1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập thảo luận tuần 6 chứng cứ chứng minh trong tố tụng dân sự môn luật tố tụng dân sự

18 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự
Tác giả Dương Ngọc Minh Khuê, Võ Lê Như Quỳnh, Nguyễn Hồng Minh Huy, Nguyễn Hoàng Vân An, Nguyễn Nhữ Phương Anh, Quách Bảo Uyên Chi, Nguyễn Ngọc Duy, Bùi Nguyên Khang
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Thị Hoài Trâm
Trường học Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Dân Sự
Thể loại Bài tập thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 58,29 KB

Nội dung

Bị đơn chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa ra yêu cầu phản tố.Nhận định sai, căn cứ theo khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015, khi đưa ra yêu cầuphản tố thì bị đơn có nghĩa vụ tương tự với nghĩ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 6 CHỨNG CỨ, CHỨNG MINH TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

MÔN: LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ

LỚP: CLC47A NHÓM: 4 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Hoài Trâm SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1 Dương Ngọc Minh Khuê - Làm nhận định, trả lời câu hỏi lớn.

- Thảo luận cùng nhóm

2 Võ Lê Như Quỳnh - Làm nhận định, phân tích án.- Thảo luận cùng nhóm.

3 Nguyễn Hồng Minh Huy - Phân tích án.- Thảo luận cùng nhóm

4 Nguyễn Hoàng Vân An - Làm nhận định, bài tập.- Thảo luận cùng nhóm.

- Làm nhận định

- Thảo luận cùng nhóm

6 Quách Bảo Uyên Chi - Làm nhận định, phân tích án.- Thảo luận cùng nhóm.

- Thảo luận cùng nhóm

- Làm nhận định, bài tập

- Thảo luận cùng nhóm

- Trình bày hình thức cho bài nhóm

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH 1

1 Bị đơn chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa ra yêu cầu phản tố 1

2 Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản sao có công chứng 1

3 Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ 1

4 Chỉ có Thẩm phán mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định 1

5 Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền lấy lời khai của đương sự 2

6 Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự 3

7 Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương sự 3

Trả lời câu hỏi sau đây: 4

PHẦN 2: BÀI TẬP 6

1 Xác định chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh? 6

2 Xác định những vấn đề cần phải chứng minh? 6

3 Xác định tài liệu, chứng cứ cần có khi các chủ thể thực hiện việc chứng minh? 7

PHẦN 3: PHÂN TÍCH ÁN 9

1 Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ? 9

2 Anh/Chị hãy nêu nhận xét của mình theo hai hướng đồng ý và không đồng ý về việc Tòa án cấp phúc thẩm xác định nội dung ghi âm nói chuyện giữa ông H và ông S vào lúc 16 giờ 20 phút ngày 24/7/2019 trong đĩa DVD mà người đại diện theo ủy quyền của nguyên đơn cung cấp tại phiên tòa phúc thẩm không được xem là chứng cứ hợp pháp? (Lưu ý: Nêu rõ luận cứ cho các nhận xét) 11

3 Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt bản án xoay quanh vấn đề đang phân tích? 12

Trang 5

PHẦN 1: NHẬN ĐỊNH

1 Bị đơn chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi có đưa ra yêu cầu phản tố.

Nhận định sai, căn cứ theo khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015, khi đưa ra yêu cầu phản tố thì bị đơn có nghĩa vụ tương tự với nghĩa vụ của nguyên đơn, trong đó không chỉ bao gồm nghĩa vụ chứng minh mà còn các nghĩa vụ khác được quy định tại Điều 70, 71 BLTTDS 2015 Ví dụ, khi bị đơn đưa ra yêu cầu phản tố thì bị đơn có nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật, căn cứ theo khoản 1 Điều 146 BLTTDS

2015

Mặt khác, bị đơn không chỉ có nghĩa vụ chứng minh khi đưa ra yêu cầu phản tố mà bị đơn còn có nghĩa vụ chứng minh khi phản đối yêu cầu của người khác đối với mình, căn cứ theo khoản 2 Điều 91 BLTTDS 2015

2 Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản sao có công chứng.

Nhận định sai Căn cứ theo khoản 1 Điều 95 BLTTDS 2015, tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp Nói khác

đi, nếu bản sao có công chứng nhưng không hợp pháp thì không được coi là chứng cứ

3 Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa phải được lập biên bản về việc giao nhận chứng cứ.

Nhận định đúng Theo khoản 2 Điều 96 BLTTDS 2015, việc đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ phải được lập biên bản Biên bản được quy định tại điều khoản chưa được định nghĩa cụ thể, tuy nhiên có thể được xem là biên bản giao nhận chứng cứ khi nội dung biên bản thể hiện việc đương sự đã giao chứng cứ thông qua chữ ký và điểm chỉ; và Toà

án đã nhận chứng cứ thông qua con dấu

Trang 6

4 Chỉ có Thẩm phán mới có quyền ra quyết định trưng cầu giám định.

Nhận định sai Không phải mọi trường hợp ra quyết định trưng cầu giám định đều

do Thẩm phán ra quyết định mà các trưng cầu giám định bổ sung sẽ do Tòa án ra quyết định hoặc trưng cầu giám định lại trong trường hợp đặc biệt sẽ do Viện trưởng VKS Nhân dân tối cao, Chánh án TANDTC giám định lại căn cứ theo khoản 4, khoản 5 Điều 102 BLTTDS 2015

5 Trong tố tụng dân sự, Thẩm tra viên không có quyền lấy lời khai của đương sự.

Nhận định này là sai Theo quy định về việc lấy lời khai của đương sự tại khoản 1 Điều 98 BLTTDS 2015 thì chỉ nhắc đến Thẩm phán tiến hành lấy lời khai của đương sự Thẩm phán phải tự mình ghi hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản:

“Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản

khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương

sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.”

Việc lấy lời khai của đương sự không nằm trong bất cứ nhiệm vụ nào được nêu trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm tra viên tại Điều 50 BLTTDS 2015:

“Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau

đây:

1 Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

2 Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án.

3 Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.

2

Trang 7

4 Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này.

5 Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.”

Tuy nhiên, cũng có những quan điểm cho rằng Thẩm tra viên có thể thực hiện lấy lời khai của đương sự1 Vì theo điểm a khoản 2 Điều 97 BLTTDS 2015, một trong những biện pháp mà Tòa án có thể thực hiện để thu thập được tài liệu, chứng cứ đó là lấy lời khai của đương sự Căn cứ theo khoản 3 Điều 50 BLTTDS 2015 quy định nhiệm vụ,

quyền hạn của Thẩm tra viên: “Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân

sự theo quy định của Bộ luật này” Do vậy, Thẩm tra viên có thể thu thập tài liệu, chứng

cứ liên quan đến vụ án dân sự thông qua việc lấy lời khai của đương sự, người làm chứng Nhưng đối với nhóm thì quan điểm này không đúng vì luật đã quy định rõ Thẩm phán là người lấy lời khai và tự mình ghi lời khai hoặc Thư ký Tòa án ghi Tại khoản 3 Điều 50

BLTTDS 2015 cũng đã quy định rõ về nhiệm vụ quyền hạn của Thẩm tra viên: “Thu thập

tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.” Theo

“quy định của Bộ luật này.” thì Thẩm phán phải là người lấy lời khai của đương sự chứ

không được phân công Thẩm tra viên làm thay

6 Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự

Nhận định trên sai Theo khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015, khi có yêu cầu của đương sự hoặc xét thấy có sự mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự, người làm chứng, Thẩm phán có thể tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau; giữa các đương

sự và người làm chứng để làm sáng tỏ sự thật khách quan trong các tình tiết, nội dung của

vụ việc dân sự

7 Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay đương sự.

Nhận định trên là sai Theo Điều 6 BLTTDS 2015 và khoản 7 Điều 70 BLTTDS

2015 thì đương sự có quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh cho

1 Thẩm tra viên được lấy lời khai người tham gia tố tụng và làm Thư ký phiên tòa (n.d.) tapchitoaan.vn

https://tapchitoaan.vn/tham-tra-vien-duoc-lay-loi-khai-nguoi-tham-gia-to-tung-va-lam-thu-ky-phien-toa7095.html#:~:text=Do%20v%E1%BA%ADy%2C%20Th%E1%BA%A9m%20tra%20vi%C3%AAn,

%C4%91%C6%B0%C6%A1ng%20s%E1%BB%B1%2C%20ng%C6%B0%E1%BB%9Di%20l%C3%A0m%20ch

%E1%BB%A9ng.

Trang 8

yêu cầu của mình là có căn cứ hợp lý, đối với tài liệu chứng cứ không thể thu thập được thì mới có quyền đề nghị Tòa án thu thập những tài liệu, chứng cứ đó chứ không có quyền yêu cầu Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay cho đương sự Ngoài ra, theo quy định tại Điều 21 BLTTDS 2015 về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thì không quy định về nghĩa vụ thu thập chứng cứ thay cho đương sự khi đương sự có yêu cầu

Trả lời câu hỏi sau đây:

Phân biệt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của nguyên đơn và bị đơn trong tố tụng dân sự? Vì sao có sự khác biệt đó?

Cung cấp chứng cứ là hoạt động tố tụng trong đó các chủ thể chứng minh giao nộp chứng cứ cho Toà án để làm căn cứ bảo vệ quyền lợi cho chính mình.2 Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 BLTTDS 2015, cung cấp chứng cứ được xác định là quyền và nghĩa vụ của đương sự trong quá trình Toà án giải quyết vụ án

Thứ nhất, điểm khác biệt thứ giữa nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của nguyên đơn và

bị đơn trong tố tụng dân sự trước hết nằm ở thời điểm phát sinh nghĩa vụ cung cấp chứng

cứ Xuất phát từ nguyên tắc "Bằng chứng nằm ở người khẳng định, không phải ở người

phủ nhận" (ei incumbit probatio, qui dicit, non qui negat)3 - khi một chủ thể cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm thì chủ thể đó phải có chứng cứ, chứng minh mối quan

hệ biện chứng, tính nhân quả của quyền lợi hợp pháp bị ảnh hưởng hoặc thiệt hại Nguyên tắc này cũng được BLTTDS Việt Nam năm 2015 phản ánh thông qua quy định tại khoản

1 Điều 91 Theo đó, về nguyên tắc, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của nguyên đơn phát sinh

kể từ khi nguyên đơn khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đối với bị đơn, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của chủ thể này thường phát sinh sau nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của nguyên đơn Bị đơn có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ khi

họ phản đối yêu cầu của nguyên đơn hoặc có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn (khoản

2 Điều 91 BLTTDS 2015, khoản 4 Điều 72 BLTTDS 2015)

2 Trường Đại học Luật TPHCM (2017), Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia

Việt Nam

3 Watson, Alan , chủ biên (1998) [1985] "22.3.2" Thông báo của Justinian Philadelphia: Nhà xuất bản Đại học Pennsylvania ISBN 0-8122-1636-9.

4

Trang 9

Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định một số trường hợp ngoại lệ trong đó khi khởi kiện nghĩa vụ chứng minh không thuộc về nguyên đơn mà thuộc về bị đơn Cụ thể, khoản

1 Điều 91 BLTTDS 2015 ghi nhận 2 trường hợp mà nghĩa vụ cung cấp chứng minh khi nguyên đơn khởi kiện thuộc về bị đơn Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 203 Luật

sở hữu trí tuệ 2005, đối với vụ án về “xâm phạm quyền đối với sáng chế là quy trình sản

xuất sản phẩm” thì nghĩa vụ chứng minh của nguyên đơn gần như được loại trừ và thay

vào đó bị đơn là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh

Trang 10

PHẦN 2: BÀI TẬP

1 Xác định chủ thể có trách nhiệm cung cấp chứng cứ và chứng minh?

Trong tình huống trên, bà Trang là người khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc ông Trọng phải bồi thường thiệt hại do việc thi công hai căn nhà của ông gây ra cho nhà của

bà Trang, do đó bà có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh việc thi công căn nhà của ông Trọng là nguyên nhân khiến nhà bà Trang bị hư hỏng, căn cứ theo khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015

Ông Trọng là bị đơn không đồng ý với các khoản tiền bà Trang yêu cầu ông phải bồi thường, do đó ông có nghĩa vụ phải cung cấp chứng cứ và chứng minh mình không có nghĩa vụ bồi thường đối với các khoản chi phí đó, căn cứ theo khoản 2 Điều 91 BLTTDS 2015

2 Xác định những vấn đề cần phải chứng minh?

Về phía nguyên đơn: Căn cứ theo khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015, nguyên đơn muốn yêu cầu bị đơn bồi thường thì phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh cho các yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp:

1 Chứng minh quá trình thi công của ông Trọng đã trực tiếp gây hư hỏng nghiêm trọng đến nhà của bà và việc gây hư hỏng này đủ căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại căn cứ theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015

2 Chứng minh chi phí tháo dỡ: 9.000.000 đồng là số tiền bà đã bỏ ra để sửa chữa

và yêu cầu bồi thường thiệt hại đúng số tiền đó

3 Chứng minh giá trị thiệt hại tài sản bên trong nhà: 20.066.000 đồng là số tiền bà

đã bỏ ra để sửa chữa và yêu cầu bồi thường thiệt hại đúng số tiền đó

4 Chứng minh thư từ và chi phí đi lại tính từ ngày 21/8/2012: 6.000.000 đồng; Chi phí thuê Công ty kiểm định lần 1 ngày 22/10/2012: 12.100.000 đồng; Chi phí thuê Công

ty kiểm định lần 2 ngày 20/01/2017: 10.500.000 đồng Tổng số tiền là 489.613.000 đồng

Ngoài ra, đối với những yêu cầu bồi thường về giá trị nhà bị hư hỏng: 154.747.000 đồng và chi phí thuê nhà ở từ ngày 01/7/2012 đến 01/01/2018 (66 tháng):

6

Trang 11

277.200.000 đồng thì không cần phải chứng minh vì bị đơn đã không phản đối những tình tiết nêu trên căn cứ theo khoản 2 Điều 92 BLTTDS 2015 Tuy nhiên, trên thực tế, nguyên đơn có thể nộp kèm theo những chứng cứ chứng minh về việc giá trị nhà bị hư hỏng là hơn 154 triệu đồng và chi phí thuê nhà là hơn 277 triệu đồng cho Tòa án để giúp việc giải quyết vụ án được dễ dàng và thuận tiện hơn

Về phía bị đơn: Căn cứ theo khoản 2 Điều 91 BLTTDS 2015, bị đơn phản đối yêu cầu của nguyên đơn phải thể hiện bằng văn bản và phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ sau đây để chứng minh cho sự phản đối của mình:

1 Chứng minh tiền chi phí kiểm định là yêu cầu riêng của nguyên đơn và mình không có nghĩa vụ phải chịu

2 Chứng minh chi phí tháo dỡ đã nằm trong tổng chi phí theo kết quả kiểm định,

mà chi phí kiểm định là yêu cầu riêng của nguyên đơn nên mình cũng không có nghĩa vụ phải chịu

3 Chứng minh chi phí thư từ, đi lại là việc nguyên đơn có nhu cầu nên phải tự chi trả

4 Chứng minh tài sản trong căn nhà không bị hư hỏng, còn sử dụng được thông qua hiện trạng thực tế của tài sản tại thời điểm quá trình thi công của mình đã gây hư hỏng nghiêm trọng cho nguyên đơn

3 Xác định tài liệu, chứng cứ cần có khi các chủ thể thực hiện việc chứng minh?

Về phía nguyên đơn, bà Trang cần đưa ra:

1 Kết luận giám định chứng minh quá trình thi công của ông Trọng đã trực tiếp gây

hư hỏng nghiêm trọng đến nhà của bà Trang

2 Hợp đồng tháo dỡ nhà thể hiện chi phí tháo dỡ

3 Kết quả định giá tài sản thể hiện giá trị thiệt hại tài sản bên trong nhà

4 Hóa đơn thư từ và Hóa đơn đi lại nhằm chứng minh thư từ và chi phí đi lại

5 Hợp đồng kiểm định nhà chứng minh chi phí thuê Công ty kiểm định (02 lần)

Trang 12

Về phía bị đơn, ông Trọng cần đưa ra:

1 Biên bản thẩm định nhà cho thấy tài sản trong căn nhà không bị hư hỏng, còn sử dụng được

Ngoài ra, chứng cứ còn có thể là lời khai của ông Trọng và bà Trang hoặc các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ

Tất cả tài liệu, chứng cứ nêu trên cần thỏa mãn nguyên tắc xác định chứng cứ theo quy định tại Điều 95 BLTTDS 2015

8

Trang 13

PHẦN 3: PHÂN TÍCH ÁN

1 Chứng cứ là gì? Nguyên tắc xác định chứng cứ?

Theo Điều 93 BLTTDS 2015, chứng cứ là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc

do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp Từ định nghĩa của luật, ta có thể hiểu rằng chứng cứ là một công cụ, phương tiện để làm sáng tỏ sự thật khách quan trong vụ việc; những thông tin, sự kiện, tình tiết có thật, được thu thập theo một trình tự

do pháp luật quy định do các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa

án hoặc do Tòa án thu thập được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ việc dân sự

Tuy vậy, không phải bất kỳ tài liệu, thông tin nào có được trong quá trình thu thập cũng được xem là chứng cứ Để được xem là chứng cứ, tài liệu, thông tin thu thập được phải gắn liền với sự kiện được chứng minh, có giá trị làm căn cứ để được Tòa án sử dụng

và quan trọng nhất là có liên hệ mật thiết với nguồn gốc của chứng cứ Nguồn chứng cứ là hình thức tồn tại, chứa đựng chứng cứ Một nguồn chứng cứ bị tác động bởi ý chí chủ quan của con người (chẳng hạn như gian dối, bịa đặt) sẽ khiến cho tài liệu, thông tin có được không thể được xem là chứng cứ Vì vậy, cần phải xác định chứng cứ từ nguồn chứng cứ nhằm làm rõ sự thật khách quan trong nội dung, tình tiết của vụ việc, đảm bảo việc giải quyết vụ việc được thực hiện một cách đúng đắn, toàn diện Theo Điều 95 BLTTDS 2015, chứng cứ được xác định theo nguyên tắc như sau:

- Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao

có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận

- Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu

Ngày đăng: 03/06/2024, 09:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w