1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam

137 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

LÊ THỊ GIANG YÊN

CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ

Người hướng dẫn khoa học:

T.S TRAN VĂN TRUNG

HÀ NỘI - NĂM 2007

Trang 2

DANH MỤC KÍ TỰ VIẾT TẮT

BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự

PLTTGQCVADS : Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vu án dân sự.

Trang 3

Chương 1 KHÁI QUAT VỀ CHUNG CU VÀ CHUNG MINH TRONG

TO TUNG DAN SU cccceccccesecceccecscccstceesssscccesuscessccesseeeessesess

1.2.1 Khái niệm chứng minh - -. 1.2.2 Đối tượng chứng minh -<<:

1.2.3 Chủ thể chứng minh - -. -ccc- << 252cc s2 1.2.3.1 Chủ thể chứng minh và vai trò của các chủ thể trong hoạt động

1.2.3.2 Sự thay đổi nhận thức về vai trò của các chủ thể trong quá trình

chứng minh - c2 2222111 1111111 1 x2 1.2.3.3 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thay đổi nhận thức về vai trò

của các chủ thể trong quá trình chứng minh -‹- -Chương 2 THUC TRẠNG QUY ĐỊNH VÀ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH

CUA PHÁP LUẬT VỀ CHUNG CU VÀ CHUNG

MINH -2.1 Lược sử phát triển các quy định của pháp luật về chứng cứ và chứng

Trar

Trang 4

2.2.4.2 Nội dung hoạt động cung cấp chứng cứ 6t

2.2.5 Thu thap chitng Cth n 6 2.2.5.1 Chủ thể thu thập chứng cứ 2 22 SE 6 2.2.5.2 Phương pháp thu thập chứng cứ c cc 6¢ 2.2.6 Bảo quản, bảo vệ chứng cứ ceeeeeeececceeeececeeecceccccc § 2.2.7 Đánh giá chứng "1" sang 8°

Chương 3 THỰC TIEN ÁP DUNG VA PHƯƠNG HƯỚNG, NHU CẦU,

NỘI DUNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHỨNG CỨ VÀ CHỨNG

Vài, 1ggAH.gRHĂHĂĂB

% 3.1 Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về chứng cứ và chứng minh 9€ 3.2 Phương hướng, nhu cầu hoàn thiện pháp luật về chứng cứ và chứng minh 1C

3.2.1 Phương hướng hoàn thiện pháp luật về chứng cứ và chứng minh 10

3.2.2 Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về chứng cứ và chứng minh 10

3.3 Nội dung hoàn thiện pháp luật về chứng cứ và chứng minh 12

KẾT LUAN 00 sesseessesseessesssssessessesssesseessessteseeeeeeeessecs., 13

Trang 5

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp nhằm xây dựng đất nước ta phát triển hoàn thiện lĩnh vực kiểm tra pháp luật cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội, xây dựng thành công mô hình nhà nước

pháp quyền ở Việt Nam Trong xu hướng đó có nhiều phương pháp, cách thức để thực hiện tốt mục tiêu này Một trong những phương pháp cách thức đó nhà

nước ta đã xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 với nhiều điểm mới về

cả nội dung và hình thức khắc phục kịp thời những hạn chế tồn tại cần phải

khắc phục trong pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, đáp

ứng tích cực yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập thế giới Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 với nội dung phong phú quy định khá cụ thể về những vấn đề liên quan đến hoạt động tư pháp của nước ta hiện nay, trong đó

vấn đề chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự là vấn dé được quan tâm sửa đổi khá nhiều, với nhiêu điểm mới quan trọng giúp cho việc thu thập, sử

dụng, đánh giá chứng cứ của các thẩm phán cũng như những người tiến hành tố tụng khác giải quyết đúng dan và triệt để những vụ việc dân sự trên thực tế,

đáp ứng lòng tin của nhân dân đối với pháp luật.

Chứng cứ và chứng minh là một nội dung khá quan trọng của Bộ luật tố

tụng dân sự Trong hoạt động tố tụng dân sự đây là khâu quan trọng được cơ

quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng cần

phải lưu tâm để hoàn thành tốt nhiệm vụ, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên

trong các vụ việc dân sự.

Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 có rất nhiều điểm

mới so với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 về vấn đề

chứng cứ và chứng minh Sự ra đời của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã

kịp thời khắc phục những vướng mắc, chưa phù hợp của pháp lệnh thủ tục giải

Trang 6

quyết các vụ án dân sự, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giải quyết các vụ

việc dân sự trên thực tế Hơn nữa, trong công cuộc hội nhập hiện nay Bộ luật

tố tụng dân sự ra đời là cần thiết để góp phần tích cực vào công cuộc chung

của đất nước, tạo những bước tiến mới trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật hiện

nay, tăng cường khả năng cũng như tiềm lực của các cơ quan này trong công

tác cải cách tư pháp Tuy vậy, Bộ luật tố tụng dân sự mới ra đời nhưng trong

quá trình thực hiện đã bộc lộ những điểm chưa phù hợp cần thiết phải tiếp tục sửa đổi bổ sung cho phù hợp, đáp ứng kịp thời yêu cầu của đất nước trong lĩnh

vực bảo vệ pháp luật.

Từ những phân tích trên đây chúng ta thấy rằng vấn đề chứng cứ và

chứng minh trong tố tụng dân sự là một vấn đề rất quan trọng trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp nhất là trong giai đoạn thực hiện tinh thân của

Nghị quyết 48,49 của Bộ chính trị với mục tiêu cải cách tư pháp Công cuộc

cải cách này nhằm tạo sự thích ứng của nước ta trong công cuộc hội nhập kinh

tế quốc tế Chính vì vậy tôi đã chọn dé tài: Vấn dé chứng cứ và chứng minh

trong tố tụng dân sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam làm luận văn tốt nghiệp bậc thạc sĩ của mình với mong muốn khám phá những quy định của pháp luật áp dung đi vào thực tiễn đạt hiệu quả cao.

2 Mục đích và phạm vi nghiên cứu

Mục dich:

- Nghiên cứu một cách khoa học chế định chứng cứ và chứng minh

trong tố tụng dân sự nhằm đi đến khẳng định chứng cứ là cơ sở, nền tảng cho

quá trình chứng minh, cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

- Làm rõ bản chất của chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự,

thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa chứng cứ và chứng minh trong suốt quátrình giải quyết vụ việc dân sự.

Trang 7

- Nghiên cứu chế định chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

không những trên phương diện lý thuyết mà còn trên phương diện hoạt động thực tiễn nhằm tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chứng

cứ và chứng minh trong thực tiễn.

Pham vi nghiên cứu:

- Tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật tố tụng dân sự về chứng

cứ và chứng minh một cách khái quát, đi sâu vào trọng tâm nghiên cứu những

vấn đề được sửa đổi bổ sung trong bộ luật tố tụng dân sự năm 2004, đặc biệt

làm nổi rõ vai trò của các chủ thể của hoạt động trong quá trình chứng minh.

- Nghiên cứu hoạt động thực tiễn của Toà án, năng lực của các Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

- Trong quá trình nghiên cứu có, so sánh quy định của một số nước trên

thế giới như Nhật bản, Trung quốc, Canada, Pháp để tham khảo, không đi

3 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề chứng cứ và chứng minh được quy định thành một chương riêng

trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và nội dung chứng cứ, nguồn chứng cứ

là một phân trong chương này Đây là vấn đề không mới nhưng lần đầu tiên

được quy định khá rõ ràng, cụ thể trong văn bản pháp luật Vấn đề chứng cứ

và chứng minh đã được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu được thể hiện

dưới dạng bài nghiên cứu trên sách, báo, tạp chí, luận văn cử nhân, luận văn thạc sĩ Ví dụ như bài viết: “Các quy định về chứng minh trong tố tụng dân

sự” của thạc sỹ Nguyễn Công Bình, luận văn “Điều tra trong tố tụng dân sự”

của thạc sỹ Phạm Thị Dan (năm 2000), luận văn “Chứng cứ và hoạt động tố

tụng chứng minh trong tố tụng dân sự” của Thạc sỹ Vũ Trọng Hiếu (năm

1997), luận văn “Hoạt động cung cấp và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân

sự Việt nam” của Thạc sỹ Nguyễn Minh Hàng (năm 2002), khoá luận tốt

Trang 8

nghiệp “Hoạt động chứng minh trong tố tung dân sự” của cử nhân Tran Thanh Ninh (năm 1997), luận văn “Nghĩa vụ chứng minh trong tố tụng dân sự” của

cử nhân Trần Thị Kim Nhung (năm 1996) Mỗi công trình nghiên cứu một vấn

đề của nội dung chứng cứ và chứng minh, chưa nghiên cứu một cách toàn diện

và day đủ làm bật lên những vấn dé trọng tâm của chứng cứ và chứng minh.

Xuất phát từ tâm quan trọng nêu trên cũng như tình hình nghiên cứu

hiện nay tôi đã quyết định chọn dé tài: “Vấn dé chứng cứ và chứng minh trong

tố tụng dân sự theo quy định của Pháp luật Việt Nam” để làm luận văn tốt

nghiệp thạc sỹ của mình

4 Phương pháp nghiên cứu

- Dựa trên quan điểm, quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử, tôn trọng sự thật khách quan của sự vật hiện tượng,

xem xét vấn đề một cách toàn diện.

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành nghiên cứu

5 Cái mới về mặt khoa học

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống từ khái niệm, ý nghĩa, phạm vi, đối tượng, sự phát triển quy định về chứng cứ và chứng minh mang tính

khái quát cao không rườm rà nhưng vẫn làm bật bản chất, trọng tâm của vấn

đề nghiên cứu Qua đó, tôi đưa ra những điểm chưa hợp lý trong lý luận cũng

như trong thực tiễn áp dụng vấn đề chứng cứ và chứng minh, để xuất biện

pháp khắc phục những điểm chưa hợp lý đó 6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm có 3

chương:

Trang 9

Chương I: Khái quát về vấn dé chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự

Chương II: Thực trạng quy định và áp dụng quy định của pháp luật về chứngcứ và chứng minh

Chương III: Phương hướng, nhu cầu, nội dung hoàn thiện quy định của pháp

luật về chứng cứ và chứng minh

Trang 10

Chứng cứ là một vấn dé rất quan trọng trên góc độ lý luận cũng như

thực tiễn Trong tố tụng dân sự, khi đương sự nộp đơn khởi kiện đến Toà án

thì trước đó đã tồn tại những tình tiết, sự kiện xảy ra gắn liền với quan hệ pháp

luật trong vụ việc dân sự liên quan đến yêu cầu của đương sự Mặc dù những

tình tiết, sự kiện này đã xảy ra trước khi đương sự nộp đơn đến Toà nhưng nó

vẫn lưu lại những dấu vết trong thế giới khách quan Để làm rõ tình tiết, sự

kiện này, Toà án sẽ phải xem xét chúng trong mối liên hệ với nhau trên cơ sở

xem xét riêng rẽ từng chứng cứ để xác định giá trị chứng minh của chúng.

Chứng cứ có nhiều hình thức tồn tại của nó, có thể chứng cứ được lưu

trong trí nhớ con người, có thể được lưu lại trên những tài liệu, giấy tờ hoặc

một vật cụ thể Quá trình xác định đâu là chứng cứ cho vụ việc dân sự là rất

quan trọng và phức tạp Do đó, để xác định như thế nào gọi là chứng cứ mà

Toà án có thể sử dụng để giải quyết vụ việc dân sự là rất cần thiết Nhận diện được bản chất của chứng cứ như thế nào để không nhầm lẫn chứng cứ với một số khái niệm khác, hơn nữa xác định cơ sở pháp luật mà các bên dựa vào đó

để xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự là vấn dé cần được quan tâm để giải quyết

vụ việc dân sự.

tụng dân sự.

Trang 11

Các đương sự chủ động giao nộp cho Toà án những chứng cứ liên quan, chứng minh cho yêu cầu của mình Như vậy, đương sự đã thể hiện thái độ hợp

tác một cách tích cực nhất với Toà án; bởi lẽ hơn ai hết, đương sự, những

người khởi kiện mong muốn làm sáng tỏ chân tướng của sự việc, mong muốn Toà án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn vụ việc, bảo vệ quyền lợi cho các

đương sự, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội Các đương sự đưa ra chứng cứ là một trong những cách thức đầu tiên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

chính họ Vì vậy, làm rõ khái niệm chứng cứ là một vấn đề cần thiết góp phần

giải quyết vụ việc dân sự đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của

các chủ thể.

Theo Từ điển tiếng Việt thì chứng cứ được quan niệm là “Cái được dẫn

ra để làm căn cứ xác định điều gì đó là có that”, còn theo Điều 81 BLTTDS

năm 2004 thì: “Ching cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương

sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu

thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án làm căn cứ

để xác định yêu câu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp

hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng

đắn vụ việc dân sự.

Lần đầu tiên trong BLTTDS, khái niệm “chứng cứ” được đưa ra khá rõ

ràng và cụ thể Khái niệm chứng cứ được hình thành từ quy luật: chứng cứ khi đã sinh ra thì không bao giờ mất đi, nó chỉ có thể chuyển hoá từ dạng này

sang dạng khác, mọi sự vật có mối liên hệ phổ biến Như vậy, chứng cứ trong

thế giới khách quan có thể chỉ tồn tại dưới một hình thức vật chất nhưng cũng

có thể tồn tại dưới rất nhiều hình thức khác nhau Có dạng tồn tại của chứng

cứ chúng ta có thể nhìn thấy được, cầm nắm được như giấy tờ, tài liệu như bản

hợp đồng, bản di chúc nhưng có khi chứng cứ lại được lưu giữ trong trí nhớ

con người Dưới hình thức tồn tại này chứng cứ được thể hiện qua lời khai của

họ về những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự Để phù hợp với hình thức tồn

Trang 12

tại trên của chứng cứ Toà án đã có nhiều cách thức để khai thác những chứng cứ qua việc triệu tập đương sự để lấy lời khai, kết hợp với những biện pháp

khác để chứng cứ, để giải quyết vụ án đây đủ, chứng cứ phát huy được giá trị

của nó.

Khái niệm chứng cứ là vấn đề được quan tâm trong pháp luật tố tụng

dân sự Việt Nam và cũng được quan tâm sâu sắc trong pháp luật một số nước trên thế giới.

Ví dụ như BLTTDS của Cộng hoà Liên bang Nga quy định tại chương 6

với nội dung chứng cứ trong TTDS là những sự thật khách quan Khái niệm này đã nêu được một cách tổng quát về chứng cứ, tuy nhiên vẫn chưa nêu được bản chất của chứng cứ là những gì nói lên sự thật khách quan, phản ánh

sự thật khách quan, chứng cứ không đồng nghĩa là sự thật khách quan Có

nghĩa là khái niệm chứng cứ chưa phản ánh bản chất của chứng cứ mà đi sâu vào việc giải thích khái niệm chứng cứ hơn, không phản ánh được nội hàm của chứng cứ trong lý luận cũng như thực tiễn.

Trong pháp luật tố tụng dân sự Nhật Bản, khái niệm chứng cứ được đưa

ra rất chi tiết tại tiểu mục 1, mục 1 chương VỊI BLTTDS Nhật Bản: “Chứng cứ

là một tư liệu thông qua đó một tình tiết được toà án công nhận và là mot tu

liệu, cơ sở thông qua đó toà án được thuyết phục là một tình tiết nhất định tôn

tại hay không” Theo các nhà luật học của Nhật Bản thì chữ chứng cứ có nghĩa

là một trong những điều sau: Phương pháp chứng cứ (nó là một thứ vật chất

mà thẩm phán sử dụng như là đối tượng của việc xem xét chứng cứ Chứng cứ

con người bao gém nhân chứng, giám định viên và các bên, và các chứng cứ

Trang 13

đó thẩm phán được thuyết phục về sự tồn tại hay không tồn tại của tình tiết

trong số liệu chứng cứ) Do đó, lời trình bày không đáng tin cậy của nhân

chứng là tư liệu chứng cứ chứ không phải là nguyên nhân của chứng cứ; hay

bản thân các hành vi chứng minh (hành vi tố tụng được một bên thực hiện

nhằm thuyết phục thẩm phán về sự tồn tại hay không tồn tại của tình tiết Nó

bao gồm cả việc đưa ra chứng cứ, xem xét nhận chứng, giải thích chứng cứ và

Có thể thấy khái niệm chứng cứ trong tố tụng dân sự Nhật Bản đã phản

ánh một cách cụ thể các thuộc tính của chứng cứ, giải thích rõ ràng, cụ thể chứng cứ tồn tại ở những dạng nào Vì vậy, nó mang nhiều tiết liệt kê mà

tại của chứng cứ Cách đưa ra khái niệm này không khái quát được vấn đề dẫn

đến khái niệm trở nên phức tạp và khó hiểu.

Ở Quebec (Canada), các nhà nghiên cứu pháp luật còn đưa ra một quan

điểm khá mới và cũng cần thiết lưu tâm, xem xét đó là các nhà nghiên cứu đưa

ra hai hệ thống tồn tại của lý thuyết về chứng cứ Hệ thống thứ nhất là niềm

tin nội tâm, nghĩa là Thẩm phán hoàn toàn tự mình có quyền quyết định tin hay không tin vào các phương tiện chứng cứ do các đương sự cung cấp Thứ hai là chứng cứ theo luật pháp hệ thống này chứng cứ được hiểu là tập hợp các

quy phạm pháp luật điều chỉnh quá trình chứng minh, tính xác thực của một

sự kiện trước Toà án Theo định nghĩa này thì phương tiện chứng minh nằm

trong khái niệm của chứng cứ.

thiết đưa ra khái niệm về chứng cứ phản ánh thế giới khách quan, khái quát

Trang 14

được ban chất và đầy đủ thuộc tính của chứng cứ chứ không chỉ phản ánh

riêng một thuộc tính hoặc một phần bản chất của chứng cứ.

1.1.2 Đặc điểm chứng cứ

Để có thể hiểu một cách sâu sắc nhất khái niệm chứng cứ, chúng ta phải

nghiên cứu các đặc điểm chứng cứ 1.1.2.1 Tính khách quan

Khách quan là những gì tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con

người Mặc dù những tình tiết, sự kiện trong vụ việc dân sự do con người tạo ra và Toà án, các đương sự có thể thu thập, cung cấp chứng cứ nhưng không

tạo ra chứng cứ Tuy vậy, con người có thể tác động vào chứng cứ để nghiên

cứu, phân tích chúng để tìm ra sự thật, diễn biến từ đâu đến khi kết thúc vụ việc dân sự đã xảy ra trong thực tế, tạo lập, xây dựng lại quá trình phát sinh,

tồn tại, kết thúc của vụ việc dân sự khi các đương sự đưa đến Toà án, yêu cầu

Toà án giải quyết.

Trong những sự kiện, tình tiết mà các chủ thể chứng minh thu thập được

có tình tiết, sự kiện là của vụ việc nhưng cũng có tình tiết, sự kiện do conngười tạo ra nhằm tạo ra sự nhâm lẫn trong việc sử dụng, đánh giá chứng cứ

của Toà án Chính vì vậy, khi giải quyết vụ việc, Thẩm phán phải nghiên cứu

một cách kỹ lưỡng để tránh sự nhầm lẫn giữa chứng cứ do con người tạo ra và

chứng cứ trong vụ việc dân sự Muốn tránh sự nhầm lẫn này, Thẩm phán cần phải đặt chúng trong mối liên hệ với nhau và cùng với sự việc đã xảy ra bằng

các phương pháp cách thức khác nhau, không được bỏ sót một tình tiết nào dù

đó là tình tiết nhỏ nhất Trên thực tế tình tiết, sự kiện tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau mà có những tình tiết, sự kiện muốn đánh giá chính xác cần phải có

sự hỗ trợ của kiến thức chuyên môn Tóm lại, chứng cứ phản ánh khách quan

sự thật của vụ việc, những cái không phản ánh khách quan (do tạo ra sau đó)

không phải là chứng cứ.

10

Trang 15

1.1.2.2 Tính liên quan

Khi xem xét vụ việc dân sự, chúng ta cần thiết xem xét chứng cứ một

sách toàn diện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện, có sự liên hệ móc nối giữa các tình tiết, sự kiện với nhau để tạo ra sự tổng hợp, khái quát các sự kiện, tình

tiết đó Trong quá trình này, chúng ta sẽ thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các

tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, còn những tình tiết, sự kiện không phải là

tình tiết, sự kiện của vụ án sẽ tự động bị tách ra Khi đặt chúng vào trong mối

liên hệ chặt chẽ với nhau, các tình tiết, sự kiện trong vụ việc dân sự phải có sự

rang buộc, liên quan với nhau Sự liên quan này có thể là trực tiếp hoặc gián

tiếp đến vụ việc dân sự Tình tiết trực tiếp có cho phép chúng ta xác định ngay tinh tiết phải chứng minh trong vu việc dân sự còn tình tiết gián tiếp không

cho phép chúng ta xác định ngay tình tiết phải chứng minh trong vụ việc dân sự Muốn xác định được tình tiết chứng minh phải qua những khâu trung gian

mới xác định được giá trị chứng minh của những tình tiết đó Sự phân biệt tình tết trực tiếp và gián tiếp có ý nghĩa quan trọng để xác định giá trị đích thực Cia tình tiết đó đối với vụ kiện dân sự Can lưu ý là giá trị chứng minh của

tình tiết, sự kiện đó phải đáp ứng điều kiện đó là chúng phải có mối liên hệ nội

tei gắn bó với nhau và trong vụ việc dân sự, có nghĩa hành vi, hành động dẫn

tới hình thành chứng cứ đó và chứng cứ đó phải là kết quả của chính hành Vi,

hình động đó Nếu những gi không có liên quan đến vụ việc dân sự Toà án có

thể loại bỏ chúng để đi sâu vào nghiên cứu, đánh giá những chứng cứ có liên

quan đến vụ việc dân sự, giải quyết nhanh chóng nhưng đúng pháp luật Việc

lcại trừ những gì không liên quan đến vụ việc dân sự không phải là đơn giản, chính vì vậy đây là thao tác khác quan trọng trong quá trình đánh giá chứng cứ của Toà án Vì vậy, những gi liên quan đến vụ việc là những chứng cứ của

vụ việc đó, những gì không liên quan đến vụ việc thì không phải là chứng cứ

của vụ việc là phương hướng quan trọng để xác định chứng cứ nào là chứng cứ

của vụ việc dân sự, chứng cứ nào không.

11

Trang 16

1.1.2.3 Tính hợp pháp

Chứng cứ có giá trị chứng minh khi đáp ứng được yêu cầu thu thập, bảo

quản, sử dụng, đánh giá theo thủ tục luật định Đây là quy định rất quan trọng

cần được tôn trọng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự Bảo đảm tính

thống nhất của pháp luật về chứng cứ, quy định của pháp luật được thực hiện

trên thực tế phụ thuộc vào những chủ thể của hoạt động chứng minh Hơn nữa, việc thực hiện thủ tục tố tụng này tốt sẽ đảm bảo giá trị đích thực của chứng

cứ Như vậy, Toà án cần phải xem xét chứng cứ một cách thận trong, chặt chẽ,

đảm bảo tính khách quan, tin cậy của chứng cứ, bảo quản chúng theo quy định

của pháp luật Bởi vì không phải khi thu thập được chứng cứ thì giá trị chứng minh của chứng cứ tồn tại mãi, không thay đổi mà cần có quá trình bảo quản, sử dụng theo trình tực thủ tục nhất định Tính hợp pháp của chứng cứ đưa ra yêu cầu đối với các chủ thể chứng minh phải linh hoạt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự để chứng cứ có giá trị chứng minh Những gì không được

rút ra từ nguồn chứng cứ theo quy định của pháp luật, không được thu thập,

đánh giá, bảo quản theo trình tự luật định không được coi là chứng cứ, không được sử dụng vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự.

1.1.3 Nguồn chứng cứ

Khi xem xét đến vấn đề nguồn chứng cứ không ít người nghĩ đây đơn

thuần chỉ là một vấn đề lý luận nhưng thực chất nguồn chứng cứ là một vấn đề

không chỉ mang tính lý luận mà còn có ý nghĩa quan trọng về mặt thực tiễn.

Vì vậy, việc nhận thức về nguồn chứng cứ là một vấn đề rất quan trọng trong

công tác lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trong công tác giải quyết các vụ việc

dân sự trên thực tế Trong công tác giải quyết vụ việc dân sự trên thực tế vẫn

có sự nhầm lẫn giữa nguồn chứng cứ và phương tiện chứng minh Bởi lẽ, trong

Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành không có quy định nào về phương tiện chứng minh Nhận thức đúng đắn về nguồn chứng cứ không những phục vụ đắc lực

12

Trang 17

cto công tác xét xử trên thực tế mà còn phân biệt với phương tiện chứng minh trong lý luận.

Theo Giáo trình Luật tố tụng dân sự của trường Đại học Luật Hà nội thì

nguồn chứng cứ có thể được hiểu là “noi bắt đâu, nơi phát sinh, nơi có thể rút

ra được các chứng cứ' Nghia là, nếu coi chứng cứ là các tình tiết, sự kiện thì

nguồn chứng cứ là cái chứa đựng những tình tiết, sự kiện đó Bat đầu từ

ngiồn chứng cứ các chủ thể chứng minh có thể tìm thấy các chứng cứ, xác

dith được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự và việc tìm thấy các chứng

cứ các tình tiết, sự kiện này cần thiết phải sử dụng các công cụ do pháp luật

qu định, đây chính là phương tiện chứng minh.

Xét một cách tổng quát thì nguồn chứng cứ bao gồm nhiều loại, mỗi

loa nguồn chứng cứ có một giá trị khác nhau trong quá trình chứng minh vụ

vig: dan sự Từ các loại nguồn chứng cứ chúng ta có thể thấy, trên thực tế nếu

Sử lụng, nghiên cứu chứng cứ được rút ra từ vật, tài liệu không mấy khó khăn,

phtc tạp Đối với loại nguồn chứng cứ này thì khâu bảo quản chứng cứ được

đặt lên hàng dau vi giá trị chứng minh của chứng cứ được rút ra từ nguồn

ching cứ nay rất dễ bị giảm, mất di do những yếu tố ngoại cảnh Việc nghiên

cứu, sử dụng nguồn chứng cứ là con người thì phức tạp hơn nhiều so với loại

ngion chứng cứ trên, bởi lẽ con người bao gồm rất nhiều yếu tố phức tạp như

tâm lý, khả năng nhận thức, khả năng lưu giữ các tình tiết, sự kiện đặc biệt

là st chi phối của yếu tố lợi ích Để có thể khai thác tốt nguồn chứng cứ này đòihỏi các chủ thể chứng minh phải xem xét một cách đây đủ và thận trọng,

tinh đến tất cả những vấn dé có thể xảy ra trong quá trình chứng minh Dựa

trênnhững dự liệu này những chủ thể chứng minh mới có thể tìm được những

ching cứ có giá trị thiết thực đối với VIỆC giải quyết vụ việc dân sự.

Theo quy định tại Điều 82 BLTTDS thì nguồn chứng cứ bao gồm: Các

tài lệu đọc được, nghe được, nhìn được; các vật chứng; lời khai của đương sự;

lời lhai của người làm chứng; kết luận giám định; biên bản ghi kết quả thẩm

13

Trang 18

định tại chỗ; tập quán; kết quả định giá tài sản; các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Tuy nhiên, không phải tất cả những chứng cứ rút ra từ nguồn chứng cứ

kể trên đều là chứng cứ mà còn có những điều kiện cụ thể đối với mỗi loại

chứng cứ để các chủ thể chứng minh có thể tìm tòi, nghiên cứu chứng cứ có

giá trị chứng minh trong vụ việc dân SỰ.

Cơ sở để xác định chứng cứ phụ thuộc vào từng loại nguồn chứng cứ với

những đặc trưng riêng trong việc xác định cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ

phải là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận Bản chính có thể là bản ốc hoặc bản được dùng làm cơ sở để lập ra các bản sao.

Ở đây cũng cần làm rõ thế nào là bản gốc Tìm hiểu Từ điển Tiếng VIỆT

thì “Bản gốc được hiểu là bản viết đầu tiên, là văn bản pháp lý được dùng làm

cơ sở lập ra các bản sao”, bản gốc là cơ sở để lập ra các bản sao Trên thực tế

€ồ những trường hợp bản gốc vì một lý do nào đó không còn thì điều luật dự

liệu về hình thức biểu đạt của chứng cứ thông qua bản dùng làm cơ sở để lập

ra các bản sao mà không được coi là bản Đốc.

Ví dụ: A và B kết hôn được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn

nhưng A làm mất giấy chứng nhận kết hon A có đơn dé nghị có quan có thẩm

quyền cấp lại giấy đăng ký kết hôn Cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy

chứng nhận kết hôn cho A Bản được cấp lại này là cơ sở lập ra các bản sao.

Khi các đương sự nộp đơn khởi kiện đến toà họ phải nộp chứng cứ tài

liệu liên quan đến yêu cầu khởi kiện của mình Để chứng cứ mà họ giao nộp

CÓ giá trị chứng minh thì họ phải giao nộp cho Toà án bản chính (bản gốc)

một số tài liệu đọc được nội dung như giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng

đất, hợp đồng tặng cho tài sản, di chúc Trường hợp không còn bản gốc họ có

thé giao nộp bản sao các tài liệu đó nhưng với điều kiện bản sao đó phải có

14

Trang 19

công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc bản sao do cơ quan, tổ chức có thẩm

quyền cung cấp, xác nhận và Toà án có trách nhiệm phải đối chiếu bản sao với bản chính trước khi nhận của các đương sự Các đương sự giao nộp cho Toà án

những chứng cứ bằng tiếng dân tộc thiểu số, tiếng nước ngoài phải kèm theo

bản dịch sang tiếng Việt và những bản dịch này phải được công chứng, chứng

thực hợp pháp.

Thứ hai, đối với các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ

nếu có văn bản xuất trình kèm theo xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn

vực của đời sống xã hội Vì vậy, có rất nhiều cách thức để con người có thể

lưu giữ lại những tình tiết sự kiện, những hình ảnh, âm thanh liên quan đến vụviệc dân sự, dẫn đến việc đánh giá chứng cứ trở nên phức tạp, khó khăn hơntrước đây.

Su phát triển nhanh chóng của khoa học kĩ thuât đã đem đến tính đa

dạn; và phong phú của các hình thức chứa đựng chứng cứ Nếu như trước đây, khi khoa hoc kĩ thuật chưa phát triển, việc lưu giữ lại các chứng cứ của vụ án dướ hình thức cố định và khá đơn giản thì đến nay khi khoa học kĩ thuật phát

triểr nhanh mạnh khiến cho việc lưu giữ những chứng cứ liên quan đến vụ

việc trở nên phong phú hơn, phổ biến hơn về cả hình thức cũng như nội dung.

Vì vay, việc tìm hiểu nguồn chứng cứ mang tính khoa học kĩ thuật cao là cần

thiết để nắm bắt một cách tốt nhất tình tiết của vụ án cũng như xác định được

15

Trang 20

tính xác thực, khách quan của chứng cứ Các hoạt động của con người thông

qua phương tiện điện tử, dưới nhiều dạng như text, âm thanh, hình ảnh đang

ngày càng phổ biến Văn bản điện tử, chữ ký điện tử được sử dụng ngày

càng nhiều nhưng quy định liên quan đến vấn đề này vẫn chưa cụ thể Khi

phát sinh những tranh chấp liên quan đến việc sử dụng văn bản điện tử hoặc chữ ký điện tử thì việc giải quyết rất khó khăn.

Nghiên cứu BLTTDS thì cũng chỉ quy định chung chung về các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được mà không có văn bản nào quy định về loại chứng cứ mang tính công nghệ cao này để có thể xem xét vẻ hình thức tồn tại,

điều kiện để coi là chứng cứ, giá trị chứng minh của những chứng cứ này.

Việc xem xét này nhằm mục đích tìm hiểu nghiên cứu xem có sự phân biệt về

Biá trị chứng minh của chứng cứ viết, chứng cứ khai bằng miệng hay chứng cứ

mang tính khoa học công nghệ hay không trong hệ thống pháp luật tố tụng

dân sự Việt Nam.

Thứ ba, các vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ

việc Vật chứng là những vật khác nhau của thế giới vật chất Toà án nghiên

cứu vật chứng nhằm xác định những đặc điểm của chúng để rút ra nhữngchứng cứ của vụ kiện Để có thể là vật chứng trong vụ việc dân sự có giá trị

chứng minh, vật chứng phải có điều kiện sau: vật đó phải có tính đặc định, vật chứng đó phải liên quan đến vụ việc dân sự Từ đặc tính của vật chứng Toà án sẽ xác định phương pháp cũng như cách thức thu thập chúng, bảo quản và sử

dụng chúng cho phù hợp Khi đã thu thập được những vật chứng trên thì công tác bảo quản, đánh giá những vật chứng này là rất quan trọng Bởi vì, nếu

không thận trọng bảo quản những vật chứng thì chúng có thể bị tác động của

ngoại cảnh của thời gian làm mất đi tính đặc định, giá trị chứng minh của nó,

gay khó khan cho công tác giải quyết vụ việc dân sự Vì vậy, khi giải quyết vụ

việc mà có vật chứng thì Toà án phải thu thập theo đúng trình tự, thủ tục luật

16

Trang 21

định, đáp ứng những đặc tính của chứng cứ, hơn nữa Toà án còn phải có biện

pháp để bảo quản chúng để đảm bảo giá trị chứng minh của chúng.

Ví dụ: Thẩm phán phải lập biên bản miêu tả chỉ tiết hình thức, các tính

chất lý hoá của vật, các dấu vết của vật để đảm bảo giá tri chứng minh của vật

chứng, phục vụ tốt cho công tác giải quyết các vụ việc dân sự Thẩm phán phải

linh hoạt xử lý các vật chứng khi những đặc tính lý hoá có nguy cơ thay đổi, không giữ được các đặc điểm như ban đâu Cụ thể: Đối với những vật mau

hỏng thì Toà án cần xem xét kịp thời và quá trình xem xét cần được phản ánh

nhanh chóng, đối với những vật khó di chuyển, Toà án có thể đến xem xét tại

Thứ tw, lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng.

Trong vụ việc dân sự thì đương sự là người có quyền và lợi ích hợp pháp

gắn bó mật thiết với vụ kiện Chính bản thân đương sự tham gia vào vụ kiện để

bảo vệ quyền lợi của chính họ Để bảo vệ quyền lợi của mình đương sự có lời

khai của bản thân họ về tình tiết, sự kiện của vụ kiện dân sự Những lời khai

Cua ho là sự tái hiện diễn biến của sự việc xảy ra trên thực tế, là những gì lưu

lại trong trí nhớ của họ Đặc điểm trí nhớ của đương sự mang tính chủ quan,

hơi nữa lời khai của họ phụ thuộc rất nhiều vào thái độ tâm lý của họ Chính

vì vay khi thẩm phán nghiên cứu nguồn chứng cứ này phải hết sức cẩn thận.

Hiện nay, theo quy định của khoản 4 Điều 83 BLTTDS thì các đương

sự có thể xuất trình văn bản chứa đựng lời khai của đương sự, lời khai của

người làm chứng hoặc là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình

kèn theo van bản xác nhận xuất xứ hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc thu âm, thu hình đó Khi đương sự xuất trình những văn bản trên thì Toà án phái tiến hành lập biên bản về việc nhận các tài liệu này và có trách nhiệm phá bảo quản, lưu giữ chúng cùng với hồ sơ vụ án.

Khi xem xét lời khai của đương sự thì chúng ta thấy lời khai của đương sự thường bao gồm hai loại: FT —| 8A) H

17

Trang 22

Lời khai về những tình tiết, sự kiện pháp lý mà dựa vào đó các đương sự

đề xuất các yêu cầu hoặc các biện pháp bảo vệ.

Lời thừa nhận của một bên đương sự, có thể là khẳng định hoặc phủ

định những sự kiện mà bên kia đưa ra Những sự kiện này đáng lý ra bên

đương sự đưa ra phải có trách nhiệm chứng minh Sự thừa nhận của một bên

đương sự giải phóng cho cho đương sự còn lại nghĩa vụ chứng minh Khi một thừa nhận của đương sự như chứng cứ được.

Đối với lời khai của người làm chứng là người biết những thông tin liên

quan đến vụ kiện nhưng lại không có quyền lợi trong vụ kiện đó nên thể hiện

rõ yếu tố khách quan hơn so với lời khai của đương sự Không phải vì thế mà

trong quá trình nghiên cứu lời khai của người làm chứng Toà án có thể nghiên

cứu một cách qua loa đại khái mà sự thận trọng vẫn là điều cần thiết bởi vì

những lời khai này có thể bị sai lệch, không phù hợp với sự thật khách quan,

điều này có thể do người làm chứng bị chỉ phối, bị mua chuộc, bi đe doa hành

hung để đưa ra lời khai có lợi cho một bên đương sự nào đó Lời khai của

người làm chứng bị sai lệch cũng có thể là do người làm chứng không thể nhớ

chính xác những gì đã Xảy ra.

Thứ năm, kết luận giám định là chứng cứ nếu việc giám định đó được

tiến hành theo đúng thủ tục quy định tại Pháp lệnh giám định tư pháp và Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định chỉ tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp và hướng dẫn tại mục 6

phần IV của Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP ngày 17/9/2005 hướng dẫn thi hành một số quy định của BLTTDS vẻ chứng cứ và chứng minh Kết luận giám định là một kết luận khoa học về chuyên môn được thể hiện dưới hình thức một văn bản biết hoặc được trình bày tại phiên toà, được đưa ra sau khi

đã nghiên cứu những vấn đề cần vận dụng kiến thức chuyên môn trả lời cho 18

Trang 23

những vấn dé do Toà án trưng cầu Trong nhiều trường hợp để làm sáng tỏ tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự Toà án cần sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn khác, những kiến thức chuyên môn cần thiết với sự tham gia của các giám định viên Có thể nói đây là nguồn chứng cứ rất quan trọng bởi vì trong nhiều vụ kiện nó kết luận giám định trở nên có tính chất quyết định đối với: phán quyết của Toà án Tuy vậy, giá trị chứng minh của loại nguồn này

không phải có thể tin tưởng tuyệt đối Trong quá trình nghiên cứu, Toà án cũng cần phải nghiên cứu chúng một cách thận trọng, kết hợp với các chứng

cứ khác Bởi vì có thể xảy ra trường hợp người giám định viên do ý chí chủ

quan hoặc kiến thức chuyên môn còn kém đưa ra những kết luận sai lệch thậm

chí là những kết luận thiếu khách quan.

Thứ sáu, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ,

nết việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

To án tiến hành thẩm định dựa trên yêu cầu của đương sự Vì vậy, nếu đương

Sự muốn toà án tiến hành thẩm định thì phải có đơn yêu cầu và trình bày cănCứ lối với yêu cầu của mình dé dé nghị Toà án xem xét thẩm định tại chỗ.

Dự: trên đơn yêu câu của đương sự và thực tế giải quyết vụ việc dân sự mà

Toà an xem xét và ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ Khi Toà án ra

quyết định này cần thiết phải gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan,

tổ citic nơi có đối tượng cần xem xét, được giao hoặc gửi cho đương sự Biên

bản xem xét, thẩm định tại chỗ phải đảm bảo đúng quy định tại khoản 2 Điều 89 BLTTDS.

Thứ bảy, tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập

quar đó thừa nhận Day là một loại nguồn mới được quy định trong Bộ luật tố

19

Trang 24

làng, già bản của cộng đồng dân cư đó xác nhận Đã từ rất lâu, tập quán đã ăn

sầu vào cuộc sống của những người dân, đặc biệt là dân tộc thiểu số, chúng ta

có thể kể một số tập quán của đồng bào vùng dân tộc thiểu số như tập quán

đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ chồng ly hôn, tập quán chọn vợ cho con, tập

quán hôn nhân ngoại tộc, tập quán hôn nhân nối dây Vì vậy, có nhiều lĩnh

vực mà pháp luật chưa quy định kịp thời thì áp dụng tập quán cũng là phù hợp.

Hơn nữa có những trường hợp không áp dụng tập quán thì không thể giải

quyết “thấu tình, đạt lý” vụ việc dân sự.

điểm định giá, tránh tình trạng phán quyết đối với tài sản không phù hợp và

không có căn cứ, không bảo đảm được quyền, lợi ích hợp pháp của các đương sự khi tham gia vụ việc dân sự dẫn đến tình trạng xét xử nhiều lần gây phiền

hà cho đương sự, công tác xét xử hiệu quả không cao, lãng phí thời gian của

nhà nước và của người dân.

1.1.4 Phân loại chứng cứ

Để cho quá trình chứng minh được nhanh chóng đúng với quy định của

pháp luật, xác định chính xác giá trị chứng minh của từng chứng cứ trong vụ

kiện dân sự các nhà nghiên cứu đã phân biệt từng loại chứng cứ Mỗi loại chứng cứ được nhìn nhận dưới góc độ khác nhau trong mối liên hệ khác nhau

nhằm đặt chứng cứ trong mối quan hệ biện chứng với các sự kiện cần chứng

minh tạo điều kiện để nghiên cứu chứng cứ được thuận lợi Trên thực tế, việc phân loại chứng cứ để cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra những biện pháp phù

hợp để thu thập, nghiên cứu, sử dụng và đánh giá chứng cứ Nghiên cứu các

chứng cứ có định hướng, xác định được vị trí, vai trò của từng chứng cứ trong

20

Trang 25

tổng thể vụ việc dân sự Tuy nhiên, việc phân loại chứng cứ không ảnh hưởng

đến giá trị chứng minh của chứng cứ Có nhiều cách phân loại khác nhau, với

mỗi cách phân loại thì chứng cứ có tên gọi khác nhau Có thể thấy có một số

cách phân loại phổ biến như sau:

Thứ nhất: Phân loại chứng cứ dựa vào nguồn gốc

Dựa vào nguồn gốc chứng cứ có thể phân loại thành chứng cứ gốc và

chứng cứ sao chép.

Chứng cứ gốc là sự kiện thực tế đầu tiên của sự kiện cân chứng minh.

Chứng cứ này được tạo ra trực tiếp từ một hành vi hoặc một hành động hoặc

một quan hệ Ví dụ như bản viết tay giấy mua bán tài sản giữa A và B là

chứng cứ gốc Có thể thấy việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá chứng cứ gốc thường nhanh chóng, dễ dàng và độ chính xác cao Bởi vì chứng cứ gốc luôn

khách quan, có mức độ chính xác cao nó phản ánh sự việc một cách rõ ràng và day đủ nhất Vì vậy, trong trường hợp thu thập nghiên cứu đánh giá chứng cứ

ốc người ta có thể lấy chứng cứ gốc làm cơ sở, căn cứ để rút ra những thông

tin, sự kiện Nói cách khác, chứng cứ gốc làm cơ sở cho các chủ thể thực hiện

những hoạt động trong quá trình chứng minh nhằm làm sáng tỏ, giải quyết

đúng đắn vụ việc dân sự.

Khác với chứng cứ gốc, chứng cứ sao chép được hình thành từ việc chép

các chứng cứ gốc theo trình tự luật định Để đánh giá giá trị chứng minh của chứng cứ gốc sao chép cũng như khẳng định tính chính xác của chứng cứ sao

chép, cần thiết phải kiểm tra xem việc sao chép chứng cứ gốc có đảm bảo đúng trình tự, thủ tục cho pháp luật quy định hay không Giá trị chứng minh

của chứng cứ sao chép phụ thuộc vào chứng cứ gốc Việc sao chép lại chứng

cứ không phải khi nào cũng chính xác, phản ánh đúng chứng cứ gốc bởi vì

việc sao chép lại chứng cứ là do con người thực hiện nó chịu tác động ảnh

hưởng bởi ý chí chủ quan của con người Trong quá trình sao chép có thể do

so suất về chuyên môn, kỹ thuật dẫn đến sai sót trong việc sao chép làm giảm

21

Trang 26

hoặc mất tính xác thực của chứng cứ sao chép Đặc điểm này của chứng cứ sao chép đặt ra cho cơ quan tiến hành tố tụng khi thu thập, sử dụng, đánh giá

chứng cứ phải thận trọng, tỷ mỷ đánh giá đúng giá trị chứng minh của chứng

cứ sao chép.

Tìm hiểu đặc điểm trên của chứng cứ sao chép không có nghĩa là chúng

ta coi thường giá trị chứng minh của chứng cứ sao chép Bởi vì, nhiều trường

hợp chứng cứ gốc không còn thì cân thiết phải xuất phát từ chứng cứ sao

chép để tìm ra chứng cứ gốc.

Ví dụ : Giấy khai sinh gốc của C bị mất chỉ còn bản sao giấy khai sinh.

Từ bản sao giấy khai sinh của C ta có thể phát hiện tìm ra bản gốc giấy khai

sinh của C, tìm ra những tình tiết, sự kiện đã xảy ra trong vụ kiện dân sự Tuy vay, việc sử dụng chứng cứ sao chép phải cẩn thận không chỉ xem xét riêng

biệt chứng cứ sao chép mà phải kết hợp với các loại chứng cứ khác để tìm ra

chính xác tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự.

Thứ hai: Phân loại chứng cứ dựa vào nguồn thu nhận chứng cứ, cách

phân loại này bao gồm chứng cứ theo người và chứng cứ theo vật

Theo đó chứng cứ theo người được rút ra từ lời khai của con người như

lời khai của nguyên đơn, bị đơn, người làm chứng.

Ví dụ : A có đơn xin ly hôn B, A trình bày về quá trình chung sống của

vợ chông từ khi kết hôn, những chứng cứ được ghi nhận từ lời khai của A phản ánh mức độ trầm trọng của đời sống chung vợ chồng thì nội dung trên trong lời khai của A là chứng cứ theo người

Khi xem xét chứng cứ theo người có thể thấy loại chứng cứ này có một

số đặc điểm Chứng cứ này chủ thể có thể tự nhận biết, tự quan sát hoặc thông

qua một người khác Mặt khác người cung cấp những thông tin sự kiện này

phải mô tả được thời gian, địa điểm một phần hoặc toàn bộ xảy ra sự kiện này.

Chứng cứ theo vật là chứng cứ được rút ra từ những vật chứng, tài liệu,

gidy to.

22

Trang 27

Ví dụ : Vết rạn nứt trên tường của một ngôi nhà giáp một công trình

nhà cao tầng đang xây dựng là chứng cứ theo vật.

Chứng cứ theo vật phải được phản ánh kịp thời và đây đủ vì nó chịu tác

động rất lớn của ngoại cảnh còn chứng cứ theo người thì chịu tác động lớn củatâm lý, khả năng nhận thức, lưu gift của con người Từ những đặc điểm nêu

trên của chứng cứ theo người và theo vật, chủ thể của quá trình chứng minh

xác định phương pháp tiếp cận phù hợp, khai thác tốt nhất ưu thế hạn chế

những khiếm khuyết của chứng cứ theo người và chứng cứ theo vật

Thứ ba: Phân loại chứng cứ dựa vào mối liên hệ giữa chứng cứ với các

chứng minh trong vụ kiện Chứng cứ trực tiếp cho phép xác định yêu cầu của

đương sự là đúng hay là sai, là có cơ sở hay không có cơ sở.

Ví dụ : Trong việc A kiện đòi B trả lại nhà ở, nhà ở là của A nhưng A

cho B mượt, này A đòi lại nhà thì B không trả và cho rằng đây là nhà của B A

đưa ra giấy tờ chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với nhà ở, thì giấy tờ mà A đưa ra chính là chứng cứ trực tiếp cho yêu cầu của A kiện đòi lại nhà.

Nếu đương sự đưa ra được chứng cứ trực tiếp thì yêu cầu của đương sự sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

Trái với chứng cứ trực tiếp, chứng cứ gián tiếp không thể xác định ngay sự kiện cân chứng minh mà phải thông qua nhiều khâu trung gian mới xác

định được giá trị chứng minh của chúng đối với tình tiết, sự kiện trong vụ

Ví dụ: Trong việc tranh chấp giữa các thuyền về việc phân chia lượng

cá bắt được Các bên đều đưa ra những bằng chứng về công sức lao động bỏ

ra, sản phẩm đánh bắt được Quá trình thu thập nghiên cứu, đánh giá chứng cứ

không thể xác định được lượng cá chia cho mỗi thuyền là bao nhiêu Muốn

an

Trang 28

phương đó Chẳng hạn như thuyền nào phát hiện ra luồng cá, gọi được luồng

cá sẽ được phân chia nhiều hơn Có như vậy thì mới phân xử được chính xác,

đảm bảo công bằng giữa các bên Trường hợp này nếu không áp dụng tập quán ở địa phương thì khó có thể phân xử được.

chứng cứ dựa trên ba tiêu chí sau một là chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián

tiếp, hai là chứng cứ con người và chứng cứ tư liệu, ba là chứng cứ chủ yếu với

mục đích chủ yếu là thuyết phục thẩm phán vẻ sự tồn tại của các tình tiết

chính và chứng cứ ngược lại liên quan tới các tình tiết chính và chứng cứ

ngược lại liên quan tới các tình tiết khác được nộp ở bên kia để từ chối các

tình tiết ở trên.

Theo quy định của BLTTDS Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thì “Chứng

cứ có mấy loại như sau: 1 Thư chứng; 2 vật chứng; 3 Các tài liệu nghe nhìn;

4 Lời làm chứng của nhân Chứng; 5 Tự thuật của đương sự; 6 Giám định kết

BLTTDS Trung Hoa bao gồm 7 loại Chúng ta có thể thấy đây là cách phân loại chứng cứ theo phương pháp liệt kê, thể hiện sự rõ ràng, cụ thể của các loại chứng cứ Việc quy định như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thẩm phán khi

xem xét chứng cứ trong vụ việc dân sự.

Theo pháp luật Cộng hoà Pháp thì chứng cứ được chia ra làm hai loại là

chứng cứ tuyệt đối và chứng cứ tương đối Theo đó chứng cứ tuyệt đối bao

gồm: Các suy đoán do luật định, văn bản viết đã lập sẵn, lời thú nhận trước

toà, lời thể mang tính quyết định; loại chứng cứ này có giá trị ràng buộc đối

với thẩm phán.

24

Trang 29

trong việc đánh giá trính xác đáng của các chứng cứ này và thoả mãn yêu cầu

của bên đương sự nào đưa ra chứng cứ có tính thuyết phục nhất.

1.1.5 Ý nghĩa của chứng cứ

quyền và nghĩa vụ của các bên

Chứng cứ đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án Bởi lẽ tất

cả các tình tiết, sự kiện là chứng cứ của vụ án là sự phản ánh các khía cạnh

khác nhau của vụ kiện dân sự được các chủ thể thu nhập, nghiên cứu và đánh giá theo trình tự luật định Từ chứng cứ các chủ thể mới có thể thực hiện các

hoạt động chứng minh.

Chứng cứ là căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự, chứng cứ chính là “linh

hồn” của tố tụng Nhận thức đúng và đây đủ về chứng cứ sẽ tác động lớn vào

hiệu quả giải quyết vụ việc dân sự, để toà án xét sử thực sự khách quan, đúng

pháp luật Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và lợi ích của cả xã hội.

1.2 Chứng minh

1.2.1 Khái niệm chứng minh

aS

Trang 30

mỗi vụ việc dân sự đều chứa đựng những mâu thuẫn tồn tại từ trước giữa các

bên Để giải quyết được các tranh chấp yêu cầu của bên đưa ra cần có một quá

trình để xác định những vấn đề như: Nội dung của vụ việc đó là gì, mâu thuẫn

trình chứng minh Chứng minh là một hoạt động tố tụng dân sự cơ bản của các

chủ thể tố tụng là quá trình xuyên suốt từ khi bắt đầu giải quyết vụ việc dan sự

đến khi kết thúc vụ việc dân su.

Day là một chế định lớn của BLTTDS, là một khái niệm có nội hàm rất

rộng Theo Từ điển Tiếng Việt thì chứng minh là “Làm cho thấy rõ là có thật,

là đúng bằng sự việc và lý lể”, cái khó ở đây là các chủ thể tiến hành tố tụng phải xác định các tình tiết, sự kiện trong vụ việc dân sự đồng thời làm cho moi

người thấy rõ là có that thấy rõ là đúng Để giải quyết được vấn đẻ trên thông

thường các chủ thể chứng minh cần phải xác định được cách thức, phương

pháp chứng minh của mình Trước khi có các hoạt động chứng minh một

cách chính xác và hiệu quả thì cần thiết phải hiểu được bản chất của chứng

minh là gì Theo giáo trình Luật tố tụng dân sự - Trường Học viện Tư pháp thì

chứng minh có thể hiểu: "Chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình

bao gồm hoạt động của Toà án và những người tham gia tố tụng trong việc

cung cấp, thu thập nghiên cứu và đánh giá chứng cứ nhằm mục đích xác định

sự thật khách quan của vụ án” Như vậy, chứng minh là hoạt động đi tìm chân

lý khách quan của vụ việc dân sự.

Hoạt động chứng minh của các chủ thể không phải là hoạt động đơn lẻ mà nó bao gồm nhiều hoạt động khác nhau Các hoạt động này có quan hệ nội tại mật thiết với nhau hoạt động trước là cơ sở là nền tang cho việc thực hiện hoạt động sau Chứng minh bao gồm các hoạt động cung cấp, thu thập, nghiên

26

Trang 31

vị trí khác nhau, mỗi chủ thể tham gia vào hoạt động chứng minh với mục

đích khác nhau Vì vậy, điều chỉnh quá trình chứng minh vận hành một cách

nhịp nhàng và hiệu qua là vấn dé được đặt ra trong tố tụng dân sự Mặc dù pháp luật có quy định quyền và nghĩa vụ cho mỗi chủ thể nhưng hiện tượng làm thay nghĩa vụ giữa các chủ thể không phải là không có Vì vậy, BLTTDS

đã quy định rõ ràng những chủ thể tố tụng nào là chủ thể chứng minh, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đó Bên cạnh đó, BLTTDS cũng quy định những

vấn đề khác như tình tiết, sự kiện nào trong vụ việc dân sự cần phải chứng

minh và ngược lại, trình tự thủ tục chứng minh

Khái niệm chứng minh đã cho thấy tính lo gíc của cả quá trình chứng

minh cũng như tính logic trong nhận thức sự vật, hiện tượng trong thế giới

khách quan, nhằm thiết lập mối liên hệ giữa các tình tiết sự hiện một cách

khách quan độc lập ngoài ý chí chủ quan của con người Các chủ thể chứng

minh thông qua hoạt động chứng minh xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự tìm ra căn cứ pháp lý cũng như thực tiễn của các tình tiết, sự kiện

đó, mối liên hệ của chúng đến vụ việc dân sự Thông thường, chứng minh

được hiểu là quá trình bao gồm hoạt động cung cấp, thu thập nghiên cứu và

đánh giá chứng cứ Tuy nhiên, để tìm ra sự thật khách quan thì cần thiết phải nghiên cứu, làm rõ cơ sở pháp lý liên quan đến yêu cầu trong vụ việc dân sự.

Đương sự không chỉ cung cấp chứng cứ là xong trách nhiệm mà còn phải tham

gia tích cực vào hoạt động chứng minh Các chủ thể tham gia vào quá trình chứng minh không chỉ có đương sự mà còn có chủ thể khác Tựu chung lại chứng minh là quá trình đi tìm các tình tiết sự kiện của vụ việc dân sự sau đó Tòa án áp dụng các quy phạm pháp luật nội dung để giải quyết vụ việc Có thể

nói quá trình chứng minh không chỉ là quá trình giải quyết về nội dung các vụ

việc dân sự mà còn là quá trình tố tụng 1.2.2 Đối tượng chứng minh

27

Trang 32

Theo Từ điển Tiếng Việt thì đối tượng là “người vật, hiện tượng mà

con người nhằm vào trong suy nghĩ và hành động”, còn đối tượng chứng

minh là: “Đối tugng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ

việc dân su” [12,44] Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì cần thiết

phải xác định được tất cả những tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự đó Từ đó

đi đến khẳng định: đối tượng chứng minh là các tình tiết sự kiện

Đối tượng chứng minh bao gồm 2 nguồn: thứ nhất là sự kiện pháp lý làm cơ sở yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phải tố hay yêu cầu phản bác của bị đơn hoặc yêu cầu của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Nguồn này

liên quan đến luật nội dung Ví dụ như trong yêu cầu bồi thường thiệt hại

ngoài hợp đồng thì phải chứng minh có thiệt hại xảy ra hay không? có hành vi vi phạm pháp luật có lỗi của chủ thể hay không? có mối quan hệ nhân quả

giữa hành vi vi phạm pháp luật với thiệt hại hay không Nguồn thứ hai là yêu

cầu mang tính chất thuần tuý là tố tụng Ví dụ như yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng

Trong đối tượng chứng minh cân phải xác định quan hệ pháp luật vấn

đề cần chứng minh trong vụ việc dân sự Mỗi một loại vụ kiện dân sự sẽ có

đối tượng chứng minh chung Với mỗi loại vụ kiện cụ thể thì đối tượng chứng

minh có đặc trưng riêng Vì Vậy với mỗi vụ việc dân sự cần xác định đúng đối

tượng chứng minh Đây là vấn đề rất quan trọng để giải quyết đúng yêu cầu

của pháp luật đối với từng loại vụ việc, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các

đương sự xác định được đối tượng chứng minh làm cho hoạt động chứng minh đúng hướng Việc giải quyết vụ việc dân sự mang lại hiệu quả cao, pháp luật được tôn trọng trên thực tế Từ việc xác định đúng đắn đối tượng chứng minh thì mới xác định được chứng cứ nào cần thiết cho VIỆC giải quyết vụ việc dân

sự Đối với chứng cứ đó cần áp dụng biện pháp nào để thu thập, bảo quản để

xác định đúng, thu thập day đủ các tình tiết sự kiện của vụ việc dân sự tránh 28

Trang 33

việc thu thập đánh giá thiếu hoặc thừa tình tiết, sự kiện làm mất thời gian

công sức vừa làm việc giải quyết vụ việc dân sự không đủ cơ sở, không chắc

chắn ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các chủ thể chứng minh.

Trên thực tế đối tượng chứng minh rất phong phú và đa dạng Muốn xác định đúng đối tượng chứng minh cần phải dựa vào yêu cầu của đương sự bao

gồm cả yêu cầu phản tố của bị đơn, đương sự yêu cầu những vấn đề gì, để làm

rõ vấn đề đó cần phải có những chứng cứ gì Sau khi xác định được yêu cầu

của đương sự toà án áp dụng các quy phạm pháp luật để giải quyết vụ việc dân

tình tiết, sự kiện được ghỉ trong văn bản công chứng, chứng thực hợp pháp” Việc quy định những tình tiết, sự kiện không phải chứng minh đảm bảo cho

công tác xét xử được nhanh chóng, chính xác, khác phục những mâu thuẫn

giữa cơ quan có thẩm quyền và toà án Điều 80 BLTTDS quy định những tình

tiết trên phải được toà án thừa nhận Như vậy, những sự kiện, tình tiết hiển

nhiên không phải chứng minh, không phải là đối tượng chứng minh.

1.2.3 Chủ thể chứng minh

1.2.3.1 Chủ thể chứng minh và vai trò của các chủ thể trong hoạt động

chứng minh

minh Chủ thể chứng minh bao gồm các chủ thể sau: các đương sự (nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan), người đại diện, người bảo

29

Trang 34

chủ thể này đều có thể tham gia vào quá trình chứng minh Tuy vậy, không

phải tất cả các chủ thể đều có nghĩa vụ chứng minh Để nhận thức sâu sắc hơn

về từng chủ thể chứng minh, chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu quyền và nghĩa vụ

của mỗi chủ thể chứng minh.

* Đương sự

Đương sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì nghĩa vụ chứng minh

gắn liền với trách nhiệm chứng minh Đây là bước thay đổi căn bản trong

nhận thức về vấn đề chứng minh và nghĩa vụ chứng minh của đương su.

chứng phải chi ra vi sao, do đâu mà họ biết được những thông tin đó, cũng như

người giám định phải đưa ra cơ sở kết luận giám định của họ.

Các chủ thể chứng minh tham Bla vào quá trình chứng minh đều phải

xác định mình có nghĩa vụ chứng minh Tuy nhiên, xuất phát từ mục đích của

mỗi chủ thể tham gia vào quá trình chứng minh là khác nhau nên mức độ thực

hiện nghĩa vụ chứng minh của họ là khác nhau Tuy nhiên có thể xác định

nghĩa vụ chứng minh của đương sự là trung tâm, nếu đương sự đưa ra yêu cầu

của mình thì cũng phải đưa ra căn cứ của yêu cầu đó.

30

Trang 35

đơn phải đưa ra căn cứ, chứng cứ làm cơ sở cho yêu câu của mình Việc tham

gia tích cực vào quá trình chứng minh của nguyên đơn chính là biện pháp tốt

nhất để nguyên đơn có thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình Bởi VÌ,

chứng minh không chỉ làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà

còn giúp cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn, bảo vệ quyền, lợi ích

của chính bản thân họ.

Đối với bị đơn là người tham gia tố tụng để trả lời về việc kiện do bị

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu đưa ra yêu cầu hay phản đối thì cũng phải đưa ra những căn cứ làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối đó của

mình Những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ thể là

nghĩa vụ, trách nhiệm chứng minh của mình Việc cung cấp chứng cứ của các

đương sự được thực hiện như thế nào, yêu cầu đối với đương sự đến đâu ảnh

những chứng cứ liên quan đến quan hệ hôn nhân của họ, còn những vấn dé

khác nguyên đơn không yêu cầu thì không phải đưa ra chứng cứ về những vấn

đề khác.

* Người đại diện của đương sự

31

Trang 36

Theo quy định của BLTTDS thì người đại diện của đương sự bao gồm:

người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền, trường hợp

người đại diện theo uỷ quyền là người được Toà án chỉ định Tuy nhiên, riêng

với vụ án ly hôn thì chính đương sự phải tham gia tố tụng chứ không được uỷ

quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng Về nghĩa vụ chứng

minh của người đại diện của đương sự không có quy định trực tiếp nhưng

Điều 74 BLTTDS quy định: “Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân

sự được thực hiện các quyền và nghĩa vu tố tung dan sự của đương sự mà mình

là đại điện Người đại điện theo uy quyén trong tố tung dân sự được thực hiện

các quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự theo nội dung bản uỷ quyên” Như vậy,

người đại diện theo pháp luật của đương sự được thực hiện các quyền, nghĩavụ t6 tung dân sự của đương sự mà mình là đại diện, nên nghĩa vụ chứng minh

của họ được thiết lập trên quyền và nghĩa vụ của đương sự Nghĩa vụ chứng

minh của người đại diện cho đương sự cụ thể như thế nào còn phụ thuộc vào

họ đại diện cho đương sự nào Riêng đối với trường hợp đại diện theo uỷ quyền thì người đại diện cho đương sự thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng

minh trong phạm vi uỷ quyền.

* Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự

Mục đích người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, nghĩa là người hỗ trợ

về mặt pháp lý cho đương sự Đồng nghĩa với việc họ cũng có quyền và nghĩa

vụ chứng minh Theo quy định tại khoản 2 Điều 64 BLTTDS thì người bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền và nghĩa vụ chứng minh, cụ

thể là: “xác minh, thu thập chứng cứ và cung cấp chứng cứ cho Toà án, nghiên

cứu hồ sơ vụ án và được ghỉ chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong

hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự".

Để có thể thực hiện tốt được trách nhiệm của mình là bảo vệ quyền, lợi ích

hợp pháp của đương sự thì người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự 32

Trang 37

cũng thực hiện quyền và nghĩa vụ chứng minh Như vậy người bảo vệ quyền

và lợi ích của đương sự phải đưa ra các chứng cứ, lý lẽ để thuyết phục, yêu

cầu hay phản đối của đương sự là có cơ sở.

* Cơ quan, tổ chức xã hội khởi kiện yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi

ích hợp pháp của người khác

quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình; công đoàn cấp trên của Công

đoàn cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động theo quy định của pháp luật về lao động Việc khởi kiện của các cơ quan này nhằm mục đích bảo vệ lợi ích

chung, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, không vì lợi ích của chính cơ

quan Nhà nước Tuy vậy, các cơ quan này cũng phải đưa ra các chứng cứ, cơ

sở cho yêu cầu của mình Do đó, có thể thấy các cơ quan này giống như các đương sự tham gia tố tụng, cũng có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu khởi

kiện của mình là có cơ sở Bởi lẽ, nếu các cơ quan, tổ chức này không chứng

minh được yêu cầu của mình bằng những chứng cứ cần thiết thì sẽ gây bất lợi

cho đương sự.

* Toà án

Đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự thì Toà án là chủ thể có nhiệm vụ giải quyết vụ việc dân sự Để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự, án phải xác định trong vụ việc dân sự cụ thể thì đương sự phải chứng minh những tình tiết, sự kiện nào? chứng cứ đương sự cung cấp đã day đủ, hợp pháp chưa? Với yêu cầu hay phản đối của đương sự như vậy thì những chứng cứ mà đương sự đưa ra đã đẩy đủ chưa, có thể giải quyết được vụ án dân sự hay

chưa? Tuy nhiên, không thể hiểu Toà án thực hiện những công việc trên là làm

33

Trang 38

những hoạt động trên đây với mục đích Toà án hỗ trợ cho việc chứng minh

của các đương sự, tìm căn cứ cho VIỆC giải quyết của Toà án Như vay, ga

nang chứng minh của Toa án không còn nhiều như trước Toà án thu thập

chứng cứ là có điều kiện chứ không phải là nhiệm vụ như quy định trong các pháp lệnh về thủ tục giải quyết dân sự, kinh tế, lao động trước day.

* Viện kiểm sát

Thông tư liên tịch số 03/2005/TTLT-VKSTC-TANDTC ngày 01/9/2005

của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự về kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự và sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân

trong việc giải quyết các vụ việc dân sự quy định trách nhiệm chứng mình của

Viện kiểm sát nhân dân như sau:

Viện kiểm sát tham gia những vụ án do Toà án thu thập chứng cứ mà

đương sự có khiếu nại.

Các việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án từ Điều 31]

đến Điều 373 Bộ luật tố tụng dân sự.

Các vụ, việc dân sự mà Viện kiểm sát đã kháng nghị các bản án và

quyết định của Toà án theo các trình tự phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm,

tham gia phiên toà giám đốc thẩm, tái thẩm do Toà án kháng nghị theo thẩm

Viện kiểm sát tham gia phiên họp phúc thẩm đối với các quyết định tạm

đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Toà án cấp sơ thẩm bị đương sự kháng cáo.

34

Trang 39

295, Điều 310 BLTTDS,

Như vay, Viện kiểm sát tham gia vào hoạt động chứng minh với tư cách là chủ thể chứng minh, chủ yếu trong hoạt động nghiên cứu, đánh giá chứng

cứ liên quan đến khiếu nại và kháng nghị.

pháp Việc giải quyết vụ việc dân sự thuộc về cơ quan Toà án nhưng việc cung

cấp chứng cứ là quyền và nghĩa vụ của đương sự Toà án có thể giải thích

quyền và nghĩa vụ của đương sự trong việc cung cấp chứng cứ và tham gia

hoạt động chứng minh để đương sự nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ của mình.

Cơ quan tiến hành tố tụng và các chủ thể chứng minh khác chỉ thu thập chứng

cứ trong những điều kiện mà pháp luật quy định Sự thay đổi nhận thức về vai

trò chứng minh của đương sự dẫn đến sự thay đổi nhận thức về vai trò chứng

minh của các chủ thể khác Đương sự cần phải nhận thực về trách nhiệm

chứng minh khá nặng nề, Toà án và các chủ thể chứng minh khác chỉ là hỗ trợ

35

Trang 40

cho đương sự Vì vậy, chủ yếu đi vào phân tích sự thay đổi nhận thức về vao

trò chứng minh của đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân su.

Không phải đến khi BLTTDS ra đời thi vai trò của đương sự trong quá

trình chứng minh mới được khẳng định mà trước đây, nghĩa vụ chứng minh

của các đương sự đã được quy định tại các pháp lệnh, thủ tục giải quyết các vụ

án dân sự Điều 3, Điều 20; pháp lệnh, thủ tục giải quyết các vụ án lao động

Điều 20, Điều 13; pháp lệnh, thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế Điều 3, Điều

4, Điều 21, Điều 23 Các pháp lệnh đều dé cập đến nghĩa vụ chứng minh mà

cụ thể là quyển và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của các đương sự, quyền được biế: chứng cứ do bên kia cung cấp Tuy vậy, không có một biện pháp hay trình

tự nào quy định việc cung cấp, giao nộp chứng cứ, hậu quả đối với việc không

cung cấp chứng cứ của các đương sự Bên cạnh đó, các pháp lệnh xác định

trách nhiệm của Toà án là khi cần thiết, Toà án có thể xác minh, thu thập

chứng cứ để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được chính xác Các pháp lệnh

này không quy định trách nhiệm cung cấp chứng cứ thuộc về ai, bên nào, mà

quy định trách nhiệm thuộc về cả đương sự và Toà án Quy định này đã dẫn

đến tình trạng đương sự y lai, trông chờ vào Toà án, còn Toà án làm thay cho

đương sự, đồng thời thực hiện trách nhiệm của chính mình Xuất phát từ việc

quy định không rõ Tang trong các pháp lệnh nên quyền và nghĩa vụ chứng

minh của đương sự không thực hiện trên thực tế.

Để khắc phục những điểm bất cập của các pháp lệnh trên, BLTTDS đã

có miững quy định phù hợp, đây là điểm mới nổi bật trong Bộ luật tố tụng dân

sự, không chỉ quy định rõ quyền và nghĩa vụ chứng minh của các chủ thể mà

còn ác động đến nhận thức của đương sự, Toà án Điều 79 BLTTDS quy định

Đương sự có yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mìnhphải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợppháp.

36

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w