1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔN HỌC LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5 ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

12 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 498,43 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO 2 Nguyễn Minh Thư 3 Trần Hoàng Anh Thư 4 Trần Đào Thanh Hiếu 5 Nguyễn Đức Bảo Trân 6 Nguyễn Kim Anh

7 Nguyễn Lan Anh

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH 3

1 Chi phí phiên dịch do người yêu cầu chịu 3 2 Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ lý đơn khởi kiện 3 3 Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng khi người giữ tài sản có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản 3 4 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo thủ tục 7 Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo 5 Câu hỏi: Có mấy trường hợp pháp luật quy định khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải áp dụng biện pháp bảo đảm? Nếu người yêu cầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thì có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không? Vì sao? 6

PHẦN 2 BÀI TẬP 7

1 Theo Anh/Chị, Tòa án có chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của bà Trinh không? 7 2 Anh/Chị hãy xác định trách nhiệm của các chủ thể nếu việc Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh? 8

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN 9

1 Tòa án đã xác định án phí sơ thẩm và nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như thế nào? 9 2 Anh/Chị nêu nhận xét của mình theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi

Trang 3

con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét) 9 3 Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đang phân tích.

11

Trang 4

PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH

1 Chi phí phiên dịch do người yêu cầu chịu.

Nhận định này là sai, căn cứ tại khoản 3, 4 Điều 168 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về chi phí cho người phiên dịch, luật sư:

“3 Chi phí cho người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác.

4 Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.”.

Theo đó, nếu giữa các bên đương sự không có thỏa thuận gì khác liên quan đến việc xác định ai là người chịu chi phí phiên dịch thì sẽ do người có yêu cầu chịu Ngoài ra còn có trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch, lúc này chi phí phiên dịch sẽ do Tòa án trả vì Tòa án là người yêu cầu, trách nhiệm này không thuộc về bất kì bên đương sự nào trong vụ án vì Tòa án chính là người có yêu cầu.

CSPL: Khoản 3, 4 Điều 168 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

2 Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ lý đơn khởi kiện.

Nhận định này là sai Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào cả hai giai đoạn là trước khi thụ lý và sau khi thụ lý đơn khởi kiện Cụ thể, theo khoản 1 Điều 111, Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có yêu cầu của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án trong quá trình giải quyết vụ án, nghĩa là sau khi thụ lý đơn khởi kiện; và theo khoản 2 Điều 111 thì Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện khi có yêu cầu của đương sự trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra

CSPL: Khoản 1, 2 Điều 111 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

3 Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng khi người giữ tài sản có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản.

Trang 5

Nhận định này là sai Khoản 1 Điều 120 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy

định “Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản” “Có dấu hiệu” và “có căn cứ” là hai khái niệm không đồng nghĩa với nhau, “có

căn cứ” là khi căn cứ được xác lập dựa trên suy luận hợp tình hợp lí, có tài liệu và chứng cứ chứng minh cho hành vi người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó; trong khi đó, “có dấu hiệu” lại không xét đến tính xác thực của tài liệu, chứng cứ và không thể hiện rõ ràng hành vi thực hiện tẩu tán tài sản của một người Căn cứ Điều 7 Nghị quyết số: 02/2020/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của bộ luật tố tụng dân sự, nội dung Kê biên tài sản đang tranh chấp được hướng dẫn như sau:

“Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp khi có đủ các căn cứ sau đây:

1 Tài sản đang tranh chấp là đối tượng của quan hệ tranh chấp mà Tòa án đang thụ lý giải quyết;

2 Có tài liệu, chứng cứ chứng minh người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó”.

Vậy Tòa án khi ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản đang tranh chấp cần xét đầy đủ các căn cứ đã được quy định nêu trên, chứ không dựa vào các dấu hiệu của hành vi.

CSPL: Khoản 1 Điều 120 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015; Điều 7 Nghị quyết số: 02/2020/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của bộ luật tố tụng dân sự.

4 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Nhận định này là sai Theo quy định tại Điều 140 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đối với quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ hoặc không áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời thì chỉ bị khiếu nại và kiến nghị chứ không thể bị kháng cáo Xuất phát từ tính khẩn cấp của các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn

cấp tạm thời, khoản 1 Điều 139 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đã quy định “Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay”, theo

Trang 6

đó vì quyết định này có hiệu lực thi hành ngay nên không đặt ra vấn đề bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm Về bản chất, quyền kháng cáo được thực hiện khi người có quyền kháng cáo thể hiện sự không đồng tình của mình về các quyết định của Tòa án trong bản án hoặc quyết định sơ thẩm và đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại bản án hoặc quyết định đó; tuy nhiên mục đích của quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời chính là để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án Vậy nên không thể tiến hành kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đối với các quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

CSPL: Khoản 1 Điều 139, Điều 140 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

5 Đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa án chấp nhận.

Nhận định sai

Trong trường hợp Tòa án chỉ chấp nhận một phần yêu cầu của đương sự thì đương sự vẫn phải chịu án phí tương ứng với phần yêu cầu không được chấp thuận Hay trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn

CSPL: khoản 1 Điều 26 Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14; khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

6 Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm.

Nhận định sai

Người yêu cầu chỉ phải thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại các khoản 6,7,8,10,11,15,16 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 chứ không phải thực hiện biệm pháp bảo đảm cho toàn bộ các yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

CSPL: khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

7 Đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm khi Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo.

Trang 7

Nhận định đúng

Trong trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, sửa quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm

CSPL: khoản 2 Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Câu hỏi: Có mấy trường hợp pháp luật quy định khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải áp dụng biện pháp bảo đảm? Nếu người yêu cầu không thực hiện biện pháp bảo đảm thì có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không? Vì sao?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì có 7 trường hợp pháp luật quy định tại khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải áp dụng biện pháp bảo đảm, cụ thể đó chính là các trường hợp:

1 Kê biên tài sản đang tranh chấp

2 Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp 3 Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

4 Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ

5 Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

6 Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu 7 Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 13 của Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP về buộc thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản 1 Điều 136 của Bộ luật Tố tụng dân sự: “Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử chỉ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi người yêu cầu đã thực hiện xong biện pháp bảo đảm tại Ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc Tòa án Quyết định buộc thực hiện biện pháp bảo đảm của Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử có hiệu lực thi hành ngay.” thì nếu người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc 1 trong 7 trường hợp nêu trong khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì buộc phải thực hiện xong biện pháp bảo đảm tại các địa điểm mà pháp luật đã ấn định thì thẩm phán hay Hội đồng xét xử mới ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp được áp dụng đúng và kịp thời sẽ bảo vệ được quyền tài sản của người yêu cầu, tránh trường hợp bị đơn tẩu tán tài sản, tiêu thủ các bằng chứng gây ảnh hưởng đến nguyên

Trang 8

đơn Tuy nhiên trong trường hợp người việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là sai thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp trong việc sử dụng, khai thác, định đoạt tài sản Vì thế việc bắt buộc người yêu cầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm tạo ra một cơ chế đảm bảo trong trường hợp yêu cầu của người yêu cầu là không đúng, sẽ bù đắp được thiệt hại hay tổn thất của người bị yêu cầu.

PHẦN 2 BÀI TẬP

1 Theo Anh/Chị, Tòa án có chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của bà Trinh không?

Theo nhóm, Tòa án không chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của bà Trinh vì bà Trinh không nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 136 BLTTDS 2015

“Điều 136 Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm

1 Người yêu cầu Tòa án áp dụng một trong các biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại các khoản 6, 7, 8, 10, 11, 15 và 16 Điều 114 của Bộ luật này phải nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Tòa án ấn định nhưng phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền yêu cầu.

Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm quy định tại khoản này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu cầu.”

Trang 9

2 Anh/Chị hãy xác định trách nhiệm của các chủ thể nếu việc Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì “Người yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường” Bà Trinh đã yêu cầu Toà án ra Quyết định phong toả tài sản

của ông Nguyên và cam kết rằng tài sản bà yêu cầu áp dụng không thế chấp hoặc giao dịch với ai, nhưng trên thực tế tài sản trên đã được thế chấp cho ngân hàng HDBank chi nhánh An Giang và ông Nguyên, bà Hiền cũng đã ký kết hợp đồng đặt cọc tài sản trên

cho ông Linh Theo điểm a khoản 2 Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP: “2 Việc áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp, biện pháp phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ quy định tại khoản 7 và khoản 11 Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự đối với tài sản là:

a) Tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ mà biện pháp bảo đảm đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba theo quy định tại Điều 297 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Dân sự), trừ trường hợp người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời là bên nhận bảo đảm”, cho thấy thuộc trường hợp không được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm

thời, cũng như không được phong toả tài sản của ông Nguyên và bà Hiền Như vậy, việc bà Trinh đã yêu cầu biện pháp phong toả với tài sản trên là không đúng dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh, do đó bà Trinh sẽ là người phải chịu trách nhiệm bồi thường

Tuy nhiên, trong trường hợp bà Trinh không đủ điều kiện để áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại khoản 1 Điều 136 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, thì lúc này Toà án phải chịu trách nhiệm bồi thường vì việc Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền là do Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại, từ đó dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng

dân sự 2015

Trang 10

PHẦN 3 PHÂN TÍCH ÁN

1 Tòa án đã xác định án phí sơ thẩm và nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như thế nào?

Tòa xác định án phí sơ thẩm như sau: chị K chịu án phí hôn nhân sơ thẩm là 300.000 ngàn đồng được khấu trừ số tiền tạm ứng án phí là 300.000 đồng, anh P chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, riêng anh P có nghĩa vụ nộp tiền cấp dưỡng hàng tháng là 1.000.000 đồng kể từ khi án có hiệu lực đến khi cháu H đủ 18 tuổi và có khả

năng lao động Điều 147 khoản 4 BLTTDS quy định: “Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Trong trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm” Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 tại Điều 27 khoản 6 cũng quy định: “Người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ hoặc một lần theo quyết định của Tòa án phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án dân sự không có giá ngạch” Vậy nên chị K là người khởi kiện ly hôn chồng nên

phải nộp án phí sơ thẩm còn anh P là người có nghĩa vụ cấp dưỡng định kỳ nên chịu án phí dân sự sơ thẩm

2 Anh/Chị nêu nhận xét của mình theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét)

Hướng đồng ý:

Căn cứ khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về quy định nghĩa vụ,

quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: “Cha, mẹ không trực tiếp

nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con: “Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.” Theo đó, cha hoặc mẹ khi không trực tiếp

nuôi con, không sống chung với con thì phải cấp dưỡng cho con Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn là một nghĩa vụ pháp lý mà cha hoặc mẹ bắt buộc phải làm đối

Ngày đăng: 11/04/2024, 00:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w