1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học luật tố tụng dân sự bài thảo luận tuần 1 khái niệm và các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự việt nam

13 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khái Niệm Và Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam
Tác giả Huỳnh Kim Ngân, Trần Thị Cẩm Tiên, Nguyễn Thị Thuỳ Trang, Đặng Nguyễn Phương Nhi
Người hướng dẫn Th.S Huỳnh Quang Thuận
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 239,47 KB

Nội dung

Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt CSPL: Điều 8 BLTTDS 2015; Điều 12 Luật tổ chức TAND 2014Về nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DÂN SỰ - THƯƠNG MẠI – QUỐC TẾ

- -MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BÀI THẢO LUẬN TUẦN 1: KHÁI NIỆM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

CỦA LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM

DANH SÁCH NHÓM

ST

T

3 Nguyễn Thị Thuỳ Trang 2253801011311

4 Đặng Nguyễn Phương Nhi 2253801015219

Lớp CLC47F (NHÓM 8)

Trang 2

Giảng viên hướng dẫn: Th.S Huỳnh Quang Thuận Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 01 năm 2024

ST

T

1 Huỳnh Kim Ngân - Phân chia công việc

- Làm nhận định câu 1, 5 + phân tích án câu 2

2 Trần Thị Cẩm Tiên Làm nhận định câu 3 + phân tích án câu 1

3 Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Tổng hợp và định dạng file

- Làm bài tập câu 1 + phân tích án câu 3

4 Đặng Nguyễn Phương

Nhi

Làm nhận định câu 2, 4 + bài tập câu 2

MỤC LỤC PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH 3

1 Trong tố tụng dân sự, đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật 3

2 Tòa án luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự 3

3 Trong tố tụng dân sự, đương sự luôn có quyền quyết định và tự định đoạt tất cả các vấn đề, nếu không vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã hội 3

4 Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt 4

5 Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự 4

PHẦN 2 BÀI TẬP 4

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên 4

2 Viện kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không? Tại sao? 5

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN 5

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong bản án 5

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến phạm vi xét xử của Tòa án đối với yêu cầu của đương sự 6

Trang 3

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó 7

PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH

1 Trong tố tụng dân sự, đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước

pháp luật

Nhận định Đúng

CSPL: Điều 8 BLTTDS 2015; Điều 12 Luật tổ chức TAND 2014

Về nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự, khoản 1 Điều 8 BLTTDS 2015 quy định: “Trong tố tụng dân sự, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, địa vị xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp Mọi cơ quan, tổ chức,

cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án” Dựa theo nguyên tắc này, có thể thấy khi đã là đương sự trong tố tụng dân

sự, dù có tư cách tố tụng khác nhau nhưng đều được bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự

Trang 4

2 Tòa án luôn phải thụ lý giải quyết tranh chấp dân sự

Nhận định Sai

CSPL: Điều 5 BLTTDS 2015

Không phải tranh chấp dân sự nào cũng nằm trong nghĩa vụ giải quyết của Tòa

án mà Tòa án chỉ thụ lý các vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó Nếu có tranh chấp dân sự mà các đương sự không làm đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thì Tòa án không thụ lý, giải quyết tranh chấp đó

3 Trong tố tụng dân sự, đương sự luôn có quyền quyết định và tự định

đoạt tất cả các vấn đề, nếu không vi phạm điều cấm hoặc trái đạo đức xã

hội

Nhận định Sai

CSPL: Điều 5 BLTTDS 2015

Trong tố tụng dân sự, đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa

án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự hoặc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thoả thuận với nhau một cách tự nguyện miễn là quyết định đó sẽ không gây ra hậu quả trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội Tuy nhiên, quyền tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự không phải là tuyệt đối Nguyên tắc này chỉ được

Trang 5

áp dụng trong trường hợp đương sự là người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ Đối với đương sự là người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền tự định đoạt của họ được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp

4 Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt

Nhận định Sai

CSPL: Điều 20 BLTTDS 2015

Căn cứ theo Điều 20 Luật TTDS 2015 có quy định: “Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch” Theo đó, luật cũng cho phép người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình và trong trường hợp này phải có người phiên dịch Vì vậy, người không sử dụng được tiếng Việt vẫn được trực tiếp tham gia

tố tụng Câu nhận định trên mang tính khẳng định tuyệt đối, gây hiểu nhầm rằng chỉ có đương sự biết tiếng Việt mới được tham gia vào tố tụng dân sự nên hoàn toàn không chính xác

5 Trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết vụ án dân sự và việc dân sự

Nhận định đúng

CSPL: Điều 1, Điều 4 BLTTDS 2015

Trang 6

Tố tụng dân sự là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ tố tụng phát sinh trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự Trong tố tụng dân sự, Tòa án có trách nhiệm giải quyết vụ việc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu Mà vụ việc dân sự là các vụ án dân sự và việc dân sự được Tòa án thụ lý trên cơ sở có đơn khởi kiện hoặc yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân Do đó trong tố tụng dân sự, Tòa án chỉ giải quyết các vụ án dân sự và việc dân sự

PHẦN 2 BÀI TẬP

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên

- Các đương sự trong vụ án trên gồm:

+ Nguyên đơn: Anh Lê Văn V

+ Bị đơn: Chị Bùi Thị H

 Yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên là: (CSPL: Điều 29 BLTTDS 2015)

 Yêu cầu của anh V:

 Về vấn đề hôn nhân: anh V yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn giữa anh với chị H

 Về vấn đề con chung: anh H có nguyện vọng nuôi cháu Th2 nhưng cháu muốn được ở với mẹ nên anh V đồng ý giao cháu Th2 cho chị H trực

Trang 7

tiếp nuôi dưỡng, anh có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 2.000.000đ → yêu cầu công nhận thỏa thuận nuôi con, chu cấp

 Về vấn đề tài sản: anh không yêu cầu Tòa án giải quyết

 Yêu cầu của chị H và cháu Lê Xuân Th2: Không được đề cập trong vụ án trên

2 Viện kiểm sát có bắt buộc tham gia phiên tòa sơ thẩm hay không? Tại

sao?

- Viện kiểm sát không bắt buộc phải tham gia vào phiên tòa sơ thẩm Bởi vì:

 Theo khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015 quy định viện kiểm sát chỉ bắt buộc phải tham gia phiên tòa sơ thẩm trong 4 trường hợp: (i) Tòa án thu thập chứng cứ; (ii) Đối tượng tranh chấp là tài sản công, quyền sử dụng đất, nhà ở; (iii) đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; (iv) các trường hợp vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng (theo khoản 2 Điều 4 BLTTDS năm 2015) Ở đây, đối với

vụ án trên, sẽ được xác định là vụ án dân sự hôn nhân và gia đình Trong vụ

án trên, đối tượng tranh chấp là ly hôn, giải quyết vấn đề con chung nên không nằm trong các trường hợp mà Viện kiểm sát có nghĩa vụ phải tham gia phiên tòa sơ thẩm

Trang 8

 Theo quy định tại khoản 4 Điều 27 TTLT 02/2016, Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm trong vụ án dân sự có đương sự là người chưa thành niên Xét thấy, thời điểm anh V và chị H ly hôn, cháu Th2 được 8 tuổi Căn cứ theo Điều 68 BLTTDS 2015, cháu Th2 không đủ các điều kiện để có thể là đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn hay đặc biệt là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Bởi, theo khoản 2 Điều 81 Luật HNGĐ 2014 khi cha mẹ

ly hôn, con chung từ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con

về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục Ở đây, hai vợ chồng anh V và chị H đã xem xét nguyện vọng của con từ trước và cháu Th2 có nguyện vọng ở với mẹ Anh V đồng ý giao cháu Th2 cho chị H trực tiếp nuôi dưỡng, anh có nghĩa vụ cấp dưỡng mỗi tháng 2.000.000đ Vì vậy, trong quá trình giải quyết vụ án trên, sẽ không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của cháu Th2, nên không thể xác định cháu Th2 là đương sự với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Do đó, Viện kiểm sát sẽ không bắt buộc phải tham gia phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án trên

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN

1 Xác định yêu cầu của đương sự trong bản án

- Các đương sự trong vụ án trên gồm:

+ Nguyên đơn: Ông Ngô Như T

Trang 9

+ Bị đơn: Ông Đặng Văn Th

+ Người có quyền và lợi ích liên quan: Ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị L

 Yêu cầu của đương sự trong vụ án nêu trên là:

 Yêu cầu của Ông Ngô Như T

 Yêu cầu Toà án huỷ Hợp đồng mua bán nhà giữa bà N1 với vợ chồng ông Th, trả nhà đất lại cho ông

 Yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa ông Ngô Như T và vợ chồng ông Đặng Văn Th, bà Nguyễn Thị N

 Yêu cầu vợ chồng ông Th phải bồi thường do đã tháo dỡ phần vách khung nhôm kính, tum lợp ngói (6 m2), bể nước xây (2 m3)

 Yêu cầu của Ông Đặng Văn Th, bà Nguyễn Thị N: yêu cầu vợ chồng ông T trả tiền sửa chữa, cải tạo nhà, bồi thường do lỗi, thanh toán tiền nhận khi mua nhà

 Yêu cầu của Bà Đặng Thị N1: không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của ông T

 Yêu cầu của Ông Nguyễn Văn Đ, bà Nguyễn Thị L: không có yêu cầu gì và không đồng ý tham gia tố tụng tại Tòa án

2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến phạm vi

xét xử của Tòa án đối với yêu cầu của đương sự

 Đối với yêu cầu của ông T:

Trang 10

- Quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đối với yêu cầu Toà án huỷ Hợp đồng mua bán nhà giữa bà N1 với vợ chồng ông Th, trả nhà đất lại của đương sự

 “Chấp nhận đơn khởi kiện yêu cầu hủy Hợp đồng chuyển nhượng quyền

sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa bà N1 với vợ chồng ông

Th Tuyên bố Giấy bán nhà đất được thành lập ngày 20/11/2007 giữa bà Đặng Thị N1 và ông Đặng Văn Th, bà Nguyễn Thị N là giao dịch dân sự

vô hiệu Buộc ông Đặng Văn Th và bà Nguyễn Thị N cùng các thành viên khác trong gia đình ông bà phải trả lại toàn bộ nhà đất tại số 115/165 Tổ 49 phố C, phường TP, quận Đ, thành phố Hà Nội cho ông Ngô Như T và bà Đặng Thị N1”

 Nhà đất là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của ông T và bà N1, theo LHNGĐ khi muốn bán thì phải có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng nhưng trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất giữa bà N1 với vợ chồng ông Th không có sự thể hiện ý chí của ông T Điều này vi phạm điểm c khoản 1 Điều 122 BLDS 2005 Theo Điều 127 BLDS 2005, hợp đồng này vô hiệu

- Quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm đối với yêu cầu Tòa

án công nhận nhà đất tranh chấp là tài sản riêng của đương sự: xác định tranh chấp nhà đất là tài sản chung của ông T và bà N1

Trang 11

 Theo bản án, ông T khai rằng nhà đất là tài sản riêng của ông vì mua từ

số tiền được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân nhưng bà N1 đã đưa ra được chứng cứ chứng minh không phải là được mua từ số tiền riêng của ông T Đồng thời, nhà đất này được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông T và bà N1 nên theo quy định khoản 3 Điều 27 LHNGĐ 2000 thì nhà đất tranh chấp là tài sản chung của ông T và bà N1

 Đối với yêu cầu của ông Đặng Văn Th và bà Nguyễn Thị N

- Quan điểm của Tòa án cấp sơ thẩm

 “Buộc ông Ngô Như T và bà Đặng Thị N1 có trách nhiệm thanh toán cho vợ chồng ông Đặng Văn Th và bà Nguyễn Thị N số tiền 182.896.000 đồng”

 Ông Th yêu bồi thường 182.896.000 đồng và Tòa án sơ thẩm đã giải quyết đúng yêu cầu của ông Th theo Điều 4 BLTTDS 2015

- Quan điểm của Tòa án cấp phúc thẩm

 “Buộc ông Ngô Như T và bà Đặng Thị N1 có trách nhiệm thanh toán cho vợ chồng ông Đặng Văn Th, bà Nguyễn Thị N 232.406.632 đồng”

- Quan điểm của giám đốc thẩm

 “Chấp nhận kháng nghị giám đốc thẩm số 109/2016/KN-DS Hủy bản án dân sự phúc thẩm số 208/2013/DS-PT và bản án dân sự sơ thẩm số 21/2012/DS-PT”

Trang 12

 Ở phần xét xử trong bản án phúc thẩm và sơ thẩm vẫn còn một số điều chưa đủ căn cứ để đi đến quyết định và quyền, nghĩa vụ đương sự chưa được đảm bảo nên việc hủy bản án phúc thẩm và sơ thẩm để giải quyết lại là hợp lý

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt

bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó.

- Vấn đề pháp lý: Liệu hợp đồng có đối tượng là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, nhưng không được sự đồng ý của 1 bên thì hợp đồng có bị vô hiệu hay không và hệ quả sau đó là gì?

- Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý:

Nguyên đơn: Ông Ngô Như T

Bị đơn: Ông Đặng Văn Th, Bà Nguyễn Thị N1

Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Bà Đặng Thị N1, Ông Nguyễn Văn D

Lý do tranh chấp: yêu cầu huỷ hợp đồng mua bán nhà đất

Nội dung vụ án: Ông T và bà N1 là vợ chồng hợp pháp Ông T cho rằng nhà đất tại số 115/165 là tài sản riêng của ông, mua với số tiền của anh trai ông T là ông T1 cho riêng Bà N1 không đồng ý và có các giấy tờ chứng minh tiền mua nhà

là số tiền hình thành trong thời kỳ hôn nhân Từ năm 2005 đến năm 2008, ông T

đi làm ăn xa nhưng hàng tháng có gửi về 2.000.000 đồng cho bà N1 buôn nuôi

Trang 13

con Bà N1 phủ nhận điều này, nói ông T bỏ nhà đi và không gửi tiền về, làm ăn thua lỗ nên bà tự ý bán nhà đất để trả nợ Ngân hàng và nuôi con Ông T đưa ra bằng chứng cho rằng hợp đồng bán nhà là vào ngày 20/11/2007 nhưng đến ngày 29/11/2007 bà N1 mới vay của Ngân hàng Do đó đây là hợp đồng giả tạo và Toà án tuyên vô hiệu

Hướng xử lý của Toà: Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bố giấy bán nhà đất trên vô hiệu là có căn cứ Tuy nhiên, nội dung Giấy bán nhà đất trên có các điều khoản khác nhưng do chưa xác định rõ ràng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên nên Toà án chấp nhận Kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án TANDTC: hủy

bỏ bản án phúc thẩm và sơ thẩm, giao hồ sơ vụ án cho TAND thành phố Hà Nội xét xử lại

Ngày đăng: 16/04/2024, 22:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w