1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học khu vực 3, thành phố thủ đức, thành phố hồ chí minh

174 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phạm Ngọc Thanh Vân
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Tuyết Mai, TS. Phan Trần Phú Lộc
Trường học Trường Đại học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Quản lý Giáo dục
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bình Dương
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 3,6 MB

Nội dung

Trang 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM NGỌC THANH VÂN Trang 2 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT PHẠM NGỌC THANH VÂN Trang 3

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

PHẠM NGỌC THANH VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

KHU VỰC 3, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Bình Dương - 2023

Trang 2

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

PHẠM NGỌC THANH VÂN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC

KHU VỰC 3, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 8140114 LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1:

TS TRẦN THỊ TUYẾT MAI NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 2:

TS PHAN TRẦN PHÚ LỘC

Bình Dương - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu riêng của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Trần

Thị Tuyết Mai và Tiến sĩ Phan Trần Phú Lộc

Các số liệu được sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đúng quy định

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và đều là kết quả điều tra thực tế của tôi tại các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Tôi cam đoan những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công

bố trong bất kỳ công trình nào

Người cam đoan

Phạm Ngọc Thanh Vân

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình được học tập và nghiên cứu để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân Bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức, kĩ năng rất giá trị và bổ ích Với những tình cảm chân thành, tôi xin thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đến:

- Trường Đại học Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương, Viện Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu khoa học Quý Thầy, cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

- Tiến sĩ Trần Thị Tuyết Mai và Tiến sĩ Phan Trần Phú Lộc, người hướng dẫn khoa học đã tạo điều kiện, quan tâm sâu sát, định hướng và tận tình chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

- Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến đóng góp quý báu để tôi thực hiện luận văn này

- Bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã hỗ trợ, tạo điều kiện, động viên tôi hoàn thành khóa học và hoàn tất luận văn

Tuy đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn này khó tránh khỏi những thiếu sót Rất kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và Hội đồng khoa học chấm luận văn để luận văn của tôi được hoàn thiện hơn

Trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Phạm Ngọc Thanh Vân

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

3.1 Khách thể nghiên cứu: 3

3.2 Đối tượng nghiên cứu: 3

4 Phạm vi nghiên cứu 3

4.1 Về nội dung: 3

4.2 Về địa bàn nghiên cứu: 3

4.3 Về thời gian nghiên cứu: 3

5 Giả thuyết khoa học 4

6 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

7 Phương pháp nghiên cứu 4

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 4

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 5

7.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu 5

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động 6

7.3 Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu 6

8 Đóng góp của luận văn 6

8.1 Về lý luận 6

8.2 Về thực tiễn 7

9 Cấu trúc luận văn 7

Chương 1 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC 8

1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề 8

1.1.1 Những nghiên cứu nước ngoài 8

1.1.2 Những nghiên cứu trong nước 1.3 Lý luận về giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học 14

1.3.1 Đặc điểm học sinh tiểu học 14

1.3.2 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học 16

Trang 6

1.3.3 Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học 17

1.3.4 Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học 18

1.3.5 Phương pháp và hình thức giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học 21

1.3.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học 23

1.3.7 Điều kiện giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học 24

1.4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học 25

1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học 25

1.4.2 Chức năng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh ở trường tiểu học 26

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tiểu học 32

1.5.1 Các yếu tố khách quan 32

1.5.2 Các yếu tố chủ quan 34

Kết luận chương 1 35

Chương 2 36

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH 36

CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC 3, 36

THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 36

2.1 Đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục tại Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 36

2.1.1 Tình hình kinh tế - xã hội tại Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức 36

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 38

2.2.1 Mục đích khảo sát 38

2.2.2 Nội dung khảo sát 38

2.2.3 Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng và đối tượng khảo sát 38

2.2.4 Mẫu khảo sát 41

2.2.5 Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 42

2.2.6 Qui ước thang đo 43

2.3 Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động GD giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 43

Trang 7

2.3.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ HS về vị trí, vai

trò của hoạt động GD giới tính cho HS tiểu học 43

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 47

2.3.4 Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 50

2.3.5 Thực trạng kiểm tra, đánh giá giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 54

2.3.6 Thực trạng điều kiện giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 57

2.4 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 58

2.4.1 Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 58

2.4.2 Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 59

2.4.2.1 Thực trạng lập kế hoạch giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 59

2.4.2.2 Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 61

2.4.2.3 Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 64

2.4.2.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 66

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 68

2.5.1 Các yếu tố chủ quan 68

2.5.2 Các yếu tố khách quan 70

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 71

2.6.1 Những ưu điểm 71

2.6.2 Những hạn chế 72

2.6.3 Nguyên nhân của thực trạng 73

2.6.3.1 Nguyên nhân khách quan 74

2.6.3.2 Nguyên nhân chủ quan 74

Kết luận chương 2 75

Trang 8

Chương 3 76

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH 76

CHO HỌC SINH TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC KHU VỰC 3, THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 76

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 76

3.1.1 Nguyên tắc bảo đảm tính mục tiêu 76

3.1.2 Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn 76

3.1.3 Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi 76

3.1.4 Nguyên tắc bảo đảm tính đồng bộ 77

3.2 Hệ thống các biện pháp quản lý hoạt giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 77

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục giới tính và quản lý hoạt động giáo dục giới tính 77

3.2.2 Lập kế hoạch giáo dục giới tính cụ thể, khả thi trên cơ sở phát huy vai trò của tổ chuyên môn và giáo viên 79

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực giáo dục giới tính cho giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tích cực tham gia thực hiện hoạt động giáo dục giới tính 81

3.2.4 Chỉ đạo lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục giới tính cho học sinh 82

3.2.5 Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh 84

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 85

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 87

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 87

3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 87

3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 87

3.4.4 Mẫu khảo nghiệm 87

3.4.5 Quy ước thang đo 88

3.4.6 Kết quả khảo nghiệm 88

3.4.6.1 Kết quả khảo nghiệm biện pháp nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ HS về hoạt động GD giới tính và quản lý hoạt động GDGT 88

3.4.6.2 Kết quả khảo nghiệm biện pháp lập kế hoạch GD giới tính cụ thể, khả thi trên cơ sở phát huy vai trò của tổ chuyên môn và giáo viên 90

3.4.6.3 Kết quả khảo nghiệm biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực GD giới tính cho giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tích cực tham gia thực hiện hoạt động GD giới tính 91

Trang 9

3.4.6.4 Kết quả khảo nghiệm biện pháp chỉ đạo lựa chọn nội dung, đổi mới phương

pháp, hình thức GD giới tính cho HS 92

3.4.6.5 Kết quả khảo nghiệm biện pháp tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GD giới tính cho HS 94

Kết luận Chương 3 96

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 97

1 Kết luận 97

1.1 Về lí luận 97

1.2 Về thực tiễn 97

1.3 Đề xuất các biện pháp 97

2 Khuyến nghị 98

2.1 Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh 98

2.2 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo tại thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 98

2.3 Đối với các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh 98

2.4 Đối với giáo viên tiểu học 98

2.5 Đối với cha mẹ học sinh tiểu học 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 99

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 1

PHỤ LỤC 1 1

PHỤ LỤC 2 11

PHỤ LỤC 4: 22

PHỤ LỤC 5: Ý KIẾN KHẢO SÁT CỦA CMHS 30

PHỤ LỤC 6: SỐ LIỆU XỬ LÝ BẰNG PHẦN MỀM SPSS 33

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1: Bảng thống kê số lượng CBQL, GV khảo sát 39 Bảng 2.2: Đặc điểm CBQL và GV được khảo sát 39 Bảng 2.3: Đặc điểm cha mẹ HS được khảo sát 40 Bảng 2.4: Hệ số Cronbach's Alpha của các thang đo hoạt động GDGT 42 Bảng 2.5: Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo công tác quản lý

Bảng 2.6 Quy ước đánh giá, phân tích số liệu 43 Bảng 2.7: Ý kiến của CBQL, GV về vị trí và vai trò của hoạt động

Bảng 2.8: Ý kiến của CMHS về vị trí, vai trò của hoạt động GDGT cho

HS tại trường tiểu học

Phụ lục trang 30 Bảng 2.9: Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về thực trạng

Bảng 2.10: Ý kiến của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả

thực hiện nội dung hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học 47 Bảng 2.11: Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện và kết quả

thực hiện phương pháp và hình thức GDGT cho HS tại trường tiểu học 50 Bảng 2.12: Ý kiến của CBQL, GV và CMHS về thực trạng thực

hiện đánh giá kết quả GDGT cho HS tại các trường tiểu học 55 Bảng 2.13 Ý kiến của CBQL, GV về tầm quan trọng của quản lý

Bảng 2.14: Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng xây dựng kế hoạch

hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học 59 Bảng 2.15: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về thực trạng tổ chức

hoạt động GD giới tính cho HS tại các trường tiểu học 61 Bảng 2.16: Ý kiến khảo sát của CBQL, GV về thực trạng chỉ đạo

hoạt động GD giới tính cho HS tại các trường tiểu học 64

Trang 12

Bảng 3.1 Mô tả mẫu khảo nghiệm 87 Bảng 3.2 Quy ước thang đo kết quả khảo nghiệm 88 Bảng 3.3 Kết quả khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện pháp

“Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ HS về

hoạt động GD giới tính và quản lý hoạt động GD giới tính.”

88

Bảng 3.4 Kết quả khảo khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện

pháp “Lập kế hoạch GDGT cụ thể, khả thi trên cơ sở phát huy vai trò

của tổ chuyên môn và giáo viên”

90

Bảng 3.5 Kết quả khảo khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện

pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực GDGT cho giáo viên, tạo điều

kiện cho đội ngũ giáo viên tích cực tham gia thực hiện hoạt động

GDGT”

91

Bảng 3.6 Kết quả khảo khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện

pháp “Chỉ đạo lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức

Bảng 3.7 Kết quả khảo khảo sát tính cần thiết và khả thi của biện

pháp “Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GD giới tính

cho HS.”

94

Trang 13

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Ý kiến của CMHS về thực trạng kết quả thực

hiện nội dung GDGT cho HS tại các trường tiểu học

Phụ lục 5 trang

31

Biểu đồ 2.2: Ý kiến của CMHS về mức độ và kết quả thực

hiện phương pháp GDGT tại các trường tiểu học

Phụ lục 5 trang

31

Biểu đồ 2.3: Ý kiến của CMHS về thực trạng mức độ và kết

quả thực hiện hình thức GDGT cho HS tại các trường tiểu học

Phụ lục 5 trang

32

Biểu đồ 2.4: Ý kiến của CBQL, GV về thực trạng điều kiện

GDGT cho HS tại các trường tiểu học

Phụ lục 5 trang

32

Biểu đồ 2.5: Ý kiến của CMHS về thực trạng điều kiện GDGT

cho HS tại các trường tiểu học

Phụ lục 5 trang

32 Biểu đồ 2.6: Ý kiến CBQL, GV về thực trạng kiểm tra hoạt

động GDGT tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố

Thủ Đức

66

Biểu đồ 2.7: Ý kiến của CBQL, GV về các yếu tố chủ quan

ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các

trường tiểu học

69

Biểu đồ 2.8: Ý kiến của CBQL, GV về các yếu tố khách quan

ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các

trường tiểu học

70

Trang 14

TÓM TẮT

Theo khoản 1 - Điều 89 - Chương VI Luật GD 2019 nêu rõ “Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập GD, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động GD theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của HS cho cha mẹ hoặc người giám hộ.” (Luật GD, 2019)

Trong chương trình GD phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Bộ GD và đào tạo, 2006) GDGT được đưa vào trong nội dung giảng dạy của chương trình môn Khoa học lớp 5 Theo Chương trình GD phổ thông năm 2018 ban hành theo Thông tư

số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, nội dung GDGT được đưa vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5 Các nội dung liên quan đến GDGT như phòng tránh xâm hại, cũng được đưa vào nội dung của một số môn học khác như Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm từ lớp 1 (Bộ GD và đào tạo, 2022)

Đề tài “Quản lý hoạt động GD giới tính cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh” tập trung hệ thống

hoá cơ sở lý luận về hoạt động GDGT cho HS tại trường tiểu học cũng như phân

tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3 thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết (phân tích, tổng hợp và phân loại, hệ thống lý thuyết), nghiên cứu thực tiễn (điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động) và phương pháp xử lý dữ liệu để làm sáng tỏ thực trạng hoạt động GDGT như: ý nghĩa của hoạt động GDGT cho HS, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giá kết quả hoạt động GDGT cho HS Người nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học theo các chức năng quản lý cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

Tại các trường tiểu học Khu Vực 3, trong thời gian qua hoạt động GDGT cho HS đã được triển khai, áp dụng và đạt những kết quả nhất định Nhưng vẫn còn một bộ phận CBQL, GV và CMHS chưa nhận thức đầy đủ về hoạt động GDGT trong thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức GDGT mới chỉ đạt ở mức từ trung bình đến khá

Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDGT cho

HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh qua việc thực hiện các chức năng quản lý: Xây dựng kế hoạch động GDGT cho

HS trong trườngt tiểu học; Tổ chức thực hiện động GDGT cho HS trong trường tiểu học; Chỉ đạo thực hiện động GDGT cho HS trong trường tiểu học; Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động GDGT cho HS trong trường tiểu học Kết quả nghiên cứu cho thấy, quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực

3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh còn một số hạn chế như: Chưa có

kế hoạch riêng về hoạt động GDGT, việc lập kế hoạch chưa thật sự được quan tâm đúng mức; Tổ chức thực hiện hoạt động GDGT chưa đồng bộ, thường xuyên, nhiều nội dung lạc hậu không phong phú, không mang tính thời sự; Chỉ đạo hoạt động GDGT cho HS còn hạn chế trong thực hiện hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội Điều kiện cơ sở vật chất để thực hiện hoạt động GDGT còn hạn chế, chưa được quan tâm đầu tư; Công tác kiểm tra, đnáh giá hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học chưa thường xuyên và hiệu quả

Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản

lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ HS về hoạt động GDGT và quản lý hoạt động GDGT Lập kế hoạch GDGT cụ thể, khả thi trên cơ sở phát huy vai trò của tổ chuyên môn và giáo viên; Tổ chức bồi dưỡng năng lực GDGT cho giáo viên, tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên tích cực tham gia thực hiện hoạt động GDGT; Chỉ đạo lựa chọn nội dung, đổi mới phương pháp, hình thức GDGT cho HS; Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá hoạt động GDGT cho HS

Trang 16

Các biện pháp trên được CBQL khẳng định tính cần thiết và tính khả thi cao Chúng có mối quan hệ biện chứng, tác động, hỗ trợ nhau và không tách rời nhau trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, tuỳ vào điều kiện và tình hình thực tế của các trường, Hiệu trưởng có thể lựa chọn và

áp dụng các biện pháp đề xuất trên một cách thích hợp và phù hợp trong thực tiễn quản lý tại mỗi trường

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục giới tính (GDGT) ở trẻ em luôn được xem là một trong những vấn đề nổi bật và được sự quan tâm từ phía xã hội Bên cạnh trách nhiệm của nhà trường, gia đình cũng là nền tảng vững chắc để giúp cho con hiểu những nội dung nhạy cảm

về giới tính và ngay từ khi còn nhỏ GDGT là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm Nội dung này đã là một phần của chương trình toàn diện bắt buộc trong trường học ở nhiều quốc gia như Thụy Điển từ năm 1955, ở Pháp từ năm 1973…(Nguyễn Minh Giang, 2016)

Tại Việt Nam, GDGT đang được xã hội đặc biệt quan tâm, do tỉ lệ trẻ em bị bắt cóc và xâm hại ngày càng tăng cao Trước tình hình này, vấn đề GDGT trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết Với đà phát triển tâm sinh lý của trẻ em, tuổi dậy thì của trẻ ở các thành phố lớn đang bắt đầu rất sớm, từ 8-12 tuổi và thuộc giai đoạn

HS tiểu học Giai đoạn này, trẻ rất cần được trang bị những kiến thức về giới tính Đòi hỏi cần cung cấp cho trẻ những vốn kiến thức liên quan đến GT Có kiến thức về

GT sẽ giúp trẻ có thái độ tôn trọng, yêu quý bản thân, có quyền và trách nhiệm bảo

vệ sự an toàn của bản thân, giúp trẻ có sự nhận thức và biết trân trọng những giá trị

về bản thân, tình bạn.Vì vậy, nhà trường tiểu học cần hết sức quan tâm đến GDGT cho HS (HS) (Nguyễn Thanh Bình và nnk., 2005)

Theo khoản 1 - Điều 89 - Chương VI Luật GD 2019 còn nêu rõ “Nhà trường có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập GD, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động GD theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học; thông báo về kết quả học tập, rèn luyện của HS cho cha mẹ hoặc người giám hộ.” (Luật GD, 2019)

Trong chương trình GD phổ thông cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GDĐT (Bộ GD và đào tạo, 2006) GDGT được đưa vào trong nội dung giảng dạy của chương trình môn Khoa học lớp

5 Theo Chương trình GD phổ thông năm 2018 ban hành theo Thông tư

số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, nội dung GDGT được đưa vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5 Các nội dung liên quan đến GDGT như phòng tránh xâm hại, cũng

Trang 18

được đưa vào nội dung của một số môn học khác như Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm

từ lớp 1 (Bộ GD và đào tạo, 2022)

Như vậy, nội dung về GDGT đã được đưa vào chương trình các môn học chính thức, bắt buộc trong các lớp ở bậc tiểu học, các nội dung đưa vào bảo đảm phù hợp với phát triển tâm lý lứa tuổi của HS Để GDGT đạt kết quả tốt cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, đặc biệtsự quan tâm tổ chức, chỉ đạo của hiệu trưởng nhà trường đối với hoạt động GDGT cho HS Tăng cường GDGT cho HSTH là cần thiết, không còn tranh cãi song trên thực tế hiện nay HSTH còn ít hiểu biết về giới tính và ít kiến thức cũng như các kỹ năng bảo vệ chính mình

Vấn đề đặt ra là, nội dung GDGT cho HS với các phương pháp và hình thức giáo dục (GD) như thế nào để đạt kết quả thiết thực, công tác quản lý hoạt động GDGT cho HS cần triển khai sao cho đồng bộ và hiệu quả Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động GDGT và quản lý hoạt động GDGT song vẫn cần có những nghiên cứu trên các địa bàn khác nhau, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố

Hồ Chí Minh

Tại các trường tiểu học khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, thời gian qua đã triển khaithực hiện hoạt động GDGT, cán bộ quản lý đã có sự quan quan tâm tổ chức chỉ đạo hoạt động này Tuy nhiên, hoạt động GDGT còn hạn chế

về chất lượng và hiệu quả Bởi lẽ, GDGT chưa được phổ biến rộng rãi, đồng đều trên toàn khu vực Đa phần những trường ở trung tâm thành phố có điều kiện thực hiện tốt hơn các trường ở khu vực xa thành phố Những trường xa thành phố hầu như nhận thức về GDGT còn khá mới mẻ, nội dung cũng không được chú trọng nhiều, hình thức tổ chức thì đơn giản thiếu sáng tạo, cơ sở vật chất cũng gặp nhiều bất cập Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: việc chú trọng về nội dung giảng dạy kiến thức phổ thông chiếm khung thời gian hơn so với GDGT, nội dung GDGT cũng còn hạn hẹp mang tính khuôn mẫu, đội ngũ giáo viên (GV) chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn về GDGT Ngoài ra, công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động GDGT chưa đạt hiệu quả như mong đợi Trong bối cảnh đổi mới GD, phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất cho người học đòi hỏi người GV và cán bộ quản lý (CBQL) phải chú trọng về hoạt động GDGT cho HS tiểu học, đảm bảo cho các em phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, đáp ứng với yêu cầu thực tiễn

Trang 19

Vì nhiều lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức,

thành phố Hồ Chí Minh” làm để tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên

ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDGT của Hiệu trưởng các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó rút ra nguyên nhân và đề xuất biện pháp quản lý với mức độ cần thiết

và tính khả thi cao nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GDGT trong trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu:

Hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học

3.2 Đối tượng nghiên cứu:

Quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

4 Phạm vi nghiên cứu

4.1 Về nội dung:

Đề tài đi sâu nghiên cứu quản lý hoạt động GDGT trong trường tiểu học theo tiếp cận chức năng quản lý; đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDGT nhằm nâng cao chất lượng GDGT ở các trường tiểu học công lập Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Chủ thể quản lý là hiệu trưởng trường tiểu học

4.2 Về địa bàn nghiên cứu:

Do thành phố Thủ Đức hiện nay được chia thành 3 khu vực, do đó tác giả tập trung khảo sát thực trạng GDGT và quản lý hoạt động GDGT ở một số trường tiểu học công lậpKhu Vực 3 của thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

4.3 Về thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2022 đến tháng 7/2023 Số liệu sử dụng trong

đề tài luận văn được thu thập từ năm học 2021 - 2022 đến năm 2022 - 2023

Trang 20

5 Giả thuyết khoa học

Hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh chưa được quan tâm nhiều, chỉ được lồng ghép tích hợp trong hoạt động của Chi đội hoặc của Đoàn Thanh niên

Công tác quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh còn chung chung, việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động GDGT cho HS còn hạn chế, đặc biệt là tổ chức, chỉ đạo

và kiểm tra hoạt động GDGT.Nếu tiến hành khảo sát, đánh giá và phân tích kết quả thực trạng một cách khách quan chính xác về công tác quản lý hoạt động GDGT cho

HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả thi cao

6 Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDGT cho HS tại trường tiểu học

6.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường

tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

6.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh”, tác giả

luận văn sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Mục đích: Hệ thống hóa những nội dung của cơ sở lý luận về quản lý hoạt động

GDGT cho HS tại trường tiểu học

Nội dung và cách thực hiện: Sử dụng nhiều phương pháp phân tích, tổng hợp,

so sánh các nguồn tài liệu như chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà Nước, Luật GD, các văn bản, quy chế, thông tư hướng dẫn có liên quan, sách, tạp chí, các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, các bài viết khoa học, nhằm tìm hiểu sâu sắc bản chất của vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Từ đó, phân loại

và hệ thống hóa những nội dung lý luận làm cơ sở lý luận về quản lý hoạt động GDGT cho HSTH để giải thích kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý hoạt động

Trang 21

GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Thu thập số liệu, dữ liệu để làm rõ thực trạng hoạt động GDGT và

quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung: Tập trung khảo sát thực trạng hoạt động GDGT và quản lý hoạt động

GDGTchoHS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Chẳng hạn như: nhận thức của CBQL và GV về hoạt động GDGT, về quản

lý hoạt động GDGT; thực trạng thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức GDGT…những thuận lợi và khó khăn; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện các chức năng quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Luận văn cũng sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo nghiệm tính cần thiết

và khả thi của các biện pháp đề xuất

Cách thức thực hiện: Xây dựng công cụ gồm phiếu khảo sát các đối tượng là

Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn, GV, Bí thư Đoàn Thanh niên, Tổng phụ trách Đội và cha mẹ HS (CMHS) Sau đó, tiến hành khảo sát trên 09 trường tiểu học tại Khu Vực 3, trên địa thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh Cụ thể là: Trường tiểu học Hoàng Diệu; Trường tiểu học Linh Chiểu; Trường tiểu học Lương Thế Vinh; Trường tiểu học Bình Triệu; Trường tiểu học Trương Văn Hải; Trường tiểu học Bình Chiểu; Trường tiểu học Linh Đông; Trường tiểu học Từ Đức; Trường tiểu học Bình Quới

7.2.1 Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: Phương pháp này để thu thập thêm thông tin, dữ liệu một cách trực

tiếp; đối chiếu và so sánh với kết quả khảo sát thực trạng qua phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Đồng thời làm rõ thêm thông tin cần thiết từ người được phỏng vấn

mà khảo sát qua phiếu hỏi chưa đáp ứng được

Nội dung: Tham gia phỏng vấn trực tiếp dựa theo bảng hỏi phỏng vấn đã soạn

sẵn như: Ưu điểm, hạn chế của hoạt động GDGT, quản lý hoạt động GDGT và đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu

Trang 22

Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Cách thức thực hiện: Dùng bảng câu hỏi để đàm thoại, phỏng vấn trực tiếp hoặc

qua điện thoại 3 Hiệu trưởng, 3 Phó hiệu trưởng, 3 tổ trưởng chuyên môn, 6 GV, 3 CMHS, 3 HS

7.2.2 Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động

Mục đích: Tìm hiểu thực tế hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung: Tìm hiểu những nội dung đã được triển khai, cách thức tổ chức thực

hiện quản lý hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố

Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Cách thức tiến hành: Tiến hành nghiên cứu các hồ sơ quản lý; kế hoạch; biên

bản; báo cáo sơ kết, tổng kết; sản phẩm sau khi thực hiện của CBQL, GV có liên quan đến hoạt động GDGT cho HS tại các trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh các năm học 2020 - 2021; 2021 - 2022; 2022 - 2023

7.3 Nhóm phương pháp xử lý dữ liệu

Chúng tôi sử dụng chương trình SPSS 16.0 và phần mềm Microsoft Excel để tính các giá trị như sau: tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tính % để mô tả kết quả

thực trạng, vẽ biểu đồ…Trên cơ sở so sánh các giá trị thu được từ quá trình điều tra

PP xử lý dữ liệu định tính: Các cuộc phỏng vấn và những câu hỏi dạng định tính

sẽ được phân tích bằng phương pháp trích lọc nội dung theo từng phần Các nội dung này được phối hợp với dữ liệu định lượng để làm rõ nét hơn thực trạng của vấn đề

nghiên cứu

PP xử lý dữ liệu định lượng: Sau khi thu thập các phiếu khảo sát, với kết quả thu được, tác giả sử dụng phần mềm SPSS mã nguồn mở và phần mềm Microsoft Excel để tính các giá trị như sau: tính độ lệch chuẩn, tính % để mô tả kết quả thực trạng, giá trị trung bình, vẽ biểu đồ…Trên cơ sở so sánh các giá trị thu được từ quá

Trang 23

9 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

văn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

tại trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại

trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại

trường tiểu học Khu Vực 3, thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 24

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến hoạt động GDGT và quản lý hoạt động GDGT cho HSTH được nhiều nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Các nghiên cứu đa dạng từ những vấn đề chung nhất về hoạt động GDGT và quản lý GDGT trong các cơ sở GD như quan niệm về GDGT, vai trò của GDGT, các nguyên tắc quản lý, phương pháp thực hiện,… đến các nghiên cứu về thực tế hoạt động GDGT cho HS tiểu học Trong phạm vi công trình nghiên cứu này, tác giả khái quát một số nghiên cứu có liên quan đến GDGT và quản lý hoạt động GDGT ở nước ngoài và

trong nước:

1.1.1 Những nghiên cứu nước ngoài

Trong cuốn sách “Sơ lược về GD giới tính” của M.E đã nêu rằng GDGT là một

vấn đề được nhiều nước ở Châu Âu tiến hành rất sớm Năm 1921 Thụy Điển đã nghiên cứu vấn đề GDGT Ngay từ giai đoạn đó Thụy Điển đã coi GDGT là một nhiệm vụ quan trọng và là quyền bình đẳng nam nữ chính là trách nhiệm của công dân đối với xã hội Năm 1942 Bộ GD Thụy Điển quyết định đưa thí điểm GDGT vào trong nhà trường và đến năm 1956 thì dạy phổ cập ở tất cả các loại trường từ tiểu học đến Trung học

Tại Indonexia trong công tác GDGT cho HSTH, các phương tiện truyền thông Phù hợp với tuyên bố này, nhà nghiên cứu Kurniastuti Lestari, (2006) nói rằng thông qua các phương tiện truyền thông, wayang kagok là một phương tiện di động và hiệu quả bất cứ nơi nào bởi vì nó là một phương tiện truyền thông in ấn, như một phương tiện có thể truyền đạt tìm hiểu về GDGT cho trẻ từ 7-12 tuổi (Kurniastuti Lestari, 2006)

Ở Hàn Quốc, theo tác giả Kim JM, Lee MS, Song HJ (2008) trong bài báo khoa

học An analysis of risk factors for falls in the eloderly by gender (tạm dịch là: Phân

tích các yếu tố nguy cơ xấu ảnh hưởng đến trẻ em về vấn đề giới tính) đã chỉ ra để GDGT cho HS tiểu học đạt hiệu quả về nội dung và cách truyền đạt phải khác nhau, nhất là theo giai đoạn phát triển của trẻ như: sở thích, nhu cầu, đặc điểm, v.v nên được xem xét

Và cùng quan điểm về GDGT cho HSTH, tác giả Lee JH, Yu HK, Cho YS

Trang 25

(2011) trong bài báo tạp chí The development of a parents-involved group counseling program to improve sexual-consciousness of elementary school students in higher grade (tạm dịch là: Xây dựng chương trình tư vấn nhóm có sự tham gia của CMHS nhằm nâng cao nhận thức về giới tính cho HS tiểu học) trình bày như sau: trường tiểu học bao giờ hết các nghiên cứu can thiệp GD giới tính trong đời sống dựa trên phương pháp GD giới tính truyền thống và tư vấn nhóm

Còn theo quan điểm của tác giả Iqbal, A.M (2013) trong cuốn sách Konsep Pemikiran Al-Ghazali tentang Pendidikan, Madiun (tạm dịch là: Khái niệm tư tưởng

về GD của Al-Ghazali, Madiun) chỉ ra rằng, trường học trở thành môi trườngthứ hai sau gia đình, và GV là cha mẹ thực sự Al- Ghazali có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo,

GD con cái không chỉ cho đến khi trưởng thành thậm chí còn nhiều hơn thế, trong đó

có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, GD trẻ em vào những giờ cụ thể được bàn giao cho nhà trường lấy GV làm mũi nhọn của GD

Còn Weatherley và cộng sự (trong Gambaran Pemahaman Anak Usia Sekolah Dasar Tentang Pendidikan Seksual Dalam Upaya Pencegahan Kekerasan Seksualpada Anak, 2017) giải thích rằng phòng chống bạo lực tình dục sẽ không đạt hiệu quả tối ưu nếu chỉ có cha mẹ GDGT, nhưng sẽ hiệu quả hơn nếu nhà trường cũng hỗ trợ GDGT cho lứa tuổi học đường những đứa trẻ Những tiến bộ công nghệ hiện tại cũng là một thách thức trong việc cung cấp dịch vụ phù hợp nhằm GDGT cho trẻ (Permatasari, E.&Ginanjar, S A, 2017)

1.1.2 Những nghiên cứu ở Việt Nam

Một số đề tài luận văn thạc sĩ về GDGT có thể kể đến là:Năm 1994, đề tài luận văn thạc sĩ: “Thực trạng nhận thức và thái độ của HS đối với một số nội dung GD giới tính” của Nguyễn Văn Phương Năm 1998, đề tài luận văn tốt nghiệp: “Khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ của HS về một số vấn đề cơ bản của nội dung GDGT tại một số trường tiểu học” của Lê Khắc Mỹ Phượng

Từ năm 1985, có rất nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả về giới tính,

về tình dục về hôn nhân gia đình đã bắt đầu được công bố Các tác giả Đặng Xuân Hồi, Trần Trọng Thủy, Phạm Hoàng Gia, Nguyễn Thị Đoan, Nguyễn Thị Tho, Bùi Ngọc Oánh, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức đã nghiên cứu nhiều vấn đề của giới tính và GDGT Nhiều công trình nghiên cứu về giới tính, tình dục và hôn nhân

Trang 26

gia đình được tiến hành từ năm 1985 đến nay, bước đầu làm cơ sở cho việc GDGT cho thanh niên và HS (Cao Thị Tuyết Mai, 2010)

Kết quả nghiên cứu của tác giả Hoàng Thị Diệu Thương (2017) với đề tài “GD giới tính cho trẻ em ở lứa tuổi 6 – 10 trong các gia đình tại thành phố Vinh – tỉnh Nghệ

An (Nghiên cứu tại trường hợp phường Hà Huy Tập) Cho thấy thực trạng GDGT cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình GDGT cho con cái trong các gia đình tại TP Vinh, Nghệ An

Cuốn sách dành cho GV và sinh viên ngành GD tiểu học “GDGT cho HSTH” của tác giả Nguyễn Minh Giang được ra đời vào năm 2020 và được ấn hành bởi Nhà xuất bản Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Cuốn sách đã trình bày cơ sở khoa học của GDGT ở tiểu học như mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện, phương pháp và phương tiện GDGT (Nguyễn Minh Giang, 2020)

Với bài viết “Xây dựng khung năng lực GDGT của giáo viên tiểu học và trung học cơ sở” Tác giả Nguyễn Thị Phương Nhung và Phạm Xuân Sơn (2021) đăng Tạp chí khoa học, Tập 50 - Số 3B/2021, tr 73-84 Bài viết công bố nhiều nghiên cứu về khung năng lực - tiêu chí đánh giá năng lực của GV tiểu học và Trung học cơ sở về GDGT, đồng thời là cơ sở giúp GV và CBQL nhận thức được nhìu yêu cầu cụ thể về hoạt động GDGT cho HS

Trên thực tế ở Việt Nam, rất nhiều trường từ cấp mầm non đến tiểu học đã đưa chủ đề GDGT vào chương trình giảng dạy, song GDGT cũng còn rất hạn chế, còn mang nặng tính hình thức và thành tích Cần thiết phải GDGT cho trẻ ngay từ cấp tiểu học vì các em bây giờ phát triển rất sớm do môi trường và chế độ ăn uống Bên cạnh đó, phải đưa cả kiến thức về giới LGBT vào giảng dạy ở các cấp học cao hơn Mục đích là để trẻ có nhận thức chính xác về LGBT, hiểu rõ chính mình, không bị lôi kéo bởi những thành phần xấu; bản thân trẻ LGBT cũng sẽ được tôn trọng, được công nhận là bình thường trong xã hội, không bị bạn bè và những người xung quanh dè bỉu, khinh miệt (Khánh Thu, 2022)

Như vậy, điểm qua các nghiên cứu về GDGT ở nước ngoài và trong nước cho thấy, GDGT đã thu hút sự quan tâm của các nhà khoa hoc, các nhà nghiên cứu và được

đề cập nhiều khía cạnh khác nhau của GDGT như: quan niệm về tình bạn, tình cảm khác giới, nhận thức về giới tính và bình đẳng giới, Tuy nhiên, theo nghiên cứu của

Trang 27

tác giả luận văn chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động GDGT cho HSTH tại các

trường tiểu học thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh

1.2 Một số khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2.1 Khái niệm hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

1.2.1.1 Khái niệm giáo dục hoạt động giáo dục

Theo Từ điển Bách khoa, GD là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay

nghiên cứu (Dewey, John, 1966)

Theo Từ điển Tiếng Việt, GD chính là quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất (Hội đồng quốc gia, 2002)

GD (theo nghĩa rộng): GD chính là quá trình tổ chức có mục đích, có kế hoạch thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa chủ thể GD và người được GD nhằm tăng sức mạnh vật chất và tinh thần của người học nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những tri thức, kinh nghiệm của xã hội loài người (Hà Thị Mai, 2013)

GD (theo nghĩa hẹp): GD là quá trình hình thành niềm tin, lí tưởng, tình cảm, thái độ, cho người học (Hà Thị Mai, 2013)

Tại Việt Nam, khi được phỏng vấn Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa ra nhận định về

GD như sau: GD chính là một quá trình mà kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của một người hay một nhóm người này được truyền tải một cách tự nhiên không áp đặt sang một người hay một nhóm người khác thông qua hoạt động giảng dạy, đào tạo hay nghiên cứu

Từ các khái niệm GD và hoạt động như đã trình bày ở trên, hoạt động GD được hiểu là quá trình tiến hành những công việc có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm

hình thành phẩm chất và năng lực cho người học Hoạt động GD được thực hiện

thông qua nhiều hình thức Hoạt động GD là một quá trình đòi hỏi người học phải không ngừng lĩnh hội từ nhiều khía cạnh Và GD luôn hướng đến mục tiêu cao đẹp, đóng góp cho xã hội và đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận thông tin của người học

1.2.1.2 Khái niệm giới tính, hoạt động giáo dục giới tính

Theo từ điển Tiếng Việt, giới tính được xem là đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới (Hội đồng quốc gia, 2002)

Trang 28

Khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về nhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình bạn, sự giao tiếp nam nữ… (Đỗ Hà Thế Bình, 2007)

Như vậy, giới tính gồm những đặc điểm sinh học tạo nên sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới Giới tính được xem như món quà tự nhiên giúp phân biệt giữa hai giống mang những đặc điểm riêng biệt của nam và nữ Sự khác biệt không chỉ về bên ngoài mà còn mang yếu tố bên trong như tâm lý, sinh học, tình cảm,

GDGT được xem như một lĩnh vực rất phức tạp, vì thế có nhiều quan niệm khác nhau về vấn đề này Theo tác giả A.G Khrivcova, D.V Kolexev, cho biết GDGT chính là quá trình tìm ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng và khuynh hướng phát triển của từng nhân cách của con người đối với người khác (A.G Khrivcova, D.V Kolexev, 1981)

Theo giáo sư Phạm Hoàng Gia, GDGT được xem xét như một bộ phận cấu thành của nền GD xã hội Chúng có mối liên hệ mật thiết với GD dân số, kế hoạch hóa gia đình và với các mặt GD khác trong GD phổ thông Do vậy rất cần phải thực hiện công tác GDGT một cách đồng bộ, quan hệ có tính chất hệ thống với các mặt

GD khác (dẫn theoHuỳnh Văn Sơn, 1999)

Đỗ Hà Thế Bình cũng chia sẻ GDGT là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các vấn đề GD nhân cách, GD con người mới, con người phát triển toàn diện, kết hợp một cách hữu cơ hài hòa sự phong phú về tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức và sự hoàn thiện về thể xác Theo A.X Makarenko, “khi GD cho đứa trẻ tính ngay thẳng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời GD nó về quan hệ giới tính” (dẫn theo Đỗ

Hà Thế Bình, 2007)

Theo “ Từ điển GD học” (2011), NXB từ điển bách khoa: Nêu rõ những kiến thức cơ bản về sự khác biệt về giới tính, về các đặc điểm tâm sinh lý, về các nét tính cách, hành vi khác nhau giữa nam và nữ từ tuổi mẫu giáo đến tuổi dậy thì và tuổi trưởng thành giúp các em có thái độ và hành vi đúng đắn về bạn khác giới, có quan

hệ tình bạn chân thành trong sáng, có quan hệ tình yêu lành mạnh và có những sự chuẩn bị về tâm lý thể chất cần thiết cho việc xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc trong tâm thế làm vợ chồng, cha mẹ đàng hoàng

Trang 29

Và GDGT chính là bộ phận nội dung cần thiết trong GD gia đình và nhà trường nhằm cung cấp những hiểu biết về giới tính cho trẻ em và thanh thiếu niên, đảm bảo cho nam cũng như nữ được phát triển lành mạnh về thể chất trí tuệ, đạo đức và thẩm

mỹ trong lĩnh vực giới tính

Như vậy, có thể hiểu hoạt động GDGT là quá trình thực hiện các công việc có

mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm trang bị cho người học những kiến thức về giới tính của bản thân cũng như tôn trọng những đặc điểm giới tính của người khác Ngoài

ra, hoạt động GDGT còn giúp hình thành những kĩ năng vệ sinh và phòng vệ cho chính mình

1.2.1.3 Khái niệm hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

Điều 2, Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo nêu rõ: Trường tiểu học là cơ sở GD phổ thông của hệ thống GD quốc dân, có tư cách pháp nhân, có

28/2020/TT-tài khoản và con dấu riêng (Bộ GD và đào tạo, 2020)

Luật GD (2019) xác định: GD tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm.Tuổi của HS vào học lớp một là 06 tuổi

Như vậy, hoạt động GDGT cho HS tại trường tiểu học là quá trình giáo viên

cung cấp cho HSTH những kiến thức cơ bản giới tính, về sự khác biệt giới tính, các đặc điểm tâm sinh lý, các hành vi khác nhau của nam và nữ, giúp HS có thái độ và hành vi đúng đắn về bạn khác giới, xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh đúng với lứa tuổi tiểu học

1.2.2 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

1.2.2.1 Khái niệm quản lý

Cụm từ quản lý được nhiều nhà nghiên cứu nhận định Sau đây là một số định nghĩa Theo từ điển ngôn ngữ Hà Nội xuất bản 1992, quản lý có nghĩa là:

1 Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định

2 Tổ chức và điều khiển các hoạt động trong tập thể cơ quan theo những yêu cầu nhất định

Tác giả Trần Kiểm có nêu: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng,

có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản

Trang 30

lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” (Trần Kiểm, 1997)

Về cơ bản quản lý là việc tác động lên con người, sự vật để điều hành các hoạt động nhằm mang đến lợi ích cho tổ chức và đạt được những mục tiêu đề ra Quản lý

là tìm cách xử lý vấn đề một cách thông minh, tế nhị việc thỏa mãn nhu cầu cho con người, trên cơ sở đó động viên con người đem hết năng lực thực hiện công việc được giao hoặc có thể bằng cách nào đó từ sự tác động của quản lý, người bị quản lý luôn tích cực, phấn khởi dùng hết năng lực và trí tuệ của mình để sáng tạo ra lợi ích cho bản thân, tổ chức và xã hội (Nguyễn Công Hướng, 2020)

Từ những phân tích trên, bản thân tác giả quan niệm: Quản lý là hoạt động tác

động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong một

tổ chức thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá nhằm giúp

tổ chức vận hành có hiệu quả và đạt được mục tiêu đề ra

1.2.2.2 Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

Quản lý hoạt động GDGT là bộ phận của quản lý trường học, bao gồm nhiều hoạt động liên quan đến tiến hành lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của nhà quản lý, của tập thể sư phạm, của các lực lượng GD theo hướng kế hoạch chủ động, nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả GD cần thiết (Bùi Ngọc Oánh, 2008)

Trong luận văn này, người nghiên cứu thống nhất với ý kiến của tác giả Bùi

Ngọc Oánh Quản lý hoạt động GDGT cho HS tại trường tiểu học là hoạt động của chủ thể quản lý nhà trường (đứng đầu là Hiệu trưởng) đến toàn bộ nhân sự trong nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động GDGT cho HS thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra nhằm đạt được mục tiêu GDGT mà nhà trường đề ra

1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

1.3.1 Đặc điểm học sinh tiểu học

Tại điều 33 Theo thông tư 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 Ban hành điều lệ trường tiểu học xác định tuổi của HS vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm Như vậy, độ tuổi của HSTH là từ 6 tuổi đến 10 tuổi

Trang 31

Độ tuổi tiểu học các em còn rất ngây thơ, hồn nhiên và những hiểu biết về đặc điểm của bản thân mình cũng như thế giới quan còn hạn chế Đặc điểm riêng biệt của đối tượng GD như sau:

1.3.1.1 Đặc điểm cơ thể

Ở lứa tuổi tiểu học có những đặc điểm cơ bản về sinh học như: Bộ xương vẫn tiếp tục phát triển trong đó cột sống có những thay đổi lớn Các đây chẳng, cơ bắp được tăng cường Sự cốt hoát các đốt ngón tay được hoàn thiện Cơ tim của các em 10-11 tuổi phát triển mạnh và được cung cấp đủ máu nên trong não trẻ có sẵn năng lượng hoạt động Trọng lượng của não tăng bằng + người lớn, đặc biệt thủy trận rất phát triển, tạo điều kiện cho việc hình thành những chức năng tâm lý bậc cao Có sự cân bằng hơn trong hoạt động của 2 quá trình hưng phản và ức chế (Vũ Thị Nho, 2000)

1.3.1.2 Đặc điểm hoạt động

Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của HSTH Về bản chất HĐ học tập có đặc điểm là đối tượng hoạt động của nó chính là các khái niệm khoa học, các quy luật khoa học và các phương thức nhằm chiếm lĩnh nó Ở đây việc lĩnh hội tri thức, những

kỹ năng kỹ xảo là mục đích cơ bản và là kết quả chủ yếu của hoạt động Do đó khi chuyển sang hoạt động mới ở giai đoạn đầu HS nhỏ gặp phải một số khó khăn nhất định Do vậy cần phải tạo tâm thế cho trẻ vào tiểu học (Vũ Thị Nho, 2000)

Trí nhớ: Đầu tuổi đi học, hầu hết trẻ em còn bị trí nhớ tự do Từ lớp 3 trở lên, khả năng ghi nhớ có chủ định ở các em mới hình thành rõ nét và hoàn thiện Như vậy, với HSTH hai hình thức ghi nhớ chủ định và không chủ định vẫn song song tồn tại,

bổ sung cho nhau trong quá trình học tập Tư duy (Vũ Thị Nho, 2000)

Trang 32

1.3.1.5 Đặc điểm nhân cách

Sự phát triển nhân cách của HSTH chủ yếu diễn ra và bị chi phối bởi hoạt động học tập Hầu hết các em thường rất ngoan, vâng lời và thực hiện tốt nội quy nhà trường, nếu giáo viên biết thi đua và khích lệ kịp thời những mặt tích cực ở HS Quan

hệ giữa GV và HS là nét đặc thù trong nhân cách của HS nhỏ HSTH thừa nhận uy tín tuyệt đối của GV HS sẵn sàng chia sẻ với GV mọi lo lắng, mọi điều xảy ra trong gia đình, GV phân tích và hướng dẫn cách xử lý đúng cho các em Chính vì vậy hình ảnh của người thầy giáo có ý nghĩa rất to lớn trong việc GD nhân cách cho các em (Vũ Thị Nho, 2000)

Trong tác phẩm “Giáo trình Tâm lí học tiểu học” của đồng tác giả Bùi Văn Huệ, Phan Thị Thanh Mai, Nguyễn Xuân Thức (2019) cho rằng: Nhân cách của HS tiểu học còn đang trong quá trình hình thành và chưa có sự ổn định, do đó các em sẽ luôn bộc lộ tính cách một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngay thẳng với những nhận thức, tư tưởng, tình cảm và những suy nghĩ của HS Bên cạnh đó thì khả năng cảm xúc của các em chưa biết kiềm chế, các em còn dễ xúc động, dễ khóc, dễ giận nhưng các em đã có sự trưởng thành hơn về mặt nhân cách so với trẻ ở mầm non

Như vậy, HSTH còn đang trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt, nhân cách của các em sẽ được hoàn thiện dần cùng với tiến trình phát triển của mình Chính vì vậy, GDGT cho HSTH cần được thực hiện và chú ý đến đặc điểm tâm sinh

lý của các em

1.3.2 Vị trí, vai trò của hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

Theo “Tâm lý học giới tính và GDGT”, GDGT có các vai trò sau:

Hình thành và trang bị cho thế hệ sau này những tri thức khoa học, thái độ và quan niệm đúng đắn về những vấn đề của đời sống giới tính, sinh lí tính dục, về cấu trúc và chức năng của hệ cơ quan sinh dục; về sự cư xử đúng đắn, phù hợp trong các

Trang 33

mối quan hệ với mọi người, với người khác giới; Giúp cho các em có sự tự tin vững vàng bước vào đời sống xã hội, biết bảo vệ, giữ gìn sức khỏe cho bạn và cho chính mình, có khả năng chống chọi với những cạm bẫy, cám giổ của lối sống ăn chơi đồi trụy; Giúp các em có thái độ trân trọng và biết cách bảo vệ những giá trị cao cả của tình bạn; Giúp HS chuẩn bị về tinh thần và khả năng thực tiễn, giúp các em phát triển nhân cách toàn diện, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần xây dựng và giúp xã hội phát triển giàu mạnh (Bùi Ngọc Oánh, 1989)

Như vậy, trên cơ sở đặc điểm tâm, sinh lý của HSTH, GDGT có vị trí và vai trò như sau:

Hình thành giúp trẻ nhận biết được những đặc điểm khác biệt về GT giữa nam

và nữ; về cấu trúc và chức năng của các hệ cơ quan trọng cơ thể nhất là cơ quan sinh dục; về thái độ, cư xử đúng đắn tôn trọng cơ thể và những đặc điểm riêng biệt về giới tính của bạn bè xung quanh; Biết bảo vệ cơ thể của mình trước những nguy hại từ xung quanh; biết nói không và có những kĩ năng cơ bản để tự phòng, chống xâm hại cho mình; Giúp các em biết tự vệ sinh cơ thể khi bước vào giai đoạn dậy thì; phòng, chống một số bệnh lây nhiễm như HIV/AIDS; Chuẩn bị hành trang vững vàng bước vào những thay đổi về xúc cảm, tình bạn, tình yêu khác giới

1.3.3 Mục tiêu giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

Theo tác giả Nguyễn Thanh Bình trong Lý luận GD học Việt Nam (2005) thì mục tiêu GDGT gồm:

+ Về nhận thức: Giúp HS xây dựng được mối quan hệ nhân văn giữa hai giới; Nắm được sự phát triển và sự khác nhau về giới tính giữa hai giới; Thấy được sự cần thiết phải sống và có quan hệ giới tính lành mạnh

+ Về thái độ: Giúp HS hình thành ý thức tự trọng, tự tôn, giữ gìn và bảo vệ những giá trị, nhân phẩm của mình nói riêng và niềm tự hào về giới nói chung; Tôn trọng người khác, giới khác; Tỉnh táo trước các nguy cơ dẫn đến bị xâm hại tình dục, kiên quyết từ chối mọi cam dễ dẫn đến xâm hại tình dục

+ Về kĩ năng: Giúp HS có kĩ năng ứng xử phù hợp với bạn khác giới; Biết cách phòng tránh lạm dụng và xâm hại tình dục; Biết bảo vệ người khác khi bị xâm hại tình dục

Như vậy, mục tiêu của GDGT cho HS tiểu học làhình thành cho HS:

Trang 34

Giúp HS có những hiểu biết cần thiết về giới và giới tính; Giúp HS có những

kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong quan hệ với người khác giới, khả năng làm chủ bản thân, kỹ năng vệ sinh cơ thể theo đặc thù giới; GD HS những thái độ tích cực, văn minh trong quan hệ với người cùng giới và khác giới, tự hoàn thiện những phẩm chất riêng về giới của mình

1.3.4 Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

Theo Khoản 2 Điều 30 Luật GD 2019 quy định GD tiểu học phải bảo đảm cho

HS nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; (Luật GD, 2019)

Tác giả Nguyễn Thanh Bình (2005) xác định nội dung GDGT với tư cách là một hợp phần của nội dung GD nhân cách toàn diện, bao gồm: Tri thức về các phương diện sinh học, tâm lí của từng giới ở từng lứa tuổi; Đối với HS còn ở tuổi trẻ em dễ có nguy

cơ bị xâm hại tình dục, nên cần cung cấp những tri thức và kĩ năng liên quan đến những vấn đề phòng tránh bị xâm hại tình dục cho các em; Những phẩm chất đặc trưng của từng giới như nam tính, nữ tính; Văn hóa ứng xử, ý thức và thói quen hành động theo các chuẩn mực đạo đức – thẩm mỹ trong quan hệ giữa hai giới theo từng lứa tuổi

Trong Chương trình GD 2006 cũng như Chương trình GD phổ thông 2018, GDGT không được thực hiện theo môn học riêng mà nội dung GDGT cho HS tiểu học được lồng ghép vào các môn học, đặc biệt là nhiều nội dung được đề cập đến trong chương trình GD kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm cho HS Cụ thể như sau:

GD về tri thức: Do đặc điểm của HSTH là ngây thơ, hồn nhiên nên nội dung

cần trang bị cho HS tiểu học những tri thức cần thiết về giới và giới tính:

a GD cho HS phân biệt giới tính nam và giới tính nữ

GD cho HS nhận biết vàbiết cách gọi tên các bộ phận trên cơ thể mình, đặc biệt

là vùng kín Phân biệt sự khác nhau của cơ thể nam và nữ

b GD tuổi dậy thì

- Tuổi dậy thì: Độ tuổi dậy thì của con gái thường bắt đầu khoảng từ 10 đến 15 tuổi, con trai thường bắt đầu khoảng từ 13 đến 17 tuổi

- Đặc điểm tuổi dậy thì:

+ Về ngoại hình: Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng

Trang 35

+ Về cơ quan sinh sản: Bắt đầu phát triển; Con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng xuất tinh

+ Về tâm lý: Phát triển tinh thần, tình cảm và khả năng hòa nhập cộng đồng

- Vệ sinh tuổi dậy thì: GD HS nữ sử dụng băng vệ sinh, vệ sinh vùng kín khi đến ngày kinh nguyệt; GD HS nam mặc quần lót và giữ vệ sinh cơ thể

c GD kiến thức về phòng tránh HIV/AIDS

- Kiến thức: HS nẵm rõ như thế nào là bệnh HIV/AIDS, tác hại của căn bệnh và

những con đường lây nhiễm

- Kĩ năng: Có kĩ năng cơ bản để an toàn khi tiếp xúc với người bị nhiễm

- Thái độ: Yêu thương, chia sẻ, quan tâm và đồng cảm với những người nhiễm HIV/AIDS

d Phân biệt sự di truyền, các thế hệ

- Phân biệt các thế hệ: GDHS các thế hệ trong một gia đình; gia đình mấy thế hệ

- Vẽ được cây thế hệ: HS vẽ được và biết phân biệt họ nội, họ ngoại theo sự duy truyền liên quan đến GDGT

e Phòng, chống xâm hại

- Nhận biết các trường hợp có nguy cơ xâm hại: Kĩ năng an toàn khi gặp người

lạ; Nhận biết các biểu hiện của kẻ xâm hại tình dục

- Thực hành: Vẽ được quy tắc 5 ngón tay, nhận biết những người an toàn và không an toàn, xử lý các tình huống thực tế được nêu

GD về thái độ: Lứa tuổi tiểu học chưa có nhận thức đầy đủ vì đặc điểm độ tuổi

của các em còn khá non nớt, vì thế cần GD về thái độ sao cho đúng mực với yêu cầu của GDGT bao gồm:

a GD ý thức trách nhiệm: GD HSTH thái độ trách nhiệm đối với sức khỏe của

bản thân và sức khỏe của người khác

b Bình đẳng về giới: Biết quan tâm đến những đặc điểm giới tính của người khác trong quá trình hoạt động chung; Tôn trọng sự khác biệt giữa nam và nữ;

c Đạo đức giới tính: Biết phân biệt tốt xấu, đúng sai trong những hành vi liên

quan đến giới tính; GD văn hóa giao tiếp với người khác giới; GD khả năng tự đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với người khác;

GD về kĩ năng, hành vi: Dù được bổ sung các kiến thức về giới và giới tính

nhưng hầu như kĩ năng của HS tiểu học vẫn còn hạn chế khi thực hiện Do các đặc

Trang 36

điểm các em nhớ nhanh nhưng mau quên và thiếu thời gian thực hành tại nhà trường Vậy nên, cần GD về kĩ năng với các nội dung như sau:

a Kĩ năng tự vệ sinh vùng kín

- Chưa dậy thì: Vệ sinh vùng kín bằng nước sau khi đi đại tiện và tiểu tiện

- Dậy thì: Thay quần lót ít nhất 2 lần/ngày; Đối với nữ thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần

b Kĩ năng phòng, chống hành vi xâm hại tình dục

Kĩ năng cơ bản phòng, chống nguy cơ bị xâm hại: Không đi một mình nơi vắng vẻ; Không ở trong phòng kín với người lạ; Không nhận tiền, quà hoặc sự giúp đỡ đặc biệt của người khác mà không rõ lí do; Không để người lạ vào nhà, nhất là khi trong nhà chỉ có một mình Kĩ năng xử lý khi gặp trường hợp có nguy cơ bị xâm hại: Biết

bỏ chạy và kêu cứu khi có người khác muốn xâm phạm vào vùng nhạy cảm; Nói không khi có người muốn đụng chạm vào cơ thể mình khi bản thân không cho phép; Biết hô hoán để nhận sự giúp đỡ và chạy thật nhanh tới chỗ có nhiều người; Biết chia

sẻ khi gặp tình huống bị xâm hại

c Ứng xử với bạn bè cùng giới

- Thể hiện sự tôn trọng với bạn bè cùng giới thông qua các hành động sau: + Thể hiện sự quan tâm: Luôn luôn quan tâm đến bạn bè, hỏi han về những điều khó nói của bạn và dành thời gian để lắng nghe, chia sẻ

+ Tôn trọng sự riêng tư: Tôn trọng những bí mật của bạn về thay đổi cơ thể, thay đổi tâm lý

- Giúp đỡ và hỗ trợ bạn bè khi họ cần như:

+ Lắng nghe và hiểu vấn đề: Khi bạn bè cần giúp đỡ, hãy lắng nghe kỹ và hiểu các vấn đề của bạn

+ Thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ: Hãy thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè của mình Bạn có thể cung cấp lời khuyên, đưa ra các giải pháp hoặc đơn giản chỉ là lắng nghe và đồng cảm với bạn

d Ứng xử với bạn bè khác giới

- Thể hiện sự tôn trọng với bạn bè khác giới thông qua các hành động sau:

+ Thể hiện sự quan tâm: Bày tỏ sự quan tâm đúng mực, đúng độ tuổi

+ Tôn trọng sự khác biệt về: Đặc điểm cơ thể, sự thay đổi về cơ thể của bạn khác giới Tôn trọng những xúc cảm đầu đời của bạn

Trang 37

1.3.5 Phương pháp và hình thức giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

1.3.5.1 Phương pháp giáo dục giới tính

Các tác giả Đặng Vũ Hoạt – Nguyễn Hữu Hợp đã nêu các phương pháp GD trẻ

TH Các phương pháp này cũng sử dụng trong GDGT cho HSTH, gồm các nhóm phương pháp sau:

cụ thể, sống động, ấn tượng để kích thích HS bắt chước hoặc tranh

* Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kĩ năng, hành vi ứng

xử

Nhóm các phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kĩ năng, hành vi ứng

xử với yêu cầu sư phạm là tổ chức cho HS thực hiện nội quy, quy chế Bao gồm các phương pháp cụ thể như sau:

- Tập luyện: Tổ chức cho HS lặp đi lặp lại các thao tác, các hành động nhất định một cách thường xuyên, có hệ thống nhằm biến chúng thành kĩ năng, hành vi, thói quen cần thiết; Thảo luận: Tổ chức cho HS trao đổi, bàn bạc, bày tỏ ý kiến của minh

về các vấn đề liên quan HĐ tập thể, công việc của lớp nhằm thống nhất ý kiến về giải quyết vấn đề nêu ra; Rèn luyện: Tổ chức các hoạt động và cuộc sống đa dạng, phong phú cho HS, tạo cho các em điều kiện ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội, hình thành các kĩ năng tế chức các hoạt động của mình; Phương pháp “Bàn tay nặn bột” được xem là một phương pháp mới, đòi hỏi HS phải thực hiện thực nghiệm tìm hiểu - nghiên cứu, có thể áp dụng cho việc giảng dạy các môn khoa học tự nhiên

* Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi

Bao gồm các phương pháp cụ thể như sau:

Khuyến khích: GV biểu thị sự đánh giá tích cực đối với hoạt động và hành vị của cá nhân HS hay của nhóm, tập thể Trách phạt GV biểu thị sự đánh giá tiêu cực

Trang 38

những hành động, hành vi sai trái của HS không phù hợp với các chuẩn mực hành vi

xã hội, nói quy HS

Qua các phương pháp GD đã trình bày ở trên, người nghiên cứu cho rằng, cần kết hợp các phương pháp GD trong GDGT đối với HS ở trường tiểu học

1.3.5.2 Hình thức giáo dục giới tính

GDGT được thực hiện dưới các hình thức sau đây:

- Lồng ghép GDGT trong các môn học như môn Tự nhiên và xã hội, Khoa học, Theo Chương trình GD phổ thông năm 2018 ban hành theo Thông tư

số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018, nội dung GDGT được lồng ghép vào Chương trình môn Tự nhiên và Xã hội từ lớp 1, lớp 2, lớp 3 và Chương trình môn Khoa học lớp 4, lớp 5 Các nội dung liên quan đến GDGT như phòng tránh xâm hại, cũng được đưa vào nội dung của một số môn học khác như Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm từ lớp 1. (Bộ GD và đào tạo, 2018)

- Lồng ghép GDGT trong các hoạt động GD

GDGT ở trường tiểu học được tiến hành lồng ghép thường xuyên, tế nhị trong học tập, vui chơi, lao động, sinh hoạt hàng ngày khi tập trung, khi phân chia theo giới, khi cá biệt tùy theo lứa tuổi và các điều kiện, hoàn cảnh cụ thể

- Lồng ghép GDGT trong hoạt động GD kĩ năng sống

Triển khai Kế hoạch số 363/KH-BGDĐT ngày 06/6/2016 của Bộ GD và Đào tạo về việc tổ chức biên soạn bộ tài liệu “GD đạo đức - lối sống văn hóa” và “Thực hành kỹ năng sống” Trong đó, Quyết định số 2368/QĐ-BGDĐT ngày 13/7/2017 của

Bộ GD và Đào tạo về việc phê duyệt bộ tài liệu “Thực hành kỹ năng sống” dành cho cấp tiểu học (Bộ GD và đào tạo, 2016) Hiện nay, chương trình GD tại các trường tiểu học đã đưa tiết học kĩ năng sống vào nội dung học tập chính thức của các khối từ

1 đến 5 Với nội dung giảng dạy từ trung tâm GAIA Presentation được liên kết với đội ngũ GV nhà trường

- Lồng ghép GDGT trong hoạt động trải nghiệm

Các hoạt động GD được tổ chức trong nhà trường đều thực hiện mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho HS, giúp HS lĩnh hội các tri thức, rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết và phát triển tư duy sáng tạo Theo công văn số

3535 của Bộ GD và đào tạo, hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình GD phổ thông 2018 với các quy định sau:

Trang 39

Hoạt động trải nghiệm các mạch nội dung riêng với lớp 1 như: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 thì có 4 mạch nội dung Và hoạt động trải nghiệm được thực hiện bằng 4 loại hình hoạt động như: sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động GD theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại hình tự chọn (Bộ GD

và đào tạo, 2019)

Như vậy đối với GDGT thông qua hình thức GD trong hoạt động trải nghiệm được thực hiện thường xuyên, gắn liền với các tiết học vì đây được xem là môn học mới và lồng ghép với nhiều hình thức tổ chức hoạt động tại nhà trường Giúp HS hình thành những kiến thức cơ bản về giới cũng như giới tính; có thái độ đúng mực và hành vi đẹp trong việc giao tiếp cùng bạn bè; xây dựng kĩ năng cơ bản về vệ sinh thân thể, phòng chống xâm hại, vệ sinh tuổi dậy thì, ; góp phần hình thành tình xúc cảm đúng đắn trong tâm lí HSTH Tóm lại, GDGT cho HSTH có thể tiến hành dưới nhiều phương pháp và hình thức khác nhau tùy vào điều kiện thực tế của đơn vị trường học

HS được trải nghiệm với nhiều hoạt động học tập phong phú, có thể tổ chức ngay tại lớp học, ngoàilớp học, trong khuôn viên trường, tại nhà và những địa điểm ngoài nhà trường

1.3.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

Kiểm tra là hoạt động quan sát và kiểm nghiệm mức độ phù hợp của quá trình hoạt động của đối tượng bị quản lý với các quyết định quản lý đã lựa chọn Đó là quan điểm của tác giả Trần Kiểm (2014) được nêu trong tác phẩm Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý GD của NXB Đại học Sư phạm Hà nội

Như vậy, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động GDGT cho HS tại trường tiểu học cần được đánh giá dựa trên các nội dung và phương phápsau:

- Nhận thức của HS về giới, giới tính: Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá

qua phiếu hỏi nhằm thực hiện đánh giá vể nhận thức của HS Người kiểm tra tiến hành xây dựng các phiếu điều tra bằng các loại câu hỏi đóng, mở HS tiểu học được đánh giá nhận thức về nội dung như đặc điểm giới, giới tính; vai trò của giới; tuổi dậy thì; giữ gìn sức khỏe vệ sinh tuổi dậy thì, phòng, chống xâm hại,

- Thái độ của HS trước các vấn đề về giới và giới tính: HS tiểu học được đánh

giá thái độ của các em trong các vấn đề như: Quan điểm bình đẳng giới, phân biệt giới, đặc điểm tuổi dậy thì, vệ sinh tuổi dậy thì, phòng, chống xâm hại, ; Bằng

Trang 40

phương pháp đánh giá qua phiếu hỏi để thực hiện đánh giá thái độ của HS Có thể xây dựng các phiếu điều tra bằng các loại câu hỏi đóng, mở Cũng có thể nêu các tình huống để HS bày tỏ thái độ của mình

- Kỹ năng hành vi của HS trong giao tiếp với người khác giới: HSTH được đánh

giá các kỹ năng làm chủ hành vi, kỹ năng phòng tránh xâm hại, kỹ năng giữ gìn sức khỏe dậy thì,… Phương pháp đánh giá qua hoạt động thực hành trong các tiết học, hoạt động trải nghiệm của HS, cách thức HS xử lý tình huống

1.3.7 Điều kiện giáo dục giới tính cho học sinh tại trường tiểu học

Nhằm thực hiện hoạt động GDGT đạt hiệu quả cao, cơ sở GD cần đáp ứng những điều kiện cơ bản như sau:

Đảm bảo nguồn nhân lực trong nhà trường: Nguồn nhân lực được xem như một

nguồn vốn song song với các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên Cho thấy rằng nguồn nhân lực từ đội ngũ CBQL, GV, công nhân viên (CNV) của nhà trường đều góp phần quan trọng trong hoạt động GDGT cho HSTH

Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học và tài liệu phục vụ GDGT cho HS tại trường tiểu học như: Tài liệu, giáo trình liên quan GDGT, Chú

trọng cơ sở vật chất trường học bao gồm các đồ vật, những của cải vật chất, môi trường tự nhiên xung quanh nhà trường, cơ sở kỹ thuật của nhà trường gồm nhà cửa (phòng học, phòng thí nghiệm, phòng chức năng, ), sân chơi, các máy móc và thiết

bị dạy học phục cho hoạt động GDGT cho HSTH

Xây dựng nguồn kinh phí cho hoạt động: Cũng như các hoạt động GD khác,

GDGT cần kinh phí để tổ chức các hoạt động Nguồn kinh phí từ ngân sách hoặc công tác xã hội hóa GD Nguồn lực tài chính mang yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong nâng cao chất lượng các hoạt động GDGT cho HSTH

Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong GDGT cho HS:

Gia đình được xem như “mầm sống” của xã hội, nơi con người sinh sống, lớn lên, hình thành và phát triển nhân cách của mình Gia đình còn là mái trường đầu tiên

và suốt đời đối với sự hình thành và phát triển các phẩm chất giới tính của con người

Về phía nhà trường, đóng vai trò “cầu nối” trong việc phát triển nhân cách con người theo hướng tích cực trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ GD, đào tạo thế hệ trẻ và chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước CMHS về công tác.GDGT trong nhà trường

Ngày đăng: 19/03/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN