môn học những quy định chung về luật dân sự tài sản và thừa kế bài tập thảo luận lần thứ bảy thừa kế theo pháp luật

38 0 0
môn học những quy định chung về luật dân sự tài sản và thừa kế bài tập thảo luận lần thứ bảy thừa kế theo pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tòa án sơ thẩm đã xác định cụ Tần có 2 vợ là cụ Tần và cụ Thứ; cụ Thát và cụ Tần có 4 con chung là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển; cụ Thát và cụ Thứ có 1 con chung là bà Tiến; bà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI H C LU T THÀNH PH H CHÍ MINH ỌẬỐ Ồ

Giảng viên phụ trách: Th.S Lê Hà Huy Phát

Nhóm 4.2 L p DS47.4 – ớ

Thành ph H Chí Minh, tháng 4 ố ồ năm 2023

Trang 2

DANH SÁCH SINH VIÊN TH C HI N ỰỆ

3 Trần Văn Tuấn 2253801012278 Thực hiện mục I

4 Nguyễn Thành Tín 2253801012254 Thực hiện mục II

5 Trương Ngọc Bảo Trân 2253801012262 Thực hiện mục II

6 Đặng Mai Cẩm Tú 2253801012273 Thực hiện m c II ụ

7 Huỳnh Thị Băng Tuyền 2253801012280 Thực hiện mục III.

8 Lê Nguy n Anh ễ Thư 2253801012235 Thực hiện mục III.

9 Nguyễn Lê Cẩm Tú 2253801012274 Thực hiện mục IV.

10 Trần Thị Minh Tú 2253801012276 Thực hiện mục IV.

11 Lý Ái Vy 2253801012288 Thực hiện mục IV.

12 Phạm Phan Anh Thư 2253801012237 Thực hiện mục IV.

Trang 4

MỤC LỤC

DANH M C TỪ VIẾT TẮT 1 PHẦN I: XÁC ĐỊNH V / CH NG CỢ Ồ ỦA NGƯỜI ĐỂ Ạ L I DI SẢN 5

1 Tóm t t B n án s 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 c a Tòa phúc th m Tòa ắ ả ố ủ ẩ án nhân dân t i cao t i Hà N i ố ạ ộ 5 2 Tóm t Án l s 41/2021/AL ắt ệ ố 5 3 Điều luật nào của BLDS quy định trường hợp thừa kế theo pháp luật? 6 4 Suy nghĩ của anh/ch vị ề việc Tòa án áp d ng th a kụ ừ ế theo pháp lu t trong Bản án ậ số 20 6 Vì vậy, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 quy định “thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau: a) Không có di chúc”, di s n trong ả vụ việc được nghiên cứu cần phải được phân chia theo pháp lu t Nên có thậ ể thấy, hướng giải quyết trên của Tòa là hợp lý, thuy t phế ục 7 5 Vợ/chồng của người để ạ l i di s n thu c hàng th a kả ộ ừ ế thứ ấy? Nêu cơ sở m pháp lý khi tr l ả ời 7 6 C Thát và cụ ụ Thứ có đăng ký kết hôn không trong Bản án số 20? Vì sao? 7 7 Trong trường h p nào nhợ ững người chung s ng vố ới nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 8 8 Ngoài vi c s ng v i cệ ố ớ ụ Thứ, cụ Thát còn s ng vố ới người ph n nào trong B n án ụ ữ ả số 20? Đoạn nào của bản án cho câu trả lời? 9 9 N u c Thát và cế ụ ụ Thứ chỉ ắt đầ b u s ng vố ới nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ có là người th a k c a cừ ế ủ ụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi tr ả lời 9 10 Câu tr l i cho câu h i trên có khác không khi c Thát và cả ờ ỏ ụ ụ Thứ ố s ng ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 9 11 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án th a nhừ ận cụ Thứ là người th a kừ ế của c ụ Thát trong B n án s 20 ả ố 10 12 Trong Án l sệ ố 41/2021/AL, bà T2 và bà S có được hưởng di sản do ông T1 để lại không? Đoạn nào c a Án l có câu tr l ủ ệ ả ời 11 13 Suy nghĩ của anh/ch vị ề việc Án l xác định tư cách hưởng di s n của ông T1 đối ệ ả với bà T2 và bà S 11

PHẦN II XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ Ạ L I DI SẢN 13

1 Tóm t t Tóm t t B n án s 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 c a Tòa phúc ắ ắ ả ố ủ thẩm Tòa án nhân dân t i cao t i Hà N ố ạ ội 13

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

2 Tóm t t Quyắ ết định s 182/2012/DS-ố GĐT ngày 20/4/2012 của Tòa dân s Tòa án ự nhân dân tối cao (Băng Tuyề 13 n) 3 Con nuôi của người để ạ l i di s n thu c hàng th a kả ộ ừ ế thứ ấy? Nêu cơ sở pháp lý m khi tr l ả ời 14 4 Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 14 5 Trong B n án sả ố 20, bà Tý có được c Thát và c T n nh n làm con nuôi không? ụ ụ ầ ậ Đoạn nào của bản án cho câu tr lời? 16 ả 6 Tòa án có coi bà Tý là con nuôi c a c Thát và c Tủ ụ ụ ần không? Đoạn nào c a b n ủ ả án cho câu tr lả ời? 16 7 Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý 16 8 Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư cách nào? Vì sao? 17 9 Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh Tùng 17 10 Nếu hoàn cảnh tương tự như trong Quyết định số 182 xảy ra sau khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 1986, anh Tùng có được hưởng thừa kế của cụ Cầu và cụ Dung không? Vì sao? 18 11 Con đẻ thuộc hàng thừa kế thứ mấy của người để lại di sản? Nêu cơ sở pháp lý khi tr l ả ời 18 12 Đoạn nào c a b n án cho th y bà Tiủ ả ấ ến là con đẻ ủ c a cụ Thát? 18 13 Suy nghĩ của anh/ch vị ề giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tiến 19 14 Ở Việt Nam, con dâu, con r cể ủa người để ạ l i di sản có là người th a k cừ ế ủa người để lại di sản không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 20 15 Có hệ thống pháp luật nước ngoài nào xác định con dâu, con rể là người th a k ừ ế của cha mẹ chồng, cha m v không? N u có, nêu hẹ ợ ế ệ thống pháp lu t mà anh/ch ậ ị biết 20

PHẦN III CON RIÊNG C A V / CH NG Ủ Ợ Ồ 22

1 Tóm t t B n án s 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 c a Tòa phúc th m Tòa ắ ả ố ủ ẩ án nhân dân t i cao t i Hà N ố ạ ội 22 2 Bà Ti n có là con riêng c a ch ng c T n không? Vì sao? ế ủ ồ ụ ầ 22 3 Trong điều ki n nào con riêng c a chệ ủ ồng được th a k di s n c a vừ ế ả ủ ợ? Nêu cơ sở pháp lý khi tr l ả ời 23 4 Bà Tiến có đủ điều kiện để hưởng th a k di s n c a c T n không? Vì sao? ừ ế ả ủ ụ ầ 23 5 N u bà Ti n có ế ế đủ điều kiện để hưởng di s n th a k c a c T n thì bà Tiả ừ ế ủ ụ ầ ến được hưởng th a kế ở hàng th a kế th mấy c a cừ ừ ứ ủ ụ Tần? Nêu cơ sở pháp lý khi tr l 23 ả ời 6 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án không th a nhừ ận tư cách thừa kế của bà Ti n ế đối với di sản của cụ Tần 24

Trang 6

7 Suy nghĩ của anh/chị (nếu có) về chế định th a kừ ế liên quan đến hoàn c nh cả ủa con riêng c a chủ ồng/vợ trong BLDS hi n nay.ệ 25

PHẦN IV THỪA KẾ THẾ Ị V VÀ HÀNG TH A KẾ THỨ HAI, THỨ BA 26

2 Trong vụ việc trên, n u ch C3 còn s ng, chế ị ố ị C3 có được hưởng th a k c a cừ ế ủ ụ T5 không? Vì sao? 27 3 Ở nước ngoài, có hệ thống pháp lu t nào ghi nh n th a kậ ậ ừ ế thế ị trong trường hợp v từ chối nh n di sậ ản/tước quyền hưởng di s n (không có quyả ền hưởng di s n) không? ả Nêu ít nh t m t hấ ộ ệ thống pháp lu t mà anh/ch bi ậ ị ết 27 4 Ở Việt Nam, khi nào áp d ng chụ ế định th a kừ ế thế ị? Nêu cơ sở pháp lý khi trả v lời 28 5 Vợ/chồng của người con chết trước (ho c cùng) cha/mặ ẹ có được hưởng th a k ừ ế thế vị không? Nêu cơ sở pháp lý khi tr lả ờ 28 i 6 Trong vụ việc trên, Tòa án không cho ch ng c a chồ ủ ị C3 hưởng th a kừ ế thế ị ủa v c cụ T5 Hướng như vậy có thuyết phục không? Vì sao? 29 7 Theo quan điểm c a các tác giủ ả, con đẻ ủ c a con nuôi của người quá c có th ố ể được hưởng thừa kế thế vị không? 29 8 Trong vụ việc trên, đoạn nào cho thấy Tòa án cho con đẻ ủ c a chị C3 được hưởng thừa kế ế v c a cth ị ủ ụ T5? 29 9 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án cho cho con đẻ của chị C3 được hưởng thừa kế thế vị của cụ T5 30 10 Theo BLDS hi n hành, chệ ế định th a kừ ế thế ị có đượ v c áp dụng đố ới v i th a k ừ ế theo di chúc không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời 30 11 Theo anh/ch , có nên áp d ng chị ụ ế định thừa kế thế ị v cho cả trường hợp th a kế ừ theo di chúc không? Vì sao? 31 12 Ai thu c hàng thộ ừa kế thứ hai và hàng thừa kế thứ ba? 32 13 Trong vụ việc trên, có còn ai thu c hàng th a kộ ừ ế thứ nhất c a cụ T5 ở thời điểm ủ mở thừa k không? Vì sao? ế 32 14 Trong vụ việc trên, có còn ai thu c hàng th a kộ ừ ế thứ hai của cụ T5 ở thời điểm mở thừa k không? Vì sao? ế 33 15 Cuối cùng, Tòa án có áp d ng hàng thụ ừa kế thứ hai không trong vụ việc trên? Vì sao? 33 16 Suy nghĩ của anh/chị về hướng c a Tòa án về vủ ấn đề nêu trong câu hỏi trên (áp dụng hay không áp dụng quy định v hàng th a kề ừ ế thứ hai) 34

V TÀI LI U THAM KH O Ả 35

Trang 7

PHẦN I: XÁC ĐỊNH VỢ/ CHỒNG CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN 1 Tóm tắt Bản án số 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 của Tòa phúc thẩm Tòa

án nhân dân tối cao tại Hà Nội

- Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Triển - Bị đơn: ông Nguyễn Tất Thăng

- Nội dung: Tranh chấp chia thừa kế

Cụ Thát và cụ Tần có 4 con chung là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển Cụ Thát và cụ Thứ có 1 con chung là bà Tiến Trước đây có nhận bà Tý là con nuôi nhưng sau đó bà Tý đã về nhà bố mẹ ruột và đi lấy chồng Khi chết bà cụ đều không để lại di chúc (mấy lời dặn dò của bà Tần không được xem là di chúc), nay xảy ra mâu thuẫn với ông Thăng nên các bà yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo pháp luật Tòa án sơ thẩm đã xác định cụ Tần có 2 vợ là cụ Tần và cụ Thứ; cụ Thát và cụ Tần có 4 con chung là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển; cụ Thát và cụ Thứ có 1 con chung là bà Tiến; bà Tý không phải là con nuôi của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ; và tiến hành chia thừa kế theo pháp luật

Ông Thăng kháng cáo vì cho rằng bà Tần có để lại di chúc nên không đồng ý chia thừa kế theo pháp luật và đề nghị giám định ADN cho bà Tiến để xem có phải là con ruột của bố ông không Hội đồng xét xử xét thấy việc chia thừa kế theo pháp luật là chính đáng (vì ông Thăng không cung cấp được di chúc và tờ giấy ghi mấy lời trăng trối của bà Tần về việc chia đất cho bà Tiến đã bị ông xé mất), còn yêu cầu giám định ADN là không cần thiết vì dựa vào lý lịch, giấy khai sinh của bà Tiến; xác nhận của hàng xóm, họ hàng; sơ yếu lý lịch của bà Khiết đều khẳng định được cụ Thứ là vợ hai của cụ Thát và bà Tiến là con của cụ Thát và cụ Thứ.

Do đó Tòa án quyết định chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật của các nguyên đơn đối với di sản thừa kế của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ.

2 Tóm t Án l s 41/2021/AL ắt ệ ố - Nguyên đơn: Trần Thị Trọng P1 - Bị đơn: Trần Trọng P2, Trần Trọng P3 - Nội dung:

Bà T2 chung sống với ông T1 từ năm 1969 có hai người con chung là anh P2 và anh P3 Năm 1982 bà T2 bỏ vào Bà Rịa – Vũng Tàu và chung sống như vợ chồng với ông D Từ năm 1985, ông T1 và bà S chung sống với nhau và có con chung là chị P1 Đến năm 2003 ông T1 chết không để lại di chúc, toàn bộ tài sản do anh P2 và anh P3 quản lý sử dụng Năm 2004, chị P1 khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản của ông T1 để lại Tòa phúc thẩm nhận định rằng bà T2 chung sống không đăng ký kết hôn với ông T1 và năm 1982 bà T2 đã bỏ vào Bà Rịa – Vũng Tàu chung sống với ông D vì thế quan

Trang 8

hệ hôn nhân thực tế giữa ông T1 và bà T2 đã chấm dứt từ lâu, không còn nghĩa vụ với nhau nên bà T2 không được hưởng di sản của ông T1 Sau khi bà T2 đi, từ năm 1985 ông T1 đã sống chung với bà S đến lúc chết, có tài sản chung hợp pháp nên Tòa sơ thẩm công nhận đây là hôn nhân thực tế và bà S được chia tài sản chung và được hưởng di sản thừa kế do ông T1 để lại

3 Điều luật nào của BLDS quy định trường ợp thừa kế theo pháp luật? h

- Cơ sở pháp lý: Điều 650, Bộ luật Dân sự 2015

“1 Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền

hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây: a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”

- Ngoài ra, chúng ta còn có thể áp dụng chia thừa kế theo pháp luật trong trường hợp hưởng thừa kế một phần di chúc không giải thích được theo Điều 648 và trong trường hợp di chúc bị hư hại theo hoản 1 Điều 642 BLDS 2015 Hoặc nếu, áp dụng Điều k 644, thì vẫn cần phải thực hiện việc chia thừa kế theo pháp luật để tìm ra được hai phần ba suất của một người thừa kế cần phải được hưởng

4 Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong Bản án s 20

- Việc Tòa án áp dụng thừa kế theo pháp luật trong Bản án số 20 là hợp lý Bởi vì: Trước hết, khi cụ Thát mất năm 1961 và cụ Thứ mất năm 1994, hai cụ đều không để lại di chúc Cùng với đó, cụ Tần trước khi mất năm 1995 chỉ để lại mấy lời dặn dò, được bà Bằng (con cụ Tần) ghi chép lại vào ngày 8-6-1994 và căn cứ theo khoản 1 Điều 629 BLDS 2015 có quy định về di chúc miệng:“Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng” thì di chúc

Trang 9

trên không thỏa mãn các tiêu chí để được xem là di chúc miệng hợp pháp Ngoài ra, người làm chứng cho việc lập di chúc được quy định tại Điều 632 BLDS 2015:“Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

1 Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; 2 Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;

3 Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn

trong nhận thức, làm chủ hành vi”

Như vậy, theo khoản 1 Điều 632 BLDS 2015 vì bà Bằng là người được hưởng thừa kế do đó bà không đủ điều kiện để là người làm chứng cho việc lập di chúc Vì thế, di chúc miệng của bà Tần là không hợp pháp

Mặt khác, trong phần nhận thấy có ghi rằng, ông Thăng khai mẹ ông chết có để lại di chúc, nhưng ông không xuất trình được di chúc

Đồng thời, các nguyên đơn (bà Tiến, bà Bằng, bà Triển) cũng khẳng định chỉ có lời trăng trối của bà Tần nói với các con về việc chia đất cho bà Tiến do bà Bằng ghi lại nhưng bị ông Thăng xé Do đó, việc các nguyên đơn kiện chia di sản thừa kế theo pháp luật là nguyện vọng chính đáng, có cơ sở và đúng pháp luật

Vì vậy, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 650 BLDS 2015 quy định “thừa k theo ế

pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau: a) Không có di chúc”, di s n trong v ả ụ việc được nghiên c u c n phứ ầ ải được phân chia theo pháp lu t Nên có thậ ể thấy, hướng giải quy t trên c a Tòa là h p lý, thuy t phế ủ ợ ế ục.

5 Vợ/chồng của người để ạ l i di s n thu c hàng th a kả ộ ừ ế thứ mấy? Nêu cơ sở pháp lý khi tr l i ả ờ

- Vợ/chồng của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất

- CSPL: khoản 1 Điều 651 BLDS 2015: “Những người thừa kế theo pháp luật được

quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

6 C Thát và cụ Thứ có đăng ký kết hôn không trong B n án s 20? Vì sao? ả ố - Cụ Thát và cụ Thứ không đăng ký kết hôn

- Bởi vì căn cứ vào trong Bản án trích dẫn cũng như căn cứ vào lời khai, cụ Thát và cụ Thứ trong giai đoạn này chỉ sống với nhau như vợ như chồng và không có một căn cứ hay tài liệu nào chứng minh hai ông bà đã đăng ký kết hôn Do đó,

căn cứ vào các tài liệu nêu trên chúng ta thấy được rằng cụ Thát và cụ Thứ không

đăng ký kết hôn dựa trên nguồn của Bản án

Trang 10

7 Trong trường hợp nào những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng

không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau? Nêu cơ sở pháp lý khi tr

lời

- Trường hợp những người chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được hưởng thừa kế của nhau:

Theo Nghị quyết số 01/2003 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán ngày 16/4/2003: “1 Thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn

a. Trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản

của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế

b. Trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn

trong thời hạn hai năm, kể từ ngày 01/01/2001 đến ngày 01/01/2003; do đó cho đến trước ngày 01/01/2003 mà có một bên vợ hoặc chồng chết trước thì bên chồng hoặc vợ còn sống được hưởng di sản của bên chết để

lại theo quy định của pháp luật về thừa kế.”

Như vậy, hôn nhân thực tế theo Nghị quyết trên thì trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987, nếu có một bên chết trước, thì bên vợ hoặc chồng còn sống được hưởng di sản của bên chết để lại theo quy định của pháp luật về thừa kế Mốc thời gian này được lấy từ khi Luật hôn nhân và gia đình 1986 bắt đầu có hiệu lực khi đó thì những nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng được công nhận hợp pháp được xem là hôn nhân thực tế Vì thế trong trường hợp này dù không có đăng ký kết hôn thì vẫn sẽ được hưởng thừa kế của nhau

Bên cạnh đó, theo khoản a Điều 4 Nghị quyết 02/HĐTP còn quy định:

Về người thừa kế theo pháp luật:

a Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13/01/1960 - ngày

công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đối với miền Bắc; trước ngày - 25/3/1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam -

sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ”

Như vậy, nếu nằm trong các trường hợp nói trên thì những người chung sống như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn vẫn được hưởng thừa kế của nhau

Trang 11

8 Ngoài vi c s ng v i cệ ố ớ ụ Thứ, c Thát còn s ng vụ ố ới người ph nụ ữ nào trong Bản án số 20? Đoạn nào c a b n án cho câu tr lủ ả ả ời?

Ngoài vi c s ng v i cệ ố ớ ụ Thứ ụ, c Thát còn s ng v i c Tố ớ ụ ần, căn cứ ở đoạn: “Bố

mẹ các bà là cụ Nguyễn T t Thát (chết năm 1961) có 2 vợ, vợ ả c là cụ Nguyễn Th T n ị ầ

(chết năm 1995), vợ hai là cụ Ph m thị Thứ (chết năm 1994)”

9 N u c Thát và cế ụ ụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm

1960 thì cụ Thứ có là người thừa kế của cụ Thát không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

- Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống chung với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 thì cụ Thứ sẽ không là người thừa kế của cụ Thát

- Căn cứ khoản a Điều 4 Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định về người thừa kế theo pháp luật: “Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày

13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đổi với miền -

Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có -

vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ” và Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 1959 “Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác”

Theo đó, vì mốc thời gian áp dụng Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 ở miền Bắc là ngày 13/01/1960, cụ Thát và cụ Thứ sống với nhau như vợ chồng từ cuối năm 1960 ở miền Bắc (Hà Nội) không nằm trong trường hợp khoản a Điều 4 của Nghị quyết nêu trên

10 Câu tr l i cho câu h i trên có khác không khi c Thát và cả ờ ỏ ụ ụ Thứ sống ở miền Nam? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

- Nếu cụ Thát và cụ Thứ chỉ bắt đầu sống với nhau như vợ chồng vào cuối năm 1960 và ở miền Nam thì cụ Thứ sẽ là người thừa kế của cụ Thát

- CSPL: khoản a Điều 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 về người thừa kế theo pháp luật:

“a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công

bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đối với miền Bắc; trước ngày 25- -3-1977 -

ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước đối -

với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy

Trang 12

thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ.”

Theo giả định của câu hỏi này, cụ Thát và cụ Thứ sống như vợ chồng vào cuối năm 1960 tại miền Nam Và dựa vào quy định của khoản a Điều 4 Nghị quyết số 02/HĐTP, trường hợp một người nhiều vợ trước ngày 25-3-1977 đối với miền Nam thì tất cả các người vợ đều là thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng Như vậy, nếu cụ Thát và cụ Thứ sống ở miền Nam thì sẽ phù hợp với quy định của cơ sở pháp lý nêu trên nên cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát

11 Suy ngh cĩ ủa anh/ch v vi c Tòa án th a nh n cị ề ệ ừ ậ ụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát trong B n án s 20 ả ố

Đối với quyết định của Tòa án về việc thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát đã làm xuất hiện nhiều ý kiến đối lập nhau Và việc đồng tình hay không đồng tình phải được nhìn nhận dưới hai góc độ pháp luật và đạo đức trong hai giai đoạn khác nhau:

- Thứ nhất, cái nhìn dưới góc độ pháp luật và đạo đức trong chiến tranh: Trong phần nhận thấy của Bản án số 20/2009/DS PT, ông Thăng không -công nhận cụ Thứ là vợ của cụ Thát nhưng có xác nhận việc cụ Thứ sống ở nhà ông trước năm 1960 Và trong phần xét thấy của Bản án số 20/2009/DS PT, họ -hàng và -hàng xóm khẳng định cụ Thứ là vợ cụ Thát và bà Tiến có xác nhận của chính quyền địa phương là con của cụ Thát Do đó, có thể thấy cụ Thát và cụ Thứ sống chung như vợ chồng trước năm 1960 và có con chung Vì vậy, căn cứ vào khoản a Điều 4 Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 về người thừa kế theo pháp luật, cụ Thứ hoàn toàn được xem là người thừa kế của cụ Thát Bên cạnh đó, đây là giai đoạn bị ảnh hưởng đậm nét của tư tưởng phong kiến, xã hội còn nặng tư tưởng nam quyền “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” nên có nhiều người phụ nữ trở thành vợ lẻ trong các gia đình Và việc chung sống như vợ chồng trong giai đoạn này là do cụ Thứ tự nguyện, có trách nhiệm với gia đình Do đó, cụ Thứ cũng cần được pháp luật bảo vệ để đảm bảo được sự bình đẳng

- Thứ hai, cái nhìn dưới góc độ pháp luật hiện nay:

Nếu như xem xét tình huống dựa trên pháp luật hiện nay thì việc Tòa án thừa nhận cụ Thứ là người thừa kế của cụ Thát là không hợp lý, không phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành Theo khoản 1 và khoản 5 Điều 3 Luật HNGĐ 2014 về giải thích từ ngữ, “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” và “kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau

Trang 13

theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Như vậy, có thể thấy, cụ Thứ và cụ Thát không đăng ký kết hôn với nhau nên không được xem là vợ chồng

12 Trong Án l sệ ố 41/2021/AL, bà T2 và bà S có được hưởng di sản do ông T1 để

lại không? Đoạn nào của Án lệ có câu trả lời

- Theo Án lệ số 41/2021/AL thì bà T2 không được hưởng di sản, còn bà S thì được hưởng di sản do ông T1 để lại

- Trong phần nhận định của Tòa có đoạn:

“[3] Xét bà Tô Thị T2 chung sống với ông T1 không đăng ký kết hôn, đến năm 1982 bà T2 đã bỏ vào Vũng Tàu lấy ông D có con chung từ đó đến nay quan hệ hôn nhân thực tế giữa ông T1 và bà T2 đã chấm dứt từ lâu nên không còn nghĩa vụ gì với nhau nên bà T2 không được hưởng di sản của ông T1 để lại như án sơ thẩm xử là đúng.” “[4] Xét sau khi bà T2 không còn sống chung với ông T1 thì năm 1985 ông T1 sống chung với bà S cho đến khi ông T1 chết có 1 con chung, có tài sản chung hợp pháp, án sơ thẩm công nhận là hôn nhân thực tế nên được chia tài sản chung và được hưởng di sản thừa kế của ông T1 là có căn cứ.”

13 Suy nghĩ của anh/ch vị ề việc Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của ông T1 đối với bà T2 và bà S

- Việc Án lệ xác định bà T2 không được hưởng di sản, còn bà S thì được hưởng di sản do ông T1 để lại là hợp lý

- Bởi vì:

Trước khi Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 ra đời, thì những trường hợp chung sống với nhau có con chung, có tài sản chung mà không có đăng ký kết hôn thì được thừa nhận là hôn nhân thực tế Tuy nhiên, để được thừa nhận là hôn nhân thực tế thì điều kiện quan trọng nhất là họ phải thực sự sống chung với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng xây dựng gia đình

Mà theo Án lệ thì ông T1 và bà T2 chung sống với nhau không có đăng ký kết hôn Mặt khác, khi Bà T2 bỏ ra Vũng Tàu sinh sống, không tiếp tục sống chung với ông T2 cùng chăm sóc, giúp đỡ, xây dựng gia đình thì quan hệ hôn nhân đó cần phải được xem là đã chấm dứt và bà T2 sẽ không được hưởng thừa kế của ông T1 Còn bà S chung sống với ông T1 sau khi bà T2 đã bỏ đi thì quan hệ chung sống của ông T1 và bà S sẽ được thừa nhận là hôn nhân thực tế vì thế có quyền và nghĩa vụ với nhau như vợ chồng hợp pháp và việc chia tài sản chung và hưởng thừa kế của nhau là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật

Trang 14

Như vậy, việc Án lệ xác định tư cách hưởng di sản của bà T2 và bà S là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với sự thật khách quan và bảo vệ được quyền lợi, lợi ích chính đáng của các bên

Trang 15

PHẦN II XÁC ĐỊNH CON CỦA NGƯỜI ĐỂ Ạ L I DI S N

1 Tóm t Tóm t t B n án s 20/2009/DSPT ngày 11 và 12/02/2009 cắt ắ ả ố ủa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân t i cao t i Hà N ố ạ ội.

- Nguyên đơn: bà Nguyễn Thị Tiến, Nguyễn Thị Bằng, Nguyễn Thị Triển - Bị đơn: ông Nguyễn Tất Thăng

- Nội dung: Tranh chấp chia thừa kế

Cụ Thát và cụ Tần có 4 con chung là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển Cụ Thát và cụ Thứ có 1 con chung là bà Tiến Trước đây có nhận bà Tý là con nuôi nhưng sau đó bà Tý đã về nhà bố mẹ ruột và đi lấy chồng Khi chết bà cụ đều không để lại di chúc (mấy lời dặn dò của bà Tần không được xem là di chúc), nay xảy ra mâu thuẫn với ông Thăng nên các bà yêu cầu Tòa án chia thừa kế theo pháp luật Tòa án sơ thẩm đã xác định cụ Tần có 2 vợ là cụ Tần và cụ Thứ; cụ Thát và cụ Tần có 4 con chung là ông Thăng, bà Bằng, bà Khiết, bà Triển; cụ Thát và cụ Thứ có 1 con chung là bà Tiến; bà Tý không phải là con nuôi của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ; và tiến hành chia thừa kế theo pháp luật

Ông Thăng kháng cáo vì cho rằng bà Tần có để lại di chúc nên không đồng ý chia thừa kế theo pháp luật và đề nghị giám định ADN cho bà Tiến để xem có phải là con ruột của bố ông không Hội đồng xét xử xét thấy việc chia thừa kế theo pháp luật là chính đáng (vì ông Thăng không cung cấp được di chúc và tờ giấy ghi mấy lời trăng trối của bà Tần về việc chia đất cho bà Tiến đã bị ông xé mất), còn yêu cầu giám định ADN là không cần thiết vì dựa vào lý lịch, giấy khai sinh của bà Tiến; xác nhận của hàng xóm, họ hàng; sơ yếu lý lịch của bà Khiết đều khẳng định được cụ Thứ là vợ hai của cụ Thát và bà Tiến là con của cụ Thát và cụ Thứ

Do đó Tòa án quyết định chấp nhận đơn yêu cầu chia thừa kế theo pháp luật của các nguyên đơn đối với di sản thừa kế của cụ Thát, cụ Tần, cụ Thứ

2 Tóm t t Quyết định số 182/2012/DS-GĐT ngày 20/4/2012 của Tòa dân s Tòa án

nhân dân t i cao

- Nguyên đơn: Bà Phạm Thị Hồng Nga - Bị đơn: Ông Phạm Văn Tùng

- Nội dung khởi kiện: Tranh chấp tài sản gắn liền quyền sử dụng đất

Cụ Cầu, cụ Dung là vợ chồng và có một người con duy nhất là bà Nga Ông Tùng mồ côi từ nhỏ và là cháu họ của hai cụ nên hai cụ đã đưa ông Tùng về nuôi từ năm 2 tuổi Năm 1962, bà Nga đi học ở Tuy Hòa và sau đó công tác ở bệnh viện Bắc Phú Khánh Trong suốt khoảng thời gian bà Nga vắng nhà, ông Tùng là người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc hai cụ, đến khi hai cụ chết ông cũng là người lo mai táng cho hai cụ Hai cụ chết không để lại di chúc và ông Tùng cùng với vợ con đã ở trên diện tích đất

Trang 16

tranh chấp từ năm 1976 đến năm 2012 Với lý do có nhu cầu sử dụng đất để xây nhà từ đường thờ cúng cha mẹ, tổ tiên nên bà Nga yêu cầu gia đình ông ùng trả lại tài sản gắn T liền với quyền sử dụng đất cho bà

Tòa sơ thẩm, phúc thẩm xác định tài sản gắn liền quyền sử dụng đất đang tranh chấp thuộc sở hữu của bà Nga Tòa giám đốc thẩm xét thấy cần xem xét tư cách hưởng thừa kế cũng như những đóng góp của ông Tùng trong việc duy trì, bảo quản khối tài sản đang tranh chấp để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho ông Tòa đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm, phúc thẩm và giao hồ sơ vụ án cho TAND huyện Đồng Xuân, Phú Yên xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật

3 Con nuôi của người để ạ l i di s n thu c hàng th a kả ộ ừ ế thứ ấy? Nêu cơ sở pháp mlý khi tr l i ả ờ

- CSPL: điểm a, khoản 1, Điều 651 BLDS 2015

- Tại điểm a, khoản 1, Điều 651 BLDS 2015 quy định: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết” Theo đó pháp luật quy định con nuôi của người để lại di sản thuộc hàng thừa kế thứ nhất

4 Trong trường hợp nào một người được coi là con nuôi của người để ạ l i di s n?

Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời

- Một người được coi là con nuôi của người để lại di sản trong trường hợp quan hệ nuôi con nuôi được công nhận về mặt pháp lý Đồng thời, khi đó quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi mới được phát sinh Luật Nuôi con nuôi 2010 và Luật Hôn nhân gia đình đều quy định việc nhận nuôi con nuôi đều phải được cơ quan hành chính công nhận (hoặc đăng ký) và ghi vào sổ hộ tịch

- Tại Điều 22 và Điều 9 Luật Nuôi con nuôi quy định việc nuôi con nuôi phải được đăng ký tại UBND cấp có thẩm quyền Cụ thể:

Theo khoản 1 Điều 22 quy định:

1 Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này

Điều 9 quy định:

Trang 17

“1 Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước 2 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.”

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 50 của Luật này cũng đã quy định điều khoản chuyển tiếp về vấn đề con nuôi thực tế:

“1 Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được đăng ký trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi;

b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả hai bên còn sống;

c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhau như cha mẹ và con.”

Tại Điều 37 Luật hôn nhân gia đình năm 1986 quy định:

“Việc nhận nuôi con nuôi do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của người nuôi hoặc con nuôi công nhận và ghi vào sổ hộ tịch.”

Đồng thời, tại Nghị quyết 01-NQ/HĐTP-TANDTC ngày 20/01/1988 hướng dẫn thi hành Luật HNGĐ năm 1986 có quy định như sau:

“…Những việc nuôi con nuôi trước khi ban hành luật mới (03/01/1987) vẫn có giá trị pháp lý, trừ những trường hợp nuôi con nuôi trái với mục đích xã hội của việc nuôi con nuôi (như nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động hoặc để dùng con nuôi vào những hoạt động xấu xa, phạm pháp) Nếu việc nuôi con nuôi trước đây chưa được ghi vào sổ hộ tịch nhưng việc nuôi con nuôi đã được mọi người công nhận và cha, mẹ nuôi đã thực hiện nghĩa vụ với con nuôi thì việc nuôi con nuôi vẫn có những hậu quả pháp lý do luật định Quy định này cho phép chúng ta kết luận rằng dù việc nuôi con nuôi chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng nếu việc nuôi con nuôi thỏa mãn các “điều kiện nội dung” thì mọi quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi và con nuôi vẫn phát sinh, được pháp

Trang 18

luật thừa nhận và bảo vệ kể từ ngày nhận nuôi con nuôi hay còn gọi là nhận nuôi con nuôi thực tế.”1

5 Trong B n án s ố 20, bà Tý có được c Thát và c T n nh n làm con nuôi không? ụ ụ ầ ậ

Đoạn nào c a b n án cho câu tr lủ ả ả ời?

- Trong Bản án số 20, bà Tý được cụ Thát và cụ Tần nhận làm con nuôi Cụ thể: + Lời khai của nguyên đơn: “Các bà có nghe nói trước đây bố mẹ các bà có nhận

bà Nguyễn Thị Tý là con nuôi, sau đó bà Tý về với bố mẹ đẻ và đi lấy chồng”

+ Lời khai của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: “Mẹ đẻ của các anh chị là bà Nguyễn Thị Tý trước đây có là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần trong thời gian khoảng 6 đến 7 năm, sau đó bà Tý về nhà mẹ đẻ sinh sống”

6 Tòa án có coi bà Tý là con nuôi c a cụ Thát và cụ Tần không? Đoạn nào c a bản án cho câu tr lả ời?

Tòa án không coi bà Tý là con nuôi của cụ Thát và cụ Tần Cụ thể tại bản án sơ thẩm Tòa án đã nêu: “Xác định bà Nguyễn Thị Tý không phải là con nuôi của cụ Thát,

cụ Tần, cụ Thứ”

7 Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trên của Tòa án liên quan đến bà Tý

- Theo quan điểm của nhóm giải pháp của Tòa án liên quan đến bà Tý là hợp lý., Bởi vì:

Thứ nhất, mối quan hệ con nuôi của bà Tý đối với gia đình cụ Thát chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn (khoảng 6 đến 7 năm)

Thứ hai, trong lý lịch của cụ Thát, cụ Tần cũng không đề cập đến phần con nuôi là bà Tý, việc bà Tý là con nuôi chỉ dựa theo lời khai nguyên đơn và các con của bà Tý chứ không hề có giấy tờ minh chứng nào

Thứ ba, các con của bà Tý cũng đã xin khước từ việc nhận di sản của cụ Thát và cụ Tần nếu bà Tý được Tòa án công nhận là con nuôi

Do đó việc Tòa án không đi sâu vào mối quan hệ này mà kết luận rằng bà Tý không phải con nuôi của cụ Thát và cụ Tần là hợp lý, thuyết phục và phù hợp với nguyện vọng của hai bên

1 Chế M Phương Đài, Giáo trình Pháp lu t v tài s n, quy n sỹậ ềảề ở h u và th a kữừế của Đại h c Luọật TP.HCM, Nxb Hồng Đức 2018, Chương VII, tr 274 – 275

Trang 19

8 Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định anh Tùng được hưởng thừa kế với tư cách nào? Vì sao?

- Trong Quyết định số 182, Tòa án xác định ông Tùng được hưởng thừa kế với tư cách là con nuôi của cụ Cầu và cụ Dung Vì:

Theo Quyết định số 182, cụ Dung chết 1972 và cụ Cầu chết năm 1976 đều không để lại di chúc Sau khi hai cụ chết, khối tài sản gồm 01 ngôi nhà lá, giếng nước, cây cối lâu năm tại thửa số 1004, tờ bản đồ số 32 tọa lạc tại thôn Phú Xuân, xã Đông Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên do gia đình ông Tùng quản lý và sử dụng

Đồng thời, Tòa án cũng xác định ông Tùng đã được hai cụ đưa về nuôi từ năm 2 tuổi, tức là ông Tùng đã ở với hai cụ từ năm 1951, điều này đã được các cụ cao tuổi trong làng xác nhận Như vậy, hai cụ đã nuôi dưỡng ông Tùng từ nhỏ và trong suốt thời gian bà Nga thoát ly gia đình, ông Tùng là người đã chăm sóc cho hai cụ, khi hai cụ chết ông cũng là người lo mai táng cho hai cụ

Vì các lẽ trên, Tòa án xác định tư cách con nuôi của ông Tùng trong việc chia di sản của cụ Dung và cụ Cầu theo quy định của pháp luật nếu ông Tùng có yêu cầu Đồng thời cần phải xem xét trích công sức duy trì, bảo quản tài sản để giải quyết phù hợp và đảm bảo quyền lợi cho ông Tùng

9 Suy nghĩ của anh/ch v ị ề hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến anh Tùng

- Hướng xác định trên của Tòa án liên quan đến ông Tùng là hợp lý Vì: Theo Quyết định số 182, ông Tùng chung sống với hai cụ từ năm 2 tuổi Và khi hai cụ già yếu, ông là người phụng dưỡng, chăm sóc và cũng là người mai táng khi hai cụ chết Bên cạnh đó, ông cũng đã có công sức duy trì và bảo quản tài sản của hai cụ từ năm 1976 Như vậy có thể thấy ông Tùng đã làm tròn nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ theo Điều 21 Luật HNGĐ năm 1986 (khoản 2 Điều 70 Luật HNGĐ năm 2014) Đồng thời, trong quá trình ở tại phần đất này, ông đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước và có sửa chữa ngôi nhà nhiều lần để nó trở nên kiên cố như hiện nay Việc tòa án xác định ông Tùng là con nuôi của cụ Cầu, cụ Dung và thuộc hàng thừa kế thứ nhất của hai cụ theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 (điểm a khoản 1 Điều 676 BLDS 2005) là có xem xét đến công sức đóng góp trong việc bảo quản, duy trì khối tài sản của hai cụ để lại

Ngày đăng: 20/04/2024, 17:03

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan