1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Nhận thức chung về địa vị pháp lý và các vấn đề pháp lý hành chính của thành phố Thủ Đức

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP – LUẬT HÀNH CHÍNH

NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Giảng viên bộ môn: GS.TS Phạm Hồng Thái Họ và tên SV: Nguyễn Minh Phương

Mã SV: 20062051 Lớp: K65CLC

Hà Nội _ 2021

Trang 2

Mục Lục

I Phần Mở Đầu 4

1 Mục Lục 3

2 Lời nói đầu 4

II Phần Nội Dung 5

1 Địa vị pháp lý của Thành Phố Thủ Đức 5

1.1 Cơ sở pháp lý thành lập Thành phố Thủ Đức 5

1.2 Địa vị pháp lý của Thành phố Thủ Đức 6

1.2.1 Về chính quyền địa phương 6

1.2.2 Về phân loại đơn vị hành chính 7

1.2.3 Về thẩm quyền của Thành phố Thủ Đức 9

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơ quan nhà nước của Thành Phố Thủ Đức 11

3 Nhân sự của Thành Phố Thủ Đức 11

III Phần Kết Luận 13

Danh mục tài liệu tham khảo

[Nguyên văn đề bài]

Đề số 4: Tháng 8 năm 2020, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Đề án thành lập thành phố Thủ Đức

tải link Đề án tại:

Ngày 09 tháng 12 năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-Minh460049.aspx

1111NQUBTVQH14-2020-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-huyen-cap-xa-Ho-Chi-Qua việc tìm hiểu hai (02) văn bản trên và các văn bản, thông tin liên quan, anh/chị hãy:

1 Xác định địa vị pháp lý của thành phố Thủ Đức (kèm theo căn cứ pháp lý); 2 Vẽ sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước của thành phố Thủ Đức;

3 Theo phương án nhân sự (xem: tpthu-duc-truc-thuoc-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-hoat-dong-632665/) thành phố Thủ Đức sẽ có một (01) Chủ tịch và bốn (04) Phó Chủ tịch UBND thành phố Anh/Chị cho biết phương án nhân sự trên có hợp pháp không? Tại sao?

Trang 3

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chinh-quyen-I Mở Đầu

1 Lời nói đầu

Thủ Đức là một thành phố trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức Đây có thể coi là một “hiện tượng mới”, áp dụng chính sách pháp luật mới sửa đổi của nhà nước về tổ chức chính quyền địa phương tại Điều () Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 Là một thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Thủ Đức bên cạnh những nét tương đồng về pháp lý hành chính của một chính quyền địa phương cấp tỉnh (thành phố) cũng tồn tại những khác biệt mới lạ khi bản chất là chính quyền địa phương cấp huyện

Nhận định và nhận thức đúng về địa vị pháp lý, các cơ chế hoạt động cũng như các vấn đề pháp lý hành chính xoay quanh của thành phố Thủ Đức khiến người dân dễ dàng chấp nhận và thích nghi với một đơn vị hành chính mới cũng như hiểu thêm về sự linh hoạt trong chính sách pháp luật của Nhà nước Bên cạnh đó, việc tìm hiểu và chấp nhận một đơn vị hành chính chưa có tiền lệ này cũng khiến người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn và biết đâu đây có thể là tiền lệ đầu tiên để sau này phát triển thêm đơn vị hành chính độc đáo như vậy ở các thành phố trực thuộc Trung Ương khác nữa!

Chính vì lí do trên nên em lựa chọn đề tài số 4 “NHẬN THỨC CHUNG VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC”

Tiểu luận này cung cấp những thông tin, kiến thức khái quát nhất về vấn đề pháp lý hành chính của Thành Phố Thủ Đức như địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức cơ quan nhà nước, về phương án nhân sự… thông qua việc tìm hiểu, tham khảo các ý kiến chuyên gia, các học giả về vấn đề nêu trên giúp người đọc trang bị những nội dung cơ bản cần và nên biết về đơn vị hành chính này bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích hệ thống và phương pháp luận biện chứng

Trang 4

II Nội Dung

1 Địa vị pháp lý của Thành Phố Thủ Đức

1.1 Cơ sở pháp lý thành lập Thành phố Thủ Đức

Như đã nêu trên, Thành phố Thủ Đức là một thành phố trực thuộc thành phố nên địa vị pháp lý của thành phố này khá đặc biệt, không giống với những thành phố khác

Theo khoản 1 Điều 110 Hiến Pháp nước Cộng Hòa Xa Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được phân định như sau:

Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố

trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường

Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập.1

Nhằm cụ thể hóa Điều 110 của Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2019) cũng đã quy định về đơn vị hành chính tại Điều 2 của Luật này:

Các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

1 Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

2 Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc

thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung

là cấp huyện);

3 Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

Trang 5

4 Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 xác định các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; xã, phường, thị trấn và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Như vậy, so với Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã bổ sung thêm đơn vị hành chính: thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dựa trên hai cơ sở của hai văn bản pháp lý trên Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất chủ trương xây dựng Thành phố Thủ Đức khi gộp ba quận là Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức Cũng theo khoản 2 Điều 110 Hiến pháp năm 2013:

Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định

Vào ngày 12/10/2020, 100% đại biểu HĐND Tp HCM thông qua Nghị

quyết về việc sáp nhập ba quận 2, 9, Thủ Đức và 19 phường vào năm 2021 Ngày 10/11/2020, theo đề nghị của Bộ Xây dựng, Chính phủ công

nhận kết quả rà soát, đánh giá khu vực thành lập thành phố Thủ Đức là Đô

thị loại 1 trực thuộc Tp HCM Ngày 12/11/2020, Chính phủ đã trình Ủy

ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Tp HCM2

1.2 Địa vị pháp lý của Thành phố Thủ Đức 1.2.1 Về chính quyền địa phương

Với hình thái là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, chính quyền địa phương tại Thành phố Thủ Đức thể theo Điều 51 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có quy định:

Chính quyền địa phương ở thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

2 TS.Cao Vũ Minh_Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí

Minh_ Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 22 (422), tháng 11/2020

Trang 6

Bên cạnh đó tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 131/2021/QH14 của Quốc Hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng khẳng định:

Chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi là Thành phố) là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân Thành phố và Ủy ban nhân dân Thành phố

Như vậy, ta có thể khẳng định chính quyền địa phương tại Thành phố

Thủ Đức gồm HĐND và UBND

1.2.2 Về phân loại đơn vị hành chính

Theo quy định của khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, việc phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí sau:

i) Quy mô dân số; ii) Diện tích tự nhiên;

iii) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội; iv) Số đơn vị hành chính trực thuộc;

v) Các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo

Tuy nhiên, xét trên thực tế không phải tất cả các đơn vị hành chính khi phân loại đều dựa trên năm tiêu chí này3 Hai tiêu chí quan trọng nhất ta cần

lưu ý là tiêu chí quy mô dân số và diện tích tự nhiên Để cụ thể hóa cho hai

tiêu chí này UBTVQH ban hành Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính

Điều 5 Tiêu chuẩn của thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

1 Quy mô dân số từ 150.000 người trở lên 2 Diện tích tự nhiên từ 150 km2 trở lên 3 Đơn vị hành chính trực thuộc:

a) Số đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc có từ 10 đơn vị trở lên;

3 Nguyễn Đặng Phương Truyền, “Hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị

hành chính ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6, năm 2019

Trang 7

b) Tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã từ 65% trở lên

4 Đã được công nhận là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III

5 Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này

Dựa trên quy định về tiêu chí này ta có bảng sau để so sánh về số liệu thực tế của Thành phố Thủ Đức so với tiêu chí luật định:

STT Nội dung Tiêu chuẩn quy định

Số liệu thành phố Thủ Đức

Ghi chú 1 Quy mô dân số 150.000 người 1.013.795

người

gấp 6.76 2 Diện tích tự nhiên 150 km2 211,56km2 gấp 1,41

Nếu chỉ tính về tiêu chí diện tích tự nhiên thì thành phố Thủ Đức không thể sánh với các đơn vị hành chính cấp tỉnh Tuy nhiên, nếu so sánh về quy mô dân số thì thành phố Thủ Đức có số dân đông hơn

khoảng 20 tỉnh khác Nếu tính cả hai tiêu chí là quy mô dân

số và diện tích tự nhiên thì thành phố Thủ Đức có thể sánh ngang

với các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích nhỏ và quy mô dân số không đông4

Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của UBTVQH (Nghị quyết số 1210), thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III Việc phân loại đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính tổng số điểm đạt được của các tiêu chí Theo đó, có năm tiêu chí:

4 TS CAO VŨ MINH (Đại học Luật TP Hồ Chí Minh)_ Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ

Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 22 (422), tháng 11/2020

Trang 8

i) Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội;

ii) Quy mô dân số; iii) Mật độ dân số;

iv) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị;

v) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị

Căn cứ vào điểm số thì khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức đạt 87,18/ 100 điểm, bảo đảm đạt tiêu chí đô thị loại I* Cụ thể, về vị trí chức năng, vai trò cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế xã hội thì khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức đạt 20/ 20 điểm; về quy mô dân số thì khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức đạt 6,69/ 8 điểm; về mật độ dân số thì khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức đạt 5,98/ 6 điểm; về tỷ lệ lao động phi nông nghiệp thì khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức đạt 6/ 6 điểm; về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị thì khu vực dự kiến thành lập thành phố Thủ Đức đạt 48,51/ 60 điểm5

1.2.3 Về thẩm quyền của Thành phố Thủ Đức

Sự phân định thẩm quyền trong bộ máy công quyền phải thỏa mãn yêu cầu sao cho mỗi cơ quan, mỗi nhà chức trách có một khối lượng “công việc nhà nước” hợp lý, tương xứng với vị trí và khả năng của chủ thể đó, sao cho không có công việc nhà nước quan trọng đáng kể nào bị bỏ sót và không có công việc nào bị giao chồng chéo, trùng lắp6 Ta biết, Thành phố Thủ Đức là thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung Ương – TP.HCM và như vậy dù có được trao thẩm quyền lớn đến đâu, Thành phố Thủ Đức cũng không được có thẩm quyền ngang hàng với một đơn vị hành chính cấp tỉnh, tức là “con” mà lại ngang hàng với “mẹ” – điều này hoàn toàn vô lý Vì vậy tôi cho rằng, thẩm quyền của Thành phố Thủ Đức ngang hàng với các đơn vị hành chính cấp huyện (quận) và có chăng là được trao thêm cho các quyền khác, đặc biệt hơn để phù hợp với một thành phố trực thuộc thành phố Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về thẩm quyền của một đơn vị hành chính, ở đây là Thành phố Thủ Đức ta có thể dựa vào loại văn bản quy phạm pháp luật mà đơn vị này có thẩm quyền được ban hành bởi văn bản quy phạm pháp luật là biểu hiện thẩm quyền của một cơ quan nhà nước Xét về vị trí thang bậc pháp lý, văn bản quy phạm pháp luật của chính

5 TS Cao Vũ Minh (Đại học Luật TP Hồ Chí Minh)_ Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ

Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 22 (422), tháng 11/2020

6 PGS.TS Nguyễn Cửu Việt, “Cải cách hành chính: về khái niệm thẩm quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8,

năm 2005

Trang 9

quyền địa phương thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương xếp sau văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Do đó, thẩm quyền của thành phố Thủ Đức cũng không thể ngang với thẩm quyền của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Ngoài ra, một đơn vị hành chính do UBTVQH thành lập (thành phố Thủ Đức) cũng không thể có thẩm quyền vượt hơn so với một đơn vị hành chính do Quốc hội thành lập7 Theo Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2020 (Luật Ban hành VBQPPL), HĐND thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là nghị quyết và UBND thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là quyết định Như vậy ta có thể hiểu nôm rằng: thẩm quyền của Thành phố Thủ Đức đứng dưới thẩm quyền của TP.HCM, Thành phố Thủ Đức được trao cho những thẩm quyền đặc biệt hơn để phù hợp với quy mô quản lý của một thành phố nên ta tạm chưa coi nó ngang hàng với đơn vị hành chính cấp huyện nhưng đôi khi nó lại ngang hàng với đơn vị hành chính này

7 TS Cao Vũ Minh (Đại học Luật TP Hồ Chí Minh)_ Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ

Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 22 (422), tháng 11/2020

Trang 10

2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức cơ quan nhà nước của Thành Phố Thủ Đức

2.1 Sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước Thành phố Thủ Đức

3 Nhân sự của Thành Phố Thủ Đức

Về nhân sự của Thành phố Thủ Đức, hiện tại bộ máy chính quyền UBND của Thành phố đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày với một chủ tịch UBND và bốn phó chủ tịch UBND Câu hỏi đặt ra liệu điều này có hợp pháp hay không? Theo khoản 1, Điều 55 Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định về cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc

trung ương:

Trang 11

1 Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên

Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành

phố trực thuộc trung ương loại I có không quá ba Phó Chủ tịch; thị

xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại II và loại III có không quá hai Phó Chủ tịch

Ủy viên Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an

Như đã nêu ở phần đơn vị hành chính phía trên, Thành phố Thủ Đức là đô thị loại I (*) thể theo luật quy định thì nhân sự của Thành phố Thủ Đức không được có quá ba Phó chủ tịch UBND Tuy nhiên trên thực tế Thành phố này đang có bốn người giữ cương vị Phó chủ tịch UBND điều này là trái với quy định của Luật Ở đây tôi có hai cách hiểu

Thứ nhất, ta có thể hiểu do đặc thù là một thành phố dẫn dắt kinh tế tri thức, trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy Tp HCM và Đông Nam Bộ phát triển8 nên phương án nhân sự tại đây có du di, và đặc biệt hơn Cũng thấy Thành phố thủ đức tuy là thành phố trực thuộc thành phố

nhưng cụ thể căn cứ theo cách tính điểm về quy mô dân số và diện tích

tự nhiên trong Nghị quyết số1211, có thể thấy, điểm số của thành phố

Thủ Đức xấp xỉ nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh, thậm chí còn cao điểm hơn so với hai tỉnh là tỉnh Hà Nam và tỉnh Ninh Thuận9 Điều này đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý xã hội, an ninh, dân sinh… nên cần nhiều hơn ba phó chủ tịch UBND để phân chia, thực hiện và hoàn thành các công việc một cách sát xao và đạt kết quả tốt nhất Tuy nhiên tôi cũng nghĩ rằng: đây là thành phố thuộc thành phố đầu tiên được thành lập trên cả nước mà việc phân bổ nhân sự đã không thể thực hiện theo luật thì liệu rằng các đơn vị hành chính giống như Thành phố Thủ Đức được thành lập sau sẽ còn có những biến tướng về luật như thế nào nữa? Và phải chăng đây là những thiếu xót của các

8 Xem them Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh

99 TS Cao Vũ Minh (Đại học Luật TP Hồ Chí Minh)_ Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ

Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 22 (422), tháng 11/2020

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w