Như vậy, xác định tư cách của đương sự trong VADS là việc chỉ rađịa vị tố tụng của các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan trong tranh chấp dân sự lànguyên đơn, bị đơn hay người có quy
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
- -BÀI TẬP NHÓM MÔN LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
Đề số 9 Xác định tư cách của đương sự trong vụ án dân sự
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
BẢNG TỪ VIẾT TẮT 1
MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 2
I LÝ LUẬN VÀ ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ 2
1 CƠ SỞ VÀ Ý NGHĨA VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ 2
1.1 KHÁI NIỆM XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ TRONG VADS 2
1.2 CƠ SỞ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG VADS 3
1.2.1 XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH CỦA ĐƯƠNG SỰ DỰA VÀO QUYỀN KHỞI KIỆN 3
1.2.2 XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ DỰA VÀO SỰ LIÊN QUAN VỀ QUYỀN, NGHĨA VỤ GIỮA CÁC ĐƯƠNG SỰ 4
1.2.3 XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ DỰA VÀO THỜI ĐIỂM TÒA ÁN THỤ LÝ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP 4
1.3 Ý NGHĨA VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ 5
2 ĐIỀU KIỆN ĐỂ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ 5
2.1 NGUYÊN ĐƠN 6
2.2 BỊ ĐƠN 8
2.3 NGƯỜI CÓ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LIÊN QUAN 10
II NHỮNG VƯỚNG MẮC KHI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ 12
1 TOÀ ÁN XÁC ĐỊNH SAI, THIẾU ĐƯƠNG SỰ 12
2 ĐƯƠNG SỰ KHÔNG HIỂU BIẾT PHÁP LUẬT 13
III KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ 14
1 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ 14
2 KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ XÁC ĐỊNH TƯ CÁCH ĐƯƠNG SỰ 14
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
PHỤ LỤC 17
Trang 4MỞ ĐẦU
Đương sự trong VADS là chủ thể trọng tâm không thể thiếu trong quá trình TTDS.Không có đương sự thì không tồn tại VADS cần giải quyết Thực tiễn công tác TTDS tạiToà án cũng cho thấy việc xác định tư cách đương sự trong VADS có ý nghĩa rất quantrọng và cần thiết Nó chính là căn cứ đầu tiên để xác định chủ thể đó có năng lực phápluật và hành vi tố tụng dân sự như thế nào, hưởng quyền và nghĩa vụ ra sao Nếu xác địnhsai vấn đề này, Toà án thậm chí có thể bỏ sót đương sự, vi phạm nghiêm trọng thủ tục tốtụng dẫn đến phải huỷ án và xét xử lại Như vậy, xác định tư cách đương sự trong VADS
là một vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng nhằm góp phần hoàn thiện việcgiải quyết các VADS của Toà án được chính xác Chính vì vậy, nhóm triển khai đề tài
“Xác định tư cách đương sự trong VADS” nhằm hiểu rõ các quy định pháp luật về xác
định tư cách đương sự theo BLTTDS 2015 Từ đó, nhóm đưa ra những vướng mắc trongthực tiễn giải quyết VADS và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định pháp luật cũngnhư quá trình thực hiện pháp luật về xác định tư cách đương sự trong VADS
NỘI DUNG
I Lý luận và điều kiện xác định tư cách đương sự
1 Cơ sở và ý nghĩa việc xác định tư cách đương sự
1.1 Khái niệm xác định tư cách đương sự trong VADS
BLTTDS hiện hành quy định đương sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồmnguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Về bản chất, họ là ngườitham gia VADS để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay nói cách khác họ làchủ thể có quyền, lợi ích cần được giải quyết trong VADS tại Tòa án Tuy nhiên,BLTTDS năm 2015 còn quy định, bên cạnh việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củamình thì có những chủ thể không có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại nhưng lại thamgia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của cộng đồng, lợi ích của Nhànước trong lĩnh vực được giao phụ trách Như vậy, có thể hiểu đương sự là một khái niệmpháp lý đặc thù để chỉ những người tham gia vào quá trình giải quyết VADS để bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnhvực mình phụ trách
Xác định tư cách pháp lý của đương sự trong quá trình tham gia vào QHPL TTDSnhằm giải quyết một tranh chấp dân sự nhất định Tư cách này thể hiện địa vị pháp lý, vịtrí, vai trò của đương sự trong QHPL TTDS và không tách rời quyền lợi, nghĩa vụ cũngnhư trách nhiệm phát sinh liên quan đối với mỗi tư cách pháp lý của từng đương sự trong
PAGE 12
Trang 5mối quan hệ tố tụng Như vậy, xác định tư cách của đương sự trong VADS là việc chỉ rađịa vị tố tụng của các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan trong tranh chấp dân sự lànguyên đơn, bị đơn hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong VADS
1.2 Cơ sở xác định tư cách của đương sự trong VADS
Dựa vào bản chất của đương sự trong VADS, việc xác định tư cách đương sự đượcdựa vào các căn cứ sau đây: quyền khởi kiện, sự liên quan về quyền và nghĩa vụ giữa cácđương sự, dựa vào thời điểm giải quyết tranh chấp
1.2.1 Xác định tư cách của đương sự dựa vào quyền khởi kiện
Quyền khởi kiện là một trong những quyền tố tụng cơ bản không thể tách rời củacon người, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ Quyền khởi kiện là cơ sở phát sinh VADS
do các cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của mình hoặc của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước thuộc lĩnhvực cơ quan, tổ chức mình phụ trách
Bản chất quyền khởi kiện là xem ai có quyền khởi kiện, khởi kiện ai và phạm vikhởi kiện trong các QHPL như nào Và quyền khởi kiện được thực hiện thông qua hành vinộp đơn khởi kiện tại Tòa án Dựa vào quyền khởi kiện, tư cách của đương sự được xácđịnh bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Cụ thể nhưsau:
a Nguyên đơn trong VADS
Là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do pháp luật quyđịnh khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VADS khi cho rằng quyền và lợi ích hợppháp bị xâm phạm Ngoài ra, nguyên đơn còn có thể là người khởi kiện để yêu cầu Tòa ánbảo vệ lợi ích công cộng hoặc lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách thôngqua hành vi nộp đơn khởi kiện Trong xác định tư cách đương sự dựa vào quyền khởikiện, nguyên đơn là chủ thể chủ động bắt đầu một VADS tại Tòa án
b Bị đơn trong VADS
Là người bị nguyên đơn khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VADS khi chorằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm Bị đơn có thể là
cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác nhưng các chủ thể này phải là chủ thể của cácQHPL nội dung có tranh chấp với nguyên đơn Trong xác định tư cách đương sự dựa vàoquyền khởi kiện, bị đơn là chủ thể bị động trong VADS Tuy nhiên, bị đơn cũng có thể làchủ thể chủ động trong trường hợp bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố với nguyên đơn Quyềnphản tố của bị đơn được hiểu là quyền kiện ngược lại nguyên đơn nếu yêu cầu phản tố cóliên quan đến yêu cầu của nguyên đơn hoặc đề nghị đối trừ với nghĩa vụ của nguyên đơn
PAGE 12
Trang 6c Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong VADS
Là người tuy không khởi kiện, không bị kiện nhưng việc giải quyết VADS có liênquan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sựkhác đề nghị và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án xem xét đưa vào tham gia tốtụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong VADS1 Người có quyền
và nghĩa vụ liên quan trong VADS có thể có yêu cầu độc lập đối với nguyên đơn hoặc bịđơn và yêu cầu này có liên quan đến việc giải quyết vụ án Theo đó, người có quyền vànghĩa vụ liên quan trong VADS có thể tham gia VADS với bên nguyên đơn, với bên bịđơn hoặc tham gia với tư cách độc lập
1.2.2 Xác định tư cách đương sự dựa vào sự liên quan về quyền, nghĩa vụ giữa các đ ương sự
Căn cứ vào mối quan hệ tranh chấp giữa các bên trong VADS, có thể chỉ ra địa vịcủa họ trong giải quyết tranh chấp tại Toà án; đây chính là việc xác định tư cách đương sựdựa vào sự liên quan về quyền, nghĩa vụ giữa các đương sự
Việc xem xét mối quan hệ về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ tranhchấp là cơ sở quan trọng nhằm xác định tư cách đương sự, giúp cho hoạt động tố tụngđược chính xác Ở mỗi VADS sẽ tồn tại nhiều mối QHPL khác nhau; để xác định đượcquyền và nghĩa vụ mỗi bên liên quan thì trước hết phải xác định mối QHPL tranh chấp vàxem xét việc yêu cầu giải quyết vụ án có ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp haynghĩa vụ của những chủ thể nào để xác định tư cách đương sự Việc xác định tư cáchđương sự dựa vào sự liên quan về quyền, nghĩa vụ giữa các đương sự, phụ thuộc vào thờiđiểm tham gia và ý chí của các đương sự trong quá trình giải quyết VADS Hơn nữa, địa
vị tố tụng của đương sự có thể bị thay đổi khi phạm vi giải quyết của Toà án có sự thayđổi do đương sự thực hiện quyền tự định đoạt của mình; dẫn đến quyền và nghĩa vụ giữacác bên cũng có sự thay đổi Ví dụ, trong VADS, nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởikiện nhưng bị đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu phản tố; lúc này, nguyên đơn sẽ trở thành bịđơn và bị đơn sẽ trở thành nguyên đơn
Việc xác định tư cách đương sự dựa vào sự liên quan về quyền và nghĩa vụ giữacác đương sự được thực hiện như sau: Nguyên đơn là người có quyền và lợi ích bị xâmphạm; Bị đơn là người tham gia tố tụng theoyêu cầu của nguyên đơn, xâm phạm đếnquyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn nên phải có nghĩa vụ với nguyên đơn; Người
có quyền, nghĩa vụ liên quan là người mà Toà xét thấy việc giải quyết vụ án có liên quanđến quyền và lợi ích của bên thứ ba, họ được đưa vào tham gia quá trình giải quyết vụ án
1 Khoản 4 Điều 68 BLTTDS năm 2015
PAGE 12
Trang 7với tư cách là người có quyền và nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoặc không cóyêu cầu độc lập.
1.2.3 Xác định tư cách đương sự dựa vào thời điểm Tòa án thụ lý giải quyết tranh c hấp
Thời đỉểm Toà án thụ lý giải quyết tranh chấp là điểm mốc thời gian mà kể từ mốc
đó Toà án có thẩm quyền bắt đầu tiến hành giải quyết tranh chấp thông qua việc thụ lýđơn khởi kiện Việc xác định tư cách đương sự dựa vào thời điểm giải quyết tranh chấpdựa trên việc Tòa có thụ lý giải quyết tranh chấp và vụ án được xem xét giải quyết theothủ tục tố tụng
Để bắt đầu một VADS, người có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm sẽ nộpkhởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết; thời điểm bắt đầu giải quyết tranh chấp là thời điểmToà án có thẩm quyền thụ lý vụ án Tư cách đương sự kể từ thời điểm này được xác địnhnhư sau: Người khởi kiện là nguyên đơn; Người bị nguyên đơn khởi kiện là bị đơn;Người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết tranh chấp giữa nguyên đơn và
bị đơn được xác định là người có quyền và nghĩa vụ liên quan
1.3 Ý nghĩa việc xác định tư cách đương sự
Việc xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của đương sự có ý nghĩa rất quantrọng trong việc giải quyết VADS, đảm bảo quyền lợi của các đương sự, tránh trường hợpVADS bị hủy do vi phạm tố tụng và đảm bảo việc thi hành án được thực hiện Việc xácđịnh chính xác tư cách đương sự là bước đầu bảo đảm cho các đương sự được thực hiệnquyền và nghĩa vụ của mình, giúp cho quá trình giải quyết vụ án được dễ dàng, kháchquan; là cơ sở để Tòa án xác định đúng quyền và nghĩa vụ của các đương sự, giải quyết
vụ án nhanh chóng, khách quan và toàn diện.2 Trường hợp xác định sai tư cách củađương sự hoặc đưa thiếu đương sự vào tham gia giải quyết vụ án có thể sẽ gây ảnh hưởngtrực tiếp đến kết quả giải quyết vụ án, làm sai lệch nội dung vụ việc dẫn đến không bảo vệchính đáng quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự và đây được coi là một vi phạmnghiêm trọng thủ tục tố tụng
2 Điều kiện để xác định tư cách đương sự
Căn cứ vào Điều 68 BLTTDS, đương sự trong VADS được xác định là cơ quan, tổchức và cá nhân tham gia vào quan hệ TTDS với tư cách nguyên đơn, bị đơn hoặc người
có quyền và nghĩa vụ liên quan Những chủ thể nói trên sẽ có năng lực chủ thể bao gồmnăng lực pháp luật và năng lực hành vi TTDS quy định tại Điều 69 BLTTDS
2 Triệu Thuỳ Linh, Xác định tư cách của đương sự trong VADS và thực tiễn tại các Toà án nhân dân ở tỉnh Tuyên Q uang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019
PAGE 12
Trang 8Bên cạnh đó, theo Điều 69 BLTTDS, có thể thấy năng lực pháp luật TTDS là điềukiện cần còn năng lực hành vi TTDS là điều kiện đủ để cá nhân, cơ quan, tổ chức thamgia vào quan hệ TTDS Như vậy, năng lực hành vi TTDS không phải là yếu tố quyết định
tư cách đương sự mà chỉ là yếu tố quyết định đương sự của vụ án có tự mình tham gia vàoquá trình tố tụng hay cần có người đại diện để thực hiện quyền tố tụng Việc pháp luậtTTDS quy định như trên là hoàn toàn phù hợp để nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợppháp của những người không đủ năng lực hành vi TTDS khi bị xâm phạm vẫn được bảo
vệ Họ vẫn có thể trở thành đương sự và có quyền đương sự bao gồm quyền có người đạidiện trong quan hệ TTDS tại Điều 69 và những quyền quy định tại Điều 70 BLTTDS
2.1 Nguyên đơn
Khoản 2 Điều 68 BLTTDS quy định về xác định tư cách nguyên đơn:
“2 Nguyên đơn trong VADS là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cánhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VADS khi chorằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm
Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện VADS để yêu cầu Tòa án bảo
vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyênđơn.”
Như vậy có thể xác định nguyên đơn trong VADS là người tham gia tố tụng khởikiện VADS bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, lợi ích công cộng, lợi ích củaNhà nước thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc được người khác khởi kiện VADS yêu cầu tòa ánbảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ.3
Đối với trường hợp người khởi kiện là chủ thể có quyền lợi trong quan hệ tranh chấp, pháp luật quy định là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác
khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VADS khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp củangười đó bị xâm phạm Có thể thấy trong trường hợp này tồn tại hai dạng chủ thể: ngườikhởi kiện là chủ thể trực tiếp của quan hệ tranh chấp và người khởi kiện không phải chủthể trực tiếp của quan hệ tranh chấp.4
Khi người khởi kiện đồng thời là chủ thể trực tiếp của quan hệ tranh chấp trong VADS, theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS năm 2015, được xác định là người khởi kiện để
yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp dân sự khi cho rằng “quyền và lợi ích hợp pháp củangười đó bị xâm phạm" Theo đó, nguyên đơn trong trường hợp này tự mình tham gia vàocác giao dịch dân sự, có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, tranh chấp và họ tự mình
3 Giáo trình Luật TTDS Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, trang 108
4 Triệu Thuỳ Linh, Xác định tư cách của đương sự trong VADS và thực tiễn tại các Toà án nhân dân ở tỉnh Tuyên Q uang, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2019
PAGE 12
Trang 9khởi kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích này của mình Để xác định một người
có phải là chủ thể của QHPL nội dung có tranh chấp đang yêu cầu Tòa án giải quyết vàngười đó có quyền khởi kiện hay không, bên cạnh việc dựa vào các quy định trongBLTTDS, cần phải căn cứ vào các quy định của pháp luật nội dung bao gồm pháp luậtdân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, Dựa vào các quy địnhtrong pháp luật nội dung, tư cách nguyên đơn được xác định theo từng mối QHPL khácnhau
Khi người khởi kiện là chủ thể gián tiếp của quan hệ tranh chấp trong VADS,
nguyên đơn lúc này được xác định là người có quyền lợi nhưng không phải là chủ thể trựctiếp của QHPL nội dung có tranh chấp Các chủ thể này tuy không phải là chủ thể củaQHPL có tranh chấp nhưng pháp luật vẫn quy định cho họ quyền khởi kiện bởi họ là cácchủ thể thế quyền, kế quyền và để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ, pháp luậtquy định họ có quyền khởi kiện và tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn trongVADS5 Theo đó, BLDS 2015 đã có những quy định về việc chuyển giao quyền, nghĩavụ; kế thừa quyền, nghĩa vụ Điều 365 BLDS 2015 quy định về việc chuyển giao quyềnyêu cầu như sau: "Bên có quyền yêu cầu có thể chuyển giao quyền yêu cầu đó cho ngườithế quyền theo thỏa thuận" Do đó, trừ một số trường hợp pháp luật không cho phép đượcchuyển quyền yêu cầu thì khi được bên có quyền chuyển giao quyền yêu cầu, người thếquyền của người có quyền yêu cầu sẽ trở thành bên có quyền yêu cầu Trường hợp xảy ratranh chấp, họ có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và được xác định là nguyên đơndân sự Điều 74 BLTTDS cũng có quy định về việc xác định tư cách nguyên đơn trongVADS của chủ thể kế quyền khi VADS đã phát sinh tại Tòa án Theo đó, trường hợp khiđang tham gia vụ kiện tại Tòa án, nguyên đơn là cá nhân chết, pháp nhân bị chấm dứthoạt động, bị giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức thì cácchủ thể có quyền kế quyền sẽ kế thừa và tiếp tục tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn
Đối với trường hợp người khởi kiện không phải chủ thể có quyền lợi trong quan hệ tranh chấp, pháp luật quy định họ là các chủ thể khởi kiện nhằm bảo vệ lợi ích của người
khác, bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước
Trong đó, chủ thể khởi kiện để bảo vệ lợi ích của người khác tham gia tố tụng với
tư cách là người đại điện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của nguyênđơn Trong trường hợp này, người được người khác đại điện khởi kiện lên TAND đượcxác định là nguyên đơn trong VADS
Người khởi kiện để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực
5 Trần Anh Tuấn, Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng, Tạp chí Tòa án nhân dân (23), 2008, tr
12-20
PAGE 12
Trang 10mình phụ trách là cơ quan, tổ chức có những nhiệm vụ, quyền hạn trong việc thực hiện
chức năng quản lý nhà nước, quản lý xã hội về một lĩnh vực nhất định và lợi ích côngcộng, lợi ích của Nhà nước cần Tòa án bảo vệ phải thuộc lĩnh vực do cơ quan, tổ chức đóphụ trách6 Theo khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 thì cơ quan, tổ chức nói trên khởi kiệnVADS để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vựcmình phụ trách sẽ là nguyên đơn trong VADS Họ là người tuy không có quyền lợi trong
vụ ản tranh chấp nhưng vì tranh chấp liên quan đến công việc của họ nên họ có tráchnhiệm và nghĩa vụ tham gia tố tụng tại Tòa
Ngoài hai trường hợp nêu trên (người khởi kiện là chủ thể có quyền lợi trong quan
hệ tranh chấp và người khởi kiện không phải chủ thể có quyền lợi trong quan hệ tranhchấp), khoản 2 Điều 188 BLTTDS 2015 quy định trường hợp xác định nhiều nguyên đơntrong một VADS: “Nhiều cơ quan, tố chức, cá nhân có thể cùng khởi kiện một cơ quan,một tổ chức, một cá nhân khác về một QHPL hoặc nhiều QHPL có liên quan với nhau đểgiải quyết trong cùng một vụ án" Dựa trên quy định trên có thể hiểu rằng khi một hoặcnhiều cá nhân, tổ chức khởi kiện để yêu cầu giải quyết quyền lợi trong cùng một hoặc mộtvài QHPL nội dung có tranh chấp đối với một bị đơn thì những người này đều được xácđịnh là nguyên đơn trong VADS Họ là những người có lợi ích không mâu thuẫn nhau vàcùng khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VADS
2.2 Bị đơn
Theo quy định tại khoản 3 Điều 68 BLTTDS 2015: “Bị đơn trong VADS là người
bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy địnhkhởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết VADS khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp củanguyên đơn bị người đó xâm phạm” Theo đó, bị đơn trong VADS là người bị nguyênđơn khởi kiện Tuy nhiên, về bản chất, chủ thể bị kiện trong VADS phải là chủ thể giảthiết xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn và việc xâm phạm này phải đượcxem xét trong một QHPL cụ thể
Như vậy, để được xác định tư cách bị đơn cần có các điều kiện sau: Thứ nhất, bịđơn là người bị nguyên đơn hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy địnhcủa BLTTDS khởi kiện Khi nguyên đơn khởi kiện thì trong văn bản khởi kiện đã nêuđược chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình, đây cũng chính là một trong nhữngđiều kiện bắt buộc để Tòa án thụ lý khởi kiện.7 Thứ hai, bị đơn là người được giả thiết là
có tranh chấp hay xâm phạm đến quyền lợi của nguyên đơn Đối với đương sự là bị đơn
6 Khoản 1 Điều 3 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HDTP
7 Điều 24 BLTTDS 2015
PAGE 12