Tại TAND huyện Chi Lăng,trong các năm 2017, 2018 và 06 tháng đầu năm 2019 số lượng giải quyết vụ ándân sự liên quan đến đương sự vắng mặt đã gia tăng1, nguyên nhân chủ yếu là:Chi Lăng là
Trang 1TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN CHI LĂNG, TỈNH LẠNG SƠN
ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN
NĂM 2019
THỦ TỤC GIẢI QUYẾT VẮNG MẶT
ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ
Tác giả: Tập thể Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn
Chủ biên: Th.s Trương Thị Hương Giang - Chánh án
Chi Lăng, tháng 5 năm 2019
Trang 2MỤC LỤC
II Các trường hợp giải quyết vắng mặt đương sự 4
1 Việc xác định nơi cư trú của cá nhân trong trường hợp họ
đăng ký thường trú hoặc tạm trú ở địa phương này nhưng lại
đang sinh sống ở địa phương khác
6
2 Điều kiện để Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án vắng mặt người
bị kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong trường hợp
họ vắng mặt tại nơi cư trú trước thời điểm người khởi kiện nộp
đơn khởi kiện đến tòa án, nhưng người khởi kiện không biết địa
chỉ mới của họ
7
3 Việc áp dụng thủ tục tống đạt văn bản tố tụng khi giải quyết
vụ án dân sự vắng mặt người bị kiện, người có quyền lợi nghĩa
vụ liên quan
9
4 Về chi phí thực hiện thủ tục thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng
10
5 Nghĩa vụ cung cấp nơi cư trú của người có quyền lợi và nghĩa
vụ liên quan trong trường hợp Tòa án đưa họ vào tham gia tố
tụng
11
IV.Giải pháp khắc phục một số bất cập khi giải quyết vắng
mặt đương sự trong các vụ án dân sự
11
2 Thực hiện thủ tục cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng 12
3 Điều kiện để Tòa án xét xử vắng mặt đương sự trong trường
hợp vắng mặt họ
13
Trang 3UBND : Ủy ban nhân dân
Trang 4VBTT : Văn bản tố tụng
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây số lượng vụ án Dân sự tăng nhanh, tính chấtngày càng phức tạp, mặc dù BLTTDS năm 2015 đã có quy định về trình tự thủtục giải quyết, về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án1 nhưng việc các vụ án bị kéodài, quá hạn luật định, bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán, phải giảiquyết lại nhiều lần vẫn diễn ra Việc này đã ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợiích hợp pháp của đương sự được pháp luật bảo vệ, dẫn đến lãng phí thời gian,
1 Điều 203 BLTTDS Thời hạn chuẩn bị xét xử
Trang 5công sức, tiền bạc của Nhà nước và nhân dân Nguyên nhân chính dẫn đến tìnhtrạng này xuất phát từ một số quy định của pháp luật chưa cụ thể, chưa rõ ràng,chưa có hướng dẫn kịp thời trong khi đó nhiều vụ án có tính chất phức tạp liênquan đến nội dung tranh chấp, liên quan đến đương sự vắng mặt… mà chưa có
sự thống nhất khi áp dụng pháp luật trong giải quyết vụ án dân sự
Quá trình giải quyết vụ án, sự tham gia của các đương sự có vai trò quantrọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp cho việc giảiquyết vụ án diễn ra một cách công bằng, minh bạch, phán quyết của Tòa ánđược chính xác, khách quan, bảo đảm được quyền lợi của các bên đương sựtrong vụ án Tuy nhiên, trên thực tế không phải lúc nào các đương sự cũng cómặt đầy đủ theo giấy triệu tập, thông báo của Tòa án, việc này không chỉ ảnhhưởng tới quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự mà còn là trở ngại trongquá trình tiến hành tố tụng, đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫnđến việc giải quyết các vụ án dân sự bị kéo dài Tại TAND huyện Chi Lăng,trong các năm 2017, 2018 và 06 tháng đầu năm 2019 số lượng giải quyết vụ ándân sự liên quan đến đương sự vắng mặt đã gia tăng1, nguyên nhân chủ yếu là:Chi Lăng là huyện miền núi, không có nhiều khu công nghiệp, cửa khẩu, ngườidân chủ yếu đi làm ăn ở các địa phương khác nên đã phát sinh nhiều mâu thuẫntrong quan hệ hôn nhân dẫn đến ly hôn nhưng khi Tòa án thụ lý giải quyết lại cốtình vắng mặt không có lý do; nguyên nhân tiếp theo là do trình độ hiểu biết củamột số người dân còn hạn chế khi Tòa án triệu tập bị đơn, người có quyền lợinghĩa vụ liên quan nhưng do không đồng ý với yêu cầu khởi kiện của nguyênđơn nên họ không có ý kiến và không đến Tòa án để giải quyết mà để mặc Tòa
án giải quyết thế nào cũng được; một trong những nguyên nhân chủ quan là dotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ nẵng xét xử của một số Thẩm phán chưa caonên ngại giải quyết những vụ án có tính chất phức tạp, chọn những vụ án dễ đểthụ lý, giải quyết trước, còn vụ án có tính chất phức tạp thì “ngâm” để đấy
BLTTDS sự năm 2015 có nhiều sửa đổi, bổ sung về thủ tục giải quyết vụ
án dân sự nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, trong đó có quy định liênquan đến việc Tòa án xem xét, xử lý đơn khởi kiện, giải quyết vụ án dân sự màđương sự không có mặt tại nơi cư trú Theo quy định của BLTTDS đương sựcũng có thể vắng mặt nhưng số lần vắng mặt phải tuân thủ theo quy định, căn cứvào lý do vắng mặt cũng như một số thủ tục khác mà Tòa án quyết định hoãnphiên tòa, đình chỉ giải quyết hay xét xử vắng mặt Tuy nhiên, việc áp dụng cácquy định này và các quy định pháp luật về cư trú tại các Tòa án còn chưa có sự
1 Năm 2017 thụ lý 66 vụ án dân sự, đã giải quyết được 66 vụ trong đó có 05 vụ liên quan đến đương sự vắng mặt Năm 2018 thụ lý 144 vụ án dân sự, đã giải quyết được 144 vụ, việc trong đó có 35 vụ liên quan đến đương
sự vắng mặt gây khó khăn trong quá trình giải quyết 05 tháng đầu năm 2019 thụ lý 63 vụ án dân sự, đã giải quyết 43 vụ trong đó có 01 vụ liên quan đến đương sự vắng mặt.
Trang 6thống nhất Vì vậy, để khắc phục thực trạng trên, nhằm bảo đảm quyền và lợi íchhợp pháp của các đương sự cũng như đảm bảo cho việc giải quyết vụ án đúngthời hạn luật định, Tòa án nhân dân huyện Chi Lăng lựa chọn đề tài “ Thủ tụcgiải quyết vắng mặt đương sự trong vụ án Dân sự” để nghiên cứu.
Trong phạm vi bài viết, tác giả nêu lên một số vướng mắc trong thực tiễnliên quan đến việc áp dụng quy định pháp luật khi đương sự,vắng mặt trong quátrình giải quyết vụ án dân sự Từ đó đưa ra các giải pháp về thủ tục giải quyếtvắng mặt đương sự đang thực hiện tại đơn vị
Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, để đề tài được hoàn thiện hơn
NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I Đương sự trong vụ án dân sự
Đương sự trong vụ án dân sự được quy định từ Điều 68 đến Điều 74 củaBLTTDS năm 20151 Theo đó đương sự được hiểu là người tham gia tố tụng để
1 Điều 68 Đương sự trong vụ việc dân sự; Điều 69 Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự; Điều 70 Quyền, nghĩa vụ của đương sự; Điều 71 Quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn; Điều 72 Quyền, nghĩa vụ của bị đơn; Điều 73 Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan; Điều 74 Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng.
Trang 7bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc để bảo vệ lợi ích công cộng, lợiích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách do có quyền, nghĩa vụ liênquan đến vụ việc dân sự
Khoản 1 Điều 68 BLTTDS quy định: “Đương sự trong vụ án dân sự là cánhân, cơ quan, tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan”
1 Nguyên đơn
Khoản 2 Điều 68 BLTTDS quy định “Nguyên đơn trong vụ án dân sự làngười khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan tổ chức khác, do bộ luật này quyđịnh khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền vàlợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm
Nguyên đơn còn là cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ
án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nướcthuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn”
Theo quy định của BLTTDS, đối với vụ án có nhiều người có cùng yêu cầukhởi kiện đối với cùng một cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ chức thì Tòa án
có thể nhập các yêu cầu của họ để giải quyết trong cùng một vụ án Trường hợpnày Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án sẽ ban hành Quyết định nhập
vụ án và việc giải quyết trong cùng một vụ án bảo đảm đúng pháp luật Cácnguyên đơn này độc lập về quyền lợi với nhau, nhưng đưa vào giải quyết trongcùng vụ án vì có cùng bị đơn
Tuy cũng tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nhưcác đương sự khác nhưng việc tham gia tố tụng của nguyên đơn mang tính chủđộng hơn các đương sự khác Trong tố tụng dân sự, hoạt động tố tụng củanguyên đơn có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ vụ án
2 Bị đơn
Khoản 3 Điều 68 BLTTDS quy định: “ Bị đơn trong vụ án dân sự là người
bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật nàyquy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằngquyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm”
Bị đơn là chủ thể không thể thiếu trong quá trình Tòa án giải quyết vụ ándân sự Bị đơn là chủ thể luôn đi kèm với nguyên đơn Khi xác định được tưcách nguyên đơn thì cũng xác định được tư cách của bị đơn Việc tham gia tốtụng của bị đơn mang tính bị động do bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiệnnên bị đơn buộc phải tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện Hoạt động tố tụngdân sự của bị đơn cũng có thể làm thay đổi quá trình giải quyết vụ án dân sự
3 Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Trang 8Khoản 4 điều 68 BLTTDS quy đinh “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưngviệc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họđược tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấpnhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụliên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa
vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụngvới tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vàotham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan”
Việc tham gia tố tụng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể do
họ chủ động, theo yêu cầu của đương sự khác hoặc theo yêu cầu của Tòa án do
họ có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án dân sự Người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan bao gồm: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụngđộc lập và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độclập
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập là người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng độc lập với nguyên đơn và bịđơn Trong vụ án dân sự, lợi ích pháp lý của người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan tham gia tố tụng độc lập luôn độc lập với lợi ích pháp lý của nguyên đơn,
bị đơn nên yêu cầu của họ có thể chống cả nguyên đơn, bị đơn
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng không độc lập làngười có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng phụ thuộc vào nguyênđơn hoặc bị đơn Do đó, khi tham gia tố tụng, lợi ích pháp lý của họ phụ thuộcvào lợi ích pháp lý của nguyên đơn hoặc bị đơn Tuy nhiên, họ vẫn có quyềnquyết định trong phạm vi quyền lợi của mình
II Các trường hợp giải quyết vắng mặt đương sự
1 Vắng mặt Nguyên đơn
Vắng mặt lần thứ nhất: Theo quy định tại khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố
tụng dân sự thì Trường hợp tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, nguyên đơn hoặcngười đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sựphải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãnphiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt
Tòa án phải thông báo cho nguyên đơn, người đại diện, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa
Vắng mặt lần thứ hai: Theo quy định tại điểm a, d, đ Khoản 2 Điều 227BLTTDS
Trang 9Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, nguyên đơn hoặc người đại diện của họ,người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa,trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bấtkhả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không
vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bịcoi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đốivới yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét
xử vắng mặt Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật.Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa ánvẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ
2 Vắng mặt Bị đơn
Khi vụ án được đưa ra xét xử, bị đơn có quyền và nghĩa vụ tham gia phiêntòa Trong trường hợp bị đơn không tham gia phiên tòa khi được tòa án triệu tậpthì xử lý như sau:
Vắng mặt lần thứ nhất: Theo quy định tại khoản 1 Điều 227 BLTTDS thìkhi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, Bị đơn phải có mặt tại phiên tòa; nếu cóngười vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người
đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt Như vậy, khi Tòa án triệu tập lần thứ nhất,nếu bị đơn vắng mặt thì Hội đồng xét xử sẽ hoãn phiên tòa
Vắng mặt lần thứ hai: Theo quy đinh tại Điểm b khoản 2 Điều 227BLTTDS thì khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà bị đơn không có yêu cầuphản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiếnhành xét xử vắng mặt họ Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt màkhông có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố vàTòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố (Điểm c khoản 2Điều 227 BLTTDS)
Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quankhông có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiêntòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ
Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham giaphiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giảiquyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắngmặt Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định củapháp luật
3 Vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
Trang 10Tương tự như trường hợp vắng mặt lần thứ nhất và lần thứ hai đối với bịđơn tuy nhiên trong trường hợp “Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêucầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi
là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầuđộc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiệnlại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật
4 Vắng mặt tất cả các đương sự
Khoản 1 Điều 228 BLTTDS quy định, Tòa án vẫn tiến hành xét xử trongtrường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và ngườiđại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt
III Những vướng mắc thường gặp khi giải quyết vắng mặt đương sự trong các vụ án Dân sự
1.Việc xác định nơi cư trú của cá nhân trong trường hợp họ đăng ký thường trú hoặc tạm trú ở địa phương này nhưng lại đang sinh sống ở địa phương khác
Theo điểm e khoản 1 Điều 192 và điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm
2015, Tòa án trả lại đơn khởi kiện tại giai đoạn xử lý đơn khởi kiện hoặc đìnhchỉ giải quyết vụ án tại giai đoạn chuẩn bị xét xử trong trường hợp người khởikiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán, trong
đó có yêu cầu về việc sửa đổi, bổ sung nơi cư trú của người bị kiện, người cóquyền lợi và nghĩa vụ liên quan
Theo quy định của pháp luật, để xác định nơi cư trú của cá nhân phải dựavào Luật cư trú, Tuy nhiên quy định hiện nay về nơi cư trú của công dân tại cácvăn bản có sự khác nhau Theo Điều 12 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sungnăm 2013 (Luật Cư trú), nơi cư trú của công dân được quy định như sau:
“1 Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên
sinh sống Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.
Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú.
Trang 11Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống.”
Trong khi đó, Điều 40 BLDS năm 2015 lại quy định:
“1 Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.”
Với các quy định trên, trong trường hợp một cá nhân đăng ký thường trúhoặc tạm trú ở địa phương này nhưng lại đang sinh sống ở địa phương khác thìnơi nào là nơi cư trú của cá nhân đó chưa có sự thống nhất Vì thế mà trong thực
tế, có nhiều Tòa án không thụ lý, giải quyết những vụ án này gây khó khăn, bứcxúc cho đương sự, thậm chí có những trường hợp đương sự không thường xuyên
có mặt tại địa phương nhưng vẫn liên lạc với gia đình người thân, nay đi làm ăn
ở địa phương này, mai ở địa phương khác mà không khai báo tạm vắng, tạm trú,đương sự làm đơn khởi kiện ly hôn nhiều năm mà chưa được Tòa án thụ lý, giảiquyết
2 Điều kiện để Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án vắng mặt người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong trường hợp họ vắng mặt tại nơi cư trú trước thời điểm người khởi kiện nộp đơn khởi kiện đến Tòa án, nhưng người khởi kiện không biết địa chỉ mới của họ
Điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015 quy định: “Người khởi kiện
không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Thẩm phán thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện.
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện đã ghi đầy đủ và đúng địa chỉ nơi cư trú của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng họ không có nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở
mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về cư trú làm cho người khởi kiện không biết được nhằm mục đích che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với người khởi kiện thì Thẩm phán không trả lại đơn khởi kiện mà xác định người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cố tình giấu địa chỉ và tiến hành thụ lý, giải quyết theo thủ tục chung.
Trường hợp trong đơn khởi kiện, người khởi kiện không ghi đầy đủ, cụ thể hoặc ghi không đúng tên, địa chỉ của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa
Trang 12vụ liên quan mà không sửa chữa, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện.”
Đồng thời, điểm g khoản 1 Điều 217 BLTTDS năm 2015 quy định, Tòa ánđình chỉ giải quyết vụ án khi có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1Điều 192 BLTTDS mà Tòa án đã thụ lý, trong đó có trường hợp được quy địnhtại điểm e khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2015
Với các quy định trên để thụ lý, giải quyết vụ án vắng mặt người bị kiện,người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong trường hợp họ vắng mặt tại nơi
cư trú trước thời điểm người khởi kiện nộp đơn khởi kiện, Tòa án phải làm rõ 2điều kiện:
Một là, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan “không có
nơi cư trú ổn định, thường xuyên thay đổi nơi cư trú, trụ sở mà không thông báo địa chỉ mới cho cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về
cư trú làm cho người khởi kiện không biết được”.
Hai là, mục đích thay đổi nơi cư trú, trụ sở của người bị kiện, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là “che giấu địa chỉ, trốn tránh nghĩa vụ đối với
người khởi kiện”.
Việc hiểu, áp dụng điều kiện thứ nhất không gặp khó khăn nhưng việc hiểu
và thực hiện điều kiện thứ hai vẫn chưa có sự thống nhất trong thực tiễn
Quan điểm thứ nhất, theo khoản 3 Điều 40 BLDS, “một bên trong quan hệdân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thôngbáo cho bên kia biết về nơi cư trú mới” Cho nên, trong trường hợp một người
có nghĩa vụ với người khác (thông qua hành vi pháp lý đơn phương hoặc giaodịch dân sự) mà bỏ đi nơi khác thì họ có nghĩa vụ thông báo nơi cư trú mới chongười có quyền Chủ thể nào có nghĩa vụ với người khác mà bỏ địa phương,không thông báo địa chỉ mới thì xem như họ cố tình “che giấu địa chỉ, trốn tránhnghĩa vụ đối với người khởi kiện” Trong trường hợp này, người khởi kiện cóquyền lựa chọn nơi cư trú cuối cùng của bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụliên quan theo điểm a khoản 1 Điều 40 BLTTDS để yêu cầu Tòa án có thẩmquyền giải quyết
Quan điểm thứ hai, đồng thời là quan điểm của nhóm tác giả: Khoản 3Điều 40 BLDS không quy định trong mọi trường hợp một cá nhân bỏ địaphương đi phải báo cho người khác biết nơi cư trú mới mà chỉ ràng buộc trongtrường hợp “gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ” Trong khi đó, mỗi cá nhântham gia rất nhiều quan hệ xã hội Bản thân họ rất khó biết là trong quan hệ nào
họ có nghĩa vụ với chủ thể khác