1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận: Địa vị pháp lý, sơ đồ tổ chức và cơ cấu cấp phó chủ tịch thành phố Thủ Đức

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

4.2.2 Đối với UBND, Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức 8

4.2.3 Đối với UBND, Chủ tịch UBND các phường trực thuộc 8

CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 10

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN NHÂN SỰ CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC 11

KẾT LUẬN 13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

Trang 3

3

MỞ ĐẦU

Trong lịch sử phát triển của Nhà nước ta, việc sáp nhập hay chia tách một đơn vị hành chính lãnh thổ luôn là một yêu cầu mang tính khách quan Khi sáp nhập hay chia tách một đơn vị hành chính lãnh thổ thì có hai vấn đề rất quan trọng cần được giải quyết Một là, mục đích của việc sáp nhập hay chia tách; và hai là, việc sáp nhập hay chia tách sẽ có những thay đổi như thế nào về thẩm quyền quản lý? Và vào ngày 31/12/2020 thì Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ công bố nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Đây là một cột mốc quan trọng để Thành phố Hồ Chí Minh

ngày một phát triển mạnh mẽ hơn Chính vì vậy, em xin chọn “Địa vị pháp lý, sơ

đồ tổ chức và cơ cấu cấp phó chủ tịch Thành phố Thủ Đức” là đề tài cho bài tiểu

luận cuối kì

Trang 4

2 Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn của việc thành lập thành phố Thủ Đức

2.1 Cơ sở pháp lý

Đầu tiên, việc nhập ba quận là quận Thủ Đức, Quận 2 và Quận 9 lại để thành lập Thành phố Thủ Đức trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh, thì thành phố này phải có địa vị pháp lý cao hơn cấp quận (thấp hơn thành phố trực thuộc trung ương, nhưng cao hơn quận/huyện) Tuy nhiên, vấn đề quan trọng được đưa ra là Hiến pháp không cho phép thành lập một đơn vị hành chính có địa vị pháp lý lơ lửng và không rõ ràng như vậy Theo khoản 1 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 thì các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định như sau:

“Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương;

Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường

Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập”.2

Như vậy, theo như quy định của Hiến pháp, Thành phố Thủ Đức chỉ có thể có địa vị pháp lý của cấp quận/huyện mà thoi Đặc biệt, Hiến pháp không đề cập đến việc có thể thành lập một thành phố trong thành phố Tuy nhiên, với địa vị pháp lý của một đơn vị hành chính cấp quận, Thành phố Thủ Đức chỉ mở rộng hơn về mặt địa lý, nhưng không có gì thay đổi khác hơn quá nhiều về mặt thể chế Do

Trang 5

chính: thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính –

kinh tế đặc biệt.3 Quy định này chính là căn cứ hiến định để thành lập Thành phố

Thủ Đức Thành phố Thủ Đức nếu được coi là đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt thì địa vị pháp lý cao hơn quận chính là một biểu hiện của tính chất đặc biệt nói trên

2.2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang triển khai xây dựng Thành phố Thủ Đức Cụ thể, vào ngày 12/10/2020, 100% đại biểu Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập ba quận 2, quận 9, quận Thủ Đức và 19 phường vào năm 2021 để thành lập Thành phố Thủ Đức trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 10/11/2020, theo đề nghị của Bộ Xây dựng, Chính phủ công nhận kết quả rà soát, đánh giá khu vực thành lập Thành phố Thủ Đức là Đô thị loại 1 trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh Ngày 12/11/2020, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Đề án thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh

Đề án thành lập Thành phố Thủ Đức là một đề án mà Thành phố đã ấp ủ, mong muốn từ nhiều năm qua, là mô hình “thành phố trong thành phố” nhằm thúc đẩy nơi đây thành một “cực” tăng trưởng mới đẩy mạnh kinh tế của Thành phố và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phát triển vượt bậc trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư Thành phố Thủ Đức được thành lập nhằm mục đích dẫn

3 TS Cao Vũ Minh (2020), “Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ

Chí Minh”, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trang 6

Khác với HĐND hoạt động không thường xuyên, UBND là thiết chế hoạt động thường xuyên, liên tục, thực hiện chức năng quản lý theo sự phân cấp6

Chính vì vậy, trong mối tương quan với cơ quan dân cử thì cơ quan hành chính luôn thể hiện tính năng động, kịp thời Do đó, hoạt động của Thành phố Thủ Đức có đạt hiệu quả, sáng tạo hay không phải phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động của UBND Thành phố Thủ Đức

Theo đó, UBND Thành phố Thủ Đức là cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) trong chính quyền thành phố thuộc thành phố - một đơn vị hành chính cấp huyện “do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân … chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, HĐND cùng cấp và CQHCNN cấp trên”7; bao gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND; hoạt động “theo chế độ tập thể UBND kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch UBND”8 Từ những phác thảo cơ bản trên, có thể thấy UBND Thành phố Thủ Đức chưa bộc lộ nét đặc thù, nổi trội về vị

Đề án thành lập Thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh

5 TS Cao Vũ Minh (2020), “Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ

Chí Minh”, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Trang 7

4 Thẩm quyền của Thành phố Thủ Đức

Mặc dù, đề án thành lập xác định Thành phố Thủ Đức là đơn vị hành chính cấp huyện nhưng với những thế mạnh và sự kỳ vọng của chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh cũng như cả nước, không thể xác định thẩm quyền của chính quyền Thành phố Thủ Đức chỉ ngang tầm với các đơn vị hành chính cấp huyện Quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương đều không tạo ra sự khác biệt trong thẩm quyền của thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương Do vậy, dựa vào các quy định pháp luật hiện hành có thể xác định thẩm quyền của Thành phố Thủ Đức như sau:

4.1 Thẩm quyền chung

 Thẩm quyền của Thành phố Thủ Đức dù có được mạnh dạn trao cho lớn đến đâu thì cũng không thể ngang với thẩm quyền của đơn vị hành chính cấp tỉnh

 HĐND thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là quyết định10

4.2 Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể

4.2.1 Đối với HĐND Thành phố Thủ Đức

ThS Trần Thị Thu Hà (2021), “Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và những yêu cầu đối với cơ quan hành

chính nhà nước trong chính quyền thành phố thuộc thành phố”, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban Thường

vụ Quốc hội

Khoản 12 và 13 Điều 4 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

Trang 8

8

Phải tập trung vào hoạt động giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật của UBND Thành phố Thủ Đức Khi tăng thẩm quyền của UBND Thành phố Thủ Đức càng lớn thì càng phải thực hiện hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND Thành phố Thủ Đức để hạn chế tình trạng lạm quyền, tùy tiện Ngoài ra, theo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, tại các phường thuộc Thành phố Thủ Đức sẽ không tổ chức HĐND Vì vậy, việc HĐND Thành phố Thủ Đức thực hiện chức năng giám sát hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND phường trực thuộc cũng phải được quy định cụ thể

4.2.2 Đối với UBND, Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức

Đầu tiên, xây dựng, trình HĐND cùng cấp quyết định các nội dung về kinh tế, chịnh trị và xã hội; phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm của UBND phường trực thuộc và tổ chức thực hiện nghị quyết của HĐND Thứ hai, căn cứ vào nghị quyết của HĐND về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và hằng năm của thành phố, quyết định giao nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho UBND phường trực thuộc Thứ ba, quyết định và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh, biện pháp đảm bao trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn các phường trực thuộc11

.Cuối cùng, Chủ tịch UBND Thành phố Thủ Đức cũng được trao thêm một số quyền hạn như: bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật, đình chỉ công tác Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND phường trực thuộc; tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức phường trực thuộc; đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của UBND phường trực thuộc 12…

4.2.3 Đối với UBND, Chủ tịch UBND các phường trực thuộc

Hiện nay, Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh tuy có đề cập đến nhiệm vụ, quyền hạn của UBND phường ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nhưng các quy định này chưa cụ thể, rõ ràng và vẫn mang tính chất cao bằng với UBND ở đơn vị hành chính cấp xã Thậm

11 Khoản 1 Điều 7 Nghị quyết của Quốc hội về chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Khoản 2 Điều 7 Nghị quyết của Quốc hội về chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

9

chí, có những quyền vốn thuộc về UBND cấp xã nhưng Nghị quyết lại không thừa nhận cho UBND phường ở thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Trang 10

10

CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC CỦA THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC

Tổ chức cơ quan Nhà nước thành phố Thủ Đức

Hội đồng nhân dân thành phố

Thủ Đức

Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức

Tòa án nhân dân thành

phố Thủ Đức

Viện kiểm sát nhân dân

thành phố Thủ Đức

Các tòa chuyên trách

Các đơn vi hành chính trực thuộc

Các cơ quan chuyên môn Các đơn vị

sự nghiệp trực thuộc Ban Kinh

tế- Ngân sách

Ban Văn hóa- Xã

hội

Ban Pháp chế

Ủy ban nhân dân 34 phường

Trang 11

Thứ nhất, căn cứ điểm a Khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa

phương 2015, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp đặc biệt

Thứ hai, căn cứ Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của

Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Thủ Đức là thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương

Thứ ba, căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Tổ chức chính quyền địa phương

2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019: “Ủy ban nhân dân thị xã, thành phố thuộc tỉnh,

thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương loại I có không quá ba Phó Chủ tịch” Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp đặc biệt Như vậy, dựa

theo các căn cứ trên, thành phố Thủ Đức sẽ có không quá ba Phó Chủ tịch

Tuy nhiên, theo Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015, bổ sung, sửa đổi 2019 thì các chỉ tiêu của Thành phố Thủ Đức tương đương với một thành phố trực

Trang 12

12

thuộc trung ương mà theo Nghị định 08/2016/NĐ-CP về Quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều

động, cách chức thành viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thì “thành phố

Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có không quá 05 Phó Chủ tịch UBND; thành phố trực thuộc trung ương còn lại có không quá 04 Phó Chủ tịch UBND”

Theo ý kiến cá nhân tôi, mặc dù việc thành phố Thủ Đức có 04 Phó chủ tịch, trái với quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2019 về số lượng Phó chủ tịch của thành phố trực thuộc thành phố trung ương Tuy vậy, Đề án Thành lập Thành phố Thủ Đức bởi Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh là một đề án hoàn toàn mới lần đầu được áp dụng ở Việt Nam, với địa bàn rộng, dân cư đông nên việc cần thêm 1 Phó chủ tịch UBND nhằm đảm bảo sự điều hành, chỉ đạo của thành phố được triệt để và phù hợp với tình hình địa phương.

Trang 13

13

KẾT LUẬN

Thành phố Thủ Đức để có thể là một khu đô thị sáng tạo tương tác cao phát huy những thế mạnh vượt trội thì nó phải được quản lý về mặt nhà nước bởi một đơn vị hành chính, chứ không thể tách lẻ ba quận riêng biệt Do đó, một bộ máy quản lý hành chính nhà nước thống nhất, đồng bộ, hiện đại và hiệu quả, một cấp chính quyền đô thị phù hợp có đầy đủ thẩm quyền, sự chủ động cao phát huy mạnh mẽ tổng hợp thế mạnh của cả ba quận; và có năng lực quản lý, điều hành hiệu qua cao biến Thành phố Thủ Đức thành một “cực” tăng trưởng mạnh mẽ nhất, lớn nhất của Thành phố và khu vực

Trang 14

14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013

2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2019)

3 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

4 Nghị quyết của Quốc hội về chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh 5 Nghị quyết số 1111/NQ-UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường

vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thành lập thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh

6 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25/01/2016 của Chính phủ

II Sách, giáo trình, bài viết

1 TS Cao Vũ Minh (2020), “Vị trí pháp lý, thẩm quyền của chính quyền

thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh”, Viện Nghiên cứu

Lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội truy cập tại http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210655

2 Vũ Thư, “Phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền và những vấn đề

đặt ra”, Tạp chí Quản lý pháp luật, số 222, năm 2014

3 ThS Trần Thị Thu Hà (2021), “Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và

những yêu cầu đối với cơ quan hành chính nhà nước trong chính quyền thành phố thuộc thành phố”, Viện Nghiên cứu Lập pháp thuộc Ủy ban

http://lapphap.vn/Pages/tintuc/tinchitiet.aspx?tintucid=210744

Trang 15

15

4 Đề án thành lập Thành phố Thủ Đức truy cập tại địa chỉ: http://quantri.thuduc.hochiminhcity.gov.vn/Data/UBND/linhtrung/Attachments/2020_9/2020NewFolder/021-final-da_nen_189202012.pdf

5 Thư viện pháp luật dia-vi-phap-ly-la

https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/1D72D-hd-gi.html?fbclid=IwAR2VdO7EW0ftaUeboEmAvTX8fyxFbOX6XdOwWA8Jz2am5awWNZUdZAAb8I4

Ngày đăng: 21/05/2024, 01:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w