1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn luật tố tụng dân sự buổi thảo luận tuần 4 thẩm quyền của tòa án nhân dân

11 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm quyền của Tòa án nhân dân
Tác giả Nguyễn Minh Hiểu, Nguyên Thị Xuân Hoa, Lê Quang Huy, Nguyễn Trần Thanh Lam, Phạm Đỗ Khánh Minh
Người hướng dẫn THS. Huỳnh Quang Thuận
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Buổi thảo luận
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,48 MB

Nội dung

Cụ thê, theo Điểm h, Khoản I Điều này thi chỉ khi các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn mới có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HOC LUAT THANH PHO HO CHi MINH

KHOA: LUAT DAN SỰ

T 1 Nguyễn Minh Hiểu 215380101208 | Câu 2 phần Nhận định, Bài 2

1 Phần 2 và Phần 3 2 Nguyên Thị Xuân Hoa 215380101208 | Câu 5 phân Nhận định, Bài 2

2 Phần 2 và Phần 3 3 | Lê Quang Huy (nhóm trưởng) | 215380101208 | Câu 3 phân Nhận định, Bài 1

9 Phần 2 và Phần 3 4 Nguyễn Trần Thanh Lam 215380101210 | Câu 4 phân Nhận định, Bài 2

7 Phần 2 và Phần 3 5 Phạm Đỗ Khánh Minh 215380101213 | Câu 1 phân Nhận định, Bài 1

4 Phần 2 và Phần 3

NĂM HỌC: 2022 - 2023

Trang 2

2 Các bên luôn có quyên thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc

hoặc có trụ sở có thâm quyên giải quyết tranh châp - - 1 2c 221122223 2 3 Tòa án phải tách vụ án khi có yêu cầu của đương sự St rreree 2 4 Tòa án phải chuyên vụ việc dân sự khi thụ lý không đúng thâm quyền 2 5 Tòa án nơi bị đơn có tài sản có thâm quyền giải quyết nếu nguyên đơn không biết nơi

cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn 00122122111 n T5 1k ng 1k1 1k k T225 k kết 2

Phần 3 Phân tích án - 5° 2s£ se +xstEvse+vseSrseEkxeersetrktrrserksrrrseirssrrsserserssrrsrssee 3 1 Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp 3

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp 3

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay

quanh vân đê pháp lý đó 3

Trang 3

Phần 1 Nhận định

1 Nguyên đơn có thể lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn thường trú hoặc tạm trú

Đây là nhận dinh sai

Vì thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự theo lãnh thô của Tòa án được quy định ở Điều 39

BLTTDS 2015 Còn nguyên đơn chỉ có quyền lựa chọn Tòa án để khởi kiện nếu như

thuộc các trường hợp được quy định theo Khoản 1, Điều 40 BLTTDS 2015 Cụ thê, theo

Điểm h, Khoản I Điều này thi chỉ khi các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi

khác nhau thì nguyên đơn mới có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết Bên cạnh đó, ngoài Điểm h thì các điểm khác của Khoán I Điều 40 BLUTTDS 2015 cũng không có quy định về việc nguyên đơn có thê lựa chọn khởi kiện tại Tòa án nơi bị đơn thường trủ hoặc tạm trú, do đó không phải lúc nào nguyên đơn cũng

có thê lựa chọn việc này

2 Các bên luôn có quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc hoặc có trụ sở có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Đây là nhận dinh sai

Căn cứ theo điểm e Khoản I Điều 3l BLTTDS 2015 thì nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thâm quyền giải quyết Như vậy lúc này

các bên không có quyền thỏa thuận lựa chọn Tòa án mà bắt buộc phải là nơi có bat động

sản mà Tòa án có thâm quyền giải quyết nếu đồi tượng tranh chấp là bất động sản 3 Tòa án phải tách vụ án khi có yêu cầu của đương sự

Đây là nhận dinh sai

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 42 BLTTDS 2015:

“Toa an tách một vụ adn có các yếu cầu khác nhau thành hai hoặc nhiều vụ án nếu việc

tách và việc giải quyết các vụ án được tách bảo đảm đúng pháp luật ”

Toà án có thê tách vụ án có nhiều yêu cầu thành nhiều vụ án khác nếu việc tách và giải

quyết giúp cho Toà dê dàng xử lý vụ việc miền là việc tách và việc giải quyết vụ án được tach dam bao đúng pháp luật chứ không bắt buộc Toa án phải tách vụ án khi có yêu cầu

của đương sự

4 Tòa án phải chuyền vụ việc dân sự khi thụ lý không đúng thâm quyền

Đây là nhận định đúng Vì căn cứ theo khoản 1 Diéu 41 BLTTDS nam 2015 quy định thì vụ việc dân sự đã được

thụ lý mà không thuộc thâm quyền giải quyết của Toà án đã thụ lý thì Toà án đó ra quyết

định chuyên hồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án có thâm quyên và xoá tên vụ án đó trong sô

thu ly Quyét định này phải được gửi ngay cho Viện kiêm sát cùng cập, đương sự, cơ

2

Trang 4

quan, tô chức, cá nhân có liên quan Do đó, tòa án phải chuyển vụ việc dân sự khi thụ lý không đúng thâm quyên

5 Tòa án nơi bị đơn có tài sản có thâm quyền giải quyết nếu nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn

Đây là nhận dinh sai

Căn cứ theo điểm a khoản I Điều 40 BLTTDS 2015, nếu nguyên đơn không biết nơi cư

trú, làm việc, có trụ sở của bị đơn thì khi nguyên đơn có yêu câu thì Tòa án nơi bị đơn cư

trú, làm việc, có trụ sở cuôi cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyêt Do đó, thứ nhật là chỉ khi nguyên đơn có yêu câu thì Tòa án mới được giải quyết, thứ hai, không nhật thiết phải là nơi bị đơn có tài sản giải quyết mà có thê là nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng

Phần 2 Bài tập

Bài 1 Ông Diệp và bà Lan (cùng cư trú tại Quận 1, TPHCM) là chủ sở hữu của căn nhà

tai dia chi s6 02 NTT, Quận 4, TPHCM Năm 2000, ông Điệp và bà Lan xuất ngoại nên

có nhờ ông Tuan va ba Bich (cư trú tại Quan 7, TPCHM) tréng coi can nhà số 02 NTT,

Quận 4, TPHCM Năm 2015, ông Điệp và bà Lan trở về nước sinh sông và yêu cầu ông Tuần, bà Bích trả lại căn nhà cho ông bà Ông Tuần và bà Bích không đồng ý vì trong thời gian ông Điệp và bà Lan ở nước ngoài ông Tuấn và bà Bích đã được cơ quan có thâm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên và gia đình ông bà (gồm có ông bà và hai người con là anh Trung và chị Thủy) đã sinh sông ôn định trong

căn nhà này Năm 2017, ông Điệp và bà Lan đã khởi kiện yêu cầu ông Tuấn và bà Bích

phải trả lại căn nhà nêu trên 1 Xác định tư cách đương sự Vụ án dân sự phát sinh tại Tòa án nhân dân trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức, khởi kiện yêu câu giải quyết các tranh châp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mai, lao động

Trong tình huống trên, có xảy ra tranh chấp về nhà ở Như vậy căn cứ theo khái niệm trên thì đây là một vụ án dân sự do có xảy ra tranh châp và được khởi kiện yêu câu giải quyết Các đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tô chức, cá nhân bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan

Theo Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 thì trong tình huồng trên nguyên đơn là: ông Điệp và bà Lan Vì ông Điệp, bà Lan là người khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp

Trang 5

về nhà ở, khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm vì ông Tuần, bà

Bích không đồng ý trả lại căn nhà mà mình làm chủ sở hữu

Theo Khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015 thì trong tình huống trên bị đơn là: ông Tuấn và bà Bích vì họ bị ông Điệp và bà Lan khởi kiện khi không đồng ý trả lại căn nhà cho ông Điệp, bà Lan

Theo Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 thì trong tình huống trên người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là anh Trung và chị Thuy vi họ là người không bị kiện Khi giải quyêt vụ án trên, quyền lợi và nghĩa vụ của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi họ đã sinh sông trong căn nhà đang xảy ra tranh chấp Nếu ông Tuan va ba Bich thang kiện thì anh Trung và chị Thủy van sé 6 lai sinh song trong căn nhà trên Tuy nhiên nếu ông Điệp và bà Lan thắng kiện thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới họ vì họ sẽ không được tiếp tục sử dụng căn nhà đó nữa

2 Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên - Tham quyền của Tòa án theo vụ việc:

Trong tình huồng trên, nguyên đơn đã khởi kiện vì bị đơn không đồng ý trả lại căn nhà tại địa chỉ số 02 NTT, Quận 4, TP HCM mà nguyên đơn là chủ sở hữu, do đó nguyên đơn cho rằng quyền sở hữu của mình đối với căn nhà này bị xâm phạm Có thể thấy, giữa các bên đã xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, theo Khoản 2, Điều 26 BLTTDS 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyên giải quyết của Tòa án - Tham quyên của Tòa án theo cấp: theo Điểm a, Khoản I, Điều 35 BLTTDS 2015, vì tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản thuộc quy định tại Khoản 2, Điều 26 của Bộ luật này nên tranh chấp trong tình huồng trên thuộc thâm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thâm của Tòa án nhân dân cấp huyện

- Tham quyền của Tòa án theo lãnh thé: Vì đối tượng tranh chấp trong tình huồng trên là bất động sản, do đó căn cứ theo Điểm c, Khoản I1, Điều 39 BLTTDS 2015 thì chỉ có Tòa án nơi có bất động sản có thâm quyền giải quyết Trong tình huống trên, căn nhà đang xảy ra tranh chấp có địa chỉ tại số 02 NTT, Quận 4, TP HCM, vì vậy Tòa án nhân dân Quận 4 sẽ có thâm quyén giải quyết tranh chấp trong tình huống trên

Bài 2 Năm 1980, bà Nguyễn Thị Nga (cư trú ở quận I, TPHCM) nhận chuyên nhượng 350m? đất của bà Lê Khắc Ngọc Luyện (cư trú tại TP Vũng Tàu) tại số nhà 57B đường Nguyễn Thái Học, thành phô Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu

Năm 1989 bà Luyện chuyển nhượng cho vợ chồng ông Tăng Vĩnh Ký (cư trú tại Quận 2, TPHCM) diện tích 980m” dat tại địa chỉ nêu trên (bao gồm cả phần đất đã chuyên nhượng cho bà Nga)

Trang 6

Năm 1995, bà Nga khởi kiện vợ chồng ông Ký yêu cầu hoàn trả lại phần nhà đất 350m? bà Nga đã nhận chuyển nhượng từ bà Luyện

Năm 1997, bà Nga chuyên nhượng phần đất 350m? nêu trên cho ông Nguyễn Kim Hạnh (cư trú tại Quận 3, TPHCM), giấy chuyển nhượng không có xác nhận của công chứng và chứng thực của chính quyền địa phương

Năm 2003, bà Nga xuất cảnh, trước khi bà Nga xuất cảnh thì bà Nga có ủy quyền cho anh Trần Hưng Quốc (là con trai bà Nga) tiếp tục theo vụ kiện đòi ông Ký trả nền nhà

và nêu không đòi được nền nhà thì anh Quốc sẽ hoàn trả lại số tiền chuyền nhượng nhà

đất đã nhận cho ông Hạnh Từ năm 2008 đến nay, anh Quốc bỏ nhà đi khỏi địa phương,

không rõ địa chỉ liên lạc

Giả sử năm 2017, ông Nguyễn Kim Hạnh khởi kiện yêu cầu vợ chồng ông Tăng

Vĩnh Ký giao trả phần đất 350m” ông Hạnh đã nhận chuyển nhượng từ bà Nga

L1 Câu hỏi:

a Giả sử Tòa án thụ lý vụ án, xác định quan hệ tranh chấp và tư cách đương sự?

- Xác định quan hệ tranh chấp: Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai theo khoản 9 điều 26 BLUTTDS 2015 Theo khoản 2 Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyên, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đât đai” Theo đó, ở đây cân hiểu rõ răng, tranh châp đât đai là tranh chấp nhằm xác định ai là người có quyền sử dụng đất mà không phải là quyền sở hữu đất

- Xác định tư cách đương sự:

- Nguyên đơn: Căn cứ vào Khoản 2 Điều 68 thì nguyên đơn là ông Nguyễn Kim Hạnh vì

ông Nguyễn Kim Hạnh khởi kiện cho chính mình khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (yêu cầu vợ chồng ông Tăng Vĩnh Ký giao trả phần đất 350m2 ông Hạnh đã nhận chuyên nhượng từ bà Nga)

- Bị đơn: Căn cứ vào Khoản 3 Điều 68 thì bi đơn la vợ chồng ông Tăng Vĩnh Ký vì họ là

người bị nguyên đơn khởi kiện - Người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan: Căn cứ vào Khoản 4 Điều 68 thì Bà Lê Khắc Ngọc Luyện (cư trú tại TP Vũng Tau); ba Nguyễn Thị Nga (cư trú ở quận 1, TPHCM; sau đó xuất cảnh) là người có quyền lợi và

nghĩa vụ liên quan vì cả hai đều không khởi kiện, không bị kiện Bà Luyện đã chuyển

nhượng 350m2 đất của bà Luyện tại số nhà 57B đường Nguyễn Thái Học, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho bà Nga Và bà Nga chuyên nhượng phần đất

350m2 nêu trên cho ông Nguyễn Km Hạnh (cư trú tại Quận 3, TPHCM) Vì vậy, ba

Luyện và bà Nga có liên quan đến việc sử dụng đất của ông Hạnh, ông Ký vì hai bà đã có

5

Trang 7

những giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất với ông Hạnh, ông Ký Do đó, bà Luyện và bà Nga là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tranh chấp này

b Ông Hạnh có thê khởi kiện ở Tòa án nào?

- Thứ nhât, về thâm quyên giải quyết của Tòa án theo vụ việc: Trong vụ việc trên, xét thấy có sự tranh chấp về quyền sở hữu phần đất 350 m2 giữa ông Nguyễn Kim Hạnh và ông Tăng Vĩnh Ký

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 26 BLTTDS 2015 thì đây là tranh chấp về quyền sở hữu tài san, cu thé là tranh chấp về quyền sở hữu phần đất 350 m° Vì vậy đây là tranh chấp về dan sy thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án

- Thứ hai, về thâm quyên giải quyết của Tòa án theo cấp: Xét thấy trong vụ việc trên bà Nga là đương sự trong vụ án, cụ thể là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan Tuy nhiên khi Tòa án thụ lý, bà Nga đã xuât cảnh Vì thê đây là vụ việc có đương sự ở nước ngoài Căn cứ theo Khoản 3 Điêu 35 thì vụ việc có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì không thuộc thâm quyên giải quyết của Tòa án nhân dân cap

Như vậy, trong vụ việc trên Tòa án có thâm quyền giải quyết là Tòa án nơi có bất động

san là đối tượng tranh chấp, cụ thê là Tòa án nhân dân tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu Phân 3 Phân tích án

- Đọc Bản án số 88/2018/DS-PT ngày 02/5/2018 của TAND tính Đồng Nai

- Thực hiện các công việc sau: 1 Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp Theo đơn khởi kiện nộp ngày 09/10/2014, bà Trần Kim N yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất ngày 03/7/2009 giữa bà là bên nhận chuyên nhượng và ông Nguyễn Trung H, bà Đào Thị M là bên chuyển nhượng và bà yêu cầu ông H, bà M trả cho bà số tiền đã nhận là 330.000.000 đồng Theo bà N thì số tiền 330.000.000 đồng là tiền chuyển nhượng đất mà ông H, bà M đã nhận Như vậy, theo yêu

Trang 8

cầu khởi kiện của bà N thì xác định quan hệ tranh chấp là '“Yêu cầu hủy Hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất”

Căn cứ trong bản án và Khoản 3 Điều 26, đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự Vì vậy quan hệ pháp luật tranh chấp là quan hệ trong hợp đồng dân sự, cụ thể là hợp đồng chuyên nhượng quyên sử dụng dat

2 Nêu và bảo vệ cho quan điềm của Tòa án các cập liên quan đên việc xác định thâm quyền giải quyêt tranh chập

Bảo vệ Tòa sơ thâm Tranh chấp hợp dong là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trường hợp một trong các bên trong hợp dong cô tình không thực hiện các nghĩa vụ theo thỏa thuận Giữa bà N và ông H có hợp đồng chuyên nhượng quyền sử dụng đất và tranh chấp phát sinh từ việc bà N không thực hiện đúng nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng, đây vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, do đó đối tượng tranh chấp là hợp đồng và tranh chấp này thuộc khoản 3 điều 26 BLTTDS 2015

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Đất đai 2013: “Tranh chap dat đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai” Và tranh chấp đất đai chủ yếu có ba loại tranh chấp: tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp mục đích sử dụng đất, tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng Còn trong tình huống này quan hệ giữa bà N và ông H là quan hệ hợp đồng Do đó, đây không phải là tranh chấp có bất động sản

Vì vậy, Tòa án nơi bị đơn/nguyên đơn thụ lý là Tòa án thành phố Biên Hòa là đúng với thâm quyền

- Ngoài ra, yêu cầu của bà N đối với Tòa án là xem xét hủy bỏ hợp đồng sang nhượng đất giữa 2 bên và yêu cầu ông H, bà M phải hoàn trả cho bà số tiền đã nhận Xét mục đích khởi kiện của nguyên đơn là muốn hợp đồng bị hủy bỏ đề có thê nhận lại được số tiền của mình, bên cạnh đó ông H cũng khai răng mình không trả số tiền cho bà N vì giữa 2 bên có tồn tại cam kết về khoản tiền này là tiền cọc, nếu bà N không thanh toán đúng hạn thì sẽ mắt tiền cọc đã đưa, đồng thời phía bị đơn cũng cho rằng không đồng ý yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là vi li do nay Co thê thay, yêu cầu khởi kiện của bà N và lí do ông H không đồng ý yêu cầu khởi kiện của bà N đều liên quan đến số tiền bà N đã đưa cho ông H, do đó giữa nguyên đơn và bị đơn đang có sự tranh chấp với nhau về số tiền này, hay có thê nói là về nghĩa vụ hoàn trả sau khi hủy hợp đồng, chứ không phải tranh chấp về quyền

sử dụng đất

Trong bản án, ở phần trình bày của nguyên đơn có đoạn “Sau đó, ông H thay đối ý kiến bao cho bà N biết là chỉ đồng ý tiếp tục sang nhượng cho bà N thửa đất trên nếu bà N chịu tăng giá mua bán lên thành 1,5 tỷ đồng, nhưng bà N không đồng ý” Như vậy đối tượng tranh chấp của 2 bên là giá cả sang nhượng trong hợp đồng Vì thế căn cứ theo Khoản 3

Điều 26 đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự, do đó Tòa phúc thâm xác định đây là tranh

chấp có đối tượng là bất động sản là không có cơ sở

7

Trang 9

Bảo vệ Tòa Phúc thâm

Thứ nhất: Quan hệ tranh chấp của vụ án này là Tranh chấp Hợp đồng chuyên nhượng quyén str dung dat

Trang 5 ban an: “Toa an so tham xac dinh quan hé phap luật là “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất” va “Doi lại tài sản” là không chính xác”

Nguyên đơn bà Trần Kim N có đơn khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyên nhượng quyên sử dụng đất được ký giữa bà và ông Nguyễn Trung H, bà Đào Thị M, ông H bà M phải trả lại cho bà 330.000.000 đồng tiền chuyên nhượng ông H bà M đã nhận Như vậy theo yêu cầu khởi kiện thì đây chỉ là một quan hệ pháp luật là “Yêu cầu hủy hợp đồng chuyền nhượng quyền sử dụng đất", còn đối với yêu câu trả lại số tiền 330.000.000 đồng là số tiền nhận chuyên nhượng nên khi giải quyết nếu hủy hợp đồng chuyên nhượng QSD đất thì đương nhiên phải giải quyết hậu quả của hợp đồng

Tuy nhiên, số tiền 330.000.000 đồng không được xem là tiền đặt cọc, bà N đã giao cho vợ

chồng ông H, bà M số tiền là 330.000.000 đồng để sang nhượng diện tích đất trên chứ

không phải là tiền đặt cọc Tại trang 2, phần nguyên đơn trình bày, bà N xác nhận trả trước cho ông H số tiền 150.000.000đ sau đó do không đủ khả năng thanh toán, cộng dồn nhiều lần trả thêm thì bà N mdi tra cho ông H được 330.000.000đ

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 427 BLDS 2015 về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng “Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chỉ phí bảo quản, phát triển tài sản.” thì việc trả tiền là đương nhiên Vì vậy được xem là một phần của Tranh chấp Hợp dong chuyền nhượng quyền sử dụng đất cho nên sau khi huỷ bỏ hợp đồng thì việc ông H và bà M hoàn trả lại 330.000.000 cho bà N là đúng theo quy định của pháp luật hiện hành

Thứ hai: Cơ quan có thâm quyên xét xử vụ án Trang 5 bản án: “Quan hệ tranh chấp của vụ án này là Tranh chấp hợp đồng chuyên nhượng quyên sử dụng đât Việc Tòa án Biên Hòa thụ lý giải quyết vụ án này là sai thâm quyên do đât mua ban là ở huyện V, phải do Tòa án nhân dân huyện V giải quyết” Hợp đồng chuyên nhượng QSD đất thể hiện điện tích đất chuyển nhượng thuộc xã T,

huyện V, do đó đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản Theo quy định tại điểm c

khoản I điều 39 BLTTDS 2015 “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bát động sản có thấm quyền giải quyết.”

Như vậy thì thâm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân huyện V- nơi có bất động sản chuyền nhượng Tại bản án sơ thấm việc Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý, giải quyết là không đúng thâm quyên, vi phạm nghiêm trọng thu tục tố tụng Do Tòa án nhân dân thành phố Biên Hòa thụ lý sai thâm quyền, xác định quan hệ pháp luật không chính xác nên về đường lối giải quyết là không đảm bảo đúng quy định của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự

Trang 10

3 Xác định vẫn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án

xoay quanh vấn đề pháp lý đó - Vấn để pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên là xác định thâm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án theo lãnh thé

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w