1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÁO CÁO BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN THỨ NĂM – QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Định Chung Về Thừa Kế
Tác giả Ngô Quang Tiến, Trần Tùng Linh, Trần Ngọc Mai, Nguyễn Thị Tuyết Nhi, Triệu Yến Nhi, Lê Thị Huỳnh Như, Phạm Nguyễn Huỳnh Như
Người hướng dẫn ThS. Đặng Lê Phương Uyên
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kế
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 143,85 KB

Nội dung

Ngoài ra, cá nhân còn có tài sản trong khối tài sản với các chủ thể khác như tài sản chung của vợ chồng, việc này đã được pháp luật thừa nhận theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và g

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ



BÁO CÁO BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN THỨ NĂM –

QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ

Môn học: Những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kế

Giảng viên: ThS Đặng Lê Phương Uyên

Nhóm: 6

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

MỤC LỤC

Trang 2

Nội dung Trang

MỤC LỤC 1

VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ 4

Câu 1.1: Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá

cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 5

Câu 1.2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay

thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới đó có phải là di sản không? Vìsao? 7

Câu 1.3: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất

của người quá cố có cần phải đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụngđất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 8

Câu 1.4: Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưađược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nàocủa Bản án có câu trả lời? 9

Câu 1.5: Nêu suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa án

trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất 10

Câu 1.6: Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản củaPhùng Văn N là bao nhiêu? Vì sao? 11

Câu 1.7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông

Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao? 12

Câu 1.8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên

quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K 13

Câu 1.9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các

con mà dùng số tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có đượccoi là di sản để chia không? Vì sao? 14

Câu 1.10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G

trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao? 14

Câu 1.11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G

là 43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16không? Vì sao? 15

Câu 1.12: Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷphần còn lại” có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ

số 16 không? Vì sao? 15

VẤN ĐỀ 2: QUẢN LÝ DI SẢN 17

Trang 3

Câu 2.1: Trong Bản án số 11, Tòa án xác định ai là người có quyền quản lý

di sản của ông Đ và bà T? Việc xác định như vậy có thuyết phục không, vìsao? 18

Câu 2.2: Trong Bản án số 11, ông Thiện trước khi đi chấp hành án có là

người quản lý di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 19

Câu 2.3: Trong Bản án số 11, việc Tòa án giao cho anh Hiếu (Tiến H)

quyền quản lý di sản có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 19

Câu 2.4: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền được

tôn tạo, tu sửa lại di sản như trong Bản án số 11 không? Nêu cơ sở pháp lýkhi trả lời 20

Câu 2.5: Khi là người quản lý di sản, người quản lý di sản có quyền giao lại

cho người khác quản lý di sản (như trong Bản án số 11 là ông Thiện giao lạicho con trai) không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 21

Câu 2.6: Trong Quyết định số 147, Tòa án xác định người quản lý không có

quyền tự thỏa thuận mở lối đi cho người khác qua di sản có thuyết phụckhông? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 22

VẤN ĐỀ 3: THỜI HIỆU TRONG LĨNH VỰC THỪA KẾ 24

Câu 3.1: Anh/chị hãy cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở

Việt Nam 24

Câu 3.2: Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T được xác định là

năm nào? Đoạn nào của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL chocâu trà lời? 25

Câu 3.3: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của Bộ luật

Dân sự năm 2015 cho di sản của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Cóthuyết phục không? Vì sao? 26

Câu 3.4: Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của Bộ luật

Dân sự năm 2015 cho di sản của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểmPháp lệnh thừa kế năm 1990 được công bố có cơ sở văn bản nào không? Cóthuyết phục không? Vì sao? 26

Câu 3.5: Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên 27

VẤN ĐỀ 4: TÌM KIẾM TÀI LIỆU 29

Yêu cầu 1: Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật về tài sản và pháp

luật về thừa kế được công bố trên các Tạp chí chuyên ngành Luật từ đầu

Trang 4

năm 2020 đến nay Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả vàviệc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tácgiả, 2) Tên bài viết để trong dấu ngoặc kép, 3) Tên Tạp chí in nghiêng 4) Số

và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr.41 đến 51) Các bàiviết được liệt kê theo alphabet tên các tác giả (không nêu chức danh).29

Yêu cầu 2: Cho biết làm thế nào để tìm được những bài viết trên 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, NGHIÊN CỨU 31

Trang 5

VẤN ĐỀ 1: DI SẢN THỪA KẾ

Tóm tắt Bản án số 08/2020/DS-ST ngày 28/8/2020 của Tòa án Nhân dân thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc.

Nguyên đơn: ông Trần Văn Hòa

Bị đơn: anh Trần Hoài Nam, chị Trần Thanh Hương

Ông Trần Văn Hòa và bà Cao Thị Mai là hai vợ chồng, trong thời kỳ hônnhân có hai người con là anh Trần Hoài Nam và chị Trần Thanh Hương, không cócon đẻ và con nuôi nào khác Bà Mai mất, không để lại di chúc và do không thỏathuận được nên ông Hòa làm đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của bà Mai

để lại Tài sản tranh chấp là nhà, đất tại phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên.Tòa án xác định tổng giá trị tài sản chung của ông Hòa và bà Mai là6.151.614.500đ gồm 12 giá trị nhà và sân tường bao loan là 306.050.500đ; lán bánhàng là 21.064.000đ; 84m2 đất đã được cấp giấy chứng nhận là 3.528.000.000đ;85,5m2 đất chưa được cấp giấy chứng nhận sau khi trừ nghĩa vụ tài chính đối vớiNhà nước là 1.966.500.000đ; tiền thuê nhà và lán bán hàng ông Hòa quản lý là300.000.000đ, chị Hương quản lý 30.000.000đ

Số tài sản trên được hình thành trong thời gian hôn nhân và từ tài sản của hônnhân nên được chia đôi cho ông Hòa và bà Mai, tương đương với số tiền là3.075.807.250đ mỗi người Bà Mai mất nhưng không để lại di chúc nên di sản của

bà Mai để lại được chia theo quy định của pháp luật Cụ thể, hàng thừa kế của bàMai gồm bố, mẹ, chồng và con Tuy nhiên, cả bố và mẹ bà Mai đều đã mất trước

bà nên không được hưởng thừa kế tài sản của bà Mai Vì vậy, phần di sản thừa kếcủa bà Mai được chia cho chồng là ông Hòa và hai con là anh Nam và chị Hương,mỗi người được hưởng 13 di sản thừa kế của bà Mai để lại là 1.025.269.083đ.

Cuối cùng, Tòa án đã quyết định: chia cho ông Trần Văn Hòa số di sản vớitổng trị giá 2.220.664.000đ và diện tích đất 38,4m2 chưa được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất (theo chỉ giới 4, 5, 6, 7, 8, A, B, 4) thì ông Hòa có trách nhiệmliên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận sau khi

đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước; chia cho anh Trần Hoài Nam số disản với tổng trị giá 4.207.001.000đ và diện tích đất 47,1m2 chưa được cấp giấy

Trang 6

chứng nhận quyền sử dụng đất (theo chỉ giới 2, 3, 4, B, 2) thì anh Nam có tráchnhiệm liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhậnsau khi đã thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, ngoài ra còn phải thanh toánchênh lệch về tài sản cho ông Hòa với số tiền 1.880.412.000đ và chị Hương với sốtiền 995.269.000đ; chia cho chị Trần Thanh Hương được quyền sở hữu số tiền chothuê nhà 30.000.000đ mà chị Hương đang quản lý.

Tóm tắt Án lệ số 16/2017/AL của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Nguyên đơn: chị Phùng Thị H1

Bị đơn: anh Phùng Văn T

Ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G là bố mẹ của phía nguyên đơn có tàisản chung trong thời kỳ hôn nhân là diện tích đất 398m2 Ngày 07/07/1984, ông Nchết nhưng không để lại di chúc Năm 1994, bà G đã chuyển nhượng diện tích131m2 đất cho ông K Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụngđất nêu trên cho ông K và cho bà G (với diện tích 267m2 đất còn lại, giấy này doanh Phùng Văn T giữ) Sau này, bà G muốn cho con gái là chị Phùng Thị H1 mộtphần diện tích đất của bà nên đã yêu cầu anh Phùng Văn T trả lại giấy chứng nhận

sử dụng đất đã giữ trước đó Nay chị Phùng Thị H1 khởi kiện yêu cầu buộc anh Ttrả giấy chứng nhận nêu trên

Tòa án cấp sơ thẩm xác định phần di sản là tổng diện tích 398m2 đất còn Tòa

án cấp phúc thẩm xác định phần di sản được chia là 267m2, không bao gồm phầnđất đã chuyển nhượng cho ông K, tức phần diện tích 131m2 đất

Cuối cùng, Tòa án đã quyết định hủy toàn bộ Bản án sơ thẩm và Bản án phúcthẩm, giao lại cho Tòa án nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại do nhận thấysai sót trong việc xác định phần di sản được chia cho bà G và các con được thừa kế

từ tài sản chung của vợ chồng

Câu 1.1: Ở Việt Nam, di sản là gì và có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng

của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Trang 7

Dựa trên cơ sở pháp lý nêu trên, có thể hiểu di sản bao gồm tài sản riêng vàtài sản chung với người khác của người quá cố Pháp luật hiện hành thừa nhận cánhân có quyền có tài sản riêng ngay cả trong thời kỳ hôn nhân, việc thừa nhận này

được quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 Ngoài ra, cá

nhân còn có tài sản trong khối tài sản với các chủ thể khác như tài sản chung của

vợ chồng, việc này đã được pháp luật thừa nhận theo quy định tại Điều 33 Luật

Hôn nhân và gia đình năm 2014, vợ và chồng đều có quyền ngang nhau trong

việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung Ngoài ra, cá nhân còn có thể

có tài sản chung với các chủ thể khác trong quá trình sản xuất kinh doanh

Việc xác định di sản thừa kế hiện nay có bao gồm cả nghĩa vụ của người quá

cố hay không hiện đang có ba luồng ý kiến chính:

 Ý kiến đầu tiên cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và các nghĩa vụ

về tài sản của người chết để lại vì có như vậy mới đảm bảo sự côngbằng cho xã hội, bảo đảm quyền lợi chính đáng của các “chủ nợ” Tuynhiên, ý kiến này lại không phù hợp nếu chúng ta hướng tới xây dựngmột nhà nước pháp quyền, đề cao trách nhiệm của cá nhân với xã hội,mỗi người phải tự chịu trách nhiệm cho hành vi của chính mình Nếu

áp dụng ý kiến này vào thực tế sẽ làm cho xã hội quay về chế độ “nợtruyền đời truyền kiếp” của thời phong kiến trước đây, làm nên mộtbăng chuyền nếu cha không trả hết nợ thì con trả, con trả không hết thìcháu trả

 Ý kiến thứ hai cho rằng di sản thừa kế bao gồm tài sản và nghĩa vụ tàisản của người chết trong phạm vi di sản để lại tức người thừa kế chỉthực hiện nghĩa vụ trong phạm vi di sản mà họ được nhận Ý kiến nàyđược đánh giá là tiến bộ hơn ý kiến thứ nhất vì nó không còn tàn tíchcủa chế độ “nợ truyền đời truyền kiếp” của thời trước nhưng chung quythì vẫn xác định di sản bao gồm cả các nghĩa vụ về tài sản của ngườichết để lại Tuy nhiên, ý kiến này vẫn không được đa số các nhà khoahọc pháp lý ủng hộ vì khi người còn sống được thừa hưởng di sản củangười đã chết thì theo lẽ thường cũng chẳng ai muốn thừa hưởng thêmphần nghĩa vụ và công việc của người khác kể cả đó là người thânthích

 Ý kiến thứ ba cho rằng di sản thừa kế chỉ là các tài sản của người chết

để lại sau khi đã thanh toán các nghĩa vụ tài sản của người chết tức di

Trang 8

sản thừa kế không bao gồm nghĩa vụ của người quá cố Đây là quanđiểm được nhiều nhà khoa học pháp lý đồng ý và cũng đã được thể hiện

rất rõ trong Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên Ngoài ra,

Điều 659 đến Điều 662 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng cho biết, trước

khi chia di sản, những người thừa kế phải thanh toán các nghĩa vụ củangười chết để lại xong còn lại mới phân chia Việc thực hiện nghĩa vụkhông phải với tư cách là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà thựchiện các nghĩa vụ của người chết để lại bằng chính tài sản của ngườichết

Từ các lập luận trên cùng với các cơ sở pháp lý đã nêu, có thể khẳng định, disản thừa kế không bao gồm cả nghĩa vụ của người quá cố

Câu 1.2: Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó thì tài sản mới đó có phải là di sản không? Vì sao?

Theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền sở hữu đối với tài sản có được

từ hoạt động lao động, sản xuất kinh doanh hợp pháp Tất cả công dân đều đượclàm tất cả những gì luật không cấm và không trái đạo đức xã hội thì mọi thu nhậpđều được Nhà nước bảo hộ cũng như được để lại thừa kế Tuy nhiên, pháp luậtkhông quy định di sản thừa kế là các quyền tài sản gắn với nhân thân như quyềnnhận trợ cấp,… Về nguyên tắc, di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại vàthuộc sở hữu của người chết Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ tài sản cóđược sau khi một người chết cũng được coi là di sản thừa kế:

 Ví dụ: tài sản mà doanh nghiệp khuyến mãi cho người mua hàng bằngviệc bốc thăm, nhưng lúc mua thì chưa bốc thăm, sau khi chết mới bốcthăm và trúng thưởng, tiền bảo hiểm, tiền lãi,… thì những tài sản thuộcnhững trường hợp tương tự như thế vẫn sẽ được coi là di sản thừa kế dù

nó được hình thành sau thời điểm mở thừa kế

 Trường hợp tiếp theo là khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm

mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó do nguyên nhânkhách quan: đây là những nguyên nhân nằm ngoài ý chí của con người,không được biết trước và không thể kiểm soát được, như hoả hoạn, lũlụt, động đất hoặc các thảm hoạ thiên nhiên khác Khi những nguyênnhân này tác động vào di sản thừa kế khiến nó bị hư hỏng hoặc mất giá

Trang 9

trị ban đầu thì để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế, tài sảnmới sẽ có hiệu lực pháp luật thay thế cho di sản thừa kế cũ bị ảnhhưởng bởi những yếu tố ngoài ý muốn Từ đó, di sản cũ sẽ không còngiá trị hiện thực.

 Trường hợp cuối cùng là khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm

mở thừa kế bị thay thế bởi một tài sản mới sau đó do nguyên nhân chủquan: đây là những sự vật, sự việc, nằm trong tầm kiểm soát của conngười và hoàn toàn có thể thay đổi được, được xác định có sự tác độngphần nào đó bởi yếu tố con người Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn

bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế bởi một tài sản khác khi

đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa kế Tuy nhiên nếu

sự thay thế do tự bản thân cá nhân nào muốn thay thế hay đó là sự thaythế được đồng thuận bởi tất cả những người thừa kế và được pháp luậtthừa nhận thì tài sản mới đó sẽ trở thành di sản. 

Ngoài ra, trong quá trình phân chia di sản thừa kế còn phát sinh một loại tranhchấp đó là tiền phúng điếu cho đám tang người chết Có ý kiến cho rằng đây cũngđược xem là di sản của người chết nên nó là di sản thừa kế, theo phong tục của dân

ta thì việc đi viếng đám tang là đi viếng người chết thì khoản tiền viếng này phảinằm trong khối di sản của người chết chứ không thể thuộc về quyền sở hữu của aikhác, trường hợp có người có nghĩa vụ thờ cúng thì có thể dùng số tiền này để làmgiỗ tuần, mãn tang, giỗ hàng năm,… Cũng có ý kiến cho rằng đây không phải là disản thừa kế vì từng có quan điểm: “Biết rằng toàn bộ quyền và nghĩa vụ về tài sảncủa người chết để lại, chỉ tính đến thời điểm mở thừa kế của người đó, khoản tiềnphúng điếu không thể được coi là di sản thừa kế của người chết”, có rất nhiều sựđồng tình với ý kiến này vì tiền phúng điếu không phải là tài sản của người chết đểlại mà nó có sau thời điểm mở thừa kế và nó cũng không phải kết quả của nhữnghành vi có trước của người chết nên không thể coi đây là di sản để chia thừa kế

Từ các lập luận trên, để xem tài sản của người quá cố ở thời điểm mở thừa kế

bị thay thế bởi một tài sản mới và tài sản mới này có được xem là di sản hay khôngthì phải tùy vào trường hợp và nguyên nhân mà tài sản mới đó được hình thành

Trang 10

Câu 1.3: Để được coi là di sản, theo quy định pháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố có cần phải đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng

của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

Đầu tiên, để được xem là di sản thì phải xác nhận miếng đất đó có phải là tài sảncủa người đã chết khi họ còn sống hay không

Căn cứ Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013: “Giấy chứng nhận quyền

sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà

ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất” Tiếp theo, phải xác nhận người

đã chết có phải là người sử dụng đất có đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất hay không, nếu có thì mới được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất

về mặt pháp lý

Căn cứ Điều 168 Luật Đất đai năm 2013: “Người sử dụng đất được thực

hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận” Cuối cùng, chỉ khi có Giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất đó mới có đủ quyền và nghĩa vụ củachính họ, từ đó họ có thể chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho,…và bao gồm cảquyền để lại di sản thừa kế

Từ các lập luận trên, có thể khẳng định, để được coi là di sản, theo quy địnhpháp luật, quyền sử dụng đất của người quá cố cần phải đã được cấp Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính là chứng thưpháp lý đáng tin cậy nhất để dựa vào đó, người đứng tên được Nhà nước công nhậncác quyền đối với miếng đất được quy định trong Giấy chứng nhận đồng thời nócũng sẽ được xem là di sản thừa kế

Câu 1.4: Trong Bản án số 08, Tòa án có coi diện tích đất tăng 85,5m2

chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là di sản không? Đoạn nào của Bản án có câu trả lời?

Trang 11

Trong Bản án số 08, Tòa án coi diện tích đất tăng 85,5m2 chưa được cấp Giấychứng nhận quyền sử dụng đất là di sản.

Dẫn chứng trong Bản án có câu trả lời trên là: “Đối với diện tích đất tăng85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: tại phiên tòa đại diệnViện kiểm sát nhận định và lập luận cho rằng không được coi là di sản thừa kế, cầntiếp tục tạm giao cho ông Hòa có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhànước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Vấn đề này, Hội đồng xét

xử xét thấy: theo sơ đồ hiện trạng được Công ty đo đạc, khảo sát thực tế ngày21/02/2020 thể hiện, ngôi nhà và lán bán hàng được làm và xây dựng trên cả diệntích đất đã được cấp giấy chứng nhận và diện tích đất chưa được cấp giấy chứngnhận Kết quả xác minh tại UBND phường Đống Đa (nơi có diện tích đất tranhchấp), Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Vĩnh Yên, Chi cục thuế Nhànước thành phố Vĩnh Yên thể hiện: gia đình ông Hòa đã xây dựng ngôi nhà 3 tầng,sân và lán bán hàng trên một phần diện tích đất chưa được cấp giấy chứng nhận;diện tích đất này hộ ông Hòa đã quản lý, sử dụng ổn định nhiều năm nay, các hộliền kề đã xây dựng mốc giới rõ ràng, không có tranh chấp, không thuộc diện đấtquy hoạch phải di dời, vị trí đất tăng nằm tiếp giáp với phía trước ngôi nhà và lánbán hàng của hộ ông Hòa, giáp đường Nguyễn Viết Xuân, đất thuộc diện được cấpgiấy chứng nhận sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, tiền thuế là 19.000.000đ/m2

Do đó, đây vẫn là tài sản của ông Hòa, bà Mai, chỉ có điều là đương sự phải thựchiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước, nếu không xác định là di sản thừa kế và phânchia thì sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự Phần

đề nghị này của đại diện Viện kiểm sát không được Hội đồng xét xử chấp nhận.Các phần đề nghị khác của đại diện Viện kiểm sát tại phiên tòa là có căn cứ, đượcHội đồng xét xử xem xét để quyết định”

Câu 1.5: Nêu suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý nêu trên của Tòa

án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Hướng xử lý nêu trên của Tòa án trong Bản án số 08 về diện tích đất chưađược cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp lý

Hướng xử lý của Tòa án: chia phần đất chưa được cấp Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất cho ông Hòa và anh Nam, cụ thể chia cho ông Hòa 38,4m2 và

Trang 12

chia cho anh Nam 47,1m2 và cả hai người đều phải có trách nhiệm liên hệ với cơquan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị cấp giấy chứng nhận sau khi đã thực hiệnnghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

Trong Bản án số 08 về diện tích đất 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhậnquyền sử dụng, Toà đã nhận định: “Tài sản của ông Hoà và bà Mai gồm 01 ngôinhà 3 tầng, sân tường bao quanh và một lán bán hàng xây dựng năm 2006 trên diệntích đất 169,5m2 Trong đó, diện tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

là 84m2, còn lại 85,5m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tuynhiên hộ ông Hoà đã sử dụng ổn định, ranh giới các hộ xung quanh đều rõ ràng vàkhông có tranh chấp và cũng không thuộc diện quy hoạch phải di dời, vị trí đấttăng nằm tiếp giáp với phía trước ngôi nhà và lán bán hàng của hộ ông Hoà, giápđường Nguyễn Viết Xuân, đất thuộc diện được cấp giấy chứng nhận sau khi thựchiện nghĩa vụ nộp thuế (là 19.000.000đ/m2)” Ngoài ra, dựa theo kết quả củaUBND phường thì cũng có thể hiểu Tòa án đã tự công nhận quyền sử dụng đất củagia đình ông Hòa Trong một vài trường hợp, đất sẽ được coi là di sản nếu dựa trênquyền sử dụng hợp pháp chứ không phải lúc nào cũng dựa trên Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực ra chỉ là một hìnhthức pháp lý để Nhà nước công nhận ai đó có quyền sử dụng đất hợp pháp chứ nókhông phải là căn cứ xác lập quyền sử dụng đất Vì vậy, nếu có đủ chứng cứ chothấy người chết là người sử dụng đất hợp pháp thì đất đó sẽ được coi là di sản thừa

kế Và nhận định của Tòa cũng đã chứng minh được ông Hòa và bà Mai là người

sử dụng đất hợp pháp nên Tòa vẫn xem đất này là di sản và chia diện tích cho ôngHòa và anh Nam quản lý nếu các đương sự thực hiện nghĩa vụ nộp thuế

Từ các lập luận trên đã cho thấy, hướng xử lý của Tòa án trong Bản án số 08

về diện tích đất chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là thuyết phục

Trang 13

Căn cứ Khoản 2 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về tài sản

của vợ chồng thì phần đất chuyển nhượng nêu trên được xem như là tài sản chung:

“Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng”.

Như vậy, tài sản chung của vợ chồng ông N và bà G lúc này còn 267m2 Phần

di sản của ông N là một nửa diện tích 267m2 (tức 133,5m2) đất chung của vợ chồngông và bà G

Các văn bản pháp luật hiện nay không quy định rõ phần của vợ hoặc chồng

trong khối tài sản chung Nhưng theo Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia

đình năm 2014, tài sản của của vợ chồng được chia đôi, tức mỗi người được 12

khối tài sản chung Nhưng nếu có chứng cứ chứng minh có sự đóng góp khác nhauthì phần mỗi người không nhất thiết là ngang nhau:

“2 Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động

có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng”.

Tuy nhiên, quy định này quy định trong trường hợp “vợ chồng ly hôn” Mặt

khác, Khoản 2 Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng quy định về

vấn đề phân chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết: “Khi có yêu cầu về

chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng

có thoả thuận về chế độ tài sản Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế ”

Như vậy, phần diện tích đất của ông N sẽ là 133,5m2 Mặc dù ông N chết vàphần diện tích 267m2 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên bà G(phần đất chỉ còn 267m2 là vì bà đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K vào năm

1991 một phần diện tích đất nêu trên là 131m2 và năm 1999 bà mới được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất) nhưng phần đó được hình thành trong thời kỳ hôn

Trang 14

nhân, là tài sản chung của vợ chồng Do đó, phần di sản của ông N sẽ được tính là

1

2 tổng diện tích đất chung của vợ chồng ông và bà G theo Điều 612 Bộ luật Dân

sự năm 2015: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của

người chết trong tài sản chung với người khác”.

Câu 1.7: Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K có được coi là di sản để chia không? Vì sao?

Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn Kkhông được coi là di sản để chia Vì bà Phùng Thị G đã chuyển nhượng quyền sửdụng đất cho ông Phùng Văn K và đồng thời ông K cũng được cơ quan nhà nướccấp giấy chứng nhận quyền sử đất Thêm vào đó, việc bà Phùng Thị G chuyểnnhượng đất cho ông Phùng Văn K thì các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưngkhông ai có ý kiến phản đối gì Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà G đã đồng

ý để bà G chuyển nhượng diện tích 131m2 nêu trên cho ông Phùng Văn K Do đó,phần đất đã được chuyển nhượng là tài sản riêng của ông K và không liên quan gìđến phần đất chung của hai vợ chồng ông N và bà G nên không được coi là di sản

để chia thừa kế của gia đình bà Phùng Thị G

Câu 1.8: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.

Hướng giải quyết của Án lệ khi quyết định không đưa 131m2 đất đã bán choông K vào phần di sản của ông N là hợp lý

Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về

người thừa kế theo pháp luật quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng,

cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Việc bà G chuyển nhượng đất nhằm đảm bảo cuộc sống cho gia đình Mặtkhác, căn cứ theo cơ sở pháp lý nêu trên thì cả bà G và 6 người con đều thuộc hàngthừa kế thứ nhất, đồng thời những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần disản bằng nhau Trong trường hợp bà G đã chuyển nhượng 131m2 đất cho ông Kphải được sự đồng ý của tất cả các đồng thừa kế Trên thực tế, các đồng thừa kế đãbiết việc bà G chuyển nhượng quyền sử dụng và không có ý kiến gì về việc chuyển

Trang 15

nhượng 131m2 đất cho ông K của bà G nên việc ông K có quyền sở hữu đối vớidiện tích đất nêu trên là hợp lý

Căn cứ Điều 223 Bộ luật Dân sự năm 2015 về căn cứ xác lập quyền sở hữu

theo hợp đồng: “Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho,

trao đổi, cho vay hoặc hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật thì có quyền sở hữu tài sản đó” Do đó, việc bà G chuyển nhượng cho

ông K quyền sử dụng 131m2 đất có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền vềquyền sử dụng của ông K nên đối với diện tích đất nêu trên không được tính vàophần di sản của ông N là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật, bởi vì lúcbấy giờ diện tích đất nêu trên là thuộc quyền sở hữu của ông K

Từ những lập luận trên đã cho thấy, hướng giải quyết trong Án lệ trên liênquan đến phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K là hoàn toànđúng đắn và thuyết phục

Câu 1.9: Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng số tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó

có được coi là di sản để chia không? Vì sao?

Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng

số tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó không được coi là di sản đểchia

Phần tài sản chung của ông N và bà G là 398m2 đất Khi ông N mất thì không

để lại di chúc nên tài sản sẽ chia theo quy định pháp luật và bà G cùng các con của

bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ

luật Dân sự năm 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ,

cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” Vì vậy, bà G và các con đều

có quyền thừa kế và quyền này là ngang nhau đối với di sản thừa kế mà ông N đểlại Nếu bà G tự ý bán 131m2 đất cho ông K mà không có sự đồng ý của con rồidùng số tiền bán đất đó để lo cho cuộc sống cá nhân thì cũng xem như bà G đangbán đi một phần tài sản chung của vợ chồng, cụ thể là 199m2 đất và điều này khôngảnh hưởng đến các đồng thừa kế khác, di sản của ông N là 199m2 đất vẫn sẽ được

chia đều cho bà G và các con Căn cứ Khoản 1 Điều 218 Bộ luật Dân sự năm

2015: “Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu

của mình” nên việc bà G bán một phần tài sản chung của vợ chồng là 199m2 đất để

Trang 16

sử dụng cho mục đích cá nhân thay vì lo cho cuộc sống các con là không vi phạmpháp luật và không thể coi là di sản để chia vì số tiền mà bà G có được qua giaodịch này đã được sử dụng cho mục đích riêng và không gây ảnh hưởng đến quyềnlợi của các đồng thừa kế khác.

Câu 1.10: Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị

G trong diện tích đất trên là bao nhiêu? Vì sao?

Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà trong diện tích đất trên là133,5m2 ứng với 267m2 trong khối tài sản chung của vợ chồng Vì 267m2 đất nàyđứng tên bà Phùng Thị G và được hình thành trong thời kỳ hôn nhân nên phải đượcxác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưachia Bà G chỉ có quyền định đoạt 12 diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đấtthuộc tài sản chung của vợ chồng bà Do đó, di sản của bà G để lại là 12 khối tài sản

là 133,5m2 đất

Câu 1.11: Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?

Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m2 làkhông thuyết phục

Di sản lúc này của ông N sau khi đã trừ đi phần đất bán cho ông K là 133,5m2

và căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về

người thừa kế theo pháp luật quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng,

cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” thì di sản này

của ông N sẽ được chia đều cho bà G và các con với phần diện tích mà bà G nhậnđược là khoảng 19,07m2 Vậy nên, trên thực tế, bà G đã có di sản sở hữu chung vớiông N là 133,5m2, cùng với phần di sản được hưởng thừa kế của ông N là 19,07m2

và trừ đi phần diện tích bà cho chị H1 là 90m2 thì tổng diện tích bà G nhận đượcphải là 62,57m2 nên việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị

G là 43,5m2 là không thuyết phục

Ngày đăng: 09/04/2024, 22:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w