1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh An Giang

145 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 35,66 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (14)
    • 1.1.1. Khai niệm, đặc điểm người tiêu dùng...........................----¿-©ce+2E+ze+crxerrrrxerrrrecee 6 1.1.2. Quyền lợi người tiêu dùng........................----¿©+=++z+EEESEEEEEEECEEEEEEEkrrrkrrrrkrrrrreee 10 1.1.3. Vai trò của bảo vệ người tiêu dùng trong đời sống xã hội (0)
    • 1.1.4. Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (29)
    • 1.1.5. Các yếu tô ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng (0)
  • 1.2. Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ..................................------¿- 5+ 24 1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (32)
    • 1.2.2. Nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (32)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUAT VÀ THUC TIEN THI HANH 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.2. 2.2.2. 2.2.3 (14)

Nội dung

Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Ý nghĩa của việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Trong nền kinh tế thị trường, người tiêu dùng là đối tượng của người sản xuất và kinh doanh, là động lực phát triển của sản xuất và kinh doanh nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế và xã hội nói chung Tat cả mọi người đều cần trao đổi, mua bán để có những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của mình, tiếp đó là đáp ứng nhu cau của gia đinh và tổ chức của mình Như vậy có thé thấy rằng, người tiêu dùng là tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, thành phân, dân tộc, giới tính, địa vị xã hội Hơn nữa người tiêu dùng có mặt ở khắp moi noi, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu, ving xa, hai đảo Bao vệ người tiêu dùng không những chỉ là công việc có tính chất xã hội mà còn có tính chất kinh tế, chính trị rõ rệt Một khi người tiêu dùng, lực lượng xã hội đông đảo nhất, bao gồm toàn thể mọi người, được tôn trọng, được bảo vệ, được nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần, họ sẽ trở thành một động lực phát triển xã hội rất to lớn, đóng góp cho sự nghiệp phát triển xã hội nói chung Quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm phạm sẽ khiến cho sự phát triển của xã hội bị kìm hãm Việc bảo vệ

21 người tiêu dùng là một công việc có tính chất xã hội rộng lớn vả sâu sắc và được đông đảo mọi người trên toàn thế giới quan tâm.

Việc bảo vệ người tiêu dùng là một nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và các cơ quan quản lý Nhà nước, là nhiệm vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chân chính Thực tế, trong nền kinh tế thị trường, thi trường chủ yếu do tiêu dùng điều tiết Người tiêu dùng có ảnh hưởng to lớn đến những quyết sách về kinh tế, dù là của khu vực nhà nước hay của khu vực tư nhân và người tiêu dùng cũng là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các quyết định về kinh tế Chính phủ ở các nước đều rất quan tâm đến van đề người tiêu dùng và nếu giải quyết tốt van đề này sẽ làm cho kinh tế phát triển, xã hội chính trị ôn định Ngược lai, sẽ làm cho kinh tế chậm phát triển thậm chí khủng hoảng xã hội, rối loạn và mat ôn định chính trị Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những hoạt động nhằm thực hiện một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đồng thời cũng là duy trì và bồi dưỡng cho một động lực kinh tế quan trọng Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển thì van đề người tiêu dùng và bảo vệ người tiêu ding càng cần đề ra và thực hiện một cách nghiêm túc.

1.1.4.2 Đối với kinh tế Bảo vệ người tiêu dùng giúp củng cố niềm tin cho người tiêu dùng đối với hàng hóa, dich vụ, từ đó khuyến khích tiêu dùng Niềm tin của người tiêu dung là mong muốn của tất cả các nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ Nó đảm bảo cho sự ổn định va phát triển của doanh nghiệp đó Khi không có niềm tin vào sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng sẽ hạn chế thậm chí cham dứt việc tiêu dùng sản phẩm đó Phản ứng của người tiêu dùng không chỉ gây khó khăn cho sự tôn tai phát triển của riêng doanh nghiệp đó mà nếu phản ứng đó diễn ra trên diện rộng, cùng lúc thách thức nhiều doanh nghiệp thì cả nền kinh tế có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu ding giúp đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng Trong khi thực hiện hành vi tiêu dùng, người tiêu dùng có những quyền lợi chính đáng nhất định Việc bảo vệ những quyền lợi đó là yêu cầu khách quan dé đảm bảo công bằng cho người tiêu dùng, cũng là góp phần thực hiện công bằng xã hội Từ đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần quản lý thị trường, giúp thị

22 trường hoạt động lành mạnh, công bằng Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực chất là ngăn chặn những hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng của nhà sản xuất cung ứng hàng hóa dịch vụ.

1.1.5 Các yếu tổ ánh hướng đến quyền lợi người tiêu dùng

Yếu tô lợi nhuận của các cơ sở tổ chức sản xuất kinh doanh

Quan hệ kinh tế chủ yêu trong xã hội, bên cạnh quan hệ giữa các nhà sản xuất với nhau là quan hệ giữa người tiêu đùng và nhà sản xuất kinh doanh Là lực lượng hết sức đông đảo, nhưng vì chưa nhận thức đầy đủ các quyền và trách nhiệm của mình, không có đầy đủ kiến thức về mọi mặt và thường hành động riêng lẻ nên trong mối quan hệ đó, người tiêu dùng thường đứng ở thế yếu và chịu nhiều thiệt thòi Để tăng lợi nhuận, một số doanh nghiệp thường lợi dụng những khe hở của pháp luật, công tác quản lý và lòng tin của người tiêu dùng để thực hiện những hành vi thủ đoạn gian đối làm tôn hại đến lợi ích của người tiêu dùng dưới những hình thức rất phong phú như cung cấp hàng hóa kém phẩm chất, ép giá, gian lận về đo lường hoặc đưa ra những thông tin thiếu trung thực dé gây nhằm lẫn Khi đó, người tiêu dùng thường mắc phải những sai lầm trong việc lựa chọn tiêu đùng và có nguy cơ sử dụng hàng hóa, dịch vụ thiếu độ an toàn, đặc biệt là đối với những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu và hàng hóa, dịch vụ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người.

Hệ thong pháp lý chưa day đủ và sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan chức năng có liên quan

Một khi hệ thống pháp lý chưa đầy đủ sẽ tạo những kẽ hở cho các cơ sở sản xuất kinh doanh không chân chính thực hiện những hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi người tiêu dùng Sự quản lý, kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện của Nhà nước và các cơ quan chức năng là rất cần thiết trong vấn đề tham gia bảo vệ người tiêu dùng Thiếu sự tham gia này, quyền lợi người tiêu dùng sẽ rat dé bị xâm phạm bởi vì sẽ không có đủ chế tài cũng như quy định dé xử phat các hoạt động gây tốn hại tới quyền lợi người tiêu dùng Theo đó người sản xuất kinh doanh sẽ không ngần ngại lách luật và có những hành động vi phạm tới quyền lợi người tiêu dùng nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

Các yếu tô ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng

cách thức tiêu dùng của bản thân người tiêu dùng

Họ thường không có đủ kiến thức cũng như về điều kiện kỹ thuật dé tự mình biết được hàng hóa dich vụ có thực sự tốt như những thông tin được công bố hay không Nói cách khác, người tiêu dùng luôn ở vào vị trí bất lợi về thông tin so với doanh nghiệp.

Chính vì những lý do trên, những nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa dịch vụ có rất nhiều động cơ gây tôn hại đến quyền lợi của người tiêu dùng Nếu sự quản lý của nhà nước không đủ mạnh và không hiệu quả trong việc trấn áp những hoạt động đó thì quyền lợi của người tiêu dùng sẽ khó được đảm bảo.

Pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ¿- 5+ 24 1 Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

THỰC TRẠNG PHÁP LUAT VÀ THUC TIEN THI HANH 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.2 2.2.3

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN CUA PHÁP LUẬT VE BẢO VỆ

QUYEN LỢI NGƯỜI TIEU DUNG

1.1 Khái quát về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm người tiêu dung

1.1.1.1 Khái niệm a Khải niệm người tiêu dùng

Trong công cuộc đổi mới, cơ chế thi trường xuất hiện, hàng hóa xuất hiện cảng nhiều, càng đa dạng, nhu cầu về mọi mặt cho cuộc sống được đáp ứng đầy đủ, thỏa mãn thông qua việc “mua” va “bán” Từ đó khái niệm “tiêu dùng” và “người tiêu dùng” được nhắc đến thường xuyên hơn Người tiêu dùng hay còn gọi là người tiêu thụ là một từ nghĩa rộng dùng để chỉ các cá nhân hoặc hộ gia đình dùng sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất trong nền kinh tế Khái niệm người tiêu ding được dùng trong nhiều văn cảnh khác nhau vì thế cách dùng và tầm quan trọng của khái niệm này có thê rất đa dạng Họ là người có nhu cầu, có khả năng mua săm các sản phẩm dịch vụ trên thị trường phục vụ cho cuộc sống, người tiêu dùng có thé là cá nhân hoặc hộ gia đình. Để bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng thì chúng ta cần hiểu thế nào là người tiêu dùng:

Theo ý kiến của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam thì người tiêu dùng được định nghĩa như sau:

Người tiêu dùng là tất cả những người mua, sử dụng hàng hóa và dịch vụ, thực phẩm, đồ uống, thuốc chữa bệnh và mọi nhu cầu thiết yếu khác.

Người tiêu dùng còn bao gồm chính cả những người đang cố gắng giành lợi nhuận, thông qua thực hiện việc kinh doanh, dịch vụ trước những người tiêu dùng khác.

Luật bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam năm 2010 đã đưa ra khái niệm người tiêu dùng như sau:

Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân, gia đình và tổ chức.

Theo lý thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người của nhà tâm lý học Abraham Maslow, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.

Hệ thống nhu cầu của Maslow thường được mô tả theo hình dạng của một kim tự tháp với những nhu cầu cơ bản nhất, lớn nhất ở phía dưới và nhu cầu tự thể hiện và siêu việt ở phía trên Nói cách khác, các nhu cầu cơ bản nhất của cá nhân phải được đáp ứng trước khi họ có động lực để đạt được nhu cầu cấp cao hơn.

Bồn cấp cơ bản nhất của kim tự tháp chứa những điều kiện ma Maslow gọi là

"nhu cau thiếu ": lòng tự trọng, tình bạn - tình yêu, an toàn và nhu cau thể chất Nếu những "nhu cầu thiếu hụt" này không được đáp ứng - ngoại trừ nhu cầu cơ bản nhất (sinh lý) - chúng có thé không có dấu hiệu thé hiện ra bên ngoài, nhưng cá nhân sẽ cảm thấy lo lắng và căng thăng Lý thuyết của Maslow cho thấy rằng mức độ nhu cầu cơ bản nhất phải được đáp ứng trước khi có khao khát về nhu cầu khác Maslow cũng đặt ra thuật ngữ 'siêu năng lực" để mô tả động lực của những người vượt quá phạm vi của các nhu cầu cơ bản và phần đấu đề cải thiện liên tục.

Bộ não con người là một hệ thống phức tạp và chứa các quá trình song song chạy cùng một lúc, do đó nhiều động lực khác nhau từ các cấp bậc khác nhau của

Maslow có thé xảy ra cùng một lúc Maslow đã nói rõ ràng về các cấp độ của tháp nhu cau và sự hài long của họ bang các thuật ngữ như "tương đối", "chung" và "chủ yếu". Được quy trọng

Giao lưu tình cảm và được trực thuộc

Hình 1.1 Thang bậc 5 tầng tháp nhu cầu của Maslow [31]

5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:

Tang thứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất thuộc về "thé lý" (physiological) thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi.

Tầng thứ hai: Nhu cau an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thé, việc lam, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo.

Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging)

- muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

Tang thứ tư: Nhu cầu được quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kính mến, được tin tưởng.

Tầng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân cường độ cao (self - actualization) - muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thé hiện bản thân, trình dién mình, có được và được công nhận là thành đạt.

Nhu cầu của con người có thể bắt nguồn từ những tác nhân kích thích nội tại hay bên ngoài Từ đó con người có động cơ hướng vào những đối tượng hàng hóa, dịch vụ có khả năng thỏa mãn được nhu cầu của mình Một số trong số những nhu cầu này có những nhu cầu cơ bản như thức ăn, chỗ ở và những nhu cầu khác cao hơn tùy theo hoàn cảnh và điều kiện cuộc sống thay đổi.

Theo quan điểm cá nhân, người tiêu dùng có thé hiểu đơn giản là một hay nhiều người dùng hay “tiêu” khoản tiền của mình để mua hàng hóa, dịch vụ nào đó dé sử dụng nhằm thỏa mãn, đáp ứng nhu cầu của họ.

Trên thực tế, người ta có thể đưa ra khá nhiều khái niệm về người tiêu dùng song những khái niệm đó đều có điểm chung nhất định, đó là những người mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Theo Điều 1 Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng 1999 quy định “Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích sinh hoạt cá nhân, gia đình và tổ chức” Cụ thể hơn, Điều 2 và Điều 3 Nghị định 69/2001/NĐ-CP ngày02/10/2001 của chính phủ quy định chỉ tiết việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng đã chỉ rõ các đối tượng được coi là người tiêu dùng bao gồm:

- Người mua và là người sử dụng hàng hóa, dịch vụ đã mua cho chính bản thân mình;

- Người mua hàng hóa và dịch vụ cho người khác, cho gia đình hoặc cho tô chức sử dụng:

- Cá nhân, gia đình, tổ chức sử dụng hàng hóa, dịch vụ do người khác mua hoặc do được tặng, cho;

- Người mua, sử dụng hàng hóa dịch vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 69/2001/NĐ-CP.

Như vậy có thể thấy, người tiêu dùng có thể là người mua và sử dụng, cũng có thé là người chỉ mua hoặc chỉ sử dụng hàng hóa, dịch vụ nhưng phải thỏa mãn điều kiện là nhằm mục đích tiêu dùng chứ không phải phục vụ cho sản xuất hay mua bán trao đối với mục tiêu lợi nhuận.

Thông thường hai khái niệm người tiêu dùng (consumer) và khái niệm

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Thang bậc 5 tầng tháp nhu cầu của Maslow [31] - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh An Giang
Hình 1.1. Thang bậc 5 tầng tháp nhu cầu của Maslow [31] (Trang 15)
Hình 1.2. Các quyền co bản của người tiêu dùng [37] - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh An Giang
Hình 1.2. Các quyền co bản của người tiêu dùng [37] (Trang 23)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN