1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn địa bàn huyện điện biên, tỉnh điện biên

159 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Giới Tính Cho Học Sinh Người Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở Vùng Đặc Biệt Khó Khăn Huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên
Tác giả Nguyễn Trọng Sơn
Người hướng dẫn TS Nguyễn Thị Hệ T Sáu
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản lý giáo dục
Thể loại luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục
Năm xuất bản 2021
Thành phố Điện Biên
Định dạng
Số trang 159
Dung lượng 1,53 MB

Nội dung

Trang 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN TRỌNG SƠN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH NGƢỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KH

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN TRỌNG SƠN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.14.01.14

Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN THỊ ÖT SÁU

THÁI NGUYÊN, 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Điện Biên, tháng 8 năm 2021

NGƯỜI CAM ĐOAN Nguyễn Trọng Sơn

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng tới Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Khoa Tâm lý - Giáo dục, các thầy giáo, cô giáo đã tham gia giảng dạy và cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc, tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường

Em xin g i lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS Nguy n Th t Sáu, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin g i lời cảm ơn xin g i lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh, phụ huynh học sinh trường của 06 trường vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc cấp THCS tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên: Trường THCS Mường Pồn - Trường TH&THCS xã Pa Thơm - Trường TH&THCS xã Na Ư - Trường PTDTBT THCS xã Núa Ngam - Trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà - Trường TH&THCS

xã Phu Luông, cùng bạn bè, người thân đã tạo điều kiện về thời gian, vật chất, tinh thần cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù bản thân tôi đã luôn nỗ lực, cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót Kính mong được sự góp ý, chỉ dẫn của các Thầy, các Cô và các bạn đồng nghiệp để em hoàn thành đề tài của mình

Em xin trân trọng cảm ơn!

Điện Biên, tháng 9 năm 2021

Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Sơn

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM N ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn đề tài 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN 6

1.1 Tổng quan l ch s nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài 6

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 8

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 11

1.2.1.Khái niệm quản lý giáo dục 11

1.2.2 Khái niệm giới, giới tính 12

1.2.3 Giáo dục giới tính 13

1.2.4 Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 15

1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 15

1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 16

1.3.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 16

1.3.2 Mục tiêu của hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 22

Trang 5

1.3.3 Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các

trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 23

1.3.4 Phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 28

1.3.5 Con đường giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 38

1.3.6 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 41

1.4 Lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 42

1.4.1 Lập kế hoạch hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 42

1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 43

1.4.3 Chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 44

1.4.4 Tổ chức kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 44

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn 45

1.5.1 Yếu tố chủ quan 45

1.5.2 Yếu tố khách quan 46

KẾT LUẬN CHƯ NG 1 48

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN 49

2.1 Khái quát về khách thể điều tra và quá trình khảo sát 49

2.1.1 Khái quát về huyện Điện Biên 49

2.1.2 Giáo dục THCS huyện Điện Biên 50

2.2 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 52

2.2.1 Mục đích nghiên cứu thực trạng 52

2.2.2 Nội dung nghiên cứu thực trạng 52

2.2.3 Chọn mẫu đ a bàn nghiên cứu 52

Trang 6

2.2.4 Phương pháp nghiên cứu và thang đo 52 2.3 Thực trạng hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở các trường

THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 53 2.3.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng

của giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 53 2.3.2 Thực trạng nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về mục tiêu giáo

dục giới tính cho học sinh dân tộc ở trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 54 2.3.3 Thực trạng về nội dung giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở các

trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 55 2.3.4 Thực trạng phương pháp giáo dục giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở

các trường THCS vùng khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, chúng tôi s dụng câu hỏi phần phụ lục thu được kết quả như sau: 59 2.3.5 Thực trạng kết quả giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc cấp Trung học

vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 63 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh là người dân

tộc ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 65 2.4.1 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh là người dân

tộc ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 65 2.4.2 Thực trạng tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các

trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 68 2.4.3 Thực trạng kết quả chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân

tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 70 2.4.4 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân

tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 72 2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục giới tính cho học sinh

dân tộc thiểu số Trung học cơ sở vùng khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 73

Trang 7

2.5.1 Đánh giá chung 74

2.5.2 Nguyên nhân của những nhược điểm 76

2.6 Đánh giá chung công tác quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số, vùng khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 77

KẾT LUẬN CHƯ NG 2 81

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN ĐIỆN BIÊN, TỈNH ĐIỆN BIÊN 82

3.1 Các nguyên tắc chỉ đạo việc đề xuất các biện pháp 82

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 82

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 82

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 83

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính thực ti n 83

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 83

3.2 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 83

3.2.1 Chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực giáo dục giới tính cho cán bộ, giáo viên các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 84

3.2.2 Chỉ đạo tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên thông qua hoạt động trải nghiệm 86

3.2.3 Chỉ đạo giáo dục giới tính cho học sinh thông qua dạy học các môn học chiêm ưu thế ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 90

3.2.4 Chỉ đạo tỏ chức thực hiện công tác truyền thông giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 98

3.2.5 Chỉ đạo tăng cường phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 104

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 111

3.4 Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp đề xuất 111

Trang 8

3.4.1 Những vấn đề chung về khảo nghiệm 111

3.4.2 Phân tích kết quả khảo nghiệm 112

KẾT LUẬN CHƯ NG 3 116

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 117

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 120

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATGT : An toàn giao thông

CBQL : Cán bộ quản lý

CHDCND Lào : Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào DS-KHHGĐ : Dân số - Kế hoạch hóa gia đình DTTS : Dân tộc thiểu số

GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo

GDCD : Giáo dục công dân

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Nhận thức của CBQL, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của

giáo dục giới tính trong nhà trường 53 Bảng 2.2: Nhận thức của CBQL, giáo viên về mục tiêu GDGT trong các nhà trường 54 Bảng 2.3 Thực trạng về nội dung giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở

các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 56 Bảng 2.4 Thực trạng phương pháp giáo dục giáo dục giới tính cho học sinh

dân tộc ở các trường THCS vùng khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 60 Bảng 2.5 Thực trạng kết quả nội dung giáo dục giới tính cho học sinh là người

dân tộc thiểu số ở các trường THCS vùng khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 63 Bảng 2.6 Thái độ của học sinh với hoạt động giáo dục giới tính 64 Bảng 2.7 Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục giới tính cho học sinh là

người dân tộc ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 65 Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu

số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 68 Bảng 2.9 Thực trạng kết quả chỉ đạo hoạt động giáo dục giới tính cho học

sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 70 Bảng 2.10 Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục giới tính cho học

sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 72 Bảng 3.1 Khảo nghiệm tính cần thiết của biện pháp quản lí GDGT cho HS dân

tộc ở các trường THCS, vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 112 Bảng 3.2 Khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lí GDGT cho HS

THCS ở các trường THCS vùng dân tộc, vùng khó khăn của huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên 114

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Lứa tuổi v thành niên là thời kỳ phát triển đặc biệt, với hàng loạt những biến đổi nhanh chóng về thể chất, tâm lý và các mối quan hệ xã hội, giai đoạn này được ví như là sự chuyển giao từ trẻ em thành người trưởng thành; trong giai đoạn này, các

em có đặc điểm tâm sinh lý đặc thù như thích th nghiệm những điều mới mẻ, thích khám phá năng lực bản thân Với những đặc điểm này, trẻ v thành niên liên tục đối mặt với những thách thức cũng như nguy cơ Học sinh cấp trung học cơ sở hay còn gọi là ở lứa tuổi v thành niên lại có những thay đổi rất lớn trong những năm gần đây

là lĩnh vực giới tính Trong khi tình dục ám chỉ khía cạnh sinh lý thì giới tính là khía cạnh xã hội của phái nam và phái nữ Một vài góc độ của trẻ v thành niên xoáy sâu vào chân giá tr và vào mối quan hệ xã hội hơn giới tính và một trong những góc độ

mà giới tính đặc biệt nhắc tới đó là: Vai trò của giới tính - niềm mong chờ mà ấn đ nh phái nam hay phái nữ nên phải suy nghỉ, hành động và cảm xúc như thế nào Để giúp học sinh nhận thức đúng được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, ngoài việc cung cấp những tri thức khoa học qua những môn học chính khóa, nhà trường phổ thông còn phải tạo mọi điều kiện cung cấp cho các em các tri thức về những ảnh hưởng của sinh

lý, xã hội và nhận thức đối với giới tính Giáo dục giới tính là một loại hình giáo dục hết sức phức tạp nhằm giáo dục con người ở thế hệ trẻ vươn lên làm người bao hàm những giá tr của “Chân, Thiện, Mỹ” Là một bộ phận góp phần giáo dục con người hình thành nhân cách ở mọi cá nhân Trong thời kỳ mở c a giao lưu văn hóa như hiện nay giữa các dân tộc, các quốc gia với nền khoa học hiện đại đang phát triển mạnh Việc giáo dục giới tính góp phần xây dựng nhân cách con người là một vấn đề rất quan trọng Để giúp con người phát triển bình thường và phát triển toàn diện về nhân cách, chúng ta cần đưa nội dung giáo dục giới tính vào trong hoạt động giáo dục của

xã hội Giáo dục cho học sinh có năng lực hiểu được người khác giới với mình, có tình cảm tôn trọng đối với họ không chỉ là con người nói chung, mà còn là đại diện của nam giới, có năng lực, tính đức và tôn trọng những đặc điểm giới tính của nhau trong quá trình hoạt động cùng nhau

Tuy nhiên, trên thực tế, trong các trường THCS huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, các giáo viên giảng dạy các môn học Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên phân môn sinh học, kỹ năng sống và giáo viên chủ nhiệm kiêm nhiệm giảng dạy nội dung giáo dục giới tính, kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý cho học sinh Quản lí GDGT ở một số trường THCS chưa thực sự được chú trọng trong đó nhu cầu của HS

về tìm hiểu kiến thức về giới tính, nhu cầu được giáo dục giới tính đang có xu hướng

Trang 12

gia tăng Học sinh THCS ở đ a bàn vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn chủ yếu là người dân tộc, nhận thức xã hội, những hiểu biết về giới tính, hiểu biết về tâm lý, sinh

lý của các em rất hạn chế

Để tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ v thành niên, thanh niên Bộ Y tế đã ban hành Quyết đ nh số 3781/QĐ-BYT, ngày 28/8/2020, về việc ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho v thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025” và chỉ rõ: “Sức khỏe sinh sản

và sức khỏe tình dục là những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết đ nh tới sự phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần của v thành niên, thanh niên Đầu tư cho chăm sóc sức khỏa sinh sản, sức khỏe tình dục là đầu tư cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước” Với đ nh hướng "Tăng cường nhận thức của các cấp chính quyền và nâng cao sự hiểu biết của cộng đồng, bao gồm đội ngũ thầy giáo, cô giáo, các cán bộ y tế, phụ huynh, nhân dân"

Trong những năm qua, các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã chú trọng thực hiện công tác giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số đã và đang đạt những kết quả nhất đ nh Tuy nhiên, công tác quản lý còn một số hạn chế cần phải có một nghiên cứu chỉ ra thực trạng công tác giáo dục giới tính và đề xuất được các biện pháp để thực hiện có hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh người dân thiểu số vùng đặc biệt khó khăn

Như vậy, xét theo góc độ luận và thực ti n cần thiết có những nghiên cứu chuyên sâu về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Tuy nhiên, trên thực tế chưa có công trình nào nghiên cứu vấn đề trên

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân thiểu số ở các trường trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn địa bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên”

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, đề tài đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh

Trang 13

3 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý hoạt động giáo dục phòng giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu

số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

4 Giả thuyết khoa học

Trong những năm qua, các trường trung học cơ sở huyện Điện Biên, hỉnh Điện Biên đã chú trọng thực hiện công tác giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số và đã đạt những kết quả nhất đ nh Tuy nhiên, công tác quản lý còn một số hạn chế: Hạn chế trong công tác lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá…Nếu xây dựng được cơ sở lý luận, khảo sát thực trạng sẽ

có căn cứ đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Việc đề xuất các biện pháp, là căn cứ để các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn tổ chức hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xây dựng cơ sở lý luận quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trung học

cơ sở người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trung học

cơ sở người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở người dân tộc thiểu số vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

6 Giới hạn đề tài

Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu, đề xuất các biện pháp của quản lý giáo dục giới tính cho học sinh là người dân tộc thiểu số của hiệu trưởng các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Giới hạn thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động và quản

lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở các THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên trong năm học 2020 - 2021

Giới hạn về khách thể điều tra: Đề tài khảo sát cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh của 06 trường vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc cấp THCS tại huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên: Trường THCS Mường Pồn - Trường TH&THCS xã Pa Thơm -

Trang 14

Trường TH&THCS xã Na Ư - Trường PTDTBT THCS xã Núa Ngam - Trường PTDTBT THCS xã Mường Nhà - Trường TH&THCS xã Phu Luông

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp tài liệu, phân loại tài liệu, các văn bản liên quan để xây dựng cơ sở lý luận về giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số; quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở là người dân tộc thiểu số ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi tiến hành xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh để khảo sát thực trạng giáo dục, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giáo dục giới tính cho THCS là người dân tộc thiểu số ở các THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính học sinh Trung học cơ sở là người dân tộc

thiểu số ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Phương pháp phỏng vấn sâu: Chúng tôi tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng giáo dục, thực trạng các yếu tố ảnh hưởng hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; thực trạng quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt

khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành quan sát hoạt động dạy học các môn học chiếm ưu thế giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên (môn Khoa học tự nhiên phân môn sinh học, môn giáo dục công dân, môn văn học, môn Tự chọn…), quan sát cac hoạt động trải nghiệm để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng

Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động: Chúng tôi tiến hành phân tích kế hoạch hoạt động giáo dục của các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên để bổ sung kết quả nghiên cứu thực trạng

Phương pháp chuyên gia được tiến hành nhằm trưng cầu ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, quản lý giáo dục về tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính học sinh là người dân tộc thiểu số ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên,

tỉnh Điện Biên

Trang 15

7.3 Phương pháp thống kê toán học, xử lý số liệu kết quả điều tra

Phương pháp thống kê toán học được s dụng để thu thập số liệu khảo sát, phân tích và x lý thông tin; xây dựng công cụ đo, x lí, phân tích, đánh giá đ nh lượng và

đ nh tính thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh là người dân tộc thiểu số và quản

lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đảm bảo độ tin cậy

của các số liệu nghiên cứu

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến ngh , tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh

là người dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn

Chương 2 Thực trạng quản lý hoạt động giáo giới tính cho học sinh là người

dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên,

tỉnh Điện Biên

Chương 3 Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh là

người dân tộc thiểu số ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Trang 16

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài

A.X.Makarenko nghiên cứu về giáo dục giới tính đã nhấn mạnh đến việc học tập của thanh niên “học tập cách yêu đương, phải học tập để hiểu biết tình yêu, phải học tập cách sống hạnh phúc, học tập để biết tự trọng, học tập để biết cái vinh hạnh được làm người” [dẫn theo 16] A.X.Makarenko kh ng đ nh đạo đức giới tính liên quan đến đạo đức xã hội, liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm về mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, xã hội: “ Đạo đức xã hội đặt ra những vấn đề

về giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên Sinh hoạt giới tính của con người liên quan mật thiết với việc giáo dục về tình yêu, về đời sống gia đình tức là mối quan hệ giữa nam và nữ, mối quan hệ dẫn tới mục đích hạnh phúc của con người, không thể quên giáo dục loại tình cảm đặc biệt đó về giới tính.”[dẫn theo 13]

I.X.Kon cho rằng giáo dục giới tính nhằm chuẩn b cho nam nữ bước vào đời sống hạnh phúc gia đình và cuộc sống hôn nhân: “Chuẩn b cho nam nữ thanh niên bước vào cuộc sống gia đình đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống giáo dục đạo đức và giáo dục giới tính”[dẫn theo 13]

Trên thế giới, ở nước Anh, giáo dục giới tính cho trẻ em bắt đầu khi đứa trẻ trong giai đoạn độ tuổi mầm non, Pháp luật Anh quy đ nh rất rõ rằng trẻ khi đủ 5 tuổi

sẽ bắt đầu học về giới tính một cách bắt buộc Chương trình với tên gọi “Khóa học Nhà nước yêu cầu” được áp dụng cho tất cả học sinh tại các trường công lập hay tư thục cho đến khi tốt nghiệp trung học cơ sở Chương trình học được chia làm 4 phần tương ứng với 4 độ tuổi Từ năm 2010 trở đi, ngay cả các em 5 tuổi cũng sẽ được giảng dạy những điều căn bản về khoa học giải phẫu cũng như quan hệ nam nữ Sở dĩ việc giáo dục giới tính được đưa vào giảng dạy sớm như vậy ở Anh là vì so với tất cả các nước châu u, quốc gia này hiện phá k lục về số thiếu nữ v thành niên mang thai Thông qua các hoạt động giáo dục giới tính v thành niên và việc s dụng hình ảnh tương tác, phương pháp này được áp dụng nhằm hạn chế tệ nạn và tình trạng xâm phạm tình dục ở v thành niên, giúp v thành niên có kỹ năng phòng chốn lạm dụng tình dục [3]

Thụy Điển lại áp dụng giáo dục giới tính qua truyền hình, đây là một trong những quốc gia tiên phong trong việc giáo dục giới tính cho trẻ em Từ năm 1942,

Trang 17

Thụy Điển đã yêu cầu và áp dụng giáo dục giới tính cho HS, trong đó có chương trình

được công nhận đầu tiên tại một trường học, đó là “Giáo dục phòng tránh thai”, nhằm trang b kiến thức mang thai và sinh con, chương trình này được giảng dạy cho

trẻ em từ 7 tuổi trở lên Các học sinh sẽ được học về đặc tính sinh lý của nam và nữ

khi lên bậc trung học Một bước đột phá di n ra vào năm 1966, “Giáo dục phòng tránh thai” được Thụy Điển đã chính thức đưa lên truyền hình để giúp phụ huynh

giáo dục giới tính cho con, ngay từ nhỏ các em đã được trang b kiến thức về phòng tránh thai Qua chương trình này, trẻ em Thụy Điển sẽ biết cách tự bảo vệ mình để không b lạm dụng về tình dục cũng như mang thai ngoài ý muốn Ở Mỹ, giáo dục giới tính được phân theo các cấp học HS được giới thiệu về sự khác nhau giữa nam

và nữ ở bậc tiểu học, đến cấp trung học cơ sở trở lên, kiến thức về tình dục, giới tính, các căn bệnh truyền nhi m, việc mang thai…được giới thiệu cho HS một cách hệ thống Trong giáo dục của nước Mỹ, các nhà giáo dục đã lồng ghép nội dung giáo dục nhân cách cho HS, đó là nội dung biết quý trọng mạng sống và yêu quý người khác giới Nội dung “tình dục an toàn” và các biện pháp tránh thai hiệu quả được các nhà giáo dục đưa vào nội dung chương trình lớp 6, lớp 7 Theo Hội đồng thông tin và giáo dục giới tính Mỹ, 93 người lớn được khảo sát ủng hộ giáo dục giới tính ở trường trung học phổ thông và 84 ủng hộ tại các trường trung học Vì bằng phương pháp này, họ cảm thấy d dàng và thoải mái hơn khi trò chuyện với con mình về tình dục [17]

Malaysia, phổ cấp giáo dục giới tính được chính phủ quan tâm và tiến hành đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, theo đó, từ khi 4 tuổi trẻ em đã đượchọc GDGT Bộ Giáo dục, Bộ Phát triển Phụ nữ, Gia đình và Cộng đồng phụ trách chương trình giáo dục giới tính, nội dung biên soạn chương trình giáo dục giới tính do những chuyên gia và các tổ chức phi chính phủ tiến hành Những nội dung chính của chương tình này là các khóa học về phát triển con người, kiến thức sinh sản, kỹ năng giao tiếp, hôn nhân và gia đình và quan hệ tình dục an toàn

Đối với Hà Lan, giáo dục giới tính được giảng dạy ở bậc tiểu học, HS tiểu học được học những bài học về tôn trọng những người chuyển đổi giới tính, lưỡng tính hay đồng tính Thậm chí, các phụ huynh của quốc gia này còn trao đổi về chủ đề giới tính trong bữa ăn của gia đình Do vậy, giáo dục Hà Lan được các nước trên thế giới

ca ngợi về phương pháp giáo dục tiên tiến này, do có tỉ lệ mang thai tuổi v thành niên thấp nhất trên thế giới (khoảng 0,5 ) [17]

Ở Đức, nội dung giáo dục giới tính được triển khai từ những năm 1960, đến năm 1974, đã xây dựng chi tiết, có kế hoạch về một chương trình giáo dục giới tính,

Trang 18

các HS từ lớp 8 bắt đầu học chương trình này với 15 chủ đề khác nhau và trên 20 sách tham khảo được qui đ nh

Ở Nhật Bản, chính sách giáo dục giới tính truyền thống của Nhật Bản được gọi

là “giáo dục thuần khiết” Trong các năm 1947, 1949, 1955 Bộ Giáo Dục Nhật Bản ra văn bản “ Về việc thực thi giáo dục thuần khiết”, “ Những điều cơ bản về giáo dục thuần khiết”, “Đề án thí điểm thực thi giáo dục thuần khiết” Đến năm 1966, “giáo dục giới tính” mới bắt đầu triển khai s dụng, HS lớp 6 được phổ biến chương trình này Đến năm 1985, Nhật Bản phát hiện tường hợp đầu tiên nhi m AIDS, vì vậy, các

tờ rơi liên quan đến phòng chống AIDS được nhà nước và các tổ chức phi chính phủ khác đã phát hành trên cả nước, trong đó có đối tượng HS THCS [dẫn theo 14]

J.P MA-S -LÔ-VA (Tiệp Khắc) đã nghiên cứu các vấn đề về giới tính cho rằng: Nhiều người trong chúng ta biết rằng không nên để con cái phải tự lần mò tìm hiểu lấy chuyện tình dục, song lại không biết hướng dẫn, tác động, không biết khi nào cần nói và nói như thế nào Thế hệ trẻ ngày nay khác rất xa thế hệ chúng ta Vì vậy, phải dẫn dắt họ theo kiểu khác.”, “Mục đích của toàn bộ chương trình giáo dục tình dục từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành không chỉ là trang b kiến thức, xây dựng ý thức tình dục mà điều quan trọng là xây dựng những quan niệm đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của người đàn ông và phụ nữ trong cuộc sống vợ chồng, trong gia đình

và trong xã hội

Các công trình nghiên cứu trên đã tiếp cận giới tính và giáo dục giới tính ở một

số khía cạnh như: đạo đức giới tính liên quan đến đạo đức xã hội, liên quan đến nghĩa

vụ, trách nhiệm về mối quan hệ giữa con người với con người trong gia đình, xã hội hay giáo dục giới tính nhằm chuẩn b cho nam nữ bước vào đời sống hạnh phúc gia đình và cuộc sống hôn nhân Một số nước như Thụy Điển lại áp dụng giáo dục giới tính qua truyền hình; Ở Mỹ, giáo dục giới tính được phân theo các cấp học Đối với

Hà Lan, giáo dục giới tính được giảng dạy ở bậc tiểu học Các công trình nghiên cứu này là tài liệu tham khảo để tác giả triển khai nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường trung học cơ sở với các nội dung như mục tiêu, nguyên tắc giáo dục giới tính, nội dung và hình thức, phương pháp giáo dục giới tính

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Tác giả Bùi Ngọc Oánh nghiên cứu về tâm lý học giới tính, giáo dục học giới tính đã xác đ nh các đặc điểm của giới và giới tính, những nội dung cần quan tâm trong giáo dục giới tính cho học sinh [14]

Tác giả Nguy n Thanh Thủy trình bày cơ chế quá trình hình thành giới, các phương pháp xét nghiệm để chẩn đoán xác đ nh giới tính trong trường hợp mơ hồ về giới tính, đề xuất nội dung giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên [15]

Trang 19

Dự án VIE/97/P12 đã nghiên cứu về giáo dục sinh sản sức khỏe v thành niên cho rằng: V thành niên và thanh niên là một giai đoạn trong cuộc đời con người Lớp thanh niên này được thông tri giáo dục về giáo dục sinh sản sức khỏe v thành niên sẽ trưởng thành lên người lớn Lại có một lớp v thành mới cần được thông tri giáo dục về giáo dục sinh sản sức khỏe v thành niên Vì vậy, nhu cầu về thông tin giáo dục giáo dục sinh sản sức khỏe cho v thành niên là một nhu cầu thường xuyên, liên tục [6, tr.192]

Tác giả Bùi Ngọc Oánh kh ng đ nh sự cần thiết của giáo dục giới tính trong nhà trường, ông nêu lên các vấn đề cần tập trung trong giáo dục giới tính cho học sinh, như phong tục tập quán của nước ta, nhiều người chưa biết về giáo dục giới tính, giáo viên không có thời gian để dạy và giáo viên chưa trải qua quá trình tập huấn… Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra khó khăn trong giáo dục giới tính, đó là sự e ngại khi nói tới các vấn đề có tính chất nhạy cảm về giáo dục giới tính, ông đưa ra các giải pháp đề xuất về sự chấp nhận giáo dục giới tính của học sinh trong nhà trường [16]

Theo đề tài của tác giả Huỳnh Văn Sơn nghiên cứu nhận thức của học sinh, sinh viên về giới tính, giáo dục giới tính kh ng đ nh sự hiểu biết kiến thức về giới và giới tính của học sinh còn hạn chế, học sinh còn e ngại với các vấn đề về tình dục, sinh sản Vì vậy, trong đề tài này, tác giả đưa ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả giáo

dục gới tính 1994, đề tài luận văn thạc sĩ: “Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh T T một s tr ng nội thành thành ph h inh đ i v i một s nội dung GDGT” [13]

Tác giả Nguy n Văn Lê, Nguy n Th Doan (1997) nghiên cứu về giáo dục giới tính và vai trò của gia đình trong việc giáo dục giới tính cho học sinh, nội dung phương pháp giáo dục giới tính cho trẻ trong gia đình đã nhấn mạnh đến v trí, vai trò của giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ, giáo dục giới tính nhằm hình thành những hành

vi và thái độ, phẩm chất, tính cách cần thiết, trong quan hệ với người khác giới cần xây dựng mối quan hệ đúng đắn, tình cảm nam nữ trong sáng [16]

Theo đề tài của tác giả Đào Xuân Dũng nghiên cứu về giáo dục giới tính với sự phát triển của v thành niên đã đề xuất sự cần thiết phải cung cấp kiến thức một cách tổng quát về GDGT cho trẻ v thành niên như khái niệm, mục tiêu, nội dung và phương pháp GDGT Trong đó, nhấn mạnh vai trò của gia đình đến việc hình thành nhân cách cho trẻ v thành niên và giáo dục giới tính cho trẻ v thành niên [9]

Theo đè tài luận văn Thạc sĩ của Phan Th Bích Ngọc trong luận án “ ột s biện pháp giáo dục gi i t nh cho sinh viên Đại học S phạm” trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về giới tính, giáo dục giới tính, tác giả khảo sát thực trạng s dụng biện

Trang 20

pháp giáo dục giới tính và đưa ra các biện pháp, nội dung GDGT dành cho sinh viên

đại học sư phạm [15] với đề tài “Giáo dục gi i tình cho trẻ vị thành niên qua sách giáo khoa dành cho học sinh trung học”, Luận văn thạc sĩ văn hóa học, trường Đại

học văn hóa Hà Nội

Tác giả Phạm Th Lệ Hằng, (2009), nghiên cứu về nhu cầu giáo dục giới tính cho học sinh THCS đã nghiên cứu về nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh ở nhận thức, thái độ, mong muốn, sự say mê, hứng thú của học sinh về giáo dục giới tính Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục giới tính cho học sinh THCS ở tỉnh Hòa Bình [15]

Đề tài của tác giả Hà Th Trang, (2014) nghiên cứu về giáo dục giới tính cho học sinh trung học đã xây dựng cơ sở lý luận của giáo dục giới tính cho học sinh trung học, khảo sát thực trạng giáo dục giới tính cho học sinh trung học, đánh giá những kết quả đạt được và những khó khăn trong công tác này, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả việc giáo dục giới tính cho trẻ v thành niên [15]

Đề tài của tác giả Đỗ Hà Thế Bình với đề tài “Thực trạng việc quản giáo dục

gi i t nh cho học sinh các tr ng T S tại hu ện Thuận n, t nh Bình D ng và

một s giải pháp” [17], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực ti n nhằm

đánh giá thực trạng giáo dục giới tính, phát hiện nhu cầu bồi dưỡng, nhu cầu người học ở các trường THCS trong huyện Thuận An - Bình Dương, các kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý và giáo dục giới tính Từ đó đề ngh những biện pháp có tính khả thi góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giới tính các trường THCS trong huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương

Đề tài của tác giả Cao Th Tuyết Mai với đề tài “Thực trạng quản hoạt động giáo dục gi i t nh tại các tr ng trung học c s thuộc quận 4 thành ph h

inh” [18], trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực ti n quản lý hoạt động

giáo dục giới tính tại các trường trung học cơ sở quận 4 thành phố Hồ Chí Minh Từ

đó đề ngh những biện pháp khả thi góp phần nâng cao hiệu quả của việc giáo dục giới tính các trường trung học cơ sở

Các công trình nghiên cứu trên đã bàn về các đặc điểm của giới và giới tính, những nội dung cần quan tâm trong giáo dục giới tính cho học sinh, sự cần thiết của giáo dục giới tính trong nhà trường Công trình kh ng đ nh sự hiểu biết kiến thức về giới và giới tính của học sinh còn hạn chế, từ đó nhấn mạnh đến v trí, vai trò của giáo dục giới tính cho thế hệ trẻ, giáo dục giới tính nhằm hình thành những hành vi và thái độ, phẩm chất, tính cách cần thiết Công trình đánh giá những kết quả đạt được

và những khó khăn trong công tác này, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện

Trang 21

hiệu quả việc giáo dục giới tính Từ những công trình nghiên cứu trên là nguồn tài liệu tham khảo để tác giả triển khai nội dung nghiên cứu lý luận, thực ti n trong luận văn như: nội dung giáo dục giới tính, quản lý giáo dục giới tính

1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1.Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung, cũng giống như khái niệm quản lý, khái niệm quản lý giáo dục cũng có nhiều cách tiếp cận khác nhau Ở đây chúng tôi chỉ đề cập tới khái niệm giáo dục trong phạm vi quản lý một hệ thống giáo dục nói chung

mà hạt nhân của hệ thống đó là các cơ sở trường học Về khái niệm quản lý giáo dục các nhà nghiên cứu đã quan niệm như sau:

Theo tác giả Nguy n Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục thực chất là tác động đến nhà trường, làm cho nó tổ chức tối ưu được quá trình dạy học, giáo dục thể chất theo đường lối nguyên lý giáo dục của Đảng, quán triệt được những tính chất xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bằng cách đó tiến tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái chất lượng mới về chất” [28,tr.68]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ thống giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên tắc giáo dục của Đảng thực hiện được những tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất” [17,tr.89]

Trong quản lý giáo dục, chủ thể quản lý là bộ máy quản lý giáo dục từ Trung ương đến Đ a phương, còn đối tượng quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất

kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của giáo dục đào tạo Hiểu một cách

cụ thể là:

Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch, có ý tưởng, có mục đích của chủ thể quản lý đến đối tượng b quản lý Quản lý giáo dục là sự tác động lên tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động họ cùng phối hợp, tác động tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường để đạt mục đích đã đ nh

Trên cơ sở lý luận chung ta thấy rằng thực chất của nội dung quản lý hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động học của học sinh nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong việc hình thành nhân cách của học sinh

Tóm lại, quản lí giáo dục à hệ th ng những tác động có thức, hợp qu uật của chủ thể quản các cấp khác nhau đến đ i t ợng quản thông qua việc thực hiện

Trang 22

chức năng: ập kế hoạch, tổ chức thực hiện, ch đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá nhằm đảm bảo sự vận hành có hiệu quả của các c quan trong hệ th ng giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và m rộng hệ th ng cả về mặt s ợng cũng nh chất ợng

1.2.2 Khái niệm giới, giới tính

Theo Điều 5 của Luật Bình đ ng giới 2006, khái niệm “giới tính” và “giới”

được hiểu như sau: “Gi i t nh à khái niệm ch các đặc điểm sinh học của nam, nữ;

Gi i à khái niệm ch đặc điểm, vị tr , vai trò của nam và nữ trong tất cả các m i quan hệ xã hội” Khái niệm giới và giới tính giúp ta phân biệt đặc điểm của phụ nữ

và nam giới để hiểu rõ thực chất và cơ chế hình thành các đặc điểm đó Sự khác nhau giữa “giới tính” và “giới”được thể hiện qua các nội dung sau:

Giới tính là khái niệm chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về phương diện sinh học,

có sẵn từ khi sinh ra, đồng nhất và không biến đổi (trừ trường hợp có sự can thiệp của

y học) Ví dụ nam giới có thể làm thụ thai, phụ nữ có thể sinh con và cho con bú Khác với giới tính, giới không mang tính bẩm sinh mà được hình thành trong quá trình sống, học tập của con người từ khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành Nói cách khác, giới được thể hiện thông qua các hành vi được hình thành từ sự dạy dỗ và thu nhận từ gia đình, cộng đồng và xã hội, là v trí, vai trò của nam và nữ mà xã hội mong muốn, kỳ vọng ở phụ nữ và nam giới liên quan đến các đặc điểm và năng lực nhằm xác đ nh thế nào là một người nam giới hay một phụ nữ (hoặc trẻ em trai, trẻ em gái) trong một xã hội hay một nền văn hóa nhất đ nh Ví dụ: phụ nữ làm nội trợ, thêu thùa, chăm sóc con cái, nam giới xây dựng nhà c a, làm kinh tế, chính tr ,… Những hành

vi này không phải là hành vi hay kỹ năng bẩm sinh mà do họ được xã hội, gia đình, cộng đồng dạy dỗ để làm việc đó vì xã hội cho rằng như vậy là phù hợp với thiên chức phụ nữ hoặc nam giới Sự khác nhau giữa Giới tính và Giới theo Quyết đ nh 5859/QĐ-BYT ngày 18/12/2019 của Bộ Y tế:

Con người sinh ra đã thuộc về

một giới tính nhất đ nh và không

thay đổi theo thời gian

Con người được dạy và phải học về các vai trò giới trong quá trình trưởng thành, giao tiếp xã hội Điều này có thể thay đổi theo thời gian Giới tính của một người ở nơi nào

Trang 23

Khái niệm giới tính có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau và được s dụng dùng chung với nhiều thuật ngữ khác như: giới, tính dục, tình dục, sinh dục… Nhiều tác giả quan niệm giới tính đồng nghĩa với tình dục hoặc đồng nghĩa với tính dục Những quan niệm đó thường chưa thật sự đầy đủ, tiếp cận một cách đơn giản theo một mặt nào đó của giới tính

Giới tính cần được hiểu một cách toàn diện: Giới tính được hiểu là những đặc điểm của giới, bao gồm những thuộc tính về sinh học và những thuộc tính về tâm lí

xã hội Giới tính cũng được hiểu là những đặc điểm tạo nên những đặc trưng của giới, giúp cho chúng ta phân biệt giới này với giới kia, phân biệt giữa nam và nữ Giới tính

là những yếu tố xác đ nh sự khác biệt giữa giới này và giới kia hay còn gọi là sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ Có thể đ nh nghĩa: giới tính là toàn bộ những đặc điểm

ở con người, tạo nên sự khác biệt giữa nam và nữ

Như vậy, khái niệm về giới tính cần được hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về nhiều mặt sinh lí và tâm lí, cá nhân và xã hội, hôn nhân và gia đình, tình yêu và tình

bạn, sự giao tiếp nam và nữ Vì vậy, có thể kh ng đ nh: “Gi i t nh à những đặc điểm riêng biệt về giải phẫu sinh ng i, về c thể và những đặc tr ng về tâm (nhận thức, tình cảm, năng ực, t nh cách…) tạo nên sự khác biệt giữa nam gi i và nữ gi i”

1.2.3 Giáo dục giới tính

Giáo dục giới tính là một bộ phận hữu cơ của phức hợp các vấn đề giáo dục nhân cách, giáo dục con người mới, con người phát triển toàn diện, kết hợp một cách hữu cơ hài hoà sự phong phú về tinh thần, sự thuần khiết về đạo đức và sự hoàn thiện

về thể xác Theo A.X Makarenko, “ khi giáo dục cho đứa trẻ tính ngay th ng, khả năng làm việc, tính chân thật, tôn trọng người khác, tôn trọng những cảm xúc và hứng thú của họ là chúng ta đã đồng thời giáo dục nó về quan hệ giới tính” .”[Dẫn theo 17] Bách khoa toàn thư y học phổ thông (Pêtrôpxki chủ biên) lại đưa ra đ nh nghĩa, theo

đó, “Giáo dục giới tính là hệ thống các biện pháp y khoa và sư phạm nhằm giáo dục cho nhi đồng, thanh niên và thiếu niên có thái độ đúng đắn đối với các vấn đề giới

tính” [dẫn theo 17] Như vậy, giáo dục giới tính vừa được xem xét ở góc độ y học lại

vừa được xem xét ở góc độ giáo dục, trong mối quan hệ giữa nam và nữ, đ nh nghĩa

này giúp điều chỉnh hành vi và nhân cách của con người Trần Trọng Thu cho rằng,

giáo dục giới tính có phạm vi rất rộng lớn, tác động toàn diện đến tâm lí, đạo đức con

người, “là hình thành tiêu chuẩn đạo đức của hành vi có liên quan đến lĩnh vực thầm

kín của đời sống con người, hình thành quan niệm đạo đức lành mạnh giữa em trai và

em gái, thanh nam và thanh nữ, giáo dục những sự “kiềm chế có đạo đức”, sự thuần khiết và tươi mát về đạo đức trong tình cảm của các em” [16]

Trang 24

Phạm Hoàng Gia, giáo dục giới tính phải được xem xét như một bộ phận hợp thành của nền giáo dục xã hội Nó có mối liên hệ mật thiết với giáo dục dân số, kế hoạch hoá gia đình, hôn nhân - gia đình và với các mặt giáo dục khác trong nhà trường phổ thông Do vậy cần phải tiến hành công tác giáo dục giới tính một cách đồng bộ trong mối quan hệ có tính chất hệ thống với các mặt giáo dục khác.Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu về tâm lí học giới tính

[dẫn theo 17] Huỳnh Văn Sơn, “giáo dục giới tính là quá trình giáo dục con người

(thanh thiếu niên), nhằm làm cho họ có nhận thức đầy đủ, có thái độ đúng đắn về giới tính và quan hệ giới tính, có nếp sống văn hóa giới tính, hướng hoạt động của họ vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính, giúp cho họ biết tổ chức tốt nhất cuộc sống riêng cũng như xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội

phát triển” [23, tr.25] Phan Bích Ngọc, "Giáo dục giới tính là một quá trình hướng

vào việc vạch ra những nét, những phẩm chất, những đặc trưng và khuynh hướng phát triển của nhân cách nhằm xác đ nh thái độ xã hội cần thiết của con người đối với những thuộc giới khác" [20, tr.15] Với cách đưa ra khái niệm này, bên cạnh việc giáo dục cho nam và nữ thấy mối quan hệ của mình trong đời sống, thì trong học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí… giáo dục giới tính còn giáo dục nhân cách để tu dưỡng những phẩm chất nhân cách giới tính lành mạnh, văn minh, mục đích nhằm khơi dậy

tiềm năng, lợi thế của giới tính

Các công trình nghiên cứu đều chỉ ra rằng giáo dục giới tính phải gắn liền với giáo dục đạo đức, tư tưởng, kỹ năng sống và phải tiến hành trên cơ sở của giáo dục đạo đức tư tưởng Giáo dục giới tính cũng phải gắn bó mật thiết với các mặt giáo dục khác trong nền giáo dục toàn diện Các kết quả nghiên cứu đều có thể kh ng đ nh giáo dục giới tính là hệ thống biện pháp y khoa và sư phạm của cơ quan chuyên biệt nhằm giáo dục cho thế hệ trẻ có nhận thức, thái độ, hành vi phù hơp với đặc điểm tâm

sinh lý, các vấn đề giới tính của thanh thiếu niên

Từ những quan niệm của các tác giả nghiên cứu trước, chúng ta có thể rút ra

khái niệm: Giáo dục gi i t nh à quá trình tác động có mục đ ch, có kế hoạch của nhà giáo dục đến học sinh, gi p học sinh có nhận thức đ đủ, có động c , thái độ đ ng

đ n về gi i t nh và quan hệ gi i t nh, có nếp s ng văn hoá gi i t nh, h ng hoạt động của các em vào việc rèn u ện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp v i gi i

t nh và phù hợp v i những đặc tr ng về tâm (nhận thức, tình cảm, năng ực, t nh cách…) tạo nên sự khác biệt giữa nam gi i và nữ gi i

Trang 25

1.2.4 Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn

Hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn nhằm trang b thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết về giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn trên đ a bàn huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên; góp phần hạn chế tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, nguyên nhân là do nhận thức của học sinh dân tộc vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế; mặc dù các trường THCS vùng dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn cũng đã tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa cũng như phối hợp lồng ghép tuyên truyền nhằm trang b thêm kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các em, để học sinh có cái nhìn toàn diện hơn về giáo dục giới tính”

Vậy "hoạt động giáo dục gi i tính cho học sinh dân tộc thiểu s các tr ng Trung học c s vùng đặc biệt khó khăn à quá trình tác động có mục đ ch, có kế hoạch của nhà giáo dục đến học sinh dân tộc, gi p học sinh dân tộc có nhận thức đ

đủ, có động c , thái độ đ ng đ n về gi i t nh và quan hệ gi i t nh, có nếp s ng văn hoá gi i t nh, h ng hoạt động của các em vào việc rèn u ện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp v i gi i t nh và phù hợp v i những đặc tr ng về tâm (nhận thức, tình cảm, năng ực, t nh cách…) tạo nên sự khác biệt giữa nam gi i và nữ gi i"

Để giáo dục giới tính một cách tốt nhất cho học sinh dân tộc, thầy cô, phụ huynh nên dành thời gian quan tâm, lắng nghe con; cần làm gương cho con bằng chính hành

vi của mình và giải quyết các vấn đề bằng phương án không bạo lực Phía nhà trường cũng cần quan tâm đến học sinh cả trong và ngoài trường học; thiết lập quy tắc không phân biệt đối x , lắng nghe học sinh; thảo luận với học sinh về các biện pháp phòng - chống bạo lực; dạy học sinh kỹ năng kiểm soát cảm xúc và hành vi

1.2.5 Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh là người dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn thuộc nội dung của quản lý hoạt động giáo dục trong trường học Quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở trường THCS vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc là những tác động động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý nhà trường tới quá trình giáo dục giới tính, giáo viên, học sinh và những lực lượng liên quan nhằm tổ chức và điều hành có hiệu quả mục tiêu, nội dung giáo dục giới tính đề ra góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh

Quản lý hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn là hệ thống những tác động có ý thức,

Trang 26

hợp quy luật của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến đối tượng quản lí thông qua việc thực hiện chức năng: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng

Đồng thời giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc ở các trường Trung học

cơ sở vùng đặc biệt khó khăn là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục đến học sinh, giúp học sinh có nhận thức đầy đủ, có động cơ, thái độ đúng đắn về giới tính, quan hệ giới tính, có nếp sống văn hoá giới tính, hướng hoạt động của các em vào việc rèn luyện để phát triển nhân cách toàn diện, phù hợp với giới tính và những đặc trưng về tâm lí (nhận thức, tình cảm, năng lực, tính cách…) tạo nên

sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới

Vậ Quản hoạt động giáo dục gi i t nh cho học sinh dân tộc tr ng T S vùng khó khăn quá trình tác động có mục đ ch, có kế hoạch, hợp qu uật của chủ thể quản ên đ i t ợng quản nh : ập kế hoạch, tổ chức, ch đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục gi i t nh cho học sinh nhằm thực hiện hoạt động giáo t nh cho học sinh có hiệu quả

1.3 Lý luận về hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn

1.3.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống Người Kinh chiếm 85,4 dân số Việt Nam, với 78,32 triệu người, 53 dân tộc thiểu số (DTTS) còn lại chỉ chiếm 14,6 dân số cả nước, vậy người “dân tộc thiểu số” để chỉ chung cho những người không thuộc dân tộc Kinh Giữa các dân tộc thiểu số cũng có rất nhiều khác biệt, trong số đó, người Hoa (dân tộc Hán) có nhiều đặc điểm văn hóa tương đồng với văn hóa Việt Nam, và họ cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh

tế Việt Nam

Vì vậy, người Hoa thường không được ghi nhận là một “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam Các dân tộc khác, ví dụ như dân tộc H’Mông, dân tộc Thái, dân tộc Khơ mú chủ yếu sống dựa vào trồng trọt, sống ở các vùng núi cao, giao thông đi lại khó khăn

và duy trì đời sống văn hóa gắn liền tự nhiên Các DTTS cũng được phân chia theo hệ ngôn ngữ Ngôn ngữ của các dân tộc Việt Nam được chia làm 8 nhóm: Việt - Mường, Tày - Thái, Môn - Khmer, Mông - Dao, Ka đai, Nam đào, Hán và Tạng; 96 các dân tộc thiểu số nói tiếng mẹ đẻ của họ Đồng bào các DTTS thường tập trung vào các

Trang 27

vùng núi và vùng sâu vùng xa, vùng biên giới, hải đảo tuy nhiên họ cũng phân bố rải rác trên toàn lãnh thổ Việt Nam do chiến tranh và nhập cư Các DTTS sinh sống ở khu vực thành th thường sung túc hơn các DTTS sống ở khu vực nông thôn Nhiều làng, xã, thôn, bản có tới 3-4 DTTS khác nhau cùng sinh sống

Khả năng tiếp cận cơ sở vật chất cơ bản tại những đ a bàn người DTTS sinh sống chủ yếu vẫn còn hạn chế, 72 DTTS không có nhà vệ sinh đạt chuẩn, và hơn ¼

số hộ DTTS không được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh Phần lớn các hộ sinh sống tại khu vực nông thôn và vùng núi chưa được s dụng điện lưới, gây nên tình trạng mất cân đối trong đời sống đồng bào DTTS Tuy còn thiếu thốn về điều kiện giáo dục so với đồng bào Kinh, các DTTS đều có đại diện với vai trò cán bộ và công chức trong các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp tỉnh và thành phố Tuy nhiên, trình độ văn hóa, đặc biệt là t lệ biết chữ có khác biệt lớn giữa các nhóm DTTS T lệ trung bình cho 53 DTTS là 79,8 , tuy nhiên con số này biến thiên từ mức thấp nhất là 34,6 với dân tộc La Hủ, tới cao nhất là các dân tộc Thổ, Mường, Tày và Sán Dìu đạt 95 T lệ người lao động là DTTS đã qua đào tạo bằng 1/3 của cả nước

Một trong những rào cản của giáo dục ở vùng cao chính là khoảng cách đ a lý Nhiều học sinh người DTTS phải đi một quãng đường xa, đường dốc, có khả năng sạt

lở vào mùa mưa để tới trường phổ thông, thường rơi vào khoảng từ 5 km thậm chí lên tới 70 km, đường giao thông chủ yếu là cấp phối, trơn, trượt, thêm vào đó, người được đi học chủ yếu vẫn là nam giới, do tư tưởng lỗi thời “trọng nam khinh nữ” vẫn

còn tồn tại ở đồng bào DTTS

Công việc hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện lao động đơn giản, có tính truyền thống gắn liền với tự nhiên, dựa vào thiên nhiên Với trình độ sản xuất còn chưa cao, chưa thoát khỏi tình trạng "du canh, du cư", "tự cung tự cấp", sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, không cần nhiều đến kiến thức khoa học, nên hình thành suy nghĩ "không có lúa ngô thì đói, không có cái chữ thì có chết đâu", hay

là "không biết ăn chữ, ăn th t gà vẫn ngon hơn" Nhu cầu học tập của cộng đồng nhất

là nhu cầu học lên cao của đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp, cùng với nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng học sinh bỏ học, ngại đi học Khi hỏi học sinh vì sao các em không nói tiếng phổ thông hàng ngày, nhiều học sinh trả lời, bố mẹ em có dùng tiếng phổ thông đâu, học xong về nhà lên nương cũng ch ng dùng đến, cho nên không cần học, không cần nói tiếng phổ thông Đó là một rào cản lớn, nếu không muốn nói là rất lớn trong việc vận động học sinh đến lớp, đến trường Mặc dù nhu cầu giáo dục là rất cần thiết, nhưng khi họ đã không muốn tức là không có nhu cầu, thì việc dùng mệnh lệnh hành chính công vụ để giải quyết vấn đề là rất khó Chỉ có

Trang 28

biện pháp vận động thuyết phục, vận động thuyết phục trong thời gian dài, và vận động phải phù hợp với đặc điểm tâm lý của người dân tộc thiểu số: tin là theo

Giáo dục giới tính có vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ Việc lồng ghép GDGT cho học sinh trong trường học nhằm giúp các em có kiến thức

về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và giới tính v thành niên, cũng như tránh những hậu quả đáng tiếc do thiếu hiểu biết Hiểu biết về cơ thể, giới tính của mình và cả người khác phái là nhu cầu nhất thiết và tự nhiên, nhất là những người đang ở tuổi trưởng thành Nhà trường liên kết với cán bộ dân số kế hoạch hóa gia đình trên đ a bàn tổ chức những buổi tọa đàm, trao đổi về GDGT và sức khỏe sinh sản v thành niên Mọi thắc mắc, thầm kín nhất của tuổi học sinh được giải đáp một cách th ng thắn, rõ ràng và khoa học Việc học sinh không được trang b đầy đủ kiến thức về giới tính thay vì tìm hiểu qua những trang mạng không chính thống đã để lại nhiều hệ lụy, điển hình là t lệ nạo phá thai ở độ tuổi học sinh ngày càng cao, còn có học sinh tảo hôn, hôn nhân cận huyết, t lệ này chiếm khoảng 1,5 Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh, thỏa mãn nhu cầu được tư vấn về giới tính và giải đáp những băn khoăn, trăn trở của tuổi học trò trước các vấn đề tế

nh muốn biết nhưng ngại hỏi, ngại nói, ngại chia sẻ

Thực tế, GDGT trong nhà trường hiện nay chưa thật sự phù hợp với sự phát triển tâm, sinh lý sớm của học sinh, nội dung vẫn còn chung chung, không thiết thực Ðiều này gây nên những hạn chế nhất đ nh trong việc tiếp thu kiến thức GDGT và sức khỏe sinh sản mới chỉ dừng ở mức lồng ghép vào một số môn học thông tin về dân số, sức khỏe sinh sản, tình dục an toàn để tránh lây nhi m HIV chứ nội dung chưa thực sự hấp dẫn và sinh động Nội dung lồng ghép vào môn học rất ít, không thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, tự tìm hiểu của học sinh Nhiều bạn do không có kiến thức nên đã đi quá giới hạn, ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập GDGT cần phải thực hiện khi học sinh ở lứa tuổi cấp tiểu học (lớp một, lớp hai), trong các giờ tự nhiên xã hội, đạo đức như dạy học sinh cách s dụng các vật dụng vệ sinh cho đúng quy trình

để bảo đảm an toàn Giáo viên cũng cần thường xuyên dạy trẻ có ý thức tự bảo vệ nói không với bất kỳ hành vi xâm phạm cơ thể của người lớn

Tuy nhiên, khi nói đến việc GDGT thì các bậc phụ huynh còn e ngại và cho rằng không cần thiết, tự các con sẽ biết Nhu cầu hiểu biết để tự bảo vệ mình là chính đáng Tư vấn tâm lý lứa tuổi cho trẻ v thành niên, bao gồm cả sức khỏe sinh sản v thành niên, dạy về phát triển giới tính, cảm xúc, ứng x nam - nữ, tình bạn và sự cảm mến tuổi học trò Trang b kiến thức sinh sản cho các em vẫn tốt hơn là để các em tự tìm hiểu Ở lứa tuổi này, phụ huynh hãy ở cạnh con, chia sẻ, giải thích và hỗ trợ các con trong quá trình phát triển Nếu "ngại ngùng" thì có thể mua sách GDGT cho tuổi

Trang 29

v thành niên, để các em đọc, các em tìm hiểu Ngày nay, giới trẻ d dàng tiếp cận mọi thông tin trên in-tơ-nét, trên các thiết b di động Nếu không có đ nh hướng rõ nét

về giới tính, sức khỏe sinh sản hay cha mẹ thiếu sự quan tâm sẽ dẫn đến những thiệt hại đáng tiếc cho bản thân và để lại những hậu quả lâu dài, đau lòng cho gia đình và

xã hội

Sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp tác động trực tiếp đến đời sống tâm lý lứa tuổi học sinh với nhiều biểu hiện đáng lo ngại Theo khảo sát gần đây tại một số trường THCS, THPT, hầu hết học sinh, sinh viên gặp khó khăn vướng mắc tâm, sinh lý (trong đó khối phổ thông là 95,33 , đại học là 85,92 ) Ðặc biệt, ở lứa tuổi học sinh phổ thông, mức độ thường xuyên có những vướng mắc và cần chia sẻ là cao nhất với 80,17 82,31 học sinh được hỏi đều mong muốn nhà trường, cơ sở giáo dục có phòng tư vấn tâm lý riêng, kín đáo để thuận tiện cho các

em Phần lớn học sinh khi được hỏi đều có mong muốn trong nhà trường có cán bộ chuyên trách tư vấn tâm lý được đào tạo bài bản, có chuyên môn về tâm lý học đường

để giúp các em chia sẻ những khó khăn, vướng mắc vè giới tính, về tình yêu và các khó khăn vướng mắc trong cuộc sống

Học sinh ng i dân tộc thiểu s à ng i dân tộc mang các đặc điểm đã nêu trên và ng i dân tộc chủ ếu s ng dựa vào tr ng trọt, chăn nuôi, s ng các vùng

n i cao, địa hình hiểm tr , giao thông đi ại khó khăn, du trì đ i s ng văn hóa g n iền tự nhiên

Ngày 12/11/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết đ nh TTg về tiêu chí phân đ nh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021 - 2025 Theo đó, các xã, thôn được công nhận là đặc biệt khó khăn, khó khăn trong giai đoạn 2021 - 2025 phải đáp ứng các tiêu chí sau:

33/2020/QĐ-Tiêu chí xác đ nh xã khu vực III (xã đặc biệt khó khăn): là xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là xã có t lệ số hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ dân sinh sống ổn đ nh thành cộng đồng từ 15 trở lên, chưa được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và có 01 trong 02 tiêu chí sau:

Có t lệ hộ nghèo từ 20 trở lên (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng sông

C u Long có t lệ hộ nghèo từ 15 trở lên hoặc có trên 150 hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số)

Có t lệ hộ nghèo từ 15 đến dưới 20 (riêng các xã thuộc khu vực Đồng bằng Sông C u Long có t lệ hộ nghèo từ 12 đến dưới 15 ) và có 01 trong các tiêu chí sau: Có trên 60 t lệ hộ nghèo là hộ dân tộc thiểu số trong tổng số hộ nghèo của xã;

Có số người dân tộc thiểu số trong độ tuổi từ 15 đến 60 chưa biết đọc, biết viết tiếng phổ thông từ 20 trở lên; Số lao động có việc làm nhưng chưa qua đào tạo từ 3 tháng

Trang 30

trở lên chiếm trên 80 tổng số lao động có việc làm; Đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm xã dài trên 20 km, trong đó có trên 50 số km chưa được rải nhựa hoặc đổ bê-tông

Vậ các tr ng trung học c s , tr ng phổ thông dân tộc bán tr T S đóng tại địa bàn theo các tiêu chuẩn trên đ ợc coi à tr ng vùng dân tộc thiểu s , vùng đặc biệt khó khăn, học sinh học trong các ngôi tr ng này là học sinh dân tộc thiểu

Vì thế, sự xung đột giữa cha mẹ, thầy cô và học sinh thường xảy ra xung đột, tạo ra khoảng cách Giai đoạn này là giai đoạn đặc trưng của tuổi dậy thì, sự khởi đầu phát tính dục khiến cho các em quan tâm đến bản thân và giới tính, các em quan tâm đến những vấn đề thầm kín, khó nói, tế nh của bản thân và người khác giới Do vậy, CBQL, GV và cha mẹ học sinh hãy nhạy cảm và thông cảm với những trải nghiệm của học sinh, cảm thông với cảm xúc và ý nghĩ của học sinh, tư vấn, hướng dẫn để học sinh có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp trong quan hệ giới tính và thực hành đạo đức giới tính

Sự phát triển về mặt cơ thể hay sự cải tổ về mặt giải phẫu sinh lí độ tuổi giai đoạn này dẫn đến sự phát dục còn gọi là dậy thì, HS cũng có thay đổi về mối quan hệ ứng x trong hoạt động giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng lứa tuổi Ở tuổi dậy thì, cơ thể của HS có những thay đổi cực kì mạnh mẽ, tâm sinh lí phát triển và có khả năng sinh sản Tuyến nội tiết hoạt động mạnh dẫn đến về mặt cảm xúc, các em d kích động, d cáu giận và muốn tự kh ng đ nh mình, tuy nhiên nhận thức còn non nớt, chưa chín, do hệ thần kinh chưa có khả năng ch u đựng những kích thích mạnh, đơn điệu, vì vậy, một số học sinh có hiện tượng uể oải, ức chế, không chú ý, lơ đ nh, thờ ơ, thậm chí có hành vi xấu Giai đoạn này, nhu cầu giao tiếp của học sinh với bạn

bè phát triển mạnh, các em tìm được những người bạn để tâm tình và mở rộng mối quan hệ bạn bè

Đối với học sinh lứa tuổi THCS, bạn bè trở thành một phần trong cuộc sống của các em, vì thế, giai đoạn này các em xây dựng được tình bạn bền vững, sâu sắc, tuy

Trang 31

nhiên, các mối quan hệ bạn bè này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực và tác động tích cực Những xúc cảm tình yêu, những rung động của tình yêu đầu đời xuất hiện ở độ tuổi 14, 15 tương đương với học sinh khối lớp 8,9 Học sinh quan tâm, chú ý, chăm chút đến cách ăn mặc, để đầu tóc, dáng vóc, học sinh nữ đứng trước gương ngắm vuốt, trang điểm, đọc truyện mà nội dung liên quan đến tình yêu, xem những bộ phim tình cảm Chính những điều này tạo nên ở học sinh cảm xúc về tình yêu, có học sinh

b ảnh hưởng dẫn đến xao nhãng học tập Những áp lực có tính xung năng, đặc biệt là xung năng tính dục chi phối tới đời sống của lứa tuổi này Những băn khoăn, lo lắng

về bản thân, thậm chí có em còn hoang mang, mất phương hướng cũng ảnh hưởng đến nhiệm vụ học tập của HS Nhiệm vụ của nhà sư phạm giai đoạn này là rất cần thiết, đó là giáo dục giới tính để đ nh hướng tình cảm, lý trí cho học sinh, đ nh hướng học sinh vào nhiệm vụ học tập Để giáo dục giới tính đạt hiệu quả, CBQL và GV bên cạnh việc giảng dạy, cần nắm bắt di n biến và đặc điểm của học sinh về tâm sinh lí; CBQL và GV nhận biết những hành vi lệch lạc, lệch chuẩn, không phù hợp với lứa tuổi của học sinh THCS, hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của học sinh THSC để có những tham vấn, tư vấn, trò chuyện nắm bắt tâm lý k p thời, đúng đắn

Sự phát triển của học sinh dân tộc cấp THCS di n ra mạnh mẽ, nhưng không cân đối Hoạt động tổng hợp của các tuyến nội tiết quan trọng nhất (tuyến giáp, tuyến yên, tuyến thượng thận), tạo ra nhiều thay đổi trong cơ thể các em, trong đó nổi bật nhất là sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục; tuy nhiên sự phát triển của trẻ em gái

và trẻ em trai có sự khác biệt rõ rệt, con trai cao lên, vai rộng ra; con gái đầy đặn dần, xương chậu rộng ra, sự phát triển cơ thể không cấn đối làm cho các em lúng túng, vụng về, lóng ngóng

Học sinh THCS dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn được thừa nhận là một thành viên tích cực của gia đình, được cha mẹ, anh ch giao cho những trọng trách khá nặng

lề như chăm sóc các em nhỏ, nấu cơm, dọn dẹp nhà c a, chăn nuôi gia súc và có em trở thành lao động chính trong gia đình, góp phần tăng thu nhập cho gia đình, các em

đã ý thức được các nhiệm vụ đó và thực hiện một cách tích cực Điều quan trọng và

có ý nghĩa lớn là cha mẹ không coi các em là "ém bé" trong gia đình nữa, mà đã quan tâm đến ý kiến của các em, giành cho các em quyền sống độc lập hơn, đề ra cho các

em yêu cầu cao hơn, các em được tham gia bàn bạc một số công việc trong gia đình, các em biết xây dựng và bảo vệ uy tín gia đình, các em được tự quyết trong các mối quan hệ xã hội mà không b phụ thuộc vào người lớn Đời sống trong nhà trường của các em cũng có nhiều thay đổi, hoạt động học tập và các hoạt động khác trong nhà trường đòi hỏi và thúc đẩy các em có thái độ tích cực và độc lập tạo điều kiện để các

em thảo mãn nhu cầu giao tiếp của mình Vì vậy học sinh người dân tộc vùng đặc biệt

Trang 32

khó khăn cần được trang b những kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản, các em được tiếp nhận những nội dung liên quan đến giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản; cách xác đ nh thế nào là xâm hại tình dục trẻ em, thực trạng, dấu hiệu, các bước x lý khi b xâm hại tình dục; phòng - chống bạo lực học đường và những kỹ năng sống cần thiết Đặc biệt, với cách truyền đạt trực quan, sinh động bằng tranh ảnh cũng như khơi gợi vấn đề, các em học sinh đã vượt qua sự rụt rè ban đầu và mạnh dạn đặt ra nhiều câu hỏi, như: nếu dùng thuốc tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sinh sản sau này, độ tuổi nào có thể quan hệ tình dục, thế nào là tình dục an toàn, hậu quả của việc mang thai sớm là gì “Từ trước đến nay, các em rất ít khi đề cập đến vấn đề này vì ai cũng cảm thấy ngượng ngùng, xấu hổ, không dám thổ lộ, bộc bạch

Do đó, qua chương trình này, các em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để tự tin nói cho nhau nghe và giúp nhau hiểu biết hơn”

Tóm lại, sự tha đổi về điều kiện s ng, điều kiện hoạt động trong gia đình, nhà

tr ng và xã hội, vị tr của các em đã đ ợc nâng ên, các em đã thức đ ợc sự tha đổi và t ch cực hoạt động cho sự tha đổi đó h nh vì thế, đặc điểm tâm , sinh của học sinh dân tộc vùng đặc biệt khó khăn có những tha đổi nh ng so v i học sinh

T S dân tộc Kinh vùng thuận ợi, thành ph , thị trấn còn có khoảng cách và ch a thể hòa nhập đ ợc, đặc biệt à các m i quan hệ xã hội, m i quan hệ giao tiếp ọc sinh dân tộc các tr ng T S vùng đặc biệt khó khăn dễ bị ợi dụng, dễ bị ôi kéo h n

1.3.2 Mục tiêu của hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu

số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn

Giáo dục giới tính là một bộ phận của giáo dục nhân cách, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách con người Vì vậy giáo dục giới tính cần được tiến hành từ khi con người mới sinh ra và có thể tiến hành trong suốt cuộc đời, thực hiện ở mọi nơi, mọi chỗ như: ở gia đình, nhà trường và ngoài xã hội vv… Mục tiêu của giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc vùng đặc biệt khó khăn là hình thành cho học sinh người dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn có kiến thức về, giới, giới tính, có năng lực về giới tính, để giúp học sinh có nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp với lứa tuổi học sinh c a mình Giúp học sinh có những hiểu biết cần thiết về giới tính, vận dụng những hiểu biết về giới tính trong cuộc sống hàng ngày Giúp học sinh có những kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thích ứng, ứng x trong quan hệ với người khác giới; khả năng làm chủ bản thân, làm chủ quá trình sinh sản; kỹ năng lao động phù hợp với nghề nghiệp mang đặc thù giới Giáo dục cho học sinh có thái độ tích cực,

l ch sự trong quan hệ với người khác giới và tự hoàn thiện những phẩm chất thuộc giới tính mình

Trang 33

1.3.3 Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn

Để xây dựng nội dung giáo dục giới tính cho học sinh trung học cơ sở, nhà giáo dục hay giáo viên phải dựa vào các căn cứ sau đây:

Năng lực, trình độ phát triển chung và khả năng nhận thức, tiếp nhận và x lý thông tin của học sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn, còn có những hạn chế; sự quan tâm có chủ đ nh hay do tình cờ hoặc ngẫu nhiên trong việc tiếp nhận những thông tin nhất đ nh về giới tính của học sinh; dựa vào những đặc điểm về hành vi của học sinh trong quan hệ với người khác giới Dựa vào mức độ trưởng thành về thể chất, tinh thần, hành vi, thái độ; những biến đổi về sinh lý của học sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn Dựa vào quy luật chung của việc hình thành tập thể lớp và đặc điểm của lớp học và những ảnh hưởng của nó

đến tâm lý giới tính của học sinh

Nội dung giáo dục giới tính cho học sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn gồm:

Hệ thống những tri thức về giới, giới tính và phân biệt các đặc điểm về giới và

giới tính Vai trò của giới và giới tính; các giai đoạn phát triển của con người và đặc

điểm giới tính qua từng giai đoạn; những biến đổi về tâm lý, sinh lý ở tuổi dậy thì, các hiện tượng kinh nguyệt, vệ sinh kinh nguyệt ở nữ hay các vấn đề về xuất tinh lần đầu ở nam và vệ sinh bộ phận sinh dục của nữ giới và nam giới; những biện pháp giữ gìn sức khỏe sinh sản Những tri thức về thụ thai, mang thai, nạo phá thai và phòng chống bệnh lây lan qua đường tình dục Những tri thức về sức khỏe sinh sản và bảo

vệ sức khỏe sinh sản v thành niên, các vấn đề về đạo đức giới tính, nhu cầu giới tính v.v Giáo dục nhu cầu tình dục, nhu cầu giới tính và đạo đức giới tính cho học sinh dân tộc ở các trường THCS vùng đặc biệt khó khăn;các vấn đề về sức khỏe sinh sản

v thành niên Giáo dục cho học sinh vấn đề kế hoạch hóa gia đình, hạnh phúc gia đình Giáo dục các vấn đề bình đ ng giới, đ nh kiến giới và phân biệt giới

Giáo dục cho học sinh ý thức, thái độ, trách nhiệm trước các vấn đề về giới và giới tính, ý thức tôn trọng con người, giao tiếp l ch sự, tôn trọng người giao tiếp, giao tiếp với người khác giới, biết quan tâm đến những đặc điểm giới tính của người khác trong quá trình hoạt động giáo dục Giáo dục cho học sinh có thái độ đúng và trách nhiệm cao đối với sức khỏe của bản thân và sức khỏe của người khác; ý thức về tác hại, nguy hiểm do quan hệ tình dục gây nên Giáo dục cho học sinh có kỹ năng, hành vi ứng x phù hợp với giới và giới tính; khả năng tự đánh giá hành vi của mình trong quan hệ với người khác; biết phân biệt tốt xấu, đúng sai trong quan hệ với người khác giới

Trang 34

Hệ thống thái độ tích cực trước các vấn đề giới tính: Ý thức trách nhiệm của thiếu niên, trẻ v thành niên trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội; Ý thức trách nhiệm đối với hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt sao cho phù hợp với những đặc

điểm của giới cho học sinh Thái độ tích cực trong việc thực hiện bình đ ng giới,

phân biệt giới, đ nh kiến về giới Thái độ tích cực trong quan hệ với người khác giới

và biết bảo vệ giới tính của mình Tính tự chủ trong làm chủ hành vi của bản thân, tự trọng biết bảo vệ mình trong mọi tình huống

Hệ thống kỹ năng hành vi phù hợp với giới tính: Các kỹ sống, kỹ năng giao tiếp,

kỹ năng thích ứng với hoàn cảnh, phù hợp với chuẩn mực của giới và giới tính; kỹ năng biết bảo vệ bản thân chống xâm phạm tình dục Kỹ năng giữ khoảng cách trong

tình bạn khác giới, tình yêu; kỹ năng giữ gìn và bảo vệ sức khỏe sinh sản; kỹ năng

phòng chống bệnh qua đường tình dục vv

Ngoài nội dung cung cấp nội dung giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn, các nhà giáo, các nhà quản lý giáo dục cần tổ chức các hoạt động cung nhằm cung cấp cho học sinh các kiến thức:

1.3.3.1 Cung cấp kiến thức nâng cao nhận thức gi i tính cho học sinh: Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên; Nhận thức các tệ nạn xã hội; Các bệnh â qua đ ng tình dục; Đạo đức gi i; Nhu c u gi i; ành vi văn hóa gi i t nh; Bình đẳng gi i; Định Kiến gi i; Phân biệt gi i…

Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi

thiếu nhi và tuổi trưởng thành Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản tuổi dậy thì đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tương lai sự nghiệp của mỗi người cũng như chất lượng dân số của toàn xã hội Tuổi v thành niên là gì? Tuổi dậy thì - v thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn Độ tuổi v thành niên là

10 - 18 tuổi Ở tuổi v thành niên, dưới tác dụng sinh lý của hormone, cơ thể trẻ em sẽ

di n ra hàng loạt những thay đổi về hình dáng, cơ quan sinh dục, tâm sinh lý, phân biệt rõ giới tính nam/nữ và bắt đầu có khả năng tình dục, khả năng sinh sản Sức khỏe sinh sản v thành niên là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất

cả những yếu tố liên quan tới cấu tạo và hoạt động của bộ máy sinh sản ở tuổi v

Trang 35

chậu của nữ tròn hơn và rộng hơn khung chậu của nam); xương đùi, các mô mỡ hình thành đường cong; phát triển chiều cao, cân nặng; bộ phận sinh dục phát triển (âm hộ,

âm đạo to ra, t cung và buồng trứng phát triển); buồng trứng bắt đầu hoạt động bằng việc xuất hiện kinh nguyệt Về thay đổi sinh lý: bắt đầu xuất hiện kinh nguyệt Trong khoảng 1 năm đầu khi có kinh, kinh nguyệt không đều và thời gian hành kinh cũng thay đổi Với trẻ trai: Về thời gian: Bắt đầu dậy thì khi trẻ được 10 - 15 tuổi (phát triển chậm hơn sơ với trẻ em gái) Về thay đổi cơ thể: vỡ tiếng; có ria mép xuất hiện

và râu ở cằm; phát triển chiều cao và cân nặng; tuyến bã và tuyến mồ hôi phát triển, xương ngực và vai phát triển; các cơ rắn chắc hơn; hình thành trái cổ do sụn giáp phát triển; dương vật và tinh hoàn to lên Về thay đổi sinh lý: tinh hoàn hoạt động sinh ra nội tiết sinh dục nam và tinh trùng; biểu hiện xuất tinh, những lần đầu là mộng tinh Với trẻ trai có thay đổi về cơ thể

Những thay đổi về tâm lý ở tuổi v thành niên, với những đặc điểm sinh lý riêng biệt, trẻ v thành niên d thay đổi tính cách, hành vi ứng x như sau: Tính độc lập: trẻ

có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ, thầy cô chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè để đạt được sự độc lập Đôi khi, trẻ có biểu hiện chống đối lại các quan điểm của cha mẹ, thầy cô Nhân cách: cố gắng kh ng đ nh mình như một người lớn, có hành vi bắt chước người lớn, hành động giống như người lớn.Tình cảm: chuẩn b cho mối quan hệ yêu đương, học cách biểu lộ tình cảm, điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu, tỏ thái độ thân mật trong mối quan hệ với người khác giới

Tính tích hợp: thu thập thông tin từ cha mẹ, nhà trường, bạn bè, xã hội, để tạo

ra giá tr của bản thân, tạo sự tự tin và cách ứng x của bản thân trước bè bạn, thầy cô

và xã hội.Trí tuệ: trẻ v thành niên thường thích lập luận, nhìn sự vật theo quan điểm

lý tưởng hóa, theo suy nghĩ của cá nhân mình

Nguy cơ hay gặp ở tuổi v thành niên: Do những thay đổi trên, trẻ v thành niên

d b dụ dỗ, lường gạt, mua chuộc, xâm hại và d bắt chước những thói hư tật xấu Những nguy cơ hay gặp ở trẻ là: Quan hệ tình dục không an toàn, mang thai sớm ngoài ý muốn, d sảy thai, đẻ non, nhi m độc thai, làm tăng nguy cơ t vong của người mẹ; làm mẹ quá trẻ; trẻ sinh ra thiếu cân, suy dinh dưỡng, mắc bệnh hoặc thậm chí là t vong; bỏ học giữa chừng, ảnh hưởng tới tương lai; tảo hôn, hôn nhân cận huyết; d nảy sinh tâm lý chán nản; phải gánh ch u đ nh kiến xã hội; gánh nặng về kinh tế khi nuôi con; phá thai có thể dẫn đến các tai biến như nhi m trùng, thủng t cung, vô sinh thường d mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và thậm chí là

Trang 36

HIV/AIDS, d b lôi kéo s dụng chất kích thích, chất gây nghiện Chăm sóc, giáo dục sức khỏe sinh sản v thành niên như thế nào? Thời kỳ v thành niên, trẻ gặp nhiều vấn đề khủng hoảng, hoang mang về tâm lý Tuy trưởng thành về mặt cơ thể nhưng trẻ v thành niên vẫn cần được giúp đỡ, giáo dục từ gia đình và nhà trường để phát triển đúng hướng Theo đó, gia đình, nhà trường và chính trẻ v thành niên cần:

Tập trung giáo dục, rèn luyện về kỹ năng sống cho các em Nhà trường chủ động tổ chức các hoạt động tìm hiểu kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản tuổi thành niên theo chủ để, chủ điểm phù hợp với môi trường giáo dục nhân cách các em

Tổ chức để các em tâm sự những lo lắng, những băn khoăn với người thân hoặc thầy

cô, với tổ tâm lý tư vấn học đường Duy trì thời gian biểu học tập, nghỉ ngơi, tập luyện và giải trí phù hợp Tư vấn cho các em để các em phân biệt rõ giữa tình yêu, tình bạn, mối quan hệ khác giới trong sáng, lành mạnh Chăm sóc sức khỏe thể chất

và tâm lý Chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm lý cho trẻ

Trẻ v thành niên cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn gồm protein, vitamin, khoáng chất, tinh bột, cần có sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của cha mẹ, người thân và thầy cô giáo Dạy các em tránh xa các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy, Thầy cô, cha mẹ cần đặt mình vào v trí của con, giúp con giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Cha mẹ cần tôn trọng quyết

đ nh của con nếu phù hợp Phụ huynh cũng cần căn cứ vào nhu cầu, sở thích và năng lực của trẻ v thành niên để hướng nghiệp phù hợp

Chăm sóc sức khỏe sinh sản v thành niên Trẻ nữ cần biết cách vệ sinh thời kỳ kinh nguyệt, đi khám nếu đến 15 - 16 tuổi vẫn chưa có kinh nguyệt và bổ sung viên sắt theo chỉ đ nh của bác sĩ để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt Trẻ nam phải biết phát hiện những bất thường về cơ quan sinh dục của mình (hẹp bao quy đầu, tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu có v trí bất thường) để đi khám k p thời; không mặc quần lót bó sát, quá chật Tránh xa hình ảnh, phim ảnh, trang web đồi trụy, khiêu dâm Không nên quan hệ tình dục trước tuổi trưởng thành Nếu quan hệ tình dục cần thực hiện tình dục

an toàn: chung thủy, s dụng bao cao su đúng cách mỗi khi quan hệ tình dục để tránh mang thai ngoài ý muốn, bệnh lây qua đường tình dục và nhất là HIV/AIDS

Giai đoạn dậy thì - v thành niên là giai đoạn trung gian chuyển mình từ trẻ con sang người lớn ở trẻ Cha mẹ cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe tâm sinh lý của trẻ

ở giai đoạn này để con có bước đệm vững chắc cho giai đoạn trưởng thành

ại dâm là tệ nạn xã hội trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, ảnh

hưởng xấu đến sức khỏe, giống nòi, đời sống vật chất và văn hóa của dân tộc, trật tự

an toàn xã hội và gây ra nhiều tác hại về mọi mặt như suy kiệt sức khỏe con người, sự

Trang 37

phát triển kinh tế đất nước, ảnh hưởng đến phát triển giống nòi… Hoạt động mại dâm

di n ra dưới nhiều hình thức biến tướng, d nhận thấy nhất là mại dâm trá hình dưới các d ch vụ như massage, karaoke, tẩm quất, xông hơi tại các nhà hàng, khách sạn Hậu quả đối với cả người bán dâm và khách mua dâm là cùng với tệ nạn tiêm chích ma túy, mại dâm là một trong hai con đường chủ yếu lây nhi m HIV/AIDS Tệ nạn mại dâm chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới các loại tội phạm khác như tổ chức s dụng trái phép chất ma túy, tội phạm xâm hại trẻ em, hiếp dâm, cưỡng dâm người chưa thành niên, đặc biệt là tội phạm mua bán người Tệ nạn mại dâm cũng làm gia tăng các băng nhóm, tổ chức tội phạm về ma túy, các băng nhóm xã hội đen chuyên hoạt đông bảo kê, bắt cóc, giữ người trái phép, cố ý gây thương tích…Các tệ nạn xã hội là những hiện tượng gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội; gây tâm lý hoang mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện

1.3.3.2 Cung cấp hệ th ng bài tập rèn luyện hình thành thái độ tích cực, chủ động thực hiện hành vi văn hóa gi i tính

Nhà trường cung cấp hệ thống bài tập rèn luyện hình thành thái độ tích cực, chủ động thực hiện hành vi văn hóa giới tính Hệ thống bài tập rèn luyện hình thành thái độ tích cực là yếu tố rất quan trọng để học sinh có tâm lý, kiến thức, kỹ năng vững vàng Xây dựng thái độ tích cực sẽ giúp học sinh d dàng nhận biết và nhìn lại cảm xúc tiêu cực của mình khi chúng xuất hiện Học sinh cũng sẽ có thể bắt đầu thay đổi cảm xúc tiêu cực ngay khi chúng vừa mới hình thành Dành thời gian cho bản thân và nuôi dưỡng các mối quan hệ mà học sinh có là các thành phần quan trọng trong việc xây dựng thái độ tích cực Cung cấp hệ thống bài tập rèn luyện hình thành thái độ tích cực, chủ động thực hiện hành vi văn hóa giới tính cho học sinh dân tộc, vùng khó khăn là điều cấn thiết Hệ thống các bài tập rèn luyện hình thành thái độ tích cực, chủ động thực hiện hành vi văn hóa giới tính giúp cho học sinh thái độ tích cực sẽ giúp giảm thiểu cảm xúc tiêu cực Duy trì thái độ tích cực sẽ giúp học sinh hình thành cảm xúc tích cực Đây là khoảnh khắc

mà học sinh sẽ không b sa lầy trong cảm xúc tiêu cực Và nó cũng có thể giúp học sinh nhanh chóng hồi phục sau các trải nghiệm tiêu cực

1.3.3.3 Cung cấp hệ th ng bài tâp rèn luyện kỹ năng bảo vệ bản thân, chăm sóc sinh khỏe sinh sản cho bản thân và t vấn cho bạn về vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản

Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với học sinh Điều này đòi hỏi học sinh đều phải có những kỹ năng để x lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình

Trang 38

Cung cấp hệ thống bài tâp rèn luyện kỹ năng bảo vệ bản thân Kỹ năng bảo vệ bản thân là gì? Kỹ năng bảo vệ bản thân là những hiểu biết của một người về những

sự việc xung quanh mình cũng như cách để hành động đúng, an toàn đối với sự vật

đó Học sinh có kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ biết cách làm thế nào để tránh xa những mối nguy hiểm hoặc khám phá thế giới trong phạm vi an toàn

Kỹ năng tránh b xâm hại cơ thể ? Ở Việt Nam, vấn đề cho con tìm hiểu về vấn

đề này chưa thực sự được quan tâm đúng mức Tuy nhiên, đây lại là vấn đề khá nhức nhối trong xã hội hiện nay Để đảm bảo cho học sinh có những kiến thức cơ bản về vấn đề bảo vệ thân thể cũng như cách phòng tránh khi b xâm hại cơ thể, thầy cô, cha

mẹ cần trang b cho con những kiến thức cần thiết, những bài tập phù hợp với lứa tuổi Cha mẹ hãy giúp con hiểu được thế nào là hành động xâm phạm thân thể, nếu b xâm hại cơ thể các con nên ứng x ra sao

Cung cấp hệ thống bài tâp rèn luyện kỹ năng chăm sóc sinh khỏe sinh sản cho học sinh Người ở tuổi v thành niên và thanh niên là nhóm dân số cần được quan tâm đặc biệt về sức khỏe sinh sản Họ còn thiếu kỹ năng cần thiết để chăm sóc, giữ an toàn cho bản thân nên t lệ mang thai cao, nhiều bạn lựa chọn việc phá thai đã để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe sinh sản Người ở tuổi v thành niên và thanh niên là nhóm dân số cần được quan tâm đặc biệt về sức khỏe sinh sản, bởi nhóm này phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thách thức liên quan tới sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục Họ thiếu kỹ năng cần thiết để chăm sóc, giữ gìn an toàn cho bản thân, nên t

lệ mang thai cao; thiếu kỹ năng, cách ứng x khi mang thai, do đó lựa chọn việc phá thai, để lại hậu quả lâu dài về sức khỏe

Đa số thanh niên và v thành niên có thai ngoài ý muốn là chưa kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân, nên có tâm lý e ngại khi s dụng d ch vụ phá thai tại các cơ

sở y tế công lập có uy tín Họ thường lựa chọn d ch vụ của các cơ sở y tế tư nhân Song, các cơ sở này không đảm bảo điều kiện an toàn, nhân viên y tế không có tay nghề, d gây biến chứng cho người s dụng d ch vụ, khó tránh khỏi hậu quả về sức khỏe sinh sản Ngoài ra, nhiều bạn trẻ lựa chọn kết hôn, lập gia đình khi mang thai ngoài ý muốn Khi lựa chọn lập gia đình, các bạn trẻ đó lúng túng, thiếu kỹ năng trong chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình

1.3.4 Phương pháp giáo dục giới tính cho học sinh người dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn

1.3.4.1 h ng pháp s m vai

Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm th ” một số cách ứng

x nào đó trong một tình huống giả đ nh Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS

Trang 39

thực hành, “làm th ” một số cách ứng x nào đó trong một tình huống giả đ nh Đây

là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được Việc “di n” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần di n ấy

Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau: Giáo viên chia nhóm, giao tình huống đóng vai cho từng nhóm và quy đ nh rõ thời gian chuẩn mực, thời gian đóng vai Các nhóm thảo luận chuẩn b đóng vai, các nhóm lên đóng vai Giáo viên phỏng vấn học sinh đóng vai Vì sao em lại ứng x như vậy? Cảm xúc, thái độ của em khi thực hiện cách ứng x ? Khi nhận được cách ứng x (đúng hoặc sai) Lớp thảo luận, nhận xét: Cách ứng x của các vai di n phù hợp hay chưa phù hợp? Chưa phù hợp ở điểm nào? Vì sao? Giáo viên kết luận về cách ứng x cần thiết trong tình huống

Ưu điểm của phương pháp này: Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng x và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực ti n Gây hứng thú và chú ý cho học sinh Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính tr - xã hội Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của các vai di n

Những điều cần lưu ý khi s dụng phương pháp này: Tình huống đóng vai phải phù hợp với chủ đề bài học, phù hợp với lứa tuổi, trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học Tình huống không nên quá dài và phức tạp, vượt quá thời gian cho phép Tình huống phải có nhiều cách giải quyết Tình huống cần để mở để HS tự tìm cách giải quyết, cách ứng x phù hợp; không cho trước “ k ch bản”, lời thoại Mỗi tình huống có thể phân công một hoặc nhiều nhóm cùng đóng vai Phải dành thời gian phù hợp cho học sinh thảo luận xây dựng k ch bản và chuẩn b đóng vai

Cần quy đ nh rõ thời gian thảo luận và đóng vai của các nhóm Trong khi HS thảo luận và chuẩn b đóng vai, GV nên đi đến từng nhóm lắng nghe và gợi ý, giúp đỡ

HS khi cần thiết Các vai di n nên để HS xung phong hoặc tự phân công nhau đảm nhận Nên khích lệ cả những HS nhút nhát cùng tham gia Nên có hoá trang và đạo cụ đơn giản để tăng tính hấp dẫn của tiểu phẩm đóng vai

1.3.4.2 h ng pháp bài tập tình hu ng

Trong thực tế học sinh thường phải tiếp xúc với các "tình huống", "vấn đề" (những khó khăn cần giải quyết ); nhưng khi học tập, học sinh chỉ được dạy các theo các môn học riêng rẽ, ít có d p luyện tập giống như trong thực tế, các năng lực đòi hỏi lồng ghép nhiều kiến thức, kỹ năng, thái độ thuộc các lĩnh vực khác nhau Nhiều vấn

Trang 40

đề thực ti n không giống như khi học, hoặc chưa có giải pháp khuôn mẫu, nên học sinh thường lúng túng, nhất là trong ra quyết đ nh x lý tình huống Hiện nay, có một

số phương pháp dạy cho học sinh năng lực x lý tình huống, giải quyết vấn đề, đang được s dụng phổ biến ở các nước phát triển, hiện đã bắt đầu được vận dụng ở một số môn học Vậy phương pháp bài tập tình huống là gì: Tình huống là những sự kiện, vụ việc, hoàn cảnh có mâu thuẫn, có vấn đề cần được giải quyết Tình huống "có vấn đề": là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi con người chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự việc hay một quá trình nào đó của thực tế Tình huống dạy học:

mô tả những sự kiện, hoàn cảnh có thực hoặc hư cấu nhằm đạt những mục tiêu, mục đích dạy học

Dạy học bằng nghiên cứu tình huống: dạy học dựa trên tình huống có thật hoặc giống như thật, đòi hỏi người học phải tìm hiểu, suy nghĩ, đề ra được quyết

đ nh thích hợp nhất Nghiên cứu tình huống còn gọi là nghiên cứu trường hợp điển hình, là một trong những phương pháp dạy học chủ động, được s dụng ngày càng phổ biến, nhằm khắc phục tình trạng thực tế là trong quá trình học tập, người học không được tự ra các quyết đ nh; nên khi ra thực ti n sẽ lúng túng, thiếu suy nghĩ, cân nhắc, không đề ra được quyết đ nh hợp lý khi thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đảm nhiệm

Tình huống đưa ra phải thể hiện những thách thức thực sự đối với người học, phải tạo ra khả năng để người học đưa ra nhiều giải pháp, để thu hút sự chú ý, kích thích tư duy, tình huống phải "có vấn đề" và không có câu trả lời duy nhất đúng cho vấn đề đó Các nhân vật, sự kiện trong tình huống có tính hiện thực Tình huống đưa

ra phải có tính phức tạp vừa đủ, buộc người học phải suy nghĩ, vận dụng khả năng trí tuệ để giải quyết Một tình huống có thể rất dài, phức tạp hoặc rất ngắn gọn và đơn giản Độ dài và độ phức tạp của tình huống không phụ thuộc vào mục tiêu giảng dạy

mà giáo viên đề ra Nói chung, độ dài của tình huống không quyết đ nh mức độ phức tạp của tình huống Tuy nhiên, giáo viên có thể tạo ra các nhân vật, sự kiện, bổ sung thông tin để phục vụ cho mục tiêu giảng dạy của mình

Nội dung tình huống phải phù hợp với trình độ của người học Khi viết hoặc lựa chọn tình huống cần lưu ý tới trình độ và kinh nghiệm của học sinh Không nên đưa

ra tình huống phức tạp, cao hơn khả năng của người học và ngược lại Điều này có thể làm cho người học nản lòng và không muốn tham gia Giảng viên cần kiểm tra kỹ các nguồn thông tin trong tình huống, vì có thể người học có nhiều kinh nghiệm liên quan tới tình huống sẽ có thể nhận ra những thông tin không chính xác

Ngày đăng: 23/03/2024, 10:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN