1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực tiễn thi hành pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn phường 9, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 54,74 MB

Cấu trúc

  • 4. Phương pháp nghiên CỨu........................... -- - - -- 6c 1333221113151. Errrrrvee 5 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài...............................-- 2-5 cerrErkerkerkee 5 6. Kết cầu của luận văn...........................----¿- + ©s SE 1 1E1121E1111111111111111 1111.111 cxe. 6 Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT HÒA GIẢI (12)
    • 1.1.1. Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai....................... - 5 5c sSteteeEketerkerrxee 7 (14)
    • 1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai........................ 5: 555¿ 21 1.1.3. Các hình thức hòa giải tranh chấp đất Adi ...0..c.c0.cc.ccccc cesses esses esses 23 1.1.4. Nguyên tắc của hòa giải tranh chấp đất đai...................... -- cesses 25 1.2. Một số van đề lý luận về thực hiện pháp luật hòa giải tranh chấp dat (28)
  • TP 29 1.2.1. Khái niệm pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai và sự can thiết của việc điều chỉnh quan hệ hòa giải tranh chấp đất dai bằng pháp luật (0)
    • 1.2.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp dat dai (39)
    • 1.2.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai (42)
      • 1.2.4.1. Các văn bản quy phạm pháp luật phải thong nhất....................- 5-5: 37 1.2.4.2.. Hiệu quả hoạt động của cơ quan tô chức thực hiện phải được bảo đảm ạaầầầầẳiẳắẳắẳầẳắẳẳẳaẳắẳẳẳẳẳaầẮầaããẮẢẮÝ (44)
      • 1.2.4.3. Dam bảo sự độc lập của người tiễn hành hòa giải.....................-- 5-5: 39 1.2.4.4. Dam bao tinh công khai và mình BACH ............................- 55 s-ss‡ << s++ssvx++ 40 Kết luận Chương I...........................-- - - sSE+SE+E 2E EEEkE 8112112112111 11 1111111 11 xe 41 Chương 2 THỰC TRANG THUC HIỆN PHAP LUAT VE HÒA GIẢI (0)
    • 2.1. Thực trang thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp dat dai tai địa bàn phường 9, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh ............................-- 2 2 5z: 42 1. Nội dung pháp luật về hòa giải tranh chap đất đai (0)
      • 2.1.1.1. Tiếp nhận và thụ lý đơn yêu cau hòa giải tranh chấp đất đai (49)
      • 2.1.1.2. Quy trình, thủ tục, nội dung và yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai 44 2.1.1.3. Phương pháp tiễn hành hòa giải........................- -- 5S cteEEtererrrkererrrred 49 2.1.1.4. Thực hiện kết quả hòa giải tranh chấp đất đai ..........................-- 5-5-5 55a 51 2.1.2. Thực tiễn thi hành các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai tại Phường 9, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh .............................. -- 2s 2 +2 +2 52 2.1.2.1. Tình hình thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai tại Phường 9, Quận 10 - Thành phố Hồ Chí Minh trong 05 năm qua và những kết quả đạt 2.2. Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai.............................. - 2 ST ETEE2121111111 1111111 tk. 62 2.2.1. Định hướng nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai từ thực tiễn tại Phường 9, Quận 10, Thành phố Hồ Chi Minh (51)

Nội dung

Phương pháp nghiên CỨu - - 6c 1333221113151 Errrrrvee 5 5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài . 2-5 cerrErkerkerkee 5 6 Kết cầu của luận văn ¿- + ©s SE 1 1E1121E1111111111111111 1111.111 cxe 6 Chương 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT HÒA GIẢI

Khái niệm hòa giải tranh chấp đất đai - 5 5c sSteteeEketerkerrxee 7

1.1.1.1 Khai niệm của hoa giải

Khái niệm hòa giải đã được sử dụng từ hàng ngàn năm nay trong nhiều khía cạnh của đời sống cộng đồng, gia đình và các đơn vị chính quyền Trong khoa học cũng như trong thực tiễn có nhiều quan niệm về hòa giải tùy theo cách tiếp cận phù hợp với từng loại hình hòa giải Một số luật gia cho rằng hòa giải là chế định pháp luật về hòa giải, coi hòa giải như một nguyên tắc, trình tự, thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động của Tòa án, còn các nhà thực tiễn thì coi hòa giải là những hành vi thuyết phục các bên tranh chấp xóa bỏ những tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng Một số quan điểm khác có phạm vi tiếp cận rộng hơn lại cho rằng thuật ngữ hòa giải được sử dụng không chỉ để miêu tả việc giải quyết tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân mà còn là việc giải quyết tranh chấp giữa các nhóm lợi ích, giữa các dân tộc hoặc các quốc gia với nhau để tìm kiếm tiếng nói chung, tạo lập hòa bình Theo đó, trên thế giới, có rất nhiều khái niệm khác nhau về hòa giải, cụ thê:

Trong Từ điển luật học của Black, hòa giải (conciliation) là: Sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vì của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp giữa họ Việc giải quyết tranh chấp thông qua người trung gian hòa giải

Từ điển Luật học của Pháp định nghĩa “hỏa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đð của người trung gian thứ ba (hòa giải viên) để giúp đưa ra các dé nghị giải quyết một cách thân thién’’ [30].

Còn Luật hòa giải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, thuật ngữ “hòa giải nhân dan’ là quá trình một Ủy ban hòa giải nhân dân thuyết phục các bên liên quan đến một mâu thuẫn đạt được một thỏa thuận hòa giải trên cơ sở thương lượng bình đăng, tự do ý chí và mang lại một kết quả là giải quyết mâu thuẫn giữa các bên.

Về tông quát, hòa giải được hiểu /à phương pháp để giải quyết tranh chap[32], là quá trình mà tại đó hòa giải viên tạo điều kiện giao tiếp và dam phán giữa các bên dé hỗ trợ họ trong việc đạt được một thỏa thuận tự nguyện về tranh chấp của họ[33J Trong quá trình hòa giải, vai trò của hòa giải viên là bên thứ ba trung lập, không can thiệp sâu vào những mâu thuẫn bất đồng của các bên Hòa giải viên chỉ dừng lại ở việc khuyến khích và trợ giúp các bên tìm ra một giải pháp mang tính thực tế mà tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận sau khi xem xét, nghiên cứu những lợi ích và nhu cầu của họ.

Theo Từ điển thuật ngữ của ILO/EASMAT về quan hệ lao động và các van đề liên quan coi “Hoa giải là sự tiếp nối của quá trình thương lượng trong đó các bên cô gang làm điêu hòa những ý kiến bất đồng Bên thứ ba đóng vai trò người trung gian hoàn toàn độc lập với hai bên không có quyên áp đặt , hành động như một người môi giới, giúp hai bên ngôi lại với nhau và tìm cách đưa các bên tranh chấp tới những điểm mà họ có thể thỏa thuận được ”.

Theo Hiệp hội hòa giải Hoa kỳ thì “Hoa giải là một qua trình, trong đó bên thứ ba giúp hai bên tranh chấp ngôi lại với nhau dé cùng giải quyết van dé của họ” Theo quan niệm này, người hòa giải không tham gia vào quá trình hoặc vào việc thỏa thuận các giải pháp Vai trò chủ yếu của người hòa giải là người trung gian giúp cho hai bên tranh chấp tự nguyện ngồi lại với nhau, tạo điều kiện cho họ duy trì đối thoại và thương lượng giải quyết mâu thuẫn, bất đồng.

Cần lưu ý rằng, trên thế giới có hai thuật ngữ: trung gian hòa giải (mediation) và hòa giải (conciliation) để chỉ các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoải tố tụng có sự tham gia của một bên thứ ba độc lập nhằm thúc đây, hỗ trợ các bên đạt được sự đồng thuận trong giải quyết mâu thuẫn Đây đều là biện pháp giải quyết tranh chấp trong đó các bên thương lượng, tìm kiếm giải pháp cho xung đột của họ với sự hỗ trợ của một bên thứ ba trung lập Cả hai biện pháp giải quyết tranh chấp này đều là quá trình đòi hỏi các yêu cầu nghiêm túc về bảo mật, trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp các bên luôn có khả năng kiểm soát sự việc và kết quả Trong phan lớn các trường hop, thuật ngữ trung gian hòa giải (mediation) và hòa giải (conciliation) được sử dụng thay thế nhau, không phân biệt [34] Tuy nhiên, giữa trung gian hòa giải và hòa giải có điểm khác nhau thé hiện ở: vai trò của bên thứ ba và quy trình tiễn hành giải quyết tranh chấp [35] Cụ thê:

- Vai trò của bên thứ ba:

Trong hoạt động trung gian hòa giải, người trung gian có vai trò tạo điều kiện, hỗ trợ, thúc day các bên dé các bên hiểu van dé xung đột giữa họ, xác định quyền lợi mà mỗi bên hướng tới và tìm kiếm một giải pháp hài hòa Các bên tranh chấp đóng vai trò trung tâm còn người trung gian hòa giải đóng vai trò hỗ trợ.

Trong hoạt động hòa giải, hòa giải viên đóng một vai trò sâu hơn trong việc giải thích khía cạnh pháp ly của van dé, nêu những lời khuyên với các bên, đề xuất giải pháp.

- Về quy trình: Quy trình hòa giải thường có cau trúc ít chặt chẽ, ít bài bản hơn trung gian hòa giải; ví dụ trong quá trình hòa giải, hòa giải viên thường gặp gỡ các bên một cách tách biệt, còn với trung gian hòa giải, quy trình thường linh hoạt hơn tùy thuộc từng vụ việc cụ thé mà việc t6 chức hòa giải thường là tách biệt hoặc gặp mặt.

Như vậy, xét về mặt lý thuyết, hòa giải và trung gian hòa giải là hai biện pháp giải quyết tranh chấp khác nhau nhưng trong nghiên cứu khoa học, nhiều khi các học giả không thể tách biệt rõ ràng được hai phương pháp này, thậm chí nhiều định nghĩa coi là một Về mặt pháp luật, cũng không có sự khác biệt về mức độ điều chỉnh và giá trị pháp lý Thực tế, pháp luật nhiều nước không phân biệt giữa trung gian hòa giải và hòa giải mà coi trung gian hòa giải là một biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế Chăng hạn trong pháp luật TrungQuốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Anh, các nước Châu Mỹ la tinh - hòa giải và trung gian hòa giải được coi là một biện pháp ADR Luật mẫu của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) về hòa giải cũng không phân biệt trung gian hòa giải và hòa giải Điều 1(3) Luật mẫu của UNCITRAL về hòa giải định nghĩa: “Hỏa giải là một trình tự được hiểu là trình tự hòa giải, trung gian hoặc một thể hiện tương tự mà các bên yêu cau bên thứ ba (hòa giải viên) trợ giúp các bên đạt được thỏa thuận giải quyết tranh chấp; hòa giải viên không có thẩm quyên ép các bên tuân theo một giải pháp nào ”[37]. Ở Việt Nam, sự phân biệt giữa trung gian hòa giải và hòa giải không thực sự rõ nét và khái niệm hòa giải bao gồm cả hoạt động hòa giải và trung gian hòa giải.

Theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1995 thì hòa giải được hiểu là “hành vi thuyết phục các bên đồng ý chấm ditt xung đột hoặc xích mích một cách ồn thỏa”.

Theo Từ điển Luật học của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội, năm

1999 (trang 208 — 209) thì “Hoà giải là tự cham dứt việc xích mich, tranh chap giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hoặc qua sự trung gian của một người khác Hoà giải thành thì giữ gìn được sự đoàn kết giữa các bên, tránh được việc kiện tụng kéo dai, tốn kém và những trường hop chỉ vì mâu thuân nhỏ mà biến thành việc hình sự".

Hoặc theo Từ điển Luật học của Viện Khoa học pháp lý — Bộ Tư pháp, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa và Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2006, (trang 365) thì “Hoà giải: Thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thoả Thông thường, việc hoà giải được tiễn hành sau khi thương lượng (khiếu nại) giữa các bên đã không dat được kết qua”.

Mục đích, ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai 5: 555¿ 21 1.1.3 Các hình thức hòa giải tranh chấp đất Adi 0 c.c0.cc.ccccc cesses esses esses 23 1.1.4 Nguyên tắc của hòa giải tranh chấp đất đai cesses 25 1.2 Một số van đề lý luận về thực hiện pháp luật hòa giải tranh chấp dat

Hòa giải nói chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng đều đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “ồn nhân điền thổ, vạn cô chi thù”, ý muôn nói đến việc trong xã hội xưa nay có hai chuyện thường xảy ra tranh chấp, dễ dẫn đến thù oán nhất là hôn nhân và ruộng đất Điều này cho thấy tính phố biến và phức tạp của các tranh chấp đất đai đã tồn tại từ lâu và có thé xảy ra ở bat cứ đâu Tính phức tap, gay gắt của nó không chỉ dừng lại ở khía cạnh tranh chấp dân sự mà còn có thé dẫn đến các vụ án hình sự, thậm chí còn mang tính chính trị, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội Vì vậy, hòa giải với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp đất đai có một ý nghĩa rat quan trọng và không thé thiếu của pháp luật đất đai Hòa giải có vai trò rất tích cực và thiết thực để giúp các bên tự nguyện, giải quyết mâu thuẫn có hiệu quả, một cách nhẹ nhàng, có lý, có tình vừa hạn chế khắc phục được hậu quả, vừa giữ gìn được tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương thân, tương ái trong cộng đồng.

Hòa giải có ưu điểm cơ bản là giải quyết kịp thời ngay từ đầu các mâu

99 66 thuẫn, tranh chấp không dé “cdi sảy nảy cái ung” “bé xé ra to” bằng các biện pháp giải quyết vừa có lý vừa có tình Những người tham gia hòa giải là những người gần gũi, quen biết hàng ngày trong cùng địa phương, cùng lao động, sinh hoạt, đễ tạo sự thông cảm giữa các bên Nếu hòa giải được thực hiện tốt sẽ góp phần hạn chế các vụ, việc khiếu kiện vượt cấp, giảm bớt các vụ việc phải đưa ra cơ quan có thâm quyền hoặc Tòa án giải quyết, tiết kiệm thời gian, tiền bạc của nhân dân và nhà nước.

Bên cạnh đó, hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai còn là phương thức trực tiếp tác động đến việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai của các bên Khi hòa giải (dù là hình thức nào), hòa giải viên đứng ra hòa giải đều phải vận dụng các quy định pháp luật dé giải thích, hướng dẫn các bên tranh chấp, giúp họ hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình dé từ đó xử sự phù hợp với quy định pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội.

Có thê thấy, việc hòa giải tranh chấp đất đai hướng tới các mục đích:

- Giải quyết bất đồng, bảo vệ quyền cho các chủ thê có quyền sử dụng đất hợp pháp Mục đích của hoạt động hòa giải là một phương thức tìm ra giải pháp đúng đắn, tích cực dé các bên giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn dang ton tại giữa các bên Từ đó, các bên có thể tìm được tiếng nói chung, phục hồi phần nào quyên lợi hợp pháp của các bên và có khắc phục phan nào hậu quả pháp lý từ hành vi vi phạm.

- Duy trì 6n định trật tự xã hội Các tranh chấp đất đai dễ diễn biến phức tạp, là nguyên nhân trong nhiều vụ án hình sự cũng như những bat ồn chính trị. Với các đặc điểm của mình, hòa giải tranh chấp đất đai là một phương thức giải quyết tranh chấp có tác dụng và hiệu quả cao trong đảm bảo trật tự xã hội Việc giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động hòa giải là con đường nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí, đồng thời phòng tránh việc các bên sử dụng đến các biện pháp giải quyết tranh chấp không đúng dan, thậm chí vi phạm pháp luật như de dọa, dùng vũ lực dé chiếm dat trái phép

- Thể hiện truyền thống, đạo lý của dân tộc: Ở Việt Nam, nên kinh tế nông nghiệp lúa nước với nhu cầu làm thủy lợi, dap dé, chéng lut, thém vao do la nguy cơ giặc ngoại xâm luôn đe dọa đã khiến cho người Việt cổ sớm hình thành lối sống cộng đồng, truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái Trong các làng xã cổ truyền, người nông dân quen sống với các mỗi quan hệ xóm làng, huyết thống ràng buộc nhau một cách chặt chẽ, do đó họ rất coi trọng tình làng, nghĩa xóm, “tối lửa tắt đèn có nhau” Nếu có xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp về quyên lợi, nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, với hàng xóm láng giéng thì họ chủ trương “đóng cửa bảo nhau”, “chín bỏ làm mười”, xóa bỏ bất đồng, hận thù nhau, xây dựng một cộng đồng hòa thuận, yên vui, hạnh phúc. Để giữ gìn quan hệ lâu bền, trong mọi trường hợp, hòa giải vẫn được xem là phương án tối ưu để giải quyết xích mích, mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân Do vậy, hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng và hoạt động hòa giải nói chung là hoạt động mang tính xã hội tự quản, đã tồn tại từ rất lâu đời và trở thành đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

- Hòa giải tranh chấp đất đai còn nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho các bên để ngăn ngừa vi phạm khác có thể xảy ra Nguyên nhân của tranh chấp, mâu thuẫn, bất đồng có thê xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật của một hoặc các bên tranh chấp Thông qua hòa giải, với sự tham gia phân tích, đánh giá sự việc dựa trên cơ sở pháp luật mà cán bộ cấp xã, phường, thị tran va các thành viên của mặt trận đã được trang bị, họ sẽ có định hướng tìm hiểu trực tiếp các quy định của pháp luật, lắng nghe sự giải thích của hội đồng hòa giải để có được sự hiểu biết đúng đắn, từ đó có sự lựa chọn thích hợp cho vụ việc của mình.

1.1.3 Các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai

Theo quy định hiện hành, trên thực tế tồn tại hai hình thức hòa giải tranh chấp đất đai là hòa giải trong t6 tụng tư pháp và hòa giải ngoài t6 tụng tư pháp.

- Hoà giải ngoài t6 tụng tư pháp là hòa giải trung gian được các bên tiến hành trước khi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tư pháp hoặc cơ quan hành chính có thâm quyền giải quyết tranh chấp đất đai Trong lĩnh vực đất đai, loại hòa giải này bao gồm:

+ Hòa giải của Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn: Đây là việc hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp đối với các tranh chấp về đất đai theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và Nghị định SỐ43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luật đất đai Đây là hình thức hòa giải luận văn sẽ tập trung nghiên cứu bởi hình thức hòa giải này được pháp luật hiện hành quy định là bắt buộc khi có tranh chấp đất đai xảy ra Tranh chấp mà không được tổ chức hòa giải tại UBND xã, phường, thị tran va không được thể hiện băng một biên bản hòa giải không thành thì cơ quan hành chính nhà nước cấp trên hoặc cơ quan tố tụng tư pháp cũng sẽ từ chối việc tiếp nhận đơn hoặc thụ lý vụ việc để giải quyết.

Bên cạnh đó, trên thực tế còn có các hình thức hòa giải khác tại cơ sở như:

+ Nhà nước khuyến khích các bên tự tổ chức hoà giải ở cơ sở: là hòa giải được tổ chức ở xóm, thôn, ấp, t6 dân phố Day là loại hình hòa giải tự nguyện theo Luật hòa giải ở cơ sở dé giải quyết các tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, đơn giản trong nội bộ nhân dân về lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai Theo đó, hòa giải viên là người hướng dẫn, giúp đỡ các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp theo quy định Cần phải nhận thức răng, hòa giải cơ sở này đối với tranh chấp đất đai chỉ mang tính khuyến khích mà không là yêu cầu bắt buộc Theo đó, các bên có thể tổ chức hoặc không tô chức việc hòa giải này Quá trình hòa giải cơ sở với sự tham gia của các hòa giải viên không can thiết phải tuân thủ quy trình, thủ tục và thời hạn luật định Kết quả hòa giải không nhất thiết phải thể hiện bang biên bản, có dau xác nhận, các bên có thé ngầm công nhận kết quả của hòa giải cơ sở để tự mỗi bên thực hiện hoặc hành xử đối với vụ việc của mình với những gì các bên đã lĩnh hội của hòa giải viên và của chính mình thé hiện tại buổi hòa giải cơ sở đó.

+ Tự tô chức hòa giải: Đây là hình thức hòa giải do các bên tự thương lượng tiến hành Theo đó, các bên có toàn quyền lựa chọn người đứng ra hòa giải, cách thức tiến hành, thời gian theo sự thỏa thuận của các bên Đây không phải là hình thức bắt buộc mà là sự tự nguyện của các bên cảm thấy cần thiết phải cùng nhau ngồi lại suy nghĩ, bàn bạc dé đưa ra thỏa thuận cuối cùng Hoặc các bên có thé tự thỏa thuận mời một chủ thé khác đứng ra làm trung gian chứng kiến, nêu lên các quan điểm cá nhân về vụ việc dé các bên mở rộng sự hiểu biết, phân tích tốt hon ban chất của sự việc dé có những quyết định đúng đắn nhất về vụ việc của mình.

- Hoà giải trong t6 tụng tư pháp là hòa giải tiễn hành tại Tòa án nhân dân khi cơ quan này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên Theo đó, Tòa án nhân dân trong quá trình tiễn hành tô tụng phải thực hiện nguyên tắc hoà giải.

Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2014 quy định nguyên tắc hòa giải trong tô tụng dân sự: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi dé các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này” (Điều 10).

Trên thực tế, dù không được quy định cụ thé trong Luật Dat đai hay trong Luật Hòa giải cơ sở song theo quan sát của cá nhân tôi nhận thấy, hòa giải còn được thực hiện tại cơ quan hành chính có thâm quyên giải quyết tranh chấp đất đai; đó là UBND cấp huyện và UBND cấp tỉnh trong trường hợp tranh chấp đất đai mà người sử dụng đất không có bất kỳ giấy tờ gì về đất, đã tổ chức hòa giải tai UBND xã, phường, thị tran không thành và đương sự lựa chọn hệ thống Ủy ban dé giải quyết tranh chấp mà không phải là lựa chọn tòa án.

1.2.1 Khái niệm pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai và sự can thiết của việc điều chỉnh quan hệ hòa giải tranh chấp đất dai bằng pháp luật

Khái niệm thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp dat dai

trọng như vậy mà thực hiện pháp luật trở thành một trong những khái niệm cơ bản của khoa học pháp lý cần được nghiên cứu và giải quyết cơ bản trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn.

Trong khoa học pháp lý, khái niệm thực hiện pháp luật đều trùng khớp về quan điểm cho rằng: “Thực hiện pháp luật là một quả trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [44] Hay, "Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của minh thực hiện các qui định pháp luật trong thực tế đời sống" [45].

Trong lĩnh vực đất đai nói chung và lĩnh vực tranh chấp đất đai nói riêng cũng vậy, bên cạnh việc Nhà nước thường xuyên có sự sửa đôi, bố sung, chỉnh sửa và ban hành mới nhằm hướng tới ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực này ở cả lĩnh vực pháp luật nội dung và pháp luật hình thức nhằm bảo vệ ngày càng tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đảm bảo sự công bang cho các chủ thé sử dụng dat, thông qua đó, cũng là đảm bao trật tự xã hội, an ninh và quốc phòng Tuy nhiên, để hiện thực hóa những ý dé, tư tưởng tốt đẹp đó vào cuộc sống thì sự quan tâm va chú trọng không thé thiếu đó là công tác tổ chức thực thi, hay nói cách khác là việc hiện thực hoá pháp luật ay trong đời sống xã hội ở quy mô cả nước, ở mỗi cấp, mỗi ngành và ở mỗi địa phương với tính chất, đặc điểm và điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hết sức khác nhau Nhất là lĩnh vực tranh chấp đất đai, đất đối với người dân là "miếng cơm, manh áo", "là kế sinh nhai", là lẽ song; đối với doanh nghiệp thì đó là nguồn vốn to lớn và quan trọng, đóng vai trò là yếu t6 đầu vào, là nguồn tài sản có ý nghĩa quan trọng tạo nên vị thế của mỗi doanh nghiệp trong quá trình đầu tư thì vấn đề tô chức thực hiện pháp luật về hòa giải mâu thuẫn, bất đồng khi có tranh chấp đất đai xảy ra là vô cùng cần thiết để đảm bảo làm sao việc thực thi pháp luật về hòa giải phải đạt được sự đồng thuận của người dân, của doanh nghiệp, quyền lợi của họ được bù đắp và từ đó họ tự giác tuân thủ, chấp hành. Đây là van dé không hè đơn giản và thực tế thời gian qua cho thay, ở địa phương nào việc tô chức thực hiện pháp luật tôt thì ở đó việc khiêu nại, tô cáo và tranh chấp ít xảy ra, ngược lại, địa phương nào không coi trọng công tác này, thực hiện pháp luật không nghiêm thì mâu thuẫn, bất đồng sẽ gay gắt, tranh chấp sẽ chiếm tỉ lệ lớn, gây bất ôn định xã hội Việc thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai đòi hỏi được thực hiện bởi nhiều hình thức khác nhau như: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ hòa giải và các chủ thé có mâu thuẫn, bất đồng, tranh chấp cũng như các chủ thé khác có liên quan.

Từ lí luận chung về thực hiện pháp luật và với các quy định cụ thể về hòa giải tranh chấp đất đai và việc thực hiện chúng trong thực tế thời gian qua, có thé hiểu: Thuc hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai là quá trình hoạt động có mục dich mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyên bằng hành vi của mình làm cho các qui định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực t hợp pháp của các chủ thể pháp luật.

Với khái niệm nêu trên cho thấy, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai không chỉ đặt ra và yêu cầu phải thực hiện, phải tuân thủ đối với đối tượng là các bên có mâu thuẫn, tranh chấp, bất đồng, mà còn đặt ra và yêu cầu đối với các cán bộ có thâm quyền trực tiếp thực hiện nhiệm vụ hòa giải tranh chấp dat đai Có thé hiểu bản chất của thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai qua những đặc điểm cơ bản sau đây:

The nhất, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai là hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện pháp luật Đây là đặc điềm quan trọng nhất, theo đó, không phân biệt chủ thể thực hiện pháp luật hòa giải tranh chấp là cơ quan nhà nước hay người dân, là tổ chức hay cá nhân, là chủ thé trong nước hay nước ngoài đều phải thực hiện hay tuân thủ pháp luật bằng hành vi hợp pháp của mình Mọi sự chống đối, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy định của pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai đều là hành vi trái pháp luật, không được pháp luật thừa nhận, không được Nhà nước bảo vệ và phải chịu các hình thức pháp lý cụ thé với mỗi hành vi không hợp pháp của minh.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai được thực hiện bởi nhiễu chủ thể khác nhau Theo quy định của pháp luật đất đai và pháp luật về tố tụng dân sự hiện hành thì cơ quan tham gia thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai bao gồm: đại diện của UBND xã, phường, thị tran nơi xảy ra tranh chấp, mặt trận tô quốc và các thành viên của mặt trận, các thẳm phán, thấm tra viên, thư ký tòa án và các đương sự có liên quan đến vụ việc tranh chấp Ngoài ra, chủ thể thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai cũng có thé là chủ thé có quyền và lợi ích hợp pháp có liên quan đến tranh chấp đó.

Thứ ba, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp dat dai được thực hiện bởi nhiễu hình thức khác nhau Bao gồm: (1) sử dụng pháp luật Ở hình thức này, các chủ thể thực hiện pháp luật như đã nêu ở trên bằng những hành vi mang tính chủ động nhằm sử dụng những khả năng pháp luật cho phép trong việc đảm bảo quyên và lợi ích chính đáng của mình; (2) thi hành và chấp hành pháp luật. Theo đó, hội đồng hòa giải và các bên đương sự phải chấp hành và thực thi các quy định cụ thé về nội dung, quy trình, thủ tục và thời hạn thực hiện hòa giải đã được pháp luật quy định.

Thứ tư, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai có mục đích là đưa các quy phạm pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai được thực hiện trên thực tế Theo đó, các quy định trên giấy tờ sẽ được các chủ thể khác nhau thực hiện theo trong thực tế cuộc sống bằng chính những hành vi hợp pháp của mình.

Vai trò của thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai

cho các hoạt động của Nhà nước, của xã hội và của công dân” Tuy nhiên, đó có thé được coi là “đời sống thứ nhất” của pháp luật Pháp luật chỉ có thé có “đời sống thực” nếu được đưa vào đời sống xã hội, trở thành thói quen và hành vi của cá nhân, quy tắc tô chức và hoạt động của các tô chức, cơ quan, đơn vị Như vậy, bản chất của việc thực hiện pháp luật là sự chuyên hoá các yêu cầu chung được xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của các chủ thể Có thể nhận thấy vai trò của thực hiện pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai qua những biểu hiện cu thé sau đây:

- Mot là, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp dat đai là bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp đất đai Đây là hoạt động có mục đích nhằm làm cho các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai đi vào cuộc song thuc tién, khuyén khích, động viên các bên tranh chấp lựa chọn phương thức này Điều đó sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước, đặc biệt là tại tòa án nếu hòa giải thành thì quá trình tố tụng sẽ được rút ngăn rất nhiều, các chi phi, lệ phí tố tung mà đương sự phải chịu sẽ giảm đi đáng kể Ngoài ra, hòa giải thành còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành các kết quả thỏa thuận đó trên thực tế khi các bên sẽ tự giác thực hiện cam kết mà không cần sự tác động, thậm chí cưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước.

- Hai là, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai góp phần phát huy quyên làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội Đặc trưng cơ bản của hòa giải là bảo đảm quyền tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn Chính vi vậy, hòa giải là một phương thức dé thực hiện dân chủ Thông qua hòa giải, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở, vai trò tự quản của người dân được tăng cường Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

- Ba là, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của nhân dân Khi thực hiện các quy định về hòa giải để giải quyết tranh chấp, người thực hiện hòa giải đều phải vận dụng các quy định pháp luật dé giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên, giúp họ hiểu được các quyền và nghĩa vụ của mình dé tự lựa chon, tự dan xếp ôn thỏa với nhau mâu thuẫn, tranh chấp Thông qua hòa giải, đường lối, chính sách quản lý đất đai của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp, có sức thấm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai.

- Bồn là, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai góp phần duy trì và phát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc Khi tiễn hành hòa giải, người tiến hành hòa giải không chỉ dựa trên các quy định của pháp luật mà còn dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán tốt đẹp dé tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi dậy trong họ những suy nghĩ, tình cảm tích cực Và như vậy, việc thực hiện hòa giải nhất là hòa giải ở cơ sở, đã làm cho các giá trị văn hóa truyền thống được bao tồn và phát huy.

- Năm là, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý đất đai Nếu như không có các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai thì mặc nhiên trách nhiệm giải quyết sẽ đặt nặng lên cán bộ tòa án hoặc các chủ thể giải quyết khiếu nại, t6 cáo. Tuy nhiên, với những quy định về hòa giải tranh chấp đất đai, trách nhiệm giải quyết tranh chấp khi chỉ còn rơi vào những chủ thé trên mà các cán bộ quản ly đất đai nói chung đều có trách nhiệm nghiên cứu, cùng tham gia giải quyết tranh chấp về đất đai để từ đó tìm ra một phương pháp giải quyết phù hợp Cho dù việc hòa giải có không thành nhưng quá trình hòa giải cũng sẽ tạo một nguồn thông tin hữu ích cho những chủ thể giải quyết tranh chấp kế tiếp.

- Sáu là, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai góp phần xây dựng, hoàn thiện các thể chế quản lý đất đai Thông qua việc thực hiện các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng và các quy định pháp luật nói chung, đội ngũ cán bộ công chức sẽ có điều kiện được đối chiếu, thực nghiệm các quy định của pháp luật trong thực tế cuộc sống đề từ đó có những đánh giá cho riêng mình về mức độ phù hợp của mỗi quy định Trên cơ sở đó, có những phản hồi, góp ý giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật và bản thân mỗi người sẽ có những bài học kinh nghiệm cho riêng mình khi xây dựng các quy định về quản lý đất đai.

1.2.4 Các điều kiện đảm bảo thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai[16]

1.2.4.1 Các văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ rằng, các quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ đất đai không ton tại độc lập, tách rời nhau mà chúng luôn luôn ton tại dan xen, hòa quyện với nhau Vì lẽ đó, khi một quan hệ pháp luật đất đai nói chung và quan hệ tranh chấp đất đai nói riêng phát sinh, chúng có thé là sự liên quan và hệ lụy tới nhiều hành vi và nhiều nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật của một ngành luật, thậm chí của nhiều ngành luật chuyên ngành Chăng hạn, khi tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chúng có thé là đối tượng nghiên cứu và điều chỉnh của nhiều văn bản thuộc nhiều ngành luật khác nhau như: các quy định về điều kiện chủ thé, đối tượng, quyền và nghĩa vụ của các bên, các yêu cầu chuyên biệt liên quan tới một số đối tượng và chủ thê đặc biệt khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai mà khi ký kết hợp đồng chuyên nhượng phải đặc biệt lưu ý như: đất nông nghiệp trồng lúa nước, đất khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, dat của đồng bao dân tộc thiểu số, ở các vùng hải đảo; đất sử dụng cho các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đất sử dụng của các doanh nghiệp có vốn dau tư nước ngoài được quy định cụ thé trong các văn bản pháp luật đất đai Bên cạnh đó, các quy định về hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng chuyên nhượng không chỉ quy định trong Luật Đất đai mà còn được quy định trong Bộ luật Dân sự và Luật Công chứng Ngoài ra, khi tranh chấp hợp đồng có liên quan tới việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ tài chính, thuế của các bên còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật về thuế như: Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế trước bạ và các văn bản pháp luật khác ở mỗi địa phương có liên quan đến vấn đề này Vì vậy, khi tranh chấp đất đai xảy ra, việc thực hiện hòa giải tranh chấp để đảm bảo tính hiệu quả và khả thi, đúng pháp luật thì đòi hỏi quan trọng và trước hết là giữa các quy định trong một văn bản và giữa các văn bản pháp luật có liên quan thuộc phạm vi một ngành luật hoặc nhiều ngành luật phải thống nhất, không loại trừ lẫn nhau Tính thống nhất của các văn bản pháp luật đất đai được thể hiện ở các phương diện: Thống nhất về hiệu lực, thống nhất về mục tiêu điều chỉnh; thống nhất về quan hệ thứ bậc Những mâu thuẫn, chồng chéo của các văn bản pháp luật hiện hành đều có tác động và ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực, hạn chế và là rào cản tới hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai nói chung và hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng.

1.2.4.2 Hiệu quả hoạt động cua cơ quan tổ chức thực hiện phải được bảo đảm

Các nhà nghiên cứu về lập pháp đã xác định một hệ thống lập pháp hoàn chỉnh bao gồm: 1) đối tượng có trách nhiệm thực hiện, 2) cơ quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện, 3) cơ quan chế tài; 4) co quan giải quyết tranh chap; 5) cơ quan cấp vốn; 6) cơ quan giám sát và đánh giá; 7) cơ quan ban hành các văn bản dưới luật; 8) cơ quan duy trì trật tự văn ban[38] Để bảo đảm thực hiện pháp luật, bên cạnh một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, ngoài việc quy định vỀ các yếu tố hành vi của chủ thé cần tác động (ai, làm gi, làm trong hoàn cảnh nào), còn có một loạt các yếu tố khác có liên quan mà trong đó thường bao gồm một cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực thi Vai trò của cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật, hay chính xác hơn là cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện văn bản, là rất quan trọng, đặc biệt là trong hoàn cảnh ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tượng có trách nhiệm thực hiện pháp luật chưa cao.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm sao để phát huy được vai trò của các cơ quan chịu trách nhiệm đảm bảo thực thi pháp luật trong việc tô chức thực hiện pháp luật Vấn đề cơ bản nhất cần lưu ý chính là yếu tố hành vi của các công chức, viên chức trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong những cơ quan này Hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai của chính quyền xã, phường, thị tran hay của cơ quan tiến hành tố tụng không chỉ đòi hỏi hành vi của cán bộ trong hội đồng hòa giải phải hiểu biết, man cán, trung thực, khách quan Với tư cách là trung gian cho việc hòa giải tranh chấp của các bên, cán bộ thực hiện nhiệm vụ này phải ngay thắng, mọi sự thiên vị, không công bằng và thiếu hiểu biết pháp luật đều có tác động và ảnh hưởng xấu tới công tác hòa giải tranh chấp đất đai Cùng với đó, công tác giám sát đối với việc thực hiện công tác này của cơ quan cấp trên hoặc cơ quan chuyên ngành cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai.

1.2.4.3 Đảm bảo sự độc lập của người tiễn hành hòa giải

Một trong những yếu tố bảo đảm sự thành công hiệu quả của việc hòa giải tranh chấp đất đai là sự công bằng của người tiến hành hòa giải Tính độc lập của người tiễn hành hòa giải cho phép họ nhìn tranh chấp dưới con mắt khách quan đề đưa ra những lời khuyên, giải pháp đúng đắn cho các bên tranh chấp. Đề việc thực hiện các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai có được tầm ảnh hưởng trên thực tế, nguyên tắc bảo đảm sự độc lập của người tiễn hành hòa giải phải được bảo đảm và được ghi nhận như một nguyên tắc cơ bản khi tiễn hành hòa giải.

Sự độc lập của người tiến hành hòa giải là điều kiện cần thiết để các bên trong tranh chấp tiến gần tới nhau, hóa giải mâu thuẫn và phát huy hiệu quả và ý nghĩa của hòa giải Điều này cũng giúp tăng niềm tin đối với các quy định về hòa giải từ đó khiến các quy định này được áp dụng trên thực tế Đây có thể nói là một trong những yếu tố cơ bản nhất làm tăng ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thê trong xã hội, là cơ sở cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả.

1.2.4.4 Dam bao tính công khai và minh bach

Công khai, minh bạch vừa là yêu cầu vừa là điều kiện để tô chức thực hiện pháp luật có hiệu quả Đây cũng chính là yếu tố rất được coi trọng trong Nhà nước pháp quyên. Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tô chức thực hiện pháp luật trước hết được thê hiện ở việc công khai các quy định về mặt nội dung, quy trình tổ chức thực hiện làm cơ sở để tăng cường sự hiểu biết của người dân đối với việc tô chức thực hiện pháp luật Sự hiểu biết pháp luật của những chủ thé tham gia vào quá trình thực hiện pháp luật là điều kiện cơ bản nhất dé tô chức thực hiện pháp luật có hiệu quả.

Ngược lại, việc tuyên truyền, thông tin đầy đủ về nội dung của các quy định pháp luật cũng như cách thức thực hiện pháp luật là yếu tô tạo nên thành công trong việc tô chức thực hiện một số văn bản luật. Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tô chức thực hiện pháp luật còn bao hàm nghĩa tạo cơ hội cho các chủ thê trong xã hội được tham gia phản biện về nội dung của các quy định pháp luật cũng như cách thức tổ chức thực hiện các quy định pháp luật đó Tao cơ hội dé thu nhận các phản biện sẽ giúp cho những cơ quan chịu trách nhiệm tô chức thực hiện pháp luật phát hiện được những điểm bat cập trong quá trình thực hiện công việc Đó là những cơ sở quan trọng dé điều chỉnh, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc tô chức thực hiện pháp luật Đây là yếu tố thực sự cần thiết, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai, nhất là đối với những tranh chấp khi mà nguyên nhân của nó lại bắt nguồn từ chính sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết pháp luật Theo đó, vai trò của trung gian hòa giải tranh chấp đất đai của chính quyền địa phương và cơ quan hòa giải tiền tố tụng không chỉ hướng tới mục đích xoa dịu và giải quyết những tranh chấp, bất đồng, mà còn hướng tới hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giải thích minh bạch, công khai các văn ban pháp luật đất đai; minh bạch các quy định, quy trình và thủ tục của Nhà nước có liên quan tới hoạt động hòa giải.

Kết luận Chương 1 Việc giải quyết tranh chấp đất đai bang con đường hòa giải có những lợi thế riêng khi so sánh với những phương thức giải quyết tranh chấp khác Vì lẽ đó, việc thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai có một ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong công tác quan lý đất đai, nhằm giữ gìn ôn định, trật tự và an toàn xã hội; mặt khác, chúng có tác dụng ngăn ngừa, giảm tải các tranh chấp đất đai phát sinh, tồn đọng Đây cũng là phương thức nếu thực hiện có hiệu quả sẽ đỡ tốn kém nhất về thời gian, công sức, tiền bạc cho các bên đương sự và các cơ quan có thâm quyên giải quyết tranh chấp đất đai.

Thực trang thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp dat dai tai địa bàn phường 9, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh 2 2 5z: 42 1 Nội dung pháp luật về hòa giải tranh chap đất đai

THUC TRẠNG THỰC HIEN PHAP LUẬT VE HÒA GIẢI TRANH CHAP ĐÁT ĐAI TẠI ĐỊA BÀN PHƯỜNG 9, QUẬN 10 THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

VÀ MỘT SO DE XUẤT VE GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUA

HÒA GIẢI TRANH CHAP ĐẤT DAI 2.1 Thực trạng thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai tại địa bàn phường 9, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1 Nội dung pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai

2.1.1.1 Tiếp nhận và thụ lý đơn yêu cau hòa giải tranh chấp đất dai Tranh chấp đất đai được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã khi thỏa mãn các điều kiện sau:

- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không thê tự hòa giải hoặc hòa giải ở cơ sở được.

- Có đơn yêu cầu của một trong các bên gửi đến.

Với quy định nêu trên cho thấy, để nham hạn chế tối đa các tranh chấp đất đai phải giải quyết tại co quan tố tụng và dây dưa kéo dài, gây tốn hại đến lợi ích kinh tế, tới tình cảm con người và ngay cả mat đi những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc nên pháp luật trước hết là khuyến khích các bên tự hòa giải với nhau Theo đó, Tự hòa giải là các bên tự thỏa thuận và tự tiến hành thương lượng, đàm phán và tự tìm ra cách thức để giải quyết những mâu thuẫn và bất đồng mà không cần thiết phải có sự có mặt của chủ thể trung gian, chúng hoàn toàn là quy phạm tùy nghi, không mang tính bắt buộc đối với các bên; nếu các bên trong tranh chấp cảm thấy có thé ngồi lại được với nhau, ban tinh và tìm được tiếng nói chung thì tự tiến hành tự thương lượng, hòa giải với nhau, Nhà nước không can thiệp.

Bên cạnh hình thức tự hòa giải của các bên tranh chấp nêu trên, Luật Dat đai 2013 còn ghi nhận hình thức hòa giải cơ sở trong tranh chấp đất đai Hòa giải cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hòa giải hoặc các tổ chức thích hợp khác của nhân dân ở thôn, xóm, bản, ấp, tô dân phố và các cụm dân cư khác Tổ hòa giải ở cơ sở là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, bản, ấp, tô dân cư khác (chung cư, chợ trung tâm ) dé thực hiện hoặc tô chức thực hiện việc hòa giải tranh chấp trong dân cư Tổ hòa giải có tổ trưởng và các hòa giải viên Những thành viên này được cộng đồng dân cư bầu qua cuộc họp Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên phải đạt 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý nhiều hơn số lượng hòa giải viên được chủ tịch UBND cấp xã quyết định thì danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lẫy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp [3] Sau đó, quyết định công nhận của Chủ tịch UBND cấp xã sẽ làm họ chính thức trở thành một hòa giải viên[3] Khi có tranh chấp đất đai xảy ra, một trong các bên có quyền làm đơn yêu cầu tổ hòa giải đứng ra hòa giải tranh chấp Tổ hòa giải có trách nhiệm triệu tập các bên trong tranh chấp và tiễn hành hòa giải Trường hợp các bên hòa giải thành thì tổ hòa giải lập biên bản hòa giải thành, các bên tranh chấp cùng ký vào biên bản hòa giải thành và tự nguyện thực hiện Trong trường hợp các bên không hòa giải thành thì tổ hòa giải lập biên bản hòa giải không thành và chấm dứt việc hòa giải ở địa phương Như vậy, trách nhiệm của tổ hòa giải ở cơ sở khi có tranh chấp đất đai xảy ra là thuyết phục, phân tích đúng sai để các bên đạt được sự thỏa thuận phù hợp với pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán của nhân dân và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó Với quy định nêu trên của Luật Hòa giải cơ sở cho thấy, hoạt động hòa giải cơ sở được thực hiện bởi các hòa giải viên được địa phương bỏ phiếu tín nhiệm và chủ tịch cấp xã ra quyết định mà không phải là chủ thé được pháp luật chỉ định rõ Đây cũng là hoạt động mà việc thực hiện không cần thiết phải thông qua quy trình, thủ tục, thời hạn theo quy định và chúng không phải là bắt buộc đối với các bên đương sự khi có tranh chấp đất đai xảy ra Việc không tổ chức hòa giải ở cơ sở không là căn cứ dé các cơ quan có thâm quyên từ chối việc thụ lý và tiếp nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tư pháp hay thủ tục hành chính.

Khác với hai hình thức tự hòa giải và hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở nêu trên, hòa giải tranh chấp đất đai tai UBND xã, phường, thi tran nơi có tranh chấp đất đai xảy ra được quy định là yêu cầu bắt buộc; chúng được tiến hành theo một quy trình, thủ tục, thời hạn và cách thức tiến hành trên cơ sở pháp luật cụ thể mà không mang tính tùy nghi Theo đó, hoạt động này đặt ra khi trước đó việc tự thương lượng, hòa giải hoặc hòa giải cơ sở đã được tiến hành nhưng không có kết quả, các bên không tìm ra được phương thức giải quyết, mâu thuẫn, bat đồng vẫn tôn tại Biểu hiện đầu tiên của tính bắt buộc trong quy trình hòa giải và chúng được xác định là một phương thức giải quyết tranh chấp đất đai đó là: một trong các bên hoặc cả hai bên làm đơn gửi UBND xã, phường, thị trấn nơi có tranh chấp yêu cầu cơ quan này tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai[2] Ở đây, một mặt chúng thé hiện là nguyện vọng, là mong muốn và thể hiện ý chí của các bên cần chính quyên nơi có tranh chấp can thiệp để định hướng đối với tranh chấp của minh; mặt khác, chúng cũng thé hiện vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương và của các tô chức thành viên nơi xảy ra tranh chấp phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của dân, đảm bảo an ninh chính tri và trật tự an toàn xã hội trong nội bộ quần chúng nhân dân Hành vi gửi đơn còn là một trong những yếu tố cơ bản và quan trọng trong việc xác định tinh thần, trách nhiệm của chính quyền trong việc tổ chức hòa giải nhanh chóng, đúng thời gian và quy trình đã được pháp luật quy định Mọi sự chậm trễ, kéo dài đều ảnh hưởng tới quyền lợi của người dân, đều phản ánh sự tắc trách của Nhà nước đối với công việc của dân.

2.1.1.2 Quy trình, thủ tục, nội dung và yêu cầu hòa giải tranh chấp đất dai

Hoa giai tranh chap đất dai tại UBND xã, phường, thị tran nơi có tranh chấp đất đai được pháp luật quy định là một trong các tiến trình bắt buộc phải thực hiện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyên trong quá trình giải quyết tranh chap đất đai Đây được xác định là tiễn trình đầu tiên và được giao trong trách cho chính quyền địa phương nơi có tranh chấp đất đai xảy ra, cũng là nơi trực tiếp quản lý hồ sơ địa chính đối với mảnh đất có tranh chấp, cũng là nơi mà các thông tin về chủ thể, về mục đích, về nguồn gốc và diễn biến của quá trình sử dụng đất, quá trình biến động đất đai qua các thời kỳ được xác định cụ thé và trực tiếp nhất Theo đó, pháp luật đất đai hiện hành quy định trách nhiệm củaUBND xã, phường, thị tran nơi có tranh chấp đất đai xảy ra thực hiện hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai khi có đơn yêu cầu của một trong các bên đương sự theo quy trình, nội dung và thủ tục sau đây:

- Thứ nhất, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tô chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, ké từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai của một trong các bên đương sự khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai Nếu so sánh với quy định trong Luật Đất đai 2003 thì Hội đồng hòa giải tranh chấp dat đai tại chính quyền xã, phường, thị tran thì Luật Dat đai 2013 vẫn giữ nguyên các thành phần nêu trên Việc kế thừa này là đúng đắn bởi các thành viên trong hội đồng hòa giải theo quy định của pháp luật hiện hành đã bao gồm là đại diện cho tất cả các cơ quan, đoàn thể, chính quyền ở địa phương, cũng như là đại diện cho các tầng lớp, các đối tượng trong xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau Sự day đủ các thành phan nêu trên sẽ góp phan quan trọng trong việc đảm bảo công tác hòa giải được thực hiện minh bạch, công băng và chính xác, hướng tới việc bảo vệ tốt hơn quyên lợi cho các chủ thể tham gia tranh chấp Tuy nhiên, về thời hạn hòa giải thì Luật Đất đai 2013 là 45 ngày (tăng thêm 15 ngày so với Luật Đất đai 2003) Sự tăng thêm này tôi cho là cần thiết và hợp lý bởi trên thực tế thực hiện hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn phường 9 quận 10 thành phố Hồ Chí Minh cũng như các phường khác trong thành phố mà tôi được biết qua các báo cáo tổng kết hàng năm thì thường là với thời hạn 30 ngày, chính quyền xã, phường, thi tran không thé thực hiện việc hòa giải đúng thời hạn mà thường xuyên kéo dài, hoặc việc tổ chức hòa giải chưa được thấu đáo, quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ chưa được đây đủ, việc tổ chức hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào diễn biến của phiên hòa giải trên cơ sở các ý kiến chia sẻ, đóng góp từ phiên hòa giải đó Như vậy, chất lượng của hoạt động hòa giải không cao,không mang tính chủ động và chưa thực sự đảm bảo sự khách quan Các ý kiến của các thành viên trong hội đồng hòa giải chưa được chuẩn bị kỹ càng, thấu đáo nên nhiều trường hợp không thê thuyết phục được các bên đương sự Theo đó, việc tổ chức hòa giải mang tính đối phó, làm cho đúng quy trình và đa số là kết quả hòa giải không thành làm cơ sở cho các bên đương sự thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án hoặc lựa chọn giải quyết theo thủ tục hành chính ở cấp cao hơn Như vậy, hiệu quả của hòa giải bị hạn chế Để góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động hòa giải và tránh việc tổ chức hòa giải chỉ là hình thức, Luật Đất đai 2013 nâng thời hạn hòa giải lên 45 ngày để tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, các thành viên hội đồng hòa giải có thời gian tìm hiểu, kiểm tra, xác minh và nhận định, đánh giá tính chất, đặc điểm, nguyên nhân của tranh chấp; kiểm tra hồ sơ, giấy tờ và các tài liệu có liên quan đến vụ việc; đồng thời tìm hiểu nguồn gốc, diễn biến, hiện trạng của quá trình sử dụng đất; trao đối và lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của các bên tranh chấp, của các thành viên trong hội đồng và các đối tượng khác có liên quan Việc kéo dài thời hạn nêu trên cũng đảm bảo cho hội đồng hòa giải sắp xếp thời gian, công việc ở địa phương hợp ly dé tham gia đầy đủ, cũng là dé các bên đương sự thuận lợi trong việc thu xếp công việc riêng của minh dé tham gia trực tiếp tại phiên hòa giải, ngăn ngừa tình trạng viện cớ thời han quá ngắn không sắp xếp thời gian dé trốn tránh việc hòa giải, gây cản trở cho việc tổ chức hòa giải, làm tôn hại đến lợi ích chính đáng của phía bên kia Cũng cần phải khang định rằng, việc tăng thêm thời hạn 15 ngày cho việc tô chức hòa giải tại chính quyền cấp xã là hướng tới các mục đích nêu trên, nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động này, song không làm kéo tình trạng tranh chấp, tình trạng tồn đọng tranh chấp đất đai.

- Thur hai, thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất dai dé thực hiện hòa giải Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng: đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị tran; Tổ trưởng tô dân phó đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị tran biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn Tùy từng trường hợp cụ thé, có thé mời đại diệnHội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh Trong hội đồng hòa giải, chủ tịch hội đồng hòa giải thường là chủ tịch hoặc phó chủ tịch UBND xã, phường, thị tran và trong hội đồng hòa giải thường có cán bộ địa chính và cán bộ thanh tra xây dựng cùng tham gia Đây là những chủ thể trực tiếp quản lý và theo dõi hồ sơ, số sách và sự biến động đất đai và nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác của từng diện tích đất cụ thé trên địa phương mình Vì vậy, bên cạnh chuyên môn, nghiệp vụ, sự am hiểu về chính sách, pháp luật đất dai, ho còn là người sâu sát nhất các thông tin, nguồn gốc và hiện trang sử dụng dat Từ đó dé có những ý kiến trong phiên hòa giải một cách chính xác và đầy đủ Bên cạnh đó, tùy theo tính chất của mỗi vụ tranh chấp mà các thành viên của tô chức mặt trận tham gia nhằm đảm bảo sự khách quan, công bằng và minh bạch của quá trình hòa giải.

- Thứ ba, tô chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt Trường hợp một trong các bên tranh chấp văng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành Đây là quy định cần thiết một mặt đảm bảo hoạt động hòa giải được tiễn hành với đầy đủ thành phần tham dự, theo đó, về nguyên tac, các bên tranh chấp nhất thiết phải có mặt đầy đủ dự phiên hòa giải để trực tiếp trình bày, nói lên những ý kiến, nguyện vọng va thé hiện quan điểm, chính kiến của mình về vụ việc Thiếu một trong các bên, định hướng cho việc giải quyết tranh chấp, bất đồng đó sẽ không khách quan, rất có thê sẽ thiên lệch cho bên đương sự có mặt trực tiếp tại phiên hòa giải Vì vậy, việc thiếu một trong các bên đương sự sẽ không thể tiến hành hòa giải và theo đó, vắng mặt quá

02 lần triệu tập thì được coi là hòa giải không thành Mặt khác, quy định về sự cần thiết phải có mặt đầy đủ của các bên tranh chấp cũng nhằm đảm bảo ngăn ngừa tinh trạng một trong các bên đương sự do bất lợi hơn về cơ sở pháp lý của vụ việc nên có tình lang tránh, bat hợp tác và không tham dự phiên hòa giải nhằm kéo dài tranh chấp và gây cản trở cho phía bên kia.

- Thứ tư, hội đồng hòa giải có trách nhiệm thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc dat, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất, thu thập các thông tin của người dân nơi cư trú của đương sự, của những người cao tuổi, những người sinh sống lâu năm tại địa phương và gần nơi có đất tranh chấp, ý kiến và quan điểm của các thành viên hội đồng hòa giải và của các bên tranh chấp Bằng các quy định của pháp luật qua các thời kỳ và các văn bản pháp luật đất đai hiện hành, cùng với các văn bản pháp luật khác có liên quan, các thành viên trong hội đồng hòa giải phân tích, giải thích và chỉ rõ tính chất, đặc điểm của tranh chấp được pháp luật quy định dẫn chiếu thế nào, VỤ VIỆC sé giải quyết ra sao theo đúng tinh thần của pháp luật Bên cạnh kiến thức chuyên môn, hội đồng hòa giải bằng tình cảm, uy tín và người am tường những kiến thức xã hội, phong tục tập quán dé đưa ra những lời khuyên chân thành, thiện chí cho cả hai bên Trên cơ sở đó, các bên đương sự cảm nhận, hiểu vấn đề ở các khía cạnh rộng hơn, nhận diện vấn đề tranh chấp sâu sắc hơn để tự đưa ra quyết định cuối cùng của mình.

- Thứ năm, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiễn hành hòa giải; thành phan tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thê hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chap có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dau của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Thứ sáu sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tô chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải dé xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành Quy định này nham đảm bảo kết quả của biên bản hòa giải thành phải "thấu tình đạt lý", phải đảm bảo sự tự nguyện, bình đăng, công bằng và thỏa đáng với cả hai bên trong vụ tranh chấp, vì lẽ đó mà họ mới tự nguyện và tự giác thi hành Trong trường hợp họ có những sự kiện, những tình tiết, những cơ sở pháp lý mới mà tại phiên hòa giải họ chưa kip hoặc chưa có cơ hội dé trình bày, vì đó mà làm cho nội dung của biên bản hòa giải thành có sự sai khác với ban chất của vụ việc, quyền và lợi ích của họ có thể không được đảm bảo Trong trường hợp này, pháp luật hiện hành cho phép trong thời han 10 ngày các bên đương sự có quyền có ý kiến sửa đổi, bố sung, điều chỉnh các ý kiến trong biên ban hòa giải; theo đó, kết quả hòa giải trong biên bản có thé được giữ nguyên là hòa giải thành với các điều kiện và nội dung mới mà không có sự phản đối của phía bên kia tại budi tô chức hòa giải lại thì các bên vẫn thực hiện theo kết qua đó Ngược lại, ý kiến về việc sửa đối, bồ sung và điều chỉnh có thé khác với những nội dung và kết luận tại biên bản hòa giải, phía bên kia có sự phản đối về ý kiến đó thì kết quả hòa giải trong trường hợp này sẽ được coi là không thành; hội đồng hòa giải lại phải lập biên bản khác về hòa giải không thành, các bên hoặc một trong các bên tiến hành gửi đơn gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyên dé giải quyết tranh chấp đất đai.

- Thứ bảy, kết thúc việc hòa giải: hoạt động hòa giải được tiễn hành tại UBND xã, phường, thị tran được coi là kết thúc trong các trường hop sau đây:

+ Khi các bên đã đạt được thỏa thuận và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó;

+ Trong trường hop một trong các bên tranh chấp không có mặt tại buổi hòa giải và không tiến hành hòa giải được;

+ Các bên không hòa giải được, hòa giải không thành.

Ngày đăng: 29/04/2024, 12:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w