Đánh giá thực trạng giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng trong giai đoạn 2016 2020

96 0 0
Đánh giá thực trạng giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện hòa vang, thành phố đà nẵng trong giai đoạn 2016   2020

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển “ nóng ” cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản và có nhiều biến động như hiện nay, việc giao đất tại các địa phương cũng luôn là vấn đề phức tạp. Có nhiều nguyên nhân của sự phức tạp nhưng nguyên nhân chủ yếu liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân.

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 4.1 Sơ đồ vị trí của huyện Hòa Vang 23 Biểu đồ 4.1 Cơ cấu kinh tế của huyện Hòa Vang năm 2020 27 Biểu đồ 4.2 Cơ cấu đất đai năm 2020 của huyện Hòa Vang 35 Biểu đồ 4.3 Các hình thức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2016 – 2020 .44 Biểu đồ 4.4 Xu hướng biến động thửa đất được giao cho các hộ gia đình, cá nhân theo từng năm trong giai đoạn 2016 – 2020 48 Biểu đồ 4.5 Xu hướng biến động số hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều hơn một thửa đất trong giai đoạn 2016 – 2020 .51 Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ số thửa giao đất thông qua đấu giá và không thông qua đấu giá cho các hộ giâ đình, cá nhân trong giai đoạn 2016 – 2020 52 Biểu đồ 4.7 Cơ cấu diện tích đất được giao cho các hộ gia đình, cá nhân tại các xã trên địa bàn huyện trong giai đoạn 2016 - 2020 55 Biểu đồ 4.8 Tỷ lệ khảo sát cán bộ chuyên môn về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giao đất đến hộ gia đình, cá nhân .56 Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ khảo sát cán bộ chuyên môn về việc công khai quỹ đất phục vụ công tác giao đất 58 Biểu đồ 4.10 Kết quả khảo sát cán bộ chuyên môn nguồn thông tin mà hộ gia đình, cá nhân biết được về vị trí, quỹ đất được giao 59 Biểu đồ 4.11 Kết quả khảo sát cán bộ chuyên môn về tổ chức họp dân, thông báo đến hộ gia đình, cá nhân trong quá trình giao đất 60 Biểu đồ 4.12 Kết quả khảo sát cán bộ chuyên môn về việc thành lập hội đồng xét duyệt hồ sơ giao đất cho hộ gia đình, cá nhân .60 Biểu đồ 4.13 Khảo sát cán bộ chuyên môn về thủ tục nộp hồ sơ giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân 61 Biểu đồ 4.14 Tỷ lệ khảo sát cán bộ chuyên môn về công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất được giao của các hộ gia đình, cá nhân .62 Biểu đồ 4.15 Kết quả khảo sát hộ gia đình, cá nhân về công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật liên quan đến giao đất của hộ gia đình, cá nhân 64 Biểu đồ 4.16 Kết quả khảo sát các hộ gia đình, cá nhân về hình thức tiếp cận, nắm bắt thông tin liên quan đến chính sách pháp luật về giao đất 65 Biểu đồ 4.17 Kết quả khảo sát hộ gia đình, cá nhân về việc công khai quỹ đất phục vụ công tác giao đất cho hộ gia đình, cá nhân .66 Biểu đồ 4.18 Kết quả khảo sát hộ gia đình, cá nhân về việc phương thức tiếp cận thông tin về quỹ đất phục vụ công tác giao đất 67 Biểu đồ 4.19 Kết quả khảo sát hộ gia đình, cá nhân về thủ tục nộp hồ sơ giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân .68 Biểu đồ 4.20 Kết quả khảo sát hộ gia đình, cá nhân về các vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục xin giao đất 69 Biểu đồ 4.21 Kết quả khảo sát hộ gia đình, cá nhân về công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng đất được giao của cơ quan nhà nước 71 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Hòa Vang năm 2020 .35 Bảng 4.2 Các văn bản pháp lý được áp dụng để thực hiện việc giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hòa Vang năm 2016 – 2020 41 Bảng 4.3 Kết quả giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hòa Vang theo từng năm trong giai đoạn .47 2016 – 2020 47 Bảng 4.4 Số hộ được giao đất theo nhóm số lượng thửa giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trong giai đoạn 2016 – 2020 .49 Bảng 4.5 Kết quả giao đất cho hộ gia đình, cá nhân theo từng loại đất trong giai đoạn 2016 – 2020 .53 Bảng 4.6 Kết quả giao đất tại các xã trên địa bàn huyện Hòa Vang trong giai đoạn 2016 – 2020 .54 Bảng 4.7 Kết quả khảo sát hình thức tuyên truyền phổ biến, chính sách pháp luật về giao đất với hộ gia đình, cá nhân 57 Bảng 4.8 Kết quả phỏng vấn cán bộ chuyên môn về việc hộ gia đình, cá nhân sử dụng đúng mục đích đất được giao 63 Bảng 4.9 Kết quả khảo sát cán bộ chuyên môn về khó khăn, vướng mắc trong công tác giao đất của hộ gia đình, cá nhân 63 Bảng 4.10 Kết quả khảo sát hộ gia đình, cá nhân về nguyên nhân của các các khó khăn, vướng mắc gặp phải trong việc thực hiện thủ tục xin giao đất 70 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BC Báo cáo BTC Bộ tài chính BTNM Bộ Tài nguyên và Môi trường T CP Chính phủ GTSX Giá trị sản xuất KHH Kế hoạch huyện NĐ Nghị định QĐ Quyết định QH Quốc hội TT Thông tư TTLT Thông tư liên tịch UBND Uỷ ban nhân dân MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài .1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.2.1 Mục tiêu chung 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Yêu cầu của đề tài 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3 2.1.1 Khái quát về đất đai 3 2.1.1.1 Khái niệm về đất đai 3 2.1.1.2 Đặc điểm của đất đai 3 2.1.1.3 Phân loại đất đai 4 2.1.1.4 Vai trò của đất đai 5 2.1.2 Giao đất 7 2.1.2.1 Khái niệm về giao đất 7 2.1.2.2 Sự cần thiết phải thực hiện giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân 7 2.1.2.3 Căn cứ và điều kiện giao đất 7 2.1.2.4 Các trường hợp giao đất .8 2.1.2.5 Thời hạn giao đất 9 2.1.2.6 Thẩm quyền giao đất 10 2.1.2.7 Hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân .10 2.1.2.8 Quy trình giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân 12 2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 13 2.2.1 Tình hình giao đất tại một số nước trên thế giới .13 2.2.2 Tình hình giao đất tại Việt Nam 16 2.2.3 Tình hình giao đất tại thành phố Đà Nẵng 17 2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan 17 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1 Đối tượng nghiên cứu 20 3.2 Phạm vi nghiên cứu 20 3.3 Nội dung nghiên cứu .20 3.4 Phương pháp nghiên cứu 20 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu .20 3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 20 3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 20 3.4.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 21 3.4.3 Phương pháp so sánh 21 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .23 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23 4.1.1.1 Vị trí địa lý 23 4.1.1.2 Địa hình .24 4.1.1.3 Khí hậu 24 4.1.1.4 Thủy văn 25 4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên 25 4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 26 4.1.2.1 Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực 26 4.1.2.2 Dân số, lao động và việc làm .29 4.1.2.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 29 4.1.3 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội .30 4.1.3.1 Thuận lợi 30 4.1.3.2 Khó khăn 31 4.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 32 4.2.1 Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai .32 4.2.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 .35 4.3 Đánh giá thực trạng giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 – 2020 39 4.3.1 Các văn bản pháp lý được áp dụng để thực hiện việc giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân 39 4.3.2 Các hình thức giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân 43 4.3.3 Kết quả giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân giai đoạn 2016 – 2020 .44 4.3.3.1 Kết quả giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân theo từng năm trong giai đoạn 2016 – 2020 44 4.3.3.2 Kết quả giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân theo từng loại đất và mục đích sử dụng đất 52 4.3.3.3 Kết quả giao đất đối với hộ gia đình,cá nhân theo từng đơn vị hành chính cấp xã .52 4.3.4 Ý kiến của các bên liên quan đến công tác giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân .54 4.3.4.1 Ý kiến của cán bộ chuyên môn về công tác giao đất đối với hộ gia đính, cá nhân .54 4.3.4.2 Ý kiến của các hộ gia đình, cá nhân được giao đất 62 4.3.5 Những thuận lợi, khó khăn và hạn chế trong công tác giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân 70 4.3.5.1 Những thuận lợi và kết quả đạt được 70 4.3.5.2 Những khó khăn, thách thức và hạn chế 71 4.4 Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân tại huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng .72 4.4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .72 4.4.2 Nội dung chi tiết của các giải pháp 72 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 74 5.1 Kết luận 74 5.2 Kiến nghị 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 1 .77 PHỤ LỤC 2 .81 PHỤ LỤC 3 .85 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên, là tài sản vô cùng quý giá của mỗi quốc gia Đất đai bị giới hạn về số lượng và có vị trí cố định trong không gian, nhưng nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng lên, nhất là trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng như hiện nay vì vậy đất đai đóng vai trò hết sức quan trọng Trên thực tế quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã có tác động không nhỏ đến việc sử dụng đất của nước ta Cụ thể, chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp đã đẩy nhanh xu hướng chuyển quỹ đất từ nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp phục vụ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp và dịch vụ, thông các hình thức chủ yếu là Nhà nước cho thuê đất, giao đất Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất này đã và đang đặt ra nhiều vấn đề tồn tại, bất cập trong quá trình thực thi pháp luật về giao đất, cho thuê đất ở nước ta Trong bối cảnh nền kinh tế phát triển “ nóng ” cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản và có nhiều biến động như hiện nay, việc giao đất tại các địa phương cũng luôn là vấn đề phức tạp Có nhiều nguyên nhân của sự phức tạp nhưng nguyên nhân chủ yếu liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân Do đó, việc giao đất được tiến hành một cách thỏa đáng thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai cũng như bản thân của người dân Tuy nhiên, nếu việc giao đất không được thực hiện một cách thỏa đáng thì sẽ gây ra những mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội, dẫn đến thực trạng khiếu kiện đông người, kéo dài trong thực tiễn gây mất trật tự xã hội Vì vậy, trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai hoạt động giao đất có một vai trò hết sức quan trọng là nội dung làm tiền đề để hướng tới hoàn thiện các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai khác Tuy nhiên hiện nay, giao đất là một trong những nội dung gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý về đất đai Để đánh giá kết quả công tác này cần nắm bắt được tình hình giao đất, đồng thời tìm ra những khó khăn tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục sao cho việc quản lý đất đai được tốt hơn Hòa Vang là một huyện ngoại thành thuộc thành phố Đà Nẵng có diện tích đất tự nhiên lớn Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của huyện đã phát triển một cách rõ rệt và mạnh mẽ Cùng với đó, nhu cầu về đất đai cũng ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở những xã giáp với các quận của thành phố Đà Nẵng Mặc dù công tác giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện đã được quan tâm, kiểm soát và chỉ đạo chặt chẽ nhưng vẫn còn một số bất cập và hạn chế tồn tại như: quy trình giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân còn thiếu sự công khai và minh bạch; nhiều hộ gia đình, cá nhân sử dụng không đúng mục đích được giao, sử dụng đất một cách lãng phí, không hiệu quả Xuất phát từ các vấn đề trên cho thấy việc nghiên cứu, đánh giá tình hình giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hòa Vang là vấn đề cần thiết Do vậy, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn 2016 – 2020 ” 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá được thực trạng giao đất đối với hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng Trên cơ sở đó đề xuất được giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích được thực trạng giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng - Đánh giá được công tác giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, từ đó thấy rõ những hạn chế tồn tại trong công tác quản lý giao đất - Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng 1.3 Yêu cầu của đề tài - Kết quả nghiên cứu của đề tài phản ánh được tình hình giao đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn nghiên cứu - Các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, có tính khả thi và đúng với quy định của pháp luật PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 2.1.1 Khái quát về đất đai 2.1.1.1 Khái niệm về đất đai Theo quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 14/2012/TT – BTNMT về Quy định kỹ thuật điều tra thoái hóa đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, đất đai được hiểu là một vùng đất có ranh giới, vị trí, diện tích cụ thể và có các thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi nhưng có tính chu kỳ, có thể dự đoán được, có ảnh hưởng tới việc sử dụng đất trong hiện tại và tương lai của các yếu tố tự nhiên, kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thủy văn, thực vật, động vật cư trú và hoạt động sản xuất của con người [1] Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước hay hệ thống tiêu thoát nước, đường sá, nhà cửa,…) [8] 2.1.1.2 Đặc điểm của đất đai Đất đai có các đặc điểm sau đây: - Đất đai có tính cố định vị trí, không thể di chuyển được, tính cố định vị trí quyết định tính giới hạn về quy mô theo không gian và chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất Mặt khác, đất đai không giống các hàng hóa khác có thể sản sinh qua quá trình sản xuất do đó, đất đai là có hạn - Đất đai là thứ tài sản duy nhất không bị hao mòn theo thời gian, ngược lại giá trị của đất đai luôn có xu hướng tăng dần theo thời gian - Đất đai có tính đa dạng và phong phú: bởi con người sẽ có những kế hoạch, mục đích khác nhau phù hợp với địa lý từng vùng - Đất đai là một tư liệu sản xuất gắn với hoạt động của con người Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, đất hoang thành đất sử dụng được hoặc là chuyển đổi mục đích sử dụng đất Tất cả những tác động đó của con người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động - Đất đai không phải là hàng hóa có thể tự sinh sản sau quá trình sản xuất, mà đất đai là thứ cố định, chịu sự chi phối của các yếu tố môi trường nơi có đất - Giá trị của đất đai ở các vị trí khác nhau lại không giống nhau Đất đai ở đô thị có giá trị cao hơn ở nông thôn và vùng sâu, vùng xa; đất đai gần ở những nơi có điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển sẽ có giá trị lớn hơn ở những nơi có điều kiện yếu kém hơn - Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều, quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng, thế chấp nhờ vậy đã dần hình thành nên một thị trường đất đai sôi động, phức tạp Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hóa và là một hàng hóa đặc biệt Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế - xã hội và đời sống của dân cư 2.1.1.3 Phân loại đất đai Theo Điều 10 Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại thành ba nhóm là: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Trong đó : - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây : + Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác + Đất trồng cây lâu năm + Đất rừng sản xuất + Đất rừng phòng hộ + Đất rừng đặc dụng + Đất nuôi trồng thủy sản + Đất làm muối + Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây : + Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị + Đất xây dựng trụ sở cơ quan + Đất sử dụng và mục đích quốc phòng, an ninh + Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm + Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông ( gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác ); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải; xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác + Đất cở sở tôn giáo, tín nguỡng + Đất làm nghĩa trang, nghĩa điạ, nhà tang lễ, nhà hoả táng + Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng + Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng nhà kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở - Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định được mục đích sử dụng [11] 2.1.1.4 Vai trò của đất đai Về vai trò của đất đai đã được nhà triết học Karl Marx khẳng định: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” Khác với các tài nguyên khác, đất đai có nguồn gốc tự nhiên, là vật tặng của tự nhiên ban cho con người, theo thời gian nó được con người xuất hiện và tác động vào đất đai, biến đất đai từ sản phẩm của thiên nhiên trở thành sản phẩm của xã hội bởi đã chịu sự tác động bởi con người Việc quản lý và sử dụng

Ngày đăng: 12/03/2024, 13:48

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan