1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Vai trò của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Vĩnh Phúc trong việc bảo vệ người tiêu dùng

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYÊN THỊ TÂM

VAI TRO CUA HỘI TIEU CHUAN VA BẢO VỆ QUYEN LỢINGUOI TIEU DUNG VINH PHUC TRONG VIEC

BAO VE NGUOI TIEU DUNG

Chuyên nganh: Luật Kinh tếMã số : 60380107

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Vân Anh

HÀ NỘI- 2013

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHU VIET TATTỪ VIET TAT GIẢÁINGHĨA

Trang 3

LOT MO ĐẦU ¿2222 2 n1 CHƯƠNG 1: TONG QUAN VAI TRÒ CUA HOI BAO VỆ NGƯỜI TIÊUDUNG Ở VIET NAM ouu.ccccccccccccsssecsssessssessssesssecsssscssssessusessuessusessuesssuesssucsssessevesses 6

1.1 Khái quát pháp luật bao vệ NTD và các thiết chế thực thi pháp luật bảo

4+0) PA r0 01 6

1.1.1 Khai quát pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam -. - 6

1.1.2 Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD - s52 101.2 Bản chất và cơ sở pháp lý cho sự ton tại và hoạt động của hội bảo vệ

0 14

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của các hội bảo vệ NTD ở Việt Nam 171.4 Vai trò của Hội bảo vệ NTD thé hiện qua các mặt hoạt động chủ yeu 19

1.4.1 Vai trò của Hội bao vệ NTD trong công tac phản biện xã hội 20

1.4.2 Vai trò của hội bảo vệ NTD trong việc giáo dục NTD 23

1.4.3 Vai trò của hội bảo vệ NTD trong việc giải quyết khiếu nại của NTD.241.4.4 Vai trò của các mối quan hệ giữa Hội bảo vệ NTD với các cơ quan nhànước, các tô chức trong nước và quốc tế trong việc bảo vệ quyền lợi NTD 27CHƯƠNG 2: HOẠT DONG BẢO VỆ QUYEN LỢI NGƯỜI TIỂU DUNGCUA HỘI TIỂU CHUAN VÀ BAO VỆ QUYÈN LỢI NTD VĨNH PHÚC 30

2.1 Cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của Hội tiêu chuẩn và bảo vệquyên lợi NTD Vĩnh Phúc (Hội Vĩnh Phúc) - 5-5 2 s+s+sz£zzzxe: 302.2 Quyền hạn và trách nhiệm của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Vĩnh

0¬ A 33

2.2.1 Quyền của Hội Bảo vệ NTD Vĩnh Phúc - 2555255252 33

2.2.2 Trách nhiệm của Hội Bảo vệ NTD Vĩnh Phúc - 34

2.3 Cơ cau tô chức của hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi NTD Vinh Phúc 36

2.3.1 Đại hội C1 2222222333131 1011 111g 00551 k1 khe rre 36

2.3.2 Ban chấp hành - ¿+52 E+E+E#EEEESE2E#ESEEEEEEEEE111 212151111 Exe 37

Trang 4

2.3.3 Ban Thường VỤ - - - - c1 1112221 1 vn ng vn 38

2.3.4 Ban kiỂm tra - 2 Set SE 1 EEE151511212111 1111011511111 re 392.3.5 Các tổ chức khác ::-++xxtttttrrtrrrttrrrrrirrrrrrrrrririrrrik 392.4 Các hoạt động bảo vệ NTD của hội tiêu chuẩn về bảo vệ quyền lợi

NTD Vinh 0a 40

2.4.1 Hoạt động tuyên truyền, phố biến giáo dục pháp luật và nâng cao ý

01/1980i6ii1051909,198ì16 P4414 402.4.2 Hoạt động tư vấn, giải quyết khiếu nại của NTD ¿-s¿ 4I2.4.3 Hoạt động nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp đối

8š iiiiỶII:44- 42

2.4.4 Hoạt động tham gia các đoàn kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cóthẩm qUyỀN ¿522 SE EESE2E9E E5 121215115 1121111711111111511 1111111111 xe 432.4.5 Tham gia vào các hoạt động mà chính quyền địa phương giao 432.4.6 Tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học trong vấn đề bảo vệquyển CoN BD + SE+EEEEESEE2121511111211112111111111 1111111 te6 442.5 Đánh giá hoạt động của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi NTD VĩnhPhúc trong công tác bảo vệ quyền lợi NTD - - 2 s+s+x+Esrerzezed 44

2.5.1 Những mặt đạt được 1111 SH ng vn 44

2.5.2 Những hạn chế và những khó khăn thách thức đối với hội tiêu chuẩnvà bảo vệ quyền lợi NTD Vĩnh Phúc - 2 2+5 2 z£+E+x+E+Eerzrxzezed 48CHƯƠNG 3: MỘT SÓ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUÁ HOẠTĐỘNG CỦA HỘI BẢO VỆ NTD VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ HỘI BẢOVỆ NTD VĨNH PHÚC NÓI RIÊNG - 222 22+eSEEEESEEEEEEEEerrrrkrree 53

3.1 Các giải pháp chung nhằm nâng cao vai trò của Hội Bảo vệ quyền

lại VTS sua các s12 sasha AAG RAINS 1 RAK 1 0500800154 5800082315 R RAMEAAA R uöSbikkZ BARDS E 533.1.1 Hoan thiện hon nữa co sở pháp lý cho hoạt động của Hội 53

3.1.2 Xây dựng chương trình mang tầm chiến lược quốc gia về bảo vệ NTD 543.1.3 Tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa cơ quan, tổ chức trong nướcVà QUỐC ẨỂ ST S1 1 1515132121111111111115111111111111111111 11111111111 ryeg 55

Trang 5

,0) 0090 56

3.2 Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Hội Bảo vệquyên lợi NTD Vĩnh Phúc - - 2 + EEE+E+E£ESEEEEEEEEEEEEEEErkerrrerees 573.2.1 Ban hành chính sách tăng cường nhân lực và hỗ trợ kinh phí cho hoạt

động của hội bảo vệ ÌNTÌD - c1 2211111111911 11 ng vn ngờ 583.2.2 Xây dung lực lượng cán bộ Hội có năng luc, uy tín 58

3.2.3 Tăng cường, day mạnh xây dựng hệ thống Hội cơ SO 593.2.4 Tận dụng sự ủng hộ của các cơ quan, tô chức, đoàn thê 60

3.2.5 Vận dụng các quy định của pháp luật, sự ủng hộ của các cơ quanNhà NUGC nọ cv 61

3.2.6 Thường xuyên đổi mới phương thức hoạt động phù hợp và hiệu quả 62DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦUI — Tính cấp thiết của dé tài

Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (NTD)đang ngày càng được quan tâm một cách rộng rãi và trở thành van đề trung tâm củaxã hội Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan tới van dé bảo vệ NTD ra đời đãbước đầu xây dựng hành lang pháp lý vững chắc, tăng cường hiệu lực quản lý nhànước, nâng cao trách nhiệm của tô chức, cá nhân (thương nhân) kinh doanh hanghoá, dịch vụ trong lĩnh vực bảo vệ NTD Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa NTDvà thương nhân, NTD thường ở vị trí yếu thé, bởi sự hạn chế về thông tin, về kiếnthức chuyên môn đặc biệt là các thông tin và kiến thức liên quan đến đặc tính kĩthuật, tính năng sử dụng, nguồn sốc xuất xứ của sản phẩm cũng như sự hạn chế vềkhả năng đàm phán hợp đồng và khả năng chịu rủi ro khi mua sản phẩm Do đó, đểđảm bảo sự bình đăng trong quan hệ giữa NTD và thương nhân cần phải có hànhlang pháp lý vững chắc Việc ban hành pháp luật bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của NTD là dé bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội.

Bảo vệ NTD là trách nhiệm của mọi người, mọi cơ quan, tô chức và của toànxã hội, trong đó các tô chức bảo vệ NTD (các hội bảo vệ NTD) là tô chức xã hội có

một vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng và thực thi pháp luật bảo vệ

NTD Sự ra đời của các tổ chức bảo vệ quyền lợi NTD đã góp phần rất lớn vàophong trào bảo vệ quyền lợi NTD tại Việt Nam Tính đến 1/8/2012 cả nước có 44hội bảo vệ quyền lợi NTD được thành lập hoạt động ở các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương [52] và 1 Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam hoạt độngtrong phạm vi cả nước (xem phụ lục số 1) Các Hội bảo vệ quyền lợi NTD đã cónhiều tích cực, sáng tạo để bảo vệ NTD trong nhiều mặt hoạt động như: Tham giagóp ý xây dựng pháp luật bảo vệ NTD, tiếp nhận và xử lí các khiếu nại của NTD,tham gia giáo dục NTD, tuyên truyền hướng dẫn NTD bảo vệ các quyền và lợi ích

hợp pháp của mình

Trang 7

Ngày 17/11/2010, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namthông qua Luật bảo vệ quyền lợi NTD Chương III của Luật đã dành 3 điều (từ Điều27 đến Điều 29) quy định về trách nhiệm của tô chức xã hội trong việc bảo vệ quyềnlợi NTD Những quy định này là cơ sở pháp lí quan trong khang định trách nhiệm cũngnhư chức năng của các tổ chức xã hội nói chung và các Hội bảo vệ NTD nói riêngtrong việc bảo vệ NTD, trong đó có Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi NTD Vĩnh

Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế do phải đối mặt với những khó khăn vềnguồn lực tài chính, nhân lực cũng như kinh nghiệm hoạt động, và những khó khănkhác, các tổ chức bảo vệ quyên lợi NTD tại Việt Nam nói chung và Hội tiêu chuẩnvà bảo vệ quyền lợi NTD Vĩnh Phúc nói riêng hoạt động chưa có hiệu quả, chưa thểhiện tốt vai trò của tổ chức xã hội trực tiếp bảo vệ quyên lợi của NTD trong tinhhình mới Vậy làm thé nào dé Hội tiêu chuẩn va bảo vệ quyền lợi NTD Vĩnh Phúcphát huy hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ quyền lợiNTD ở tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó góp phần bảo vệ quyền lợi NTD trong cả nước, đâythực sự là một câu hỏi lớn thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu vai trò củaHội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi NTD Vĩnh Phúc trong việc bảo vệ NTD” làm

đê tài luận văn cao học của mình.2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Pháp luật Bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt Nam còn kha mới mẻ, việc thực thipháp luật còn chưa chặt chẽ, việc nghiên cứu về quyền lợi NTD và pháp luật Bảo vệquyền lợi NTD chưa được quan tâm một cách thoả đáng Vai trò của hội bảo vệNTD là những nội dung nghiên cứu tương đối mới ở nước ta Có thể thấy, gần đâydé phục vụ cho việc xây dung dự thảo Luật bao vệ quyền lợi NTD thì các van dénày mới được xã hội và các nhà khoa học quan tâm Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệquyên lợi NTD Vĩnh Phúc ra đời từ năm 2004 nhưng các hoạt động còn hết sức mờnhạt, hầu như chưa phát huy được vai trò của mình trong việc bảo vệ NTD.

Trong quá trình xây dựng dự án Luật bảo vệ quyền lợi NTD, Hội tiêu chuẩnvà bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS) cùng Bộ Công thương đã tổ chức một số

buôi hội thảo và tọa đàm trong đó có nội dung bản thảo về vai trò của hội bảo vệ

Trang 8

NTD như: Hội thảo “ Nâng cao năng lực giải quyết khiếu nại của hội tiêu chuẩn vàbảo vệ NTD tại Việt Nam” tổ chức ngày 13 tháng 10 năm 2010 tại Ha Nội hay Tọađàm “ Kỷ niệm ngày quyền của NTD quốc tế và tuyên đương tập thé, cá nhân cóthành tích trong hoạt động bảo vệ NTD” tổ chức ngày 15/3/2009 tại Hà Nội Ngoàira, một số nhà khoa học đã có một số bài viết tham gia đóng góp ý kiến xây dựngdự thảo Luật bảo vệ quyền lợi NTD và có bàn đến vai trò, trách nhiệm của hội bảovệ NTD như: Bài viết của TS Đinh Thị Mỹ Loan với tiêu đề: “Hội bảo vệ NTD ởnước ta hiện nay — Thực trạng hoạt động và định hướng đôi mới” (tham luận tại Hộithảo “Pháp luật về bảo vệ NTD — Kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ởViệt Nam” do Viện nhà nước và pháp luật cùng Viện KAS tô chức tại Hà Nội tháng11/2009); Bài viết của TS Phan Huy Hồng “Vai trò của các tổ chức bảo vệ NTD ở

Việt Nam” (đăng trên trang web:duthaoonline.quochoi.vn), Nhà báo Nguyễn Hữu

Hải viết bài “Phát huy vai trò của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi NTD VĩnhPhúc” trên báo Vĩnh Phúc số 19 năm 2010, Tác giả Trần Nhật Nghĩa viết bài “Sựcần thiết phải nâng cao hoạt động của Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi NTDVinh Phúc” trên báo Vĩnh Phúc số 36 năm 2010 Các bài viết nói trên chỉ dừng ởmức độ thông tin cho người đọc về thực trạng hoạt động của hội bảo vệ NTD ở ViệtNam nói chung và ở Tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng và bước đầu đưa ra một số giải phápdé thé hiện vai trò của hội bảo vệ NTD trong dự thảo Luật bảo vệ quyền lợi NTD.

Từ những phân tích trên có thé thấy, việc nghiên cứu một cách hệ thống vàtoàn diện các vấn đề về vai trò của hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ quyền lợiNTD ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng đặc biệt trong bối cảnhLuật bảo vệ quyên lợi NTD đã thực thi gần 2 năm là thực sự cần thiết cả về lý luận

lẫn thực tiễn.

3s Mục dich, nhiệm vu nghiên cứu

Đề tài đặt ra mục đích nghiên cứu là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn củaviệc xác định vai trò của Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD tỉnh Vĩnh Phúc trong việcbảo vệ quyền lợi của NTD cũng như đánh giá những mặt làm được cũng như chưalàm được của Hội Trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD tỉnh Vĩnh Phúc, giúp NTD bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của mình.

Trang 9

Đề dat được mục đích trên, dé tài đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu

- Vai trò của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Vĩnh Phúc thông qua các

mặt hoạt động chính của Hội

- Đề ra các giải pháp: khắc phục những hạn chế trong hoạt động của hội bảovệ NTD Việt Nam, đồng thời đưa ra giải pháp trung và dài hạn nhằm đây mạnh hoạt

động hội bảo vệ NTD Vĩnh Phúc, phát huy hơn nữa những mặt mạnh mà hội tỉnh đãđạt được.

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu làm sáng tỏ vai trò của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTDVĩnh Phúc trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NTD, trong khi thựchiện đề tài, tác giả đã sử dụng cơ sở phương pháp luận trong việc nghiên cứu khoáluận là Triết học Mác-Lênin, đồng thời tiếp thu quan điểm của Đảng và Nhà nước tatrong sự nghiệp đổi mới Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa trên phép duy vật

biện chứng và duy vật lịch sử, cùng các phương pháp nghiên cứu khoa học khác

như: phân tích các quy định của pháp luật về Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD, timhiểu và phần tích nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động của Hội, tiến

hành so sánh các quy định của pháp luật cũng như so sánh các hoạt động của Hội

bảo vệ NTD Vĩnh Phúc với các Hội tỉnh khác, tổng hợp những tai liệu đã thu thậpđược, từ đó tổng hợp lại dé hoàn thiện luận văn Tác gia cũng sử dụng phương phápthống kê, hệ thống hoá các số liệu cũng như văn bản có liên quan để Luận văn cósức thuyết phục, mang lại ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

5 Pham vi nghiên cứu đề tài

Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ dé tài này không có tham vọng nghiêncứu tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế ảnh hưởng đến vai trò của hội bảo vệNTD trong việc bảo vệ NTD mà tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý quy định

vai trò của hội bảo vệ NTD ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng

Trang 10

cũng như thực tiễn hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ quyền lợi NTD Vĩnh

Phúc trong việc bảo vệ NTD.

6 Kết cau Luận văn:

Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văngôm 3 chương:

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VAI TRO CUA HỘI BẢO VỆ NGƯỜI TIỂU DUNG Ở VIỆT

Trang 11

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VAI TRO CUA HỘI BẢO VENGUOI TIEU DUNG O VIET NAM

1.1 Khái quát pháp luật bảo vệ NTD và các thiết chế thực thi pháp luật bảo

vệ NTD ở Việt Nam

1.1.1 Khái quát pháp luật bảo vệ NTD ở Việt Nam

Ở Việt Nam, một thời gian dài trước “đổi mới”, người dân sống trong nhữngnăm tháng chiến tranh khốc liệt và một thời kỳ phục hồi sau chiến tranh Trong giaiđoạn này, mọi nguồn lực tập trung cho sự nghiệp giành độc lập, bảo vệ tô quốc vàxây dựng đất nước sau chiến tranh nên nhu cầu tiêu dùng của người dân đều ở mứctối thiểu, vì vậy họ không quan tâm đến việc phải bảo vệ quyền lợi của mình Mặtkhác, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung hầu hết hàng hóa, dịch vụ đều dodoanh nghiệp nhà nước hoặc các hợp tác xã sản xuất, cung ứng và tuân thủ chặt chẽcác chỉ tiêu chất lượng do nhà nước quy định nên người tiêu dùng yên tâm về chấtlượng hang hóa do các cơ sở cung cấp Bởi vậy, trước đây, ở nước ta van đề bảo vệquyền lợi của NTD dùng chưa được xã hội quan tâm cả về nhận thức đến việc xây

dựng và thực thi pháp luật trong lĩnh vực này.

Vào những năm 90 của thế kỉ 20, khi Việt Nam bắt đầu chuyền từ nền kinhtế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa,chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần được áp dụng đã khuyếnkhích các thành phần kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh do đó người tiêudùng có điều kiện tốt hơn trong việc lựa chọn và sử dụng hàng hóa, dịch vụ Tuynhiên, bên cạnh những mặt tích cực do nên kinh tế thị trường đem lại, bản thân nócũng làm nay sinh không ít những hành vi vi phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ichchính đáng của người tiêu dùng cũng như gây bất 6n cho nền kinh tế và cho xã hội.Hàng giả, hàng nhái hiện diện khá nhiều, hiện tượng thương nhân cân, đo sai tươngđối phổ biến Do đó, Nhà nước Việt Nam đã quan tâm, chú ý tới công tác bảo vệquyền lợi NTD và được đánh dấu bang sự ra đời của Pháp lệnh bảo vệ quyển lợiNTD được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 27/4/1999 Có thê nói, ởnước ta công tác bảo vệ NTD chỉ được biết đến từ khi Pháp lệnh bảo vệ quyền lợiNTD được ban hành Dé hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ NTD, Chính phủ đã

Trang 12

ban hành Nghị định số 69/2001/ND-CP của Chính phủ ngày 2/10/2001 quy định chỉtiết thi hành Pháp lệnh Bảo vệ quyền lợi NTD và sau đó Nghị định này được thaythế bởi Nghị định 55/2008/ND-CP ngày 24/4/2008.

Các quy định trong hai văn bản pháp luật nói trên đã trực tiếp bảo vệ quyềnlợi NTD ở các khía cạnh như: Đưa ra định nghĩa về NTD; Quy định các quyền vàtrách nhiệm của NTD; Quy định hệ thống các nghĩa vụ của nhà sản xuất, kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ; Quy định cơ chế khiếu nại, khởi kiện của người tiêu dùngkhi bị xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp; Quy định các biện pháp xử lí vi phạmpháp luật bảo vệ quyền lợi NTD; Quy định trách nhiệm quản lí nhà nước về bảo vệquyền lợi người tiêu dùng, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệngười tiêu dùng: Quy định về các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD trong đóghi nhận vai trò của tổ chức bảo vệ người tiêu dùng trong việc bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của NTD.

Trước khi, Luật bảo vệ quyền lợi NTD (2010) được ban hành, bên cạnh Pháplệnh bảo vệ quyền lợi NTD và Nghị định số 55/2008/ND-CP quy định trực tiếp việcbảo vệ quyền lợi NTD, pháp luật Việt Nam giai đoạn đó cũng đã có nhiều văn banchứa đựng quy phạm gián tiếp liên quan đến hoạt động bảo vệ NTD Các văn bảnpháp luật trong nhóm này quy định những van dé sau: (i) Ghi nhận các nguyên tacchung vê bảo vệ quyên lợi NTD được thê hiện trong Hiến pháp 1992, Bộ Luật dansự 2005; (ii) Quy định chung về kiểm soát sự gia nhập thị trường và diéu tiết hoạtđộng trên thị trường của các thương nhân trong Luật doanh nghiệp 2005; Luật đầu

tư 2005; Luật thương mại 2005; Luật cạnh tranh 2004; Pháp lệnh giá; Pháp lệnh

quảng cáo 2003; Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kĩ thuật 2006; Luật chất lượng sảnphẩm, hàng hóa 2007; Pháp lệnh đo lường 1999; Các quy định về nhãn hànghóa[20]; (iii) Các quy định điều tiết ngành, kiểm soát sự gia nhập thị trường và hoạtđộng trên thị trường của thương nhân trong từng chuyên ngành (như y tế, thựcphẩm, giao thông, xây dựng, du lịch, ngân hàng, chứng khoán, bưu chính viễn

thông) được quy định trong Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989; Pháp lệnh hành

nghề y dược tư nhân 2003; Luật dược 2005; Luật kinh doanh bảo hiểm 2000; Luậtcác tô chức tín dụng 1997; Luật điện lực 2004; Pháp lệnh bưu chính, viễn thông2000 (được thay thế băng luật bưu chính ); Luật chứng khoán 2006; Luật du lịch

2005, Luật Viễn thông 2009.

Trang 13

Sau hon 10 năm thi hành, Pháp lệnh bao vệ quyền lợi NTD và các văn bảnhướng dẫn thi hành Pháp lệnh này đã cơ bản đi vào cuộc sống; tạo lập hành langpháp lý dé NTD tự bảo vệ quyên va lợi ích hợp pháp của mình; nâng cao tráchnhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; tạo cơ sở pháp lý décác cơ quan nha nước thực hiện chức năng bảo vệ quyền lợi của NTD Tuy nhiên,trong quá trình thi hành, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các văn bảncó liên quan đến công tác bảo vệ NTD đã bộc lộ một số hạn chế như: các quy địnhvề quyên, trách nhiệm của người tiêu dùng cũng như trách nhiệm của thương nhâncòn chung chung, chưa cụ thé rõ ràng khó thực thi trong thực tế; chưa có quy địnhnhằm khôi phục lợi ích cho NTD cũng như chưa có quy định thừa nhận yêu cầu bảovệ đặc biệt đối với NTD; sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thâm quyềntrong công tác bảo vệ NTD còn hạn chế; chưa tạo ra cơ chế hữu hiệu giúp các tổchức bảo vệ NTD hoạt động có hiệu quả; hệ thống chế tài áp dụng đối với các hànhvi vi phạm quyên lợi NTD còn bat hợp lý

Để công tác bảo vệ người tiêu dùng thực sự có hiệu quả khắc phục tình trạngthương nhân xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng ngày càng tăng cả về sốlượng, quy mô, phạm vi lần mức độ vi phạm, Nghị quyết số 27/2008/NQ-QH12ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội đã đưa việc xây dựng Luật bảo vệ quyền

lợi NTD vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2009 Ngày 07 tháng 01

năm 2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 25/QD-TTg phân công, BộCông Thương là cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật bảo vệ quyền lợi người tiêudùng Luật bảo vệ quyền lợi NTD quy định những van đề nhăm trực tiếp bảo vệ

NTD mà chưa được quy định trong các văn bản pháp luật khác còn hiệu lực.

Ngày 17/11/2010, Luật bảo vệ quyền lợi NTD với 6 chương và 51 điều đãđược Quốc hội khóa 12 kì họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ 1/7/2011 Ké từngày này, Pháp lệnh bảo vệ quyên lợi NTD 1999 hết hiệu lực thi hành.

Đề hướng dan thi hành Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (2010), Chính

phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành những văn bản sau:

- Nghị định 99/2011/ ND-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫnthi hành một số điều của Luật bảo vệ quyền lợi NTD

-Nghị định 19/2012/NĐ-CP ngày 16/3/2012 quy định về xử phạt vi phạmhành chính trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi NTD

-Quyết định 02/2012/QĐ-TTg ngày 13/1/2012 về việc ban hành Danh mụchàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện

giao dịch chung

Trang 14

mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của mình.

- Luật đã quy định rõ các hành vi bị cam trong linh vuc bao vé quyén loiNTD Cu thé là: tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không được thựchiện các hành vi sau: (i) lừa dối hoặc gây nhằm lẫn cho NTD thông qua hoạt độngquảng cáo hoặc che dấu, cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch không chính xácvề hàng hóa, dich vụ, về uy tín khả năng kinh doanh của mình; (ii) quấy rối NTDthông qua tiếp thị hàng hóa, dịch vụ trái với ý muốn của người tiêu dùng hoặc cóhành vi gây cản trở, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt bình thường của NTD; (iii)

ép buộc NTD giao dịch với mình khi NTD gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc dùng vũ

lực, đe doa dùng vũ lực gây thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng, tài sản của NTD; (iv)yêu cầu NTD thanh toán hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp mà không thỏa thuận trướcvới NTD; (v) cung cấp hàng hóa không đảm bảo chất lượng khi NTD gặp khó khănhoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của NTD Ngoài ra, Luật cũngcam người tiêu dùng, tô chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi NTD, tổ chức, cánhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi của NTD dé xâmphạm lợi ích của nhà nước, quyên, lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân khác.

- Quy định hệ thống trách nhiệm của tô chức cá nhân kinh doanh hàng hóa,dịch vụ đối với NTD, bao gồm: trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin về hànghóa, dịch vụ cho NTD của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và củabên thứ ba; trách nhiệm đối với hợp đồng giao két gitra tô chức, cá nhân kinh doanhvới NTD (đặc biệt là đối với hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung);

trách nhiệm sau các giao dịch với NTD như: trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh

kiện, phụ kiện; trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật; trách nhiệm bồi thườngthiệt hại do khuyết tật của hàng hóa gây ra.

- Quy định cơ chế giải quyết tranh chấp giữa NTD và tô chức kinh doanhhàng hóa, dịch vụ khi người tiêu dùng bị xâm phạm quyên, lợi ích hợp pháp Theođó, phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh giữa NTD và tô chức cá nhân kinhdoanh hàng hóa, dịch vụ có thể gồm: thương lượng; hòa giải; trọng tài và tòa án Sovới các văn bản pháp luật trước đây về bảo vệ quyền lợi NTD, Luật bảo vệ quyềnlợi NTD đã bồ sung một số quy định mới Cu thê là: (i) Luật b6 sung thêm phương

Trang 15

thức giải quyết tranh chấp bang trọng tai; (ii) Khiếu kiện của người tiêu dùng đưađến tòa có thê áp dụng thủ tục đơn giản; (11) NTD khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệquyên lợi của mình không phải nộp tạm ứng án phi, tạm ứng lệ phí tòa án.

- Quy định các biện pháp xử lý hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD Chếtài xử lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD đượcquy định tại Điều 11 của Luật bảo vệ quyền lợi NTD Theo đó, cá nhân kinh doanhcó thể bị xử lý chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự Tổ chức kinhdoanh có thê bị xử lý chế tài hành chính, chế tài dân sự Cá nhân lợi dụng chức vụquyền han vi phạm pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD thì tùy theo tính chất và mức độvi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hạithì phải bồi thường theo quy định của pháp luật Trong lĩnh vực bảo vệ NTD, chế tàihành chính được áp dụng pho biến nhất Hiện nay, các biện pháp xử lý hành chínhđối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD được quy định chủ yếu tại Nghị định

19/2012/ND-CP của Chính phủ.

- Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD Theo đó,Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, Bộ Công thươngchịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợiNTD, Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có tráchnhiệm phối hợp với Bộ Công thương thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyềnlợi NTD, Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mìnhthực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền loi NTD tại địa phương.

- Quy định vai trò, vi tri của tô chức xã hội trong bảo vệ quyền lợi NTD.Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã xác định các tổ chức xã hội đều có trách nhiệm thamgia vào công tác bảo vệ NTD chứ không phải chỉ có tổ chức bảo vệ NTD nói riêngmới là tổ chức đại diện để bảo vệ quyền lợi NTD như quy định tại Nghị định55/2008/ND-CP Theo đó, vai trò của tô chức xã hội nói chung và vai trò của Hội

bảo vệ NTD nói riêng trong việc bảo vệ NTD đã được nâng cao hơn trước.

Như vậy, một trong những nội dung quan trong của pháp luật bảo vệ NTD là

đã xác định các thiết chế quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của NTD Các cơ quan,tô chức này sẽ là chủ thé tham gia vào quá trình đưa pháp luật bảo vệ NTD vào thựctiễn, để quyền lợi của NTD thực sự được đảm bảo.

1.1.2 Các thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ NTD

Thuật ngữ “thiết chế” hay được sử dụng song hành với thuật ngữ “phục vụsự vận hành của nền kinh tế thị trường” Trong khi thuật ngữ thể chế thường được

Trang 16

hiểu là hệ thống các quy tắc ràng buộc hành vi ứng xử của con người thì thiết chếthường được hiểu là những tô chức đóng vai trò thực thi những quy tắc ấy Thé chếvì thế được coi như “phần mềm” trong cơ chế điều chỉnh hành vi trong xã hội trongkhi thiết chế được coi như “phần cứng” truyền dẫn và đảm bảo hiện thực hóa cácyêu cầu của thể chế Mặc dù vậy, trong thực tế, vẫn còn có cách hiểu và giải thíchcác thuật ngữ “thiết chế” và “thé chế” tương đối khác nhau giữa các học giả khôngchỉ ở Việt Nam mà cả ở các quốc gia phát triên.

Bởi vậy, việc hiểu thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là gì,hiện nay ở Việt Nam cũng như ở các nước trên thế giới cũng có nhiều quan điểm

khác nhau.

Theo tác giả thiết chế thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD là các cơquan, tổ chức có chức năng giải quyết hoặc hỗ trợ giải quyết các yêu cẩu bảo vệquyên lợi của NTD đã được pháp luật quy định Các cơ quan, tô chức này bao gồmcả các thiết chế công quyên (cơ quan chuyên trách về bảo vệ quyền lợi NTD, các cơquan quản lý/điều tiết ngành, hệ thống cơ quan tài phán về bảo vệ NTD) và thiết chếphi công quyền (như hội bảo vệ quyền lợi NTD và các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp

hội ngành nghê, các tô chức xã hội khác).

Theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi NTD và các văn bản pháp luật cóliên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD, các thiết chế bảo vệ NTD quan trọng nhấtđang tồn tại ở Việt Nam là: cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD, cáctổ chức xã hội (đặc biệt là hội bảo vệ quyên lợi NTD) và hệ thống tòa án.

() Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ NTD gồm:

Bộ Công thương: Bộ Công thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực

hiện quan lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD Dé thực hiện hoạt động quản lynhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi cả nước, Bộ Công thương có 2 cơquan rat quan trọng có liên quan trực tiếp tới hoạt động bảo vệ quyên lợi NTD đó là

Cục quản lý cạnh tranh và Cục quản lý thị trường.

Bộ Khoa hoc và Công nghệ: Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan đầu mối“chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chấtlượng sản phẩm, hàng hoá Tổng cục Tiêu chuẩn Do lường Chất lượng (Bộ Khoa

Trang 17

học và Công nghệ) là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, có chức năng

tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước về tiêuchuẩn, đo lường, chất lượng; tô chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tiêuchuẩn, đo lường, chất lượng theo quy định của pháp luật.

BOY rế : Bộ Y tế là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm trước Chính phủ thựchiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm Để giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiệncác nhiệm vụ được giao kê trên, Bộ Y tế đã thành lập nhiều đơn vị quan trọng trongcơ cấu tô chức của mình như Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục quản lý dược, VụPháp chế, Thanh tra Bộ Y tế v.v Trong số các đơn vị này, Cục an toàn vệ sinh thựcphẩm là một đơn vị đầu mối đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ quan trọng trong quản lýnhà nước có liên quan tới hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD

Ủy ban nhân dân các cấp: Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD tạiđịa phương Sở Công thương là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấptỉnh có trách nhiệm tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năngquản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi NTD Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước vềbảo vệ NTD cấp tỉnh, cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trong những trườnghợp cụ thể có thâm quyên nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi NTD ở địa phương.

Có thé nói, mô hình hệ thống cơ quan quan ly nhà nước về bảo vệ quyên lợiNTD như thiết kế của Luật bảo vệ quyền lợi NTD là mô hình phi tập trung (tráchnhiệm không bị quy tụ duy nhất vào một cơ quan hoặc một hệ thống cơ quan có tínhkhép kín) nhưng không phân tán Mô hình này được xây dựng trên nhận thức rằngviệc bảo vệ quyền lợi NTD là công việc rộng lớn, phức tạp mà không một cơ quannào tự mình có thé đủ sức đảm nhiệm Mô hình này có ưu điểm nổi bật là độ “phủsóng” lớn, khả năng huy động lực lượng để thực hiện mục tiêu bảo vệ quyên lợiNTD cao Tuy nhiên, mô hình phi tập trung bao giờ cũng nó khuyết tật nội tại củanó Khuyết tật ấy thé hiện rõ nhất là khả năng xảy ra sự chồng lẫn về thẩm quyềnhoặc khả năng đùn đây trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ chung Đây làđặc điểm quan trọng của mô hình phi tập trung trong việc bảo vệ NTD mà khi cuthể hóa mô hình cũng như khi vận hành, thực hiện các chủ thể có liên quan cần hếtsức lưu ý dé khắc phục.

Trang 18

(ii) Hệ thống tòa án

Ở nước ta, không có Toà án chuyên trách về bảo vệ NTD Các vụ kiện đòibồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi NTD được xếp vào loại vụ kiệndân sự và có thể được giải quyết theo pháp luật hợp đồng hoặc pháp luật bồi thườngthiệt hại ngoài hợp đồng mà Bộ luật dân sự và các văn bản có liên quan đã quy định.Toa án chỉ thu lý giải quyết vụ việc nếu có đơn khởi kiện của NTD Trình tự, thủtục khởi kiện bảo vệ quyền lợi NTD được áp dụng theo trình tự chung mà Bộ luật tốtụng dân sự năm 2004 quy định Thực tiễn vận hành cơ chế giải quyết tranh chấpgiữa NTD và thương nhân cho thấy, cơ chế vận hành của Tòa án theo quy định củaBộ luật tô tụng dân sự không tạo thuận lợi thỏa đáng cho NTD.

Nhăm gỡ bỏ những rào cản pháp lý bat hợp ly, tạo điều kiện thuận lợi hơncho NTD bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp trong việc thực hiện quyền khởi kiệncủa mình, Luật bảo vệ quyền lợi NTD đã có một số quy định quan trọng, cụ thé như sau:Trường hop NTD là cá nhân có thê tiễn hành khởi kiện theo thủ tục đơn giản dé yêucầu tòa án bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình Luật đã chuyên một phan

gánh nặng chứng minh từ phía NTD (nguyên đơn) sang phía thương nhân (bị đơn)so với các vụ kiện dân sự thông thường Luật cũng đã miễn nghĩa vụ tạm ứng án phí

của NTD khi NTD khởi kiện vụ án dân sự dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình Tuy vậy, Luật cũng trao cho tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD khi thỏa mãnnhững điều kiện nhất định mà Chính phủ quy định được quyền khởi kiện bảo vệquyền lợi NTD dưới một trong hai hình thức: khởi kiện theo sự ủy quyền của NTD

hoặc khởi kiện không cân ủy quyên của NTD đê nhăm bảo vệ lợi ích công cộng

(iii) Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ NTD (đặc biệt quan trọng là các hội

báo vệ NTD)

Về mặt pháp ly, vai trò của các hội bảo vệ NTD trong việc bảo vệ NTD đãđược công nhận và quy định từ Nghị định số 69/2001/NĐ-CP ngày 2/10/2001 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999,sau đó được tái ghi nhận trong Nghị định số 55/2008/NĐ-CP ngày 24/4/2008 củaChính phủ hướng dẫn chỉ tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD năm 1999(thay cho Nghị định số 69/2001/NĐ-CP).

Trang 19

Dé phù hợp với nguyên tắc bảo vệ NTD là trách nhiệm của toàn xã hội, Luậtbảo vệ quyền lợi NTD năm 2010 khuyến khích mọi tổ chức xã hội (bao gồm cácHội bảo vệ NTD và cả các tô chức xã hội như Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hộiphụ nữ, các Hội ngành nghề ) tham gia vào công tác bảo vệ NTD Luật bảo vệquyền lợi NTD đã xác định rõ các tô chức xã hội nói chung và hội bảo vệ NTD nóiriêng có trách nhiệm và quyền hạn cụ thé trong các hoạt động dé giúp NTD bao vệcác quyền và lợi ích hop pháp của minh.

1.2 Bản chất và cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và hoạt động của hội bảo vệ NTDBan chất của Hội Bảo vệ NTD thé hiện tôn chỉ mục dich của hội va được quyđịnh rõ tại điều lệ hoạt động của Hội Các hội được thành lập tại các địa phương khácnhau, do các cơ quan có thâm quyền khác nhau cho phép thành lập, có quy định khácnhau trong điều lệ hoạt động nhưng đều thể hiện những nét đặc trưng sau:

Thứ nhất, Hội Bảo vệ NTD là một tô chức xã hội hoạt động không vì mục đíchlợi nhuận Hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Namhoạt động trong các lĩnh vực khác nhau nhằm mục đích bảo vệ NTD và các nhà sảnxuất chân chính góp phan phát triển bền vững và ồn định của nền kinh tế đất nước.

Hội Bảo vệ NTD là một tô chức xã hội, bởi Hội là tập hợp của công dân, tôchức Việt Nam có chung mục đích là tham gia vào hội để bảo vệ quyền lợi hợppháp của NTD và cá nhân, tô chức sản xuất kinh doanh chân chính Ngoài ra, hộiđược thành lập dé thực hiện các công việc xã hội, hội hoạt động không vì mục đíchlợi nhuận, các khoản thu của hội nhằm mục đích trang trải chi phí cho các hoạt động

của hội, không vì mục đích kinh doanh, không dùng các khoản thu được vào sảnxuât hoặc đâu tư khác.

Thứ hai, đặc thù của Hội Bảo vệ NTD là hội không chỉ bảo vệ quyền lợi íchchính đáng của các thành viên của hội mà hội còn bảo vệ cho tất cả các NTD khácbị vi phạm quyền lợi Mặt khác, thông qua các hoạt động của hội dé chống hàngnhái hàng giả, chống các hoạt động vi phạm pháp luật về cân đong do đếm, dánnhãn mác, tiêu chuẩn, quy chuẩn, Hội Bảo vệ NTD cũng bảo vệ các doanh nghiệpsản xuất chân chính góp phan cho sự phát triển ổn định và bền vững của nềnkinh tế đất nước Đây là điểm khác biệt cơ bản của Hội Bảo vệ NTD với các Hội xã

Trang 20

hội nghề nghiệp khác Bởi các Hội Xã hội nghề nghiệp khác thành lập nhăm mục

đích bảo vệ quyên lợi của các hội viên.

Thứ ba, tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội ở mỗi địa phương màtên gọi và tôn chỉ mục đích của các Hội Bảo vệ NTD ở địa phương có một số điểmkhác nhau Ví dụ, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS), tênđầy đủ là Hội khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệ NTD ViệtNam có tôn chỉ mục đích: /a một tổ chức không vì mục đích lợi nhuận, tự nguyệncủa những người hoạt động trong các lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảo vệquyên lợi NTD, nhằm giúp đỡ nhau nâng cao nghề nghiệp, xây dựng và áp dungcác biện pháp kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa, chất lượng và bảovệ quyên lợi của NTD” [9]

Hội VINASTAS là Hội Bảo vệ NTD thành lập sớm nhất ở Việt Nam, tiềnthân là Hội Khoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá đo lường chất lượng, được thành

lập năm 1988 Năm 1990, hội đã đưa nội dung bảo vệ NTD vào tôn chỉ mục dich

của hội và đổi tên thành Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam Trước năm

2004, Hội VINASTAS thuộc Bộ Khoa học, Tài nguyên và Môi trường (nay là Bộ

Khoa học công nghệ) quản lý về chuyên môn, từ năm 2004 chuyên sang chịu sự

quản lý của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) vì vậy mà trong tôn chỉ mục

đích ban đầu của Hội có nhiều hoạt động chuyên sâu về tiêu chuẩn và quy chuẩn

hàng hóa.

Hoạt động Hội VINASTAS mang day đủ tính chất của tổ chức xã hội về bảovệ NTD là tô chức của những người có chung mục đích, tự nguyện, hoạt độngkhông vì mục tiêu lợi nhuận nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD và doanh

nghiệp sản xuât chân chính.

Những năm gan đây, do nhu cầu bảo vệ quyền lợi NTD ở các địa phương,một số Hội Bảo vệ NTD ở các tỉnh đã được thành lập như Hội bảo vệ NTD BắcGiang, Hội bảo vệ quyền lợi NTD Hà Tĩnh, Hội bảo vệ quyền lợi NTD Đồng Nai Trong tôn chỉ mục đích của mỗi hội địa phương có điểm khác so với tôn chỉ, mụcđích hoạt động của Hội VINASTAS nhưng đều có chung mục đích là bảo vệ quyềnlợi NTD và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính góp phần xây dựngkinh tế đất nước phát triển bền vững, cụ thé:

Trang 21

Tôn chỉ mục đích của Hội bảo vệ NTD Bắc Giang: là một tô chức xã hội tựnguyện, bình đăng, không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ, nghề nghiệp,

không vì mục đích lợi nhuận; hoạt động tuân thủ pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực

tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, bảo vệ quyền lợi NTD nhằm giúp đỡ nhau nângcao trình độ nghề nghiệp và bảo vệ quyền lợi NTD” [41]

Tôn chỉ mục đích của Hội bảo vệ quyền lợi NTD Hà Tĩnh: là tổ chức xã hộinghề nghiệp không vì mục đích lợi nhuận của công dân Việt Nam hoạt động trongcác lĩnh vực nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của NTD, bảo vệ uy tin của nhữngdoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, góp phầncùng với Nhà nước ngăn chặn, hạn chế những gian dối trong sản xuất kinh doanh vàdịch vụ; tạo sự lành mạnh trong thương trường, thúc đây các hoạt động nhăm nângcao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân trong

tỉnh” [42].

Như vậy, hiện nay ở Việt Nam, các Hội Bảo vệ NTD có các tên gọi khác

nhau, được thành lập ở các thời điểm khác nhau, tại các địa phương khác nhaunhưng về cơ bản đều là tổ chức xã hội về bảo vệ NTD và là sự tập hợp của cáccông dân, tô chức Việt Nam, tự nguyện ra nhập, hoạt động không vì mục đích lợinhuận, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của tất cả NTD Việt Nam, các cá nhân, tổchức sản xuất kinh doanh chân chính vì mục tiêu đưa nền kinh tế Việt Nam phát

triên nhanh và ôn định.

Qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy cơ sở pháp lý cho sự tồn tại và

hoạt động của các hội Bảo vệ NTD ở Việt Nam hiện nay được quy định trong các

văn bản pháp luật chủ yếu sau:

- Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 04 năm 2010 của Chính phủquy định chỉ tiết về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội Nghị định này là văn bảnpháp lý quan trọng điều chỉnh tổ chức, hoạt động và quản lý các hội nói chung và

hội bảo vệ NTD nói riêng.

- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông qua ngày17/11/2010 đã dành toàn bộ chương 3 (từ Điều 27 đến Điều 29 quy định về tráchnhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi NTD) [13].

Trang 22

- Điều lệ hoạt động của từng hội bảo vệ NTD được cơ quan nhà nước cóthâm quyền phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng xác định tôn chỉ, mục đích hoạtđộng cũng như quyên và nghĩa vụ của từng hội bảo vệ NTD Vi dụ, Điều lệ mớinhất hiện có hiệu lực của VINASTAS được Bộ Nội vụ phê duyệt ngày 24/5/2006.Điều lệ của Hội bảo vệ NTD ở các tỉnh có hiệu lực khi được ủy ban nhân dân tỉnh

phê duyệt.

Dựa vào các văn bản pháp lý trên, có thé thấy, hội bảo vệ NTD ở Việt Namlà tổ chức xã hội do các cá nhân, tổ chức Việt Nam tự nguyện thành lập, hoạt độngkhông vì mục tiêu lợi nhuận để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của NTD Bảnchất của hội bảo vệ NTD thể hiện tôn chỉ mục đích của hội và được quy định rõ tạiđiều lệ hoạt động của Hội Hiện nay, tô chức của hội bảo vệ NTD ở Việt Nam đượcchia làm 2 cấp Ở Trung ương có Hội khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hóa, Chat

lượng và Bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS) hoạt động trong phạm vi cả nước

(được gọi là Hội trung ương) Ở các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương nếu cóđiều kiện thì thành lập hội bảo vệ NTD tỉnh (còn được gọi là Hội địa phương) Cáchội bảo vệ NTD tỉnh nếu tự nguyện có đơn xin gia nhập VINASTAS thì trở thànhhội thành viên của VINASTAS Các hội thành viên hoạt động độc lập theo điều lệcủa mình, tuân thủ điều lệ của Hội trung ương và chịu sự hướng dẫn chuyên môn

nghiệp vụ của Hội trung ương.

1.3 Quá trình hình thành và phát triển của các hội bảo vệ NTD ở Việt Nam

Trước những vấn đề cấp bách của xã hội, đặt ra yêu cầu cần thiết phải bảo vệquyền lợi cho NTD, vì vậy ngay từ cuối những năm 80, cùng với việc thành lập

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, dưới sự chỉ đạo của Uỷ ban Khoa

học và Kỹ thuật Nhà nước (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), một số cán bộ hoạtđộng hoặc có quan hệ trực tiếp đến công tác tiêu chuẩn hoá, đo lường chất lượng đãbàn bạc dé thành lập một tổ chức nghề nghiệp của mình Ngày 2/5/1988 Thủ tướngChính phủ đã ban hành Quyết định số 131 CT về phê chuẩn việc thành lập Hộikhoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất lượng Việt Nam (viết tắt làHội tiêu chuẩn Việt Nam, tên giao dịch là VINASTAS), ngày này được lấy làmngày thành lập Hội Hội có nhiệm vụ phổ biến, giúp đỡ cho sự phát triển của côngtác tiêu chuẩn hoá, do lường, chất lượng ở Việt Nam.

Trang 23

Van dé bao vé quyén loi NTD ở Việt Nam bat dau được nghiên cứu sau khiHội thành lập được vài năm Đại hội bất thường của Hội họp tháng 7/1991 đã quyếtđịnh đưa nội dung bảo vệ NTD vào cương lĩnh của Hội và đổi tên Hội thành Hộikhoa học kỹ thuật về tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất lượng và bảo vệ NTD ViệtNam, gọi tắt là Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam, tên giao dịch vẫn lay laVINASTAS Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam là tô chức phi chính phủ vềbảo vệ quyền lợi NTD hoạt động trong phạm vi cả nước.

VINASTAS là thành viên của Liên Hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt

Nam từ năm 1988 và là thành viên của tổ chức Quốc tế NTD (CI) từ 15/3/1992.Đề phục vụ cho sự phát triển của công tác tiêu chuẩn hoá, đo lường, chấtlượng và bảo vệ NTD ở Việt Nam, VINASTAS đã thành lập các tô chức trực thuộcgồm: (i) Các câu lạc bộ như: CLB Chất lượng, CLB Chống hang giả và gian lận

thương mại, CLB NTD nữ, CLB Nhà báo bảo vệ NTD Các CLB hoạt động dưới sự

chỉ đạo của Hội, các khoản thu được dùng dé trang trải cho các hoạt động của CLB,riêng câu lạc bộ Nhà báo bảo vệ NTD được sự bao trợ của Hội; (1) Cac tô chứctrực thuộc độc lập về tài chính có tài khoản riêng, sử dụng con dau riéng nhu: Tapchi NTD là cơ quan chính thức của Hội, được phép chính thức xuất bản năm 1991,đến nay mỗi tháng tạp chí ra hai số (mỗi số 24 trang); Trung tâm Nghiên cứu và Tưvấn về tiêu dùng được thành lập năm 1993, lúc đầu đặt tại Hà Nội Từ năm 2006 đãchuyền vào thành phố Hồ Chí Minh; Văn phòng khiếu nại của NTD thành lập năm1995 đặt địa điểm hoạt động tại trụ sở của VINASTAS ở Hà Nội, ngoài ra Hội còncó văn phòng khiếu nại của NTD phía Nam được thành lập năm 1996 Đến nay, cácvăn phòng này được giao thêm nhiệm vụ tư van cho NTD va đổi tên thành Văn

phòng Tư vân và khiêu nại của NTD.

Sau khi Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam được thành lập, một số Hộitiêu chuẩn và bảo vệ NTD ở các tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh,Thành phố Hà Nội, Hội Bao vệ quyền lợi NTD tỉnh Vĩnh Phúc đã được thành lập débảo vệ quyền lợi NTD trong phạm vi địa phương (tỉnh, thành phố) Đến nay, cảnước có 44 Hội bảo vệ NTD là các hội độc lập hoạt động ở các tỉnh thành phó và tự

nguyện là thành viên của VINASTAS Giữa Hội bảo vệ NTD Trung ương và các

Trang 24

tài lực.

Trải qua 20 năm hoạt động, công tac bảo vệ NTD ở nước ta chủ yếu là doHội Tiêu chuẩn va bảo vệ NTD Việt Nam và các hội bảo vệ NTD các địa phươngkhởi xướng và thực hiện Vượt qua nhiều khó khăn, các Hội bảo vệ NTD đã côgang dua van dé bảo vệ NTD thành một van dé quan tâm của toàn xã hội va dat nềnmóng cho việc bảo vệ NTD ở Việt Nam Có thé thay, các hội bảo vệ NTD ở ViệtNam đã tham gia vào công tác bảo vệ NTD với một số hoạt động trong các lĩnh vực:

Xây dựng pháp luật bảo vệ NTD và góp ý cho những văn bản pháp luật có liên quan;

Giám định và phản biện xã hội đối với những van đề liên quan đến bảo vệ NTD;Thông tin, hướng dẫn cho NTD; Tư van và giải quyết khiếu nai cho NTD (vai trò củaHội bảo vệ NTD trong các hoạt động này sẽ được trình bày cụ thé ở phần sau).

Các hội bảo vệ NTD đã có vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức

của xã hội về VỊ thế của NTD, về các quyền của NTD, về sự cần thiết phải bảo vệquyền lợi NTD ở Việt Nam Tuy nhiên, theo kết quả điều tra xã hội học thì có đến75,6% số người được hỏi cho rằng Hội bảo vệ NTD có thé bảo vệ quyền lợi của họnhưng chỉ có 46,6% biết đến sự tồn tại của VINASTAS và chỉ có 18,1 % biết đếnsự ton tại của hội bảo vệ NTD ở địa phương [21, tr18] Nhu vậy hoạt động của cácHội Bảo vệ NTD ở nước ta chưa thật sự có hiệu quả, chưa được nhiều NTD trongcả nước biết đến và tin cậy.

1.4 Vai trò của Hội bảo vệ NTD thé hiện qua các mặt hoạt động chủ yếuVới tính chất là tổ chức xã hội đại diện cho đông đảo NTD, tổ chức xã hộinói chung và Hội bảo vệ NTD nói riêng đã được Điều 28 Luật bảo vệ quyền lợiNTD quy định các hoạt động mà Hội có thể tham gia để bảo vệ quyền lợi NTD.Việc thực hiện các hoạt động để bảo vệ NTD thể hiện vai trò to lớn của Hội trongviệc bảo đảm cho việc thực hiện các quyền của NTD đã được ghi nhận tại Điều 8

Trang 25

của Luật bảo vệ quyền lợi NTD Theo đó, Hội VINATAS và các Hội bảo vệ NTD ởđịa phương có những vai trò chủ yếu sau trong công tác bảo vệ NTD.

1.4.1 Vai trò của Hội bảo vệ NTD trong công tác phản biện xã hội

Trong đời sống chính trị - xã hội phản biện là một yếu tô tat yếu, là một hoạtđộng diễn ra hàng ngày Từ lâu khái niệm này đã được sử dụng ở nhiều nước nhưngở nước ta, nó mới được giới nghiên cứu quan tâm trong vài năm gần đây, nhất là

sau khi “phản biện xã hội” được chính thức ghi nhận trong văn kiện Đại hội Đảng

lần thứ X Phản biện xã hội được hiểu là sự phản biện mang tính xã hội là tiếng nóinhận thức, là sự biện luận, thâm định, đánh giá, của xã hội của các lực lượng xã hộiđối với những chủ trương, chính sách, đề án, dự án, hành vi xã hội liên quan đến

quyên lợi và đời sông của các thành viên trong xã hội.

Về thực chất phản biện xã hội là sự phản biện của các tang lóp nhân dânbằng những lập luận, chứng cứ dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn để làm sáng tỏđúng - sai của các vấn đề có tính chất xã hội liên quan đến lợi ích toàn xã hội, đếnlợi ích của đông đảo nhân dân, giúp nhà nước điều chỉnh chủ trương, chính sáchphù hợp với lợi ích chung của xã hội Trong công tác phản biện xã hội về các mặtliên quan đến quyền và lợi ích của NTD, các hội bảo vệ NTD sẽ là chủ thể đảm

nhiệm trọng trách này.

Việc thực hiện công tác phản biện xã hội của hội bảo vệ NTD chính là để thựchiện quyền được đại diện, quyền được lắng nghe và là một trong những quyền quantrọng cua NTD Bởi, thông qua hội bảo vệ NTD, tô chức đại diện cho đó tiếng nóicủa NTD thì những ý kiến, phản biện của NTD sẽ có hiệu quả hơn khi từng NTD có

ý kiên Phản biện xã hội của các tô chức bảo vệ NTD bao gôm hai lĩnh cơ bản:

Thứ nhất, phản biện về các chính sách của nhà nước, các quy định pháp luậtcủa cơ quan nhà nước có thâm quyên liên quan đến quyền và lợi ích của NTD nhằmtạo một hành lang pháp lý thuận lợi dé bảo vệ quyền, lợi ich của NTD;

Thứ: hai, phản biện xã hội về các hoạt động thương mại nhằm phát hiện vàdau tranh chống các thủ đoạn, hành vi phi đạo đức trong thương mại, hoặc nhữngthủ đoạn gian lận nhằm kiếm lời trên sự thiệt thoi của NTD.

Trang 26

Trong thời gian qua, vai trò cua Hội bảo vệ NTD ở Việt Nam trong công tac

phản biện xã hội được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động của Hội tiêu chuẩn và

bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS)

Nhìn lai chặng đường hoạt động của VINASTAS, ta thay mỗi bước phattriển của Hội đều có những đóng góp lớn đối với quá trình xây dựng và tiến tớihoàn thiện pháp luật bảo vệ NTD Ngày 19-1-1989 Hội đã gửi công văn đề nghị chophép xây dựng luật bảo vệ NTD Ngày 20/2/1990, băng công văn số 415/TTG,Chính phủ quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo pháp lệnh BVQLNTD choVINASTAS Năm 1999 văn bản pháp luật đầu tiên trực tiếp quy định nhằm bảo vệquyền lợi cho NTD là Pháp lệnh bảo vệ NTD ra đời trên cơ sở đề xuất củaVINASTAS Sau đó, VINASTAS cũng tham gia đóng góp ý kiến vào những vănbản pháp lý có liên quan đến quyền và lợi ích của NTD như Luật thương mại 2005,Luật cạnh tranh 2004, Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn 2006, Luật điện lực 2006, Luậtkhiếu nại và tổ cáo 2008, Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, Luật chất lượng hàng hoá2007, Luật an toàn thực phẩm 2010 đặc biệt VINASTAS đã cử người tham giavào tổ biên tập dự án Luật bảo vệ quyền lợi NTD.

Mặt khác, trong công tác phản biện xã hội về hàng hoá dịch vụ trên thịtrường cũng như về các tiêu cực trong quan hệ giữa thương nhân và NTD,VINASTAS và các hội bảo vệ NTD ở các tỉnh và thành phố đã đề xuất nhiều ý kiếnliên quan đến việc quản lý của nhà nước về những vấn đề liên quan đến công táctiêu chuẩn hoá, chất lượng và bảo vệ NTD Đồng thời VINASTAS đã đề xuất vàhợp tác với cơ quan nhà nước trong chương trình dán nhãn cho những thiết bị tiếtkiệm năng lượng, tham gia ý kiến về việc thông tin cho NTD về tác hại của thuốclá, phát hiện và kiến nghị với nhà nước về các vi phạm trong quy định quảng cáo,dán nhãn hàng hoá, niêm yết giá , kiến nghị với Nhà nước về công tác bảo đảm antoàn, vệ sinh thực phẩm, việc quản lý sử dụng thuốc trừ dịch hại, thuốc kích thích

tăng trưởng dùng trong nông nghiệp

Tuy điều kiện còn khó khăn nhưng VINASTAS đã hợp tác với các phòng thínghiệm được công nhận trong nước, lấy mẫu một số hàng hoá thiết yếu, nhờ thínghiệm và đã công bố kết quả cho mọi người biết như thí nghiệm về hàm lượng

Trang 27

đạm trong sữa bột, về chất lượng xăng, chất lượng dây điện, hàm lượng các chấtđộc hại trong rau an toàn Hội cũng đã tiến hành nhiều cuộc điều tra xã hội học vềnhận thức của NTD vẻ luật bảo vệ NTD, về thị hiếu va ý kiến, nguyện vọng của họnhư cuộc điều tra lay y kién NTD vé phap luat bao vé NTD, về dịch vụ hậu mãi, vềcảnh báo trên bao thuốc lá để có tài liệu có sức thuyết phục, làm cơ sở cho cácphản biện Cụ thể, VINASTAS đã thực hiện dự án nghiên cứu về nhận thức và tháiđộ của người tiêu dùng ở 10 tỉnh và thành phố trên cả nước, trên cơ sở đó kiến nghịvới nhà nước và các doanh nghiệp các biện pháp nhằm tăng cường công tác bảo vệ

người tiêu dùng.

Một số kết quả đã được đăng trên tạp chí NTD, cơ quan ngôn luận củaVINASTAS cho thấy VINATAS đã tích cực trong công tác phát hiện và đấu tranhchống các biéu hiện tiêu cực trên thị trường cả trong và ngoài nước Hội cũng chủđộng phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đưa lên công luận những tiêucực trên thị trường làm phương hại đến quyền lợi NTD, như vụ công tơ điện tử ởthành phố Hồ Chí Minh, vụ xăng có pha axêtôn, vụ ghi nhãn sữa hoàn nguyên thànhSữa tươi nguyên chất, vụ thực phẩm có chứa formol, chất lượng mũ bảo hiểm

VINASTAS thường xuyên có sự phản ảnh, kiến nghị với các cơ quan nhà nướcvề một số vụ việc ảnh hưởng tới quyền lợi NTD dé có cách giải quyết thỏa đáng, phùhợp như vụ vùng rau bị ô nhiễm, nước tương có chứa chất gây ung thư, thuốc tân đượctăng giá, các cơ sở y tế không công nhận kết quả xét nghiệm của nhau, gây phiền hàcho người bệnh Nhiều kiến nghị đã được hồi âm và được giải quyết.

VINASTAS luôn cử đại biểu tới các cuộc họp, phát biểu thang than vénhững van đề phương hai đến quyên lợi NTD Hội kiến nghị lên Chính phủ, lên cáccơ quan chức năng có trách nhiệm về việc chân chỉnh công tác quản lý và tìm cáchgiải quyết dé bảo đảm quyên lợi NTD (Phụ lục 02) Hội đã thực hiện dự án nghiêncứu về nhận thức va thái độ của NTD ở 10 tỉnh và thành phố trên cả nước, trên cơsở đó kiến nghị với nhà nước và các doanh nghiệp các biện pháp nhăm tăng cường

công tac bảo vệ NTD.

Trang 28

1.4.2 Vai trò của hội bảo vệ NTD trong việc giáo dục NTD

Trong bản hướng dẫn về bảo vệ NTD của Liên Hiệp Quốc năm 1985 đã ghinhận 8 quyền cơ bản của NTD, trong đó quyền được giáo dục về tiêu dung là mộttrong những quyên rất quan trọng Giáo dục NTD là quá trình giảng dạy, đào tạo vàhọc tập truyền đạt kiến thức về quyền của NTD, pháp luật về NTD, tiêu chuẩn vàchất lượng sản phẩm va phát triển kỹ năng ở NTD dé lựa chọn đúng khi mua hànghóa cũng như các vấn đề liên quan đến việc giải quyết tranh chấp giữa NTD vớithương nhân khi quyền lợi của họ bị xâm phạm Giáo dục NTD bao gồm cả kỹ năngvề tiêu dùng và lối sống, phong cách tiêu dùng sao cho phù hop, tiết kiệm, hài hòa

giữa nhu câu và tài chính của NTD.

Giáo dục NTD mang lại những ý nghĩa to lớn: Tứ nhất, giúp cho NTD suy

nghĩ nghiêm túc, chi tiêu hợp lý, tự tin, độc lập Thứ hai, việc giáo dục NTD cũng

có lợi cho xã hội, khiến cho thị trường vận hành lành mạnh, nguồn lực của xã hộiđược sử dụng có hiệu quả hơn, môi trường được bảo vệ tốt hơn Làm tốt hoạt độnggiáo dục NTD được xem là nhiệm vụ quan trọng, góp phần tạo nên thành công

trong công tác bảo vệ NTD

Đề thực hiện hoạt động giáo dục NTD, VINASTAS và một số Hội địaphương đã bước đầu tiễn hành một số công việc như: (i) t6 chức tuyên truyền, giáodục NTD, cung cấp thông tin, hướng dẫn, giáo dục NTD, trang bị cho NTD nhữnghiểu biết về quyền và trách nhiệm cũng như về vai trò, vị trí của họ trong xã hội.

Thông qua các phương tiện thông tin dai chúng như TV, dai phát thanh, báo chí,

Tạp chí NTD ra mỗi tháng 2 kỳ [53], tổ chức ra các Câu lạc bộ Nhà báo bảo vệNTD, CLB Chất lượng, CLB NTD nữ, CLB Chống hàng giả và gian lận thươngmại; (ii) VINASTAS đã tham gia tra lời các câu hỏi phỏng van của các co quanthông tin đại chúng về các van dé liên quan đến bảo vệ NTD, tham gia các diễn đàntrên đài phát thanh, trên các kênh truyền hình, tham gia các buổi giao lưu trực tuyến

trên Internet hay các câu lạc bộ nhà báo bảo vệ NTD Câu lạc bộ sinh hoạt không

định kỳ, khoảng 3-4 tháng một lần, khi có các sự kiện lớn hoặc khi cần phổ biếnrong rãi một van đề cần thiết như nhân dịp kỷ niệm Ngày Quyền NTD Thế giới

Trang 29

(15/3 hàng năm), góp ý về dự thảo Luật bảo vệ NTD; (iii) VINASTAS thườngxuyên đây mạnh tô chức nhiều hội thảo, hội nghị tập huấn cho các Hội ở các địaphương (trung bình mỗi năm khoảng 4-5 hội thảo) dé trao đổi kinh nghiệm về hoạtđộng bảo vệ NTD, tô chức và vận hành các van phòng khiếu nại của NTD, pháttriển các tổ chức bảo vệ NTD ở các địa phương, phổ biến pháp luật về bảo vệ NTD;(iv) VINASTAS tô chức ra nhiều câu lạc bộ hoạt động định kỳ, có hiệu quả đã thuhút được sự quan tâm của người NTD cũng như doanh nghiệp như: Câu lạc bộ Chấtlượng nhằm giáo dục các doanh nghiệp trong việc quản lý chất lượng, hướng sảnxuất kinh doanh vì lợi ích NTD; Câu lạc bộ NTD nữ được thành lập năm 1998, sinhhoạt 2 tháng một ky; Cau lạc bộ Chống hàng giả và gian lận thương mại được thànhlập năm 2000 tích cực trao đồi kiến thức và kinh nghiệm trong việc chống hang giảvà gian lận thương mại giữa các doanh nghiệp và một số cơ quan chức năng có liên

quan (như Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Quản lý thị trường ) Sau khi Luật bảo vệ

quyền lợi NTD có hiệu lực, VINASTAS đã thành lập Câu lạc bộ doanh nghiệp tin

cậy vì NTD.

Bên cạnh đó, để NTD hiểu biết hơn về các quyên của mình cũng như cáchành vi vi phạm pháp luật phô biến của thương nhân ảnh hưởng đến lợi ích củaNTD, VINASTAS đã thực hiện một số hoạt động đưa các thông tin giới thiệu vềhàng giả, hàng nhái cũng như đưa thông tin, cảnh báo cho NTD về những vi phạmpháp luật bảo vệ NTD của tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Nhìn chung, trong công tác giáo dục NTD, VINASTAS đã thực hiện được

một số hoạt động giúp nâng cao nhận thức của NTD trong việc tự bảo vệ mình

nhưng trong công tác này, VINASTAS cũng như các hội bảo vệ NTD địa phương

chưa được tiễn hành một cách đầy đủ, bai ban và trên phạm vi rộng.

1.4.3 Vai trò của hội bảo vệ NTD trong việc giải quyết khiếu nại của NTDKhiếu nại được hiểu là đề nghị một cơ quan có thâm quyền xét một việc làmmà mình không đồng ý, cho là trái phép, không hợp lí [48].

Trong giao dịch với thương nhân, khiếu nại của NTD là việc NTD đề nghị tô

chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dich vụ giải quyét các yêu câu liên quan tới

Trang 30

Trên cơ sở những quy định trên thì khiếu nại của NTD được hiểu như sau:Một là, đề nghị của NTD gửi đến tô chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dé yêu cầugiải quyết khi xét thấy tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạmquyên và lợi ích hợp pháp của NTD; Hai là, đề nghị của NTD, tổ chức xã hội gửitới cơ quan quan ly nhà nước về NTD có thâm quyền dé yêu cầu giải quyết khi thaytổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà

nước, lợi ích của nhiêu NTD, lợi ích công cộng.

Trong bản hướng dẫn bảo vệ NTD của Liên hiệp quốc năm 1985 Quyềnkhiếu nại của NTD và quyền được giải quyết thỏa đáng những khiếu nại đúng đắncủa NTD là một trong những quyền cơ bản của NTD đã được ghi nhận Ở ViệtNam, Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999 trước đây và Luật bảo vệ quyền lợiNTD hiện nay đã ghi nhận NTD có quyền được: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại khihàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, SỐ lượng,tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tô chức, cá nhân kinh doanhhàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm vết, quảng cáo hoặc cam kết” (Khoản 6 Điều 8)và “Khiếu nại, tổ cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện dé bao vệquyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luậtcó liên quan” (Khoản 7 Điều 8)

Như vậy, quyền khiếu nại của NTD là một khái niệm pháp lý thé hiện quaviệc NTD có thê tự định đoạt việc đưa kiến nghị, khiếu nại đến doanh nghiệp, tôchức hoặc cơ quan nhà nước có thầm quyền khi thấy quyền và lợi ich hợp pháp củamình bị xâm phạm Các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan đó phải có

Trang 31

trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại tuân theo một trình tự

và thời hạn luật định.

Theo Luật bảo vệ NTD, khi NTD có thé trực tiếp khiếu nại hoặc thông qua tôchức xã hội để khiếu nại đến tổ chức, cá nhân kinh doanh thì cách thức để giảiquyết khiếu nại của NTD là: thương lượng giữa NTD với thương nhân hoặc thôngqua tô chức bảo vệ NTD dé tổ chức này tư van, giúp đỡ NTD Ngoài ra NTD có thégiải quyết tranh chấp giữa mình với tổ chức, cá nhân kinh doanh bằng cách gửi đơn

khởi kiện đên tòa án hoặc trọng tai.

Trên cơ sở quy định của pháp luật, các văn phòng khiếu nại của NTD thuộccác Hội bảo vệ NTD đã lần lượt ra đời để giúp NTD giải quyết khiếu nại, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình Các văn phòng khiếu nại của NTD nếu đượctriển khai tốt sẽ là cầu nối giữa NTD và DN, giữa NTD và cơ quan quản lý nhànước Theo bài viết của TS Đinh Thị Mỹ Loan, Ủy viên ban chấp hành Hội tiêuchuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam trong tập tài liệu của Hội thảo “Pháp luật về bảo vệNTD - Kinh nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam” thì trong 2 nămgần đây, mỗi năm VPTVKN của các hội bảo vệ NTD trong cả nước tiếp nhậnkhoảng 1000 yêu cầu khiếu nại bằng nhiều hình thức (bằng đơn, bằng gọi điệnthoại ) Như vậy, trung bình mỗi hội bảo vệ NTD đã được thành lập cũng chỉ tiếpnhận 26 yêu cầu khiếu nại trong | năm, tỷ lệ giải quyết được 76,6% Trong đó, vănphòng khiếu nại của người tiêu dùng của VINASTAS ở phía Nam được đánh giá làcơ sở tiếp nhận nhiều khiếu nại nhất thì từ khi thành lập (năm 1996 đến nay) có2011 yêu cầu khiếu nại bằng đơn gửi đến.[21] Theo số liệu này thì trung bình mỗinăm Văn phòng nhận được khoảng 152 đơn khiếu nại Trong đó có 80% số vụ đượcgiải quyết và chủ yếu bằng hòa giải Còn ở các hội bảo vệ NTD ở địa phương, số vụkhiếu nại gửi đến VPTVKN tắt ít, nên số vụ giải quyết được cũng rất nhỏ Ví dụ,năm 2009, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Phú Yên đã nhận được 12 vụ khiếu nại,trong đó: 02 vụ khiếu nại về nhà sản xuất bia chai có vật thê lạ, 01 vụ về sữa uốngbị biến chất (vị chua), 01 vụ về hàng điện máy (tủ lạnh) không bảo hành, 01 vụkhiếu nại về dịch vụ cung cấp điện làm cháy đường dây, hỏng thiết bị điện trong

nhà và 07 vụ khiêu nại thông qua điện thoại vê chat lượng của xăng dâu, nước sinh

Trang 32

hoạt (www.lienhiephoiphuyen.com.vn) Trong năm 2010, Hội bảo vệ NTD BếnTre tiếp nhận 09 vụ khiếu nại về hàng hóa, dịch vụ kém chất lượng Trong đó, hòagiải thành công 04 vụ với số tiền hoàn lại cho người tiêu dùng là 20,238 triệu đồng,còn lại 05 vụ, Hội đã tư vấn và hướng dẫn cho người tiêu dùng đến các cơ quan cóliên quan khác xem xét, giải quyết [21]

Như vậy, các khiếu nại đưa đến các VPTVKN yêu cầu hỗ trợ giải quyết chỉlà con số rất nhỏ so với số vụ việc các thương nhân xâm phạm quyền lợi của NTDtrong thực tế.

1.4.4 Vai trò của các mối quan hệ giữa Hội bảo vệ NTD với các cơ quan nhànước, các to chức trong nước và quốc tế trong việc bảo vệ quyền lợi NTDHội bảo vệ NTD với tư cách là tổ chức xã hội được thành lập nhằm mụcđích bảo vệ NTD Đề thực hiện được một cách hiệu quả các mục tiêu bảo vệ NTDthì hội bảo vệ NTD không thê thực hiện, hoạt động một cách độc lập mà cần phảicó sự phối hợp với các cơ quan nhà nước đặc biệt là cơ quan quản lý nhà nước vềbảo vệ NTD Cụ thể như sau:

Hội Bảo vệ NTD được thành lập dựa trên cơ sở, nguyên tắc là tự nguyện, tựquản của NTD, đảm bảo được sự dân chủ, bình đăng, công khai, minh bach trong

quá trình hoạt động Tuy nhiên, theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày

21/4/2010 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội thì việc thành lập, tổchức lại, chấm dứt hoạt động phải được sự cho phép, phê duyệt của Bộ Nội vụ đốivới hội hoạt động trên phạm vi cả nước hoặc liên tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhândân cấp tỉnh với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh.

Ngoài ra, các cơ quan nhà nước còn thực hiện chức năng quản lý của mình

thông qua việc thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của hội Bên cạnh đócác vấn đề liên quan đến chuyên môn phải có sự đồng ý của các cơ quan chuyêntrách trong các cơ quan nhà nước Chính vì vậy, hoạt động của hội bảo vệ quyền lợiNTD sẽ luôn có sự hỗ trợ về chuyên môn nghiệp vụ và vấn đề tài chính của các cơ

quan quản lý nhà nước.

Để việc bảo vệ NTD đạt được hiệu quả tốt nhất thì can có sự phối hợp chặtchẽ giữa hội bảo vệ quyền lợi NTD Trung ương với các hội bảo vệ quyền lợi NTD

Trang 33

tại các địa phương Ngoài ra, cũng cần phải có sự phối hợp giữa các hội bảo vệquyên lợi NTD tại các địa phương với nhau Mục đích của việc phối hợp này nhằmtrao đôi thông tin, kiến thức, hỗ trợ nhau về chuyên môn nghiệp vụ.

Với mục đích trao đôi thông tin, học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự hỗ trợvề tài chính nhằm thực hiện tốt hơn công tác bảo vệ NTD trong nước, các hội baovệ NTD cần phối hợp với các tổ chức quốc tế về bảo vệ NTD như: CI (Tổ chứcQuốc tế bảo vệ NTD), CUTS (Tổ chức Tín thác và Đoàn kết vì NTD của An Độ) vàcác hội bảo vệ NTD của các nước trên thế giới Việc tham gia, hợp tác với các tổchức quốc tế như CI, CUTS giúp cho các tô chức bảo vệ NTD trong nước học hỏi

được kinh nghiệm.

Ngoài ra, tại Việt Nam hiện nay cũng đã thành lập được các hội ngành nghề

như: Hiệp hội thủy sản Việt Nam, Hiệp hội quảng cáo Việt Nam, Hiệp hội bán lẻ

Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam Các hội ngành nghề này với đông đảocác thành viên cũng hoạt động, kinh doanh trong một lĩnh vực ngành nghề, cónhững quy định riêng biệt nhằm bảo về quyền lợi cho các thành viên của mình.

Trong thời gian qua, việc phối hợp giữa VINASTAS với các cơ quan nhànước, các tô chức trong nước và quốc tế trong việc bảo vệ quyền lợi NTD đã đạtđược những thành quả nhất định Hội đã thê hiện được vai trò là tổ chức tiên phongtrong việc bảo vệ quyền lợi NTD Cụ thé:

VINASTAS đã phối hợp với Cục Quản lý cạnh tranh thực hiện nhiều hoạtđộng nhằm bảo vệ NTD như: Tổ chức các Hội thảo tại Hà Nội, Hà Tĩnh, Vũng Tàunhằm tuyên truyền giáo dục pháp luật về bảo vệ quyền lợi NTD, tổ chức sự kiệnNgày NTD thé giới 15 tháng 3 hàng năm; Tiếp nhận khiếu nại, hướng dẫn, giúp đỡNTD khi có yêu cầu như vụ xe máy Honda loạn giá năm 2009; Hội VINASTAS đãcung cấp các phản biện xã hội cho cơ quan quản lý nhà nước; Tích cực tham gia vàoBan soạn thảo xây dựng nhiều văn bản pháp luật liên quan Đại diện hội tham gia vàocác ban soạn thảo Tiêu chuẩn, Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia về Mũ an toàn côngnghiệp, về phụ gia thực pham, giấy các tôn và bột giấy, thép, sản phẩm dầu mỏ vadầu bôi trơn; Hội đã có ý kiến cho các cá nhân, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dé

cải tiên mẫu mã, nâng cao chat lượng sản phẩm, thay đôi cách ứng xử với NTD.

Trang 34

Ngoài ra, giữa các hội bảo vệ quyên lợi NTD tại các địa phương đã có sự liênhệ và phối hợp với nhau dé tìm ra những tiếng nói chung trong công cuộc bảo vệquyên lợi của NTD.

Tuy đã đạt được những thành quả trong việc phối hợp giữa Hội bảo vệ quyềnlợi NTD với các cơ quan nhà nước, các tô chức trong nước và quốc tế trong việcbảo vệ quyền lợi NTD nhưng những thành quả này chưa tương xứng với kỳ vọng,mục tiêu hướng tới dé phat triển được hội Cu thé vẫn con những hạn chế sau: Thứnhất, các hoạt động có phối hợp giữa VINASTAS và Cục Quản lý cạnh tranh nêutrên tuy đã được thực hiện nhưng do nguồn lực của Cục Quản lý cạnh tranh và HộiVINASTAS vẫn còn hạn chế nên hiệu quả hoạt động chưa đạt kết quả như mongmuốn; Thứ hai, mỗi quan hệ giữa hội bảo vệ NTD với cơ quan nhà nước ở các địaphương (Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Công Thương) có sự khác nhau và dần tạo nêntình đặc thù tại mỗi địa phương; Thứ ba, việc phối hợp giữa các hội bảo vệ quyềnlợi NTD tại Việt Nam với các tô chức quốc tế hầu như chưa thực hiện được;Thứ tư, tại nước ta hiện nay mối quan hệ giữa các hội bảo vệ quyền lợi NTDtrong phạm vi cả nước không có sự chăt chẽ, ngoài việc tuyên truyền pháp luậtvề bảo vệ quyên lợi NTD, các hội chưa có những chương trình hành động thốngnhất giữa Hội Trung ương với các hội địa phương cũng như giữa các hội địa

phương với nhau.

Tóm lại, trong những năm trở lại đây mặc dù vấn đề bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng ở nước ta đang ngày càng được quan tâm, Hội bảo vệ quyên lợingười tiêu dùng Việt Nam cũng dần phát huy tốt những vai trò của mình trongcác mặt hoạt động, hành lang pháp lý cho sự hoạt động của Hội bảo vệ quyên lợiNTD Việt Nam được thiết lập chặt chẽ hơn nhưng trên thực tế hiệu quả hoạtđộng của Hội vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được lòng mong đợi củangười tiêu dùng Việt Nam Trong tương lai, Hội cần có những giải pháp tích cựcđể thúc day hơn nữa vai trò của mình trong việc bảo vệ quyén lợi người tiêu

dùng Việt Nam.

Trang 35

CHƯƠNG 2: HOAT ĐỘNG BẢO VỆ QUYEN LỢI NGƯỜITIỂU DUNG CUA HỘI TIỂU CHUAN VA BẢO VỆ QUYEN LỢI NTD

Tuy nhiên, trước những khó khăn về nguồn lực cũng như kinh nghiệm hoạtđộng, các hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi NTD còn tỏ ra lúng túng, hoạt độngchưa thực sự hiệu quả Nhiều hội đã thành lập từ lâu song quá trình hoạt động cònrời rạc, chưa có sự phát triển, mở rộng, day mạnh trong công tac bảo vệ NTD, chưađề ra được phương hướng hoạt động cũng như tự chủ trong quá trình hoạt động Cónhững hội chỉ hoạt động dưới dạng hình thức và không đạt được hiệu quả nhất định.Điều đáng buồn là số hội hoạt động kém hiệu quả lại chiếm phần lớn trên tong số44 hội Mặc dù vậy vẫn có những hội phát triển mạnh, trở thành lá cờ đầu, gươngđiển hình cho quá trình hoạt động và thé hiện rõ vai trò bảo vệ NTD như Hội bảo vệquyền lợi NTD Kiên Giang, Hội bảo vệ quyền lợi NTD Bà Rịa-Vũng Tàu, Hội baovệ quyền lợi NTD Bình Dương.

Với đặc thù là một tỉnh còn non trẻ Vĩnh Phúc được tái lập theo Nghị quyếtkỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ngày 26/11/1996 Địa hình 2/3 diện tích và vùngđôi núi, lợi thế về địa lý kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vinh Phúc

Trang 36

đã có bước tiễn nhanh và dat được những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăngtrưởng, GDP bình quân đầu người theo thực tế liên tục tăng, năm 2011 đạt 42,9triệu đồng/người (tương đương khoảng 2.045 USD/người) Hội Tiêu chuẩn và Bảovệ quyền lợi NTD Vinh Phúc được thành lập theo Quyết định số 193/QĐ-UBNDngày 15/01/2004 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, đến nay đã trải qua hai nhiệm kỳ hoạtđộng Điều 2 Quy chế hoạt động Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Vĩnh Phúc khangđịnh: “Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Vĩnh Phúc là tổ chức xã hội của nhữngngười hoạt động trong các lĩnh vực tiêu chuẩn hoá, đo lường, chất lượng và bảo vệquyên lợi người tiêu dùng, nhằm giúp đỡ nhau nâng cao trình độ, xây dung và ápdụng các biện pháp kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực Tiêu chuẩn hoá, Do lường,nâng cao chất lượng hàng hoá, dịch vụ và bảo vệ quyên lợi NTD, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của nhà sản xuất - kinh doanh chân chính Hội là thành viên củaLiên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Vĩnh Phúc Đồng thời là thành viên của Hộitiêu chuẩn và Bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS), Hội đo lường Việt Nam” Nhưvậy Hội đã tán thành Điều lệ của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam, từ đóquy định nên chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của Hội đã được quyđịnh trong điều lệ Hội tiêu chuẩn va bảo vệ NTD Việt Nam Trong hoạt động Hộichấp hành đúng các quy định của pháp luật.

Hội bảo vệ NTD Vĩnh Phúc thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tựchịu trách nhiệm Tổ chức và làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, cùng bànbạc đi đến thống nhất Ban chấp hành Hội quyết định thành lập, chỉ đạo và quản lýtrực tiếp các Chi hội, hội viên trong tỉnh và các bộ phận, Ban chuyên môn trựcthuộc Hội Số lượng và quy chế đối với hội viên cũng được đề ra và hướng tới mụctiêu kết nạp và thu hút được số lượng lớn nguồn nhân lực từ các thành viên và độingũ công tác viên Cụ thể: Hội viên của Hội là Công dân, tô chức của Việt Namhoạt động trong các lĩnh vực có liên quan đến công tác Tiêu chuẩn hoá, Do lường,Chất lượng, về bảo vệ NTD, tán thành Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩnhoá, Do lường, Chất lượng và Bảo vệ quyền lợi NTD Việt Nam, tự nguyện tham giacông tác Hội, hoạt động trong một tô chức cơ sở của Hội, đều có thé xin ra nhập hội

và được xét kêt nạp là hội viên chính thức của Hội và được câp thẻ Hội viên.

Trang 37

Những công dân hoặc tổ chức Việt Nam tuy không tham gia hoạt động cụ thé trongmột tổ chức cơ sở của Hội nhưng có những hoạt động ủng hộ, đóng góp cho sự pháttriển của Hội được công nhận là Hội viên danh dự hoặc Hội viên liên kết Cácdoanh nghiệp có yếu tô nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có đóng góp cho sự pháttriển của Hội, tán thành điều lệ Hội, thì được hội xét công nhận là hội viên liên kết.Hội viên liên kết, Hội viên danh dự đều được tham gia hoạt động của hội, tham dựđại hội, nhưng không tham gia Ban chấp hành hội và không biểu quyết những vấnđề của Hội [26].

Tựu chung lại, ngoài các văn bản pháp luật quy định về tổ chức và hoạtđộng, về trách nhiệm của Hội bảo vệ người tiêu đùng nói chung đã được đề cập ở

chương 1, cơ sở pháp lý cho hoạt động của Hội bảo vệ NTD Vĩnh Phúc còn bao

gồm những văn bản pháp luật sau:

- Nghị định số 88/2003/ND - CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ quy định vềtô chức, hoạt động và quản lý Hội,

- Điều lệ Hội Khoa học kỹ thuật về Tiêu chuẩn hoá, đo lường chất lượng vàBảo vệ NTD Việt Nam đã được Ban tổ chức chính phủ phê chuẩn tại Quyết định số

150/TCCB - TC ngày 8/7/1995 Qua quá trình thực hiện, Điều lệ Hội có nhiều điểmkhông còn phù hợp với tình hình thực tiên Vì vậy điều lệ mới của VINASTAS

đã được ban hành năm 2006.

- Quyết định số 193/QD - UB ngày 15 tháng 01 năm 2004 của Uy ban nhândân tỉnh Vĩnh Phúc về việc cho phép thành lập Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ NTD

Vĩnh Phúc,

- Quy chế hoạt động của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Vĩnh Phúc, được

thông qua tại đại hội nhiệm kỳ I của Hội ngày 13 thang 5 năm 2004 tại Vĩnh

Phúc và được chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 429/QD-CT phê duyệtđiều lệ hội ngày 11 tháng 01 năm 2010.

- Các văn bản pháp luật có liên quan và chỉ đạo của HĐND, UBND tỉnh Vĩnh

Trang 38

Phúc về công tác bảo vệ quyền lợi của NTD như: Quyết định số 193/QD - UBngày 15 tháng 01 năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc về việc chophép thành lập Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Vinh Phúc, Quyếtđịnh 429/QD-CT phê duyệt điều lệ Hội ngày 11 tháng 01 năm 2010

Nhìn chung, trong những năm qua Hội đã có những cố gắng và từng bướckiện toàn tổ chức hội, tăng cường trong các hoạt động và đạt được những thànhcông nhất định Song trong quá trình hoạt động, hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợiNTD Vĩnh Phúc cũng gặp phải những khó khăn, thách thức khiến cho hoạt động hội

chưa thực sự hiệu quả.

2.2 Quyền han và trách nhiệm của Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Vinh

2.2.1 Quyền của Hội Bảo vệ NTD Vĩnh Phúc

Căn cứ quy định tại Điều 23, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủquy định chỉ tiết về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội và căn cứ Quy chế hoạt độngcủa Hội tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Vĩnh Phúc được thông qua năm 2004 thì HộiVĩnh Phúc có các quyền sau:

- Tổ chức, hoạt động theo điều lệ hội đã được phê duyệt.- Tuyên truyền mục đích của hội.

- Đại diện cho NTD trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến

chức năng, nhiệm vụ của hội.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, NTD phù hợp với tôn chỉ, mục

đích của hội.

- Tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các NTD vì lợi ích chung của hội; hòagiải tranh chấp trong nội bộ hội.

- Pho biến, huấn luyện kiến thức cho NTD; cung cấp thông tin cần thiết cho

NTD theo quy định của pháp luật.

- Tham gia chương trình, dự an, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám

định xã hội theo đê nghị cua cơ quan nhà nước; cung cap dịch vụ công vê các vân

Trang 39

đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tô chức dạy nghè, truyền nghề theo quy định

của pháp luật.

- Thành lập pháp nhân thuộc hội theo quy định của pháp luật.

- Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nộidung hoạt động của hội theo quy định của pháp luật Kiến nghị với Bộ CôngThương, Sở Công Thương Vĩnh Phúc đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triểnhội và lĩnh vực hội hoạt động Được tô chức đào tạo, bồi dưỡng, tô chức các hoạtđộng dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghè khi cóđủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Phôi hợp với cơ quan, tô chức có liên quan đê thực hiện nhiệm vụ của hội.

- Được gây quỹ hội trên cơ sở hội phí của NTD và các nguồn thu từ hoạtđộng kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật dé tự trang trải về kinh phí

hoạt động.

- Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong vàngoài nước theo quy định của pháp luật Được nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với

những hoạt động găn với nhiệm vụ của nhà nước g1ao.

Ngoài các Quyền của Hội theo quy định của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP,Luật Bảo vệ quyền lợi NTD được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 khóa XII đã

cho phép Hội Bảo vệ NTD được đại diện NTD khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì

lợi ích công cộng Đây là quyền mang tính đặc thù của Hội Bảo vệ NTD vì giá trịcủa các giao dịch giữa NTD với doanh nghiệp không lớn nhưng số lượng NTD lạilớn vì vậy tổng giá tri của NTD bi vi phạm là lớn Khi đó, một NTD đi kiện thì khóthực hiện và chi phí tốn kém, dé đảm bao quyền lợi NTD, luật Bảo vệ NTD đã traoquyền cho tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi NTD được phép đại điện NTD khởikiện tập thê với đơn vị sản xuất kinh doanh.

2.2.2 Trách nhiệm của Hội Bảo vệ NTD Vĩnh Phúc

Trên cơ sở quy định tại Điều 24, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21tháng 04 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết về t6 chức, hoạt động va quảnlý Hội, Hội Bảo vệ NTD, Điều lệ Hội baoe vệ NTD thì Hội bảo vệ NTD tỉnh Vĩnh

Phúc có những trách nhiệm sau:

Trang 40

- Chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt độngcủa hội và điều lệ hội Không được lợi dụng hoạt động của hội để làm phương hạiđến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống củadân tộc, quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.

- Hội chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Công Thương và Sở Công thương

Vĩnh Phúc về chuyên môn, nghiệp vụ.

- Trước khi tổ chức đại hội nhiệm kỳ ba mươi ngày, ban lãnh đạo hội phải cóvăn bản báo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và Sở Công Thương Vĩnh Phúc.

- Việc lập văn phòng đại điện của hội ở địa phương khác phải xin phép Ủyban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại điện và báo cáo bang văn bản với Bộ

Nội vụ.

- Khi thay đôi Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký của hội, thay đổi trụ sở,sửa đôi, bố sung điều lệ, hội phải báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

- Việc lập các pháp nhân thuộc hội phải theo đúng quy định của pháp luật và

báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc.

- Hàng năm, hội phải báo cáo tình hình tô chức, hoạt động của hội với Ủyban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc và với Sở Công thương Vĩnh Phúc, chậm nhất vào

ngày 01 tháng 12 hang năm.

- Châp hành sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra của các cơ quan nhà nước có

thâm quyền trong việc tuân thủ pháp luật.

- Lập và lưu giữ tại trụ sở hội danh sách hội viên, chi hội, văn phòng đại diệnvà các đơn vi trực thuộc hội, sô sách, chứng từ vé tai san, tài chính của hội va vănphòng đại diện, biên bản các cuộc họp ban lãnh đạo hội.

- Kinh phí thu được do nhận tài trợ từ các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ

chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật, hỗ trợ kinh phí của

nhà nước đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ của nhà nước giao phải đànhcho hoạt động của hội theo quy định của điều lệ hội, không được chia cho hội viên.

- Việc sử dụng kinh phí của hội phải chấp hành quy định của pháp luật Hàngnăm, hội phải báo cáo quyết toán tài chính theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan

Ngày đăng: 27/05/2024, 10:48

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w