Thực tiễn thi hành pháp luật về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

95 0 0
Thực tiễn thi hành pháp luật về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân tại huyện hòa vang, thành phố đà nẵng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

một số tồn tại, bất cập nhất là trong hệ thống pháp luật về tài chính đất đai trong đó có các quy định về giấy tờ chứng minh thời điểm sử dụng đất thu tiền, giấy tờ đã nộp tiền để được sử dụng đất, mức thu tiền sử dụng đất, hạn chế này đã làm các cơ quan như Chi cục thuế, Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai huyện còn vướng mắc nhất định nên việc thu tiền sử dụng đất có ảnh hưởng đến quyền lợi cho công dân, một số trường hợp gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước.

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỀU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ BẢNG Bảng 4.1 Tiền sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 .46 Bảng 4.2 Số tiền ghi nợ giai đoạn 2016-2020 49 Bảng 4.3 Số lượng hồ sơ ghi nợ tại 11 xã của huyện Hòa Vang 51 Bảng 4.4 Kết quả điều tra hộ gia đình cá nhân về chính sách pháp luật thu tiền sử dụng đất và công tác thu tiền trên địa bàn huyện Hòa Vang 53 Bảng 4.5 Kết quả điều tra hộ gia đình, cá nhân về ảnh hưởng của tiền sử dụng đất đến đời sống văn hóa tinh thần và thu nhập của hộ gia đình, cá nhân so với số tiền sử dụng đất phải nộp 54 Bảng 4.6 Kết quả điều tra ảnh hưởng của tiền sử dụng đất được Nhà nước ban hành qua mỗi năm đến kinh tế của hộ gia đình cá nhân 55 Bảng 4.7 Kết quả điều tra về hồ sơ mà người sử dụng đất nộp vào 56 Bảng 4.8 Ảnh hưởng của thủ tục hành chính đến việc thu tiền sử dụng đất 57 Bảng 4.9 Thái độ của người dân ảnh hưởng đến việc thu tiền sử dụng đất .57 Bảng 4.10 Sự hài lòng của cán bộ khi người dân đến nộp tiền sử dụng đất 58 HÌNH VẼ Hình 4.1 Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang 35 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1 Tổng diện tích đất Hòa Vang 2019 .38 Biểu đồ 4.2 Số tiền sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 .46 Biểu đồ 4.3 Số tiền ghi nợ giai đoạn 2016-2020 49 BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT CP Chính phủ VPĐK Văn phòng đăng ký UBND Ủy ban nhân dân GCN Giấy chứng nhận STNMT Sở Tài nguyên Môi trường TT Thông tư BTC Bộ Tài chính NĐ Nghị định CNVPĐKĐĐ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai NVTC Nghĩa vụ tài chính SDĐ Sử dụng đất MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .1 1.2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Yêu cầu của đề tài 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .3 2.1 Cơ sở lý luận 3 2.1.1 Quan niệm về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân 3 2.1.2 Quan niệm về pháp luật thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân 6 2.1.3 Đánh giá thực trạng pháp luật về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân 7 2.1.4 Đánh giá những thay đổi của quy định hiện hành so với trước đây 12 2.2 Cơ sở thực tiễn 21 2.2.1 Tình hình thực tiễn trên thế giới 21 2.2.2 Tình tình thực tiễn tại Việt Nam .25 2.3 Một số đề tài nghiên cứu có liên quan 28 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 31 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 31 3.2 Nội dung nghiên cứu 31 3.3 Phương pháp nghiên cứu 32 3.3.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 32 3.3.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 32 3.3.3 Phương pháp lịch sử 33 3.3.4 Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu 34 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .35 4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 35 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 35 4.1.2 Khái quát tình hình điều kiện kinh tế - xã hội 42 4.2 Tình hình thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2016- 2020 46 4.2.1 Tổng thu tiền sử dụng đất, đánh giá kết quả thu tiền sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 46 4.2.2 Ghi nợ tiền sử dụng đất, đánh giá kết quả ghi nợ tiền sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 49 4.2.3 Đánh giá tình hình ghi nợ tiền sử dụng đất tại các xã thuộc huyện Hòa Vang giai đoạn 2016-2020 51 4.3 Kết quả điều tra hộ gia đình, cá nhân và công chức, viên chức về tình hình nộp tiền và thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang 52 4.3.1 Kết quả điều tra hộ gia đình, cá nhân về tình hình nộp tiền và thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang .52 4.3.2 Kết quả điều tra công chức, viên chức về tình hình nộp tiền và thu tiền sử dụng đất trên địa bàn huyện Hòa Vang .56 4.4 Những tồn tại trong thực hiện pháp luật về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân và nguyên nhân .58 4.4.1 Những tồn tại 58 4.4.2 Một số bất cập trong việc xác định mức thu tiền sử dụng đất 59 4.4.3 Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, bất cập 60 4.5 Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân 61 4.5.1 Cụ thể hóa cách hiểu về giấy tờ, căn cứ xác định thời điểm sử dụng đất để thu tiền sử dụng đất 61 4.5.2 Quy định cụ thể về trường hợp vi phạm pháp luật đất đai và không vi phạm pháp luật đất đai .63 4.5.3 Xác định rõ chức năng, quyền hạn các cơ quan khi thực hiện thu tiền sử dụng đất .63 4.5.4 Điều chỉnh đối tượng được ghi nợ tiền sử dụng đất 65 4.5.5 Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai 66 4.5.6 Tổ chức hội nghị chuyên đề và tuyên truyền pháp luật về thu tiền sử dụng đất 66 4.5.7 Ứng dụng phần mềm để đơn giản hóa thủ tục, nâng cao trình độ chuyên môn và chất lượng phục vụ .67 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 5.1 Kết luận 69 5.2 Kiến nghị 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC 73 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Luật đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2004 được xem là một bước tiến mới của hệ thống pháp luật nước ta Luật đất đai 2003 cùng với các văn bản hướng dẫn thi hành tạo thành một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, thể hiện những quan điểm đổi mới của Đảng phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Sau gần 10 năm thi hành, nhìn chung các quy định của luật đất đai năm 2003 đã được thực tiễn kiểm nghiệm là đúng đắn và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt Nam, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ Chính sách, pháp luật đất đai từng bước được hoàn thiện, quỹ đất được phân bố khá hợp lý cho các mục đích sử dụng, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh xã hội Đặc biệt, Luật đất đai 2003 đã có sự hệ thống hóa các quy định về thu ngân sách Nhà nước đối với đất đai, tạo điều kiện để thực thi chính sách này trên thực tế, góp phần nâng cao ý thức của người sử dụng đất trong việc sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả, khuyến khích người sử dụng đất tự bồi bổ và cải tạo đất Tuy nhiên, qua tổng kết tình hình thi hành luật đất đai 2003, vẫn còn có một số tồn tại, bất cập nhất là trong hệ thống pháp luật về tài chính đất đai trong đó có các quy định về giấy tờ chứng minh thời điểm sử dụng đất thu tiền, giấy tờ đã nộp tiền để được sử dụng đất, mức thu tiền sử dụng đất, hạn chế này đã làm các cơ quan như Chi cục thuế, Chi nhánh Văn phòng đăng kí đất đai huyện còn vướng mắc nhất định nên việc thu tiền sử dụng đất có ảnh hưởng đến quyền lợi cho công dân, một số trường hợp gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước Nhận thức rõ những tồn tại tại này, Luật đất đai 2013 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 cùng với đó là các văn bản mới hướng dẫn việc thu tiền sử dụng đất đã tạo cơ sở khắc phục những hạn chế trên Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, được sự cho phép và sự phân công của Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp – Trường Đại học Nông Lâm Huế, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực tiễn thi hành pháp luật về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020” 1 1.2 Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1.2.1 Mục tiêu chung Làm rõ những vấn đề lý luận chung về tiền sử dụng đất và pháp luật về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân nhân tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Nêu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân - Đưa ra những trường hợp cụ thể liên quan đến thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân - Đề xuất những giải pháp hợp lý cho việc hỗ trợ, nâng cao khả năng thực thi các quy định pháp luật về thu tiền sử dụng đất trong thực tiễn 1.3 Yêu cầu của đề tài - Các số liệu thu thập phải khách quan và đảm bảo độ tin cậy - Nắm vững Luật Đất đai, các chính sách, Nghị định, Thông tư, Quyết định cùng các văn bản khác có liên quan - Đánh giá đầy đủ thực trạng về tình hình thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân - Kết quả nghiên cứu phải đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn PHẦN 2 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 2.1.1 Quan niệm về thu tiền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân 2.1.1.1 Khái niệm về tiền sử dụng đất Căn cứ khoản 21 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 về giải thích thuật ngữ “Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất” [7] So với khái niệm của Luật đất đai năm Luật đất đai năm 2003, căn cứ khoản 25 điều 4 Luật đất đai năm 2003 về giải thích thuật ngữ “Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất đối với một diện tích đất xác định” [6] Qua sự thay đổi về khái niệm tiền sử dụng đất, có thể thấy khái niệm về tiền sử dụng đất đã bao trùm các trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất mà Luật đất đai năm 2003 chưa nêu cụ thể và đầy đủ với thực tế các trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất Tại Điều 1 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về phạm vi điều chỉnh (các trường hợp Nhà nước thu tiền sử dụng đất): Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có mục đích kinh doanh thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng đang sử dụng đất thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất [3] Người nộp thuế có trách nhiệm khai báo chính xác, trung thực và đầy đủ, đồng thời cung cấp đầy đủ các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất, thời điểm sử dụng đất … cho Chi nhánh VPĐK đất đai để lập hồ sơ chuyển Chi cục thuế huyện xác định nghĩa vụ tài chính [3] Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ do chủ sử dụng đất cung cấp, Chi cục thuế huyện có trách nhiệm xem giá giá trị pháp lý của giấy tờ để áp dụng căn cứ pháp lý phù hợp và tính tiền sử dụng trên nguyên tắc thu đúng và phù hợp với nguồn gốc sử dụng đất Từ các quy định trên, có thể hiểu một khái niệm tổng quát về tiền sử dụng đất như sau: “Tiền sử dụng đất là số tiền mà người sử dụng đất phải trả trong trường hợp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển mục đích sử 3 dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở hoặc đất nghĩa trang, nghĩa địa có mục đích kinh doanh thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất theo Luật đất đai, công nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng đang sử dụng đất thuộc trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất” [16] 2.1.1.2 Đặc điểm của thu tiền sử dụng đất Thứ nhất, kể từ khi thực hiện Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 của Chính Phủ, Nhà nước đã cấp GCN quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và người sử dụng đất được thực hiện các quyền thời hạn sử dụng đất [16] Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường đang phát triển, thị trường bất động sản ngày càng nóng lên và là một loại thị trường rất quan trọng góp phần nâng cao Ngân sách Nhà nước, đi liền với tốc độ phát triển của đất nước Ngoài ra, thị trường bất động sản còn ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường [16], [17] Thứ ba, trước khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 ra đời, pháp luật đất đai không phân biệt các trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất và các trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất cho mọi mục đích sử dụng đất đã tác động đến tư tưởng của người sử dụng đất, sử dụng đất vào mọi mục đích để phát triển kinh tế mà không quan tâm đến hiệu quả sử dụng đất [16], [17] Thứ tư, giá trị của đất đai được hình thành bởi: (i) Yếu tố tự nhiên chứ không phải do con người tạo ra, giá trị của đất đai được hình thành từ sự khác nhau về vị trí, diện tích, kích thước, hình thể, chất lượng đất,…mà những yếu tố này lại do tự nhiên phân bố và quyết định; đồng thời trong quá trình sử dụng đất, con người tác động vào đất đai làm tăng thêm giá trị của đất đai, giá trị của đất đai được tạo thành bởi thành quả của quá trình khai phá, bồi bổ, cải tạo của các thế hệ trước đây đã trải qua hàng ngàn năm chống chọi với thiên tai, địch họa và giữ gìn được vốn đất cho đến ngày nay Vì vậy, giá trị của đất đai có một phần lao động vật hóa của cộng đồng xã hội và nó thuộc về của chung [16] (ii) Do sự đầu tư của Nhà nước tạo ra Khi đất đai chưa được sửdụng thì nó xác định được mục đích sử dụng cụ thể mà chỉ tồn tại dưới dạng tài nguyên Khi đất đai được xác định mục đích sử dụng cụ thể thông qua việc Nhà nước lập quy hoạch đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội v.v đã làm tăng giá trị của đất [16] (iii) Do đầu tư của người sử dụng đất tạo ra Trong quá trình sử dụng, chủ sử dụng đất bỏ vốn, sức lao động, thời gian v.v để tác động vào đất, cải tạo đã làm tăng giá trị của đất đai Phần giá trị tăng thêm này được gọi là thành quả lao động, kết quả đầu tư Nó thuộc sở hữu của người sử dụng đất Qua phân tích trên cho thấy người sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất để sử dụng đã được hưởng những lợi ích, lợi thế do tự nhiên, do cộng đồng xã hội và sự đầu tư của Nhà nước mang lại Vì vậy, người sử dụng đất phải có nghĩa vụ trả tiền sử dụng đất để ngân sách nhà nước có thêm nguồn thu sử dụng vào các mục đích chung, phục vụ nhu cầu phát triển của xã hội [16] Thứ năm, kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cho thấy muốn quản lý tốt thị trường bất động sản nói chung và đất đai nói riêng thì nhà nước phải sử dụng các biện pháp chính trị, hành chính, giáo dục [16], [17] 2.1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu tiền sử dụng đất - Nhu cầu của người sử dụng đất Nhu cầu sử dụng đất là một trong những yếu tố chi phối rất lớn đến việc thực hiện pháp luật về đất đai nói chung và pháp luật về tài chính đất đai nói riêng Giá đất không chỉ chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kết cấu hạ tầng, mục đích sử dụng theo quy hoạch mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, tâm lý, môi trường sử dụng đất Trong tình hình hiện nay nhu cầu sử dụng đất ngày càng nhiều đã làm thay đổi đáng kể quan niệm kế thừa quyền sử dụng đất, đất đai dần dần được đem ra chuyển nhượng từ người này sang người khác để phát sinh lợi nhuận, đảm bảo chổ ở ổn định Điều nay có tác động lớn đến giá đất và thu tiền sử dụng đất - Phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương Hiện nay, khi đất nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong điều kiện quỹ đất quốc gia có hạn, dân số lại ngày một gia tăng kéo theo nhu cầu về chỗ ở ngày một lớn Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đòi hỏi Nhà nước phải có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hợp lý Trên thực tế, khi thông tin quy hoạch của Nhà nước mới được đưa ra bên lề các hội nghị thì người dân đã đổ xô đi mua đất nhằm mục đích đầu cơ, kiếm lời; đồng thời, đẩy giá đất trên thị trường tăng tới mức rất cao Ảnh hưởng của vấn đề này không chỉ tạo ra sự biến động về giá đất mà kéo theo đó là sự phân hóa giàu, nghèo trong xã hội Thực trạng này đặt ra yêu cầu là phải có sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường đất đai thông qua giá cả và các chính sách tài chính về đất đai 5

Ngày đăng: 12/03/2024, 13:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan