1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

MÔN HỌC LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3 THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thẩm Quyền Của Toà Án Nhân Dân
Tác giả Nguyễn Ngọc Hoa, Nguyễn Minh Thư, Trần Hoàng Anh Thư, Trần Đào Thanh Hiếu, Nguyễn Đức Bảo Trân, Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Lan Anh, Trần Anh Khoa
Trường học Trường Đại Học Luật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 217,6 KB

Nội dung

Được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 36 BLTTDS, Tòa dân sự cấp huyện sẽ là cấp trực tiếp giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại theo thủ tục sơ thẩm: “Tòa dân sự Tòa án nhân

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

MÔN HỌC LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 3 THẨM QUYỀN CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Họ và tên thành viên MSSV

Lớp: CLC47A Nhóm: 3

TP Hồ Chí Minh – Tháng 02, năm 2024

1 Nguyễn Ngọc Hoa

2 Nguyễn Minh Thư

3 Trần Hoàng Anh Thư

4 Trần Đào Thanh Hiếu

5 Nguyễn Đức Bảo Trân

6 Nguyễn Kim Anh

7 Nguyễn Lan Anh

8 Trần Anh Khoa

2253801011086 2253801011278 2253801011286 2253801012075 2253801013193 2253801015023 2253801015024 2253801015140

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1 Nguyễn Ngọc Hoa 2253801011086 Trình bày NĐ 4 – 6

2 Nguyễn Minh Thư 2253801011278 Thảo luận, tổng hợp, rà soát và hoàn

thiện

3 Trần Hoàng Anh Thư 2253801011286 Thảo luận, trình bày Phần 3

4 Trần Đào Thanh Hiếu 2253801012075 Thảo luận, trình bày Phần 2

5 Nguyễn Đức Bảo Trân 2253801013193 Thảo luận, trình bày Phần 2

6 Nguyễn Kim Anh 2253801015023 Trình bày NĐ 6 – 7 và câu hỏi

7 Nguyễn Lan Anh 2253801015024 Trình bày NĐ 1 – 3

8 Trần Anh Khoa 2253801015140 Thảo luận, trình bày Phần 2

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH 5

1 Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp về dân sự 5

2 Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc

về Tòa án nhân dân cấp tỉnh 5

3 Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động 5

4 Tòa dân sự không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanh,

5 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài 6

6 Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải

7.  Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự 7 Trả lời câu hỏi sau đây: Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là gì? Yếu tố cơ bản để phân biệt loại việc thuộc thẩm quyền Tòa dân sự và Tòa

PHẦN 2: BÀI TẬP 9

a Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp 9

b Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là đúng thẩm quyền theo cấp của Tòa án không? Tại sao? 9

PHẦN 3: PHÂN TÍCH ÁN 10

1 Xác định chủ thể và nội dung kháng cáo trong Bản án phúc thẩm nêu trên.

10

Trang 4

2 Hướng giải quyết của Hội đồng xét xử phúc thẩm? Nhận xét về quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm theo cả hai hướng đồng ý và không đồng ý? (Lưu ý nêu rõ luận cứ cho các nhận xét) 11

3 Xác định vấn đề pháp lý từ việc giải quyết câu hỏi nêu trên và Tóm tắt bản

Trang 5

PHẦN 1 NHẬN ĐỊNH

1 Tranh chấp về cho thuê lại lao động là tranh chấp về dân sự.

Đây là nhận định sai Căn cứ theo điểm b, khoản 3 Điều 32 BLTTDS, tranh chấp về cho thuê lại lao động thuộc tranh chấp liên quan đến lao động. 

“3 Tranh chấp liên quan đến lao động bao gồm:

a) Tranh chấp về học nghề, tập nghề;

b) Tranh chấp về cho thuê lại lao động;…”

2 Thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Đây là nhận định sai Vì thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ không phải lúc nào cũng thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có trường hợp khác thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện Tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ là tranh chấp dân sự, căn cứ theo khoản 4 Điều 26 BLTTDS Như vậy, thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện, căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 35 BLTTDS Tuy nhiên nếu tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 BLTTDS thì đây là tranh chấp về kinh doanh, thương mại Do đó thẩm quyền xét xử tranh chấp về hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh, căn cứ theo điểm a, khoản 1 Điều 37 BLTTDS

3 Tòa án không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động. 

Đây là nhận định sai Vì tranh chấp lao động giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, căn cứ theo điểm c, khoản 1 Điều 32 BLTTDS:

“1 Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động mà hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật về lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

Trang 6

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;”

4 Tòa dân sự không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại.

Đây là nhận định sai Cả hai Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh đều có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại Được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 36 BLTTDS, Tòa dân sự cấp huyện sẽ là cấp trực tiếp

giải quyết các tranh chấp về kinh doanh thương mại theo thủ tục sơ thẩm: “Tòa dân sự

Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này” Ngoài ra, Tòa dân sự cấp tỉnh

cũng có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm các tranh chấp kinh doanh thương mại theo khoản 1 Điều 38: 

“a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc

thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân

sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này”.

5 Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.

Đây là nhận định đúng Theo Điều 435 BLTTDS, khi Bộ tư pháp nhận được đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành các bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài thì trong 5 ngày làm việc phải chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền theo quy định tại Điều 37 và Điều 39. 

Dẫn chiếu đến Điều 37 BLTTDS, tại điểm b khoản 1 về thẩm quyền của Tòa

cấp tỉnh: “Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động

quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này” Trong đó, Điều 27 khoản 5 quy định: “Yêu cầu công nhận

Trang 7

và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam” Kết hợp các điều trên thấy rằng Tòa cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền

giải quyết cho yêu cầu công nhận và thi hành bản án của Tòa nước ngoài tại Việt Nam

6 Vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa cấp tỉnh.

Đây là nhận định đúng Theo điểm a khoản 1 Điều 37 về những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa cấp tỉnh có bao gồm các tranh chấp về lao động và

điểm c khoản 1: “Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này” Trong đó, khoản 3 Điều 35 BLTTDS quy định: “Những tranh chấp, yêu cầu quy định

tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này” Vậy các tranh chấp có yếu tố nước ngoài sẽ không thuộc thẩm quyền giải

quyết của Tòa cấp huyện mà sẽ do Tòa cấp tỉnh giải quyết Vì vậy, kết luận được rằng các vụ án lao động có đương sự ở nước ngoài sẽ luôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa cấp tỉnh

7.  Không phải mọi tranh chấp giữa các thành viên công ty, giữa thành viên công

ty với công ty với nhau đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục

tố tụng dân sự.

Đây là nhận định đúng Căn cứ theo khoản 4 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự

2015: “Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công

ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.”

Theo đó, mọi tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục tố tụng dân sự Tuy nhiên đối với tranh chấp

Trang 8

giữa các thành viên công ty, chỉ những tranh chấp liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự Các tranh chấp giữa các thành viên nếu không liên quan đến những việc trên thì không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo thủ tục dân sự mà sẽ giải quyết theo Điều lệ doanh nghiệp, căn cứ theo điểm h khoản 1 Điều 24 Luật Doanh

nghiệp 2020 về Điều lệ doanh nghiệp: “h) Thể thức thông qua quyết định của công ty;

nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.”

Trả lời câu hỏi sau đây: Thẩm quyền dân sự của Tòa án theo loại việc là gì? Yếu

tố cơ bản để phân biệt loại việc thuộc thẩm quyền Tòa dân sự và Tòa kinh tế?

Thẩm quyền dân sự của Toà án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Toà án Thẩm quyền của Toà án nhân dân đối với các tranh chấp về dân sự được quy định tại Điều 26, 28, 30, 32 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Các tranh chấp dân

sự đề cập trong mục này theo nghĩa rộng, bao gồm các tranh chấp về dân sự, hôn nhân

và gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động Trong từng loại tranh chấp do các ngành luật nội dung quy định, Luật tố tụng dân sự liệt kê các tranh chấp cụ thể, Toà án

có thẩm quyền thụ lý, giải quyết.1

Xác định đối tượng tranh chấp của vụ việc là yếu tố cơ bản để phân biệt loại việc thuộc thẩm quyền của Toà dân sự và Toà kinh tế. 

Trong đó, căn cứ theo khoản 1 Điều 36 và khoản 1 Điều 38, Toà dân sự có

thẩm quyền: “ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh,

thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này.”

“ a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân

sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.”

1 Trường Đại học Luật TP HCM (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức - Hội Luật

gia Việt Nam, tr.111.

Trang 9

Toà kinh tế chỉ xét xử ở cấp tỉnh với các vụ việc căn cứ theo khoản 3 Điều 38

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “a) Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp,

yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật này;

b) Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.”

PHẦN 2: BÀI TẬP

a Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp

Ông A làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án quận X thành phố Y cho ly hôn với

bà B, vì chỉ có một bên (ông A) yêu cầu ly hôn nên tranh chấp này là tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cụ thể là tranh chấp ly

hôn, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015: “Ly hôn,

tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn”. 

Căn cứ khoản 3 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp ly hôn nêu trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện vì có đương

sự ở nước ngoài và căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ trong vụ án này được xác định như sau: tình huống không đề cập đến thỏa thuận bằng văn bản giữa nguyên đơn và bị đơn về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b, nên thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nơi bị đơn là bà B

cư trú, làm việc theo quy định tại điểm a

Tranh chấp về ly hôn theo k1 Điều 28: chỉ có khởi kiện xin ly hôn, ko tranh chấp về tài sản

b Theo anh, chị, Tòa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là đúng thẩm quyền theo cấp của Tòa án không? Tại sao? 

Theo nhóm, Tòa án quận X thành phố Y giải quyết vụ án trên là không đúng thẩm quyền theo cấp của Tòa án

Trang 10

Ông A đã làm đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án cho ly hôn, nên đây là tranh chấp

về ly hôn thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại khoản 1 Điều 28

Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. 

Bà B trong vụ án là đương sự ở nước ngoài, trên tinh thần của Nghị quyết

03/2012/NQ-HĐTP, điểm b khoản 1 Điều 7 có quy định: “Đương sự là người Việt

Nam định cư, làm ăn, học tập, công tác ở nước ngoài có mặt hoặc không có mặt tại Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc dân sự” Thời điểm Tòa án thụ lý vụ án

là vào tháng 02 năm 2020, lúc này bà B có về Việt Nam nhưng bà B đã sang Pháp làm

ăn từ năm 2008, nên bà B hội tụ đủ các yếu tố để được xác định là đương sự ở nước

ngoài Căn cứ theo khoản 3 Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 “Những tranh

chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản

ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”, bà B trong vụ án là đương sự ở nước ngoài nên

tranh chấp nêu trên không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. 

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 37 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp trong

vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo lãnh thổ trong vụ án này được xác định như sau: tình huống không đề cập đến thỏa thuận bằng văn bản giữa nguyên đơn và bị đơn về việc yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b, nên thẩm quyền giải quyết vụ án thuộc về Tòa án nơi bị đơn là bà B cư trú, làm việc theo quy định tại điểm a

PHẦN 3: PHÂN TÍCH ÁN

1 Xác định chủ thể và nội dung kháng cáo trong Bản án phúc thẩm nêu trên. 

Chủ thể trong Bản án phúc thẩm được xác định như sau:

Nguyên đơn: ông T1 và bà S

Bị đơn: ông T2 và bà H

Ngày đăng: 11/04/2024, 00:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w