1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Môn học tâm lý học đề tài nhận thức về vấn đề stress ở sinh viên

24 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 488,25 KB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦNMÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC

Đề tài:

NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ STRESS Ở SINH VIÊN

GVHD: TS NGUYỄN THỊ THANH VÂN

Trang 3

PAGE \* MERGEFORMAT 4

LỜI CAM ĐOAN

Nhóm chúng tôi xin cam kết về tính xác thực, chính xác những tài liệu, số liệu mà nhóm tôi đều có nguồn gốc rõ ràng Những nội dung tham khảo được được trích dẫn nguồn gốc tài liệu.

Việc thực hiện công trình nghiên cứu và khảo sát này dựa trên sự cố gắng và trách nhiệm của các thành viên, tất cả mọi người đều góp một phần công sức cho tiểu luận này.

Nhóm tôi xin chịu trách nhiệm của nội dung trong đề tài vấn đề stress ở sinh viên.

Trang 4

2.2 Các khái niệm, công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu.11

2.4 Giải pháp /ứng dụng/bài học kinh nghiệm …của vấn đề nghiên cứu.17

Trang 5

PAGE \* MERGEFORMAT 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2 Sinh có cảm thấy khó khăn với môi trường đại học 16

Bảng 2.4 Stress ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào 18

Trang 6

PAGE \* MERGEFORMAT 4

CHƯƠNG I

1.1.Lí do chọn đề tài.

Trong cuộc sống hiện đại mọi lứa tuổi, ngành nghề đều có nguy cơ stress trong độ tuổi từ 18-25 đây là lứa tuổi chịu nhiều tác động hay những sự kiện, biến cố trong học tập, gia đình, công việc và cuộc sống, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh viên các khoa khác nói riêng Cũng có thể diễn ra với chính bản thân chúng ta trong những thời điểm mà ta đôi lúc không thể nhận biết được Những nghiên cứu về stress cho thấy: ở mức độ nào đó, stress vừa là trở ngại, vừa là tác nhân tạo nên động lực giúp con người vượt qua thử thách để tồn tại trong cuộc sống Khi ở mức độ vừa phải, stress kích thích cơ thể hoạt động, huy động năng lượng dự trữ, tạo thuận lợi cho con người hành động trong những điều kiện khó khăn, nguy hiểm Tuy nhiên,ở trạng thái phát triển quá cao, stress sẽ làm cho con người cảm thấy kiệt sức, căng thẳng dễ bị kích động, mất ngủ, suy giảm hệ miễn dịch, giảm khả năng lao động trí óc và chân tay… Trong trường hợp cơ thể không tự điều chỉnh được để lấy lại cân bằng tâm sinh lý, stress có thể gây ra bệnh tật ở con người như: bệnh tim mạch, loét dạ dày, tiểu đường, trầm cảm, tâm thần phân liệt… stress không những ảnh hưởnng đến tâm lí, sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến các mối quan hệ xung quanh như quan hệ gia đình, bạn bè làm cản trở sự phát triển xã hội.

Tại Mỹ, theo nghiên cứu của R Beiter và cộng sự tại Đại học Franciscan, bang Ohio, cho thấy có tới 38% số sinh viên báo cáo là có stress, đặc biệt 11% số sinh viên ở mức stress nặng và rất nặng Một nghiên cứu khác tại trường Đại học Uludag, Thổ Nhĩ Kỳ của Nuran Bayram và Nazan Bilgel, cho thấy có tới 48,2% số sinh viên có stress, (6,9%) là stress nặng

Tại Việt Nam, Theo kết quả của điều tra thanh thiếu niên (SAVY 2), Kết quả cho thấy có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán Trên một phần tư vị thành niên và thanh niên (27,6%) đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không thể hoạt động như bình thường trung bình mỗi năm ở nước ta có 475 trường hợp tử vong do tự tử, phần nhiều trong số này thuộc lứa tuổi thanh niên-sinh viên Nguyên nhân gia tăng hiện tượng tự tử có thể lý giải qua một số lý do như: với người lớn, áp lực của cuộc sống, công việc quá lớn khiến tinh thần quá căng thẳng, thần kinh không minh mẫn hoặc đôi khi là bế tắc, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay; thanh niên có thể do thất tình, áp lực cuộc sống, học

Trang 7

PAGE \* MERGEFORMAT 4

tập, công việc không suôn sẻ, sự nghiệp phá sản…

Stress, trầm cảm và rối loạn lo âu thường có mối quan hệ mật thiết với nhau Những rối nhiễu tâm thần nói trên đều ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của con người, thậm chí có thể dẫn đến cái chết do tự sát ở người bệnh Hiện nay nhu cầu phát triển ngày càng cao về việc cần phải có những phòng tư vấn tâm lý học đường, tham vấn tâm lý tại các trường phổ thông cũng như cao đẳng, đại học với những nhân viên tham vấn có chuyên môn để giúp họ có thể vượt qua stress, trầm cảm hay rối loạn lo âu Bởi thực tế trên, stress đang được rất nhiều nhà khoa học ở nhiều ngành nghề quan tâm nghiên cứu như: y học, sinh học, tâm lý học… Bên cạnh đó, nhiều trường phổ thông, cao đẳng, đại học đã có nhân viên chuyên trách làm việc tại các phòng tư vấn tâm lý, các trung tâm tham vấn nhằm giải quyết các nhu cầu tâm lý khác nhau của học sinh, sinh viên.

Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn vấn đề stress trong đời sống sinh viên, đặc biệt là ở trường đại học Công nghệ tp HCM (HUTECH) Nhóm chúng em sẽ chọn đề tài “ Hiện tượng stress trong đời sống ở sinh viên”.

1.2.Đối tượng nghiên cứu.

Trong nghiên cứu lần này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những cái stress của Sinh Viên đại học khi họ phải chạy deadline trong những năm học đầu tiên, khi họ còn bỡ ngỡ với cánh cổng trường đại học và còn lạ nước lạ cái với tất cả những thứ họ nhìn thấy xung quanh

Để xác định đối tượng nghiên cứu, chúng tôi thực hiện quan sát trên hầu hết các trường đại học tại TPHCM và thông qua các bài viết trên các trang báo điện tử, báo giấy và các nội dung video trên các MXH như Youtube, Facebook, TikTok,…

1.3.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.

Tìm hiểu về stress ở sinh viên hiện nay Từ đó đề xuất một số giải pháp giảm bớt stress và chuyển đổi stress thành năng lượng tích cực.

Hệ thống các khái niệm về stress, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn.

1.4.Phương pháp nghiên cứu.

Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu thông dụng bao gồm:

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: tạo bảng hỏi bằng google form, trong bảng

Trang 8

PAGE \* MERGEFORMAT 4

hỏi sẽ có một số hạng mục liên quan (như họ và tên, năm sinh, có là sinh viên năm nhất hay không?; nếu không phải thì bảng hỏi sẽ kết thúc, còn nếu là sinh viên năm nhất thì sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan tới chủ đề (họ có thường bị stress không?, họ thấy bản thân thường bị stress vì vấn đề gì, họ làm gì để giảm căng thẳng, ))

- Phương pháp thống kê toán học: sử dụng thông tin đã được thống kê từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn trực tiếp , lên biểu đồ thể hiện thành trăm tỉ lệ sinh viên năm nhất bị stress, tỉ lệ các phương pháp giải quyết stress ở sinh viên,

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: đọc thêm một số tài liệu, bài nghiên cứu và các bài báo có chủ đề liên quan trên mạng để thu thập thông tin.

1.5.Phạm vi nghiên cứu.

1.5.1 Phạm vi nội dung nghiên cứu

- Stress là một vấn đề sâu rộng khi nghiên cứu chúng tôi chỉ tập chung vào khía cạnh như sau

- Lịch sử nghiên cứu stress

- Khái niệm các ác công cụ liên quan đến stress

- Thực trạng ( vấn đề nghiên cứu trong thực tế ,nguyên nhân ,ảnh hưởng ) - Giải pháp ,ứng dụng, bài học kinh nghiệm

1.5.2 Phạm vi khách thể nghiên cứu.

Nhóm sẽ khảo sát 100 sinh viên của các trường Đại Học tại TP.HCM

1.6 Ý Nghĩa Lý Luận và Thực tiễn.

1.6.1 Ý nghĩa lý luận.

Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng, bao gồm nhiều yếu tố như vật lý, hóa học và phản ứng của một cá thể đang cố gắng thích nghi với một sự thay đổi hay áp lực từ bên ngoài hoặc bên trong.Khi gặp tác nhân gây stress sẽ làm cho cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho các cơ, nhịp thở nhanh hơn, nhịp tim tăng lên.

Stress có thể đem lại những hoạt động tích cực, kích thích sự tập trung trong học tập và công việc Tuy nhiên, nếu stress quá độ, diễn ra liên tục sẽ dẫn tới sức khỏe tâm lý và thể chất chán nản, mệt mỏi, tiêu hóa kém, suy giảm miễn dịch và thậm chí có thể gây ra bệnh trầm cảm ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ xung quanh.

Hiện tượng Stress ở sinh viên trong giảng đường đại học là một vấn đề không mấy lạ lẫm được các giảng viên và phía nhà trường quan tâm Đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề học đường này và đã chỉ ra các yếu tố như: Học phí của trường cao,

Trang 9

PAGE \* MERGEFORMAT 4

quá nhiều bài tập, khối lượng công việc lớn, ngủ không đủ giấc, thay đổi môi trường đối với các sinh viên từ các tỉnh lên, sức ép xã hội, chương trình học quá nhiều, bệnh thành tích trong lớp và thi cử là những nguyên nhân dẫn đến Stress trong học đường ngày càng tăng cao Căng thẳng kéo dài thật sự là vấn đề lớn đối với một sinh viên có kinh nghiệm sống khá hạn chế và tài chính chưa thật sự thoải mái, nên stress có thể kéo dài trong nhiều tuần đến nhiều tháng Nếu không có biện pháp khắc phục, stress có thể gây ra không ít hậu quả như: Gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và kết quả học tập, khó tập trung vào bài học, khó có thể suy nghĩ thấu đáo chỉ hướng đến những điều tiêu cực.

Về nguyên nhân stress ở sinh viên thì không chỉ bị tác động bởi sức khỏe mà về mặt tâm lý cũng là 1 trong những yếu tố tác động bên trong ở sinh viên:

Về mặt sức khỏe là do việc ăn uống không điều độ và thiếu dinh dưỡng ở sinh viên cho nên đã gây ra hiện tượng lờ đờ uể oải mệt mỏi rồi từ đó hình thành nên stress Bởi vì sinh viên là một trong những đối tượng có thói quen ăn uống không lành mạnh như là việc bỏ ăn sáng, ăn quá khuya hay là ăn những món ăn nhanh thiếu chất dinh dưỡng Với thói quen ăn uống không khoa học và lành mạnh như tình trạng hiện nay ở sinh viên thì hậu quả mà chúng ta có thể thấy được đó là có nhiều người bị trở nên béo phì hay gầy gò và từ đó góp phần gây ra hiện tượng stress ở sinh viên Ngoài ra để có thể giảm stress thì sinh viên cũng sử dụng sai những phương pháp ăn uống,giải trí như là: hút vape hay đi nhậu với bạn bè bởi vì không phải ai cũng có được sự quan tâm hay quản thúc của bố mẹ cho nên nếu việc này xảy ra thường xuyên thì sẽ không chỉ làm gia tăng việc bị stress, lãng phí tiền bạc của mình mà còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chính bản thân mình Bởi vì khi mà chúng ta căng thẳng thì sẽ tiết ra một loại hormon đó chính là cortisol giúp hạn chế được cảm giác thèm ăn ở bản thân nhưng việc này sẽ xảy ra ngược lại nếu như chúng ta bị stress nặng, căng thẳng mãn tính việc này sẽ làm cơ thể luôn nằm trong tư thế đề phòng, cảnh giác và từ đó gây ra nhiều hậu quả khó lường như là: hội chứng thèm ăn hay ăn qua nhiều do stress,

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Tình trạng stress này sẽ để lại nhiều hậu quả khôn lường đối với các bạn sinh viên Những lúc trong tình trạng đó các bạn sẽ có những quyết định bốc đồng và không làm chủ được bản thân, chính những quyết định này cũng đẩy họ tới nhiều khó khăn khác trong cuộc sống hiện tại hơn bao giờ hết Chính vì vậy khi bị stress các bạn sinh viên sẽ bị gia tăng khả năng mắc sai lầm của mình hơn.

Trang 10

PAGE \* MERGEFORMAT 4

Thậm chí stress cũng làm các bạn mất tập trung, giảm trí nhớ nên ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập Stress cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, họ luôn cảm thấy không được khỏe và mắc nhiều bệnh căn bệnh tâm lý, dần dần những cảm xúc bất thường đó có thể hình thành nên căn bệnh trầm cảm hay tự kỷ.

Việc bị stress cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến những mối quan hệ xung quanh Đôi khi sẽ là sự rạn nứt đổ vỡ của một tình bạn, tình yêu … và đôi khi sẽ là của cả gia đình của họ.

Những ảnh hưởng của stress đối với sinh viên trên sẽ để lại nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng Chính vì thế chính các bạn sinh viên cũng như bạn bè và người thân của họ phải giúp họ vượt qua tình trạng này.

Là giáo sư từ Đại học Georgia và cố vấn cho nhiều nhóm sinh viên, ông John A Knox cho biết suy giảm của sức khỏe tâm thần của sinh viên đã trở thành xu hướng đáng ngại hiện nay.

Theo GS John A Knox, những người trẻ ngày nay bất hạnh hơn các thế hệ trước Cụ thể, trong một cuộc khảo sát mới với hơn 20.000 người Mỹ được công bố hồi tuần trước bởi Cigna (một công ty bảo hiểm y tế toàn cầu), nhiều người tâm sự rằng họ rất cô đơn Người lớn ở độ tuổi 18-22 có số điểm cô đơn cao hơn số người về hưu trong cuộc khảo sát.

Sau cuộc khảo sát 137.456 sinh viên năm nhất, Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học UCLA đã công bố có tới 11,9% trong tổng số người trả lời cho biết họ "thường xuyên" có cảm giác bị trầm cảm trong năm qua; hơn 30% nói rằng họ có cảm giác bất an, lo lắng thường trực.

Sinh viên ĐH dễ bị stress vì họ lớn lên cùng với sự phát triển của phương tiện truyền thông Mạng xã hội, internet dễ khiến con người có suy nghĩ mọi người đều có cuộc sống tốt đẹp hơn tôi Điều này khiến người trẻ tự cô lập mình Trong đó có cả vấn đề do cha mẹ có công ăn việc làm bấp bênh, kinh tế không ổn định khiến con cái cảm thấy không an toàn về mặt tài chính khi học đại học và việc này cũng dẫn đến sự tự tin và cô đơn ở sinh viên Mối quan hệ mới là một phần dẫn đến thực trạng sinh viên bị stress Có một số bạn có tính cách khép kín, sống nội tâm thì họ thường cảm thấy khó khăn với việc hòa đồng với mọi người.

Trang 11

PAGE \* MERGEFORMAT 4

CHƯƠNG II2.1 Lịch sử nghiên cứu.

Stress là vấn đề của con người ở mọi thời đại Nó tồn tại gắn liền với sự phát triển của đời sống nhân loại, hay nói cách khác stress luôn luôn tồn tại bên cạnh con người như “ vật bất ly thân” “stress” là một thuật ngữ tiếng Anh được dùng trong vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu đựng Đến thế kỉ XVII, stress từ ý nghĩa mang trạng thái tác động lên vật liệu chuyển sang dùng cho con người nghĩa là một sức ép, hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng Không dừng lại ở đó, stress ngày càng phổ biến và được các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực tìm kiếm và làm rõ thông qua nhiều khía cạnh của stress, cụ thể là:

2.1.1 Stress dưới góc nhìn sinh học.

Thuật ngữ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 1914 bởi Walter Cannon Ông quan sát một loạt phản ứng bản năng giới tự nhiên gọi là phản ứng “chống hoặc chạy” mỗi khi loài vật đối mặt với kẻ săn mồi, chúng phải quyết định chống cự hay chạy trốn Trong hai tình huống này, nhịp tim và huyết áp tăng cao, nhịp thở cũng nhanh hơn, tăng hoạt động cơ bắp, thị lực và thính giác hoạt động mạnh hơn Theo ông đây là một phản ứng được “cài” sẵn về mặt sinh học, cho phép mỗi cá nhân có thể ứng phó với mọi tác nhân đe dọa từ môi trường bên ngoài.

Không dừng lại ở đó, bác sĩ chuyên khoa nội tiết Hans Selye có ý kiến rằng: “ Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng”.

2.1.2 Stress dưới góc nhìn tâm lý học

J Delay cho rằng stress là một tình trạng căng thẳng cấp diễn ra khi cơ thể bị buộc phải điều động những tổ chức phòng vệ của nó để đương đầu với một tình huống đe dọa Trong tâm lý học lâm sàng, stress được coi là quan niệm là sang chấn tâm lý tác động vào con người gây nên các chứng bệnh tâm canh có hại cho sức khỏe con người Còn theo S Palmer định nghĩa: “stress xuất hiện khi áp lực vượt quá khả năng thông thường của bạn để ứng phó (1999) Theo định nghĩa của tổ chức Y tế thế giới (WHO), stress là sự phản ứng thông qua thể chất, tinh thần, hoặc tình cảm của cơ thể con người với các tác nhân gây ra căng thẳng từ bên ngoài.

Người đầu tiên nghiên cứu về stress dưới góc độ sinh lý và y học là giáo sư Tô Như Khuê Những công trình của ông và cộng sự trong thời chiến tranh ( 1967-1975) chủ yếu phục vụ cho tuyển dụng, huấn luyện và nâng cao sức chiến đấu cho

Trang 12

PAGE \* MERGEFORMAT 4

bộ đội và các binh chủng đặc biệt của Quân đội nhân dân Việt Nam Sau năm 1975 đến nay, những nghiên cứu của ông về stress và cách chống stress đã được công bố trong đề tài cấp nhà nước “ Tìm hiểu tác dụng dưỡng sinh của võ thuật” Tiếp bước theo công trình nghiên cứu của GS Tô Như Khuê, hai tác giả Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm cũng đã nghiên cứu stress trong đời sống xã hội và cho xuất bản tác phẩm “ Stress trong thời đại văn minh” Theo hai tác giả trên, stress là một hiện tượng tâm-sinh lý hết sức phức tạp ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả công việc và cuộc sống của con người Con người có thể ứng phó có hiệu quả với stress bằng việc điều chỉnh lối sống và luyện tập các phương pháp giải tỏa stress Năm 1997, Hội nghị khoa học về “Những rối loạn có liên quan đến stress ở trẻ em và thanh thiếu niên” đã được tổ chức tại Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai Hội nghị đã có sự tham gia của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau Các tham luận đã mô tả vấn đề stress ở trẻ em và thanh thiếu niên, coi đó là vấn đề mang tính cấp bách.

PGS, TS Nguyễn Thành Khải (2001) đã nghiên cứu stress của cán bộ quản lý ở một số cơ quan và tổ chức chính quyền địa phương Kết quả nghiên cứu cho thấy: phần lớn (99,41%) cán bộ quản lý đều bị stress công việc, trong đó có 15,94% ở mức độ nặng ( rất căng thẳng) và 83,47% mức độ vừa ( căng thẳng) Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra nguyên nhân stress của cán bộ quản lý là do công việc căng thẳng, mâu thuẫn trong các mối quan hệ, nội bộ chia rẽ, mất đoàn kết, môi trường làm việc khắc nghiệt Nguyễn Thu Hà và đồng nghiệp ( Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường) đã nghiên cứu đề tài “ Điều tra stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế” (2006) Tác giả đã điều tra trên 527 nhân viên y tế của bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ Sản và Bệnh viện Hữu Nghị bằng các công cụ như: đánh giá mức độ stress theo điểm (dành cho người châu Á), trắc nghiệm lo âu của Zung, trắc nghiệm trầm cảm của Beck và điều tra bằng bảng hỏi Kết quả điều tra cho thấy: 8,4% bị stress ở mức cao, 33% bị stress ở mức trung bình và 58,6% ở mức độ thấp.

2.2 Các khái niệm, công cụ liên quan đến đề tài nghiên cứu 2.2.1 Các khái niệm.

Theo wikipedia, stress là sự căng thẳng, thường được mô tả là một tình trạng tích cực hay tiêu cực ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần và thể chất ở người Đến năm 1914, Walter Cannon đã sử dụng thuật ngữ này trong Sinh lí học, để chỉ các stress cảm xúc Năm 1935, Ông đi sâu nghiên cứu sự cân bằng nội môi ở những động vật có vú khi chúng lâm vào các tình huống khó khăn, như khi gặp phải sự thay đổi về nhiệt độ Ông cũng mô tả các nhân tố cảm xúc trong quá trình phát sinh, phát triển một số bệnh và xác định vai trò của hệ thần kinh khi cơ thể đối phó với các tình

Ngày đăng: 03/04/2024, 06:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w