BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA DÂN SỰ - THƯƠNG MẠI – QUỐC TẾ
- -MÔN HỌC: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
BÀI THẢO LUẬN TUẦN 2: CHỦ THỂ TRONG QUAN HỆ PHÁP LUẬT TỐTỤNG DÂN SỰ
Lớp CLC47F (NHÓM 8)
Trang 2Giảng viên hướng dẫn: Th.S Huỳnh Quang ThuậnThành phố Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 02 năm 2024
ST T
1 Huỳnh Kim Ngân - Phân chia công việc
- Làm nhận định câu 3 + bài tập 2 câu 1 + phân tích án câu 2
2 Trần Thị Cẩm Tiên Làm nhận định câu 2 + bài tập 1 + bài tập 2 câu 2 3 Nguyễn Thị Thuỳ Trang - Tổng hợp và định dạng file
- Làm nhận định câu 1, 5 + phân tích án câu 1 2 Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trở thành bị đơn trong vụ án dân sự 33 Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người đủ 18 tuổi trởlên 34 Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự 45 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền 46 Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụngkhi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ 4Phần 2 Bài tập 4Bài 1: Xác định tư cách đương sự 4
Trang 3Bài 2: 5
1 Xác định tư cách đương sự 5
2 Anh/chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm? 5
Phần 3 Phân tích án 5
1 Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên 5
2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cách của người làm chứng trong vụ án 6
3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó 6
Trang 4Không phải chỉ có người thực hiện hành vi khởi kiện mới trở thành nguyên đơn mà ngoài người khởi kiện thì người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác đại diện khởi kiện thay nhằm bảo vệ quyền lợi, nghĩa vụ của họ cũng là nguyên đơn trong vụ án dân sự
VD: Con chưa thành niên mà bị xâm phạm quyền lợi thì bố mẹ là người khởi kiện, nhưng trong quá trình tố tụng thì nguyên đơn vẫn là người con.
2 Người chưa thành niên và người mất năng lực hành vi dân sự không thể trởthành bị đơn trong vụ án dân sự
Nhận định sai
CSPL: khoản 4, 5, 6 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015
Trang 5Theo quy định trên thì người chưa thành niên hoặc người mất năng lực hành vi dân sự khi tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự thì phải do người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của họ thực hiện Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp khác về bị đơn là cá nhân gồm:
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bị khởi kiện liên quan đến hợp đồng lao động hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của mình thì họ được xác định là bị đơn.
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi bị khởi kiện không liên quan đến hợp đồng lao động mà họ đã tham gia hoặc giao dịch dân sự bằng tài sản riêng của họ
Theo quy định tại khoản 3 Điều 69 BLTTDS 2015, cá nhân có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên là chưa đủ, cá nhân đó còn phải là người không mất năng lực hành vi dân sự hoặc không thuộc các trường hợp pháp luật có quy định khác.
Trang 64 Một người có thể vừa là người đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp cho cùng một đương sự
Nhận định đúng
CSPL: Điều 87 BLTTDS 2015
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, không có quy định nào cấm việc một chủ thể mang hai tư cách pháp lý Nghĩa là pháp luật tố tụng dân sự không cấm việc một người giữ cùng lúc hai tư cách tố tụng là vừa làm đại diện theo ủy quyền vừa là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp Ở mỗi tư cách, họ đều có quyền và nghĩa vụ giúp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
5 Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được yêu cầu thay đổingười tiến hành tố tụng khi được đương sự ủy quyền
Nhận định sai
CSPL: khoản 4 Điều 76 BLTTDS 2015
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có nghĩa vụ thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng Điều này nghĩa là người tiến hành tố tụng sẽ được thay đổi khi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp liên quan có yêu cầu triệu tập mà không cần có sự uỷ quyền từ phía đương sự.
Trang 76 Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụngkhi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khilàm nhiệm vụ
Nhận định sai.
CSPL: điểm c khoản 1 Điều 47, khoản 2 Điều 235 BLTTDS 2015.
Theo điểm c khoản 1 Điều 47 BLTTDS 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Toà án: “Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa” Do đó, Chánh án Toà án có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng trước khi mở phiên tòa khi có căn cứ rõ ràng cho rằng người tiến hành tố tụng có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ Như vậy, trường hợp tại phiên tòa thì Chánh án Tòa án không có thẩm quyền ra quyết định thay đổi người tiến hành tố tụng kể cả khi có căn cứ rõ ràng mà trường hợp này sẽ thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Bộ luật này.
Phần 2 Bài tập
Bài 1: Xác định tư cách đương sự
Căn cứ Điều 68 BLTTDS 2015:
Trang 8 Nguyên đơn: ông Điệp, bà Lan Bị đơn: Ông Tuấn, bà Bích
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: không có
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: không có
2 Anh/chị hãy nhận xét hành vi tố tụng trên của Tòa án phúc thẩm?
Hành vi tố tụng của Tòa án phúc thẩm trên là hoàn toàn có căn cứ.
CSPL: khoản 3 Điều 53 BLTTDS 2015 quy định về Thay đổi người tiến hành tố tụng Theo đó, Thẩm phán B đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án Vì vậy, Thẩm phán B phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi khi giải quyết vụ án của ông M và ông A lần hai.
Phần 3 Phân tích án
Trang 91 Xác định các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án nêu trên
Theo khoản 1 Điều 68 BLTTDS 2015 thì đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Những người tham gia tố tụng khác theo mục 2 chương VI BLTTDS 2015 gồm: người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người đại diện Như vậy, các chủ thể tham gia tố tụng trong vụ án trên bao gồm:
- Đương sự:
Nguyên đơn: Chị Huỳnh Ngọc Tr, Bà Nguyễn Thị Kim P, Ông Nguyễn Đăng T.
Bị đơn: Anh Lâm Quốc T3, Chị Võ Thị H1.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị S, Anh Nguyễn Phú C, Phòng công chứng số 4 tỉnh Đồng Nai
- Những người tham gia tố tụng khác:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: không Người làm chứng: Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành Người giám định: không
Người phiên dịch: không
Trang 10 Người đại diện: Chị Huỳnh Ngọc Trúc Th (người đại diện theo ủy quyền của chị Tr), Chị Nguyễn Thị Thanh T1 và Ông Bùi Minh H (người đại diện theo ủy quyền của Ông T), Chị Võ Thị H1 và Bà Bùi Thị Xuân H3 (đại diện theo ủy quyền của anh Thanh), Chị Võ Thị H1 (người đại diện theo ủy quyền của Bà H3), Bà Nguyễn Thị Hồng V (người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng số 4 tỉnh Đồng Nai)
2 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc tư cách của người làm chứng trong vụ án
- Quan điểm Tòa án cấp sơ thẩm: xác định Chi cục Thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng.
+ Điều 77 BLTTDS 2015 quy định người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc Người ở đây không có nghĩa chỉ giới hạn là một cá nhân cụ thể Đồng thời trong BLTTDS 2015 cũng không có quy định nào quy định cơ quan, tổ chức không được làm người làm chứng Vì vậy để làm rõ nguyên nhân phần đất có diện tích 5.183,4m2 thuộc các thửa 30, 31, 34 tờ bản đồ 28 xã Phước Bình bị Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành ngăn chặn không cho đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản Hội đồng xét xử sơ
Trang 11thẩm xét thấy cần thiết đưa Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành vào tham gia tố tụng trong vụ án với tư cách người làm chứng là hợp lý.
- Quan điểm Tòa án cấp phúc thẩm: cho rằng Tòa sơ thẩm xác định Chi cục Thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng là vi phạm quy định tại Điều 77, 78 BLTTDS 2015.
+ Điều 77 BLTTDS 2015 quy định người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc Theo quy định này có thể hiểu người làm chứng là một cá nhân cụ thể chứ không phải là một cơ quan, tổ chức Chi cục Thi hành án là cơ quan, vì vậy việc Tòa phúc thẩm cho rằng Tòa sơ thẩm xác định Chi cục Thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng là vi phạm quy định tại Điều 77, 78 BLTTDS 2015 là có căn cứ.
+ Các cơ quan và tổ chức thường chỉ cung cấp thông tin và tài liệu mà họ đã lưu giữ hoặc tạo ra mà trong cơ quan, tổ chức thường có nhiều cá nhân, nhiều giai đoạn nên một cá nhân không thể đại diện cơ quan, tổ chức tường thuật lại các công đoạn Vì vậy có thể thấy bản chất của cơ quan, tổ chức là người có quyền lợi, nghĩ vụ liên quan chứ không được coi là người làm chứng.
Trang 123 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đó
Vấn đề pháp lý: Liệu cơ quan, tổ chức có thể là người làm chứng hay không, hay chỉ có cá nhân mới được làm người làm chứng?
Tóm tắt Bản án số 59/2020/DS-PT ngày 20/5/2020 của Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Nguyên đơn: Chị Huỳnh Ngọc Tr, bà Nguyễn Thị Kim P, ông Nguyễn Đăng T Bị đơn: Anh Lâm Quốc T3, chị Võ Thị H1
Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: Bà Nguyễn Thị S, anh Nguyễn Phú C, Phòng công chứng số 4 tỉnh Đồng Nai.
Lý do tranh chấp: tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Nội dung vụ án: Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành tổ chức thi hành quyết định số 03/2017/QĐ- DSST đối với Người thi hành án là chị Võ Thị H1 Ngày 17/01/2017 chấp hành viên chi cục thi hành án đã ban hành quyết định ngăn chặn số 15 theo đơn yêu cầu chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành ngăn chặn khẩn cấp việc người phải thi hành án chuyển nhượng mục đích nhằm tẩu tán tài sản Do người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án, chấp hành viên chi
Trang 13cục đã xác minh tài sản của chị Võ Thị H1 và chồng là Lâm Quốc T3 Sau khi xác minh thông tin tài sản của người phải thi hành án, Chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành đã ban quyết định kê biên số 39 ngày 05/4/2017 để đảm bảo thi hành án nhưng chưa kê biên, xử lý tài sản Ngày 29/11/2018 các người được thi hành án theo quyết định thi hành án do chi cục thụ lý trình bày đã nhận một phần tiền do anh Nguyễn Phú C tự nguyện nộp trả thay chị H1 Đối với số tiền còn lại thì các người thi hành án tự nguyện rút đơn yêu cầu, đề nghị chi cục đình chỉ thi hành và đề nghị chi cục giải tỏa quyết định kê biên số 39 Cùng ngày chi cục ban hành quyết định ngăn chặn số 15 ngày 17/01/2017 Sau đó,ban hành các quyết định đình chỉ thi hành toàn bộ nghĩa vụ thi hành án còn lại của chị H1, đối với những người được thi hành án Phía Viện kiểm sát có kháng nghị về việc Tòa cấp sơ thẩm xác định chi cục thi hành án dân sự huyện Long Thành là người làm chứng không đúng quy định của pháp luật.
Hướng xử lý của Tòa: chấp nhận một phần kháng nghị của Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân huyện Long Thành.