Nhận định trên là sai.Căn cứ vào khoản 2 Điều 111 và khoản 3 Điều 133 BLTTDS hiện hành, trongtrường hợp tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quảnghiêm trọng th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ
-
-Môn học: Luật Tố tụng dân sự BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG
KHÁC, CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
DANH SÁCH CÁC SINH VIÊN THỰC HIỆN
Niên khóa: 2021 – 2025
Trang 2MỤC LỤC PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH 4
1 Chi phí phiên dịch do người yêu cầu chịu 4
2 Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ lý đơn khởi kiện 4
3 Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng khi người giữ tài sản có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản 4
4 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm 4
5 Đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa án chấp nhận 4
PHẦN 2: BÀI TẬP 5
1 Theo Anh/Chị, Tòa án có chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của bà Trinh không? 5
2 Anh/Chị hãy xác định trách nhiệm của các chủ thể nếu việc Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh? 6
PHẦN 3: PHÂN TÍCH ÁN 7
1 Tòa án đã xác định án phí sơ thẩm và nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như thế nào? 7
2 Anh/Chị nêu nhận xét của mình theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét) 7
3 Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đang phân tích 10
Trang 3BẢNG TỪ VIẾT TẮT
BẢNG ĐÁNH GIÁ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
CÔNG
ĐÁNH GIÁ
tốt nhiệm vụ
tốt nhiệm vụ
tốt nhiệm vụ
tốt nhiệm vụ
tốt nhiệm vụ
Trang 4BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5: ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG
KHÁC, CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI
PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH.
1 Chi phí phiên dịch do người yêu cầu chịu
Nhận định trên là sai
Căn cứ khoản 3 và 4 Điều 168 BLTTDS hiện hành thì không phải mọi trường hợp chi phí phiên dịch do người yêu cầu chịu Ngoài ra còn có trường hợp các bên đương sự có thỏa thuận khác hoặc do Tòa án chi trả nếu Tòa án yêu cầu người phiên dịch
2 Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã thụ
lý đơn khởi kiện
Nhận định trên là sai
Căn cứ vào khoản 2 Điều 111 và khoản 3 Điều 133 BLTTDS hiện hành, trong trường hợp tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện
và trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thẩm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nếu không chấp nhận thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do Theo đó, ngay cả khi nguyên đơn mới nộp đơn khởi kiện, Tòa án chưa thụ lý đơn khởi kiện thì Tòa án vẫn có thể ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời, không phải chỉ sau khi thụ lý đơn khởi kiện
3 Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng khi người giữ tài sản có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản
Nhận định trên là sai
Căn cứ vào khoản 1 Điều 120 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020) Theo đó, hành vi kê biên tài sản đang tranh chấp chỉ được áp dụng trong quá tình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản Như vậy, kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng khi người giữ tài sản có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản là sai mà phải đáp ứng vấn đề về thời gian, đó là trong quá trình giải quyết vụ án và phải có căn cứ rõ ràng cho thấy người này có hành vi tẩu tán tài sản, còn có dấu hiệu là chưa đủ bằng chứng để kết luận
4 Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm
Nhận định trên là sai
Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm
2019, 2020) Theo đó, biện pháp mang tính “khẩn cấp" được hiểu là đặc tính của quyết định về áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời Vậy nên các quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng vì vậy có hiệu lực thi hành ngay mà không được kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm
5 Đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa án chấp nhận
Trang 5Nhận định trên là sai.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 147 liên quan đến “Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm”
được quy định cụ thể tại Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019,
2020) Theo đó, căn cứ quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 147 liên quan đến vụ án ly hôn, chúng ta thấy được rằng: “Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn”, có thể thấy được rằng trong trường hợp liên quan đến vụ án ly hôn,
nguyên đơn phải có nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm đương nhiên mà không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn Hơn thế nữa, vụ án ly hôn là một vụ án mang tính chất đặc thù của tố tụng dân sự, do đó trong trường hợp này nguyên đơn khi tham gia giải quyết tranh chấp về vụ án ly hôn thì có nghĩa vụ chịu án phí đương nhiên và thực tế, Tòa án không căn cứ vào việc chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành
PHẦN 2: BÀI TẬP.
Ngày 21/02/2017, Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên thụ lý vụ án do bà Trinh khởi kiện yêu cầu buộc ông Nguyên và vợ ông là bà Hiền phải trả số tiền nợ 9.000.000.000 đồng và tiền lãi phát sinh Ngày 21/02/2017, bà Trinh gửi đơn yêu cầu Tòa án thành phố Long Xuyên áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà
ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH05729 ngày 25/11/2015 do UBND thành phố Long Xuyên cấp cho ông Nguyên và bà Hiền Trong đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa, bà Trinh cam kết tài sản bà yêu cầu áp dụng không thế chấp, giao dịch với
ai Biết rằng, trước đó ngày 02/01/2017, ông Nguyên, bà Hiền đã thế chấp tài sản trên cho HDBank chi nhánh An Giang Với mục đích trả khoản vay cho ngân hàng, ngày 08/2/2017, ông Nguyên và bà Hiền đã ký kết hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng cho ông Linh quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH05729; ông Linh
đã đặt cọc số tiền 4.300.000.000 đồng, việc giao nhận tiền cọc có làm biên nhận
1 Theo Anh/Chị, Tòa án có chấp nhận yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của bà Trinh không?
Thứ nhất, căn cứ vào khoản 4 Điều 133 thì bà Trinh chỉ được yêu cầu áp dụng
biện pháp phòng tỏa với tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà ông Nguyên và bà Hiền có nghĩa vụ, tức tương đương với số nợ mà ông Nguyên bà Hiền
nợ bà Trinh Tuy nhiên trong trường hợp này, bà Trinh không đưa ra được chứng cứ chứng minh giá trị tài sản mà bà yêu cầu phong tỏa tương đương với nghĩa vụ ông Nguyên bà Hiền nợ bà Vì vậy bà đưa ra yêu cầu phong tỏa đối với tài sản này là chưa hợp lý
Thứ hai, trong trường này tài sản mà bà Trinh yêu cầu phòng tỏa là quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CH05729 Mà tài sản này đã được ông Nguyên Bà Hiền thế chấp tại ngân hàng HDBank vào ngày 02/02/2017, tức tài sản này
là tài sản đảm bảo có giá trị pháp lý với ngân hàng Hiện nay chưa có quy định cụ thể
về việc phong tỏa tài sản đang thế chấp tại ngân hàng nhưng căn cứ vào khoản 4 Điều
4 Nghị định 163/2006/NĐ-CP (đã được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 21/2021/NĐ-CP) theo đó thì Tòa án không được kê biên tài sản đã thế chấp tại Ngân hàng, trên tinh
Trang 6thần đó thì tài sản đã thế chấp tại Ngân hàng có lẽ cũng không được phong tỏa tài sản
để thực hiện nghĩa vụ khác của bên có nghĩa vụ Cùng với đó, bà cam kết tài sản này không thế chấp, giao dịch với ai là sai sự thật
Do đó, dựa vào các phân tích trên thì yêu cầu áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản của bà Trinh sẽ không được Tòa án chấp nhận
2 Anh/Chị hãy xác định trách nhiệm của các chủ thể nếu việc Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh?
Quan điểm thứ hai: Theo án lệ màTrong tình huống trên, trách nhiệm của các chủ thể nếu việc Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh có hai luồng quan điểm:
Quan điểm thứ nhất: Như tình huống đã thể hiện rõ ở trên chúng ta có thể thấy rằng bà Trinh đã áp dụng Điều 126 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020) về việc phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ và bà đã cam kết
“tài sản bà yêu cầu áp dụng không thế chấp, giao dịch với ai” Nhưng theo phần kết luận cho thấy “trước đó ngày 02/01/2017, ông Nguyên, bà Hiền đã thế chấp tài sản trên cho HDBank chi nhánh An Giang Với mục đích trả khoản vay cho ngân hàng, ngày 08/2/2017, ông Nguyên và bà Hiền đã ký kết hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng cho ông Linh quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” Như vậy, có thể
thấy rõ ràng trong tình huống này, bà Trinh đã yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là chưa thật sự chính xác, khi bản thân mình khẳng định, số tài sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chưa có giao dịch, thế chấp với bất kỳ ai, nhưng trước đó đã được nguyên đơn thế chấp cho ông Linh và hai bên đã ký một hợp đồng đặt cọc với nhau
Việc bà Trinh yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như vậy là vi phạm tại Điều 113 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020) về trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng, mà cụ thể
là bà Trinh đã gây thiệt hại cho ông Nguyên, bà Hiền vì nếu như yêu cầu của bà được chấp thuận thì sẽ dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường một khoản tiền hợp đồng
mà trước đó ông Linh đã đặt cọc, nếu vấn đề đó xảy ra thì bà Trinh phải bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (ông Nguyên) hoặc cho người thứ ba (ông Linh)
GS.TS Đỗ Văn Đại đề xuất về việc phong tỏa, kê biên tài sản mà giá trị tài sản
lớn hơn tài sản phải thực hiện nghĩa vụ Theo GS.TS Đỗ Văn Đại: “Trong thực tế, đôi khi chúng ta gặp trường hợp một tài sản bị phong toả, kê biên để bảo đảm cho việc thi hành án nhưng giá trị của tài sản (bị phong tỏa, kê biên) lớn hơn giá trị các khoản tiền được bảo đảm bởi biện pháp kê biên, phong toả Đối với trường hợp này, chủ sở hữu có thể định đoạt tài sản của mình bằng thế chấp hay không? Đây là vấn đề còn gây lúng túng trong thực tiễn Do đó, đề xuất án lệ giải quyết theo hướng tức chủ sở hữu chỉ không được định đoạt phần giá trị phục vụ cho việc thi hành án nhưng vẫn được định đoạt đối với phần còn lại Hướng như vậy vừa bảo đảm được cho việc thi hành án có biện pháp kê biên, phong toả (được ưu tiên thanh toán trước) vừa bảo đảm quyền của chủ sở hữu đối với phần tài sản còn lại
Trang 7Ở đây, nhìn bề ngoài việc chấp nhận thế chấp tài sản đã bị kê biên, phong toả
có vẻ gây sốc Tuy nhiên, phân tích kỹ hướng giải quyết của thực tiễn xét xử cho thấy không ai bị tổn hại trong tình huống như vậy đồng thời tạo điều kiện cho chủ sở hữu tài sản trong việc khai thác được tài sản của mình mà không xâm phạm tới quyền lợi của các chủ thể liên quan Khi tham khảo chuyên gia nước ngoài về vấn đề này, người
đề xuất đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của chuyên gia đối với hướng giải quyết được đề xuất phát triển thành án lệ nêu trên
Khái quát nội dung đề xuất án lệ như sau:
Nguồn án lệ: Quyết định số 22/2017/KDTM-GĐT ngày 14-7-2017 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao về vụ án “ tranh chấp hợp đồng tín dụng” giữa Ngân hàng cổ phần C với Công ty TNHH B
Tình huống án lệ:
Tài sản được dùng để thế chấp đã bị phong tỏa, kê biên để bảo đảm việc thi hành án dân sự nhưng giá trị của tài sản lớn hơn giá trị các khoản tiền phải thi hành án
Giải pháp pháp lý:
Trong trường hợp này, phần còn lại của tài sản sau khi thi hành án được coi là tài sản bảo đảm và giao dịch bảo đảm không vô hiệu đối với phần còn lại của tài sản
Theo đó, căn cứ Điều 126 BLTTDS hiện hành quy định: “Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.” Yêu cầu Tòa án phong tỏa tài
sản của ông Nguyên của bà Trinh là có cơ sở pháp luật Nếu việc Tòa án ra Quyết định phong tỏa tài sản của ông Nguyên và bà Hiền dẫn đến việc ông Nguyên phải bồi thường hợp đồng đặt cọc cho ông Linh, thì trách nhiệm của các chủ thể tuy chưa có cơ
sở pháp luật quy định rõ nhưng dựa vào đề xuất án lệ trên của thầy Đỗ Văn Đại và thực tiễn đã xét xử thì có thể xác định trách nhiệm bồi thường tiền cọc cho ông Linh thuộc về ông Nguyên dựa trên phần tài sản còn lại sau khi tài sản ông Nguyên đã được phong tỏa để thực hiện nghĩa vụ đối với bà Trinh
Khi này có thể xác định hủy bỏ hợp đồng đặt cọc giữa ông Linh và ông Nguyên theo Điều 425 BLDS 2015 về hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện và
theo khoản 2 Điều Điều 427 BLDS 2015 về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng: “Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”
PHẦN 3: PHÂN TÍCH ÁN.
1 Tòa án đã xác định án phí sơ thẩm và nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm như thế nào?
Toà án đã xác định các vấn đề về án phí theo bản án như sau:
Về án phí sơ thẩm theo bản án rằng: chị K phải chịu án phí ly hôn, anh P phải chịu án phí cấp dưỡng nuôi con theo quy định
Về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm:
Chị Lê K phải chịu án phí hôn nhân sơ thẩm là 300.000 đồng được khấu trừ số tiền tạm ứng án phí là 300.000 đồng theo biên lai thu số 45382 ngày 14/12/2018 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện X, tỉnh Y
Anh Thái P phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng
2 Anh/Chị nêu nhận xét của mình theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không trực
Trang 8tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét)
Căn cứ vào Bản án số 19/2019/HNGĐ-ST ngày 28/6/2019 của Tòa án nhân dân
huyện X, tỉnh Y liên quan đến “Vụ việc ly hôn”, đồng thời căn cứ vào các quy định
hiện hành được thể hiện cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, 2020) cũng như căn cứ vào quy định hiện hành tại Nghị quyết số
326/2016/UBTVQH14 liên quan đến Nghị quyết quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án Chúng ta có thể thấy được rằng, bản
án nêu trên xảy ra những tranh cãi liên quan đến án phí mà các đương sự có nghĩa vụ phải nộp khi Tòa án giải quyết tranh chấp, cụ thể là việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu
án phí cấp dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi dưỡng con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng Điều đó sẽ được phân tích thông qua hai luồng quan điểm sau đây:
Một là, đồng ý với hướng xét xử của Tòa án liên quan đến việc xác định nghĩa
vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi dưỡng con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng:
Trong Bản án nêu trên, chúng ta thấy được rằng Tòa án đã xác định bị đơn là anh Thái P phải có nghĩa cụ chịu án phí dân sự sơ thẩm là 300.000 đồng, điều đó được
thể hiện cụ thể tại phần Nhận định và phần Quyết định của Tòa án, có thể thấy được
rằng hướng xét xử của Tòa án hoàn toàn hợp lệ và chính xác thông qua những phân tích sau đây:
(1) Về cơ sở lý luận: xét trên phương diện lý luận, trong vụ án tranh chấp về hôn nhân gia đình sẽ phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó đặc biệt quan trọng nhất là các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng, tranh chấp về tài sản chung giữa vợ và chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân hay giải quyết về vấn đề nợ chung giữa vợ
và chồng, Có thể thấy được rằng, những tranh chấp nêu trên đều đặt ra cho nhà làm luật cũng như cơ quan tài phán về việc liệu rằng làm sao có thể đảm bảo được nghĩa vụ của các bên khi tham gia giải quyết tranh chấp, trong đó vấn đề án phí là một trong những vấn đề đáng lưu tâm Xét trên góc độ lý luận, đây là một trong những vấn đề gây ra nhiều tranh cãi, trong đó vấn đề về tự nguyện cấp dưỡng cho con khi người cấp dưỡng không trực tiếp nuôi con là một trong những vấn đề nổi trội và đặc biệt nhất Nhìn chung, liên quan đến vấn đề này hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau, một
số quan điểm cho rằng trong trường hợp này xuất phát từ ý chí tự nguyện nên việc đặt
ra án phí là chưa thực sự phù hợp và trái ngược với quy định của pháp luật tố tụng dân
sự hiện hành, tuy nhiên cũng có quan điểm trái ngược cho rằng trong trường hợp này cần phải xác định án phí sơ thẩm nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của Tòa án cũng như các bên liên quan trong công tác xét xử Tổng hợp từ các quan điểm nêu trên, chúng ta thấy được rằng hiện nay trên góc độ lý luận vẫn chưa thực sự có câu trả lời rõ ràng và cần thiết để làm sáng tỏ việc có hay không người tự nguyện cấp dưỡng phải chịu án phí sơ thẩm Đứng trên quan điểm cá nhân, trong trường hợp này cần xem xét đến án phí khi người cấp dưỡng tự nguyện cấp dưỡng cho con của mình mà người cấp dưỡng
đó không trực tiếp nuôi dưỡng Sở dĩ như vậy là vì, trong trường hợp này người cấp dưỡng đã tự nguyện bỏ ra một khoản tiền để chu cấp, và khoản tiền này xuất phát từ
vụ án ly hôn và tồn tại song song trong quá trình giải quyết ly hôn giữa các đương sự Hơn thế nữa, mặc dù là tự nguyện tuy nhiên xét trên góc độ đạo đức và pháp luật, người cấp dưỡng tự nguyện cấp dưỡng là hoàn toàn phù hợp xuất phát từ quan hệ máu
mủ cũng như khi đương sự đưa ra việc tự nguyện giải quyết tranh chấp, như đã phân tích ở trên thì việc tự nguyện cấp dưỡng hình thành và xuất phát trong quá trình giải
Trang 9quyết tranh chấp tại Tòa án, do đó trong trường hợp này Tòa án xác định án phí sơ thẩm là hoàn toàn chính xác và đảm bảo tính công bằng cho các đương sự khi tham gia
tố tụng và giải quyết tranh chấp
(2) Về cơ sở pháp lý và thực tiễn giải quyết của Tòa án: hiện nay, pháp luật Tố tụng dân sự chỉ quy định chung những trường hợp phải chịu án phí sơ thẩm, để khái quát cụ thể hơn vấn đề này chúng ta cần phải dẫn chiếu các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Có thể thấy, Nghị quyết
số 326/2016 đã quy định rất rõ về các trường hợp tranh chấp, trong đó có tranh chấp hôn nhân gia đình liên quan đến việc có giá ngạch và không có giá ngạch Đối chiếu với bản án nêu trên đồng thời kết hợp với cơ sở lý luận, Tòa án xác định trong trường hợp này khoản tiền cấp dưỡng là khoản tiền có giá ngạch được quy định tại Danh mục thuộc Nghị quyết số 326/2016/UNTVQH14 Hơn thế nữa, việc xác định án phí đối với nghĩa vụ cấp dưỡng nêu trên là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật, bởi lẽ như
đã phân tích tại mục (1) thì khoản tiền cấp dưỡng nêu trên phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án và khoản tiền nêu trên tồn tại song song và gắn liền chặt chẽ đối với việc giải quyết tranh chấp Do đó, mặc dù trên cơ sở tự nguyện tuy nhiên nhìn nhận chung, chúng ta có thể thấy được rằng đây là nghĩa vụ của người cấp dưỡng, đó là quy tắc chuẩn mực đạo đức và xuất phát từ quan hệ mẫu tử, do đó việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí nêu trên xuất phát từ chính việc tồn tại tài sản chính là khoản tiền cấp dưỡng và xin khẳng định lại rằng, xuất phát từ chính cơ sở là tài sản cũng như xuất phát từ chính nghĩa vụ phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến ly hôn thì việc xác định nghĩa vụ án phí nêu trên là hoàn toàn hợp
lý và việc xác định án phí nêu trên không xuất phát từ cơ sở tự nguyện hay không tự nguyên mà khi đã tồn tại nghĩa vụ cấp dưỡng và hình thành cũng như tồn tại trong quá trình giải quyết tranh chấp thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải có nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng theo quy định của pháp luật dựa trên cơ sở giá ngạch được quy định cụ thể tại Nghị định số 326/2016/UBTVQH14
Hai là, đồng ý với hướng xét xử của Tòa án liên quan đến việc xác định nghĩa
vụ chịu án phí cấp dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi dưỡng con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng:
Như đã phân tích ở trên, hiện nay đã xảy ra nhiều tranh cãi với nhiều quan điểm liên quan đến việc liệu rằng có hay không việc người không trực tiếp nuôi dưỡng con khi họ tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu án phí sơ thẩm, để làm rõ vấn đề nêu trên, cần phân tích rõ thông qua những quan điểm theo hướng không đồng
ý như sau:
(1) Về cơ sở lý luận: xét trên góc độ lý luận, việc người không trực tiếp nuôi dưỡng con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng xuất phát từ tư cách đạo đức và thể hiện ý chí tự nguyện của họ khi thực hiện việc cấp dưỡng Xét trên góc độ lý luận, trong trường hợp này có thể xảy ra trong hoặc ngoài quá trình giải quyết tranh chấp của Tòa án tuy nhiên nhìn nhận chung, xuất phát từ cơ sở tự nguyện và hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật dân sự nói chung và pháp luật tố tụng dân sự nói riêng cũng như xuất phát từ tư cách đạo đức Do đó, trong trường hợp này nhằm đảm bảo việc tôn trọng ý chí cũng như thỏa thuận giữa các bên, có lẽ là phù hợp nếu Tòa án không can thiệp và không xác định án phí bởi lẽ, ngay từ ban đầu bên có nghĩa vụ cấp dưỡng đã xác định việc họ mong muốn và tự nguyện cấp dưỡng dựa trên khoản tiền của mình, Tòa án trong trường hợp này chỉ có nghĩa vụ công nhận hoặc xem xét khoản tiền cấp dưỡng liệu rằng có phù hợp hay không Do đó, trong trường hợp này quan điểm cho rằng Tòa án không nên xác định án phí nhằm đảm bảo sự tôn trọng cho
Trang 10người tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng (cần phân tách với trường hợp Tòa án bắt buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng) Sở dĩ như đã phân tích ở trên, trong trường hợp này người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng tự nguyện thực hiện, xuất phát từ ý chí của người thực hiện do đó cần phải có chế tài phù hợp nhằm đảm bảo quyền lợi của người tự nguyện thực hiện Đối với trường hợp Tòa án buộc thực hiện, theo quan điểm
cá nhân có lẽ là hợp lý nếu Tòa án xác định án phí trong trường hợp bắt buộc người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện nhằm đảm bảo quyền lợi cho đương sự cũng như mang tính chất bắt buộc và răn đe cũng như thể hiện vai trò của Tòa án trong tiến trình xét xử
(2) Về cơ sở pháp lý và thực tiễn xét xử của Tòa án: hiện nay, theo quy định tại khoản
4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định về “Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm”, chúng ta thấy được rằng chỉ quy định trường hợp nguyên đơn phải chịu nghĩa
vụ án phí sơ thẩm mà không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu và loại trừ trường hợp thuận tình ly hôn theo quy định tại Điều 147 Đồng thời căn cứ quy định về Danh mục chịu án phí được hệ thống cụ thể tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14, chúng ta thấy được rằng việc áp dụng giá ngạch đối với tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình phải đáp ứng đủ các điều kiện đối chiếu tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành Đối chiếu với thực tiễn xét xử của Tòa án, trong trường hợp nêu trên việc xác định án phí đối với bị đơn là anh Thái P chưa thực
sự phù hợp Bởi lẽ, ngay từ ban đầu việc giải quyết hôn nhân giữa nguyên đơn và bị đơn không phát sinh về tranh chấp, việc giải quyết con chung xuất phát từ hệ quả hôn nhân và việc thực hiện cấp dưỡng của bị đơn là hoàn toàn tự nguyện trên cơ sở 1.000.000 đồng Hơn thế nữa, số tiền nêu trên không phải là khoản tiền tranh chấp và không thể áp dụng giá ngạch để tính, bởi lẽ khoản tiền nêu trên là khoản tiền mà bị đơn tự mình bỉ ra để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi nguyên đơn và bị đơn đã ly hôn, không nằm trong tranh chấp về tài sản chung và không thể áp dụng giá ngạch để giải quyết tranh chấp trong trường hợp này, do đó sẽ là hợp lý nếu trong trường hợp này Tòa án xác định người có nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm là nguyên đơn và không xác định án phí đối với nghĩa vụ cấp dưỡng như đã phân tích tại mục (1) và đối chiếu với các quy định được phân tích cụ thể tại mục (2) của phần phân tích này
Tóm lại, thông qua phân tích và trình bày nêu trên, chúng ta thấy được những hạn chế cũng như các quan điểm đối lập nhau về việc xác định án phí trong trường hợp người cấp dưỡng tự nguyện thực hiện việc cấp dưỡng cho con mà mình không trực tiếp nuôi Theo quan điểm cá nhân, sẽ là hợp lý nêu chúng ta phân tách thành hai trường hợp cụ thể, đối với trường hợp người cấp dưỡng tự nguyện thực hiện thì không xác định án phí nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như xuất phát từ những ý nghĩa đã phân tích tại mục (2) phần không đồng ý Đối với trường hợp người cấp dưỡng được Tòa án xác định và bắt buộc thì trong trường hợp này, người được Tòa án xác định cấp dưỡng phải có nghĩa vụ chịu án phí cấp dưỡng nhằm đảm bảo quyền lợi cũng như lợi ích của các chủ thể liên quan cũng như đảm bảo vai trò của Tòa án trong quá trình xét xử
3 Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề pháp lý đang phân tích
Tại Bản án số: 19/2019/HNGĐ-ST ngày 28/06/2019 của Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh Y Bao gồm: Nguyên đơn: bà K; bị đơn: ông Thái P, K yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn giữa mình với P và đã được Tòa án chấp thuận Về vấn đề phí
và lệ phí khi xét xử sơ thẩm, Tòa tuyên K phải chịu án phí ly hôn theo mục 1.1 Danh mục chịu án phí được hệ thống cụ thể tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 và