1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn luật tố tụng dân sự bài tập nghiên cứu chuyên đề hòa giải

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hòa giải trong vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành sau khi thụ lý vụ án, để giải quyết vụ án, tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu

Trang 1

Q TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HCM 9 Ngô Quang Vinh - 2253801011345

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BÀI TẬP NGHIÊN CỨU CHUYÊN ĐỀ HÒA GIẢI

GVHD: Ths Phan Nguyễn Bảo Ngọc

Trang 2

Mục lục

Đề bài 1

PHẦN I: SO SÁNH CHUNG 2

A.HÒA GIẢI LAO ĐỘNG (Hòa giải viên lao động và Hòa giải bởi Trọng tài viên lao động) 2

B.HÒA GIẢI TẠI TÒA ÁN TRONG QUÁ TRÌNH TỐ TỤNG SAU KHI TÒA ÁN THỤ LÝ 2

PHẦN II: PHÂN TÍCH HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 5

A.HÒA GIẢI LAO ĐỘNG 5

1.Nhận xét việc hòa giải trong tố tụng dân sự 7

a.Về nguyên tắc tiến hành hòa giải 8

b.Về hình thức tiến hành hòa giải 8

c.Về thành phần phiên tòa 9

ii

Trang 4

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Căn cứpháp lý

khoản 1 Điều 95 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

-Khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải đối thoại tại Toà án 2020 -Điều 10 Luật TTDS 2019.

Phạm vihòa giải

Thực hiện nhiệm vụ hòa giải do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động.

Hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) và đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định.

Bảnchất

Hòa giải lao động là một bước giải quyết tranh chấp lao động bắt buộc theo pháp luật Việt Nam Hòa giải lao động là việc một chủ thể thứ ba, hòa giải viên lao động,

Hòa giải là một chế định quan trọng trong tố tụng dân sự; là một trong các thủ tục tố tụng quan trọng, bắt buộc trong quá trình giải quyết các vụ, việc về dân sự 2

Trang 6

tham gia vào giải quyết tranh chấp lao động giữa các bên trong quan hệ lao động để hỗ trợ các bên trong quá trình đàm phán nhằm hướng tới mục đích cuối cùng để giúp giải quyết mâu thuẫn của hai bên chủ thể.

tại Toà án Hòa giải trong vụ án dân sự là hoạt động tố tụng do tòa án tiến hành sau khi thụ lý vụ án, để giải quyết vụ án, tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án

1 Hòa giải viên lao động 2 Hội đồng trọng tài lao

3 Tòa án nhân dân.

1 Hòa giải viên.

Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên sẽ lập biên bản hòa giải thành có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động Nếu các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét Nếu các bên nhất trí với phương án hòa giải mà hòa giải viên đưa ra thì lập biên bản hòa giải thành Nếu hai bên không chấp nhận phương án hòa giải hoặc một bên trong hai bên đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý

Đối với hoạt động hòa giải do Tòa án tiến hành thì nếu hòa giải thành thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành hoặc được ghi rõ vào biên bản phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm Sau đó, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hoặc hội đồng xét xử sơ thẩm, phúc thẩm ra quyết định công nhận Quyết định công nhận thỏa thuận của Tòa án có hiệu lực sau khi ban hành, không bị kháng cáo hoặc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và có giá trị pháp lý bắt buộc các bên đương sự, cơ quan 3

Trang 7

do chính đáng thì hòa giải viên lập biên bản hòa giải không thành, có chữ ký của các bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động

hữu quan phải chấp hành và thi hành Nếu hòa giải không thành thì đưa vụ án ra xét xử hoặc tiếp tục xét xử vụ án

Đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở: Nếu hòa giải thành, các bên có thể thỏa thuận lập văn bản hòa giải thành; nếu hòa giải không thành thì các bên có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật

Còn đối với hoạt động hòa giải trong giải quyết các tranh chấp đất đai: Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nếu hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận; nếu hòa giải không thành thì chuyển hồ sơ cho Tòa án tiếp tục giải quyết theo thẩm quyền.

4

Trang 8

- Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn không gò bó và tiết kiệm được thời gian.

- Chi phí thấp, dễ dàng trong việc di chuyển để tiến hành hòa giải.

- Các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bên thứ ba có thẩm quyền hòa giải tranh chấp lao động làm trung gian hòa giải theo Điều 187 BLLĐ 2019 cũng như địa điểm tiến hành hòa giải để thuận tiện cho các bên.

- Hòa giải mang tính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ vì lợi ích của cả hai bên nên nhìn chung ít gây hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên.

- Có thể giữ được bí mật kinh doanh và vấn đề lao động đang tranh chấp - Hình thức giải quyết khép kín, không công khai có thể nảy sinh những tiêu

cực, trái pháp luật

- Thiếu tính minh bạch trong việc hoà giải và ra các quyết định.

- Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sự nhất trí của các bên (nếu một trong các bên không đồng ý thì việc hòa giải sẽ không thể diễn ra), hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp Thỏa thuận hòa giải không có tính bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hay của tòa án - Quyền lợi của người lao động sẽ không được bảo đảm, vì thoả thuận hoà giải

không có tính bắt buộc thi hành nên có thể không vận dụng các quy định của BLLĐ 2019 để mang lại các quyết định mang tính có lợi nghiêng về phía người lao động.

5

Trang 9

- Nếu hoà giải không thành, các bên có thể sẽ phải tiếp tục yêu cầu Tòa án giải quyết theo Điều 188 BLLĐ 2019 khiến cho quá trình tố tụng kéo dài, tốn thời gian và chi phí.

- Giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án dân sự tranh chấp.

- Các bên đương sự tự lựa chọn phương cách giải quyết tranh chấp, bao gồm các phương cách mà tòa án không định đoạt được Các đương sự chủ động lựa chọn phương án giải quyết tranh chấp cho mình chứ không phải là quyết định của Thẩm phán hay Hội đồng xét xử.

- Bảo đảm bí mật của vụ việc; và danh tiếng các bên tranh chấp.

- Chi phí giải quyết tranh chấp thấp Nếu các bên thỏa thuận được trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm thì giảm được 50% án phí mức án phí sơ thẩm giải quyết theo thủ tục thông thường (khoản 3 Điều 147 BLTTDS) - Về mặt pháp lý thì việc thỏa thuận giữa các bên thông qua việc hòa giải được

pháp luật ghi nhận, có giá trị thi hành như một bản án

- Chỉ có thể hòa giải nếu cả hai bên cùng thống nhất để đưa ra phương án hòa giải và có thiện chí hòa giải.

- Không thể hòa giải nếu một trong hai bên đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt

- Do phải thống nhất để đưa ra phương án hòa giải nên nguyên đơn có thể phải chia sẻ một phần lợi ích với bị đơn.

- Nếu đã thống nhất về việc hòa giải và Tòa án đã ban hành Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, các bên sẽ không thể tiến hành khởi kiện đối với các yêu cầu đã được tòa án giải quyết.

6

Trang 10

- Thứ nhất, cần bổ sung những quy định đảm bảo thực hiện các biên bản hòa giải thành của hòa giải viên lao động khi đến thời hạn mà các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nội dung đã thống nhất

- Thứ hai, cần có các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo thực hiện biên bản hòa giải thành, như vậy sẽ góp phần nâng cao uy tín và vai trò của hòa giải viên lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm của chính các bên tranh chấp khi hòa giải.

- Thứ ba, cần có các quy định bổ sung rõ ràng về quyền hạn, cách thức để hòa giải viên lao động thực hiện tốt việc tiến hành xác minh thu thập chứng cứ, tạo điều kiện cho hòa giải viên lao động tiếp cận trực tiếp những thông tin quan trọng để có cơ sở pháp lý hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp lao động hiệu quả Đồng thời, quy định trách nhiệm bảo mật thông tin của hòa giải viên đối với các thông tin mà họ có được trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

- Thứ tư, cần có quy định về cơ chế hoạt động của các hòa giải viên lao động chuyên trách để tiến tới phát triển đội ngũ hòa giải viên lao động theo hướng chuyên nghiệp hơn, có thể coi đây như một nghề chứ không phải một chức danh hành chính như hiện nay.

- Thứ năm, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động, người sử dụng lao động về cơ chế hòa giải viên lao động và đội ngũ hòa giải viên để họ biết đồng thời hiểu hơn về cơ chế này, để có thể nhanh chóng tiếp cận khi cần hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động.

Hòa giải lao động là một phương thức giải quyết tranh chấp lao động có nhiều ưu điểm so với các phương thức khác Vì vậy, cần phải đẩy mạnh cơ chế hòa giải, để thông qua đó có thể nhanh chóng giải quyết các xung đột phát sinh, duy trì ổn định quan hệ lao động, nâng cao vai trò, vị thế

7

Trang 11

của hòa giải viên lao động, đồng thời giảm áp lực cho hệ thống cơ quan tài phán

Dựa trên quy định của pháp luật tố tụng dân sự quy định hòa giải được tiến hành theo nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, nội dung thỏa thuận không trái pháp luật, đạo đức xã hội Quy định này cần bổ sung thêm nguyên tắc bình đẳng và trung thực Vì trong đời sống xã hội, thỏa thuận về giải quyết tranh chấp trong hòa giải không phải lúc nào cũng được phân định một cách rõ ràng như luật định mà còn có sự nhường nhịn, bao dung, có lý, có tình Sự khác nhau về địa vị kinh tế, chính trị, xã hội của các đương sự có thể dẫn đến trường hợp tự nguyện thỏa thuận nhưng ở tình thế “kẻ hèn phải nhường nhịn kẻ sang” Do đó cần có sự bình đẳng

Mặt khác, sự trung thực trong quá trình hòa giải cũng hết sức cần thiết để bảo đảm mọi thỏa thuận đúng bản chất của tranh chấp, chống sự thông đồng, lừa dối của các đương sự khi thỏa thuận.

Thực tiễn cho thấy, khi giải quyết các vụ việc dân sự, ngoài biện pháp hòa giải do tòa án tiến hành thì các đương sự có thể tự thỏa thuận hoặc hòa giải với nhau thông qua vai trò trung gian của bên thứ ba như Luật sư, trọng tài… Tòa án có thể công nhận sự thỏa thuận đó bằng quyết định của tòa án nếu các thỏa thuận là phù hợp với nguyên tắc hòa giải quy định trong BLTTDS và để việc thi hành án được dễ dàng thì tòa án có thể công nhận bằng một thủ tục do một thẩm phán duy nhất thực hiện, không cần mở phiên tòa.

Mặt khác, trong điều kiện tồn tại nhiều thành phần kinh tế ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh việc mở rộng phát huy vai trò của các hình thức hòa giải tranh chấp: hòa giải của trọng tài, hòa giải ở các tổ chức hòa giải cơ sở, hòa giải của các tổ chức đoàn thể xã hội… nên chăng đa dạng hóa các hình thức hòa giải, từng bước hoàn thành chế định “thẩm phán hòa giải” tại các tòa án nhân dân cấp huyện với các thủ 8

Trang 12

tục giải quyết đơn giản cho những vụ việc dân sự không phức tạp, tranh chấp về tài sản giá trị không lớn và sau khi hòa giải có thể thi hành ngay Việc xác lập chế định “thẩm phán hòa giải” sẽ góp phần giải quyết nhanh chóng các tranh chấp mà không cần qua thủ tục tố tụng phức tạp, thậm chí tòa án có thể chỉ là người làm chứng cho việc thỏa thuận của các bên tranh chấp khi được các đương sự yêu cầu và công nhận các thỏa thuận đó nếu không trái pháp luật.

Thành phần phiên tòa theo quy định tại Điều 184 bao gồm: thẩm phán, thư ký phiên tòa, các đương sự và người đại diện hợp pháp của đương sự Tuy nhiên, khoản 3 Điều 64 BLTTDS quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền “tham gia việc hòa giải” Việc quy định như vậy đã dẫn tới nhiều ý kiến chưa thống nhất liên quan đến phiên hòa giải.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được tòa án chấp nhận để tham gia tố tụng và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Tuy cùng tham gia với tư cách đương sự trong tố tụng nhưng địa vị pháp lý của người này khác về chất so với người đại diện của đương sự Nếu người đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân đương sự thì người bảo vệ lại thực hiện các quyền và nghãi vụ của chính họ Vai trò chủ yếu của họ trong tố tụng thể hiện ở sự hỗ trợ trong nhận thức pháp luật và góp phần giúp đỡ tòa án trong quá tình giải quyết vụ án dân sự Chính vì vậy Điều 184 chỉ quy định sự có mặt của Tòa án mà không quy định về sự có mặt của người bảo vệ.

Tuy vậy, với sự quy định như hiện nay tại Điều 64, thì thành phần phiên hòa giải chưa được xác định rõ ràng Điều 25 Pháp lệnh đã từng quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, được tham dự hoà giải Khi một chủ thể tham gia vào một phiên hòa giải nghĩa là họ sẽ thể hiện vai trò chủ động trong hòa giải, thuộc thành phần của phiên hòa giải, còn vai trò vị trí nói chung của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, có thể thấy, vai trò của họ chỉ là tham dự mới chính xác Do đó, để đảm bảo thống nhất giữa các quy định liên quan đến

9

Trang 13

vấn đề tham gia phiên hòa giải, nên quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự chỉ có quyền tham dự hòa giải.

10

Ngày đăng: 24/04/2024, 06:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w