đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật vềhòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giải quyết
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRUONG DAI HỌC LUẬT HÀ NOI
PHAP LUAT VE HOA GIAI TRANH CHAP DAT DAI
VA THUC TIEN THI HANH TREN DIA BAN QUAN
LONG BIEN, THANH PHO HA NOI
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
HÀ NOI - 2017
Trang 2PHAP LUAT VE HOA GIAI TRANH CHAP DAT DAI
VA THUC TIEN THI HANH TREN DIA BAN QUAN
LONG BIEN, THANH PHO HA NOI
LUAN VAN THAC Si LUAT HOC
Chuyén nganh : Luật kinh tế
Mã số : 60380107 Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Hồng Nhung
HÀ NỘI - 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trìnhnào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Nguyễn Thị Hằng
Trang 4sâu sắc đến:
Ban giám hiệu trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa sau đại học đã tạo mọi
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứ tại trường
Các thầy giáo, cô giáo trong khoa Pháp luật kinh tế trường Đại học Luật HàNội đã tận tình chỉ bảo cho tôi suốt quá trình học tập, nghiên cứ tại trường
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS Nguyễn Thị Hồng Nhung, là ngườitrực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo của Ủy ban nhân dân quận LongBiên, Phòng hành chính tư pháp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp đầy đủcác thông tin, số liệu, tư liệu bản đồ trong quá trình nghiên cứu luận văn này
Cuối cùng tôi xin trân trọng cảm ơn Ban cán sự lớp cùng toàn thé các banhọc trong lớp CH23UD kinh tế đã giúp đỡ và động viên tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu đê hoàn thành luận văn này.
Nguyễn Thị Hằng
Trang 5MỤC LỤC
1 Tính cấp thiết cla d@ tài < s- << << ©s£ sES£EsEESEseEsEEEsEEsEsEseEesersesrersee 1
2 Tình hình nghiên cứu dé tài s < s22 s©s£ s£s£S££s£s£S£Es£S£EsEseSeEseseEsesesesese 2
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn -s-s<sesss 3
4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận Văắn <«- <s««ssss «ss 4
5 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn 5-.s - 5
6 Y nghĩa khoa học va thực tiễn của luận VAN o- << << s2 ss s9 ssssese 5
7 BG u00 -4 ÔÒÔỎ 6Chương 1 NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE PHÁP LUAT HÒA GIẢITRANH CHAP DAT DAI VÀ THUC HIỆN PHÁP LUẬT VE HÒA GIẢITRANH CHAP DAT DAL <-5< 5< 5< 2< Ss£SsESsESsESESeEseEseEseEsrssrserssrssrssrsee 71.1 Một số van dé lý luận về pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai - 71.1.1 Khai niệm, đặc điểm của tranh chap đất dai s- se secsesessessesessesee 71.1.2 Khái niệm, đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai -e-s-sse<<¿ 91.1.3 Mục đích, ý nghĩa của hòa giải tranh chap đất dai ssssssccscsescssessesscsseseeees 181.1.4 Các hình thức hòa giải trong tranh chấp đất đai 5-2 ses<cse<ses201.2 Một số van dé lý luận về thực hiện pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai 211.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật trong hòa giải tranh chấp đất đai 211.2.2 Vai trò của thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai 221.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật về hòa giải trong tranh chấp0m 10 ,ôÔỎ 24Két ludin Chung T077 26Chương 2 THUC TRANG PHAP LUẬT VÀ THUC TIEN THUC HIENPHAP LUAT VE HOA GIAI TRANH CHAP DAT DAI TREN DIA BANQUAN LONG BIEN, THÀNH PHO HÀ NOL ccccssssssssessessesssssssssssscsseesesseesees 282.1 Thực trang pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai . s 2-s- sse<ses 282.1.1 Pham vi hòa giải tranh chấp đất đai - << << se sese£sessesesseseesessesee 282.1.2 Các phương thức và nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai - - 292.1.3 Thâm quyền hòa giải tranh chấp đất dai -e-s- s2 sessese<sessesessesee 31
Trang 6hưởng đến việc thực hiện pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai - -.5 ° 372.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Long HÌÖ caaaeanassasoaaanaeae 372.2.2 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận ‹« 412.3 Thực tiễn thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn quậnLong Biên, thành phố Hà Nội 2-2 5° s52 2 2s £s£S££sEEsEseSeseEsesezsessesee 432.3.1 Những kết quả đạt đƯỢC s- 5 s< sc<©s° s2 9S EsEsESEseEsEseEsessssersesersessesee 432.3.2 Những hạn chế bat cập và nguyên nhân -2-s- s2 sss©se=sessesessesee 47Kết luận chương 2 ¿2-52 SSE 192121 3211215112111151111111112111111 1111111 re 50Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰCHIỆN PHAP LUAT VE HÒA GIẢI TRANH CHAP DAT DAI TỪ THỰCTIEN THI HANH TAI DIA BAN QUAN LONG BIEN, THÀNH PHO HÀ
(0) ee 58
3.1 Các yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật hoa giải
"11891 :)01 81001272777 583.2 Cac kién nghi nham hoan thién pháp luật và thực hiện pháp luật hòa giải tranhchấp đất đai từ thực tiễn tại địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội 613.2.1 Kiến nghị về xây dung pháp luật -s ss- ss<sessesssess=sessessssessesesse 613.2.2 Kiến nghị về thực hiện pháp luật -s- se s2 ssssessess=sessessssesesesse 65Két ludin ChUONg c1 71KET 10.) - 72DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4
Trang 7PHAN MỞ DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
Tranh chấp đất đai là sự bất đồng, mâu thuẫn hay xung đột về lợi ích, vềquyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật đất đai.Tranh chap đất dai thé hiện dấu ấn mạnh mẽ trong các thời kỳ lich sử khác nhau củacác quan hệ pháp luật đất đai Trước những năm 1980, khi nhà nước còn duy trì bahình thức sở hữu đất đai là: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thê và sở hữu tư nhân thì
có thé có tranh chấp về quyền sở hữu, về quyên - nghĩa vụ trong quá trình quan lý
và sử dụng đất đai Bước sang nên kinh tế thị trường có sự quản ly của Nhà nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa cùng với những quan hệ kinh tế - xã hội khác, cácquan hệ pháp luật đất đai cũng phát triển hết sức đa dạng, phức tạp, đòi hỏi phápluật phải có cơ chế điều chỉnh phù hợp Nhiều quan hệ trước kia bị nghiêm cấm nayđược pháp luật cho phép thực hiện Các giao dịch dân sự về đất đai được xác lậpnhư chuyền đổi, chuyên nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thé chấp, bảo lãnh, góp vốnliên doanh bằng giá trị sử dụng đất cũng từ đó mà đối tượng của tranh chấp đấtđai đã có sự thay đổi, không chỉ là quyền quản lý, sử dụng đất đai mà còn tranhchấp trong quá trình xác lập và thực hiện các giao dịch về đất đai
Thực tế thời gian qua cho thấy, tranh chấp đất đai là một trong những tranhchấp xảy ra phố biến, rất phức tạp va hầu hết phải đưa ra giải quyết bang conđường Tòa án Rất khó dé hạn chế tranh chấp, khi tranh chấp xảy ra rồi thì làm thénao để giải quyết các tranh chấp đó là van dé được nhiều cấp chính quyền quantâm Hòa giải là một trong những biện pháp hữu hiệu để giải quyết tranh chấp đấtđai, tuy nhiên, điều đáng nói là pháp luật về hòa giải đối với tranh chấp đất đaihiện nay chưa có sự thống nhất, chưa có quy định cụ thé, từ đó gây khó khăn choviệc giải quyết tranh chấp đất đai trên thực tế
Mặc dù chính sách, pháp luật về đất đai của Đảng và Nhà nước ta có nhiềuthay đôi tương thích với từng giai đoạn phát triển, song bên cạnh đó còn có nhiềuquy định không nhất quán Hơn nữa, việc giải thích, hướng dẫn của các cơ quan cóthâm quyền cũng chưa đầy đủ và kịp thời Do đó, việc hòa giải tranh chấp đất đai
Trang 8đường lối, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật vềhòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, thực trạng giải quyết đất đai thông quahòa giải, trên cơ sở đó đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật, bảo đảmquyền và lợi ích cho công dân là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận vàthực tiễn hiện nay Với nhận thức đó cùng với thực tiễn nghiên cứu, tìm hiểu các vụviệc hòa giải tranh chấp đất đai đã, đang được cấp cơ sở tại địa bàn quận Long Biêntiếp nhận và giải quyết, học viên đã lựa chọn vấn đề "Pháp luật về hòa giải tranhchấp đất dai và thực tiễn thi hành trên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà
Noi" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai thông qua con đường
qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về van dé này được công bố
Ở cấp độ khóa luận tốt nghiệp, nội dung hòa giải tranh chấp đất đai được một
số cử nhân tiếp cận như: Nguyễn Đức Anh với đề tài “Hoat động giải quyết tranhchấp dat dai tại tỉnh Nghệ An”; Tăng Xuân Thu với đề tài “Tranh chấp đất dai vàgiải quyết tranh chấp dat dai”; Phạm Thị Nguyên Anh với đề tài “Tìm hiểu các quyđịnh của Luật dat dai 2003 về giải quyết tranh chấp đất dai’
Ở cấp độ luận văn và các bài viết chuyên sâu có thé kế đến một số công trìnhnghiên cứu tiêu biểu sau: Bài viết của Trương Thế Côn trên Tạp chí Dân chủ vàPháp luật số 3/2012 “Những bất cập trong quy định của pháp luật về tranh chấp vàgiải quyết tranh chấp đất dai”; “Tranh chấp đất dai: nhìn nhận qua một dot khảosát thực tế” của Phạm Hữu Nghị trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2/2010;Luận văn thạc sĩ luật học “Gidi quyết tranh chấp đất đai qua thực tiên ở Hà Nội”của Hồ Xuân Huong; Tài liệu Hội thảo khoa học: Cải cách pháp luật và cải cách tu
Trang 9pháp nhìn từ van dé tranh chấp dat dai, do Viện Nhà nước và Pháp luật (Viện Khoahọc xã hội Việt Nam) tô chức tại Hà Nội, tháng 5 năm 2004; Tài liệu Hội thảo khoahọc: Tranh chấp đất dai và giải quyết tranh chấp đất dai, do Trung tâm thông tin,
Tư liệu và Nghiên cứu Khoa học - Văn phòng Quốc hội và Ủy ban nhân dân tỉnhĐắc Lắc tô chức tại Buôn Mê Thuột, tháng 5 năm 2007; Đề tài nghiên cứu cấp Bộ
“Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng giải quyết tranh chấp đất dai củaTòa án nhân dân” của Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao năm 2004;Bài viết “Loại tranh chấp đất dai nào phải qua thủ tục hòa giải cơ sở” của PhanGia Ngọc trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 18/2009; “Chế định sở hữu đất đai quacác thời kỳ và giải pháp tăng cường quản lý nhà nước với đất dai” của Doãn HồngNhung; “Ludt Dat dai nam 1993 qua hai lan sửa đổi, bồ sung” của Phạm Hữu
Nghị:
Có nội dung gần nhất với đề tài luận văn của tác giả là các bài viết: Thi tiénthi hành pháp luật về hòa giải tranh chấp đất dai trên dia bàn phường 9, quận 10,thành phố Hồ Chí Minh - Luận văn Thạc sỹ Luật học năm 2016 của Bùi HoàngNguyên; Bài viết “Vai trò của chính quyén xã trong giải quyết tranh chấp đất dai”của Trần Nho Thìn; Bài viết của Nguyễn Văn Hương trên Tạp chí Tòa án nhân dântối cao số 2/2012 “Van dé hòa giải tranh chấp đất dai tai Uy ban nhân dân xã,phường, thị trấn” Tuy nhiên, các đề tài trên hoặc nghiên cứu nội dung quy địnhpháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật đất đai năm 2003 (Bài viết củaNguyễn Văn Hương và Trần Nho Thìn); hoặc nghiên cứu thực tiễn áp dụng quyđịnh pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2013 nhưng ở mộtđịa bàn khác Đề tài “Pháp luật về hòa giải tranh chấp dat dai và thực tiễn thi hànhtrên địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội” tác giả lựa chọn là một đề tài hoàn
toàn mới, chưa được nghiên cứu.
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 103.2 Pham vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trong địa giới hành chính của quận Long Biên, thành phố Hà
về đất đai theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và Nghị định số
43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Luậtđất đai
4 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục tiêu nghiên cứu
Với đề tài mà tác giả đã lựa chọn, mục tiêu tổng quát của luận văn là hướng
tới việc nhìn nhận đánh giá một cách khách quan và toàn diện hiệu quả của việc
thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai trên thực tế địa bàn quận LongBiên, thành phố Hà Nội Qua đó hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, giúpgiảm tải cho các cơ quan tố tụng trong quy trình tô tụng tranh chấp về đất dai
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của dé tai bao gồm các vấn đề chủ yếu sau đây:
- Lý giải những vấn đề lý luận chung về hòa giải tranh chấp đất đai và thựchiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai
- Đánh giá các quy định của pháp luật thông qua việc tìm hiểu, phân tích cácquy định của pháp luật và thực trạng áp dụng các quy định về hòa giải tranh chấpđất đai tại địa bàn quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Trang 11- Đưa ra định hướng và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện phápluật về hòa giải tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hòagiải tranh chấp đất đai.
5 Các phương pháp nghiên cứu sử dụng để thực hiện luận văn
Đề đạt được các mục đích nghiên cứu mà đề tài đã đặt ra; trong quá trình nghiêncứu luận văn đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
() Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lénin;
(ii) Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cuthé:
- Phương pháp bình luận, diễn giải, phương pháp lich sử được sử dung
trong Chương 1 khi nghiên cứu tổng quan những vấn đề lý luận pháp luật hòa giảitranh chấp đất đai và thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai
- Phương pháp so sánh luật học, phương pháp đánh giá v.v được sử dụng
trong Chương 2 khi tìm hiểu quy định của pháp luật và thực trạng áp dụng pháp luật
về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai
- Phương pháp phân tích, phương pháp tông hợp được sử dụng ở Chương
3 khi đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai
và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn nghiên cứu sâu sắc, toàn diện pháp luật về hòa giải tranh chấpđất đai và thực hiện pháp luật này trên thực tiễn
- Luận văn đánh giá tình hình hòa giải tranh chấp đất đai trên địa bàn quậnLong Biên, thành phố Hà Nội, đưa ra những định hướng, giải pháp hoàn thiện phápluật về hòa giải tranh chấp đất đai và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật hòa giảitranh chấp đất đai trên địa bàn quận Long Biên nói riêng và trên cả nước nói chung
Ở một mức độ nhất định, luận văn này có thé được sử dụng làm tài liệutham khảo cho một số cơ quan khi xây dựng, hoạch định chính sách và pháp luật vềhòa giải tranh chấp đất đai tại cấp xã, phường, thị trấn Kết quả nghiên cứu cũng có
Trang 12phường, thị tran nói riêng.
7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở dau, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những van đề lý luận về pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai vàthực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về hòa giảitranh chap đất đai trên địa ban quận Long Biên, thành phố Hà Nội
Chương 3: Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và thực hiện pháp luật
về hòa giải tranh chấp đất đai từ thực tiễn thi hành tại quận Long Biên, thành phố
Hà Nội.
Trang 131.1.1 Khái niệm, đặc điểm của tranh chấp đất đai
Trong bắt kỳ xã hội nào, đất đai luôn có vai trò và vị trí quan trọng đối với conngười, góp phần quyết định sự phát triển phồn vinh của mỗi quốc gia Cùng với sựphát triển của sản xuất và đời sống, nhu cầu sử dụng đất của con người ngày càngphong phú và đa dạng hơn Xuất phát từ lợi ích của các giai tầng trong xã hội vàdựa trên đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, Nhà nước sử dụngpháp luật dé điều chỉnh các quan hệ đất đai nhăm tao lập một môi trường pháp lýlành mạnh cho hoạt động khai thác và sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả Đồng thời,tạo cơ sở pháp lý vững chắc dé giải quyết dứt điểm những tranh chấp đất đai nay
sinh.
Tranh chấp đất đai là một hiện tượng xảy ra phổ biến trong xã hội Đặc biệt,khi nước ta chuyên đổi sang nền kinh tế thị trường, đất đai trở thành một loại hànghóa đặc biệt có giá trị thì tranh chấp đất đai có xu hướng ngày càng gia tăng cả về
số lượng cũng như mức độ phức tạp Tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài với sốlượng người dân khiếu kiện ngày càng đông là vấn đề rất đáng được quan tâm.Tranh chấp đất đai phát sinh nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống
xã hội, như làm đình đồn sản xuất, ton thương đến các mối quan hệ trong cộng đồngdân cư, ảnh hưởng đến phong tục đạo đức tốt đẹp của người Việt Nam, gây ra sựmất ôn định chính trị, trật tự an toàn xã hội Tranh chấp đất đai kéo đài nếu khôngđược giải quyết dứt điểm sẽ dé dẫn đến “điểm nóng”, bị kẻ xấu lợi dung, làm giảmniềm tin của nhân dân đối với Nhà nước
Trong đời sống thực tế, các tranh chấp đất đai xảy ra ngày càng nhiều với sựphong phú và đa dạng về các loại hình tranh chấp và với tính chất ngày càng tỉnh vi
và phức tạp hơn Nhiêu vụ tranh châp xảy ra làm tôn nhiêu thời gian, công sức, tiên
Trang 14ngõ xóm, ranh giới đất ở, đất vườn, đất sản xuất thuộc quyền sử dụng của các hộ giađình, các tranh chấp còn liên quan đến những vùng đất bãi ven sông, ven biển cókhả năng khai thác các nguồn lợi thuỷ sản; tranh chấp về hợp đồng chuyền quyền sửdụng đất khi các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện các giao dịch chuyên quyền
sử dụng đất cho nhau; tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất; tranh chấp liênquan đến việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nha nước thu hồi đất ) Mục dich
và tính chất của mỗi tranh chấp cũng không giống nhau song chúng đều bắt nguồn
từ những bất đồng, mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan
hệ đất đai Và mâu thuẫn, bất đồng của các chủ thể đó của các bên hoặc nhiều bênkhông thể tự mình điều hòa được thì tranh chấp nảy sinh và phải cần đến sự canthiệp của Nhà nước, cộng đồng và xã hội Theo đó, tranh chap đất đai được hiểu là:
Tranh chấp đất dai là tranh chấp về quyén và nghĩa vụ của người sử dungđất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai [Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai
năm 2013]
Các tranh chấp dat đai có những đặc điểm chính sau đây:
Tứ nhất, chủ thé của tranh chấp đất đai không có quyền sở hữu đối với đấtđai mà chỉ là chủ thé quản lý và sử dụng đất bao gồm hai hoặc nhiều bên trong quan
hệ đất đai Nguyên nhân do chế độ sở hữu đất đai ở nước ta mang tính đặc thù: Datđai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu; các tổ chức trong nước,
tô chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hộ gia đình, cánhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo với tư cách là chủ thé sử dụng đất được Nhànước xác lập quyền sử dụng đất thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất,nhận quyền sử dụng đất và công nhận quyền sử dụng đất, do vậy mà chủ thể tranhchấp đất đai không có quyền sở hữu đất đai
Tht hai, đối tượng của tranh chấp đất đai không phải là đất đai (vật) mà là
các quyên và nghĩa vụ của người sử dụng đât (quyên và nghĩa vụ sử dụng vật) Đôi
Trang 15tượng của tranh chấp đất đai có hai phương diện được xác định rõ: Đối tượng củatranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền có thé bao gồm: quyền sử dụng, quyềnchuyên nhượng, quyền thừa kế, quyền thế chấp và đối tượng của tranh chấp đấtđai là tranh chấp về lợi ích: về cơ bản đó là lợi ích kinh tế thu được từ khoảnh đất
đó, hoặc các điều kiện khác như điều kiện sinh hoạt, đi lại, tín ngưỡng Sự phânbiệt hai phương diện tranh chấp này là cần thiết, tuy nhiên sự phân biệt hai phươngdiện này không nên tuyệt đối hóa, bởi lẽ giữa quyền và lợi ích có mối quan hệ hữu
cơ với nhau.
Thứ ba, các tranh chap đất đai ngày càng gay gắt, phức tạp trong bối cảnhkinh tế thị trường Khác với thời kỳ bao cấp trước đây, trong nền kinh tế thị trườngngày nay, khi đất đai đã được xác định giá, người dân ý thức được giá tri cua đất, lại
là giá tri rất lớn thì mỗi diện tích đất, thậm chí rất nhỏ cũng có thể làm phát sinhtranh chấp lớn
Thứ tư, tranh chấp dat đai có khả năng lôi kéo nhiều người, gây bất ổnchính trị, mất ôn định xã hội Đặc biệt là tranh chấp đất đai giữa các dòng họ, tài sảnchung khác thuộc quyền sử dụng của nhiều chủ thể khiến cho việc giải quyếttranh chấp rất khó khăn, dẫn đến việc các bên “tự giải quyết” tranh chấp một cáchmanh động theo kiểu “xã hội đen” Điều này làm cho tính chất tranh chấp đất đairất phức tạp, việc giải quyết gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và kéo dài
Thứ năm, đất đai có vai trò quan trọng trên các khía cạnh chính tri, kinh tẾ,
xã hội; khi mà tranh chấp đất đai xảy ra nếu không giải quyết kịp thời thì có thểphát triển thành van đề chính trị - xã hội như dẫn đến hận thù nhau, gây mat 6nđịnh, bất đồng trong nội bộ nhân dân, gây rỗi trật tự an ninh xã hội Do vậy, về bảnchất tranh chấp đất đai chứa đựng ba phương diện chủ yêu: Phương diện quyền chỉphối đất đai, phương diện lợi ích, phương diện chính trị - xã hội Tuy nhiên, khôngphải bất kỳ sự tranh chấp đất đai nào cũng chứa đựng cả ba phương diện trên, trongnhững điều kiện cụ thé các phương diện đó có thé chuyền hóa lẫn nhau
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của hòa giải tranh chấp đất đai
Trang 16Về bản chất của hòa giải, theo Từ điển Luật học “Hoa giải là tự cham dứtviệc xích mích, tranh chấp giữa các bên bằng sự thương lượng với nhau hoặc qua
sự trung gian của một người khác Hòa giải thành thì giữ gìn được sự đoàn kết giữacác bên, tranh được việc kiện tụng kéo đài, ton kém và những trường hợp chỉ vìmâu thuân nhỏ mà biến thành việc hình sự” [1]
Trong Từ điển Pháp lý của Rothenberg, hoa giải là hành vi thỏa hiệp giữa
các bên sau khi có tranh chấp, mỗi bên nhượng bộ một ít Còn Từ điển Luật học của
Black cho rằng hòa giải là sự can thiệp; sự làm trung gian hòa giải; hành vi củangười thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục dàn xếp hoặctranh chấp giữa họ Định nghĩa của Rothenberg đã nêu được bản chất của hòa giảinhưng chưa nêu được hành vi, vai trò trung gian của bên thứ ba trong hòa giải Điềunày đã khắc phục được trong Từ điển Luật học của Black
Từ những phân tích trên cho thấy hòa giải có ba yếu tố: thir nhất, phải cótranh chấp giữa hai bên; / hai, có sự thống nhất ý chí giữa các bên dé giải quyếttranh chấp thông qua việc nhượng bộ của mỗi bên; /# ba, trong quá trình hòa giảiphải có sự tham gia của bên thứ ba trung lập cho ý kiến tư van đồng thời công nhậnthủ tục hòa giải thành giữa các bên trong tranh chấp Nếu không có sự tham gia của
bên thứ ba thì quá trình này không được gọi là hòa giải mà đó chỉ được coi là biện pháp thương lượng giữa các bên.
Như vậy, hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp pháp lý giải quyết cáctranh chấp liên quan đến quyên sử dụng đất, theo đó bên thứ ba độc lập giữ vai tròtrung gian trong việc giúp các bên có tranh chấp tìm kiếm những giải pháp thíchhợp cho việc giải quyết các tranh chấp về quyên, lợi ích liên quan đến quyên sửdụng đất và thương lượng với nhau về việc giải quyết quyên lợi của mình
Hòa giải tranh chấp đất đai có các đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhát, có thé nói, tranh chấp đất đai là một dạng đặc biệt của tranh chấpdân sự, do có đối tượng của tranh chấp là quyền sử dụng đất Do vậy, bên cạnh
1 Viện khoa học pháp lý (1999), Tờ điền luật học, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.208-209.
Trang 17những đặc điểm chung của hòa giải tranh chấp dân sự thì việc hòa giải tranh chấpđất đai còn có những đặc trưng riêng như đối tượng của tranh chấp gắn liền vớiquyền sử dụng đất nên việc hòa giải thường phải do cơ sở hoặc Tòa án nơi có tàisản tranh chấp tiễn hành; đối tượng của tranh chấp có thê trải qua nhiều biến động
theo thời gian với các chính sách pháp luật khác nhau, do vậy, nội dung của tranh
chấp thường phức tạp đòi hỏi người hòa giải phải nắm vững nguồn gốc, quá trình sửdụng đất và chính sách pháp luật về đất đai trong từng thời kỳ lịch sử
Thứ hai, việc hòa giải được tiến hành tai địa bàn nơi có đất tranh chấp.Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quyền sử dụng đất nên việc hòa giải thườngphải được tiến hành tại nơi có tài sản tranh chấp Thông thường tổ hòa giải, chínhquyền địa phương hoặc Tòa án nơi có tranh chấp đất đai sẽ có điều kiện tốt nhất détìm hiểu về nguồn gốc, lich sử và hiện trạng pháp lý cũng như thực tế của tài sảntranh chấp Do vậy, các chủ thể này sẽ có điều kiện tốt nhất để tiến hành hòa giải
một cách có hiệu quả.
Thứ ba, việc hòa giải tranh chap đất đai phải do các chủ thé am hiểu phápluật về đất đai, nắm vững nguồn gốc, quá trình sử dụng đất và nguyên nhân tranhchấp giữa các bên tiến hành Tranh chấp đất đai thường là tranh chấp về tài sản cógiá trị lớn, quyền sử dụng có thé đã được dịch chuyển qua nhiều chủ thé, có nguồngốc phức tạp nên mức độ tranh chấp thường quyết liệt, do vậy, chủ thé trung giantiễn hành hòa giải phải là người am hiểu pháp Luật dat đai và các ngành luật có liênquan, nắm vững nguồn góc, quá trình sử dụng đất và nguyên nhân tranh chấp giữa
các bên.
Thi tw, chủ thé tiên hành hòa giải tranh chấp đất đai có thé là tổ hòa giải,
Ủy ban nhân dân hoặc Tòa án Tranh chấp đất đai có thể gắn với dòng họ, nhữngngười dân trong cùng một địa phương nên dé việc hòa giải có hiệu quả thì tùy theotrường hợp mà hòa giải có thể được trao cho cộng đồng, chính quyền địa phươnghoặc cơ quan tư pháp Van đề quan trọng là cần phải thiết lập được cơ chế chuyềnhóa giữa kết quả hòa giải cơ sở, chính quyền địa phương và quyết định tư pháp doToa án thực hiện có gia tri cưỡng chế thi hành
Trang 18Khi tranh chấp đất đai xảy ra, cách thức xử lý đầu tiên mà các bên phải sửdụng là tw hoa giải hay còn gọi là thương lượng Thực chất đây là việc các bêntranh chấp tiễn hành gặp gỡ, trao đổi, thỏa thuận với nhau dé đạt được tiếng nóichung, xóa bỏ bất đồng, xung đột về lợi ích nhằm giải quyết ôn thỏa vụ việc Điểm
đặc biệt của hình thức này là chưa có sự tham gia của người thứ ba nên chỉ mang
tính chất nội bộ Nha nước cũng không có sự can thiệp nao ở giai đoạn này, chính vi
vậy, tự hòa giải chỉ thành công khi các bên thực sự có thiện chí, thông cảm và tôn
trong lẫn nhau Đây là hình thức dé phát huy truyền thong đoàn kết, tinh thần tươngthân tương ái, xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư, đảm bảo cho các hình thứcgiải quyết tranh chấp khác phát huy hiệu quả và giảm tải cho các cơ quan có thâmquyên thì tự hòa giải là một biện pháp luôn luôn được Nhà nước khuyên khích thựchiện Nếu các bên không tự thỏa thuận được thì việc giải quyết tranh chấp đất đai cóthé được thực hiện thông qua hòa giải tại tổ hòa giải cơ sở
Hòa giải ở tổ hòa giải cơ sở thực chất là hình thức hòa giải của đại điệncộng đồng dân cư, theo đó hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bêntranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những tranh chấpnhằm phát huy những tình cảm, đạo lý tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng Hìnhthức hòa giải ở cơ sở này được thực hiện thông qua hoạt động của tô hòa giải hoặcbăng sự tham gia của các tô chức xã hội khác và được Nhà nước tạo điều kiện vàkhuyến khích thực hiện, nhằm dam bảo phát huy tối đa ưu thé và hiệu quả của hoạt
động này.
Hòa giải tranh chấp đất dai trong tô tụng: Day là phương thức hòa giải tạiTAND, do co quan tư pháp tiễn hành Điểm đặc biệt của phương thức này là kết
quả hòa giải thành được Tòa án ghi nhận có giá trị thi hành theo thủ tục thi hành án
dân sự Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để cácđương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp đất đai theo quy địnhcủa pháp luật tố tụng dân sự Trong hoạt động hòa giải, Tòa án xuất hiện không phảivới tư cách một bên tham gia hòa giải mà là người tổ chức, bố trí cho các đương sự
thương lượng, thỏa thuận với nhau Với vai trò của mình, Tòa án giải thích cho các
Trang 19đương sự hiểu được quyền, nghĩa vụ pháp luật có liên quan đến tranh chấp cần hòagiải Hoạt động hòa giải này được coi là một thủ tục tố tụng bắt buộc của Tòa ántrước khi xét xử sơ thấm Tuy vậy, tại phiên tòa sơ thắm các vụ án tranh chấp đấtđai, néu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án
có thé công nhận sự thỏa thuận đó Kết qua hòa giải do Tòa án tiến hành là nhữngvăn bản có tính chất pháp lý (biên bản hòa giải thành hoặc không thành; quyết địnhcông nhận sự thỏa thuận của đương sự), tùy theo trường hợp sẽ là cơ sở để cưỡngchế thi hành hoặc là cơ sở để Tòa án tiếp tục các thủ tục tố tụng theo pháp luật quy
định.
Hòa giải của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Trường hợp các bêntranh chấp không tự hòa giải được thì có thé yêu cầu Ủy ban nhân dân xã, phường,thị tran dé hòa giải Đây là hình thức hòa giải do chính quyền cơ sở thực hiện nhằmnhanh chóng giải quyết những bat đồng trong nội bộ nhân dân về đất đai tại địa bàndân cư do chính quyền sở trực tiếp quản ly Tuy nhiên, kết quả hòa giải thành nàykhông có giá trị như một phán quyết của cơ quan tư pháp Trong một số trường hợp,hình thức hòa giải này được coi là một giai đoạn tiền giải quyết tranh chấp đất đai của
cơ quan hành chính nhà nước hoặc của Tòa án nhân dân có thâm quyên
Tính chất pháp lý của hòa giải tranh chấp đất đai do Ủy ban nhân dân cấp
xã, phường, thị tran thực hiện nói trên thé hiện tập trung ở các khía cạnh sau:
- Hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn
có thể được coi là một trong những điều kiện để Tòa án có thâm quyền xem xét thụ
lý, giải quyết tranh chấp đất đai
- Giá trị pháp lý của hòa giải tranh chấp đất đai thực hiện tại Ủy ban nhândân cấp xã, phường, thị tran biểu hiện ở chỗ cơ quan nhà nước có thâm quyên có sựcông nhận đối với kết quả hòa giải tranh chấp Trong đó điểm đặc biệt là đối vớitrường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, chủ sử dụng đất thì
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị tran gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên
và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường để các cơ quan này trình Ủy ban nhândân cùng cấp quyết định việc công nhận thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới giấy
Trang 20chứng nhận quyền sử dụng dat.
Cần phải nhấn mạnh rằng, việc hòa giải tranh chấp đất đai như trên thựchiện không phải là việc giải quyết tranh chấp đất đai của các cơ quan có thắmquyền Ở đây cấp xã, phường, thị tran không phải là một cấp giải quyết tranhchấp đất đai, mà chỉ đóng vai trò trung gian hòa giải, giúp đỡ, hướng dẫn các bêntranh chap đạt được thỏa thuận, xử lý giải quyết 6n thỏa tranh chap
Do đó, cần tránh khuynh hướng coi hòa giải tranh chấp đất đai của Ủy bannhân dân cấp xã như là một cấp giải quyết tranh chấp, dé từ đó coi nhẹ trách nhiệmcủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp dat đai, cũng như khiếncho việc hòa giải đó không đạt hiệu quả như mong muốn
Có thé thấy việc tô chức hòa giải tại cơ sở, tại Uy ban nhân dân xã, phườnghay hòa giải trong tô tụng có những điểm khác biệt nhất định Cụ thé:
Tiêu chí Hòa giải cơ so Hòa giải tại UBND
xã, phường
Hòa giải trong tố
tụng
Luật điều Luật Hòa giải ở cơ sở Luật đất đai năm Luật tố tụng dân sự
chỉnh năm 2013 và các văn | 2013 và các văn bản | năm 2015 và các văn
bản hướng dẫn thi hành | hướng dẫn thi hành bản hướng dẫn thi
tự hòa giải được. có yêu cầu khởi
kiện: Như đòi hủy
Hợp đồng chuyểnnhượng nhà đất,tranh chấp về thừa
kế, lỗi đi riêng, bôi
thường thiệt hại
ngoài hợp đồng,
- Chỉ diễn ra trong
Trang 21Hòa giải viên thuộc các
tô hòa giải
Chính quyền sơ sởthực hiện Hội đồnghòa giải tranh chấpđất đai thực hiện Cơcấu thành phần Hộiđồng gồm: Chủ tịch
hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch
Hội đồng: đại diện
Ủy ban MTTQ xã,phường, thị trấn; tổtrưởng tô dân phó đối
với khu vực đô thị;
trưởng thôn, ấp đối
với khu vực nông thôn; đại diện của
một số hộ dân sinhsống lâu đời tại xã,phường, thị trấn biết
Tại tòa án nhân dân
và do cơ quan tư
pháp tiến hành Cụthé là Thâm phan vàthư ký thụ lý hồ sơ
khởi kiện.
Trang 22rõ về nguồn gốc vàquá trình sử dụng đốivới thửa đất đó; cán
bộ địa chính, cán bộ
tư pháp xã, phường,
thị trấn Tùy từngtrường hợp cụ thể, cóthể mời đại diện Hội
Nông dân, Hội Phụ
nữ, Hội Cựu chiến
binh, Đoàn Thanh
lập văn bản hòa giải
thành; nếu hòa giải
không thành thì các bên
có quyền yêu cầu cơquan, tổ chức có thắmquyền giải quyết theo
quy định của pháp luật.
Kếttranh chấp đất đai
quả hòa giải
phải được lập thành biên bản Biên bản hòa giải phải có chữ
ký của Chủ tịch Hội
đồng, các bên tranhchấp có mặt tại buổi
hòa giải, các thành viên tham gia hòa
giải và phải đóng dấucủa UBND cấp xã;
đồng thời phải được
gửi ngay cho các bên
tranh chấp và lưu tạiUBND cấp xã
- Việc hòa giải được lập thành biên bản.
- Kết quả hòa giải
thành được Tòa án ghi nhận có giá trị thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự.
Trang 23Hòa giải trong pháp luật tố tụng dân sự nói chung, trong tranh chấp đất đai
nói riêng là trách nhiệm của Tòa án, được Tòa án thực hiện trong quá trình giải
quyết vu án dân sự, nham đảm bảo cho đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của
mình Thực hiện hòa giải cũng là việc tận dụng tối da cơ hội rút ngăn quá trình tốtụng, nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử, thể hiện trách nhiệm của nhà nước trongviệc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đồng thời còn mang ý nghĩa xãhội sâu sắc trong việc củng có tình tương thân, tương ái, giữ gìn khối đoàn kết cộngđồng
Sự có mặt của Tòa án trong hòa giải khẳng định vị trí trung gian của Tòa ántrong việc hòa giải tranh chấp đất đai Đặc điểm này là dấu hiệu dé phân biệt hòagiải trong tố tụng với hòa giải ngoài tố tụng và trường hợp các đương sự tự hòagiải, cụ thê là:
+ Trong tố tụng dân sự hòa giải do Tòa án chủ động tô chức và trựctiếp
tham gia với vai trò giải thích, động viên các đương sự tự thỏa thuận Còn hòa giải
ngoài tố tụng là việc hòa giải không do Tòa án tiến hành mà do các chủ thể khácnhư ủy ban nhân dân, tô hòa giải cơ sở thực hiện; hòa giải do Tòa án tiễn hành cũng
khác trường hợp đương sự tự thỏa thuận Trường hợp đương sự tự thỏa thuận là
Trang 24việc các bên chủ động thương lượng, thỏa thuận mà không có sự tham gia của Tòa án.
+ Kết quả hòa giải được Thâm phán lập biên bản, nếu các đương sự thỏathuận được với nhau về toàn bộ nội dung vụ án thì Tham phan ra quyét định công
nhận sự thỏa thuận của cá đương sự Còn trong trường hợp các bên tự hòa giải và
không yêu cầu Tòa án tiếp tục giải quyết thì Tòa án có thé ra quyết định đình chỉviệc giải quyết vụ án
Tủ sáu, hòa giải tranh chấp đất dai được tiến hành trên cơ sở tôn trọngquyền định đoạt của các đương sự có tranh chấp
Mặc dù hòa giải tranh chấp đất đai là một hoạt động do tô hòa giải hoặcchính quyền cơ sở hoặc Tòa án tiễn hành nhưng về bản chất hòa giải vẫn là sự thỏathuận của các đương sự Chỉ có các đương sự có tranh chấp mới có quyền thỏathuận, thương lượng với nhau về tất cả những vấn đề đang cần giải quyết trong vụ
án, bởi đương sự là những người có quyền lợi đang bị xâm hại hoặc tranh chấp Ho
là người hiểu rõ hơn ai hết mâu thuẫn của chính họ
Khi tham gia vào quá trình hòa giải tranh chấp đất đai, các đương sự cóquyền thương lượng, thỏa thuận với nhau dé giải quyết những bat đồng về quyền lợi
của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện ý chí, thỏa thuận Mọi sự tác động từ bên
ngoài trái với ý muốn của các đương sự đều bị coi là trái pháp luật và không đượccông nhận Tổ hòa giải, chính quyền cơ sở hoặc Tòa án không được cưỡng ép, bắtbuộc đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp giữa
họ.
1.1.3 Mục đích, ý nghĩa của hòa giải tranh chấp đất đai
Hòa giải tranh chấp đất đai là một biện pháp mềm dẻo, linh hoạt và hiệuquả nhằm giúp cho các bên tranh chấp tìm ra một giải pháp thống nhất để tháo gỡnhững mâu thuẫn, bất đồng trong tranh chấp đất đai trên cơ sở tự nguyện, tự thỏa
thuận.
Trong hoạt động giải quyết tranh chấp đất đai nói riêng, hòa giải có tầmquan trọng đặc biệt Nếu hòa giải thành, có nghĩa là tranh chấp sẽ kết thúc, không
Trang 25những hạn chế được sự phiền hà, tốn kém cho các bên đương sự mà còn giảm bớtđược công việc đối với Tòa án, phù hợp với đạo lý tương thân, tương ái của dân tộc,giữ được tình làng, nghĩa xóm, đảm bảo đoàn kết trong nội bộ nhân dân Đồng thờiqua hòa giải, các đương sự sẽ hiểu thêm về pháp luật và chính sách của Nhà nướcđúng như lời day của Hồ Chủ tịch: "Xét xử đúng là tốt, nhưng không phải xét xử thicàng tốt" Với ý nghĩa đó Luật đất đai năm 2013 đã quy định hòa giải là thủ tục đầutiên của quá trình giải quyết tranh chấp đất đai
Hòa giải không chỉ mang lại ý nghĩa cho Tòa án, cho bản thân đương sự mà
còn có ý nghĩa lớn đối với các khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội Cụ thé:
- Đối với đời sống chính trị: Tranh chấp đất đai luôn là vẫn đề phức tạp, làmột trong những nguyên nhân lớn dẫn đến sự mất ôn định về chính trị, vì vậy việcgiải quyết tranh chấp đất đai dứt điểm, có hiệu quả là một trong những biện pháphữu hiệu để giữ vững 6n định chính trị, nhất là trong thời kỳ bước sang nên kinh tếthị trường, đất đai được coi là loại hàng hóa đặc biệt có giá tricao thì Đảng và Nhànước càng cần phải có những chính sách, pháp luật dé bảovệ, bảo đảm quyền và lợi ichhợp pháp của chủ thê sử dụng đất đúng pháp luật
Mặt khác, tranh chap đất đai xảy ra sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý, tinhthần của các bên, gây nên tình trạng mat ôn định, bat đồng trong nội bộ nhân dân,điều này sẽ tao ra các "kẽ hở" dé kẻ xấu lợi dụng xuyên tac, tuyên truyền chống phaĐảng và Nhà nước; nhưng nếu giải quyết tranh chấp đất đai một cách triệt để, kịpthời, đúng quy định của pháp luật, hợp với lòng dân thì sẽ góp phần duy trì sự đoànkết trong nội bộ nhân dân và tạo điều kiện cho những chính sách, pháp luật về đấtđai đi vào cuộc sông, những quy định về đất đai đến được với nhân dân
- Đối với khía cạnh kinh tế: Tranh chấp đất đai xảy ra, để giải quyết tranhchap đó không chỉ tốn công sức, tiền của của các bên tranh chấp mà còn mat rất nhiềuthời gian, công sức, kinh phi của các cơ quan nhà nước có thấm quyền trong việcphán xét các tranh chấp Vì vậy, việc giải quyết tranh chấp đất đai nhanh chóng, kịpthời, đúng pháp luật sẽ giúp cho các bên tranh chấp và cả cơ quan nhà nước tiếtkiệm được đáng ké thời gian, công sức, chi phí vật chất Hơn nữa, khi tranh chấp
Trang 26được giải quyết, bên có quyền sử dụng đất sẽ tiến hành được các hoạt động sảnxuất, kinh doanh để thu lợi nhuận về kinh tế.
- Đối với khía cạnh xã hội: Tranh chấp đất dai dé lại những hậu quả nặng nề
về mặt xã hội, nó phá vỡ sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, gây mâu thuẫn trong
làng xóm, láng giéng, gây sứt mẻ tinh cảm giữa các thành viên trong gia đình thậm chí có những bên tranh chấp có những manh động, sử dụng bạo lực, vũ lực dégiải quyết tranh chấp Do đó, việc giải quyết nhanh chong, kịp thời tranh chấp datđai sẽ góp phần bảo vệ sự đoàn kết trong nhân dân, mối quan hệ truyền thống tốt
đẹp trong làng xóm, gia đình.
- Khía cạnh quản lý đất đai, thông qua giải quyết tranh chấp đất đai, các cơquan quản lý thấy rõ được những bat cap, những tồn tại, hạn chế trong hệ thốngchính sách, pháp luật đất dai để kiến nghị Nhà nước nhanh chóng sửa đôi, bổ sunghoàn thiện Mặt khác, thông qua việc giải quyết tranh chấp đất đai, năng lực, trình
độ, kỹ năng, nghiệp vụ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ giải quyết tranh chấp đấtđai ngày càng được nâng cao, từng bước đáp ứng được yêu cầu của công tác giảiquyết tranh chấp đất đai trong tình hình mới
- Khía cạnh thê hiện tính nghiêm minh của pháp luật, cùng với việc ban hành
pháp luật, nhà nước còn đảm bảo cho pháp luật được thực thi, có như vậy mới phat
huy được vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội Đối vớihoạt động giải quyết tranh chấp đất đai thì đây có thê coi là một biện pháp bảo đảmcủa nhà nước để pháp luật đất đai được thực hiện một cách nghiêm minh và qua đó
sẽ làm tăng sự tin tưởng của người dân vào các chính sách, pháp luật của nhà nước
về đất đai
1.1.4 Các hình thức hòa giải trong tranh chấp đất đai
Theo quy định của pháp luật hiện hành, trên thực tế tồn tại hai hình thức hòagiải tranh chấp đất đai là hòa giải trong tô tung tư pháp và hòa giải ngoài tố tụng tưpháp Cụ thê:
“2 * tk
này giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của các bên Theo đó, Tòa án nhân dân trong
Trang 27quá trình tiễn hành tố tụng phải thực hiện nguyên tắc hòa giải Bộ luật Tố tụng Dan
sự năm 2015 quy định nguyên tắc hòa giải trong tổ tung dân sự: “Tòa án có tráchnhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi dé các đương sự thỏa thuận vớinhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này” (Điều 10)
- Hòa giải ngoài tố tụng là hòa giải trung gian được các bên tiến hành trướckhi đưa vụ tranh chấp ra cơ quan tư pháp hoặc co quan hành chính có thêm quyềngiải quyết tranh chấp đất đai Trong lĩnh vực đất đai, loại hòa giải tranh chấp đất đaibao gồm:
+ Hòa giải tại Uy ban nhân dân xã phường, thi tran: Day là việc hòa giải Uyban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp đối với các tranh chấp vềđất đai theo quy định của Luật đất đai năm 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CPngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất
đai.
+ Hòa giải ở cơ sở là hòa giải được tô chức ở xóm, thôn, ấp, tổ dân phố Day
là loại hình hòa giải tự nguyện được ghi nhận trong Luật hòa giải cơ sở năm 2013,
được tiến hành bởi các thành viên của Tổ hòa giải nhằm mục đích giải quyết các
tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn nhỏ, đơn giản trong nội bộ nhân dân về lĩnh vực
dân sự, hôn nhân và gia đình, đất đai
1.2 Một số vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật hòa giải tranh chấp đất đai1.2.1 Khái niệm thực hiện pháp luật trong hòa giải tranh chấp đất đai
Thực hiện pháp luật trong hòa giải tranh chấp đất đai có thé hiểu là quá trìnhhoạt động có mục đích mà các cơ quan nhà nước có thâm quyền bằng hành vi củamình làm cho các quy định pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai đi vào cuộcsong, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thé pháp luật
Như vậy có thê thấy, thực hiện pháp luật trong hòa giải tranh chấp đất đaichính là hành vi hợp pháp của các chủ thể thực hiện pháp luật Chủ thê này có thê là
cơ quan nhà nước hoặc người dân, tô chức hoặc cá nhân, chủ thé trong nước hoặcnước ngoài Các chủ thể này sẽ thực hiện hay tuân thủ pháp luật bằng hành vi hợppháp của mình Mọi sự chống đối, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các
Trang 28quy định của pháp luật về hoa giải tranh chấp đất dai đều là hành vi trái pháp luật,
không được pháp luật thừa nhận, không được Nhà nước bảo vệ và phải chịu các
hình thức pháp ly cụ thé với mỗi hành vi không hợp pháp của mình
Thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai có thê được thực hiện bởinhiều hình thức khác nhau như: (1) sử dụng pháp luật — các chủ thé thực hiện phápluật bằng những hành vi mang tính chủ động nhằm sử dụng những khả năng phápluật cho phép trong việc đảm bảo quyên và lợi ích chính đáng của mình; (2) thihành và chấp hành pháp luật — hội đồng hòa giải và các bên đương sự phải chấphành và thực thi các quy định cụ thể về nội dung, quy trình, thủ tục và thời hạn thực
hiện hòa giải đã được pháp luật quy định.
1.2.2 Vai trò của thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai
Thứ nhát, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp dat đai góp phan bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong tranh chấp đất đai Thông qua hoạt độngnày các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai đi vào cuộc sống thực tiễn, khuyếnkhích, động viên các bên tranh chấp lựa chọn phương thức này Điều đó sẽ giúp tiết
kiệm thời gian, chi phí, công sức của nhân dân cũng như của Nhà nước, đặc biệt là
tại tòa án nếu hòa giải thành thì quá trình tố tung sẽ được rút ngắn rất nhiều, các chiphí, lệ phí tố tụng mà đương sự phải chịu sẽ giảm đi đáng kê Ngoài ra, hòa giảithành còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành các kết quả thỏa thuận đó trênthực tế khi các bên sẽ tự giác thực hiện cam kết mà không cần sự tác động, thậm chícưỡng chế từ phía cơ quan nhà nước
Thứ hai, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai góp phần phát huyquyền làm chủ của nhân dân trong quản lý xã hội Đặc trưng cơ bản của hòa giải làbảo đảm quyền tự định đoạt của các bên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn.Chính vì vậy, hòa giải là một phương thức dé thực hiện dân chủ Thông qua hòa
giải, đặc biệt là hòa giải ở cơ sở, vai trò tự quản của người dân được tăng cường.
Điều đó có ý nghĩa rất quan trọng góp phan xây dung Nhà nước pháp quyên xã hội
chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Trang 29Thư ba, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai góp phan nâng caonhận thức, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của nhân dân Khi thực hiện các quyđịnh về hòa giải để giải quyết tranh chấp, người thực hiện hòa giải đều phải vậndụng các quy định pháp luật dé giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên, giúp hohiểu được các quyền và nghĩa vụ của mình dé tự lựa chọn, tự dan xếp ồn thỏa vớinhau mâu thuẫn, tranh chấp Thông qua hòa giải, đường lối, chính sách quản lý đấtđai của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách tự nhiên, trựctiếp, có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng, nâng cao hiệu quả quản lý nhànước trong lĩnh vực đất đai
Thứ tu, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chap đất dai góp phần duy tri vàphát huy đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong mỹ tục của dân tộc Khi tiến hànhhòa giải, người tiến hành hòa giải không chỉ dựa trên các quy định của pháp luật màcòn dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, phong tục, tập quán tốtđẹp đề tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi dậy trong họ những suy nghĩ,tình cảm tích cực Và như vậy, việc thực hiện hòa giải nhất là hòa giải cơ sở, đã làmcho các giá tri văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy
Thứ năm, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai góp phần nângcao ý thức, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý đất đai Nếu như không có cácquy định về hòa giải tranh chấp đất đai thì mặc nhiên trách nhiệm giải quyết sẽ đặtnặng lên cán bộ tòa án hoặc các chủ thê giải quyết khiếu nại, tố cáo Tuy nhiên, vớinhững quy định về hòa giải tranh chấp đất đai, trách nhiệm giải quyết tranh chấp khichỉ còn rơi vào những chủ thé trên mà các cán bộ quản ly đất đai nói chung đều cótrách nhiệm nghiên cứu, cùng tham gia giải quyết tranh chấp về dat đai dé từ đó tìm
ra một phương pháp giải quyết phù hợp Cho dù việc hòa giải có không thànhnhưng quá trình hòa giải cũng sẽ tạo một nguôn thông tin hữu ích cho những chủthé giải quyết tranh chấp kế tiếp
Thứ sáu, thực hiện pháp luật về hòa giải tranh chấp đất đai góp phần xâydựng, hoàn thiện các thê chế quản lý đất đai Thông qua việc thực hiện các quy định
về hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng và các quy định pháp luật nói chung, đội
Trang 30ngũ cán bộ công chức sẽ có điều kiện được đối chiếu, thực nghiệm các quy định củapháp luật trong thực tế cuộc sống dé từ đó có những đánh giá cho riêng mình vềmức độ phù hợp của mỗi quy định Trên cơ sở đó, có những phản hồi, góp ý giúphoàn thiện hệ thống pháp luật và bản thân mỗi người sẽ có những bài học kinhnghiệm cho riêng mình khi xây dựng các quy định về quản lý đất đai.
1.2.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật về hòa giải trong tranhchấp đất đai
Thứ nhát, hoạt động của cơ quan tổ chức thực hiện
Các nhà nghiên cứu về lập pháp đã xác định một hệ thống lập pháp hoànchỉnh bao gồm: 1/ đỗi tượng có trách nhiệm thực hiện, 2/ cơ quan có trách nhiệm tôchức thực hiện, 3/ cơ quan chế tài; 4/ cơ quan giải quyết tranh chấp; 5/ cơ quan cấpvốn; 6/ cơ quan giám sát và đánh giá; 7/ cơ quan ban hành các văn bản dưới luật; 8/
cơ quan duy trì trật tự văn bản Đề bảo đảm thực hiện pháp luật, bên cạnh một quyphạm pháp luật hoàn chỉnh, ngoài việc quy định về các yếu tô hành vi của chủ thécần tác động (ai, làm gì, làm trong hoàn cảnh nào), còn có một loạt các yếu tố khác
có liên quan mà trong đó thường bao gồm một cơ quan chịu trách nhiệm bảo đảmthực thi Vai trò của cơ quan tổ chức thực hiện pháp luật, hay chính xác hơn là cơquan chịu trách nhiệm bảo đảm thực hiện văn bản, là rất quan trọng, đặc biệt làtrong hoàn cảnh ý thức tuân thủ pháp luật của các đối tượng có trách nhiệm thực
hiện pháp luật chưa cao.
Tuy nhiên, van dé đặt ra là làm sao dé phát huy được vai trò của các cơ quanchịu trách nhiệm đảm bảo thực thi pháp luật trong việc tổ chức thực hiện pháp luật.Vấn đề cơ bản nhất cần lưu ý chính là yếu tố hành vi của các công chức, viên chứctrực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ trong những cơ quan này Hoạt độnghòa giải tranh chấp đất đai của chính quyền xã, phường, thị trấn hay của cơ quantiễn hành tô tụng không chỉ đòi hỏi hành vi của cán bộ trong hội đồng hòa giải phảihiểu biết, mẫn cán, trung thực, khách quan Với tư cách là trung gian cho việc hòagiải tranh chấp của các bên, cán bộ thực hiện nhiệm vụ này phải ngay thăng, mọi sựthiên vị, không công băng và thiếu hiểu biết pháp luật đều có tác động và ảnh hưởng
Trang 31Thứ hai, sự độc lập của người tiễn hành hòa giải
Một trong những yếu tô bảo đảm sự thành công hiệu quả của việc hòa giảitranh chấp đất đai là sự công bang của người tiến hành hòa giải Tính độc lập củangười tiễn hành hòa giải cho phép họ nhìn tranh chấp dưới con mắt khách quan déđưa ra những lời khuyên, giải pháp đúng đắn cho các bên tranh chấp
Dé việc thực hiện các quy định về hòa giải tranh chấp đất đai có được tamảnh hưởng trên thực tế, nguyên tắc bao đảm sự độc lập của người tiến hành hòa giảiphải được bảo đảm và được ghi nhận như một nguyên tắc cơ bản khi tiến hành hòa
giải.
Sự độc lập của người tiễn hành hòa giải là điều kiện cần thiết để các bêntrong tranh chấp tiễn gần tới nhau, hóa giải mâu thuẫn và phát huy hiệu quả và ýnghĩa của hòa giải Điều này cũng giúp tăng niềm tin đối với các quy định về hòagiải từ đó khiến các quy định này được áp dụng trên thực tế Đây có thê nói là mộttrong những yếu tố cơ bản nhất làm tăng ý thức tuân thủ pháp luật của các chủ thể
trong xã hội, là cơ sở cho việc thực hiện pháp luật có hiệu quả.
Thứ ba, tính công khai và mình bạch
Công khai, minh bạch vừa là yêu cầu vừa là điều kiện dé tổ chức thực hiện
pháp luật có hiệu quả Đây cũng chính là tiêu chí đánh giá hiệu quả thực hiện pháp
luật hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai được Nhà nước pháp quyền coi
Trang 32thực hiện làm cơ sở dé tăng cường sự hiểu biết của người dân đối với việc tô chứcthực hiện pháp luật Sự hiểu biết pháp luật của những chủ thể tham gia vào quá trìnhthực hiện pháp luật là điều kiện cơ bản nhất dé tổ chức thực hiện pháp luật có hiệu
quả.
Ngược lại, việc tuyên truyền, thông tin đầy đủ về nội dung của các quy địnhpháp luật cũng như cách thức thực hiện pháp luật là yếu tố tạo nên thành công trongviệc tô chức thực hiện một số văn bản luật
Đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tô chức thực hiện pháp luật cònbao hàm nghĩa tạo cơ hội cho các chủ thê trong xã hội được tham gia phản biện vềnội dung của các quy định pháp luật cũng như cách thức tô chức thực hiện các quyđịnh pháp luật đó Tạo cơ hội dé thu nhận các phản biện sẽ giúp cho những cơ quanchịu trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật phát hiện được những điểm bat cậptrong quá trình thực hiện công việc Đó là những co sở quan trọng dé điều chỉnh,hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của việc tổ chức thực hiện pháp luật Day là yếu tốthực sự cần thiết, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động hòa giải tranhchấp đất đai, nhất là đối với những tranh chấp khi mà nguyên nhân của nó lại bắtnguồn từ chính sự thiếu thông tin, thiếu hiểu biết pháp luật Theo đó, vai trò củatrung gian hòa giải tranh chấp đất đai của chính quyền địa phương và cơ quan hòagiải tiền tố tụng không chỉ hướng tới mục đích xoa dịu và giải quyết những tranhchấp, bất đồng, ma còn hướng tới hoạt động tuyên truyền, phổ biến và giải thíchminh bạch, công khai các văn bản pháp luật đất đai; minh bạch các quy định, quy
trình và thủ tục cua Nhà nước có liên quan tới hoạt động hòa giải.
Kết luận chương 1Trên cơ sở nghiên cứu có hệ thống các khái niệm về tranh chấp đất đai, kháiniệm hòa giải, khái nệm hòa giải tranh chấp đất đai, luận văn đã xây dựng một cáchđầy đủ và hoàn chỉnh khái niệm về thực hiện pháp luật trong hòa giải tranh chấp đấtđai và các đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật trong hòa giải tranh chấp đất
đai Luận văn cũng làm rõ được vai trò của việc thực hiện pháp luật vê hòa giải
Trang 333).
Trang 34Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỀN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE HÒA GIẢI TRANH CHAP DAT DAI TREN DIA BAN
QUAN LONG BIEN, THANH PHO HA NOI
2.1 Thực trạng pháp luật về hòa giải tranh chấp dat dai
2.1.1 Phạm vì hòa giải tranh chấp đất đai
Theo Khoản 24, Điều 3, Luật Dat dai 2013 thì anh chấp đất đai là tranhchấp về quyên, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan
hệ dat dai Theo đó, phạm vi hòa giải tranh chấp đất đai là hòa giải các tranh chấp
về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất trong quan hệ pháp luật đất đai Trên thực
tế, tranh chấp đất đai không chỉ là hiện tượng phổ biến mà còn hết sức đa dạng vềchủ thể cũng như nội dung tranh chấp Tuy nhiên, về cơ bản tranh chấp đất đai được
chia thành ba dạng như sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất: là những tranh chấp giữa các bên vớinhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó Trongdạng tranh chấp này chúng ta thường gặp các loại tranh chấp về ranh giới đất; tranhchấp về quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong các quan hệ ly hôn, thừakế; tranh chấp dé đòi lại đất (đất đã cho người khác mượn sử dung ma không trả lại,hoặc tranh chấp giữa người dân tộc thiểu số với người đi xây dựng vùng kinh tế
Trang 35Về vấn đề này, hiện nay đang tồn tại hai quan điểm trái ngược nhau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng, tất cả các tranh chấp đất đai đều bắt buộcphải qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường thì đương sự mới có quyềnyêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền giải quyết
Ngược lại, quan điểm thứ hai cho rằng, chỉ có tranh chấp ai là người cóquyền sử dụng đất mới phải qua hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã, còn tranhchấp liên quan đến các hợp đồng mà quyền sử dụng đất chi là đối tượng của hopđồng, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất và tranh chấp tài sản chung là quyền sửdụng dat thì không bắt buộc phải qua hòa giải tại Uy ban nhân dân cấp xã, phường
Tranh chap đất đai là một van đề "nóng" ở các địa phương hiện nay nên đòihỏi phải được giải quyết nhanh chóng kịp thời, do đó đây cũng là vấn đề cần cónhững quy định cụ thé, hợp ly dé tránh tình trạng tranh chấp đất đai kéo dai, ach tắc
tại khâu hòa giải.
2.1.2 Các phương thức và nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai
Thứ nhất, phương thức giải quyết tranh chấp đất đai
Hòa giải trong Luật đất dai năm 2003 vẫn được kế thừa trong Điều 202 Luậtđất đai năm 2013 với một số quy định chỉ tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm của Chủtịch Ủy ban nhân dân cấp xã và thời hạn hòa giải Cụ thể:
Phương thức giải quyết tranh chấp đất dai được nêu cụ thé tại khoản 1 vàkhoản 2 điều 202 Luật đất dai năm 2013 Theo đó có hai phương thức dé tiến hànhhòa giải tranh chấp đất đai:
Trang 36- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giảiquyết tranh chấp đất dai thông qua hòa giải ở cơ sở
Theo đó, Nhà nước khuyén khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranhchấp thông qua hòa giải cơ sở Khi đó hòa giải viên thuộc tô hòa giải là tổ chức tựquan của nhân dân được thành lập ở thôn, xóm, ban, ấp, t6 dân phố va các cum dân
cư khác thực hiện Cơ cấu tổ hòa giải có tô trưởng và các tô viên do Ủy ban Mặttrận Tổ quốc xã, phường, thị tran phối hợp với các tô chức thành viên của Mặt trậnlựa chọn, giới thiệu dé nhân dân bau va do Ủy ban nhân dân cùng cấp công nhận
- Tranh chấp dat dai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi donđến Ủy ban nhân dân cap xã nơi có đất tranh chấp dé hòa giải
Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo phương thức khởi kiện tạiTòa án có thầm quyền hoặc khiếu nại lên cơ quan nhà nước có thâm quyền Tươngứng với mỗi phương thức, quy trình, thủ tục giải quyết cũng khác nhau Trước hết,
dù theo trình tự tố tụng tại Tòa án hay trình tự giải quyết tại cơ quan hành chính thithủ tục hòa giải tai Uy ban nhân dân xã vẫn là bắt buộc Tuy nhiên cần phải nhấnmạnh rằng, việc hòa giải tranh chấp đất đai do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiệnkhông phải là việc giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan có thâm quyền Ở đâycấp xã, phường, thi tran không phải là một cấp giải quyết tranh chap đất đai, mà chỉđóng vai trò trung gian hòa giải, giúp đỡ, hướng dẫn các bên tranh chấp đạt đượcthỏa thuận, xử lý giải quyết ổn thỏa tranh chấp, nhằm hạn chế những phát sinh kháckhông đáng có, thông qua hoà giải còn nhằm mục đích tuyên truyền giải thích phápluật dé người dân hiểu được ban chất của vấn dé mà tự nguyện chấp hành
Như vậy, những đặc trưng của hòa giải tranh chấp đất dai do Ủy ban nhândân cấp xã thực hiện cho thấy sự khác biệt căn bản giữa hình thức hòa giải này vớicác loại hình tự hòa giải tại cơ sở vốn là các hình thức hòa giải thuần túy trong nội
bộ cộng đồng dân cư, không có bất cứ một sự can thiệp nào từ phía Nhà nước
Chính vì sự khác biệt rõ nét giữa hòa giải tranh chấp đất đai do Ủy bannhân dân cấp xã thực hiện với các hình thức hòa giải tranh chấp đất đai khác, nêntheo quy định của pháp luật, việc hòa giải tranh chấp đất đai này phải được tiến hành
Trang 37theo một trình tự thủ tục tương đối chặt chẽ cụ thé là phải đảm bao thời han luậtđịnh; việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký củacác bên và xác nhận hòa giải thành hoặc không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã;
và biên bản hòa giải này được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấpxã,phường, thị tran nơi có tranh chap và gửi đến cơ quan nhà nước có thâm quyên
Thứ hai, nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất dai
Dé thé hiện tính công khai, minh bach và đảm bảo quyền, lợi ích hợp phápcủa các bên tham gia hòa giải, khoản 4 điều 202 Luật đất đai năm 2013 có quy định:
“Việc hòa giải phải được lập thành biên ban có chữ ký cua các bên và có xác nhận
hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Uy ban nhân dân cấp xã Biên bảnhòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cóđất tranh chấp”
Quy định này đã làm tăng giá trị pháp lý của biên bản hòa giải, thé hiệnđược ý chí, nguyện vọng, quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp, va vai trò của
cơ quan nhà nước trong việc hòa giải tranh chấp đất đai Việc quy định rõ ràng như
vậy không những tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện mà còn có tác dụng giúp cho
các bên tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp có cơ sở để xác định và nắmbắt được ý kiến và nguyện vọng của các bên Trong trường hợp chỉ hòa giải thànhđược một phan tranh chấp, khi cơ quan có thấm quyền giải quyết phan còn tranhchấp các đương sự không có ý kiến gì khác đối với phần đã hòa giải thành trướcđây, thì cơ quan có thầm quyền sẽ không giải quyết phan tranh chấp mà các bên đã
thỏa thuận được.
2.1.3 Thẩm quyên hòa giải tranh chấp đất dai
Pháp luật về đất đai, một mặt xác định trách nhiệm chủ yếu của Ủy ban nhândân cấp xã trong hoạt động hòa giải tranh chấp đất đai: “Chui tịch Ủy ban nhân dâncấp xã có trách nhiệm tô chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phươngminh”, mặt khác cũng đã yêu cầu “rong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợpvới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt
trận, các tô chức xã hội khác ” Điêu này khang định vai trò không nhỏ của các tô
Trang 38chức xã hội trong hòa giải tranh chấp dat dai do Uy ban nhân dân cap xã thực hiện;đồng thời thấy được tính rõ nét của tính xã hội, tính tự nguyện - là đặc điểm cơ bảncủa hòa giải - trong hoạt động này Ngoài ra, sự đầy đủ các thành phan trong hộiđồng hòa giải cũng góp phần quan trọng trong việc đảm bảo công tác hòa giải đượcthực hiện công khai, minh bạch, chính xác theo hướng đảm bảo tốt hơn quyền lợicủa các chủ thê tham gia tranh chấp.
2.1.4 Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai
Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã được thực hiệntrong thời gian 45 ngày, kế từ ngày nhận được đơn yêu cau giải quyết tranh chấpcủa một trong các bên đương sự Trong khoảng thời gian 45 ngày, để thực hiệnđược buôi hòa giải thì Uy ban nhân dân xã cần phải tiến hành các thủ tục sau:
- Thâm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thậpgiấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sửdụng đất và hiện trạng sử dụng đất do các bên cung cấp, ngoài ra cần thu thập thôngtin từ những người dân sinh sống lâu năm tại địa phương và gần nơi có đất tranhchấp, ý kiến và quan điểm của các thành viên trong hội đồng hòa giải Muốn giảiquyết được vấn đề cần tìm hiểu nguyên nhân của nó, vì thế thâm tra xác minh thôngtin là một yêu cầu thiết yếu Sau khi nắm rõ được thông tin, vận dụng những quyđịnh của pháp luật trên cơ sở kiến thức chuyên môn, kết hợp với cơ sở tình cảm, uytín và kiến thức xã hội, hội đồng hòa giải sẽ đưa ra lời khuyên chân thành, thiện chícho hai bên từ đó, các bên đương sự cảm nhận, hiểu vấn đề theo hướng toàn diện dé
có thé dua ra quyết định của minh
- Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải.Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn là Chủ tịch Hội dong; dai dién Uy ban Mặt trận Tổ quốc xã,
phường, thị tran; tô trưởng tô dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối
với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường,thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địachính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị tran Tùy từng trường hop cụ thé, có thé mời
Trang 39đai tại địa phương.
- Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thànhviên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan.Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt Trường hợpmột trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải
không thành.
Quy định này cần thiết và phù hợp với thực tiễn thi hành pháp luật Bởi lẽ,buổi hòa giải được diễn ra với mục đích dé thống nhất được nguyện vọng của cácbên, tránh xung đột kéo dai làm mắt an ninh khu vực, ảnh hưởng đến đời sống kinh
tế của người dân Theo đó, các bên tranh chấp nhất thiết phải có mặt để nói lên tâm
tư nguyện vọng của bản thân, cung cấp các giấy tờ tài liệu có liên quan đến tranhchấp Thiếu một bên, định hướng cho việc giải quyết tranh chấp không được kháchquan, toàn diện, đảm bảo đúng quyền lợi theo quy định của pháp luật Đồng thời,việc quy định vắng mặt đến lần thứ hai thì coi như hòa giải không thành đã đảm bảohơn quyền lợi của các bên tranh chấp Bởi lẽ, hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy bannhân dân xã, phường chỉ là điều kiện tiền đề để các cơ quan chức năng khác tiếnhành giải quyết tranh chấp Nếu trong trường hợp, một bên yếu thế hơn về cơ sởpháp lý, họ cô tình lang tránh nhằm kéo dài thời gian khi đó sẽ làm ảnh hưởng tớiquyền lợi của bên còn lại Vì vậy, để tránh tình trạng thiệt hại cho các bên trongtranh chấp đất đai, pháp luật đã giới hạn số lần hòa giải, nếu một trong hai bênkhông tham gia hòa giải thì coi như hòa giải không thành dé các bên tiến hành giải
Trang 40quyết tranh chấp tại các cơ quan chức năng khác theo đúng quy định của pháp luậtđất đai [3].
- Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm cócác nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòagiải; tóm tắt nội dung tranh chấp thé hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đấtđang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìmhiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được cácbên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp
có mặt tại budi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủyban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưutại Ủy ban nhân dân cấp xã
Quy định này làm tăng giá trị pháp lý của biên bản hòa giải, thé hiện được ýchí, nguyện vọng, quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp, va vai tro của cơ quannhà nước trong việc hòa giải tranh chấp đất đai Việc quy định rõ ràng như vậy
không những tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện mà còn có tác dụng giúp cho các
bên tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp có cơ sở để xác định và nắm bắtđược ý kiến và nguyện vọng của các bên Trong trường hợp chỉ hòa giải thành đượcmột phan tranh chấp, khi cơ quan có thầm quyền giải quyết phần còn tranh chấp cácđương sự không có ý kiến gì khác đối với phần đã hòa giải thành trước đây, thì cơquan có thâm quyền sẽ không giải quyết phần tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận
được.
- Trong thời hạn 10 ngày kê từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bêntranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên banhòa giải thành thì Chủ tịch Uy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng
3 Bùi Hoàng Nguyên (2016), 7c tiễn thi hành pháp luật về hòa giải tranh chấp dat đai trên dia bàn phường 9, quận 10, thành pho Hà Chi Minh, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Truong Dai học Luật
Hà Nội, Ha Nội, tr 45-46.