8 18.288,8 6,6 - - 1.257,1 4,9 1.111,4 202,4 Tân Châu 17.672,9 13.323,8 4,8 - - 1.011,9 4,0 915,4 82,4 Phú Tân 31.260,6 25.258,6 9,1 - - 1.903,4 7,5 1.196,2 130,7 Châu Phú 45.136,6 37.455,9 13,5 - - 2.875,8 11,3 1.400,9 117,1 Tịnh Biên 35.459,2 25.890,7 9,3 4.752,0 41,0 2.878,8 11,3 1.179,7 84,2 Tri Tôn 60.072,0 46.610,6 16,7 6.437,5 55,5 4.565,8 17,9 1.212,7 102,8 Châu Thành 35.429,7 29.773,4 10,7 - - 2.765,0 10,9 1.248,5 103,0 Chợ Mới 36.864,5 27.084,2 9,7 - - 2.146,0 8,4 2.641,8 211,6 Thoại Sơn 47.103,8 40.437,9 14,5 182,9 1,6 3.386,9 13,3 1.325,3 50,2

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Cục thống kê tỉnh An Giang (2023)

Năm 2022, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh An Giang là 353.668 ha, tăng

15 ha do điều chỉnh ranh giới giữa tỉnh An Giang và Kiên Giang; tỉnh An Giang và Đồng Tháp Diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh năm 2022 là 278.423 ha, giảm 2.589 ha so với năm 2015 Đất sản xuất nông nghiệp giảm mạnh nhất với 4.290 ha, chủ yếu do đất trồng cây hàng năm giảm 12.958 ha, trong đó đất trồng lúa giảm 12.447 ha Ngược lại, diện tích đất trồng cây lâu năm tăng 8.668 ha và đất nuôi trồng thủy sản tăng 1.564 ha Đối với đất phi nông nghiệp, tổng diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh năm 2022 là 56.116 ha, tăng 2.439 ha so với năm 2015, trong đó đất ở và đất chuyên dùng tăng lần lượt 554 ha và 1.935 ha

Bảng 4.7 Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang trong giai đoạn

TT Mục đích sử dụng

1 Đất nông nghiệp 295.927 83,7 298.516 84,4 -2.589 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 278.423 78,7 282.713 79,9 -4.290 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 253.165 71,6 266.123 75,2 -12.958 1.1.1.1 Đất trồng lúa 241.985 68,4 254.432 71,9 -12.447

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 11.180 3,2 11.691 3,3 -511

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 25.258 7,1 16.590 4,7 8.668 1.2 Đất lâm nghiệp 11.595 3,3 11.636 3,3 -41 1.2.1 Đất rừng sản xuất 2.298 0,6 2.002 0,6 296 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 8.011 2,3 8.750 2,5 -739 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.286 0,4 884 0,2 402 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5.569 1,6 4.005 1,1 1.564 1.4 Đất nông nghiệp khác 340 0,1 162 0,0 178

2.1.1 Đất ở tại nông thôn 10.543 3,0 10.410 2,9 133 2.1.2 Đất ở tại đô thị 3.510 1,0 3.089 0,9 421 2.2 Đất chuyên dùng 25.445 7,2 23.510 6,6 1.935 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1.663 0,5 1270 0,4 393

2.2.4.1 Đất khu, cụm công nghiệp 331 0,1 360 0,1 -29

2.2.4.2 Đất thương mại, dịch vụ 298 0,1 312 0,1 -14

2.2.4.3 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp 750 0,2 595 0,2 155

2.2.4.4 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản 285 0,1 3 0,0 282

2.2.5 Đất có mục đích công cộng 21.727 6,1 21.203 6,0 524

2.3 Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng 454 0,1 420 0,1 34

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT 335 0,1 311 0,1 24

2.5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 15.260 4,3 15.554 4,4 -293

2.6 Đất có mặt nước chuyên dùng 552 0,2 368 0,1 184

2.7 Đất phi nông nghiệp khác 16 0,0 16 0,0 0

Nguồn: Số liệu thống kê đất đai các năm 2015 và 2022 của tỉnh An Giang

4.2.3 Áp lực từ nước thải và chất thải

Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh An Giang giai đoạn 2016 –

2020, toàn tỉnh phát sinh khoảng 176.000 m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm khoảng 72.000 m³/ngày Toàn tỉnh có 11 huyện, thị xã, thành phố nhưng chỉ có 2 hệ thống xử lý nước thải tại Châu Đốc và Long Xuyên, với công suất lần lượt là 5.000 m³/ngày và 30.000 m³/ngày Tại khu công nghiệp Bình Hòa và Bình Long, nước thải dao động từ 125,2 đến 722,2 m³/ngày và từ 1.349 đến 2.254 m³/ngày, với hệ thống xử lý tương ứng là 2.000 m³/ngày và 4.000 m³/ngày Tỉnh có 8 cụm công nghiệp nhưng chưa đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung Các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ và 29 làng nghề trên địa bàn tỉnh thường không có hệ thống xử lý nước thải hiệu quả do quy mô nhỏ và nằm phân tán, gây khó khăn trong việc giảm thiểu ô nhiễm

Dự báo dân số tỉnh An Giang sẽ tăng từ 1,905 triệu người hiện nay lên khoảng 1,945 triệu vào năm 2030, với tỷ lệ đô thị hóa dự kiến đạt trên 50%

52 Điều này sẽ làm tăng nhu cầu về nước sạch và đồng thời phát sinh nhiều nước thải hơn, gây áp lực lớn lên nguồn nước của tỉnh Nước thải sinh hoạt và công nghiệp, nước thải từ các ao/hầm nuôi trồng thủy sản, nước chảy tràn qua các làng bè nuôi cá, các bãi rác và các vùng đất canh tác nông nghiệp, nước thải vệ sinh chuồng trại chăn nuôi hiện đang là những nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chính yếu trên địa bàn tỉnh

Theo Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang (2023), toàn tỉnh hiện phát sinh khoảng 1.150 tấn chất thải rắn sinh hoạt mỗi ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 527 tấn/ngày (45,8%) và nông thôn chiếm 623 tấn/ngày (54,2%) Việc thu gom rác đã được thực hiện tại tất cả các xã, phường, thị trấn, đạt khoảng

820 tấn/ngày (71,3%) và chủ yếu được xử lý bằng chôn lấp hợp vệ sinh (66,3%), đốt (5,5%), và ủ phân Tuy nhiên, khoảng 330 tấn/ngày vẫn chưa được thu gom và người dân tự xử lý Chất thải rắn công nghiệp, chiếm khoảng 30% chất thải sinh hoạt (338 tấn/ngày), được thu gom và xử lý đúng quy định Chất thải nguy hại, chủ yếu từ các bệnh viện và trạm y tế, đạt khối lượng thu gom 578 tấn/năm (99,4%) vào năm 2020 Chất thải rắn nông nghiệp được tự thu gom, tái sử dụng hoặc xử lý tại chỗ, trong khi bao bì thuốc bảo vệ thực vật chỉ thu gom và xử lý được khoảng 25 tấn/năm trong số 300 tấn thải ra Do điều kiện địa hình phân tán, hệ thống kênh rạch chằng chịt, dân cư phân bố không tập trung nên tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải của tỉnh chưa cao (71%), đặc biệt là khu vực nông thôn khoảng 55-60%

Mặc dù tỷ lệ thu gom rác thải đã tăng lên trong thời gian qua nhưng với lượng rác thải mỗi ngày càng nhiều gây ra áp lực lên các bãi rác Hiện nay, toàn tỉnh có 05 khu xử lý rác thải tập trung, gồm: (1) Khu liên hợp xử lý chất thải rắn cụm Long Xuyên - Châu Thành; (2) Khu xử lý rác thải Kênh 10 - Châu Đốc; (3) Khu xử lý chất thải rắn Phú Thạnh - Phú Tân hiện; (4) Nhà máy xử lý chất thải rắn Thoại Sơn; (5) Nhà máy xử lý chất thải rắn Chợ Mới (công nghệ đốt) với tổng công suất xử lý 820 tấn/ngày, ít hơn lượng chất thải phát sinh 330 tấn/ngày Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh hiện có 29 bãi rác thải sinh hoạt

53 chôn lấp không hợp vệ sinh Nghiên cứu của Rusu et al (2017) cho thấy các bãi chôn lấp gây ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm và nước mặt, cả trong thời gian sử dụng và sau khi đóng cửa Các chất gây ô nhiễm có thể ngấm vào nước ngầm và chảy tràn đến các khu vực nước mặt trong bán kính 200 m Nếu các bãi rác không được quản lý đúng cách, các chất ô nhiễm như amoni, nitrat, kim loại nặng, và các chất hữu cơ độc hại sẽ đi vào nguồn nước ngầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống cấp nước (Yang et al., 2014)

4.2.4 Áp lực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng

4.1.4.1 Sự biến đổi nhiệt độ

Theo báo cáo môi trường của tỉnh An Giang, nhiệt độ trung bình tại trạm Châu Đốc là 27°C, với xu hướng nhiệt độ trung bình năm tăng 0,021°C mỗi năm Nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,2°C vào năm 2016 và thấp nhất là 26,5°C vào năm 1992, tương đương mức tăng nhiệt độ trung bình mỗi thập kỷ là 0,21°C, cao hơn mức trung bình cả nước là 0,1°C mỗi thập kỷ Nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 25,5 - 28,4°C, với tháng IV có nhiệt độ trung bình cao nhất và tháng I thấp nhất Theo kịch bản RCP4.5, đến năm 2025, lượng mưa năm sẽ tăng 4,2%, với mùa mưa tăng 3,9% và mùa khô tăng 6,5% Đến năm 2030, lượng mưa năm tăng 7,1%, với mùa mưa tăng 7,3% và mùa khô tăng 7,5% Đến năm 2050, lượng mưa năm tăng 9,1%, với mùa mưa tăng 4,7% và mùa khô tăng 24,6% Theo kịch bản RCP8.5, đến năm 2025, mức độ biến đổi nhiệt độ trung bình năm tăng 0,9-1°C Đến năm 2030, mức tăng nhiệt độ trung bình năm là 1-1,2°C Vào năm 2050, nhiệt độ trung bình, tối cao và tối thấp tăng tương ứng là 1,8°C, 2°C và 1,8°C Những thay đổi này đặt ra áp lực lớn đối với việc khai thác và sử dụng nước tại tỉnh An Giang, đòi hỏi các biện pháp quản lý tài nguyên nước hiệu quả hơn để ứng phó với tình trạng nhiệt độ và lượng mưa biến động mạnh, ảnh hưởng đến nguồn nước ngọt và kiểm soát ô nhiễm nước

4.1.4.2 Sự biến đổi lượng mưa

Lượng mưa trung bình năm của tỉnh dao động từ 1257-1466 mm, lượng mưa trung bình nhiều năm cao nhất tại trạm Châu Đốc (1466 mm) và thấp

Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước tỉnh An Giang

4.3.1 Hiện trạng cấp thoát nước tại tỉnh An Giang

An Giang hiện có 21 nhà máy nước tại đô thị, toàn tỉnh hiện có 188 nhà máy và trạm cấp nước tập trung với tổng công suất thiết kế là 186.754 m³/ngày, nhưng công suất khai thác hiện đang là 215.145 m³/ngày Trong đó, nhà máy nước Bình Đức tại Long Xuyên có công suất 34.000 m³/ngày đêm và hệ thống cấp nước tại Châu Đốc có công suất 20.000 m³/ngày đêm Đối với khu vực nông thôn, An Giang có 167 trạm cấp nước tập trung, với các hệ thống quản lý theo 4 hình thức Trong đó, Công ty Cổ phần Điện nước An Giang quản lý 115 trạm với công suất 34.750 m³/ngày, Trung tâm nước sạch và Vệ sinh môi trường quản lý 30 trạm với công suất 12.154 m³/ngày, tư nhân quản lý 19 trạm với công suất 5.380 m³/ngày và Đồn biên phòng quản lý 3 trạm với công suất 750 m³/ngày Các trạm này hoạt động khá tốt với tỷ lệ bền vững đạt 96,04%, trung bình 2,48% và kém hiệu quả chỉ 1,49%

Theo kết quả tổng hợp từ Bảng 4.5, dự báo nhu cầu sử dụng nước của tỉnh An Giang đến 2025 là 253.545 m³/ngày và năm 2030 là 291.510 m³/ngày, vượt lần lượt 66.791 m³/ngày và 101.756 m³/ngày so với khả năng cung cấp nước hiện tại của toàn tỉnh Sự gia tăng nhu cầu này sẽ gây ra áp lực rất lớn trong việc cung cấp nước sạch cho toàn tỉnh, đòi hỏi các biện pháp và chiến lược quản lý tài nguyên nước hiệu quả để đảm bảo cung cấp đủ nước cho người dân và các hoạt động kinh tế

Từ năm 2019 đến 2023, tỉnh An Giang đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc cung cấp nước sạch cho người dân Tỷ lệ dân số đô thị được cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước đã tăng từ 99,62% lên 100%, cho thấy toàn bộ dân số đô thị hiện đã tiếp cận được với nước sạch Đồng thời, tỷ lệ người dân sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh cũng đạt mức cao 98,31%, phản ánh sự cải thiện đáng kể trong chất lượng và hạ tầng cung cấp nước Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ nhỏ dân số cần được chú trọng để đảm bảo mọi người dân đều tiếp cận được nguồn nước sạch và hợp vệ sinh

4.3.1.1 Hiện trạng thoát nước nước

Ngoại trừ hai thành phố Long Xuyên và Châu Đốc đã xây dựng được hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng biệt, các đô thị khác trong tỉnh vẫn đang sử dụng hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải sinh hoạt Tại Long Xuyên, hai nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất 30.000 m³/ngày.đêm đã được xây dựng, đảm bảo xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường Trong khi đó, Châu Đốc đã đưa vào vận hành hệ thống thu gom và xử lý nước thải với công suất 5.000 m³/ngày.đêm Tuy nhiên, các đô thị khác do thiếu vốn đầu tư nên vẫn chưa có hệ thống thoát nước đồng bộ, gây ra tình trạng ngập lụt và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng Tại các thị trấn và đô thị loại IV, V trên địa bàn tỉnh, hệ thống thoát nước còn chưa hoàn thiện Nước mưa thường được thu gom và xả trực tiếp ra các sông, kênh, rạch do các tuyến cống thoát nước chưa được kết nối đồng bộ, dẫn đến hiệu quả thoát nước kém và tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra

Tại các khu vực nông thôn, hầu như chưa có hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh, chỉ một số khu vực trung tâm xã có hệ thống mương thoát nước cục bộ Nước thải thường thẩm thấu vào đất hoặc theo địa hình tự nhiên, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường cao

Các khu công nghiệp tại tỉnh An Giang đã đầu tư hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt, với các trạm xử lý nước thải tập trung Cụ thể, khu công nghiệp Bình Hòa có công suất xử lý 2.000 m³/ngày.đêm và khu công nghiệp Bình Long có công suất 4.000 m³/ngày.đêm Hạ tầng thoát nước tại các cụm công nghiệp cũng đã được xây dựng riêng cho nước mưa và nước thải

4.3.2 Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước tại tỉnh An Giang

4.3.2.1 Thông tin chung về các đối tượng phỏng vấn

Trong 40 hộ gia đình được khảo sát, có 60% người trả lời là nam giới và nữ là 40% Về nghề nghiệp, các hộ phỏng vấn chủ yếu là công nhân (47,5%), tiếp theo là công chức/viên chức nhà nước (27,5%) và làm ruộng (22,5%), buôn bán chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,5%) Trình độ học vấn cho thấy 40% số người được phỏng vấn có trình độ đại học hoặc cao đẳng, trong khi 32,5%

58 hoàn thành trung học phổ thông, 17,5% hoàn thành trung học cơ sở và 10% hoàn thành tiểu học Phần lớn các gia đình có từ 4 đến 6 thành viên (87,5%), với chỉ 10% có từ 1 - 3 người và 2,5% có hơn 6 người Độ tuổi trung bình của người được phỏng vấn là 33,03 tuổi Những số liệu này phản ánh cơ cấu dân cư đa dạng và trình độ học vấn khá cao, tạo cơ sở cho các phân tích sâu hơn về các vấn đề xã hội, kinh tế và quản lý tài nguyên nước trong khu vực

4.3.2.2 Hiện trạng sử dụng nước của các hộ dân

Kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy, có 66,7% sử dụng nước máy, 20% sử dụng nước sông và 13,3% sử dụng nước mưa Người dân vẫn có thói quen nước sông và nước mưa để sinh hoạt có thể tiềm ẩn rủi ro về an toàn nước, đặc biệt là trong bối cảnh biến đổi khí hậu và ô nhiễm nguồn nước ngày càng gia tăng Lượng nước sinh hoạt, ăn uống trung bình hằng tháng của người dân tại Long Xuyên là 4 m 3 /người/tháng, Châu Phú là 3,6 m 3 /người/tháng và An Phú là 3,0 m 3 /người/tháng, Long Xuyên là khu vực đô thị nên nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt cũng cao hơn các khu vực khảo sát khác

Mục đích sử dụng nước chủ yếu là cho sinh hoạt (70,2%), trong khi tưới tiêu chiếm 22,8% và nuôi trồng thủy sản chỉ chiếm 7,0% Tỷ lệ cao sử dụng nước cho sinh hoạt đòi hỏi nguồn nước sạch và ổn định, trong khi nhu cầu cho tưới tiêu và nuôi trồng thủy sản mặc dù thấp hơn nhưng vẫn cần được quản lý cẩn thận để đảm bảo hiệu quả sản xuất Nguồn nước phục vụ cho hoạt động trồng trọt đều được cung cấp từ nước sông Vào mùa mưa, nước dâng cao chỉ cần mở đê cho nước vào, lúc nước kém thì dùng máy bơm dẫn nước vào để tưới tiêu Theo FAO (2017), quản lý nước hiệu quả cho nông nghiệp là một trong những yếu tố then chốt để đảm bảo an ninh lương thực và phát triển bền vững Chỉ có 55% hộ dân có trữ nước, tất cả đều trữ nước máy và cho vào bồn chứa Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2019), việc trữ nước hợp lý và sử dụng nước máy là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến nước, nhưng cần đảm bảo chất lượng nước máy luôn đạt chuẩn

Kết quả phỏng vấn phương thức xử lý nước thải của nông hộ cho thấy có 47,5% số hộ thải nước trực tiếp ra sông hồ và 52,5% thải vào cống thu gom/hố

59 tự hoại Đặc trưng của nước thải sinh hoạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, BOD5 và các hợp chất hữu cơ chứa nitơ rất cao, coliform và các vi khuẩn Bên cạnh đó, còn chứa dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt phát sinh do sử dụng các chất tẩy rửa trong sinh hoạt, do đó việc thải nước thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái (Lê Hoàng Việt, 1998) Với hiện trạng sử dụng và quản lý nước tại An Giang như hiện nay đòi hỏi sự quan tâm và đầu tư lớn hơn từ các cấp chính quyền Đồng thời, cần đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh, tăng cường trữ nước trong cộng đồng và có các biện pháp xử lý nước thải hiệu quả hơn để bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của người dân

Hình 4.8 Nguồn nước và mục đích sử dụng nước của các hộ dân tại khu vực khảo sát

4.3.2.3 Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường nước tỉnh An Giang

Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường nước tỉnh An Giang bao gồm

118 vị trí quan trắc khác nhau Cụ thể, có 71 vị trí quan trắc môi trường nước mặt được thực hiện 6 lần mỗi năm, 12 vị trí quan trắc môi trường nước dưới đất với tần suất 4 lần mỗi năm, và 35 vị trí quan trắc môi trường không khí cũng được tiến hành 6 lần mỗi năm Bên cạnh đó, quan trắc xâm nhập mặn được thực hiện tại 8 trạm/điểm ở 2 huyện Thoại Sơn và Tri Tôn từ tháng 3 đến tháng 6 Để tăng cường năng lực quản lý, An Giang đã triển khai dự án trang bị trạm quan trắc môi trường tự động, bao gồm việc lắp đặt mới 11 trạm quan

Nước máy Nước sông Nước mưa

Sinh hoạt Tưới tiêu Nuôi trồng thủy sản

60 trắc tự động môi trường nước mặt (trong đó có 4 trạm tích hợp quan trắc xâm nhập mặn), 1 trạm quan trắc tự động môi trường không khí, cùng với việc nâng cấp 1 trạm quan trắc tự động môi trường nước mặt và 1 trạm quan trắc nước thải khu công nghiệp Tỉnh cũng đầu tư vào thiết bị cho Trung tâm điều hành để đảm bảo hiệu quả trong quản lý môi trường

4.3.2.4 Hiện trạng và diễn biến chất lượng nước mặt

Kết quả số liệu quan trắc môi trường nước tại An Giang từ 2019 - 2023 cho thấy, chất lượng môi trường nước tại các khu vực khảo sát theo chỉ số WQI dao động từ mức kém - sử dụng cho giao thông thủy đến mức tốt - sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp, trong đó đa phần ở mức kém - sử dụng cho giao thông thủy, chất lượng nước tại khu vực hồ búng có chất lượng nước tương đối tốt hơn

Các giải pháp quản lý đối với tài nguyên nước tỉnh An Giang

4.5.1 Các chính sách, pháp luật và hoạt động bảo vệ tài nguyên nước tại tỉnh An Giang

Trong những năm qua, tỉnh An Giang đã triển khai nhiều chính sách và pháp luật nhằm bảo vệ và quản lý tài nguyên nước một cách hiệu quả Các văn bản pháp lý quan trọng bao gồm Luật Tài nguyên nước, Nghị định số 201/2013/NĐ-CP về quản lý tài nguyên nước, Công văn số 2378/BTNMT- TNN ngày 04/5/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc triển khai thực hiện Nghị định số 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các quy định của UBND, HĐND tỉnh An Giang về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh được trình bày ở Bảng 4.13 Hiện các văn bản này bao quát nhiều khía cạnh khác nhau của quản lý tài nguyên nước, từ việc quy hoạch, khai thác, bảo vệ đến sử dụng nước mặt và nước ngầm, số lượng khá đa dạng được cập nhật phù hợp với quy hoạch và xu hướng phát triển của tỉnh cho thấy sự chú trọng của tỉnh An Giang trong việc ban hành các quy định pháp lý liên quan đến quản lý và sử dụng tài nguyên nước

Chất lượng nước Nguồn lợi thủy sản Đa dạng sinh học Sạt lở bờ sông

Không ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Ảnh hưởng đáng kể Ảnh hưởng nghiêm trọng Ảnh hưởng rất nghiêm trọng

Bảng 4.12 Thống kê các văn văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong quản lý tài nguyên nước tại tỉnh An Giang

TT Tên văn bản Số hiệu Ngày ban hành

Ban hành Bản quy định về quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh

Bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước Đảm bảo quyền lợi của người dân

Quản lý và điều tiết sử dụng nước

Phòng chống và giảm thiểu các tác động tiêu cực

Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh An Giang

50/2010/QĐ- UBND 04/11/2010 Quyết định Đảm bảo cung cấp nước sạch cho người dân Khuyến khích đầu tư vào hạ tầng cấp nước Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp

Nâng cao chất lượng dịch vụ và nâng cao nhận thức của cộng đồng

Quy định quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang

38/2015/QĐ- UBND 10/11/2015 Quyết định Đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu dân sinh và phát triển kinh tế

Phòng chống và giảm thiểu tác động của thiên tai liên quan đến nước Tăng cường quản lý và giám sát

Hỗ trợ phát triển các dự án và công trình quản lý nước

Về việc ban hành Quy hoạch tài nguyên nước tỉnh An Giang đến năm

Phòng chống và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu

Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái

Tạo cơ sở pháp lý và khoa học cho quản lý tài nguyên nước

Về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh

Phát triển cơ sở hạ tầng Đảm bảo an toàn lao động Ứng phó với biến đổi khí hậu

Cập nhật và phù hợp với thực tế

Về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn

Quản lý và sử dụng tài nguyên nước bền vững Phòng chống ngập úng Đảm bảo an toàn vệ sinh

TT Tên văn bản Số hiệu Ngày ban hành

Phân loại Mục đích tỉnh An Giang Phát triển cơ sở hạ tầng thoát nước và ứng phó với BĐKH

Quy định mức thu, chế độ thu, miễn, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo kết quả thăm dò đánh giá trữ lượng, khai thác, sử dụng nước dưới đất trên địa bàn tỉnh An

Tạo nguồn thu cho ngân sách địa phương Đảm bảo chi phí thẩm định hợp lý

Khuyến khích tuân thủ pháp luật

Khuyến khích bảo vệ tài nguyên nước Đảm bảo công bằng và minh bạch

Tăng cường quản lý tài nguyên nước dưới đất Nâng cao nhận thức và trách nhiệm

Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội Bảo vệ môi trường

Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định hồ sơ, điều kiện hành nghề khoan nước dưới đất trên địa bàn tỉnh An

Quy định mức thu, chế độ thu, miễn, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng nước mặt trên địa bàn tỉnh

Quy định mức hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn tỉnh

Tăng cường phát triển nông nghiệp bền vững Đảm bảo an ninh lương thực

Thúc đẩy đổi mới công nghệ

Hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn

Ban hành Quy chế quản lý, bảo đảm an toàn đập của hồ chứa nước và các hoạt động quản lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên môi trường hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh An Giang

26/2019/QĐ- UBND 19/07/2019 Quyết định Đảm bảo an toàn đập và hồ chứa nước Quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước Khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến Đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt

Ban hành đơn giá thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh An Giang

83/2019/QĐ- UBND 31/12/2019 Quyết định Điều tiết sử dụng đất và mặt nước

Hỗ trợ phát triển nông nghiệp và sản xuất

Công bằng và công khai

Quy định về trình tự lập, thẩm định, phê duyệt dự toán chi phí lập Báo cáo đánh giá

39/2020/QĐ- UBND 16/09/2020 Quyết định Đảm bảo tuân thủ pháp luật Đảm bảo chất lượng báo cáo

TT Tên văn bản Số hiệu Ngày ban hành

Phân loại Mục đích tác động môi trường,

Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh

Quản lý nguồn lực Khuyến khích sử dụng công nghệ tiên tiến

Quy định tỷ lệ để lại tiền phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An Giang

Sử dụng cho việc đưa ra các giải pháp công nghệ xử lý nước thải tại các địa phương

Về việc phê duyệt phương án giá và lộ trình thực hiện giá dịch vụ thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh An

Khuyến khích tiết kiệm và sử dụng hiệu quả Đảm bảo chất lượng dịch vụ Đầu tư và phát triển hạ tầng

Tăng cường hợp tác công – tư

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 62/2021/QĐ- UBND ngày 20 tháng 12 năm

2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt phương án giá và lộ trình thực hiện giá dịch vụ thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh An

Quy định giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt trên địa bàn tỉnh An

Khuyến khích sử dụng tiết kiệm Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

Hỗ trợ cho người dân và thúc đẩy phát triển bền vững

Quy định phân cấp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh An

08/2023/QĐ- UBND 15/03/2023 Quyết định Đảm bảo an toàn và ổn định công trình

Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo Khuyến khích sử dụng hiệu quả nguồn nước Bảo vệ tài nguyên nước và phát triển bền vững

Mặc dù có nhiều quy định và nghị quyết được ban hành, nhưng việc giám sát và thực thi các quy định này có thể chưa hiệu quả Các cơ quan chức năng có thể thiếu nguồn lực hoặc cơ chế để đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định này Một số quy định có thể gây ra sự chồng chéo hoặc mâu thuẫn trong việc thực thi Ví dụ, các quy định về quản lý nước ngầm và nước mặt có thể

76 chưa được phối hợp một cách đồng bộ, dẫn đến khó khăn trong quản lý tổng thể Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật có thể chưa được cập nhật kịp thời để phản ánh những thay đổi trong điều kiện thực tế và các thách thức mới Ví dụ, biến đổi khí hậu và thay đổi mô hình kinh tế có thể tạo ra những vấn đề mới mà các quy định hiện tại chưa thể bao quát Chính sách quản lý tài nguyên nước có thể chưa đủ cơ chế để thu thập và phản hồi ý kiến từ cộng đồng và các bên liên quan Việc thực thi các chính sách quản lý tài nguyên nước đòi hỏi nhiều nguồn lực tài chính và nhân lực Tuy nhiên, các địa phương có thể gặp khó khăn trong việc huy động đủ nguồn lực cần thiết để thực thi hiệu quả các chính sách này Ngoài ra, việc quản lý tài nguyên nước hiệu quả cần đến các giải pháp công nghệ và kỹ thuật tiên tiến để giám sát, đo lường và xử lý nước Tuy nhiên, các quy định hiện tại có thể chưa thúc đẩy đủ mạnh việc ứng dụng các công nghệ này

Trước các khó khăn và hạn chế trong hoạt động trong cơ chế và chính sách về tài nguyên nước tại vùng nghiên cứu, các giải pháp đề xuất được khuyến nghị như sau:

Sự chồng chéo và thiếu nhất quán giữa các văn bản pháp luật

Rà soát tổng thể các văn bản pháp luật hiện hành liên quan và ban hành các quy định trên cơ sở thống nhất và phù hợp với tình hình thực tế, giảm thiểu sự chồng chéo và mâu thuẫn

Thiếu cơ chế giám sát và thực thi hiệu quả

Cần có cơ chế giám sát chặt chẽ và minh bạch, cùng với việc tăng cường nguồn lực cho các cơ quan quản lý để đảm bảo tuân thủ các quy định

Hạn chế trong việc cập nhật và điều chỉnh chính sách

Thường xuyên rà soát và cập nhật các chính sách, quy định để phản ánh kịp thời những thay đổi về môi trường, kinh tế và xã hội

Thiếu sự tham gia và phản hồi từ cộng đồng

Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng và các bên liên quan trong quá trình xây dựng và thực thi chính sách

Hạn chế trong phối hợp giữa các cơ quan quản lý

Thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan quản lý ở cấp tỉnh và địa phương để đảm bảo quản lý thống

Thiếu tài chính và nguồn lực hỗ trợ Tăng cường ngân sách và huy động nguồn lực tài chính dành cho các chương trình và dự án quản lý tài nguyên nước

Thiếu các giải pháp công nghệ và kỹ thuật tiên tiến

Khuyến khích ứng dụng các công nghệ tiên tiến trong quản lý và giám sát tài nguyên nước để nâng cao hiệu quả và tính bền vững

Chính phủ thực hiện chức năng quản lý tổng thể về tài nguyên nước, nhưng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đảm nhiệm vai trò chính trong việc quản lý tài nguyên nước và lưu vực sông trên phạm vi toàn quốc Ở cấp địa phương, UBND tỉnh chịu trách nhiệm trực tiếp trước Chính phủ về quản lý tài nguyên nước và giao nhiệm vụ này cho Sở Tài nguyên và Môi trường, với sự phối hợp của các sở ngành liên quan

Ngày đăng: 25/09/2024, 14:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển thủy lợi ở ĐBSCL   (Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, 2017)  Theo  Viện  Quy  hoạch  Thủy  lợi  Miền  Nam  (2017),  thủy  lợi  ở  ĐBSCL  trải qua các thời kỳ phát triển như sau: - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 2.1. Các giai đoạn phát triển thủy lợi ở ĐBSCL (Nguồn: Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam, 2017) Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam (2017), thủy lợi ở ĐBSCL trải qua các thời kỳ phát triển như sau: (Trang 29)
Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 2.2. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang (Trang 33)
Hình 2.3. Diễn biến WQI đầu sông Tiền năm 2023 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 2.3. Diễn biến WQI đầu sông Tiền năm 2023 (Trang 43)
Hình 2.4. Diễn biến WQI đầu sông Hậu năm 2023 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 2.4. Diễn biến WQI đầu sông Hậu năm 2023 (Trang 43)
Hình 2.5. Diễn biến WQI cuối sông Hậu năm 2023 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 2.5. Diễn biến WQI cuối sông Hậu năm 2023 (Trang 44)
Hình 2.6. Diễn biến WQI kênh, rạch nội đồng năm 2023 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 2.6. Diễn biến WQI kênh, rạch nội đồng năm 2023 (Trang 44)
Hình 2.3. Sơ đồ mô hình DPSIR (Phạm, 2008) - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 2.3. Sơ đồ mô hình DPSIR (Phạm, 2008) (Trang 51)
Bảng 3.1. Các yếu tố đánh giá theo khung phân tích hệ thống DPSIR ở khu  vực nghiên cứu - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Bảng 3.1. Các yếu tố đánh giá theo khung phân tích hệ thống DPSIR ở khu vực nghiên cứu (Trang 54)
Bảng 4.1. Dân số và mật độ dân số tỉnh An Giang năm 2018 và 2022 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Bảng 4.1. Dân số và mật độ dân số tỉnh An Giang năm 2018 và 2022 (Trang 57)
Hình 4.1. Tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế của tỉnh An Giang - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.1. Tổng sản phẩm phân theo khu vực kinh tế của tỉnh An Giang (Trang 58)
Hình 4.2. Số lượng vật nuôi (con) của tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.2. Số lượng vật nuôi (con) của tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022 (Trang 60)
Hình 4.3. Sản lượng chăn nuôi (tấn) của tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.3. Sản lượng chăn nuôi (tấn) của tỉnh An Giang giai đoạn 2018 – 2022 (Trang 60)
Bảng 4.4. Số doanh nghiệp và số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt  động tại tỉnh An Giang - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Bảng 4.4. Số doanh nghiệp và số lao động trong các doanh nghiệp đang hoạt động tại tỉnh An Giang (Trang 62)
Hình 4.4. Sự thay đổi tổng lượng dòng chảy (m 3 /s) và mực nước trung bình - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.4. Sự thay đổi tổng lượng dòng chảy (m 3 /s) và mực nước trung bình (Trang 63)
Hình  4.6  cho  thấy,  nhu  cầu  nước  sinh  hoạt  tăng  mạnh  từ  167.874  m³/ngày.đêm  năm  2020  lên  253.546  m³/ngày.đêm  năm  2030  và  đạt  291.511  m³/ngày.đêm vào năm 2050, phản ánh sự gia tăng dân số và tỷ lệ đô thị hóa  cao - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
nh 4.6 cho thấy, nhu cầu nước sinh hoạt tăng mạnh từ 167.874 m³/ngày.đêm năm 2020 lên 253.546 m³/ngày.đêm năm 2030 và đạt 291.511 m³/ngày.đêm vào năm 2050, phản ánh sự gia tăng dân số và tỷ lệ đô thị hóa cao (Trang 65)
Bảng 4.6. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh An Giang năm 2020 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Bảng 4.6. Diện tích đất tự nhiên của tỉnh An Giang năm 2020 (Trang 66)
Bảng 4.7. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang trong giai đoạn - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Bảng 4.7. Biến động sử dụng đất nông nghiệp tỉnh An Giang trong giai đoạn (Trang 67)
Hình 4.7. Biến đổi lượng mưa năm tại An Giang - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.7. Biến đổi lượng mưa năm tại An Giang (Trang 71)
Hình 4.8. Nguồn nước và mục đích sử dụng nước của các hộ dân tại khu vực - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.8. Nguồn nước và mục đích sử dụng nước của các hộ dân tại khu vực (Trang 76)
Bảng 4.10. Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất tại tỉnh An Giang giai  đoạn 2019 - 2023 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Bảng 4.10. Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất tại tỉnh An Giang giai đoạn 2019 - 2023 (Trang 81)
Hình 4.9. Tỷ lệ ý kiến nhận định về chất lượng nước tại tỉnh An Giang - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.9. Tỷ lệ ý kiến nhận định về chất lượng nước tại tỉnh An Giang (Trang 82)
Hình 4.10. Tác động của việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại tỉnh An  Giang đến lượng nước cung cấp, chi phí sinh hoạt-sản xuất và chất lượng nước - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.10. Tác động của việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước tại tỉnh An Giang đến lượng nước cung cấp, chi phí sinh hoạt-sản xuất và chất lượng nước (Trang 83)
Hình 4.12. Sản lượng khai thác thủy sản và số lượng lao động khai thác thủy - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.12. Sản lượng khai thác thủy sản và số lượng lao động khai thác thủy (Trang 88)
Hình 4.13. Tác động của suy giảm chất lượng nước và hàm lượng phù sa đến  chất nước cung cấp, nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và sạt lở bờ sông - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.13. Tác động của suy giảm chất lượng nước và hàm lượng phù sa đến chất nước cung cấp, nguồn lợi thủy sản, đa dạng sinh học và sạt lở bờ sông (Trang 89)
Bảng  4.12.  Thống  kê  các  văn  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật  hiện  hành  trong  quản lý tài nguyên nước tại tỉnh An Giang - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
ng 4.12. Thống kê các văn văn bản quy phạm pháp luật hiện hành trong quản lý tài nguyên nước tại tỉnh An Giang (Trang 90)
Hình 4.14. Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nước ở tỉnh An Giang - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.14. Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nước ở tỉnh An Giang (Trang 95)
Hình 4.15. Số lượng giấy phép và lưu lượng khai thác từ năm 2017 - 2024 - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Hình 4.15. Số lượng giấy phép và lưu lượng khai thác từ năm 2017 - 2024 (Trang 96)
Bảng 4.16. Danh mục hệ thống sông tỉnh An Giang - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Bảng 4.16. Danh mục hệ thống sông tỉnh An Giang (Trang 98)
Bảng 4.18. Danh mục các công trình thủy lợi khác phân theo đơn vị quản lý tại  tỉnh An Giang - Luận văn thạc sĩ Chính sách công: Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh An Giang và đưa ra biện pháp quản lý
Bảng 4.18. Danh mục các công trình thủy lợi khác phân theo đơn vị quản lý tại tỉnh An Giang (Trang 100)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w