1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận nhận thức về vấn đề đa cấp đối với sinh viêntrường đại học công nghiệp thành phố hồchí minh trong bối cảnh hiện nay

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhận thức về vấn đề đa cấp đối với sinh viên Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
Tác giả Nguyễn Hoàng Duy, Nguyễn Hà Hải Đăng, Lê Hữu Nguyên, Phan Nguyễn Nhật Khanh, Ngô Thành Đạt, Nguyễn Tuấn Tài, Nguyễn Thành Đô, Nguyễn Châu Thanh Thiện, Lê Trần Minh Quân
Trường học Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Mặc dù được pháp luật ViệtNam thừa nhận hợp pháp nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những công ty đa cấpbiến tướng vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp và lợi dụng nhằm mục đích lừađảo

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ ĐA CẤP ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Môn học: Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

Lớp học phần: DHIOT16A

Mã học phần: 420300319804

Nhóm 4

TIỂU LUẬN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

Trang 2

BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM

4 Phan Nguyễn Nhật Khanh 20123381

8 Nguyễn Châu Thanh Thiện 20123341

Trang 3

DANH MỤC TÀI LIỆU VIẾT TẮT

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Lí do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài 4

2 Mục tiêu nghiên cứu 5

5

Nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, cảnh tĩnh của sinh viên thế hệ gen Z Từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên có nhận thức rõ hơn về vấn đề đa cấp hiện nay 5

5

3 Câu hỏi nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

6

6

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

6

6

TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6

1.Các khái niệm 6

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 8

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

NHẬN THỨC VỀ VẤN ĐỀ ĐA CẤP ĐỐI VỚI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG

BỐI CẢNH HIỆN NAY PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài/tính cấp thiết của đề tài

Trong tình hình đất nước Việt Nam đang không ngừng từng bước phát triển ở nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, văn hóa xã hội Xu hướng hội nhập kinh tế quốc

tế của Việt Nam cũng phát triển thêm các hình thức kinh doanh mới và không thể kể đến là hình thức kinh doanh đa cấp Xu hướng các công ty Kinh doanh đa cấp xâm nhập vào Việt Nam ngày càng tăng Theo số liệu từ năm 2006-2015, số người KDĐC

ở VIệt Nam tăng từ 235 nghìn người lên 1,16 triệu người [1] Hình thức kinh doanh đa cấp có vẻ khá là quen thuộc đối với nhiều người nhưng đối với các bạn sinh viên, nhất

là tân sinh viên thì vấn đề này còn khá là xa lạ khiến sinh viên rất dễ tò mò và tìm hiểu

về nó Như là một xu thế tất yếu của quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, sự xuất hiện và bùng nổ của phương thức bán hàng đa cấp đã gây sự hoang mang đối với người dân và rắc rối đối với chính sách xử lý đối với các cơ quan quản lí [2] Hiện tại pháp luật Việt Nam cũng đã đó những luật về kiểm soát bán hàng đa cấp như Luật Cạnh tranh và Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp đã chính thức được pháp luật điều chỉnh [3] Mặc dù được pháp luật Việt Nam thừa nhận hợp pháp nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những công ty đa cấp biến tướng vi phạm pháp luật về kinh doanh đa cấp và lợi dụng nhằm mục đích lừa đảo người khác, gây nhiều hậu quả và là vấn đề bức xúc của xã hội[4]

Những “Miếng mồi” mà những công ty đa cấp biến tướng thường nhắm đến là các bạn sinh viên, là những người trẻ chưa được cấp đủ kiến thức chuyên môn, còn đang rất ham tìm hiểu, trải nghiệm cuộc sóng và dễ bị dụ dỗ vào con đường “Bán hàng đa cấp” “Sinh viên”, nạn nhân của những công ty đa cấp đó đang phải gánh chịu những

hệ lụy của việc tham gia mô hình kinh doanh bất chính này, nhiều bạn sinh viên còn

bỏ học, theo đuổi một cách mù quáng gây ảnh hưởng đến tương lai phía trước Bên cạnh những hình thức lừa đảo kiểu cũ thì những hình thức đa cấp biến tướng đã và đang hình thành và phát triển gắn mạnh với xu thế thời đại công nghiệp mới 4.0, đưa

ra những gói đầu tư với lãi suất không tưởng để đánh mạnh vào tâm lý muốn kiếm nhiều tiền của một bộ phận sinh viên [14]

Là một vấn đề không hề xa lạ gì đối với sinh viên, thực trạng này chưa bao giờ là giảm Vì vậy, sinh viên cần nâng cao sự hiểu biết của bản thân về loại hình kinh doanh này để biết cách phòng tránh Nhận thấy được sự cần thiết từ vấn đề trên, việc quyết định chọn đề tài “Nhận thức về vấn đề đa cấp đối với sinh viên trường Đại học Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay” nhằm giúp cho sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có nhận thức cụ thể hơn và mang ý nghĩa sâu sắc cả về mặt lý luận và thực tiễn cung cấp chosinh viên nhiều kinh nghiệm phòng tránh và đối phó với vấn đề đa cấp vẫn và đang còn tồn tại trong môi trường Đại học này

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu

Nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, cảnh tĩnh của sinh viên thế hệ gen Z Từ đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm giúp sinh viên có nhận thức

rõ hơn về vấn đề đa cấp hiện nay

Khái quát cơ sở lý thuyết về vấn đề đa cấp

Phân tích các nhân tố tác động đến nhận thức đa cấp của sinh viên

Đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên có cái nhìn cụ thể hơn về vấn đề đa cấp

3 Câu hỏi nghiên cứu

Nhận thức về đa cấp ảnh hưởng đến sinh viên như thế nào?

Có những yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến việc sinh viên nhận biết và thấu hiểu vấn đề đa cấp?

Thực trạng đa cấp đang diễn ra tại trường Đại học Công nghiệp TP.HCM hiện nay như thế nào?

Sự hiểu biết về đa cấp có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh viên giải quyết vấn

đề xã hội hay không?

Tầm quan trọng của việc đối mặt với vấn đề đa cấp trong việc hình thành kỹ năng lãnh đạo và quản lý của sinh viên là gì?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Nghiên cứu giúp tìm hiểu những yếu tố có lợi cũng như có hại của việc tham gia BHĐC của sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM và tìm ra các giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao sự hiểu biết của việc tham gia BHĐC cho sinh viên tại

Trang 7

trường Từ đó nghiên cứu đóng góp cũng như làm tăng cao tính hiểu biết của việc tham gia BHĐC cho sinh viên cả nước Việt Nam nói chung và sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM nói riêng

Nghiên cứu giúp làm sáng tỏ cơ sở lý luận, pháp lý và đánh giá đúng thực trạng hiện nay của sinh viên qua hình thức bán hàng đa cấp

Nghiên cứu giúp tìm hiểu những giải pháp để sinh viên trường Đại học Công nghiệp TP.HCM có cái nhìn cụ thể hơn đối với vấn đề đa cấp nhằm kịp thời ngăn chặn những tác động xấu ảnh hưởng đến quá trình học tập và hoạt động của sinh viên, giúp sinh viên biết được những lợi ích, rủi ro, nhược điểm của việc tham gia BHĐC Ngoài

ra nghiên cứu còn giúp sinh viên tại trường nâng cao được hiểu biết về đa cấp và đẩy lùi được những tình trạng lạm dụng sinh viên tham gia BHĐC để chuộc lợi cá nhân của các tổ chức đa cấp

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1 Các khái niệm

Nguồn gốc của tiếp thị đa cấp hay còn gọi là tiếp thị theo mạng gắn liền với tên tuổi của nhà nghiên cứu dinh dưỡng người Mỹ Carl Rehnborg Ông được coi là cha

đẻ của ngành kinh doanh triển vọng nhất thế kỷ 21 vì ông đã phát minh và phát triển

ý tưởng tiếp thị mạng lưới Đầu những năm 1970, kinh doanh đa cấp chịu áp lực từ mọi phía Năm 1975, một số người trong Hội đồng Liên bang Hoa Kỳ phản đối tiếp thị đa cấp và cho rằng nó là cái gọi là "kim tự tháp ảo", một hình thức kinh doanh bất hợp pháp Đây là cuộc tấn công đầu tiên của chính phủ vào hoạt động tiếp thị đa cấp Công ty Amway vẫn nắm quyền kiểm soát trong 4 năm liên tiếp và phải ra tòa (từ

1975 đến 1979) Cuối cùng, vào cuối năm 1979, Tòa án Thương mại Hoa Kỳ đã công nhận rằng phương thức kinh doanh của Amway không phải là “kim tự tháp ảo” và được chấp nhận về mặt pháp lý Từ đó, luật bán hàng đa cấp đầu tiên ra đời ở Mỹ và ngành này chính thức được công nhận Từ năm 1940 đến năm 1979, chỉ có khoảng ba mươi công ty tiếp thị mạng lưới ra đời ở Mỹ, đây là thời kỳ được gọi là làn sóng đầu tiên… Từ năm 1979 đến năm 1990 (làn sóng thứ hai) là thời kỳ bùng nổ của kinh doanh Với sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ và truyền thông, kinh doanh theo mạng

đã mang màu sắc mới, các nhà phân phối có thể đơn giản hóa công việc nhờ điện thoại và internet Ở giai đoạn này, giai đoạn mà các chuyên gia gọi là làn sóng thứ

ba - một nhà phân phối giỏi không cần trở thành một diễn giả và một người đưa đón giữa các mạng lưới Bất cứ ai cũng có thể sử dụng thời gian rảnh của mình để tham gia công việc và làm việc ở bất cứ đâu [5]

Trang 8

Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua một mạng lưới phân phối có nhiều tầng và nhánh Các nhà phân phối trong mô hình này nhận hoa hồng hoặc thu nhập dựa trên doanh số bán hàng của họ và doanh số bán hàng của những người họ tuyển dụng Bán hàng đa cấp "biến tướng" xuất hiện khi

nó không chỉ có những đặc điểm chung của bán hàng đa cấp mà còn kèm theo các yếu

tố "bất chính" Điều này thường xảy ra khi các doanh nghiệp thực hiện các hành vi trái pháp luật để hưởng lợi bất chính từ quá trình tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp Pháp luật không chỉ giới hạn mà còn tạo ra các quy định để kiểm soát hoạt động bán hàng đa cấp Ngược lại, đối với bán hàng đa cấp bất chính, nó là hành vi mang lại những tác động tiêu cực và có hại, do đó, việc ngăn chặn nó cần được thực hiện mạnh mẽ mà không có bất kỳ ngoại lệ nào [5]

Điều 2, Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp do Chính phủ Việt Nam ban hành nêu rõ “Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình

và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận” [6]

Công ty đa cấp, còn được biết đến là doanh nghiệp bán hàng đa cấp, theo quy định tại Điều 3 Khoản 2 của Nghị định số 40/2018/NĐ-CP, được định nghĩa là doanh nghiệp tổ chức kinh doanh theo phương thức đa cấp để bán hàng hóa Công ty đa cấp

là một loại hình doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh đa cấp hoặc tiếp thị

đa cấp Tiếp thị đa cấp (MLM) là một chiến lược bán sản phẩm và dịch vụ thông qua mạng lưới những người lao động không nhận lương, trong một hệ thống hoa hồng theo mô hình kim tự tháp Chiến lược MLM còn được gọi là tiếp thị mạng hoặc tiếp thị giới thiệu [7]

Khái niệm bán hàng đa cấp là thuật ngữ dùng để mô tả một phương pháp tiếp thị sản phẩm và kinh doanh trực tiếp đến người tiêu dùng, có thể mua hàng trực tiếp từ công ty hoặc một nhà phân phối duy nhất mà không cần thông qua đại lý hoặc cửa hàng bán lẻ Trong hệ thống tiếp thị đa cấp, việc khuyến khích những nhà phân phối hiện tại tuyển dụng những nhà phân phối mới, được gọi là "tuyến dưới", là phổ biến Mặc dù thường bị nhầm lẫn với kế hoạch kim tự tháp, nhưng kế hoạch này là không hợp pháp [18]

Trong lực lượng bán hàng của tiếp thị đa cấp, những người tham gia được gọi là nhà phân phối, là những người tham gia độc lập không nhận lương Họ có hai nguồn thu nhập chính: hoa hồng từ việc bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng và hoa hồng

từ việc tuyển dụng những nhà phân phối mới Khi một nhà phân phối tuyển dụng một người tham gia mới (tuyến dưới), họ không nhận được tiền trực tiếp Tuy nhiên, doanh

Trang 9

thu từ đội ngũ tuyến dưới của họ cũng là thu nhập của họ, được bồi thường thông qua một tỷ lệ phần trăm cố định trên doanh số bán hàng từ đội ngũ tuyến dưới [19] Nhiều nhà phân phối có đội ngũ tuyến dưới lớn đến mức họ có thể không cần phải bán sản phẩm của chính họ Thay vào đó, họ có thể nhận đủ tiền hoa hồng từ việc bán hàng của đội ngũ tuyến dưới Hệ thống hoa hồng này khuyến khích những nhà phân phối hiện tại xây dựng hoặc mở rộng đội ngũ tuyến dưới của họ một cách hiệu quả, cung cấp khả năng tiếp cận đến một cơ sở khách hàng lớn hơn [7]

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước

Tại Việt Nam, hoạt động Bán hàng đa cấp (BHĐC) được coi là một trong những hành vi không lành mạnh trong lĩnh vực kinh doanh, theo quy định tại Khoản 9 Điều 39 của Luật Cạnh Tranh năm 2004 Về mặt pháp lý, Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể cho khái niệm "BHĐC bất chính" Tuy nhiên, pháp luật đã chỉ ra hạn chế về các hành vi sau đây trong hoạt động kinh doanh đa cấp: sử dụng mạng lưới kinh doanh đa cấp để lừa đảo, cám dỗ, hoặc lừa dối người khác với mục đích lợi nhuận cá nhân hoặc tổ chức; tổ chức hệ thống đa cấp với cơ cấu thanh toán phụ thuộc chủ yếu vào việc tuyển thành viên mới, thay vì dựa vào việc sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa, dịch vụ; các hành vi dối trá, gian lận, hoặc sử dụng những phương pháp không minh bạch để thúc đẩy hoạt động kinh doanh đa cấp [1]

Dấu hiệu cụ thể để nhận biết Bán hàng đa cấp ở Việt Nam: Yêu cầu người tham gia phải đặt cọc hoặc mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc trả tiền để được tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp Ngoài ra, họ không được cam kết mua lại sản phẩm với giá ít nhất 90% so với giá mua ban đầu Mạng lưới này tập trung vào việc người tham gia kiếm tiền từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp bằng cách cung cấp tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác Họ thường cung cấp thông tin không chính xác hoặc gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp và tính chất, công dụng của sản phẩm để dụ dỗ người khác tham gia [2]

Ở Việt Nam, nhiều công ty đa cấp chú trọng vào việc đánh lòng tham của đa số người thay vì đầu tư vào sản phẩm Chủ đề chính là làm giàu nhanh chóng và dễ dàng,

mà không cần nỗ lực đáng kể Các tuyên bố về thu nhập khủng và thành công nhanh chóng là cách họ thu hút nhân sự mới Nhân viên đa cấp cần có khả năng tư vấn và sử dụng lời nói để vẽ một tương lai tươi sáng và thu nhập khủng cho người tham gia Sự quảng cáo tập trung vào những câu chuyện thành công ngắn ngủi sau vài tháng gia nhập công ty hơn là giới thiệu sản phẩm [6]

Nhiều người ở các vùng quê khi gia nhập có thể nhanh chóng trở thành người giàu có với thu nhập hàng nghìn USD mỗi tháng Những buổi diễn thuyết của các

"chuyên gia" đa cấp có thể gây ấn tượng mạnh mẽ với những người mới tham gia Khác biệt chính giữa đa cấp ở Việt Nam và ở các quốc gia khác là lợi nhuận chủ yếu

Trang 10

đến từ việc thu hút nhiều người tham gia hơn là từ việc bán sản phẩm Người tham gia phải nộp tiền ký quỹ và các loại phí tham gia, là nguồn thu nhập chính của công ty đa cấp, không phải từ doanh số bán hàng Các sinh viên, đặc biệt là năm nhất, thường là đối tượng chính mà đa cấp hướng đến Họ là những người dễ dàng bị thu hút vì chưa

có nhiều kinh nghiệm và dễ bị lôi kéo Tuy nhiên, không chỉ là sinh viên, nhiều người

đã có công việc ổn định cũng tham gia với hy vọng tạo ra một mạng lưới lớn để kiếm lợi nhuận và làm giàu [7]

Luật cạnh tranh của Việt Nam gần đây chỉ điều chỉnh phương thức Bán hàng đa cấp (BHĐC) đối với hàng hóa mà chưa có sự điều chỉnh về hoạt động dịch vụ Trong thời gian này, các hoạt động kinh doanh đa cấp đã biến dạng và trở nên phức tạp, bao gồm việc huy động tài chính, đầu tư, giao dịch tiền ảo, thu thập tài chính dưới vỏ bọc của các hoạt động "từ thiện," "thương mại điện tử," "đào tạo," và nhiều hoạt động khác Điều này đã tạo ra sự không phù hợp giữa thực tế và quy định của Luật cạnh tranh [8] Điều này đang tạo ra những hạn chế trong việc thực thi pháp luật và có thể dẫn đến nhiều hành vi vi phạm pháp luật Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp trừng phạt cho các hành vi BHĐC bất chính (hoạt động cạnh tranh không lành mạnh) hiện chưa phản ánh đúng mức độ thiệt hại gây ra bởi những hành vi này Mức phạt tối đa hiện tại là 200.000.000 đồng theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2017 của Chính Phủ Điều này được coi là mức phạt quá nhẹ, không đủ sức

để ngăn chặn và ngăn ngừng những hành vi vi phạm So với một số quốc gia khác như Singapore, nơi mức phạt có thể lên đến 200.000 SGD (tương đương 3,4 tỷ đồng), mức

xử phạt ở Việt Nam vẫn còn thấp [9]

Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về Bán hàng đa cấp (BHĐC) trên toàn quốc đã được thúc đẩy mạnh mẽ và đa dạng về nội dung cũng như hình thức, mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận Cục Quản lý Cạnh tranh đã hợp tác chặt chẽ với các Sở Công Thương và sử dụng nhiều phương tiện truyền thông như buổi hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo, phát tờ rơi, và quay clip để tuyên truyền pháp luật về BHĐC đến cộng đồng [10] Các hoạt động này đã cảnh báo người dân về các hành vi BHĐC bất chính và từ đó giúp nâng cao nhận thức của họ về những hoạt động BHĐC không hợp pháp Theo số liệu thống kê từ Báo Đầu Tư (năm 2017), số lượng người tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp hiện đang giảm xuống còn 500.000 người, giảm 57% so với con số gần 1,2 triệu người vào cùng kỳ năm 2015 [11]

Cho đến thời điểm hiện tại, các quốc gia có sự phát triển mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực bán hàng đa cấp bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đức, Nhật Bản, Brazil, Mexico, Malaysia, Pháp và Anh Trong số này, Mỹ và Trung Quốc chiếm 19% mỗi nước, Hàn Quốc chiếm 9%, Đức chiếm 9%, và Nhật Bản chiếm 8% Bán hàng trực tiếp, hay còn được biết đến là BHĐC, là một phương thức tiếp thị và bán lẻ sản

Ngày đăng: 26/05/2024, 15:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w