1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xác định địa vị pháp lý của thành phố Thủ Đức ; Vẽ sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước của thành phố Thủ Đức

9 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

KHOA LUẬT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ MÔN LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

-0-0 -

HỌ TÊN SINH VIÊN Phạm Ngọc Thắng

Mã sv :20061267 Lớp :K65C

Tiều luận kết thúc môn học : Luật Hành Chính Giảng viên:

Hà Nội -2021

Trang 2

Mở đầu:

Vấn dề về thành uỷ TP.HCM ban hành đề án thánh lập thành phố thủ đức đang rất được nhiều người quan tâm đến , em làm đề tài này để chỉ ra những vấn đề và hiểu hơn về đề án thành lập TP.Thủ đức của thành uỷ TP.HCM về địa lý pháp lý hay sơ đồ ban hành cơ quan …

1.Vị trí pháp lý của thành phố thủ đức

*Trước tiên , để tìm hiều về vị trí pháp lý của thành phố thủ đức ta cần phải hiểu lịch sử hình thành cũng như địa lý của tp thủ đức?

Thủ Đức là một thành phố thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Thành phố Thủ Đức được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị thành lập vào cuối năm 2020 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ là Quận 2, Quận 9 và quận Thủ Đức[1]

Ngày 1 tháng 1 năm 2021, Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 chính thức có hiệu lực[1], Thủ Đức trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình đơn vị hành chính thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương.[9]

Thủ Đức nằm ở cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí quan trọng

trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, là đầu mối của các tuyến giao thông huyết mạch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ như: Xa lộ Hà Nội, Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13, Đại lộ Phạm Văn Đồng – Quốc lộ 1K Ngoài ra, tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên chạy dọc theo Xa lộ Hà Nội trên địa bàn thành phố đang trong quá trình hoàn thiện, dự kiến sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2022.[10]

Hiện nay, thành phố Thủ Đức đang được chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư xây dựng thành một đô thị sáng tạo tương tác cao

*Vị trí địa lý

Thành phố Thủ Đức nằm ở phía đông Thành phố Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý:

Trang 3

 Phía đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành thuộc tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai

 Phía tây giáp Quận 12, quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 với ranh giới là sông Sài Gòn

 Phía nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn)

 Phía bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương

Thành phố có diện tích 211,56 km², dân số năm 2019 là 1.013.795 người[1], mật độ dân số đạt 4.792 người/km²

Thành phố Thủ Đức có 34 phường trực thuộc: An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Bình Chiểu, Bình Thọ, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, Cát Lái, Hiệp Bình Chánh, Hiệp Bình Phước, Hiệp Phú, Linh Chiểu, Linh Đông, Linh Tây, Linh Trung, Linh Xuân, Long Bình, Long Phước, Long Thạnh Mỹ, Long Trường, Phú Hữu, Phước Bình, Phước Long A, Phước Long B, Tam Bình, Tam Phú, Tân Phú, Tăng Nhơn Phú A, Tăng Nhơn Phú B, Thạnh Mỹ Lợi, Thảo Điền, Thủ Thiêm, Trường Thạnh, Trường Thọ

*Vị trí pháp lý

Điều 51 Luật Tổ chức chính quyền địa phương quy định, chính quyền địa phương ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương là cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Tp HCM ngày 16/11/2020 cũng khẳng định chính quyền địa phương ở thành phố thuộc Tp HCM có HĐND và UBND Như vậy, có thể khẳng định rằng, chính quyền địa phương tại thành phố Thủ Đức sẽ có HĐND và UBND Khác với HĐND hoạt động không thường xuyên, UBND là thiết chế hoạt động thường xuyên, liên tục, thực hiện chức năng quản lý theo sự phân cấp[2]

Chính vì vậy, trong mối tương quan với cơ quan dân cử thì cơ quan hành chính luôn thể hiện tính năng động, kịp thời Với tư duy đó, hoạt động của thành phố Thủ Đức có đạt tính hiệu quả, sáng tạo hay

Trang 4

không phải phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của UBND thành phố Thủ Đức Như vậy, khi thành phố Thủ Đức được thành lập và đi vào hoạt động thì vấn đề trao quyền cho UBND thành phố Thủ Đức đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của chính quyền địa phương nơi đây Trao quyền cho chính quyền thành phố Thủ Đức không chỉ đơn giản là, trao nhiệm vụ và buộc chính quyền thành phố Thủ Đức tuân theo các quy định trong nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn của cấp trên, mà cần phải trao quyền tự do lựa chọn phương pháp, cách thức thực hiện các nhiệm vụ của mình[3] Nói cách khác, UBND thành phố Thủ Đức cần được trao những quyền hạn cụ thể trên cơ sở phát huy sự chủ động, sáng tạo, xứng tầm với tên gọi thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Theo quy định của khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, việc phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí sau:

i) Quy mô dân số; ii) Diện tích tự nhiên

iii) Trình độ phát triển kinh tế - xã hội iv) Số đơn vị hành chính trực thuộc

v) Các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo Tuy nhiên, xét trên thực tế không phải tất cả các đơn vị hành chính khi phân loại đều dựa trên năm tiêu chí này[4] Trong các tiêu chí trên thì hai tiêu chí là quy mô dân số và diện tích tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng

Cụ thể hóa hai tiêu chí này, UBTVQH ban hành Nghị quyết số1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính (Nghị quyết số 1211) Tiêu chí quy mô dân số và diện tích tự nhiên được tính điểm để phân loại đơn vị hành chính tỉnh Theo đó, nếu dân số từ 500.000 người trở xuống được tính 10 điểm; trên 500.000 người thì cứ thêm 30.000 người được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm; diện tích tự nhiên từ 1.000 km2

trở xuống được tính 10 điểm; trên 1.000 km2

thì cứ thêm 200 km2 được tính thêm 0,5 điểm, nhưng tối đa không quá 30 điểm[5]

Trang 5

Đề án thành lập thành phố Thủ Đức xác định sau khi sáp nhập để hình thành đơn vị hành chính thì thành phố Thủ Đức có tiêu chuẩn quy mô dân số hơn 1.013.795 triệu người, diện tích tự nhiên gần 211.56 km2 Nếu chỉ tính về tiêu chí diện tích tự nhiên thì thành phố Thủ Đức không thể sánh với các đơn vị hành chính cấp tỉnh Tuy nhiên, nếu so sánh về quy mô dân số thì thành phố Thủ Đức có số dân đông hơn khoảng 20 tỉnh khác[6] Nếu tính cả hai tiêu chí là quy mô dân số và diện tích tự nhiên thì thành phố Thủ Đức có thể sánh ngang với các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích nhỏ và quy mô dân số không đông Cụ thể, căn cứ theo cách tính điểm về quy mô dân số và diện tích tự nhiên trong Nghị quyết số1211

Thông thường, việc đánh giá trình độ phát triển kinh tế - xã hộicủa một đơn vị hành chính cấp huyện sẽ dựa vào các tiêu chí[7]:

i) Cân đối thu, chi ngân sách địa phương ii) Tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ iii) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp

iv) Tỷ lệ lao động qua đào tạo

v) Tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc đạt tiêu chí quốc gia về y tế vi) Diện tích nhà ở bình quân đầu người

vii) Tỷ lệ số hộ dân cư được dùng nước sạch

Trang 6

Theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/05/2016 của UBTVQH (Nghị quyết số 1210), thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương được phân loại đô thị theo tiêu chí đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III[8] Việc phân loại đô thị được thực hiện bằng phương pháp tính tổng số điểm đạt được của các tiêu chí[9] Theo đó, có năm tiêu chí:

i) Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ii) Quy mô dân số

iii) Mật độ dân số

iv) Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị

v) Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị

Trang 7

Sẽ không thể có những chính sách đặc thù nếu không có những thẩm quyền mang tính đặc thù Chính vì vậy, thừa nhận những đặc thù trong thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức là lời giải hợp lý nhất cho việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố Thủ Đức

2 sơ đồ tổ chức cơ quan nhà nước của thành phố Thủ Đức

Ban tổ chức Ban Tuyên giáo

Hội đồng nhân dân Quận TĐ

Uỷ Ban nhân dân Quận TĐ

Các đơn vị trực thuộc

Trường TC Nghề ĐÔng SÀI gòn

Bệnh viện Quận

Trung tâm Y tế CTTNHH MTY Công ích

Trung tâm TDTT

Trang 8

3 Theo phương án nhân sự (xem: thu-duc-truc-thuoc-tp-ho-chi-minh-chinh-thuc-hoat-dong-632665/) thành phố Thủ Đức sẽ có một (01) Chủ tịch và bốn (04) Phó Chủ tịch UBND thành phố Anh/Chị cho biết phương án nhân sự trên có hợp pháp không? Tại sao?

https://nhandan.vn/tin-tuc-su-kien/chinh-quyen-tp-Theo Phương án nhân sự trên thì TP Thủ Đức sẽ có 1 chủ tịch và 4 phó chủ tịch , phương án trên hoàn toàn hợp lý bởi vì :

Tại điểm b, Khoản 2, Điều 28 dự thảo nghị định, số lượng Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Đức và cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn có không quá 5 người cho đến hết nhiệm kỳ Chậm nhất là 5 năm từ ngày Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập TP.Thủ Đức có hiệu lực thi hành, số lượng cấp phó của UBND TP.Thủ Đức thực hiện theo quy định của pháp luật

=>Như vậy Tp Thủ Đức sẽ có 1 chủ tịch và 4 phó chủ tịch là hoàn toàn hợp pháp vì đã không quá 5 người , và công việc của mọi người sẽ hoàn thành tốt nhất có thể

Kết luận

Như vậy , qua bài viết trên đã giúp ta tìm hiểu thêm và hiểu biết thêm về đề án thành lập TP.Thủ Đức được thành uỷ bởi TP.HCM TP Thủ đức sẽ là nơi định hướng , là vùng lõi kinh tế và là nơi có vai trò đầu mối giao thương quốc tế cũng như phát triển TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung

Tài liệu Tham khảo:

1.https://tpthuduc.hochiminhcity.gov.vn/co-cau-to-chuc

2.http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210655

3 Xem thêm Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh

4 Vũ Thư, “Phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Quản lý pháp luật, số 222, năm 2014

Trang 9

5 Võ Trí Hảo, “Từ triết lý thiết kế chính quyền địa phương đến những gợi mở cho Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 3+4, năm 2015

6 Nguyễn Đặng Phương Truyền, “Hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6, năm 2019 7 Điều 12Nghị quyết số1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính

8 Nguyễn Đặng Phương Truyền, “Hoàn thiện pháp luật về tiêu chuẩn, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính ở nước ta”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 6, năm 2019 9.Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

10

http://quantri.thuduc.hochiminhcity.gov.vn/Data/UBND/linhtrung/Attachments/2020_9/2020NewFolder/021-final-da_nen_189202012.pdf

11 https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7_%C4%90%E1%BB%A9c

12 UBTVQH14-2020-sap-xep-don-vi-hanh-chinh-cap-huyen-cap-xa-Ho-Chi-Minh-

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Nghi-quyet-1111-NQ-460049.aspx

13 chinh-thuc-hoat-dong-632665/

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN