Phân Tích Quyết Định Không Công Nhận Quyết Định Của Trọng Tàinước Ngoài Của Tòa Phúc Thẩm Tòa Án Nhân Dân Tối Cao Tại Thành Phố Hồ Chí Minh Tòa Phúc Thẩm.pdf
Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 22 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
22
Dung lượng
275,77 KB
Nội dung
lOMoARcPSD|38592384 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA LUẬT -o0o - TIỂU LUẬN PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH KHÔNG CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI CỦA TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ("TÒA PHÚC THẨM") SỐ 02/PTDS NGÀY 21/01/2003 ("QUYẾT ĐỊNH 02") TRONG VỤ CÔNG TY TYCO SERVICES SINGAPORE LTD YÊU CẦU CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI ÚC ("VỤ TYCO") Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà Lớp tín chỉ: PLU401(He2022).1 Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Nhật Quỳnh (2014740098) (STT: 80) Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) Tiểu luận PLKDQT lOMoARcPSD|38592384 Vũ Thị Nhật Quỳnh Hà Nội, tháng 7 năm 2022 2 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh MỤC LỤC A LỜI MỞ ĐẦU 4 B NỘI DUNG .5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ 5 1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? 5 2 Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? .5 3 Hình thức Trọng tài trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế .5 3.1 Định nghĩa và đặc điểm .5 3.2 Quy trình .6 3.3 Quy định về Trọng tài trong Pháp luật Việt Nam .7 3.3.1 Các nguồn luật điều chỉn 7 3.3.2 Thẩm quyền của trọng tài 7 3.3.3 Vai trò của Tòa án đối với Trọng tài trong Luật TTTM Việt Nam 7 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH KHÔNG CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI CỦA TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ("TÒA PHÚC THẨM") SỐ 02/PTDS NGÀY 21/01/2003 ("QUYẾT ĐỊNH 02") 10 1 Tóm tắt “Vụ Tyco” 10 1.1 Các bên tham gia vụ việc 10 1.2 Khái quát vụ việc 10 2 Các chi tiết về vụ việc .11 2.1 Phiên tòa sơ thẩm xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài Queensland 11 2.1.1 Ý kiến của Công ty Leighton Contractors (VN).Ltd 11 2.1.2 Ý kiến của Đại diện Viện Kiểm soát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh .12 2.1.3 Nhận định của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 12 2.1.4 Quyết định của Tòa án 15 2.2 Phiên tòa phúc thẩm 15 3 Bình luận và nhận xét .16 CHƯƠNG 3 GIÁI PHÁP DÀNH CHO VIỆT NAM 18 1 Tạo điều kiện khuyến khich sự tham gia của các trọng tài viên và luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài 18 2 Củng cố năng lực của đội ngũ trọng tài viên trong nước và đẩy mạnh đào tạo luật trọng tài .18 3 Tổ chức và tham gia các chương trình Hợp tác quốc tế .18 3 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh 4 Tăng cường năng lực tổ chức và hoạt động của các tổ chức trọng tài .18 C KẾT LUẬN 19 D TÀI LIỆU THAM KHẢO .20 4 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh A LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi năm đổi mới và mở cửa đã có những chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài Chính vì vậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và cần được quan tâm giải quyết kịp thời Căn cứ vào những ưu điểm vượt trội của trọng tài thì phương thức giải quyết tranh chấp này đang được các doanh nghiệp lựa chọn, đặc biệt là đối với các tranh chấp có yếu tố nước ngoài Song thực tiễn áp dụng ở Việt Nam thì vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót Vì vậy, tiểu luận “Phân tích Quyết định không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ("Tòa Phúc thẩm") số 02/PTDS ngày 21/01/2003 ("Quyết định 02") trong vụ Công ty Tyco Services Singapore Ltd yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài Úc ("vụ Tyco")” được nghiên cứu để phần nào tìm hiểu rõ hơn về các vấn đề đã tồn tại trong điều khoản trọng tài và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật tại Việt Nam Tiểu luận sẽ phân tích các chi tiết trong vụ việc và các điều khoản trọng tài và thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài theo pháp luật tại Việt Nam Về cấu trúc, ngoài phần mở đầu, kết luận, và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung tiểu luận được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Phân tích Quyết định không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh ("Tòa Phúc thẩm") số 02/PTDS ngày 21/01/2003 ("Quyết định 02") trong vụ Công ty Tyco Services Singapore Ltd yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài Úc ("vụ Tyco") Chương 3: Giải pháp dành cho Việt Nam Vì kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện nghiên cứu, em có thể còn có những sai sót nhất định, em mong thầy có thể đưa ra những nhận xét góp ý giúp em có thể hoàn thiện được tốt hơn Em xin chân thành cảm ơn thầy! 5 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ 1 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là sự thoả thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán Để đảm bảo an toàn về kinh tế mỗi giao dịch thường được các ban soạn thảo và ký kết các điều khoản hợp đồng mua bán, các bên quy định cụ thể nội dung cũng như dự trù được những rủi ro có thể xảy ra Theo luật thương mại hiện hành: mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất, tái xuất, tạm nhập, tái nhập và chuyển khẩu 2 Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là những mâu thuẫn, bất đồng, xung đột giữa các thương nhân tại các quốc gia khác nhau về việc thực hiện không đúng hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã ghi nhận trong hợp đồng Tranh chấp có thể về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận Hoặc cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng 3 Hình thức Trọng tài trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 3.1 Định nghĩa và đặc điểm Đối với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại: Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba – một trọng tài viên duy nhất hoặc Hội đồng trọng tài Trọng tài do các bên tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp sẽ hoàn toàn độc lập với các bên, đưa ra phán quyết có tính bắt buộc bảo vệ quyền lợi các bên Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua một thủ tục tố tụng chặt chẽ Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các trọng tài viên và các bên đương sự phải tuân thủ đúng trình tự tố tụng mà pháp luật trọng tài, Điều lệ và Quy tắc tố tụng của tổ chức trọng tài đó quy định Kết quả của việc giải quyết tranh chấp tại trọng tài là phán quyết do trọng tài tuyệt đối với các đương sự của vụ tranh chấp Phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp của yếu tố thoả thuận (các đương sự có thể thỏa thuận về nội dung tranh chấp, cách thức giải quyết tranh chấp, luận áp dụng đối với vụ tranh chấp) vừa là sự kết hợp của yếu tố tài phán (có giá trị bắt buộc thi hành đối với các bên) Với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp: 6 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh Trọng tài là tổ chức xã hội – nghề nghiệp do các trọng tài viên tự thành lập nên để giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại Trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước, không do Nhà nước thành lập nên, không hoạt động bằng ngân sách Nhà nước Các trọng tài viên không phải là các viên chức Nhà nước, không do Nhà nước bổ nhiệm và cũng không hưởng lương từ ngân sách Khi xét xử trọng tài không nhân danh Nhà nước để ra phán quyết Quyền lực của trọng tài không tự nhiên mà có, nó xuất phát từ sự thoả thuận của các chủ thể tranh chấp đối với trọng tài Trong tố tụng trọng tài, trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp khi các bên tranh chấp có thỏa thuận lựa chọn trọng tài giải quyết Nếu không có thoả thuận trọng tài trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp về việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình hoặc có những thoả thuận trọng tài vô hiệu thì trọng tài không có thẩm quyền giải quyết Chính các chủ thể tranh chấp, với việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp cho mình đã trao quyền lực xét xử cho trọng tài Nói cách khác, giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhân danh ý chí tối cao của chủ thể tranh chấp mà không nhân danh quyền lực Nhà nước Phán quyết của trọng tài vừa là sự kết hợp giữa ý chí, sự thoả thuận của các bên, vừa mang tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử Tuy nhiên, do trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước như toà án nên phán quyết trọng tài không mang tính quyền lực Nhà nước Phán quyết trọng tài chỉ có giá trị ràng buộc đối với các bên tranh chấp mà không có giá trị ràng buộc với bên thứ ba 3.2 Quy trình Theo quy định của Luật trọng tài thương mại 2010 thì hiện nay nước ta công nhận cả hai loại hình Trọng tài là Trọng tài thường trực và Trọng tài vụ việc Và cả hai hình thức tố tụng Trọng tài này đều có những bước chung sau đây: Khởi kiện và lập hội đồng Trọng tài: • Khởi kiện và lập Hội đồng Trọng tài tại Trung Tâm Trọng Tài • Khởi kiện và lập Hội đồng Trọng tài trong trường hợp giải quyết tranh chấp bằng Hội đồng Trọng tài do các bên tự thành lập • Lựa chọn ngôn ngữ và luật áp dụng: • Chuẩn bị giải quyết tranh chấp • Hoà giải • Mở phiên họp giải quyết vụ tranh chấp • Hội đồng Trọng tài ra quyết định 7 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh 3.3 Quy định về Trọng tài trong Pháp luật Việt Nam 3.3.1 Các nguồn luật điều chỉn Hiện nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định trực tiếp và có liên quan tới việc điều chỉnh hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có thể kể đến như: • Luật trọng tài thương mại năm 2010 • Bộ luật dân sự năm 2015 • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 • Luật thương mại năm 2005 • Luật thi hành án dân sự năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung 1 số điều của Luật thi hành án dân sự năm 2014 • Nghị định số 63/2011/NĐ-CP ngày 28/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật trọng tài thương mại Như vậy, có thể thấy, bên cạnh nguồn luật như các điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế… thì hệ thống văn bản pháp luật quốc gia được ban hành nhằm điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế nói chung và mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng đã tạo ra một hành lang pháp lý đảm bảo cho các hoạt động này diễn ra thuận lợi cũng như vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế 3.3.2 Thẩm quyền của trọng tài Trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại, tranh chấp giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại, trừ trường hợp pháp luật quy định khác và các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài 3.3.3 Vai trò của Tòa án đối với Trọng tài trong Luật TTTM Việt Nam Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài, Tòa án theo quy định Luật TTTM (Điều 2 Luật TTTM và Điều 2 Nghị quyết số 01/2014/NQ-HĐTP ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định Luật Trọng tài thương mại): - Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quy định tại Điều 2 Luật TTTM nếu các bên có thoả thuận trọng tài quy định tại Điều 5 và Điều 16 Luật TTTM, trừ trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này - Khi có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM thì Tòa án yêu cầu một hoặc các bên cho biết tranh chấp đó các bên có thoả thuận trọng tài hay không Tòa án phải kiểm tra, xem xét các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện để xác định vụ tranh chấp đó có thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này hay không Tùy từng trường hợp cụ thể mà Tòa án xử lý như sau: 8 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh Trường hợp tranh chấp không có thoả thuận trọng tài hoặc đã có bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định, phán quyết có hiệu lực pháp luật của Trọng tài xác định vụ tranh chấp không có thỏa thuận trọng tài thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thẩm quyền Trường hợp tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011 (sau đây gọi tắt là BLTTDS) để trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện Trường hợp sau khi thụ lý vụ án Tòa án mới phát hiện vụ tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài không thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện Trường hợp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và Hội đồng trọng tài đang giải quyết vụ tranh chấp thì dù Tòa án nhận thấy tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Trọng tài, không có thỏa thuận trọng tài hoặc tuy đã có thoả thuận trọng tài nhưng thuộc trường hợp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp Tòa án đã thụ lý thì ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án, trừ trường hợp Tòa án thụ lý vụ tranh chấp trước khi có yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp Sau khi có quyết định, phán quyết của Hội đồng trọng tài quy định tại các điều 43, 58, 59 và 61 Luật TTTM mà người khởi kiện có yêu cầu Tòa án giải quyết, thì Tòa án xem xét thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung - Tranh chấp có thỏa thuận trọng tài nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác: Có quyết định của Tòa án huỷ phán quyết trọng tài, hủy quyết định của Hội đồng trọng tài về việc công nhận sự thỏa thuận của các bên; Có quyết định đình chỉ giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài, Trung tâm trọng tài quy định tại khoản 1 Điều 43 các điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều 59 Luật TTTM; Tranh chấp thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 4 Nghị quyết này - Trường hợp các bên vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vừa có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng Tòa án mà các bên không có thỏa thuận lại hoặc thỏa thuận mới về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này mà phát sinh tranh chấp thì xử lý như sau: Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp khi Tòa án chưa thụ lý vụ án quy định tại điểm b khoản 4 Điều này thì Tòa án căn cứ quy định tại Điều 6 Luật TTTM để từ chối thụ lý, giải quyết Trong trường hợp này, khi nhận được đơn khởi kiện Tòa án phải trả lại đơn khởi kiện, nếu đã thụ lý vụ án thì căn cứ quy định tại điểm i 9 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện Trường hợp người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, thì ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xác định một trong các bên đã yêu cầu Trọng tài giải quyết hay chưa Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện mà Tòa án xác định người bị kiện, người khởi kiện đã yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, trường hợp người bị kiện, người khởi kiện chưa yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp thì Tòa án xem xét thụ lý giải quyết theo thủ tục chung Trường hợp Tòa án đã thụ lý vụ án mà phát hiện tranh chấp đã có yêu cầu Trọng tài giải quyết trước thời điểm Tòa án thụ lý vụ án thì Tòa án căn cứ quy định tại điểm i khoản 1 Điều 192 BLTTDS ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án vì không thuộc thẩm quyền của Tòa án, trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu gửi kèm theo đơn khởi kiện 10 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH QUYẾT ĐỊNH KHÔNG CÔNG NHẬN QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI CỦA TÒA PHÚC THẨM TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ("TÒA PHÚC THẨM") SỐ 02/PTDS NGÀY 21/01/2003 ("QUYẾT ĐỊNH 02") 1 Tóm tắt “Vụ Tyco” 1.1 Các bên tham gia vụ việc Bên yêu cầu thi hành: Công ty Tyco services Singapore Pte Ltd (sau đây gọi tắt là Công ty Tyco), có địa chỉ trụ sở tại: 10 Pandan Crescent #03-01 UE Tech Park, Singapore 128466 Bên bị yêu cầu thi hành: Công ty Leighton Contractors (VN) LTD (sau đây gọi tắt là HVT) (Trước đây là công ty TNHH Tư vấn & xây dựng HảI Vân Thiess), có địa chỉ trụ sở tại: 123 Lê Lợi, Quận I, Tp Hồ Chí Minh 1.2 Khái quát vụ việc Ngày 17 tháng 10 năm 1995, công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd (có trụ sở chính tại số 10 Pandan Crescent #03-01 UE Tech Park, Singapore 128466) ký kết với công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess (gọi tắt là HVT), nay đổi là công ty Leighton Contractors(VN) Ltd một "Thoả thuận liên doanh Thiess - Tyco" Theo thoả thuận này công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess là đơn vị được cấp giấy phép đầu tư theo pháp luật Việt Nam có tư cách pháp nhân làm "đơn vị dự thầu" xây dựng khách sạn Indochina Beach tại Đà Nẵng, Việt Nam cho chủ đầu tư là công ty liên doanh khách sạn Indochina (một pháp nhân thành lập theo pháp luật Việt Nam), nếu công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess trúng thầu hợp đồng thì hai bên cùng nhau hợp tác thực hiện dự án trên cơ sở phân chia công việc và dịch vụ cụ thể “Thỏa thuận liên doanh Thiess - Tyco " có điều khoản về trọng tài quy định rằng: "Trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa các bên theo thoả thuận, tranh chấp đó sẽ được đưa ra xét xử bởi một trọng tài độc lập theo yêu cầu của một trong hai bên đã gửi thông báo, trọng tài này sẽ được bổ nhiệm bởi vị Chủ tịch của Viện các Kỹ sư ở Úc Việc xét xử sẽ diễn ra tại bang Queensland theo luật của bang Queensland điều chỉnh và diễn giải” Thực hiện "Thỏa thuận liên doanh Thiess - Tyco" các bên có phát sinh tranh chấp Do các bên không đạt được sự thỏa thuận trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp, ngày 30/07/1998 công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd gửi thông báo cho công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess xác định các cố gắng giải quyết tranh chấp đã không thành và sau đó họ đã khởi kiện vụ việc tranh chấp ra Trọng tài bang Queensland, nước Úc Ngày 09 tháng 4 năm 2000, Trọng tài bang Queensland ban hành hai phán quyết trọng tài như sau: Đối với vụ kiện, trong đó công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess là nguyên đơn, trọng tài bang Queensland phán quyết công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess thua kiện, buộc công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess phải trả cho công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd một khoản tiền là 60.000,00 Đôla Mỹ; và 263.320,00 Đô La Úc 11 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh Đối với vụ kiện, trong đó công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd là nguyên đơn, trọng tài bang Queensland phán quyết có lợi cho Tyco, buộc công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess phải trả cho công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd một khoản tiền là 1.805.342,37 Đôla Mỹ; và 526.641,00 Đô La Úc Tổng số tiền mà Trọng tài bang Queensland buộc công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess phải trả cho công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd trong hai vụ kiện là 1.865.342,37 Đôla Mỹ; và 789.961,00 Đô La Úc Các khoản tiền này không được công ty Leighton Contractors VN- Ltd (công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess chuyển đổi thành công ty Leighton Contractors (VN) Ltd) thực hiện dù đã được công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd nhiều lần nhắc nhở và yêu cầu thanh toán Do công ty Leighton Contractors (VN).Ltd không thực hiện thanh toán, công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd đã nộp đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài đến Bộ Tư pháp Việt Nam Nội dung đơn đề nghị Toà án Việt Nam công nhận và chấp thuận cho thi hành tại Việt Nam hai phán quyết của Trọng tài bang Queensland, buộc công ty Leighton Contractors (VN).Ltd phải thực hiện nghiêm túc theo phán quyết trọng tài Toà án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã thụ lý đơn của Tyco Services Singapore Pte.Ltd Ngày 03/5/2002, Tòa đã ra Quyết định số 50/QĐMPT mở phiên tòa xét đơn yêu cầu vào hồi 8 giờ 00 ngày 23 tháng 5 năm 2002 Hội đồng xét xử sơ thẩm Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, bằng Quyết định số 82/QĐ - XĐTT ngày 23 tháng 5 năm 2002 đã công nhận và cho thi hành tại Việt Nam cả hai phán quyết nêu trên của Trọng tài bang Queensland, Cộng hòa Úc Theo kháng cáo của bên bị thi hành là Công ty Leighton, ngày 21 tháng 1 năm 2003, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử và ra Quyết định số 02/PTDS bác bỏ Quyết định số 82/QĐ-XĐTT của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh 2 Các chi tiết về vụ việc 2.1 Phiên tòa sơ thẩm xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành phán quyết của Trọng tài Queensland 2.1.1 Ý kiến của Công ty Leighton Contractors (VN).Ltd Hợp đồng liên doanh do HVT và Tyco ký ngày 17 tháng 10 năm 1995 không được Bộ kế hoạch và Đầu tư phê duyệt nên vô hiệu theo pháp luật Việt Nam Tyco không có năng lực để ký hợp đồng liên doanh, vì Tyco không có giấy phép nhà thầu nước ngoài của Bộ xây dựng Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 08/BXD-CSXD ngày 30/3/1995 của Bộ xây dựng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việc Tyco không có năng lực ký kết hợp đồng liên doanh cũng dẫn đến hợp đồng liên doanh bị vô hiệu Nếu chấp nhận hợp đồng vô hiệu để công nhận và cho thi hành 2 phán quyết của Trọng tài bang Queensland theo yêu cầu của Tyco là trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Hợp đồng liên doanh giữa Công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd với Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess không phải là một "quan hệ thương mại" nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài 12 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh nước ngoài Do đó 2 phán quyết của Trọng tài bang Queensland không thể công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Phán quyết của Trọng tài bang Queensland đã tự đặt thêm điều khoản vào hợp đồng liên doanh là vi phạm nguyên tắc tự do thỏa thuận của pháp luật Việt Nam Phán quyết của Trọng tài bang Queensland đã vi phạm về thủ tục tố tụng, có tính thiên vị và không công bằng đối với Leighton Contractors (VN).Ltd Vì những lý do trên, Leighton Contractors (VN).Ltd đề nghị Toà án bác đơn yêu cầu của Tyco theo Điều 16 của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài 2.1.2 Ý kiến của Đại diện Viện Kiểm soát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam 2 phán quyết của Trọng tài bang Queensland - Úc, theo yêu cầu của công ty Tyco Services thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Căn cứ các chứng cứ có trong hồ sơ kèm theo đơn yêu cầu của Tyco và phần trình bày ý kiến của Công ty Leighton, VKS nhận thấy 2 phán quyết của Trọng tài bang Queensland-Úc không thuộc các trường hợp không được công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài theo quy định tại Điều 16 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài Đề nghị Hội đồng xét đơn yêu cầu, xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 2 phán quyết của Trọng tài bang Queensland theo đơn yêu cầu của Công ty Tyco 2.1.3 Nhận định của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Về ý kiến số 1 của Công ty Leighton Contractors (VN).Ltd Trước hết cần phải xác định rằng việc xem xét hợp đồng vô hiệu hay không vô hiệu là xem xét đến nội dung vụ tranh chấp Theo quy định tại Điều 15.4 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, Hội đồng xét đơn yêu cầu không xét xử lại vụ tranh chấp đã được trọng tài bang Queensland giải quyết Do đó vấn đề hợp đồng vô hiệu theo lập luận của công ty Leighton Contractors (VN).Ltd sẽ không được hội đồng xét đơn yêu cầu chấp thuận Tuy nhiên cũng cần phân tích để thấy rõ thêm về lập luận của công ty Leighton Contractors (VN).Ltd Về chủ thể ký kết hợp đồng, hợp đồng liên doanh được ký kết giữa HVT (một pháp nhân kinh tế của Việt Nam) với Tyco (một pháp nhân của nước ngoài, không có trụ sở tại Việt Nam) Căn cứ quy định tại Điều 43 Pháp lệnh hợp đồng kinh tế: "Các quy định của Pháp lệnh này được áp dụng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng giữa pháp nhân Việt Nam với tổ chức cá nhân nước ngoài tại Việt Nam" Như vậy hợp đồng liên doanh ký ngày 17/10/1995 giữa HVT và Tyco không thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh hợp đồng kinh tế, nên không được áp dụng Điều 8 của pháp lệnh để xem xét tính vô hiệu của hợp đồng Đặt giả thiết hợp đồng liên doanh thuộc phạm vi điều chỉnh của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, thì việc kết luận hợp đồng là vô hiệu phải thuộc thẩm quyền của Trọng tài kinh tế Việt Nam 13 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh (nay được hiểu là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh tế như Toà án, các Trung tâm Trọng tài tại Việt Nam) Nhưng theo sự thỏa thuận của các bên tại Điều 27.1 thì hợp đồng liên doanh sẽ do luật hiện hành của bang Queensland, Úc điều chỉnh và diễn giải; và tại Điều 28.2 thì các cơ quan Toà án và Trung tâm Trọng tài kinh tế tại Việt Nam lại không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này Nếu cho rằng hợp đồng liên doanh như là một giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì với lập luận của Leighton, hợp đồng liên doanh bị vô hiệu về mặt hình thức (Hợp đồng không được Bộ kế hoạch và đầu tư phê duyệt, Tyco không có giấy phép của nhà thầu nước ngoài do Bộ xây dựng Việt Nam cấp) Trường hợp hợp đồng vô hiệu về mặt hình thức theo quy định tại Điều 139 - Bộ luật dân sự Việt Nam thì Leighton có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu Nhưng thời hạn yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật dân sự Việt Nam là một năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập Hợp đồng liên doanh được ký ngày 17/10/1995 Thời hạn để HVT thực hiện yêu cầu của mình đối với Tòa án đến ngày 17/10/1996 Quá thời hạn này vấn đề vô hiệu của hợp đồng liên doanh không còn được Tòa án xem xét và tuyên bố nữa Như vậy, Leighton không thể tự tuyên bố hợp đồng liên doanh là vô hiệu để từ đó lập luận rằng công nhận và cho thi hành hợp đồng vô hiệu tại Việt Nam là trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam Leighton cho rằng hợp đồng liên doanh không phải là một "quan hệ thương mại" do đó phán quyết của Trọng tài bang Queensland không thể công nhận và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định tại Điều 1- Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 27/9/1995, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1996 Vào thời điểm này Việt Nam chưa có Luật thương mại, (Luật thương mại được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 23/05/1997, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1998), chưa có cơ sở để phân định rõ hành vi kinh doanh của doanh nghiệp có phải là kinh doanh thương mại hay không Chỉ đến khi có Luật thương mại thì hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mới có căn cứ để được phân định là hành vi kinh doanh thương mại (Điều 45 Luật thương mại xác định 14 hành vi thương mại do Luật thương mại điều chỉnh) Hợp đồng liên doanh giữa Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess với Công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd được ký kết vào thời điểm Việt Nam chưa có Luật thương mại Vì vậy, không thể căn cứ vào Luật thương mại để cho rằng hợp đồng liên doanh giữa Công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess với Công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd không phải là "quan hệ thương mại" để lập luận phán quyết của Trọng tài bang Queensland không được áp dụng Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài Leighton cho rằng phán quyết của Trọng tài bang Queensland đã tự tiện đặt thêm điều khoản vào hợp đồng liên doanh, vi phạm nguyên tắc tự do thỏa thuận của pháp luật Việt Nam Lý do để Leighton đưa ra ý kiến trên là do Trọng tài bang Queensland đã phán quyết buộc HVT phải trả cho Tyco số tiền thiệt hại là 116.738,37 USD, liên quan đến khoản tiền bảo đảm của Ngân hàng đã bảo lãnh cho Tyco trong việc thực hiện hợp đồng liên doanh Công ty Leighton 14 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh Contractors (VN).Ltd cho rằng phán quyết này dựa trên cơ sở Trọng tài bang Queensland tự đặt ra điều khoản cho rằng HVT không có quyền yêu cầu Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh đối với bảo lãnh cho HVT Nhận thấy vấn đề có liên quan đến ý kiến trên đây của Leighton thuộc phạm vi nội dung của tranh chấp hợp đồng liên doanh mà Trọng tài bang Queensland đã phán quyết, căn cứ quy định tại Điều 15.4 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài Hội đồng xét đơn yêu cầu không có thẩm quyền xét xử lại vụ tranh chấp Vì vậy ý kiến của Leighton không được Hội đồng xét đơn (HĐXĐ) yêu cầu chấp nhận giải quyết Công ty Leighton cho rằng trong phán quyết của Trọng tài bang Queensland - Úc có tính thiên vị và không công bằng đối với HVT (nhà thầu) Cụ thể là phán quyết đã áp dụng sai lầm điều luật mẫu của UNCITRAL Trọng tài viên đòi hỏi vô lý việc đặt cọc tiền phí với số tiền quá lớn và đã thiên vị làm thiệt hại nhà thầu khi thấy tiền phí không được thanh toán đủ Trọng tài viên đã không xem xét và kiểm tra cẩn thận các khiếu nại của từng bên, đã không đến hiện trường và không kiểm tra để chắc chắn rằng luật pháp Việt Nam đã được tuân thủ Trên cơ sở lập luận này, Leighton cho rằng theo Điều 16.1 của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài thì phán quyết của Trọng tài bang Queensland - Úc không thể được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam vì đã có những vi phạm về thủ tục HĐXĐ nhận thấy việc Trọng tài bang Queensland áp dụng luật để phán quyết vụ kiện là phù hợp với sự thoả thuận của hai bên tại Điều 27.1 và Điều 28.2 của hợp đồng liên doanh Điều này cũng đã được Toà án tối cao Queensland nhận định và phán quyết bằng bản án ngày 15/3/1999 về vụ kiện theo đơn khởi kiện của HVT yêu cầu huỷ bỏ tư cách tố tụng của Trọng tài viên - Ông AAde Fina Đối với vụ kiện này HVT bị Toà án tối cao Queensland bác đơn kiện Về yêu cầu của Trọng tài viên đối với HVT phải nộp tiền bảo đảm phí trọng tài và việc Trọng tài viên bị HVT cho là thiên vị Vấn đề này được nhìn nhận như sau: Trong quá trình trọng tài viên giải quyết vụ kiện, vào thời điểm tháng 3/1999 HVT có phản đối về vấn đề yêu cầu đóng tiền bảo đảm phí nhưng cuối cùng HVT cũng đã đồng ý các điều kiện của Trọng tài viên, trong đó có yêu cầu về việc đóng tiền bảo đảm phí của Trọng tài viên (HVT đã thanh toán 30.000 đô la úc để trang trải tiền phí), HVT không có phản đối nào đối với Trọng tài viên về việc này nữa Mặt khác, theo thoả thuận tại Điều 28.3 của hợp đồng liên doanh: "Chi phí hợp lý cho việc xét xử sẽ được trả do các Trọng tài viên quyết định", Trọng tài viên đã sử dụng quyền hạn của mình trong phán quyết vụ kiện theo nội dung thỏa thuận trên - Công ty Leighton đặt vấn đề đến sát lúc phán xử Trọng tài viên đòi hỏi mỗi bên nộp 65.000 USD với lý do trang trải chi phí, phí tổn sẽ phát sinh Vị Trọng tài viên cũng lệnh cho bên bị yêu cầu thi hành nộp 300.000 đô la Úc làm bảo đảm cho việc trang trải các chi phí phát sinh với bên yêu cầu thi hành Và HVT từ chối nộp khoản tiền này Vì vậy Trọng tài viên đã thiên vị chống lại nhà thầu (HVT) do việc ông ta đòi hỏi sai trái việc đặt cọc các khoản phí quá cao nhưng không được nhà thầu (HVT) đáp ứng - Đại diện cho Tyco không thừa nhận có sự kiện này Leighton cũng không có bằng chứng để chứng tỏ vị Trọng tài viên đã yêu cầu mỗi bên nộp 65.000 USD trước lúc phán xử, cũng như việc buộc HVT phải nộp 300.000 đô la Úc Như vậy, sự kiện mà Công ty Leighton nêu ra để cho rằng Trọng tài viên thiên vị chống lại nhà thầu (HVT) là không có cơ sở đề xác định 15 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh Công ty Leighton cho rằng Trọng tài viên đã không xem xét và kiểm tra cẩn thận các khiếu nại của từng bên và đã không đến hiện trường, không kiểm tra để chắc chắn rằng luật pháp Việt Nam đã được tuân thủ Về vấn đề này, Hội đồng xét đơn yêu cầu chỉ có thể xem xét theo quy định tại Điều 16.d Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài, đối với phán quyết của Trọng tài bang Queensland – Úc xem có điểm nào không phù hợp với thỏa thuận Trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của Trọng tài được tuyên Với chứng cứ có trong hồ sơ, Hội đồng xét đơn yêu cầu nhận thấy không có sự vi phạm nào về thủ tục giải quyết của Trọng tài bang Queensland- Úc Từ những nhận định trên và căn cứ các chứng cứ có tại hồ sơ, Hội đồng xét đơn yêu cầu nhận thấy không có căn cứ để cho rằng 2 phán quyết của Trọng tài bang Queensland -Úc thuộc các trường hợp không công nhận quyết định của Trọng tài nước ngoài theo quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài Như vậy yêu cầu của Tyco đối với Toà án về việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam 2 phán quyết của Trọng tài bang Queensland là có cơ sở để chấp nhận Đề nghị của Leighton đối với Toà án về việc bác đơn yêu cầu của Tyco là không có căn cứ theo quy định của Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam phán quyết của Trọng tài nước ngoài nên không được chấp nhận 2.1.4 Quyết định của Tòa án Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hai phán quyết ngày 09/04/2000 của trọng tài bang Queensland, Cộng hòa Úc Đối với vụ kiện, trong đó công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess là nguyên đơn, trọng tài bang Queensland phán quyết công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess thua kiện, buộc công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess phải trả cho công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd một khoản tiền là 60.000,00 Đôla Mỹ; và 263.320,00 Đô La Úc Đối với vụ kiện, trong đó công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd là nguyên đơn, trọng tài bang Queensland phán quyết có lợi cho Tyco, buộc công ty TNHH Tư vấn và xây dựng Hải Vân Thiess phải trả cho công ty Tyco Services Singapore Pte.Ltd một khoản tiền là 1.805.342,37 Đôla Mỹ; và 526.641,00 Đô La Úc 2.2 Phiên tòa phúc thẩm Theo kháng cáo của bên bị thi hành là Công ty Leighton, ngày 21 tháng 1 năm 2003, Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử và ra Quyết định số 02/PTDS bác bỏ Quyết định số 82/QĐ-XĐTT của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Hội đồng xét xử đã áp dụng điểm b, khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài Hai lý do mà Toà án nhân dân Tối cao đưa ra để bác bỏ Quyết định sơ thẩm của Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội là: Thứ nhất, Hội đồng xét xử cho rằng giữa TYCO và Leighton không có “quan hệ thương mại”, với lý do là hoạt động xây dựng không phải là một “hành vi thương mại”, do đó không thuộc phạm vi được xét công nhận và cho thi hành theo Pháp lệnh về công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài năm 1995 16 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh Thứ hai, Hội đồng xét xử cho rằng việc công nhận Quyết định của Trọng tài Bang Queensland là trái pháp luật Việt Nam vì TYCO ký kết hợp đồng với Leighton khi không có giấy phép của Bộ Xây dựng, từ đó nhận định hợp đồng đó là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng tới lợi ích của nước CHXHCN Việt Nam và không được pháp luật Việt Nam bảo vệ Toà án đã áp dụng điểm b, khoản 2 Điều 16 Pháp lệnh năm 1995, không công nhận phán quyết trọng tài của nước ngoài do “việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam Quyết định của trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.” 3 Bình luận và nhận xét Quyết định số 82/QĐ-XĐTT của Toà án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh được coi như một bước tiến trong hoạt động công nhận và thi hành tại Việt Nam Quyết định của Trọng tài nước ngoài sau một số vụ Toà án không công nhận các Quyết định của Trọng tài Liên bang Nga, nhưng Quyết định số 02 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã làm tiêu tan kỳ vọng trong giới đầu tư nước ngoài về hiệu lực của các phán quyết trọng tài nước ngoài tại Việt Nam Phát biểu về vụ việc này, Ông Sesto Vecchi - luật sư trưởng của Chi nhánh Văn phòng Luật Russin & Vecchi tại Việt Nam nói: “So với Quyết định của Tòa Kinh tế Toà án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận phán quyết của trọng tài nước ngoài, Quyết định của toà án nhân dân tối cao rõ ràng là một bước thụt lùi lớn cho Việt Nam Theo cách định nghĩa của Toà án nhân dân tối cao về Hợp đồng thương mại, Toà đã làm mất đi tính hiệu lực của các điều khoản xét xử bằng trọng tài của hàng trăm hợp đồng liên doanh, hợp đồng vay vốn, hợp đồng dịch vụ và các hợp đồng khác bởi vì loại hợp đồng này không bao giờ đáp ứng được cách định nghĩa hạn chế của Tòa về một hành vi thương mại” Về phía Chủ tịch Phòng Thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh - Ông Walter Bolocker đã nhấn mạnh thêm nhận định của Ông Sesto Vecchi: “Việc chọn cách xét xử bằng trọng tài nước ngoài đối với các nhà đầu tư là rất quan trọng Quyết định của Toà dường như trái ngược với chính sách lâu nay của Chính phủ Việt Nam là ủng hộ việc xét xử bằng trọng tài nước ngoài” Nhìn vụ việc dưới góc độ một chuyên gia pháp lý, bà Đặng Hoàng Oanh công tác tại Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp khẳng định rằng phán quyết của Tòa án nhân dân tối cao là sai pháp luật, làm tổn hại đến quyền lợi của đối tác kinh doanh nước ngoài, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Việt Nam Nguyên nhân của bản án sai trái này là do các quy định chưa hoàn thiện của pháp luật Việt Nam, và việc giải thích, áp dụng chưa chính xác của Toà án Việt Nam về pháp luật cũng như điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã gia nhập, cụ thể là Pháp lệnh năm 1995 và Công ước năm 1958 của Liên hợp quốc về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài Là người đã từng tham gia soạn thảo và hướng dẫn thi hành các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tư pháp quốc tế nói chung và công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài nói riêng, tác giả xin mạnh dạn đưa ra các kiến nghị dưới đây về hoàn thiện thể chế và các thiết chế thực thi pháp luật, nhằm hạn chế và tiến tới loại bỏ hẳn những sai lầm và hậu quả đáng tiếc trong thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án Việt Nam như trong Vụ TYCO nêu trên Tóm lại, có thể nhận xét về Quyết định số 02 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau: Thứ nhất, Toà án đã không xem xét đến những yếu tố liên quan trực tiếp đến PL mà chỉ dựa vào các VBQPPL khác để giải thích thuật ngữ “thương mại”; thứ hai, với việc chỉ dựa vào các Nghị định nói trên để giải thích PL, Tòa án đã không xem xét 17 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh đến "tính quốc tế" của các quy định trong Pháp lệnh này; thứ ba, Tòa Phúc thẩm đã không chỉ ra được việc công nhận và cho thi hành các QĐTTNN là trái với nguyên tắc cơ bản nào của pháp luật Việt Nam; và cuối cùng là cách hiểu của Tòa Phúc thẩm về thuật ngữ “những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” không phù hợp với thực tiễn thi hành Công ước New York ở các nước trên thế giới Như vậy, Phán quyết của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh chính là một bước lùi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của Việt Nam 18 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Tiểu luận PLKDQT Vũ Thị Nhật Quỳnh CHƯƠNG 3 GIÁI PHÁP DÀNH CHO VIỆT NAM 1 Tạo điều kiện khuyến khich sự tham gia của các trọng tài viên và luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài Bộ Tư pháp nên có các chính sách nhằm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các trọng tài viên nước ngoài và luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài như: Ban hành văn bản chính thức cho phép luật sư nước ngoài được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tại trọng tài; Các trung tâm trọng tài cần tích cực tuyên truyền và quảng bá hình ảnh trung tâm của mình, tích cực tham gia các diễn đàn chuyên môn quốc tế, chủ động liên lạc với các trọng tài viên nước ngoài có danh tiếng để mời họ tham gia danh sách trọng tài viên của trung tâm 2 Củng cố năng lực của đội ngũ trọng tài viên trong nước và đẩy mạnh đào tạo luật trọng tài Hướng đến những mục tiêu lâu dài hơn, nhằm tạo ra một thế hệ học giả có thể viết ra những nghiên cứu chuyên sâu về trọng tài thương mại phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam hay một thế hệ luật sư có thể trợ giúp doanh nghiệp khi tham gia tố tụng trọng tài quốc tế Nên cân nhắc bổ sung môn học Luật trọng tài như là một môn học độc lập trong chương trình đào tạo bậc đại học Luật - ít nhất là đối với các khoa/tổ bộ môn về luật kinh tế/thương mại hay luật quốc tế 3 Tổ chức và tham gia các chương trình Hợp tác quốc tế Bộ tư pháp nên sớm có đề xuất với Chính phủ để cử đại diện tham gia Nhóm làm việc số II về Trọng tài và Hòa giải của Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên Hiệp Quốc (UNCITRAL) để tiếp cận với sự phát triển mới nhất của Luật trọng tài và hòa giải quốc tế Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam – VCCI (cùng Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam – VIAC) cử đại diện tham gia Ủy ban quốc gia của Phòng thương mại quốc tế (ICC) để có quyền đề cử Trọng tài viên trong các vụ việc thuộc thẩm quyền tài phán của Tòa trọng tài ICC Khuyến khích các Trọng tài viên Việt Nam tham gia các tổ chức xã hội nghề nghiệp của Trọng tài viên quốc tế 4 Tăng cường năng lực tổ chức và hoạt động của các tổ chức trọng tài Các trung tâm trọng tài Việt Nam cũng cần chủ động hơn nữa trong việc quảng bá hình ảnh của mình đối với các doanh nghiệp trong nước cũng như thị trường quốc tế thông qua việc tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, tuần lễ trọng tài, công bố các số liệu về giải quyết tranh chấp tại trung tâm, minh bạch về chức năng và nhiệm vụ của các phòng Ban, bộ phận chuyên trách của trung tâm 19 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com) lOMoARcPSD|38592384 Vũ Thị Nhật Quỳnh Tiểu luận PLKDQT 20 Downloaded by Huyen DO (tailieuso.16@gmail.com)