1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo bài tập thảo luận tuần thứ sáu – quy định về di chúc môn học những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kế

36 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy định về di chúc
Tác giả Ngụ Quang Tiến, Trần Tựng Linh, Trần Ngọc Mai, Nguyễn Thị Tuyết Nhi, Triệu Yến Nhi, Lờ Thị Huỳnh Như, Phạm Nguyễn Huỳnh Như
Người hướng dẫn ThS. Đặng Lờ Phương Uyờn
Trường học Trường Đại Học Luật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kế
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 148,09 KB

Nội dung

Trường hợp người lập di chúc đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ thì phải tuân theo quy định tại Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT HÌNH SỰ



BÁO CÁO BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN THỨ SÁU –

QUY ĐỊNH VỀ DI CHÚC

Môn học: Những quy định chung về dân sự, tài sản, thừa kế

Giảng viên: ThS Đặng Lê Phương Uyên

Nhóm: 6

Nguyễn Thị Tuyết Nhi HS48A2 2353801013154

Phạm Nguyễn Huỳnh Như HS48A2 2353801013163

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2024

MỤC LỤC

Trang 2

Nội dung Trang

MỤC LỤC 1

VẤN ĐỀ 1: HÌNH THỨC CỦA DI CHÚC 4

Câu 1.1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý?

Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 6

Câu 1.2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì

những người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợppháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 8

Câu 1.3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không?

Vì sao? 9

Câu 1.4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án

liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này

tự viết tay 9

Câu 1.5: Di chúc của cụ Hựu đã được lập như thế nào? 10 Câu 1.6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn nào của Quyết định số 874 cho

câu trả lời? 10

Câu 1.7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào

để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật? 10

Câu 1.8: Các điều kiện nào nêu trên đã được đáp ứng đối với di chúc của

ông Hựu? 11

Câu 1.9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với di chúc

của ông Hựu? 11

Câu 1.10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức

không? Vì sao? 12

Câu 1.11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong Bộ luật Dân sự liên

quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ 13

VẤN ĐỀ 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC 15

Câu 2.1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số

359 cho câu trả lời? 16

Câu 2.2: Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định

đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương? 17

Câu 2.3: Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết

định số 359 cho câu trả lời? 17

Câu 2.4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa giám đốc

thẩm 17

Trang 3

Câu 2.5: Nếu cụ Quý chết trước cụ Hương, phần nào của di chúc có giá trị

pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 18

Câu 2.6: Nếu tài sản được định đoạt trong di chúc chỉ thuộc sở hữu của cụ

Hương vào đầu tháng 4/2009 thì di chúc của cụ Hương có giá trị pháp lýkhông? Vì sao? 19

Câu 2.7: Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy quyền sử dụng đất của cụ C

và cụ D đã bị thu hồi trước khi hai cụ chết? 21

Câu 2.8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm xác

định di sản của cụ C và cụ D là quyền sử dụng đất? Suy nghĩ của anh/chị vềhướng xác định vừa nêu của Tòa giám đốc thẩm? 22

Câu 2.9: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy Tòa giám đốc thẩm theo

hướng cụ C và cụ D được định đoạt theo di chúc giá trị quyền sử dụng đất bịNhà nước thu hồi? Suy nghĩ của anh/chị về hướng vừa nêu của Tòa giámđốc thẩm 23

VẤN ĐỀ 3: DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 24

Câu 3.1: Đoạn nào của Bản án số 14 cho thấy di chúc có tranh chấp là di

chúc chung của vợ chồng? 24

Câu 3.2: Theo Tòa án, di chúc chung của vợ chồng có giá trị pháp lý khi áp

dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 không? Đoạn nào của Bản án số 14 cho câutrả lời? 25

Câu 3.3: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án

về di chúc chung của vợ chồng trong mối quan hệ với Bộ luật Dân sự năm2015 25

VẤN ĐỀ 4: DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG 27

Câu 4.1: Trong điều kiện nào di sản dùng vào việc thờ cúng có giá trị pháp

lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 27

Câu 4.2: Đối với phần đất có diện tích 4.582,3m2, Tòa án có coi đây là disản dùng vào việc thờ cúng hay không? Đoạn nào của Bản án số 222 cho câutrả lời? 28

Câu 4.3: Các điều kiện để xác lập di sản dùng vào việc thờ cúng có được

thỏa mãn hay không trong vụ việc đang nghiên cứu tại Bản án số 222? Nêu

cơ sở pháp lý khi trả lời 29

Câu 4.4: Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia phần đất có diện tích

4.582,3m2 có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 30

Trang 4

Câu 4.5: Tòa án xác định phần đất có diện tích 4.582,3m2 trở thành tài sảnchung của những người thừa kế có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lýkhi trả lời 30

Câu 4.6: Tòa án xác định “mọi giao dịch chuyển nhượng, thế chấp… liên

quan đến phần đất này phải có sự đồng ý của các đồng thừa kế” có thuyếtphục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 31

Câu 4.7: Tòa án xác định “Nếu bà L không thực hiện tốt trách nhiệm thờ

cúng thì các đồng thừa kế có thể giao cho người khác quản lý, sử dụng phầnđất này để thờ cúng” có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 32

Câu 4.8: Suy nghĩ của anh/chị về chế định di sản dùng vào việc thờ cúng

trong Bộ luật Dân sự 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO, NGHIÊN CỨU 34

Trang 5

Ngày 16/11/2008, ông Này qua đời Trước khi qua đời, vào ngày 19/12/2007,ông Này có lập giấy giao quyền thừa kế toàn bộ nhà đất thuộc quyền sở hữu chungcủa ông với bà Trọng cho Nguyễn Thanh hiếu là con riêng của ông Này, được cha,

em gái, em trai ông Này điểm chỉ và ký tên làm chứng Bà Trọng đuổi cả 3 anh emTrung, Hiếu, Việt ra khỏi nhà và không cho hành nghề vì khi yêu cầu ông Hùng(con riêng của bà Tâm) đưa lại sổ đỏ thì Hiếu có thái độ hỗn láo Ngoài ra, bà còn

đề nghị bác bỏ di chúc vì không hợp pháp, phải chia di sản theo pháp luật vì bà chorằng ông Này đột ngột qua đời nên không có di chúc viết sẵn để giao lô đất choHiếu, bà xin nhận nhà, đất và có trách nhiệm thối lại chênh lệch cho các thừa kế

Vì thế nên ông Hiếu đâm đơn kiện bà Trọng, đề nghị Tòa giải quyết theo ý chí củaông Này để ông Hiếu có chỗ sinh sống và hành nghề, ông Hiếu xin nhận ½ lô đất

mà ông Này đã có giấy giao lại cho ông Hiếu sử dụng thuộc tờ bản đồ số 08, thửa

số 83 do UBND huyện sông Hinh cấp ngày 2/5/2007, xin nhận nhà, thối lại chênhlệch tài sản cho bà Trọng và rút yêu cầu chia lô đất ở Buôn Bai, xã Ealâm vì chưa

đủ căn cứ

Cuối cùng, Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên đã quyết định: bà Đặng Thị Trọngđược quyền sở hữu toàn bộ tài sản, nhà và đất có giấy chứng nhận quyền sử dụngđất số AG 677357, diện tích 255m2 thuộc tờ bản đồ số 08, thửa số 83 do UBNDhuyện sông Hinh cấp ngày 2/5/2007 có tứ cận: đông giáp đường Lê Lợi, tây giáp

Trang 6

rãnh thoát nước và tường rào trường Tiểu học Hai Riêng số 1, nam giáp đất ông

Võ Kim Thành, bắc giáp đất ông Nguyễn Việt Nhi, tọa lạc tại 27 Lê Lợi, khu phố

6, thị trấn Hai Riêng, sông Hinh do ông Này và bà Trọng đứng tên; bà Trọng phảithanh toán cho ông Hiếu 78.795.000đ là phần thừa kế được nhận theo di chúc củaông Này; ông Hiếu, Trung, Việt có nghĩa vụ phải chuyển toàn bộ phụ tùng, đồnghề sửa chữa xe máy khỏi nhà 27 Lê Lợi, thị trấn Hai Riêng, sông Hinh; nếu chưathi hành xong khoản tiền nói trên thì hàng tháng bà Trọng phải chịu thêm lãi suấttheo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với sốtiền và thời gian chưa thi hành án

Tóm tắt Quyết định số 874/2011/DS-GĐT ngày 22/11/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

Nguyên đơn: ông Đỗ Văn Quang

Bị đơn: bà Hoàng Thị Ngâm

Ông Quang là con của cụ Đỗ Thị Hựu Cụ Hựu kết hôn với cụ Đỗ Văn Hằng

và có 2 người con chung là bà Đỗ Thị Lựu và ông Đỗ Văn Hồng (đã hi sinh trongkháng chiến chống Mỹ năm 1968, có vợ là bà Hoàng Thị Ngâm và có con chung làchị Hạnh) Năm 1950, cụ Hằng chết không để lại di chúc Đến năm 1954, cụ Hựuchung sống với cụ Lương Văn Sách có 1 người con là ông Quang

Cụ Hựu chết ngày 6/2/2005, di sản cụ để lại gồm thửa đất 56 diện tích 210m2,thửa đất 54 diện tích 462m2 và thửa đất 57 diện tích 526m2 tại thôn Lê Xá, xã MaiLâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, trên thửa đất 57 có 1 ngôi nhà cấp 4 năm gian và 1giếng nước, nguồn gốc nhà và đất này là của cụ Hằng và cụ Hựu được thừa hưởngcủa tổ tiên cụ Hằng để lại

Bà Ngâm là người đang quản lý số di sản nêu trên Cụ thể, năm 2006, bà đãchuyển nhượng 80m2 thuộc thửa 54 cho ông Phạm Văn Xanh để lấy tiền san lấp

ao, vườn bằng phẳng, diện tích đất thuộc thửa 56 và 57 có rộng hơn so với trướcđây vì bà có tôn tạo và lấn bờ rộng thêm

Khi kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, bà Ngâm đã xuất trình 1 bản di chúccủa cụ Hựu lập năm 1998 với nội dung cụ Hựu để lại tài sản nhà và đất cho bàNgâm và bà Lựu Ông Quang khởi kiện yêu cầu hủy di chúc nêu trên của cụ Hựu

vì ông cho rằng bản di chúc này không hợp pháp và yêu cầu chia thừa kế theo pháp

Trang 7

luật Ông Quang xin được nhận một phần đất để sử dụng, đối với diện tích đất mà

bà Ngâm đã chuyển nhượng cho ông Xanh thì ông Quang cũng đưa vào chia thừa

kế nhưng không yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng đất giữa bà Ngâm và ôngXanh, phần đất này sẽ thuộc vào phần của bà Ngâm và chị Hạnh khi được chiathừa kế Bà Ngâm thì không đồng ý chia thừa kế theo yêu cầu của ông Quang, nếuphải chia thừa kế, bà yêu cầu Tòa án công nhận di chúc của cụ Hựu, phải tính thêmcho bà công sức bảo quản, duy trì, quản lý di sản cũng như công sức chăm sóc khi

cụ Hựu ốm đau và mai táng khi cụ Hựu chết

Tòa án sơ thẩm đã quyết định: chấp nhận yêu cầu của ông Quang về việc mởthừa kế di sản của cụ Hựu, hủy một phần di chúc của cụ phán quyết quá quyền của

cụ là tài sản chung của dòng họ Đỗ, bác yêu cầu chia di sản cụ Hựu để lại theopháp luật của ông Quang Tòa án phúc thẩm đã quyết định: bác yêu cầu kháng cáocủa ông Quang, giữ nguyên bản án sơ thẩm và bác tất cả các yêu cầu khác củađương sự Cuối cùng, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao quyết định: hủy cả bản

án sơ thẩm và phúc thẩm, giao hồ sơ cho Tòa án sơ thẩm xét xử lại

Câu 1.1: Điều kiện về hình thức để di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Căn cứ Khoản 1, Khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“1 Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức

xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

4 Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này”.

Căn cứ Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về nội dung của di

chúc:

“1 Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản

Trang 8

2 Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, di chúc có thể có các nội dung khác

3 Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc

Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa”.

Căn cứ Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về người làm chứng

cho việc lập di chúc:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc

2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc

3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.

Căn cứ Điều 633 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Người lập di chúc phải tự viết

và ký vào bản di chúc Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này”.

Đối với hình thức di chúc do người để lại di sản lập bằng chữ viết tay, ngườilập di chúc phải có năng lực lập di chúc và phải minh mẫn, sáng suốt vào thời điểmlập di chúc, người lập di chúc phải là người bình thường, không bị khiếm khuyếtthể chất liên quan đến chức năng đọc, viết, nghe nói, ký tên, điểm chỉ (như câm,điếc, mù, cụt hai tay, mù chữ,…) Di chúc phải do chính người để lại di sản tựmình viết bằng chữ viết tay và tự mình ký tên, điểm chỉ vào tờ di chúc Người lập

di chúc không được đánh máy chữ, in vi tính hoặc bằng các cách thức tương tự.Một di chúc được lập ra bằng chữ viết tay mà không phải do người lập di chúc trựctiếp viết ra thì không được coi là di chúc hợp pháp Trường hợp người lập di chúc

đánh máy hoặc nhờ người khác viết hộ thì phải tuân theo quy định tại Điều 634 Bộ

luật Dân sự năm 2015: “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di

chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

Trang 9

Việc lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều 632 của Bộ luật này” Riêng những trường hợp đặc biệt như di

chúc do chính người lập di chúc viết ra, nhưng viết bằng chân (hoặc các bộ phậnkhác của cơ thể có giữ được bút để viết chữ, ví dụ: cắn bút bằng miệng, bằng răng

để viết, kẹp cẳng hai tay…), thì về nguyên tắc là không được công nhận, trừ khingười lập di chúc viết chữ bằng cách này đã thuần thục; chữ viết, phong cách viết

đã theo một quy luật ổn định Trên thực tế, có nhiều cá nhân đã quen viết chữ bằngchân, chữ viết đã trở nên ổn định, thuần thục và chữ viết có quy luật rõ ràng, cóphong cách riêng thì có thể được xem xét, công nhận Các trường hợp viết chữbằng các bộ phận khác của cơ thể một cách ngẫu nhiên, không phải là thói quen vàchưa thuần thục thì áp dụng quy định chung là không công nhận

Nhìn chung, để một bản di chúc tự viết tay có giá trị pháp lý thì cần tuân thủ

trước nhất về mặt nội dung theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự năm 2015

vì di chúc có đặc điểm rất trọng hình thức Người lập di chúc phải tuân theo các

quy định tại Khoản 1, Khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng như các

quy định khác về việc viết và xác nhận chữ viết trong bản di chúc, đối với vấn đề

người làm chứng thì phải tuân theo các quy định tại Điều 632, Điều 633 Bộ luật

Dân sự năm 2015.

Câu 1.2: Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì những người đã làm chứng di chúc của ông Này có là người làm chứng hợp pháp không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

Những người đã làm chứng di chúc của ông Này bao gồm cha, em gái và emtrai Nếu di chúc của ông Này là di chúc phải có người làm chứng thì cha của ôngNày không phải là người làm chứng hợp pháp nhưng em gái và em trai của ôngNày là những người làm chứng hợp pháp

Căn cứ Điểm a, Điểm b Khoản 1, Khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm

2015 (tương ứng với Điểm a, Điểm b Khoản 1, Khoản 3 Điều 676 Bộ luật Dân

sự năm 2005):

1 Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Trang 10

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

3 Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn

ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Căn cứ Khoản 1, Khoản 2 Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng

với Khoản 1, Khoản 2 Điều 654 Bộ luật Dân sự năm 2005) quy định về người

làm chứng cho việc lập di chúc như sau:

“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.

2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc”.

Dựa trên cơ sở pháp lý nêu trên, cha của ông Này là người thừa kế theo phápluật thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên không thể là người làm chứng cho việc lập di

chúc theo quy định tại Khoản 1 Điều 632 Bộ luật Dân sự năm 2015 Đối với em

gái và em trai của ông Này thì thuộc hàng thừa kế thứ hai thì sẽ không được xem làngười thừa kế theo di chúc vì cha của ông Này vẫn còn sống nên em gái và em traivẫn được xem là người làm chứng hợp pháp cho việc lập di chúc của ông Này

Câu 1.3: Di chúc của ông Này có là di chúc do ông Này tự viết tay không? Vì sao?

Di chúc của ông Này là di chúc do ông Này tự viết tay

Vì dẫn chứng trong Bản án số 83 ghi rõ: “Xét thấy, giấy thừa kế do ôngNguyễn Này viết không được chính quyền địa phương công chứng, chứng thựcnhưng được lập trong lúc ông này còn minh mẫn, sáng suốt không bị lừa dối, đedoạ hoặc cưỡng ép và có nhiều người làm chứng nên được coi là hợp pháp”

Câu 1.4: Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án liên quan đến hình thức di chúc của ông Này khi đây là di chúc do ông Này tự viết tay.

Trang 11

Hướng giải quyết trín của Tòa ân liín quan đến hình thức di chúc của ôngNăy khi đđy lă di chúc do ông Năy tự viết tay lă hợp lý vă thuyết phục.

Căn cứ Khoản 1, Khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dđn sự năm 2015 (tương ứng

với Khoản 1, Khoản 4 Điều 652 Bộ luật Dđn sự năm 2005):

“1 Di chúc hợp phâp phải có đủ câc điều kiện sau đđy:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sâng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ĩp;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trâi đạo đức

xê hội; hình thức di chúc không trâi quy định của luật.

4 Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi lă hợp phâp, nếu có đủ câc điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều năy”.

Tuy di chúc của ông Năy không được chính quyền địa phương công chứng,chứng thực nhưng được lập trong lúc ông Năy còn minh mẫn, sâng suốt không bị

lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ĩp nín phù hợp với quy định của phâp luật tại Khoản 1

Điều 630 Bộ luật Dđn sự năm 2015 (tương ứng với Khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dđn sự năm 2005) Vì thế, việc Tòa ân công nhận di chúc của ông Năy lă di chúc

hợp phâp lă hợp lý vă đúng đắn

Cđu 1.5: Di chúc của cụ Hựu đê được lập như thế năo?

Di chúc của cụ Hựu đê được lập theo câc trình tự sau:

Ngăy 25/11/2998, cụ Hưu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ vă

cụ Đỗ Thị Quý (mẹ của ông Vũ) ký tín lăm chứng

Ngăy 04/01/1999, bă Lựu mang di chúc đến cho ông Hoăng Văn Thưởng (lătrưởng thôn) vă Uỷ ban nhđn dđn xê Mai Lđm xâc nhận

Cđu 1.6: Cụ Hựu có biết chữ không? Đoạn năo của Quyết định số

874 cho cđu trả lời?

Cụ Hựu lă người không biết chữ

Dẫn chứng trong Quyết định số 874 cho thấy cđu trả lời lă: “Đối với di chúcngăy 25-11-1998 của cụ Hựu do bă Ngđm xuất trình, bă Ngđm, bă Đỗ Thị Lựu vẵng Vũ khai di chúc do cụ Hựu đọc cho ông Vũ viết, cụ Hựu điểm chỉ, ông Vũ vă

cụ Đỗ Thị Quý (lă mẹ của ông Vũ) ký tín lăm chứng, sau đó ngăy 04-01-1999 bă

Trang 12

Lựu mang di chúc đến cho ông Hoàng Văn Thưởng (là Trưởng thôn) và Ủy bannhân dân xã Mai Lâm xác nhận Ông Quang xác định cụ Hựu là người không biếtchữ”.

Câu 1.7: Di chúc của người không biết chữ phải thỏa mãn các điều kiện nào để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật?

Căn cứ Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với

Khoản 3 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005): “Di chúc của người bị hạn chế về

thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực”.

Căn cứ Điều 634 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với Điều 656 Bộ

luật Dân sự năm 2005): “Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản

di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản

di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc”.

Dựa trên cơ sở pháp lý nêu trên, di chúc của người không biết chữ phải thỏamãn các điều kiện sau đây để có hình thức phù hợp với quy định của pháp luật: dichúc phải được người làm chứng lập thành văn bản; quá trình lập di chúc phải có ítnhất hai người làm chứng; di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực; ngườilập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làmchứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc

Với điều kiện đầu tiên, ông Hựu đã đọc cho ông Vũ viết di chúc, điều nàychứng tỏ di chúc đã được người làm chứng là ông Vũ lập thành văn bản

Trang 13

Với điều kiện thứ hai, ông Vũ và bà Quý đã có mặt trong quá trình lập dichúc, điều này chứng tỏ việc lập di chúc của ông Hựu đã có ít nhất hai người làmchứng.

Câu 1.9: Các điều kiện nào nêu trên đã không được đáp ứng đối với

di chúc của ông Hựu?

Di chúc của ông Hựu đã không đáp ứng được ba điều kiện là di chúc phảiđược công chứng hoặc chứng thực; người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vàobản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhậnchữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc

Với điều kiện đầu tiên, Ủy ban nhân dân xã Mai Lâm mới chỉ xác nhận chữ

ký của trưởng thôn là ông Thưởng chứ không xác định lại nội dung của bản dichúc, điều này chứng tỏ di chúc của ông Hựu chưa được công chứng hoặc chứngthực

Với điều kiện thứ hai, việc giám định dấu vân tay của cụ Hựu trên bản di chúcthông qua Viện khoa học hình sự Tổng cục cảnh sát đã kết luận “dấu vân tay mờkhông thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủ yếu tố giám định” nên không

có căn cứ xác định di chúc đã được người lập nên điểm chỉ theo đúng quy định haychưa, và cũng chứng tỏ không thể xác minh được là ông Hựu có thực sự ký hoặcđiểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng hay không

Với điều kiện cuối cùng, ông Vũ và bà Quý đã ký vào bản di chúc nhưng ôngHữu đã điểm chỉ nhưng dấu vân tay lại mờ nên cũng không có căn cứ cho thấynhững người làm chứng có thực sự đã xác nhận chữ ký và điểm chỉ hay chưa, điềunày cũng khiến cho điều kiện những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉcủa người lập di chúc không được đảm bảo và không có cơ sở xác minh

Câu 1.10: Theo anh/chị, di chúc nêu trên có thỏa mãn điều kiện về hình thức không? Vì sao?

Theo em, di chúc nêu trên chưa thỏa mãn các điều kiện về hình thức

Di chúc của cụ Hựu thuộc trường hợp người không biết chữ hoặc hạn chế vềthể chất nên điều kiện để di chúc được lập thành văn bản một cách hợp pháp là

phải có công chứng, chứng thực qua Khoản 3 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015

(tương ứng với Khoản 3 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005): “Di chúc của

Trang 14

người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực” Trong đó việc công

chứng, chứng thực là quan trọng nhất bởi nó thể hiện tính công bằng và kháchquan của bản di chúc đối với ý chí của người lập di chúc Ở di chúc của cụ Hựu, cụHựu chỉ đọc cho ông Vũ viết và bà Lựu mang di chúc đến để xin sự xác nhận củatrưởng thôn là ông Thưởng và Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm, điều này chưa thoả

mãn theo Khoản 2 Điều 636 Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với Khoản 2

Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2005) “Trong trường hợp người lập di chúc không

đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn Công chứng viên, người có thẩm quyền chứng thực của ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng” Như vậy, người làm chứng là ông Vũ và cụ Quý không

ký xác nhận trước người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, đồngthời việc chứng nhận bản di chúc khi đó cũng không có mặt người lập di chúc là cụHựu và người làm chứng là ông Vũ và cụ Đỗ Thị Quý Điều này không phù hợpvới luật quy định Mặt khác, kết quả giám định dấu vân tay của cụ Hựu trên bản dichúc cho biết dấu vân tay mờ không thể hiện rõ các đặc điểm riêng nên không đủyếu tố giám định Vì vậy, chưa đủ căn cứ để xác định di chúc nêu trên có đúng ýcủa cụ Hựu hay không Từ các nguyên nhân nêu trên, có thể nói bản di chúc của cụHựu đã không thoả mãn các điều kiện về hình thức

Câu 1.11: Suy nghĩ của anh/chị về các quy định trong Bộ luật Dân sự liên quan đến hình thức di chúc của người không biết chữ.

Theo em, các quy định trong Bộ luật Dân sự liên quan đến hình thức di chúccủa người không biết chữ là tương đối hợp lý Trường hợp một người muốn lập dichúc nhưng không biết chữ thì ngoài việc có công chứng hoặc chứng thực thì bản

di chúc này phải được người làm chứng lập thành văn bản theo Khoản 3 Điều 630

Bộ luật Dân sự năm 2015 (tương ứng với Khoản 3 Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2005) Và cũng theo quy định tại Khoản 2 Điều 636 Bộ luật Dân sự năm

2015 (tương ứng với Khoản 2 Điều 658 Bộ luật Dân sự năm 2005) về việc

người khiếm khuyết thể chất liên quan đến chức năng đọc, viết, nghe nói, ký tên,điểm chỉ (như câm, điếc, mù, cụt hai tay, mù chữ,…) lập di chúc thì người làm

Trang 15

chứng của họ khi lập di chúc thành văn bản phải ký xác nhận trước công chứngviên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn Việc chứng nhận bản di chúc của công chứng viên hoặc những người có thẩmquyền chứng thực cũng phải có sự hiện diện của chính bản thân người lập di chúc

và người làm chứng chứng kiến Điều này sẽ tạo nên tính minh bạch cũng như bảo

vệ ý chí của người để lại di sản, tránh sự gian dối hoặc sự lợi dụng những khiếmkhuyết của người lập di chúc để giả mạo, đe doạ, cưỡng ép đến từ những ngườiđồng thừa kế

Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát hơn, các điều luật quy định tuy chặt chẽnhưng vẫn không thể xóa bỏ trường hợp di chúc được lập ra không hoàn toàntruyền tải được ý niệm của người chết Việc phải thông qua nhiều chủ thể để cho rađời bản di chúc cuối cùng suy cho cùng là khá tốn thời gian, nhân lực Hơn nữa,các chủ thể này chưa chắc đã nắm được toàn bộ mong muốn của người lập di chúcnên có thể dẫn đến sơ suất Các nhà làm luật nên cân nhắc đến những hình thứcmới cho di chúc của người không biết chữ như dùng băng ghi hình Việc lắng nghetrực tiếp tâm tư, nguyện vọng của chính người lập di chúc sẽ đảm bảo tính xác thựccũng như tiết kiệm thời gian cho quá trình lập di chúc

Trang 16

VẤN ĐỀ 2: TÀI SẢN ĐƯỢC ĐỊNH ĐOẠT THEO DI CHÚC

Tóm tắt Quyết định số 359/2013/DS-GĐT ngày 28/8/2013 của Tòa dân

sự Tòa án nhân dân tối cao.

Nguyên đơn: cụ Lê Thanh Quý

Bị đơn: ông Nguyễn Hữu Dũng và ông Nguyễn Hữu Lộc

Cụ Quý và cụ Hương kết hôn năm 1955 và có 12 con chung, tạo lập được bấtđộng sản bao gồm nhà và đất tại số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận PhúNhuận Ngày 06/04/2009, cụ Hương chết có để lại di chúc có nội dung chia toàn

bộ căn nhà và đất số 302 cho 5 người con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn HữuNghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn Hữu Dũng và Quảng Thị Kiều, di chúc đãđược công chứng tại phòng công chứng số 4 TP HCM Nay cụ Quý khởi kiện yêucầu chia tài sản chung của vợ chồng cụ ra làm 2 phần, được hưởng ½ giá trị cănnhà bằng hiện vật, 23 suất thừa kế theo pháp luật đối với di sản của cụ Hương đểlại Ông Lộc và Ông Dũng không có ý kiến gì đối với yêu cầu của cụ Quý về phầntài sản chung của 2 cụ Tuy nhiên, căn nhà hiện nay do hai ông quản lý và sử dụngnên có xin cụ Quý được hưởng một phần vì không còn chỗ ở khác

Tòa án sơ thẩm đã quyết định công nhận căn nhà số 302 Nguyễn ThượngHiền là tài sản chung của cụ Hương và cụ Quý Cụ Quý được hưởng ½ căn nhà số

302 Nguyễn Thượng Hiền, ½ giá trị tiền xây dựng nhà, ngoài ra còn được hưởngthừa kế của cụ Hương 18,8m2 diện tích đất, giá trị tiền xây dựng nhà 5 người conđược đề cập trong di chúc của cụ Hương, với 2 con là Minh Trí và Kiều Nga mỗingười được hưởng 64,3m2 đất và giá trị tiền xây dựng nhà của căn nhà số 302Nguyễn Thượng Hiền Cuối cùng, Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao đã quyếtđịnh: chấp nhận kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; hủy Bản án dân

sự sơ thẩm số 1162/2010/DS- ST ngày 11/08/2010 của Tòa án nhân dân thành phố

Hồ Chí Minh về vụ án “Tranh chấp thừa kế” giữa nguyên đơn cụ Lê Thanh Quývới bị đơn ông Nguyễn Hữu Dũng và Nguyễn Hữu Lộc, giao hồ sơ cho Tòa ánnhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của phápluật

Tóm tắt Quyết định số 58/2018/DS-GĐT ngày 27-9-2018 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội.

Trang 17

Nguyên đơn: ông Trần Văn Y.

Bị đơn: Văn phòng công chứng M

Cụ D và cụ C kết hôn với nhau từ năm 1957 nhưng không đăng ký kết hôn.Năm 1959, trong thời kỳ hôn nhân giữa cụ D và cụ C, cụ D mua thửa đất ở xứ Mcủa ông Đ, nay là thửa đất số 38 tại khu M Do cụ C không sinh nở được nên đãđồng ý cụ D lấy cụ N và sinh ra ông D1 Năm 1987, ông Y nhận chuyển nhượngcủa cụ C thửa đất số 38, tuy không viết giấy biên nhận nhưng có sự chứng kiến của

bà B và bà K Từ năm 2006, cụ C quay về Hưng Yên, ông D1 và cụ D đến để quản

lý thửa đất ở khu M nhưng ông Y không đồng ý Năm 2009, giữa ông Y và giađình cụ D xảy ra tranh chấp đối với thửa đất số 38 Ngày 16-12-2009, cụ C lập dichúc với nội dung để lại thửa đất số 38 cho ông D1 Ngày 15-01-2011, cụ D lập dichúc tại phòng công chứng M để lại phần tài sản của cụ tại thửa đất số 38 cho ôngD1 Sau khi cụ D mất, phòng công chứng đã tiến hành việc công chứng theo quyđịnh của pháp luật Năm 2013, ông Y được biết phòng công chứng M đã côngchứng di chúc của cụ D và cụ C, ông cho rằng việc công chứng này không đúngvới quy định của pháp luật và ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của gia đìnhông nên ông đề nghị Tòa án tuyên bố hai văn bản công chứng vô hiệu

Tòa án sơ thẩm đã quyết định tuyên bố văn bản công chứng di chúc củaphòng công chứng M đối với di chúc của cụ D và cụ C vô hiệu Tòa án phúc thẩm

đã quyết định giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm Cuối cùng, Tòa án nhân dân cấpcao tại Hà Nội đã quyết định hủy bỏ Bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm, giao lạicho Tòa án nhân dân thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc xét xử sơ thẩm lại theođúng yêu cầu của pháp luật

Câu 2.1: Cụ Hương đã định đoạt tài sản nào? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho câu trả lời?

Cụ Hương đã định đoạt nhà đất số 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quậnPhú Nhuận cho các con là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn NgọcHiếu, Nguyễn Hữu Dũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí)

Dẫn chứng trong Quyết định số 359 cho thấy câu trả lời là: “Theo các tài liệu,chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thể hiện nguồn gốc nhà đất tại địa chỉ 25D/19Nguyễn Văn Đậu (nay là 302 Nguyễn Thượng Hiền, phường 5, quận Phú Nhuận)được Ủy ban nhân dân quận Phú Nhuận cấp giấy chứng nhận cho cụ Nguyễn Văn

Trang 18

hương vào năm 1994 Ngày 16/01/2009, cụ Hương di chúc toàn bộ nhà đất cho cáccon là Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, Nguyễn HữuDũng, Quảng Thị Kiều (vợ Nguyễn Hữu Trí) Bản di chúc này về hình thức cócông chứng của Phòng công chứng số 4, thành phố Hồ Chí Minh”.

Câu 2.2: Đoạn nào của Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạt trong di chúc là tài sản chung của vợ chồng cụ Hương?

Dẫn chứng trong Quyết định số 359 cho thấy tài sản cụ Hương định đoạttrong di chúc là tài sản chung vợ chồng cụ Hương là: “Bản di chúc này về hìnhthức có công chứng của Phòng công chứng số 4, thành phố Hồ Chí Minh Tại thờiđiểm lập di chúc, cụ Hương có giấy chứng nhận sức khỏe của Bệnh viện PhúNhuận xác nhận cụ Hương minh mẫ Do đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 652

Bộ luật dân sự năm 2005 thì di chúc trên là hợp pháp Tuy nhiên, về nội dung thì dichúc chỉ có giá trị một phần bởi nhà đất trên là tài sản chung của vợ chồng cụHương và cụ Quý Việc cụ Hương lập di chúc cho toàn bộ nhà đất cho 5 người controng khi không có sự đồng ý của cụ Quý là không đúng”

Câu 2.3: Tòa án đã công nhận phần nào của di chúc? Đoạn nào của Quyết định số 359 cho câu trả lời?

Tòa án đã công nhận hiệu lực đối với một phần tài sản của cụ Hương (½ nhàđất) đối với 5 người con sau khi đã chia cho cụ Quý 23 suất thừa kế theo pháp luật.Dẫn chứng trong Quyết định số 359 cho thấy câu trả lời là: “…Vì vậy, Tòa áncấp sơ thẩm xét xử di chúc của cụ Nguyễn Văn Hương có hiệu lực một phần đốivới phần tài sản của cụ Hương (½ nhà đất) nên được chia đều cho 5 người con làcác ông bà Nguyễn Ngọc Đức, Nguyễn Hữu Nghĩa, Nguyễn Ngọc Hiếu, NguyễnHữu Dũng, Quãng Thị Kiều (vợ ông Nguyễn Hữu Trí) sau khi đã chia cho cụ Quý

Ngày đăng: 17/04/2024, 10:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w