ngày càng tăng và hậu quả là chất lượng nước ngày cảng kém cùng với các xung đột phát sinh giữa các hoạt động trên.Tuy nhiên, hiện nay có rất ít các đề tài nghiên cứu về sự xung đột phát
Trang 1PHAM MINH QUANG
Chuyên ngành: Quản lý Môi trường
Mã so: 608510
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TP Hô Chí Minh, thang 06 năm 2014
Trang 2Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG TPHCM
Thành phan Hội đồng đánh giá luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vi của Hội đông cham bảo vệ luận văn Thạc si)
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi
luận văn đã được sửa chữa (nêu có).
CHỦ TỊCH HOI DONG TRUONG KHOA MOI TRƯỜNG & TÀI NGUYEN
Trang 3NHIEM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHAM MINH QUANG MSHV: 12260675
Ngày, thang, năm sinh: 08/04/1989 Noi sinh: TP Hồ Chí MinhChuyén nganh: Quản lý Môi trường Mã số: 608510
I TEN DE TÀI: ĐÁNH GIÁ SỰ XUNG ĐỘT PHÁT SINH TRONG QUA TRÌNH SỬ
DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG SÀI GÒNH NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1 Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên nước sông Sai Gòn2 Đánh giá sự xung đột phát sinh trong quá trình sử dụng tài nguyên nước sông Sai Gòn
3 Dé xuất các biện pháp giảm nhẹ sự xung đột nhằm nâng cao khả năng sử dụng tài nguyên
nước sông Sài Gòn trong tương lai.
HI NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QD giao để tài) - c5 ccccececesrerreeIV NGÀY HOÀN THÀNH NHIEM VU: (Ghi theo trong QD giao dé tài) V CAN BO HƯỚNG DAN: PGS TS TRƯƠNG THANH CANH
Tp HCM, ngày tháng năm 20 CÁN BỘ HƯỚNG DÂN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký)
TRUONG KHOA MOI TRUONG & TÀI NGUYÊN
(Ho tên va chữ ky)
Trang 4Tôi xin trân trọng ghi vào trang đầu quyền luận văn này lòng biết ơn sâu sắc đến thay PGS.
TS Truong Thanh Cảnh - Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học
Quốc gia TPHCM) Thầy đã dành hết nhiệt huyết để hướng dẫn và truyền dạy cho tôi nhữngkiến thức và kinh nghiệm quý báu để hoàn thành luận văn nay
Tôi cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thay, cô của Khoa Môi trường - TrườngĐại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) Các thây, cô đã không quản ngại khó khăndé truyền đạt cho tôi những kiến thức trong suốt thời gian 1,5 năm tôi theo học tại trường
Qua luận văn nay, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh dao cùng toàn thé các anh chịtrong Nhà máy nước Tân Hiệp (Tổng Công ty cấp nước Sai Gòn — SAWACO), phòng Tàinguyên nước và Khoáng sản (Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM), phòng Kiểm soát ônhiễm va Trung tâm Quan trac chất lượng Môi trường (Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM),
phòng Quản lý Giao thông thủy (Sở Giao thông Vận tải TPHCM), phòng Tài nguyên và Môi
trường huyện Củ Chi đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quátrình khảo sát thực địa cũng như cho phép tôi sử dụng các tài liệu, số liệu trong suốt quá trình
làm luận văn.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn bạn Trương Tâm Chung, sinh viên năm 4 ngành Quản lý
Môi trường — trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TPHCM) đã hỗ trợ tôitrong suốt quá trình khảo sát cũng như thu thập thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện
luận văn.Chân thành cảm ơn những người bạn cùng khóa cao học ngành Quản lý Môi trường 2012
đã động viên và cho tôi những lời khuyên trong suốt quá trình làm luận văn tốt nghiệp.Cuối cùng, con vô cùng ghi nhớ công ơn của Cha Mẹ và gia đình đã hết lòng quan tâm,chăm lo, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho con trong suốt thời gian qua
Chân thành cảm ơn!
Trang 5Tôi xin cam đoan răng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toản trungthực, chưa từng được ai sử dụng để công bố trong bat kỳ công trình nào khác Các thông tin,tài liệu trích dẫn trong nội dung luận van đã được ghi rõ nguồn gốc và được sự đồng ý củacá nhân cũng như cơ quan có thắm quyên cho phép được sử dụng trong luận văn này.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của các thông tin, kết quả điều tra và số liệu
trong luận văn này.
Tác giả
Phạm Minh Quang
Trang 6Sông Sài Gòn không những đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hộicủa các địa phương trong lưu vực, cụ thé là 4 tinh/thanh: Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phướcvà TPHCM mà còn là nguồn cung cấp nước chính cho hàng triệu người dân Tuy nhiên, cùngvới quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã kéo theo nhu cầu sử dụng tải nguyên nước
trong các hoạt động công nghiệp, sinh hoạt, giao thông, du lịch ngày càng tăng và hậu quả
là chất lượng nước ngày cảng kém cùng với các xung đột phát sinh giữa các hoạt động trên.Tuy nhiên, hiện nay có rất ít các đề tài nghiên cứu về sự xung đột phát sinh từ các hoạt độngtrên trong quá trình sử dụng tài nguyên nước sông Sai Gòn Đề tài nay nghiên cứu về thựctrạng chất lượng nước, hiện trạng sử dụng tài nguyên nước trên sông Sai Gòn (thuộc địa phậnTPHCM) và từ đó chỉ ra các xung đột đã và dang phát sinh hiện nay dé làm tiền dé dé đưa racác giải pháp nhằm làm giảm nhẹ các tác động của sự xung đột trên và định hướng cho
phương pháp sử dụng tài nguyên nước sông Sài Gòn trong tương lai có hiệu quả hơn.Từ khóa: Sông Sài Gòn, Tài nguyên nước, Sự xung đột.
ABSTRACT
Saigon River is not only plays an important role in economic development - of the localsociety in the basin, detail is 4 province/city about: Tay Ninh, Binh Duong, Binh PhuocProvince and Ho Chi Minh City but also the main source of water supply for millions ofpeople However, along with the process of industrialization - modernization has led to thedemand for water resources in industrial operations, activities, transportation, tourism andconsequently increasing water quality increasingly poor with conflicts arising between theactivities However, currently there is little research about the conflicts arising from theoperation of the process of using water resources of the Saigon River This topic is researchedon the status of water quality, current use of water resources on the Saigon River (located inHo Chi Minh City) and from that point out the conflict has arisen to work today premise tooffer solutions to mitigate the impact of conflict on methods and directions for use of thewater resources of the Saigon River in the future more effectively.
Key words: Sai Gon river, Water resource, Conflict.
Trang 7CCN:UBND:GTVT:
HDND:
HEPA:HEPZA:KCN/KCX:NN&PINT:QC VN:TCVN:TN&MT:
TNN:
TPHCM:
Bảo vệ Mỗi trườngCụm Công nghiệpUỷ ban Nhân dânGiao thông Vận tải
Hội đồng Nhân dân
Chi cục Bảo vệ Môi trường TPHCM
Ban Quản lý các Khu chế xuất và Khu công nghiệp TPHCMKhu công nghiệp/Khu chế xuất
Nông nghiệp và Phát triển Nông thônQuy chuẩn Việt Nam
Tiêu chuẩn Việt Nam
Tài nguyên và Môi trườngTài nguyên nước
Thành phố Hỗ Chí Minh
Trang 8Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình tháng và năm (°C) tại một số nơi trong lưu VỰC - 27
Bang 2.2 Độ âm tương đối (%) trung bình tháng và năm một số trạm đo trên lưu vực 27
Bang 2.3 Phân bố lượng mưa (mm) trung bình tháng tại một số địa điểm trên lưu vực 28
Bang 2.4 Thống kê diện tích các loại rừng ở lưu vực sông Sài Gòn — Đồng Nai 30
Bảng 2.5 Tỷ lệ rừng ở các tỉnh thuộc lưu vực sông Sài Gòn — Đồng Nai - 31
Bang 2.6 Các loại dat trong lưu vực sông Sài Gon — Đồng Nai ceeccccseseeseeesesesesseseseeeseseees 32Bảng 2.7 Nhiệt độ và độ âm trung bình tại TPHCM (11111 v2 34Bảng 2.8 Lượng mưa trung bình tại TPHCM G1 1188339101111 113 99 3 1 1 ngư 35Bang 2.9 Phân bố các KCN/KCX ở TPHCM hiện nay va dự kiến quy hoạch tới năm 2020 36
Bảng 2.10 Phân bố các KCN/KCX ở Bình Dương hiện nay và dự kiến quy hoạch tới nămBang 2.11 Phân bố các CCN ở Binh Dương hiện nay và dự kiến quy hoạch tới năm 2020 43
Bảng 4.1 Nhu cau sử dụng nước tại TPHCM năm 2010 và dự báo đến năm 2025 55
Bảng 4.2 Kha năng cấp nước từ các Nhà máy nojéc trên sông Sai Gòn đến năm 2025 56
Bảng 4.3 Kết quả quan trac năm 2012 tại các trạm trên sông Sai Gòn - 2 2 555552 60Bảng 4.4 Số liệu dân số tại các khu vực thuộc lưu vực sông Sai Gòn ở TPHCM 64
Bảng 4.5 Tiêu chuẩn cấp nước tại các vùng ở TPHCM năm 2010 và dự báo năm 2020 65
Bang 4.6 Kết quả ước tính lưu lượng nước thải sinh hoạt 5- - 2 25525252 2*+x+£c£szxezscsd 65Bang 4.7 Hệ số phát thai chat ô nhiễm tính theo đầu người - 2-5 25252 +s+£+£z£zzscs¿ 66Bang 4.8 Hiệu qua xử lý chat 6 nhiễm trên bể tự hoại hoặc các công trình tương tự 67
Bang 4.9 Kết quả ước tính tai lượng chat 6 nhiễm trong nước thải sinh hoạt 67Bang 4.10 Phan tích du lượng thuốc bảo vệ thực vật còn lại trong sÔng sec ssssee 68
Trang 9Bang 4.12.Bang 4.13.Bang 4.14.Bang 4.15.Bang 4.16.Bang 4.17.
Bang 4.18.Bang 4.19.Bang 4.20.Bang 4.21.Bang 4.22.Bang 4.23.Bang 4.24.Bang 4.25.Bang 4.26.Bang 4.27.Bang 4.28.
Tải lượng 6 nhiễm trong chăn nuGi ccccccccccceecscscscscsesessssesesssssssssesssessscseseseseess 69Phân bố các KCN/KCX hiện có trên lưu vực sông Sài Gòn 5555¿ 71
Hiện trạng xử lý nước thải tại các KCN/KCX ở TPHCM << << «<< <<<s+2 73
Thanh phan đặc trưng trong nước thải của một số ngành công nghiệp 75Nông độ các chat 6 nhiễm trong dòng nước thải chung từ các KCN/KCX 76Tải lượng ô nhiễm công nghiệp thải vào sông Sài Gòn của các KCN/KCX tại
¬ 77
Thông số thủy văn b và h trên sông Sai Gòn - ¿2-2 S2 E2E£E+E2EEEcxzkrrrree, 81Khẩu độ va tinh không của các câu trên sông Sài Gòn -5-55ccscscs2 81
Danh mục cảng — khu cảng trên sông Sài GÒn ng vn reg 86
Các co quan Nha nước tại TPHCM chính liên quan đến quan lý sông Sài Gon 92Thông số các dự án thủy lợi - thuỷ điện chính trên lưu vực sông Đồng Nai 100
Các vụ tai nạn chìm tàu trên sông Sai Gòn thuộc TPHCM - - +++<+ 104
Khối lượng hàng hóa thông qua các cảng tại khu vực TPHCM (đvt: tan) 105Số lượt tàu thông qua các cảng tại TPHCM ¿5-5-5252 S2 2E2E+E2££EzErteeerrered 105Lượng phân bón hang năm cây trồng chưa sử dụng được -. - - 55c: 110
Tinh hình xử phat các trường hợp khai thác cát lậu trên địa ban huyện Cu Chi 117Nhiệm vụ các Ban trong Van phòng UBQLLV sông Sai Gòn - + 126
Trang 10Hình 1.1.Hình 2.1.Hình 2.2.Hình 2.3.Hình 2.4.Hình 2.5.Hình 2.6.Hình 2.7.Hình 2.8.Hình 2.9.Hình 3.1.Hình 3.2.Hình 4.1.Hình 4.2.Hình 4.3.Hình 4.4.Hình 4.5.Hình 4.6.
Ty lệ phân bố lượng nước trên Trái ĐẤT - 5+ 25226 E2 E231 E1 E21 Errrrred 4Bản đồ vị trí lưu vực sông Sài Gòn 5-5252 1E E123 111511111111 11 E1 11x 25Đồ thị thé hiện sự tăng trưởng GDP TPHCM (đvt: ty đỒng) 5-5- 5-5252 5255552 36
Đồ thị thé hiện tốc độ tăng dân số của TPHCM (dvt: nghìn người) - 38
Đồ thi thé hiện tốc độ tăng GDP của tinh Bình Dương (dvt: ty đồng) AlĐồ thi thé hiện tốc độ tăng dân số của tinh Bình Dương (dvt: tỷ đồng) 43
Đồ thị thé hiện sự tăng trưởng GDP của tinh Tây Ninh (dvt: ty đồng) 45
Đồ thị thé hiện tốc độ tăng dân số của tỉnh Tây Ninh (dvt: nghìn người) 46
Đồ thị thé hiện sự tăng trưởng GDP tinh Bình Phước (dvt: tỷ đồng) 48
Đồ thị thé hiện tốc độ tăng dân số của tỉnh Bình Phước (dvt: nghìn người) 46
Sơ đồ phương pháp luận - - - + + 2S SE S333 E1E15151315 5151111111111 50Sơ dé các bước quá trình điều tra thu thập thông tin - cece 51Tỷ lệ cam nhận cua đối tượng được khảo sát về mùi vị của nước cấp ¬— 61Tỷ lệ cảm nhận của đối tượng được khảo sát về màu sắc của nước cấp ¬— 61Tần suất cúp nước tại các khu vực được khảo sắt ss se 62Mứcđộ tác động của chi phí đến điều kiện sống của đối tượng được khảo sát 62
VỊ trí các KCN/KCX trên lưu vực sông Sài Gòn (hiện tại và qui hoạch năm 2020) 7lNguyên nhân chậm trễ trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải 79
Trang 110 80
Hình 4.8 Vị trí các điểm khai thác cát hay bãi đồ cát trên sông Sài Gòn - -: 84Hình 4.9 Sản lượng khai thác thuỷ - hải sản của TPHCM (Vt: tẫn) 5- - 2 25552 5s+sc5s: 87Hình 4.10 Sự tương quan giữa vi trí các KCN/KCX với chất lượng nước sông Sai Gòn 95Hình 4.11 Nước chưa qua xử lý xả ra sông Đồng Điền của Công ty Hao Dương 97Hình 4.12 So đồ bậc thang hệ thống thuỷ điện lưu vực sông Đồng Nai . -55- 99Hình 4.13 Các điểm bị sat lở trên lưu vực sông Sài Gòn ¿ - - + + 2 2 +E+E£E+EzErerereeree, 107
Hình 4.14 Một bến neo đậu du thuyền tạm bợ tại quận 2, xen lẫn với các ghe thuyén, cano 108
Hình 4.15 Chai lọ, bao thuốc trừ sâu, phân bón vứt bừa bãi trên đồng ruộng (huyện Củ Chi,
TPPHCM]) G2222 11 1 1211112121121111111 1111111111111 1111111111111 1111110011111 Hy 109
Hình 4.16 Mô hình nuôi cá long bè tại tỉnh Đồng Nai -2- 5-5525 S22E2EEcxerererrrreee 111Hình 4.17 Sơ đồ đường lan truyền nước thải của Công ty San Miguel VN ảnh hưởng đến khuvực cấp nước tại trạm bơm Hoà Phú - - << << << 1366883333313 1111111111111 1 1tr rre 112Hình 4.18 Phương tiện phục vu cho công việc duy tu, nạo vét luéng tuyến của Công ty Cổ
phan Hàng hải và Dau tư phát triển Hiệp Phước - + 22 +52 22+E+E+£E£EeEzxexerererrrrees 115Hình 4.19 Sơ đồ tổ chức của UBQLLV sông Sài Gòn — Đồng Nai cùng các Tiểu ban quản lý
0n ng Ẽ na ẼỒ Ả 125
Trang 12DANH MỤC CÁC TU VIET THẮTT o- << << << s99 959 99995 59 29 2 4 sex iDANH MỤC BANG BIEU 2-5-5 5£ % 9 9 09890955256 5 54 sex iiDANH MỤC HINH ÁÌNHH 5 5-5 5° 5% % << 999909592 2908059 508556 ivMỞ DAU 5° <4 707.0 070 7 07009 020 090 020 post 1
1 Tinh cap thiét cla dé tai 8n |
2 Mục tiêu nghiÊn CỨU - - - - G0009 re 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên €ỨU - ¿2£ SE SE SE£E£E#EEEEEEEEEEE E1 3 121111151111 2e, 34 Y nghĩa để tài - St S1 3 111511111 1111151111 111111110111 11 1110111110010 11 111110701101 11 1 H0 3CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE VAN DE NGHIÊN CỨU 5- 5< cs<ccssecesee 41.1 Tai nguyên nước và tam quan trọng của tải nguyên nước - ¿5s +c+cscezszszesree 4
IBRNNWF.E 21 aneổằeằằaốốaẻằằằaca Ố.ốỐốỐốỐố 41.1.2 Hiện trạng su dụng tài nguyên nước tại Viet NGHI ĂĂ SG SG TS 1x32 61.1.3 Luật và chính sách quản lý tài nQuy€n NUcOC ĂĂ 111v vn xa 81.2 Xung đột trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước -««««««+s 11
l2.1 Khải HIỆm SU XUNG CÍỘ G00 TT ng 1 ng v4 IlT.2.2 Phin 8n dung ố 121.2.3 Nguyên nhđH XUN (ỈỘK G00 TT T00 1kg 0 34 131.2.4 Tác động CUA XUNG đÑỘT Ă S111 0 T100 10 11 1 kg 3 16
1.2.6 Cơ chế kiểm soát xung đỘT - «+1 EEE15151 11111 11111111111111111EEE.ce 17
1.3 Xung đột trong sử dụng tài ngUYÊn TƯỚC - << 5 100 ng kh ree 18LBL v1 .nn he 18
1.3.2 Tình hình xung đội tài nguyên nước trên THỂ GiGi - c5 c+t+tSEskEEeEsEsEsrerererees 18
1.3.3 Tình hình xung dot tài nguyên nước tai Viet NGIH c5 5S 5S eseesssssss 21
Trang 132.1 Điều kiện tự nhiênn tư E111 919191 11 91119151111 H112 TT g1 ren 24
QLD VỊ trÍ đ@ Hý Q0 0 T000 0 8 6 855 24SP 2 na ốốố.ẦốỐốỐẮ.ẮẮ.Ố 26số h v1 n 26QL A, THUY VAN an = ÔÔ ẦẦ.Ầ.ẦẦ.Ầ.Ầ ad 29
2.1.5 Địa chất — thổ HHưỠïg - tt tEkEkEEE AE TT T111 1111111111111 11111111111 rk 3]2.2 Điều kiện xã NOI G11 11212111 91110151111 0111011111 H11 ng ngư 332.2.1 Thành phô Hồ Chi Minh + + 5s St SE Sk+k*kEEEEEEEESESESEEEEEEEEEEEEEEEETETEEEEEEEEErkrkrree 33
2.2.2 Tĩnh Bình LƯƠHg TS 0 11011 TT 0 0 66 kg 382.2.3 Tỉnh Táy Ninh wocccccccccccccccsssscceeesnccceseneeeccesseeeceseneeecesenaeeeeessaueeceseeeeceseaeeeeseeaeaeeeeeeaees 442.2.4 Tinh Bình PHƯỚC cọ re 46
CHUONG 3 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHAP NGHIEN CUU 5 5 5 <5 49
3.1 Nội dung nghiÊn CỨU - << 5 E00 19900090 nọ re 493.1.1 Đánh giá hiện trang sử dụng tài nguyên nước sông Sài CTÒN -<<<<sss<2 493.1.2 Đánh giá các xung đội phat sinh trong qua trình sử dung tài nguyên nước sông Sài
Gon anh hưởng đến kinh tế - xã hội và môi Í'ỜIHg - Set EkEEEEEerererrreeo 493.1.3 Dé xuất các giải pháp giảm nhẹ xung đột trong quá trình khai thác và sử dụng tai
24713⁄42/8//7719/4197/512786/2,20 585A 493.2 Phương pháp nghiÊn CỨU - G9900 493.2.1 Phương pháp luận HGhiÊH CỨU c G0000 001v TT 1E 0 111kg 493.2.2 Phương pháp thu thập thong ẲỈH c c0 010 v1 11v c0 111kg 50
3.2.3 Phurong Phdp Aidu 18 NNnấ 0 ốốốố.ốẻốốỐốẶốaa 5S]
3.2.4 Phương pháp phan tich xung CÍỘT TT T0 111kg 52
3.2.5 Phương pháp xử lp SỐ liỆU -c- + tESEEEEEESSSt TT E111 1111111111111 erke 54
Trang 144.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên nước sông Sài Gòn hiện nay 55
4.1.1 Nhu cau cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt đối với sông Sài GON -c-‹¿ 554.1.2 Hiện trạng chất lượng nước sông Sài ÒM St St EkEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkrerkrkd 584.1.3 Hiện trạng su dung tài nguyên nước đối với hoạt động sinh hoq† ««<- ó0
4.1.4 Hiện trạng su dụng tài nguyên nước trong các hoạt động dịch Vụi ««- 67
4.1.5 Hiện trang sử dung tài nguyên nước doi với hoạt động khai thác tài nguyên 83
4.2 Đánh giá sự xung đột phat sinh trong quá trình su dung tai nguyên nước sông Sài Gon 88
4.2.1 Xung đột phát sinh giữa hệ thống chính sách quản lý với thực tiễn quản lý lưu vực 884.2.2 Xung đột phát sinh từ hoạt động công nghiệp đến chất lượng nước -s-‹¿ 944.2.3 Xung đột phát sinh từ hoạt động của các công trình thủy lợi - thủy điện đến đời
dụng tài nguyên nước sông Sai ÒN - G re 119
4.3.1 Giảm thiếu xung đội phát sinh từ hệ thống chính sách quản lý Nhà nước v lưu vực
32s 2706/2,00011018588®A ố.ố ằằốeố 119
4.3.2 Giảm thiểu xung đột phái sinh từ thực tiỄn quản Ïý -c- set ‡e+ksesesrsrerrees 1204.3.3 Tăng cường hệ thông QUAM fFẮC - «Set St EEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrree 1234.3.4 Hoàn thiện hệ thong quản Dp leu VỰC c- «+ St SEEEEEEEEEEEEererrrersrerrreeo 123
Trang 154.3.6 Giải pháp về giáo duc nhận thức và truyền thông vận GON vecccccccsssssessssseseseeeeee 129CHUONG 5 KET LUẬN — KIÊN NGHỊ, 2 5-5-5 2 2 S2 << << ssese sesesesesese 1315.1 KẾt luận -.- 1x 191919111 5 0191511110 011101011 TH T110 TT TT HT TH 1315.2 Kiến nghi cececccccccccscscccscscscssssescscscsscscscscscsscscscsssvssescscscsssscscscsvsssecscsescsssssesscseesseseseseeseess 132TÀI LIEU THAM KHAO << << < << << 5 S9 4 99 4 333925 595959559540 133
PHU ILỤC 2 s°©©®°©St€ESt€SSd€ESEt€EEtESEEEEV4 E4 92A4 9294994929492 02940224222222 136
Trang 16MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của dé tài
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì công nghiệp hóa — hiện đại hóa đất
nước thì hệ quả của sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ cùng với sự đô thị hóa là các áp lực đặtlên môi trường sống ngày cảng tăng Các áp lực này đã khiến cho môi trường sống ngày càngbi ô nhiễm gây ra các ton hại đến nguồn tài nguyên thiên nhiên (đất, rừng, nước, không khí )làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và vô hình chung gây ra các hệ qua tốn hại đến hệ sinhthái, bién đổi khí hậu ngày cảng rõ rệt Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyênthiên nhiên hiện có đối với nền kinh tế - xã hội, con người ngày càng có nhiều giải pháp nhằmkhắc phục những hậu quả do điều kiện tự nhiên cũng như các hành động nhân tạo gây ra Mộtnguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đóng góp đến sự phát triển kinh té - xãhội cũng như là nguồn sống không thé thiếu đối với các hoạt động dân sinh đó chính là tai
nguyên nước.
Từ khi Việt Nam bat đầu tiến hành đổi mới, công nghiệp và đô thị hóa phát triển nhanhchóng đã gây suy giảm nghiêm trọng môi trường cũng như ảnh hưởng đến nguồn tài nguyênnước đặc biệt là ở các thành phố lớn và các khu vực xung quanh Một ví dụ cụ thể là sự pháttriển công nghiệp và tốc độ đô thị hóa ở thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và các khu vực lâncận, quá trình sử dụng tài nguyên nước quá mức gây ra sự suy giảm nghiêm trọng chất lượng
nước sông Sài Gòn Các hoạt động như giao thông thủy, khai thác tài nguyên nước cho hoạtđộng sinh hoạt hay lượng nước dành cho tưới tiêu, cùng với một lượng lớn nước thải đưa ra
dòng sông như một van dé cấp bách cần được giải quyết bởi dự án quản lý tổng hợp sông SaiGòn Đã có những dự án nhằm xây dựng hệ thống quản lý lưu vực sông Sải Gòn nhưng các dựán trên cũng gặp phải nhiều khó khăn trở ngại, mặc dù quản lý tổng hợp dòng sông là mộtbước phát triển tất yếu Những van dé tương tự cũng xảy ra với các nước đã và dang phát triển
khác.
Hệ thống sông Đồng Nai là một hệ thống sông lớn thứ 2 tại miền Nam sau hệ thống sôngMeKong Hệ thống sông Đồng Nai đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triểnkinh tế — xã hội của cả nước, đặc biệt là đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Đây khôngchỉ là nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của dân cư mà đây còn là nguồn nước cung cấp cho
tưới tiêu, công - nông nghiệp cho các tỉnh trong lưu vực.
Trang 17Sông Sài Gòn nối với sông Đông Nai thông qua hệ thống sông Rạch Chiếc ở đoạn gần hoplưu của 2 sông Đây là một trong những chi lớn của hệ thống sông Đồng Nai với vai trò quantrọng cho sự phát triển khu vực Trong hệ thống sông ngòi Việt Nam thì hệ thống sông SaiGòn - Đồng Nai có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của 12tinh/thanh mà nó chảy qua Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nhanh chóng cũng như sự pháttriển của nhiều đô thị và nhiều vẫn dé khác đã kéo theo nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến môitrường Đáng ngại nhất là sự ô nhiễm trên lưu vực sông Sài Gòn hiện nay đang ở mức báođộng, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế - văn hóa — xã hội cũng như các hoạt động
dân sinh ở các vùng ven lưu vực sông Sai Gòn.
Vai trò quan trọng của hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai đối với sự nghiệp phát triển kinhtế, công nghiệp hóa và hiện đại hóa của tất cả các địa phương trên lưu vực là không thể phủnhận vì vậy các địa phương đã đi đến thống nhất là hợp tác bảo vệ môi trường và cần lập mộttổ chức dé điều phối hoạt động bảo vệ môi trường trên lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai va điđến nhất trí ký thỏa thuận giữa 11 tinh/thanh cùng các Bộ ngành có liên quan vào năm 2001.Tuy nhiên thời gian qua, sự hợp tac này không mang lại hiệu quả, chưa có một chiến lược tổnglực nào được phối hợp thực hiện giữa các địa phương, do những yếu kém trong công tác quảnlý nguồn tài nguyên nước sông gây nên những xung đột, mâu thuẫn trong quá trình khai thácvà sử dụng nguôn tài nguyên nước sông Sài Gòn Chính bởi những lý do trên, dé tai luận văn
“Đánh gia các xung đột va phát sinh trong quá trình sử dụng tài nguyên nước sông Sài
Gòn” được thực hiện nhằm nghiên cứu, xác định những xung đột phát sinh trong các hoạtđộng của con người gây ảnh hưởng đến nguồi tài nguyên nước sông Sài Gòn dé từ đó dé xuấtcác giải pháp giảm thiểu các xung đột và làm cơ sở cho việc hình thành các giải pháp quản lýtốt hơn trong công tác quản lý, bảo vệ sông Sai Gòn
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên nước sông Sai Gon.Đánh giá các xung đột phát sinh trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông Sài Gòn.Dé xuât các biện pháp giảm nhẹ các tác động của sự xung đột và hướng đên đề xuât các giảipháp hoàn thiện chính sách quản lý tài nguyên nước sông Sài Gòn.
Trang 183 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: tài nguyên nước sông Sải Gòn, hiện trạng và quản lý, các xung độtvà các đôi tượng sử dụng tài nguyên nước sông Sài Gòn: người dân, doanh nghiệp sản xuất
Phạm vi nghiên cứu: do thời gian nghiên cứu có hạn nên tác giả tập trung nghiên cứu cáchiện tượng phát sinh sự xung đột trong quá trình sử dụng tài nguyên nước sông Sài Gòn trongđịa phận TPHCM, đoạn từ huyện Cu Chi giáp với ngã 3 giữa tinh Tây Ninh va Bình Dương
theo hướng từ thượng nguồn là hồ Dau Tiếng chảy xuống phan hạ lưu lần lượt qua những đơn
vị hành chính sau: huyện Cu Chi, Hóc Môn, quận Binh Thạnh, Thủ Đức, 2, 9, 1,4, 7 và các
chỉ lưu, tiểu lưu vực trong hệ thống sông Đồng Nai có ảnh hưởng đến sông Sài Gòn (địa phận
TPHCM).
4 Y nghĩa đề tài
Y nghĩa khoa học: việc đánh giá các xung đột phát sinh trong quá trình sử dung tài nguyênnước sông Sài Gòn (địa phận TPHCM) dựa vào việc thu thập các số liệu, dữ liệu của các cơ
quan quản lý địa phương, khảo sát hiện trạng sử dụng tài nguyên nước, nghiên cứu các chính
sách và hệ thống quản lý tải nguyên nước, phân tích đánh giá nguyên nhân gốc của xung đội Kết quả của Luận văn có ý nghĩa khoa học nhất định Kết quả bổ sung kiến thức phân tíchxung đột trong quản lý tài nguyên và môi trường nhất là tài nguyên nước, một hướng nghiêncứu còn rất mới tại Việt Nam và có thé sử dụng làm tài liệu dé tiếp tục nghiên cứu có liên quanđến lĩnh vực tài nguyên nước đặc biệt là nghiên cứu về xung đột sử dụng tài nguyên nước
Y nghĩa thực tiễn: giúp cho các nhà lãnh đạo, các co quan chức năng có liên quan của địaphương nhận thức toàn diện các van đề xung đột phát sinh trong quá trình quản lý, khai thác vàsử dụng tài nguyên nước Hau hết các nội dung nghiên cứu đều xoay quanh các xung đột phátsinh trong quá trình sử dụng tải nguyên nước trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất và khaithác tài nguyên để kịp thời có giải pháp giảm nhẹ các xung đột Đánh giá của đẻ tài trên cơ sởđảm bảo hài hòa giữa lợi ích phát triển kinh tế với xã hội và bảo vệ môi trường góp phân pháttriển theo hướng bên vững
Trang 19CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE VAN DE NGHIÊN CỨU
1.1 Tai nguyên nước và tam quan trong của tai nguyên nước
l.I.l Tài HQHVÊH Hướca Khái niệm:
Tài nguyên nước là một trong những thành phần cơ bản của môi trường và là một trongnhững nguôn tài nguyên thiên nhiên (đất, nước và không khí) góp phan duy trì sự sống trênhành tinh Là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đíchkhác nhau, được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí Hầuhết các hoạt động trên đều cần nước ngọt 97,5% lượng nước trên Trái Đất là nước muối, chỉ2,5% còn lại là nước ngọt nhưng gần hon 2/3 lượng nước này tổn tại ở dạng sông băng và cácmũ băng ở các cực Phan còn lại không đóng băng được tìm thay chủ yếu ở dạng nước ngầm,và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất va trong không khí (USGS, 2009)
Surface/other Atmosphere Living things
moisture
3.8%
Total global Freshwater Surface water and
water other freshwater
Hình 1.1 Tỷ lệ phân bố lượng nước trên Trái Dat
(Nguồn: USGS, 2009)
Trang 20với sự tác động của nước.
Cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật Nước chiếm 74% trọnglượng trẻ sơ sinh, 55 - 60% cơ thể nam trưởng thành, 50% cơ thể nữ trưởng thành Nước cầnthiết cho sự tăng trưởng và duy trì cơ thể bởi nó liên quan đến nhiều quá trình sinh hoạt quantrọng Muốn tiêu hóa, hap thu sử dụng tốt lương thực, thực phẩm đều cần có nước
Đựơc xem như lớp áo giáp bảo vệ Trái Dat khỏi bị giá lạnh trong những thời kỳ bức xạ mặttrời giảm đi Nước trong khí quyền còn đảm bảo tưới cho bé mặt luc địa và làm cho khí hậutrên quả đất điều hoà hơn
Hoà tan chất dinh dưỡng, muối khoáng trong đất làm cho cây cối có thé hút được đồng thờilàm cho cây vận chuyền chất dinh dưỡng để nuôi cây, nước tham gia vào quá trình quang hợpcủa cây, không có nước cây sẽ bị chết Trong quá trình phát triển của mình cây cần một lượngnước đáng kể, lượng nước này phụ thuộc vào các loại cây
Trong quá trình hình thành sự sống trên Trái Đất thì nước và môi trường nước đóng vai tròquan trọng Nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữu cơ (tham gia quá trình quang hợp).Trong quá trình trao đổi chất, nước đóng vai trò trung tâm Những phan ứng ly hóa học diễn ravới sự tham gia bắt buộc của nước Nước là dung môi của nhiễu chất và đóng vai trò danđường cho các muối đi vào cơ thé
1.1.2 Hiện trạng su dụng tài nguyên nước tai Việt Nam
Việt Nam năm trong vùng nhiệt đới âm có lượng mưa tương đối lớn trung bình từ 1.800 2.000 mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4 -5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung Bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vàitháng Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyênnhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng và tài
Trang 21-sản ảnh hưởng đến nên kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai
thác dòng sông.
Lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640 km”, tạo ra một lượng dòng chảy
của các sông hồ khoảng 313 km” Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thé nước
ta qua hai con sông lớn là sông Cửu Long (550 km”) và sông Hồng (50 km) thì tổng lượngnước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240 km” và lượng nước ma các con sông đồ ra biểnhang năm khoảng 900 km” Như vậy so với nhiều nước, Việt Nam có nguồn nước ngọt khá déi
dao lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m”/người/năm Do nền kinh tế
nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai
thác được 500 m”/người/năm, nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước được tự nhiên cung
cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước mặt của các dòng sông và phân lớn tập trung cho sảnxuất nông nghiệp
Việt Nam là nước Đông Nam Á có chỉ phí nhiều nhất cho thủy lợi, cả nước hiện nay có 75hệ thong thủy nông với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3.500 hồ đập nhỏ với 1.000 cống tiêu, trên2.000 trạm bơm lớn nhỏ trên 10.000 máy bơm các loại có kha năng cung cấp 60 - 70 tỷm/năm Tuy nhiên, hệ thống thủy nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng 50 - 60%công suất thiét kế Lượng nước sử dụng hang năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m”, cho côngnghiệp khoảng 17,3 tỷ m”, cho dịch vụ 1a 2 ty m”, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ mỉ Tính đến năm2030 cơ cau dùng nước sẽ thay đối theo xu hướng nông nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêudùng 9% Nhu cầu dùng nước sẽ tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 lượng nước sông ngòi, 1/3lượng nước nội địa, 1/3 lượng nước chảy ôn định Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta làmột trong 14 nước có tiềm năng thuỷ điện lớn Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuấtkhoảng 11 tỷ kWh, chiếm 72 - 75% sản lượng điện cả nước Với tổng chiều dài các sông và
kênh khoảng 40.000 km, đã đưa và khai thác vận tải 1.500 km, trong đó quản lý trên 800 km.
Có những sông suối tự nhiên, thác nước được sử dụng làm các điểm tham quan du lịch Vềnuôi trồng thủy hải sản, nước ta có | triệu ha mặt nước ngọt, 400.000 ha mặt nước lo và
1.470.000 ha mặt nước sông ngòi có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy và lãnh hải Tuy nhiên
cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lo, nước mặn và 31% diện tích mặt nướcngọt Nhiều hỗ và đập nhỏ hơn trên khắp toàn quốc phục vụ tưới tiêu như Cam Sơn (tỉnh BắcGiang), Bến En và Cửa Đạt (tỉnh Thanh Hóa), Đô Lương (tỉnh Nghệ An) Việt Nam hiện có
Trang 22hơn 3.500 hồ chứa nhỏ và khoảng 650 hỗ chứa cỡ lớn và trung bình dùng dé sản xuất thủyđiện, kiểm soát lũ lụt, giao thông đường thủy thủy lợi và nuôi trồng thủy sản.
Đời sống sinh hoạt hăng ngày của con người sử dụng rất nhiều nước sinh hoạt, về mặt sinhlý mỗi người cần 1 - 2 lít nước/ ngày và trung bình nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của mộtngười trong một ngay 10 - 15 lít cho vệ sinh cá nhân, 20 - 200 lit cho tam rửa, 20 - 50 lít chonau ăn, 40 - 80 lit cho giặt bằng máy Việt Nam có 708 đô thị bao gồm 5 thành phố trựcthuộc trung ương, 86 thành phố và thị xã thuộc tinh, 617 thị tran với 21,59 triệu người (chiếm26.3% dân số toàn quốc Có trên 240 nhà máy cấp nước đô thị với tổng công suất thiết kế là3,42 triệu m'/ ngày Trong đó 92 nhà máy sử dụng nguồn nước mặt với tong công suất khoảng1.95 triệu m°/ngay va 148 nhà máy sử dụng nguồn nước dưới đất với tổng công suất khoảng1.47 triệu m/ngày Một số địa phương khai thác 100% nước dưới đất dé cung cấp cho sinhhoạt sản xuất như TP Hà Nội, tỉnh Hưng Yên, Vĩnh Phúc Các tỉnh Hà Nam, Nam Định, GiaLai, Thái Bình khai thác 100% nước mặt và nhiều địa phương sử dụng cả hai nguồn nướcnhư: TPHCM tình Long An, Bình Dương Tổng công suất nước hiện có của các nhà máy cấpnước có thể cung cấp khoảng 150 lít nước sạch mỗi ngày Tuy nhiên, do cơ sơ hạ tầng xuốngcấp lạc hậu nên tỷ lệ thất thoát nước sạch khá cao (có nơi tỉ lệ lên tới 40%) nên thực tế nhiều
đô thị chỉ có khoảng 40 - 50 lit/nguoi/ngay.
Đối với khu vực nông thôn có khoảng 36,7 triệu người dân được cấp nước sạch (trên tổngsố người dân 60,44 triệu) Tỉ lệ dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt lớn nhất ở vùngNam Bộ chiếm khoảng 66,7%, đồng bằng sông Hồng 65,1%, đồng bằng sông Cửu Long(ĐBSCL) 62,1% Tại TP Hà Nội, tổng lượng nước dưới đất được khai thác là 1.100.000m”/ngày đêm Trong đó, phía Nam sông Hồng khai thác với lưu lượng 700.000 m”/ngày đêm.Trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay khoảng trên 100.000 giếng khoan khai thác nước ngầm củacác hộ gia đình, hơn 200 giếng khoan của công ty nước sạch quản lý va 500 giếng khoan khaithác nước của các trạm phát nước nông thôn Các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ như: KiênGiang, Trà Vinh, Bến Tre, Long An do nguồn nước ngọt trên các sông rạch ao hồ không đủphục vụ nhu cầu của đời sống và sản xuất, vì vậy nguồn nước cung cấp chủ yếu được khai tháctừ nguồn dưới đất Khoảng 80% dân số ở 4 tỉnh: Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau đangsử dụng nước ngầm mỗi ngày (Cục Tài nguyên nước, 2010)
Trang 231.1.3 Luật và chính sách quan ly tài nguyên nước
Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về tài nguyên nước đã tăng cườngcông tác quản lý nhà nước đối với lãnh vực này nhưng các cơ sở pháp lý chưa điều chỉnhđồng bộ và toàn diện nguồn tài nguyên nước, vẫn còn một số điểm chưa phù hợp với tìnhhình thức tế Khai thác và sử dụng tài nguyên nước còn nhiều điểm bat hợp ly, sử dụng lãngphí, công tác quản lý nhà nước chồng chéo và quyên lực phân tán Một số nguồn nước thì
ngày càng cạn kiệt và 6 nhiém trong khi nhu câu về nước ngày càng tang.
Thực tế đòi hỏi cần phải có một văn bản luật hoàn chỉnh làm cơ sở để triển khai công tácquan lý đồng bộ và toàn diện nguồn tai nguyên nước Vì vậy, Luật TNN 1998 đã ra đờiđược Quốc hội thông qua ngày 20/05/1998 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1999 Quan điểm
tư tưởng chủ đạo của Luật TNN:
- Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân Các tổ chức, cá nhân được quyên khai thác, sửdụng tài nguyên nước để phục vụ cho đời sống sản xuất và đồng thời có trách nhiệm bảo vệ,phòng chống tác hại do nguồn nước gây ra
- Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên nước nhăm bảo vệ và phát triển nguồn nước đểđảm bảo sản xuất, đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái nhăm phát triển bền vữngđất nước
- Việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, công trình thủy lợi và phòng chống táchại do nước gây ra phải đảm bảo tính hệ thống của lưu vực sông, tính hệ thống của côngtrình thủy lợi, không chia cắt theo địa giới hành chính, tuân theo kế hoạch, kế hoạch trênnguyên tac sử dung tong hợp nguồn nước
- Tố chức, cá nhân khai thác sử dụng tải nguyên nước, xả thải vào nguồn nước và đượcbảo vệ khỏi tác hại do nước gây ra phải có nghĩa vụ tài chính Đồng thời Nhà nước có chínhsách ưu tiên đối với khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp nhất làđối với các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo và vùng khó khăn về nước
- Bảo đảm chủ quyền về tài nguyên nước theo lãnh thổ, đồng thời tôn trọng các nguyêntắc cơ bản trong quan hệ quốc tế về tài nguyên nước làm cơ sở cho việc giải quyết mối quan
hệ vê nước đôi với các nước láng giêng có chung nguồn nước với nước ta.
Trang 24- Bảo đảm tính liên tục và đồng bộ trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhất là đối với cácluật tài nguyên Kế thừa và nâng cao các pháp lệnh về đê điều, khai thác và bảo vệ côngtrình thủy lợi, phòng chống lụt bão.
Mặc dù còn một số điều khoản còn chưa được quy định rõ nhưng có thé thay rang:- Luật TNN thể hiện một bước tiến lớn trong công tác quản lý thống nhất nguồn tàinguyên nước, đặt ra những yếu tô chính của quá trình cải cách và những bước hoặc nhữngmốc chính nhằm đảm bảo việc thực hiện
- Luật TNN và Nghị định thi hành (Nghị định 179/1999/NĐ-CP) xác định phạm vi quan
lý tài nguyên nước ở Việt Nam và quy định trách nhiệm của mỗi cơ quan ở cấp Trung ươngvà cấp tỉnh trong việc thực hiện các điều luật
- Điều 58 của luật TNN quy định trách nhiệm của Chính phủ trong việc quản lý tài
nguyên nước, nêu rõ Chính phủ, thông qua Bộ NN&PTNT, thực hiện vai trò quản lý nhà
nước VỚI quyền lực toàn diện và rộng lớn Các Bộ khác được trao trách nhiệm thực hiệnnhững chức năng cụ thể trong quản lý tài nguyên nước Ủy ban Nhân dân (UBND) các tỉnhvà thành phó chịu trách nhiệm quản lý TNN trong phạm vi giới hạn hành chính của minh
- Luật TNN quy định lay lưu vực sông làm đơn vị chính trong quy hoạch và quản lý.Điều 59 quy định Quốc hội quyết định các chiến lược đầu tư cho các công trình về TNNmang tầm quan trọng Quốc gia Chính phủ sẽ thông qua các quy hoạch cho những lưu vực
sông lớn và những dự án quan trọng, còn Bộ NN& PTNT chịu trách nhiệm phê duyệt quy
hoạch các lưu vực sông và hệ thong cong trinh thuy loi.- Điều 63 của luật TNN quy định vai trò của Hội đồng TNN Quốc gia là cố vẫn choChính phủ về những van dé quan trọng thuộc tài nguyên nước và điều phối việc quy hoạch
và quản lý tài nguyên nước giữa các Bộ khác nhau.
- Điều 64 đưa ra khái niệm về Tổ chức lưu vực sông như là một phương tiện để quản lýcác lưu vực sông Chính phủ đang ưu tiên thành lập các tổ chức nảy cho những lưu vực sônglớn, bao gồm sông Hồng, sông Đồng Nai và các hạ lưu sông MeKong Tuy nhiên vai trò vàchức năng cụ thể của tổ chức lưu vực chưa được xác định
- Các quy định khác của Luật TNN bao gồm việc áp dụng cấp phép khai thác nước mặtvà hệ thống cấp phép xả thải Một hệ thống cấp phép khai thác nước ngầm mặc dù chưa
được thực hiện rộng rãi.
Trang 25Và hiện nay, Luật TNN 2012 đã ra đời thay thế cho Luật TNN số 08/1998/QH10 đượcQuốc hội khoá X, ky hop thứ 3 thông qua ngày 20/06/1998 boi vì qua 12 năm thi hành đếnnay đã phát sinh một số điều không còn phù hợp với thực tiễn, phát sinh nhiều bất cập trongcông tác quan lý Nhằm khắc phục những bat cập, mở đường cho các hoạt động hướng đếnmục tiêu bảo vệ, khai thác hiệu quả, tiết kiệm, phát triển bền vững tải nguyên nước quốcgia, tạo động lực phát triển bền vững nên kinh tế nhiều thành phan phù hop với điều kiệnkinh tế, xã hội của đất nước, Quốc hội khoá XIII, kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật TNN số17/2012/QH13 ngày 21/06/2012 Luật TNN số 17/2012/QH13 có 10 chương 79 điều (nhiềuhơn 4 điều so với Luật TNN số 08/1998/QH10) về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu chungvề quản lý tài nguyên nước trong gian đoạn hiện nay và trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, một số pháp lệnh đã được thay đối thành luật và một số quy định khác có
liên quan đền tài nguyên nước được ban hành mới như:
- Luật BVMT số 52/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực ngày01/07/2006, Nghị định 80/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT vaNghị định 21/2008/NĐ-CP sửa đối, bố sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
- Luật đê điều số 79/2006/QHII ban hành ngày 29/11/2006 và có hiệu lực ngày01/07/2007, Nghị định số I 13/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điêu của Luật Đê điêu.
- Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi số 03/2001/L-CTN ban hành ngày15/04/2001 và có hiệu lực ngày 01/07/2001, Nghị định 143/2003/NĐ-CP Quy định chỉ tiếtthi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi
- Pháp lệnh phòng chống lụt bão số 27/2000/PL-UBTVQH10 ban hành ngày 24/08/2000sửa đôi một số điều trong pháp lệnh số 9/L-CTN được ban hành ngày 08/03/1993
Một bước tiễn trong hệ thống chính sách quản ly tài nguyên nước là ban hành các Quychuẩn Việt Nam (QCVN) do Bộ Tài nguyên Môi trường (TN&MT) và Bộ Y tế ban hànhthay thế cho các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) trước đây nhằm quy định bắt buộc các đơnvị, tô chức, cá nhân khi xả nước thải ra môi trường phải đạt quy chuẩn thay vì theo tính thần
tự nguyện trước kia Một số QC VN hiện nay bao gồm:
- QCVN 01:2009/BYT - Chất lượng nước ăn uống
Trang 26- QCVN 02:2009/BYT - Chất lượng nước sinh hoạt- QCVN 01:2008/BTNMT - Nước thải chế biến cao su thiên nhiên- QCVN 08:2008/BTNMT - Chất lượng nước mặt
- QCVN 09:2008/BTNMT - Chất lượng nước ngầm- QCVN 10:2008/BTNMT - Chất lượng nước biển ven bờ- QCVN 11:2008/BTNMT - Nước thải công nghiệp chế biến thủy sản- QCVN 12:2008/BTNMT - Nước thải công nghiệp giấy và bột giấy
- QCVN 13:2008/BTNMT - Nước thải công nghiệp dệt may- QCVN 14:2008/BTNMIT - Nước thải sinh hoạt
- QCVN 25:2009/BTNMT - Nước thải bãi chôn lấp- QCVN 28:2010/BTNMT - Nước thải Y tế
- QCVN 29:2010/BTNMT - Nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu- QCVN 35:2010/BTNMT — QCKTQG về nước khai thác thải từ các công trình dầu khítrên biển
- QCVN 38:2011/BTNMT - QCKTQG về chất lượng nước mặt bảo vệ đời sống thủy sinh- QCVN 39:2011/BTNMT - QCKTQG về chất lượng nước dùng cho tưới tiêu
- QCVN 40:2011/BTNMT - QCKTQG về nước thải công nghiệp (thay thế QCVN
24:2009)
1.2 Xung đột trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên nước
1.2.1 Khải niệm sự xung đột
Sự xung đột có thể được hiểu như một sự tương tác không tương thích giữa it nhất giữahai nhân tố, trong đó nhân t6 bị thiệt hại va các nhân t6 còn lại gây ra do cô ý hoặc vô ý
(Mason and Rychard, 2005) Là sự bất đồng hoặc xung khắc gây ra bởi sự đối lập trong thực
tế và nhận thức về những nhu câu, những giá trị và những lợi ich (UNEP, 2009) Xung đột
cũng được mo tả như một tinh huống mà ở đó các cá nhân hoặc các nhóm người có sự bất
đồng về những biện pháp hoặc những mục dich và cố gắng dé chứng minh quan điểm của
họ hơn những người khác.
Trong thực tế, xung đột không có nghĩa là một vẫn dé trong hệ thống quản lý hay sự cốtrong một tô chức, mà bat cứ khi nào các cá nhân có nhu cầu, giá tri và tính cách khác nhaucùng đến va làm việc trong cùng một cơ cấu t6 chức thì xung đột là không thé tránh khỏi
Trang 27Tuy nhiên, xung đột không nhất thiết là phải phá hủy, một vài xung đột có thể được mongđợi dé day mạnh sự thay đổi và tăng trưởng Xung đột tài nguyên nước có thé diễn ra ởnhiều cấp địa phương, quốc gia và quốc tế (Guntoro và Udomsake, 2006).
và liên minh thường nảy sinh do một trong những mục tiêu không tương thích.
* Xung đột giá trị: liên quan sự xung khắc trong những cách sống, hệ tư tưởng — nhữngưu tiên, những nguồn gốc và những thông lệ mà con người tin tưởng Xung đột quốc tế (cụthể: chiến tranh lạnh) thường có một thành phần giá trị mạnh mẽ, ở đó mỗi bên khăng địnhtính đúng dan và tính ưu việt trong cách sống và hệ thông kinh tế chính trị của mình
* Xung đột quyên lực: xảy ra khi mỗi bên muốn duy trì hoặc tối đa hóa sức ảnh hưởng
của minh trong các mối quan hệ và môi trường xã hội Không thể có một bên mạnh mà lại
không có một bên khác yếu hơn, ít nhất là có ảnh hưởng trực tiếp lên nhau Như vậy, mộtcuộc tranh giành quyền lực xảy ra sau đó thường kết thúc với một bên chiến thang và mộtbên thất bại hoặc trường hợp đặc biệt là gây ra tình trạng căng thăng Xung đột quyên lực cóthể xảy ra giữa các cá nhân, giữa các nhóm hoặc giữa các quốc gia, bất cứ khi nào một bênhoặc tất cả các bên lựa chọn một thế lực tiếp cận với các mối quan hệ Quyền lực cũng cókhả năng giải quyết được tat cả các xung đột khi các bên có gắng để khiém soát lẫn nhau
Theo mức độ xung đột thì có:
* Xung đột giữa các cá nhân xảy ra khi hai người có nhu cầu, mục tiêu hoặc phươngpháp xung khắc với nhau trong mối quan hệ của họ Sự cô truyền thông thường là nguồngốc quan trong của xung đột giữa các cá nhân và việc học kỹ năng giao tiếp rất có giá trịtrong việc ngăn ngừa và giải quyết xung đột những khó khăn Đồng thời, sự khác nhau thựcchất xảy ra giữa mọi người không thé được giải quyết bang bat kỳ sự cải thiện giao tiếp nào.Những chiến thuật phố biến thường được sử dụng trong những cuộc đấu tranh giành quyềnlực bao gồm thưởng công va trừng phat, lừa dối và lãng tránh, de dọa và tống tiền theo cảm
Trang 28tinh, tang bốc hoặc lấy lòng Xung đột quyền lực chưa được giải quyết thường phục hồi valeo thang dẫn đến phá vỡ và cham dứt mối quan hệ.
Y Xung đột vai trò liên quan đến sự khác biệt thực sự trong việc xác định vai trò, khácbiệt về trách nhiệm và những mong đợi giữa các cá nhan phụ thuộc vào nhau trong một hệthong xã hội Nếu có su mơ hé khi xác định vai trò trong một t6 chức hay ranh giới tráchnhiệm không được xác định rõ ràng thì sau đó sự xích mich gitra các cá nhân sé xuất hiện
Y Xung đột giữa các nhóm xảy ra giữa những nhóm người như nhóm dân tộc hoặc chủng
tộc, những bộ phận hoặc cấp ra quyết định trong một tổ chức, liên minh, ban quản lý Cạnhtranh các nguồn tài nguyên khan hiếm thường là nguồn gốc của những xung đột giữa cácnhóm va xã hội đã phát triển một lượng lớn các cơ chế quan lý không 16, như thương lượngtập thể và hòa giải, để giải quyết xung đột giữa các nhóm theo những cách ít gây rắc rối.Những qúa trình tâm lý xã hội rất quan trọng xung đột giữa các nhóm (Fisher, 1990) Thànhviên của các nhóm có xu hướng phát triển những khuôn mẫu (những niềm tin tiêu cực đãđược đơn giản hóa) về những nhóm đối lập, có xu hướng đồ lỗi cho những nhóm đối lập vềnhững vấn đề do mình gây ra và có thói quen phân biệt đối xử chống lại những nhóm đối
lập.
* Xung đột nhiều bên xảy ra trong xã hội khi những nhóm lợi ích và những tổ chức khácnhau có những ưu tiên khác nhau vẻ việc quản lý tài nguyên va phát triển chính sách Đây làmột loại xung đột phức tạp thường liên quan đến sự phối hợp về kinh tế, giá trị và quyềnlực Để giải quyết xung đột này thường phải kết hợp nhiều phương pháp để xây dựng mộtsự đồng lòng
* Xung đột quốc tế xảy ra giữa các quốc gia trên toàn cầu có thé do cạnh tranh về một
tài nguyên nào đó.1.2.3 Nguyên nhán xung đột
Không có nguyên nhân duy nhất cho một cuộc xung đột, thay vào đó là sự kết hợp củanhiều hoàn cảnh, nhiều nguyên nhân Một số yếu tố tạo nên xung đột đó là:
Y Yếu tô về chính trị và thé chế: cách tô chức yếu kém, tranh giành quyền lực (trong mộtĐảng hoặc nhiều Đảng với nhau), tham nhũng that bại trong những giao ước với nhân dân,khác nhau về bản sắc chính trị
® Sự yêu kém của nhà nước cũng tạo ra điêu kiện cho xung đột băng bạo lực Nhà
Trang 29nước không có khả năng quản lý các nhóm lợi ích khác nhau trong hòa bình có thể dẫnđến những rạn nứt trong xã hội, nguy cơ dẫn đến tình trạng căng thăng giữa các bên.Những quy định, những luật lệ và những chính sách của nhà nước nhằm điều chỉnh hànhvi của con người có xu hướng làm giảm khả năng của xung đột, nhưng đồng thời cũngnuôi dưỡng sự đối kháng với chúng.
e Tranh giành quyên lực và loại trừ lẫn nhau: sự tranh gianh quyên lực chính trị vàquân sự trên thế giới dường như chưa bao giờ có điểm dừng Dé duy trì quyền lực củamình các cá nhân, các phe phái ra sức dùng âm mưu va thủ đoạn để loại bỏ đối thủ củamình, đây là nguyên nhân chính ra các cuộc nội chiến, chiến tranh trên Thế Giới
e Giao ước với nhân dân là một bộ các quy tắc chi phối các mối quan hệ giữa nhànước và nhân dân, là sự phân phối tài nguyên, quyên lợi và trách nhiệm trong một xã hộicó tổ chức Ngân sách nhà nước có được từ việc thu thuế hay bán tài nguyên thiên nhiênnếu được sử dụng một cách công bằng cho phúc lợi xã hội hay để đáp ứng nhu cầu cơbản của người dân thì xung đột ít có khả năng xảy ra hơn nếu nó được dành riêng cho
mục đích tham nhũng Tham nhũng làm xói mòn lòng tin của công chúng dành cho chính
phủ, ngăn cản đầu tư trong và ngoải nước, làm tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm giảm
tính hợp pháp của pháp luật,
e© Sự khác biệt về bản sắc chính tri, bao gom sự khác nhau về dân tộc, tôn giáo, vănhóa có thé được sử dụng dé kích động các cuộc xung đột, nhưng cũng có thé khai thácchúng để xây dựng hòa bình và hòa giải Ví dụ như bạo lực sắc tộc diễn ra ở Nepal vàonăm 2009 bat nguồn từ các van dé dân tộc không được giải quyết trong cuộc nội chiếntrước đó cùng với đó là sự thất bại của những thỏa hiệp hòa bình sau đó; sự khác nhau vềban sắc chính trị cũng là nguyên nhân gây ra một loạt các cuộc li khai như Katanga ở
Zaire, Biafra ở Nigeria, Sudan, Ethiopia, Somalia
e Xung đột cũng có thé phát sinh khi luật hay tập tục do người dân địa phương đặt rakhác với luật chính thức của một quốc gia, đặc biệt xung đột này thường xảy ra khi quyềnsử dụng tài nguyên được quy định trong luật hay tập tục địa phương khác so với luật quốc
Trang 30Yếu tô kinh tế - xã hội: tăng dân số quá mức, nghèo đói, bất bình dang, loại bỏ nhau,liên kết yếu, quan hệ xã hội không bên chặt
e Ban chất của bất bình đăng quyết định kha năng xảy ra xung đột bạo lực chứ khôngphải là mức độ bất bình đắng Bản chất bất bình đăng có thể xếp ngang hàng với bản chấtchính trị về khả năng gây ra xung đột bao lực Bat bình đăng trong việc sử dụng dat daivà tài nguyên thiên nhiên là do thiếu quyên lực và quyên ra quyết định Ý thức về sự bấtcông do bị loại trừ trong thực tế hoặc trong nhận thức dựa trên bản chất của văn hóa, xãhội sẽ làm tăng cảm giác bị xã hội xa lánh đối với một nhóm người nào đó, dẫn đến tìnhtrạng thu địch và oán han, theo thời gian có thê dẫn đến việc tập hợp nhân lực và vật lựcdé phát động bạo lực (thường thay ở các nhóm phản động)
e Nghèo đói và xung đột có một liên kết rõ ràng với nhau Một lượng lớn các cuộcbiểu tình, bạo động diễn ra ở các nước nghèo trên thé giới Nghèo đói có thé góp phanhoặc duy trì xung đột thông qua mối quan hệ với sự bất bình đăng, người giàu đượchưởng lợi nhiều trong khi người nghèo lại ngày càng túng thiếu Trong một số hoàn cảnhcụ thể nghèo đói đã cung cấp động lực cho những người nghèo, những người phải chịu
bat cong tap hop lai dé tao thanh bao dong
Y Yéu tố tài nguyên và môi trường: khan hiếm tài nguyên (trữ lượng thấp, chat lượng
kém, địa chính tri, ), quyền lợi khai thác không công bằng `
e Xung đột bùng nỗ do việc chia sẻ tải nguyên và sự giàu có là xung đột vĩnh cửu(luôn tôn tai) thông qua việc khai thác và sử dụng tài nguyên, đặc biệt là những nguồn tàinguyên có giá trị cao như đất (lãnh thd) dầu mỏ, kim cương Xung đột thường phát sinhkhi thiếu hụt tài nguyên hay khi tài nguyên đang năm trong khu vực xảy ra xung đột.Tình trạng khan hiếm tài nguyên và bất ôn về môi trường đã góp phan làm cho xung đột
bạo lực trên Thế Giới phát triển Sự bất 6n định môi trường xuất phát từ sự thay đôi môi
trường và suy thoái tải nguyên, sự phân bố không đồng đều các nguồn tài nguyên thiênnhiên, sức ép do dân số tăng nhanh
e Yếu tổ môi trường hiếm khi là nguyên nhân duy nhất của cuộc xung đột nhưng lạithường kết hợp với các yếu tố khác dé tạo thành bất 6n va bạo lực Vi du, sự yếu kém củabộ máy quan lý kết hợp với những điều kiện xấu của môi trường (ô nhiễm nước, đất, biếnđổi khí hậu ) làm cho nhà nước không thé đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hậuquả là sự tranh giành nguồn thức ăn (đặc biệt ở các nước nghèo), xung đột, bạo lực Xung
Trang 31đột sẽ còn xảy ra ở mức cao hơn nếu các nhóm thiệt thoi trong phân b6 nguồn lực bị nhà
nước bỏ rơi.
e Mỗi nhân tô trên đây đều có thé tạo thành một nguyên nhân làm phát sinh xung độthoặc thúc day hay tác động làm xung đột trở nên trầm trọng hơn Việc xác định và hiểuđược sự tương tác giữa các nguyên nhân trong một cuộc xung đột là vô cùng cần thiết, nógiúp chúng ta xác định, thiết kế các phương pháp tiếp cận thích hợp để giải quyết, ngănchặn hoặc chuyển đôi xung đột sang mức độ nhẹ hơn Thêm vào đó, mâu thuẫn lợi íchgiữa những thành viên, mâu thuẫn lợi ích trong cùng một nhóm, mâu thuẫn lợi ích trong
một cộng đồng, mâu thuẫn vai trò trong một tô chức, mâu thuẫn về khả năng lãnh đạo,
mâu thuẫn trong thanh toán lệ phí/phí và hình thức xử phạt nhẹ là nguyên nhân gây ra
những xung dot.
e Bản sắc văn hóa, tự chủ, nền dần chủ, kinh tế và quyền tự quyết khác nhau giữa cácdân tộc cùng tôn tại trên một châu lục, trên một Thế Giới dé dàng dẫn đến những mâuthuẫn, bất đồng, đây là nguyên nhân dẫn đến xung đột giữa các quốc gia, mà nghiêmtrọng nhất là ở khu vực ranh giới
1.2.4 Tác động của xung đột
Xung đột có tác động hai mặt trong cuộc sống, một mặt nó có thể thúc đây sự tiễn bộ của
một cá nhân, một nhóm người, giúp nâng cao hiểu biết và khả năng phối hợp nhóm thôngqua thảo luận, đàm phán Trong một xã hội ôn định, xung đột cũng có vai trò tích cực trongsự phát triển của xã hội Cụ thé, xung đột có thể cảnh báo xã hội, buộc các nhà cam quyềnphải chú ý và khắc phục những bất 6n xã hội đã được cảnh báo bằng xung đột Nhungngược lại xung đột gây mất đoàn kết nội bộ, tác động loại trừ yếu tố tích cực, đe dọa và ảnhhưởng xấu đến quyên lợi, lợi ích của các bên trong trường hợp các bên phụ thuộc hoặc ảnhhưởng lẫn nhau, luôn chứa đựng nguy cơ đe dọa sự ôn định của xã hội và an ninh trật tự,
phá vỡ sự ôn định và liên kết của cộng đồng
Xung đột tạo ra các phí ton khiếu nại, tố cdo, biểu tình, đình công, chống người thi hànhcông vụ, làm giảm ngày công lao động, kinh tế đình tré, đói nghèo, quan hệ quốc tế luôntrong tình trạng căng thăng Xung đột bao lực làm tăng chi phí dé chuẩn bị cho chiến tranh,chỉ phí chữa bệnh, thiệt hại về người và tài sản
1.2.5 Đánh gia xung đột
Hình thức và cường độ của xung đột rất đa dạng, nó có thể xảy ra ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ
Trang 32lúc nào và trong bất kỳ xã hội nào và có nhiều cách thể hiện từ hành động phá vỡ luật lệ chođến những hành động phá hoại và nghiêm trọng nhất là chiến tranh Một số xung đột được
thể hiện rõ ràng, một số khác lại bị che đậy hay nằm ở dạng nguy cơ tiềm tàng Mặc dù
những điều kiện môi trường hiém khi trở thành nguyên nhân duy nhất của những cuộc xungđột vũ trang hay chiến tranh, nhưng nó đóng vai trò quan trọng như một “hệ số đe dọa” làmtram trọng thêm những xu hướng, tình trạng căng thang và mất ôn định hiện tại, vì thế cóthé dẫn đến xung đột (Lewis, 2009)
Xung đột có thé san sang nô ra bat cứ lúc nao Tương tự, các tranh chấp có thể xuất hiệntrở lại sau một thời gian dài đã được giải quyết bởi vì những xung đột gốc vẫn còn tôn tại.Xu hướng hiện nay của các quốc gia trên Thế Giới là vừa hợp tác, vừa dau tranh, thậm chíxung đột với nhau trong mối quan hệ song phương cũng như đa phương Sự tương đồng vàkhác biệt về lợi ích, quan điểm, hệ tư tưởng, lịch sử, văn hóa giữa các nước là nhân tố chủyếu tác động va chi phối van đè hợp tác và xung đột Bên cạnh việc mở rộng hợp tác, duy trìhòa bình, thì thế giới vẫn đang phải chứng kiến nhiều xung đột lớn xảy ra mỗi ngày
1.2.6 Cơ chế kiểm soái xung độiCơ chế kiểm soát xung đột có thé chính thức hoặc không chính thức, có thể băng chiếntranh hoặc hòa bình, công bằng hoặc thiên vi Mac dù có những chiến lược có thể khácnhau một cách rõ ràng, nhưng nói chung thường dựa trên những quy trình mẫu để điềukhiến xung đột như: phòng tránh, ép buộc, đàm phán, hòa giải, trọng tài và xét xử
* Phòng tránh: hành động giữ cho xung đột trở nên được công nhận công khai.Y Hòa giải: sử dụng bên thứ ba để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đàm phán
v Xét xử: phụ thuộc vào một thầm phán hoặc một nhà quản lý dé thực hiện một quyết
định bắt buộc.* Đàm phán: sau một quá trình tự nguyện các bên dat được một sự đồng thuận.Y Trọng tài: gửi cuộc xung đột đến bên thứ ba được chấp nhận, người đó sẽ đưa ra mộtquyết định
* Ep buộc: đe dọa hoặc dùng quyên lực dé ép buộc.Dé giải quyết và quản lý xung đột, mọi người sẽ sử dụng nhiều kỹ thuật và công cụ khácnhau dé day mạnh quá trình thương lượng, hòa giải, trong tài, xét xử
Y Tạo điều kiện thuận lợi: bên thứ ba sẽ hỗ trợ trong việc tô chức và quản lý các cuộc
họp hoặc thực hiện những công việc hậu cận khác.
Trang 33Y Tìm hiểu thực tế hoặc nghiên cứu: các bên hoặc các nhóm trung lập được thành lập,thu thập thông tin liên quan đến xung đột, nên tảng của nó và những thỏa thuận có thé dat
2007).
Một loạt các cuộc xung đột nước xuất hiện trong suốt lịch sử, mặc dù hiểm khi đó là mộtcuộc chiến tranh truyền thống chỉ tiến hành trên tài nguyên nước mặt một mình Thay vaođó, lịch sử của xung đột tải nguyên nước là sự căng thắng va là một yếu t6 bắt đầu các cuộcxung đột vì lý do khác Tuy nhiên, sự xung đột phát sinh nước vì nhiều lý do, trong đó cótranh chấp lãnh thổ, một cuộc đấu tranh vì các nguồn tải nguyên và lợi thế chiến lược
(Gleick, 1993).
1.3.2 Tình hình xung đội tai nguyên nước trên Thể GiớiTrên thế giới, xung đột về tài nguyên nước thường diễn ra ở một số lưu vực sông lớn như
lưu vực sông Jordan (chảy qua Lebanon, Syria, Israel, Jordan), lưu vực sông Tigris va
Euphrates (bắt nguồn từ Thổ Nhĩ Ky), lưu vực sông Nile (cung cấp nước cho người dan haiquốc gia là Ai Cập và Sudan), lưu vực sông Indus, lưu vực sông Hằng (Ganges) và lưu vựcsông MeKong Trong đó, mâu thuẫn nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Uỷ hội sôngMeKong quốc tế về van đề nguồn nước sông MeKong khiến cộng đồng quốc tế không khỏilo ngại Là nước thượng nguồn, Trung Quốc đã tìm nhiều cách để sở hữu nguồn nướcMeKong như: không tham gia Ủy hội Sông MeKong (bao gồm các nước: Myanmar, Lào,
Trang 34Thái Lan, Campuchia và Việt Nam), xây dựng nhiều đập nước để làm thủy điện, tích nước,chuyển dòng gây tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến các vùng ở phía hạ nguồn.
Xung đột trong quá trình quản lý tải nguyên nước thường xảy ra giữa nhiều nhóm đốitượng, nhiều bên liên quan trên các địa bàn khác nhau do lưu vực các con sông thường trảirộng trên nhiều quốc gia dẫn đến các mẫu thuẫn, xung đột, chiến tranh về sử dụng nguồnnước Thiếu nước chỉ là một trong những nguyên nhân gây ra sự xung đột về nguồn nước.Hiện tại, trên thế giới có tới hon 1,2 tỷ người không được tiếp cận nguồn nước sạch; khoảng2,4 tỷ người sống tại các quốc gia khủng hoảng thiếu nguồn nước Trong tương lai gần,vùng Đông Bắc Trung Quốc sẽ trở thành vùng khô hạn nhất thế giới, điều này gây ảnhhưởng tới 24 triệu người Thậm chí, năm 2017, thủ đô Sana (Yemen) sẽ không có nước Ởnhiều vùng khô hạn, người ta phải khai thác quá mức nguồn nước dự trữ có khả năng tự táitạo — đó là nước ngầm để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội Vì vậy, mực nướcngâm đã hạ xuống rất nhanh tiêu biểu như tại các thung vũng sông Nile hay sông Tigris vàEuphrates Mực nước ngâm xuống thấp lại tác động ngược quá trình phát triển kinh tế, xãhội theo hướng tiêu cực Ngoai thiếu nước, các nhà phân tích còn chỉ ra nguyên nhân dẫnđến chiến tranh và xung đột nguồn nước còn do nước 1a tài nguyên thiên nhiên có giá trịkinh tế lớn, quản lý nhà nước về tài nguyên nước còn nhiều hạn chế, biéu gia nước, thiếu sự
tham gia của các đối tượng sử dụng nước, điều kiện kinh tế và nhận thức cộng đồng thấp
Trên thực tế, kinh doanh nước sạch dang là ngành công nghiệp có doanh thu khong 16.Ngay ở thời điểm năm 2000, việc cung cấp nước sạch được tư hữu hóa trên khắp Thế Giới,từ Buenos Aires (Argentina) đến Atlanta (Mỹ) hay Jakarta (Indonesia) và tạo ra những cơhội kinh doanh cực kỳ béo bở mang về 400 tỷ USD mỗi năm cho các đại gia công nghiệp.Số tiền đó tương đương 40% doanh thu ngành dau mỏ và lớn hơn 33% doanh thu ngànhdược phẩm toàn cầu Nhận thức của cộng đồng được xem là công cụ hữu hiệu trong việcbảo ton, gìn giữ và sử dụng tiết kiệm nguồn nước cũng như hạn chế tối đã các xung đột liênquan đến nước Tuy nhiên, do nhận thức của cộng đồng thấp, đi kèm với việc hạn chế cungcấp thông tin chính xác và đây đủ thì thái độ hay hành vi ứng xử của cộng đồng rất dễ bịlệch lạc Những lời đồn thôi, những thông tin sai lệch cũng là nguyên nhân gây ra các xungđột, mâu thuẫn giữa các nhóm cộng đông Các cuộc xung đột tải nguyên nước xảy ra ở trên
cả nước ngọt, nước mặn và cả giữa ranh giới quôc tê Tuy nhiên, sự xung đột xảy ra chủ yêu
Trang 35trên nước ngọt vì nguồn nước ngọt là nguồn can thiết cho các hoạt động môi sinh nhưng lạilà nguồn có hạn chế, đó là trung tâm của sự tranh chấp tài nguyên nước phát sinh từ nhu cầuvề nước uống Nguôồn nước ngọt là một nguồn rất quan trọng nhưng là tài nguyên thiênnhiên phân bố không đều, tính sẵn có của nó thường tác động đến điều kiện sống và nênkinh tế của một quốc gia hoặc khu vực Chăng hạn như thiếu hiệu quả trong phương phápkỹ thuật khử muối nước mặn như ở Trung Đông (Masahiro, 1995) Trong các yếu tố nghiêmtrọng khác của cuộc xung đột tài nguyên nước có thể gây áp lực lên tất cả các đối tượng:doanh nghiệp, Chính phủ, hoặc cá nhân sử dụng tải nguyên nước sẽ dẫn đến căng thang,thảm họa nhân đạo Ví dụ như gân đây nạn diệt chủng ở Rwanda hay cuộc chiến ở Sudan
Darfur đã được biệt đền là một cuộc xung đột nước.
Từ năm 1988 - 2004, có 80 - 90% của các cuộc xung đột là cuộc nội chiến Khan hiểm tàinguyên nước được công nhận là một trong những nguyên nhân đáng kể của sự bạo lực vàxung đột trong nội bộ quốc gia Nhiều tranh chấp nỗ ra ở các nước đang căng thăng vẻ tàinguyên nước, đặc biệt là ở các vùng hạ lưu trong lưu vực sông Căng thăng và khan hiểm tàinguyên nước tiếp tục lan truyền với tốc độ cao, do đó các khu vực trong quốc gia dễ bị tácđộng và nhạy cảm với tài nguyên nước, đặc biệt là sự chín mudi cho cuộc xung đột liênquan đến tai nguyên nước bùng nỗ (Eriksson, 2003)
Cư dân ving Rabdore (Somalia) gọi trận chiến né ra giữa hai gia tộc có quyền kiểm soátcủa một nguồn nước thô so tại vùng này là "chiến tranh của Chúa" Thời gian cuộc chiến kếtthúc hai năm sau đó có 250 người đã chết Fatuma Ali Mahmood: “chúng tôi gọi họ là lãnhchúa nước" nói về những người đàn ông vũ trang kiểm soát quyên sử dụng các nguôn nước.Một ngày cuối năm, người chồng của Mahmood đã đi ra ngoài dé tìm kiếm nguồn nước và 2ngày sau đó, ông đã được tìm thấy trong tình trạng đã chết Ông bị băn khi một đám đônggiận dữ bắt đầu chiến đấu vì lẽ phải Ở Somalia, một nguồn nước cũng quý như một ngânhàng được kiểm soát bởi các lãnh chúa va được bảo vệ bang vũ khí Trong 3 năm liên tục bihạn hán liên tục tại đây, tài nguyên nước đã trở thành một nguồn tài nguyên có giá trị đượcdùng dé chiến dau Somalia đã biến một cuộc khủng hoảng tai nguyên nước thành một cuộckhủng hoảng về lương thực Những tác động ở đây là tôi tệ hơn bất cứ nơi nào khác bởi vìkhông có chính phủ, không có sự 6n định và đây là nơi không 6n định nhất trên thé giới
trong thời gian đang bị hạn hán (Wax và Thomasson, 2006).
Trang 361.3.3 Tình hình xung dot tài nguyên nước tai Việt Nam
Với dân số gần 89 triệu người (88.772.900 người) trong năm 2012, tổng lượng nước bìnhquân đầu người theo năm ở Việt Nam đạt khoảng 9.350 m/người, mức này vẫn thấp honchuẩn 10.000 m°/ngudi/nam dé xem là quốc gia có tài nguyên nước ở mức trung bình theoquan điểm của Hiệp hội Nước Quốc tế (IWRA) Như vậy, Việt Nam không phải là quốc giacó nguôn nước déi dào Mặt khác, chỉ số tổng lượng nước bình quân đầu người năm cũng sẽgiảm dân theo thời gian nếu dân số tiếp tục tăng lên Đến năm 2025, nếu dân số Việt Namdự kiến đạt 100 triệu người thì tong lượng nước bình quân đầu người theo năm chi còn xấpxi 8.000 m” Nếu tính theo lượng nước nội sinh thì Việt Nam hiện mới đạt khoảng 4.000
m”/người/năm và đến năm 2025 có thé bị giảm xuống còn 3.100 m” Đặc biệt, trong trường
hợp các quốc gia thượng nguồn không có sự chia sẻ công băng và sử dụng hợp lý nguồnnước trên các dòng sông liên quốc gia thì Việt Nam chắc chắn sẽ phải đối mặt với nguy cơkhan hiểm nước, và có khả năng sẽ xảy ra khủng hoảng nước, đe dọa đến sự phát triển 6nđịnh về kinh tế, xã hội va an ninh lương thực Với mức tăng dân nhanh như thế, dự báo đếnnăm 2020 sẽ có 50% số dân sống ở các vùng đô thị Dân số tăng, nhu cầu nước cho mọihoạt động sinh hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn chất thải tăng lên sự ô nhiễm
môi trường nước cũng tăng lên.Tài nguyên nước trên các lưu vực sông ở Việt Nam đang bị suy giảm và suy thoái
nghiêm trọng do nhu cau dùng nước tăng cao trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nuôitrồng thuỷ sản, thuỷ điện, làng nghề Nhiều nguồn nước mặt ngày càng trở nên ô nhiễmtrầm trọng bởi nước thải, chất thải từ khu vực dân cư và sản xuất công nghiệp xả trái phépxuống sông khi co quan chức năng không thé kiểm soát, ngăn chặn được hiệu qua Trườnghợp Công ty TNHH Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải (tinh Đồng Nai) liên tục trong nhiềunăm và phải đền bù thiệt hại cho hàng ngàn hộ dân là dẫn chứng điển hình Nghiêm trọnghơn, các hệ sinh thái rừng tự nhiên duy trì nguồn sinh thuỷ từ thượng nguồn các lưu vực
cũng bị suy giảm trên diện rộng do nạn phá rừng, canh tác công - nông nghiệp, khai khoáng
và xây dựng cơ sở hạ tầng Biến đổi khí hậu cũng đang bộc lộ là mối de doa làm sụt giảm tài
nguyên nước trên các lưu vực sông.
Mặc dù Việt Nam hiện không thuộc nhóm quốc gia thiếu nước, nhưng nhiều vùng vả
lưuvực sông lại thuộc loại thiêu nước và hiém nước như vung ven biên Ninh Thuận - Binh
Trang 37Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai hay một số địa bàn núi cao các tỉnh phía Bắc (tỉnh Hà Giang).Gan day, tinh trang thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất vào mùa khô ở Đà Nẵng cũng đãcảnh báo sự bất hợp lý về sử dụng và quản lý tài nguyên nước trong lưu vực sông Vu Gia -Thu Bồn Ngoài ra, mặc dù hầu hết dòng sông lớn có chung lưu vực với các nước lánggiéng, nhưng Việt Nam lại không thể chủ động kiểm soát được việc sử dụng và tiêu haonguồn nước chủ yếu ngoài lãnh thd Do đó, tổ chức quản lý lưu vực sông trên các lưu vực sẽđòi hỏi không chỉ năng lực kỹ thuật về quy hoạch phát triển và sử dụng tài nguyên nước bềnvững, mà còn cả quyết tâm chính trị, năng lực hợp tác và đàm phán quốc tế với các nướccùng chia sẻ lưu vực sông Nguy cơ thiếu nước sạch càng tram trọng, nhất là vào mùa cạn ởcác vùng mưa ít Những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến các vẫn nạn về nước gây
thiệt hại cho sức khoẻ, tính mạng, tài sản và sản xuất do nạn phá rừng đầu nguồn, khai thác
khoáng sản bừa bãi, hoặc ngăn dòng xây đập thuỷ điện hay ô nhiễm từ các KCN/KCX tậptrung ven sông xảy ra ở hầu hết các lưu vực sông trên cả nước Các tình trạng bất thường vềlũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán khốc liệt xuất hiện nhiều ở các lưu vực sông khu vực miềnTrung và Tây Nguyên Trong khi đó, biến đối khí hậu dang làm biến đổi dòng chảy sôngngòi theo thay đôi của lượng mưa, nhất là ở khu vực Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ Cácđánh giá bước đầu cho thấy nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể sẽ giảm 17- 53% đối với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 2,5°C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt
độ không khí tăng 4,5°C (Bộ TN&MT, 2011)
Cùng với sự đô thi hóa là chất lượng cuộc sống được nâng cao kéo theo ý thức của ngườidân ngày càng kém cộng với sự di dân càng khiến áp lực cho môi trường ngảy càng nặng nềhơn Người dân sống ven kênh Nước Den (phường Bình Hưng Hòa A, quận Binh Tân) đangphải chịu đựng mỗi ngày vì hàng đống rác thải trôi lềnh bềnh trên kênh; chất đống bên bờkè kênh Thậm chí, không hiếm xác động vật trôi dập dénh Những ngày trời mưa hoặcnăng nóng, mùi nước hôi thối bốc lên, theo gió tỏa đi khắp nơi; ruồi, nhặng sinh sôi, bu bámthức ăn rất mắt vệ sinh Tương tu, tinh trang ô nhiém dén nghẹt thở cũng đang xảy ra đốivới các hộ dân sống tại khu vực giáp ranh ấp 5, xã Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh,TPHCM) với KCN Hanh Phúc (huyện Đức Hoa, tinh Long An) Tại day, tuyến kênh Đôinối liên hai tỉnh tải dòng nước thải vàng nhọt, có lúc chuyển đen đặc sánh, khét lẹt gâychoáng váng dau óc những người mới tới đây lần đầu Tương tu, tại rạch Ông Độ, nhánh 1gan cau Kénh Té (quận 7, TPHCM), rach Phú Lộc (huyện Binh Chánh, TPHCM), kênh
Trang 38Nước Den (quan Bình Tân, TPHCM), rạch Cầu Dừa (quận 4, TPHCM) cũng đang lànhững điểm nhức nhối về nạn ô nhiễm nguồn nước va rác Riêng tại rạch Cầu Dừa, ngườidân đã lên tiếng kêu cứu từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn chưa được cải thiện Dòng nướckênh tại đây đã chuyển sang màu đen ngòm Những ngày không khí nóng bức, mùi nước lẫnmùi rác thải bốc lên nồng nặc Đêm đến thì muỗi xuất hiện nhiều như châu chấu Sốt xuấthuyết, giun san, tiêu chảy là những bệnh thường gặp ở các khu vực dân cư nay.
Trang 39CHƯƠNG 2 TONG QUAN VE LƯU VUC SÔNG SAIG N
2.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1 Vi trí địa lý
Sông Sài Gòn thuộc hệ thống sông Đồng Nai có vị trí địa lý năm trong khoảng tọa độ từ
10°40 - 12°00 vĩ độ Bắc và từ 106°10 - 106°40 kinh độ Đông Diện tích lưu vực sông Sài
Gòn khoảng 4.717 km bao gom mot phan dat cua tinh Tay Ninh, mot phan đất của tinhBinh Dương, một phan đất của tỉnh Bình Phước va phan lớn đất của TPHCM, lưu lượngnước bình quân của sông là 85 m/s, lòng dẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa Sông Sai Gòn có
nhiều chỉ lưu, lưu lượng trung bình khoảng 54 m⁄s
Tổng chiều dài dòng chính của sông Sài Gòn khoảng 280 km Ở thượng lưu sông có côngtrình thủy lợi hồ Dầu Tiếng (tỉnh Tây Ninh) với dung tích 1,45 tỷ m”, diện tích mặt nước27.000 ha Phía hạ lưu là nơi tập trung nhiều bến cảng, KCN/KCX, khu dân cư Thuonglưu sông tương đối hẹp, đến khu vực hồ Dau Tiếng thì sông mở rộng 100m và chảy theohướng Tây Bắc — Đông Nam, qua Thủ Dau Một (tinh Bình Dương) đến TPHCM với chiềudai 200 km và chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km Bé rộng của sông Sài Gòn tạiTPHCM thay đổi từ 225 - 370m và độ sâu tới 20m
Ranh giới của lưu vực :
Phía Bắc giáp Campuchia
Phía Nam giáp lưu vực sông Nha Be.Phía Tây giáp lưu vực sông Vàm Cỏ Đông.
Phía Đông giáp lưu vực sông Bé và lưu vực sông Đồng Nai
Trang 40CHỦ GIAI | 4 | :lạ: 982 Tên sông CAM PU CHIA
WW TAY NINN Tên tính, thành phố
Ranh giới tinh, thành phố
Tỉ lệ 1 : 2.400.000
Hình 2.1 Bản do vị tri lưu vực sông Sài GonĐoạn dưới sông Thị Tính, lưu vực sông Sài Gòn không còn rõ ràng nữa vì còn rất nhiềudòng chảy nhỏ Đến địa phận tỉnh Tây Ninh, sông hợp thành một dòng chính chảy theohướng Tây Bắc — Đông Nam xuống khu đồng bang, đồ vào châu thé sông Đông Nai
Các chi lưu chính trên lưu vực sông Sai Gòn:
e Sông Thi Tính (giới hạn phụ lưu ở huyện Bến Cát, Thuận An (tỉnh Bình Dương)):dài 65 km, chủ yếu năm ở huyện Bến Cát (tỉnh Bình Dương) có chiều rộng khoảng 40 —
60m, lưu lượng nước trung bình đạt 5 — 10 m°s, đóng vai trò thoát nước cho khu vực
huyện Bến Cát, đặc biệt là thị tran Mỹ Phước và các KCN Mỹ Phước 1,2, 3.e Chi lưu Tống Lê Chân, Tha La, Suối Ngô nam ở thượng nguồn hỗ Dau Tiếng cónhiệm vụ chủ yếu là thu gom nước cho hồ Dau Tiếng:
- Chi lưu Tống Lê Chân (giới hạn phụ lưu ở huyện Bến Cát (tỉnh Bình Dương),huyện Tân Châu (tinh Tay Ninh)): có diện tích 1.534 km” (bao gồm một phân lãnh thổ
Campuchia).
- Chi lưu Tha La nằm giữa thượng nguồn hồ Dầu Tiếng có diện tích 774 km”