1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài thảo luận môn tố tụng dân sự lần thứ chín vấn đề thủ tục phúc thẩm vụ án dân sự

16 212 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ Tục Phúc Thẩm Vụ Án Dân Sự
Tác giả Mai Yến Vy, Nguyễn Duy An, Nguyễn Công Đoàn, Nguyễn Minh Quân
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tố Tụng Dân Sự
Thể loại Bài Thảo Luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,93 MB

Nội dung

Nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.- Nhận định sai- CSPL: điểm a khoản 1 Đi

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI THẢO LUẬN MÔN TỐ TỤNG DÂN SỰ

LẦN THỨ CHÍN VẤN ĐỀ: THỦ TỤC PHÚC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

LỚP CLC47F_NHÓM 2

Mai Yến Vy 2253801012289

Nguyễn Duy An 2253801015005

Nguyễn Công Đoàn 2253801015061

Nguyễn Minh Quân 2253801015258

TP HCM (T4/2024)

MỤC LỤC

Phần 1 Nhận định 1

Trang 2

1 Tòa án không nhận đơn kháng cáo của người kháng cáo nếu đã hết thời hạn kháng cáo quá hạn 1

2 Nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm

vụ án 1

3 Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể

từ ngày tuyên án 2

4 Người kháng cáo rút yêu cầu kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa

án đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án 2

5 Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản

án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị 2 Phần 2 Bài tập 3 Bài tập 1: 3

1 Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo bổ sung của ông Đ 3

2 Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, ông M và ông Đ thỏa thuận với nhau theo hướng số tiền 20.000.000 đồng mà ông Đ nợ ông M sẽ được ông Đ trả dần trong vòng 05 tháng, mỗi tháng 4.000.000 đồng Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong trường hợp này 4 Bài tập 2: 4

1 Bà Th rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nêu trên 5

2 Ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà nhưng vắng mặt nêu trên 5 Phần 3 Phân tích án 5

1 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc xác định phạm vi xét xử phúc thẩm 6

2 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản

án xoay quanh vấn đề pháp lý đó 10

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTDS 2015 Bộ luật Tố tụng dân sự

NHIỆM VỤ

Mai Yến Vy Đóng góp ý kiến nhận định; thảo luận

bài tập 1; thảo luận quan điểm Tòa phúc thẩm và giám đốc thẩm

Nguyễn Duy An Tóm tắt, xác định vấn đề pháp lý phần

án; thảo luận bài tập 2; thảo luận quan điểm Tòa phúc thẩm và giám đốc thẩm

Nguyễn Công Đoàn -Phân công nhiệm vụ; chỉnh sửa nhận

định; hoàn thành bài tập 1,2; trình bày quan điểm của Tòa cấp phúc thẩm

Nguyễn Minh Quân -Tổng hợp file word; hoàn thành nhận

định; góp ý phần bài tập; trình bày quan điểm của Tòa Giám đốc thẩm

Trang 4

Too long to read on

your phone? Save

to read later on

your computer

Save to a Studylist

Trang 5

Phần 1 Nhận định

1 Tòa án không nhận đơn kháng cáo của người kháng cáo nếu đã hết thời hạn kháng cáo quá hạn.

- Nhận định đúng

- CSPL: khoản 1, 2 Điều 485 BLTTDS 2015

- Ta có thể thấy hiện nay trong quy định của pháp luật chưa có quy định

về thời hạn kháng cáo quá hạn là như thế nào Nhưng căn cứ vào khoản 1, 2 Điều 485 BLTTDS 2015 thì khi Toà án đã ra quyết định, bản án thì phải chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này Như vậy, ta có thể hiểu nếu như bản án, quyết định của Toà án đã được chuyển giao cho

cơ quan thi hành án thì đồng nghĩa với việc vụ án này đang được thi hành và sẽ không được quyền kháng cáo nữa mà chỉ được quyền đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm Do

đó, từ quy định này ta có thể nói thời hạn kháng cáo quá hạn là từ khi hết thời hạn kháng cáo đến khi hết thời hạn chuyển giao bản án, quyết định cho cơ quan thi hành án và khi hết thời hạn kháng cáo quá hạn sẽ không được kháng cáo

2 Nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.

- Nhận định sai

- CSPL: điểm a khoản 1 Điều 217, điểm a khoản 1 Điều 289 BLTTDS

2015, Điều 311 BLTTDS 2015

- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 289 BLTTDS 2015, thì Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án tại giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật này, mà tại điểm a khoản 1 Điều 217 Bộ luật này quy định nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế Do đó, trong trường hợp nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế thì Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án Tuy nhiên đây là trường hợp điều kiện trên xuất hiện tại giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, còn khi ta đối chiếu với quy

Trang 6

định tại Điều 311 BLTTDS (tại phiên tòa phúc thẩm) HĐXX thấy nếu nguyên đơn là cá nhân đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế (điều kiện này xuất hiện trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, tức là từ trước quá trình giải quyết vụ án tại Tòa cấp phúc thẩm) thì lúc này HĐXX ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án luôn Có thể thấy cũng cùng là điều kiện nguyên đơn là cá nhận đã chết mà quyền và nghĩa vụ của họ không được thừa kế nhưng không phải lúc nào thì hướng giải quyết cũng là Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án mà còn tùy vào từng trường hợp cụ khác nhau

3 Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.

- Nhận định sai

- CSPL: khoản 1 Điều 273 BLTTDS 2015

- Theo quy định trên, thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp

sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án Tuy nhiên, trong trường hợp, đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết chứ không phải được tính kể từ ngày tuyên án

4 Người kháng cáo rút yêu cầu kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm thì Tòa án đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án.

- Nhận định sai

- CSPL: khoản 3 Điều 289 BLTTDS 2015

- Theo quy định tại khoản 3 Điều 289 BLTTDS 2015 ta thấy nếu trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo thì Hội đồng xét

xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo đó trong bản án phúc thẩm Do đó, nếu người kháng cáo không rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo mà chỉ rút một phần yêu cầu kháng cáo thì Toà án đình chỉ xét xử phần kháng cáo đó chứ không phải đình chỉ xét xử phúc thẩm

vụ án

Trang 7

5 Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

- Nhận định đúng

- CSPL: khoản 2 Điều 282 BLTTDS 2015

- Theo quy định trên ta có thể thấy bản án sơ thẩm, quyết định của Toà

án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp lực kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị (nếu trong khoảng thời gian đó nó không bị kháng cáo, kháng nghị) còn đối với các trường hợp Bản án, quyết định đó được thi hành ngay theo Luật định (khoản 1 Điều 282, khoản 2 Điều 482) thì bản chất của nó là có hiệu lực thi hành ngay chứ xét về hiệu lực pháp luật thì nó chưa có hiệu luật pháp luật do vẫn có thể bị kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn kháng cáo, kháng nghị do Luật định

Phần 2 Bài tập

Bài tập 1:

Ông Nguyễn Ngọc M cho rằng, ngày 14/5/2017 ông M có bán cho ông Nguyễn Văn Đ 10 con bò trưởng thành và 01 con bê mới đẻ với giá 180.000.000 đồng Khi bán bò, hai bên có làm Giấy bán bò viết tay ngày 14/5/2017, nội dung Giấy bán bò ngày 14/5/2017 thể hiện giá bán bò là 180.000.000 đồng nhưng hai bên

đã thỏa thuận miệng giảm giá chỉ còn 170.000.000 đồng Ngày 06/11/2017, ông Đ

đã viết cho ông M một giấy biên nhận nợ tiền mua bò 170.000.000 đồng Ông Đ đã trả cho ông M tổng cộng 150.000.000 đồng, còn nợ lại ông M 20.000.000 đồng Sau nhiều lần yêu cầu nhưng ông Đ không trả khoản nợ còn lại, ông M đã khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Đ trả cho ông 20.000.000 đồng còn nợ và 3.015.000 đồng tiền lãi

Tại Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của ông M, buộc ông Đ phải trả cho ông M số tiền 20.000.000 đồng

và 3.015.000 đồng tiền lãi

Ngày 26/11/2018, ông Đ làm đơn kháng cáo với nội dung không đồng ý trả cho ông M số tiền 20.000.000 đồng

Ngày 04/12/2018, ông Đ làm đơn kháng cáo bổ sung nộp cho Tòa án với nội dung: Yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm tuyên hợp đồng mua bán bò giữa ông M và

Trang 8

ông Đ vô hiệu; Giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, cụ thể là: Yêu cầu ông M trả lại cho ông 150.000.000 đồng tiền mua bò và trả tiền công thuốc chăm sóc, thức ăn,

số tiền 200.000 đồng/con/tháng cho đến khi ông M trả tiền cho ông

1 Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với yêu cầu kháng cáo bổ sung của ông Đ.

- Hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với yêu cầu bổ sung này:

+ Tòa án cấp phúc thẩm sẽ không xem xét nội dung kêu cầu kháng cáo bổ sung này của ông Đ do trong quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm, ông Đ không có yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu và yêu cầu ông M trả lại cho ông 150.000.000 đồng tiền mua bò và trả tiền công thuốc chăm sóc, thức

ăn, số tiền 200.000 đồng/con/tháng cho đến khi ông M trả tiền cho ông Điều này cho thấy nội dung kháng cáo bổ sung này của ông Đ đã vượt quá phạm

vi khởi kiện ban đầu, vượt quá phạm vi xét xử phúc thẩm theo Điều 293 BLTTDS 2015 và nó sẽ không được Tòa án cấp phúc thẩm xem xét giải quyết

2 Giả sử tại phiên tòa phúc thẩm, ông M và ông Đ thỏa thuận với nhau theo hướng số tiền 20.000.000 đồng mà ông Đ nợ ông M sẽ được ông Đ trả dần trong vòng 05 tháng, mỗi tháng 4.000.000 đồng Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm trong trường hợp này.

-Theo quy định tại khoản 1 Điều 300 BLTTDS 2015, trong trường hợp này nếu thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức

xã hội thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Bài tập 2:

Bà Nguyễn Thị Th cho rằng, từ năm 2002 đến năm 2014, ông K’H và vợ là

bà Ka M nhiều lần vay tiền của bà Th, đến ngày 26/8/2014 hai bên viết giấy chốt nợ

số tiền 157.500.000 đồng, có chữ ký của ông K’H Ngày 22/01/2016, vợ chồng ông K’H và bà Ka M đã trả cho bà Th được 35.000.000 đồng, còn nợ lại 122.500.000 đồng Nay bà Th khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc vợ chồng ông K’H và bà Ka M phải trả số tiền còn nợ là 122.500.000 đồng, không yêu cầu tính lãi Ông K’H không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của bà Th và cho rằng chữ ký K’H trong giấy nợ tiền ngày 26/8/2014 không phải là chữ ký của ông vì ông không biết chữ

Trang 9

Tại Bản án sơ thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm quyết định bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Th về việc yêu cầu ông K’H và bà Ka M phải trả số tiền còn nợ là 122.500.000 đồng

Ngày 28/9/2017, bà Th kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm và yêu cầu giám định chữ ký của ông K’H

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm, ngày 05/12/2017, nguyên đơn bà

Th có đơn xin rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện, không yêu cầu giám định chữ ký của ông K’H

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị đơn ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai nhưng vắng mặt

Anh chị hãy cho biết hướng giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm đối với trường hợp:

1 Bà Th rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện nêu trên.

- Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện trước khi mở phiên tòa phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng

ý hay không đồng ý với yêu cầu này của nguyên đơn bởi một trong những nguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLTTDS 2015 là nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự Tuỳ vào việc đồng ý hay không đồng ý việc rút yêu cầu khởi kiện của bị đơn mà Hội đồng xét xử sẽ giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 299 BLTTDS 2015 Theo đó, nếu ông K’H và bà Ka M không đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ không chấp nhận việc rút yêu cầu khởi kiện của bà Th

- Trong trường hợp ông K’H và bà Ka M đồng ý thì Hội đồng xét xử phúc

thẩm sẽ chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của bà Th, đồng thời ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp:

- Đối với trường hợp này, ta thấybị đơn là ông K’H đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vắng mặt Vì vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 299

Bộ luật Tố tụng dân sự thì không có cơ sở để chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn bà Th

Trang 10

2 Ông K’H đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà nhưng vắng mặt nêu trên.

- Đối với trường hợp này ta thấy theo quy định tại khoản 3 Điều 296 BLTTDS

2015 thì ông K’H là người không kháng cáo nhưng có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo và đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án

Phần 3 Phân tích án

- Đọc Quyết định GĐT số 07/2022/HNGĐ-GĐT ngày 18/8/2022 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội

- Thực hiện các công việc sau:

1 Nêu và bảo vệ cho quan điểm của Tòa án các cấp liên quan đến việc xác định phạm vi xét xử phúc thẩm.

- Về phạm vi xét xử phúc thẩm thì Tòa án thành phố Hà Nội cho rằng việc xác định lại toàn bộ nhà đất là tài sản chung của ông B, bà A là không vượt quá phạm vi xét xử phúc thẩm và điều này phù hợp với quy định tại Điều 293 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

- Đầu tiên ta thấy theo quy định về phạm vi xét xử phúc thẩm tại Điều 293 BLTTDS 2015:

Từ quy định này ta thấy rằng Tòa án cấp Phúc thẩm sẽ không vượt quá phạm vi xét xử của mình hay nói cách khác là có quyền xem xét lại phần của bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị hoặc cũng có quyền xem xét lại phần của bán án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mà bản thân nó tuy rằng không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị có liên quan đến nó

- Tiếp theo ở Bản án này ta thấy:

+ Ngày 09/8/2019, bà Nguyễn Thị S, bà Nguyễn Thị Th, bà Nguyễn Thị T,

bà Nguyễn Thị S1 kháng cáo đề nghị hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp mang tên ông Nguyễn Văn B, bà Nguyễn Thị A và bác toàn

bộ yêu cầu chia tài sản chung của bà A Và Ngày 12/8/2019, ông Nguyễn Văn B đã kháng cáo toàn bộ bản án và đề nghị bác đơn yêu cầu chia tài sản chung của bà A Tại Bản án hôn nhân gia đình phúc thẩm số 106/2020/HNGĐ-PT ngày 07&09/7/2020, Tòa án nhân dân thành phố Hà

Trang 11

Nội đã quyết định: Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Nguyễn Văn B; không chấp nhận kháng cáo của các bà Nguyễn Thị S, Nguyễn Thị Th, Nguyễn Thị T, Nguyễn Thị S1; không chấp nhận yêu cầu độc lập của bà Nguyễn Thị S đối với Bản án sơ thẩm số 39/2020/HNGĐ-ST ngày 30/7/2019 của Tòa án nhân dân huyện GL, thành phố Hà Nội

=> Từ nội dung trên ta nhận thấy rằng, đối với toàn bộ kháng cáo của các bà

S, Th, T, S1 thì Tòa án cấp Phúc thẩm đã không chấp nhận, điều này thể hiện rằng với phần kháng cáo có nội dung bác toàn bộ yêu cầu chia tài sản chung của bà A đã không được Tòa phúc thẩm chấp nhận Từ đó ta thấy được rằng trong toàn bộ nội dung kháng cáo của ông B bao gồm kháng cáo toàn bộ bản

án và bác đơn yêu cầu chia tài sản chung của bà A thì Tòa án cấp Phúc thẩm chỉ chấp nhận một phần kháng cáo của ông và một phần kháng cáo ở đây chính là phần kháng cáo toàn bộ bản án, còn phần bác đơn yêu cầu chia tài sản chung của bà A của ông thì Tòa án phúc thẩm không chấp nhận Bởi lẽ như đã nói ở trên, đối với nội dung kháng cáo về bác bỏ yêu cầu chia tài sản chung của bà A đã không được chấp nhận rồi thì không có lý gì mà một phần kháng cáo của ông B được Tòa phúc thẩm chấp nhận lại là phần bác bỏ đơn yêu cầu chia tài sản chung của bà A Do đó ta thấy được rằng phần kháng cáo về toàn bộ bản án của ông A đã được Tòa phúc thẩm chấp nhận và khi xem xét kháng cáo này (kháng cáo về toàn bộ bản án) thì Tòa phúc thẩm đương nhiên có quyền xác định lại toàn bộ nhà đất là tài sản chung của ông

B, bà A cho dù trước đó nó được Tòa sơ thẩm xác định là di sản của cụ Nguyễn Văn B và cụ Nguyễn Thị Th2 (tài sản của các đồng thừa kế) Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy định Tòa án cấp phúc thẩm có quyền xem xét lại phần Bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo + Và ngoài ra nếu quan điểm của phía Tòa Giám đốc thẩm cho rằng việc Tòa cấp phúc thẩm không chấp nhận kháng cáo của các bà S, Th, T, T1 (Kháng cáo về nội dung bác toàn bộ yêu cầu chia tài sản chung của bà A)

là vì nội dung này đã được chấp nhận trong phần kháng cáo của ông B

Cứ cho rằng như quan điểm của phía Tòa Giám đốc thẩm là đúng như vậy Thì nội dung kháng cáo được chấp nhận ở đây chính là bác yêu cầu chia tài sản chung của bà A Mà trong yêu cầu chia tài sản chung này của

bà A (Bà xác định tài sản chung của bà và ông B là nhà đất tại xóm 3, xã

NH, huyện GL, thành phố Hà Nội do bố mẹ ông B để lại và yêu cầu được chia đôi tài sản trên; bà yêu cầu được chia bằng hiện vật vì hiện tại bà đang phải đi ở nhờ và không có chỗ ở nào khác.) Như vậy có thể thấy rằng để xem xét nội dung kháng cáo về bác yêu cầu chia tài sản chung của bà A thì Tòa án phúc thẩm phải xem xét, xác định xem rằng đối với tài sản là đất 192,5m2 đất thuộc thửa số 21, tờ bản đồ số 17, xã NH trên

có 01 nhà cấp 4, 01 nhà vệ sinh lợp mái proximăng, 01 bể nước 2,4m3,

01 sân gạch 29,5m2, mái vẩy, tổng giá trị 6.745.703.920 đồng có phải

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w