Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng

35 0 0
Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng Địa vị pháp lý của các tổ chức tín dụng

Trang 1

MỤC LỤC

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 1

1.Khái niệm và phân loại tổ chức tín dụng 1

1.1.Khái niệm tổ chức tín dụng, ngân hàng 1

1.2.4.Căn cứ vào tiêu chí sở hữu vốn điều lệ của Tổ chức tín dụng 5

2.Điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, quản trị và điều hành tổ chức tín dụng 7

2.1.Thủ tục thành lập 7

2.2.Điều kiện cấp giấy phép 8

2.2.1.Đối với tổ chức tín dụng Việt Nam: 8

2.2.2. Đối với các tổ chức tín dụng có vốn nước ngoài: 9

2.2.3.Điều kiện cấp Giấy phép đối với ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước quy định: 9

2.3.Điều kiện hoạt động 10

2.3.1.Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động 10

2.3.2.Công bố thông tin hoạt động 11

2.3.3.Điều kiện hoạt động: 11

2.4.Tổ chức, quản trị và điều hành tổ chức tín dụng 12

2.4.1.Cơ cấu tổ chức 12

2.4.2.Cơ cấu quản trị, điều hành tổ chức tín dụng 12

3.Đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng 15

Trang 2

3.5.2.Đối tượng thanh tra giám sát ngân hàng 24

3.5.3.Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn 24

3.5.4.Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng 26

4.Kiểm soát đặc biệt, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng 28

4.1.Kiểm soát đặc biệt 28

4.1.1.Các trường hợp tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt: 29

4.1.2.Các hình thức kiểm soát đặc biệt 29

4.1.3.Trách nhiệm của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt 29

4.1.4.Thời hạn kiểm soát đặc biệt 30

4.1.5.Trường hợp chấm dứt kiểm soát đặc biệt 30

4.3.1.Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng: 32

4.3.2.Hoàn trả khoản vay đặc biệt: 32

4.3.3.Thứ tự phân chia tài sản: 32

4.3.4.Trả lại tài sản nhận ủy thác, nhận giữ hộ khi tổ chức tín dụng bị tuyên bố phá sản và

Trang 3

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN 1 Khái niệm và phân loại tổ chức tín dụng

1.1.Khái niệm tổ chức tín dụng, ngân hàng

“Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngânhàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tàichính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân”.1

(Khoản 1 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010)

So với khái niệm doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014: “Doanh nghiệp là tổ chứckinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theoquy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh2”.

Như vậy, định nghĩa về tổ chức tín dụng bao gồm các dấu hiệu đặc trưng:

+ Thứ nhất, tổ chức tín dụng là một doanh nghiệp: Tổ chức tín dụng hội đủ các điều kiện của một doanh nghiệp (có tài sản, tên riêng, trụ sở giao dịch, đăng ký kinh doanh…) Do đó các tổ chức tín dụng sẽ chịu sự điều chỉnh trực tiếp của Luật các Tổ chức tín dụng 2010 và Luật Doanh nghiệp 2014 trong các trường hợp mà luật các Tổ chức tín dụng 2010 không có quy định điều chỉnh.

+ Thứ hai, nội dung hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng mà cụ thể là thực hiện hoạt động huy động vốn, sử dụng vốn, cấp tín dụng và thực hiện hoạt động thanh toán

+ Thứ ba, chịu sự giám sát, quản lý trực tiếp của NHNN Việt Nam.

1.2.Phân loại các tổ chức tín dụng

1.2.1.Căn cứ vào phạm vi được thực hiện các hoạt động ngân hàng (phạm vi nghiệp vụ kinh doanh)

Các tổ chức tín dụng đựơc phân biệt thành Tổ chức tín dụng là ngân hàng và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

1.1.1.1.Tổ chức tín dụng là ngân hàng

Được thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo khoản 7 điều 20 Luật các Tổ chức

tín dụng.

Được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác có liên quan đến hoạt động nhận tiền gửi, sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán (phát hành trái phiếu, thực hiện các nghiệp vụ tài chính như tham gia mua cổ phiếu của các công ty hoặc thành lập các công ty cổ phần…).

1 Khoản 1 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 20102 Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014

Nhóm 1 Trang 3

Trang 4

1.1.1.2.Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình Tổ CHứC TÍN DụNG được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.

1.2.2.Căn cứ vào tính chất và mục tiêu hoạt động

Tổ chức tín dụng là ngân hàng bao gồm những loại hình ngân hàng như sau:

1.1.1.3.Ngân hàng thương mại:

Chuyên cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là về tín dụng, tiết kiệm, và

các dịch vụ thanh toán, cụ thể là: cất, giữ, mua bán, chuyển nhượng, quản lý các chứng khoán và giấy tờ có giá, cho thuê động sản và bất động sản, thực hiện các nghiệp vụ về vàng, kim khí quý… lợi nhuận là mục tiêu chủ yếu, hàng đầu của các ngân hàng thương mại.

1.1.1.4.Ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển:

Chuyên thực hiện các nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn.

Nguồn vốn để cấp tín dụng của ngân hàng là vốn tự có, các quỹ dự trữ, các khoản tiền gửi dài hạn, vốn huy động bằng việc phát hành giấy tờ có giá, hoặc dưới hình thức nhận các nguồn tài trợ, cho vay của các tổ chức tài chính quốc tế, hay từ Chính phủ, ngân hàng chủ yếu tập trung nguồn vốn để cấp tín dụng cho các dự án kinh tế trọng điểm và dài hạn Ngoài việc thực hiện các hoạt động ngân hàng, ngân hàng đầu tư còn có thể thực hiện những nghiệp vụ tài chính, dịch vụ có liên quan đến đầu tư như tham gia mua cổ phiếu của các công ty hoặc góp vốn thành lập các công ty cổ phần sau đó bán lại cổ phiếu hoặc góp vốn vào các doanh, tham gia vào thị trường chứng khoán.

1.1.1.5.Ngân hàng chính sách:

Là ngân hàng thuộc sở hữu của Nhà nước, do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Mục tiêu hoạt động: thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao như góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nước (xóa đói giảm nghèo, sống chung với lũ, thực hiện chương trình thúc đầy xuất khẩu lao động…).

1.1.1.6.Ngân hàng hợp tác:

Do các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình tự nguyện thành lập.

Lợi nhuận không phải là mục tiêu chính của loại hình ngân hàng hợp tác.

Ngân hàng chủ yếu cấp tín dụng cho những thành viên đã đứng ra thành lập ngân hàng, rất hạn chế việc cho vay đối với những chủ thể không phải là thành viên của ngân hàng.

1.1.1.7.Ngân hàng liên doanh:

Có thể hoạt động dưới hình thức có một phần vốn nước ngoài Được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh bằng vốn góp của bên Việt Nam và bên nước ngoài thực hiện hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng.

Trang 5

Có tư cách pháp nhân, trụ sở chính ở Việt Nam, và phải được sự cho phép của nhà nước Việt Nam, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động Mục tiêu: tìm kiếm lợi nhuận là chủ yếu.

Đối với loại hình ngân hàng liên doanh, ngoài trụ sở chính, ngân hàng còn có thể mở chi nhánh, văn phòng đại diện

1.1.1.8.Chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

Là một bộ phận phụ thuộc vào ngân hàng nước ngoài, được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Không có tư cách pháp nhân, chỉ hoạt động theo cơ chế ủy quyền, được ngân hàng mẹ ở nước ngoài bảo đảm chịu mọi trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ cũng như các cam kết của chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

Các chi nhánh của một ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam hoạt động độc lập với nhau.

1.1.1.9.Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng ở nước ngoài:

Là một bộ phận của tổ chức tín dụng ở nước ngoài đặt tại Việt Nam theo giấy phép mở văn phòng đại diện do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp.

1.2.3.Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là loại hình Tổ CHứC TÍN DụNG được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như là nội dung kinh doanh thường xuyên, nhưng không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán.

Theo Luật các tổ chức tín dụng, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng chủ yếu được thành lậpdưới hình thực là Công ty tài chính, Công ty cho thuê tài chính.

1.2.3.1 Công ty tài chính

Công ty tài chính là loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, với chức năng là sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay, đầu tư; cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệ và thực hiện một số dịch vụ khác theo quy định của pháp luật Công ty tài chính không được làm dịch vụ thanh toán, không được nhận tiền gửi dưới 1 năm và tiền gửi không kỳ hạn.

Công ty tài chính là một chủ thể có tư cách pháp nhân.

Công ty Tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau: 1 Công ty Tài chính Nhà nước: là Công ty Tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

2 Công ty Tài chính cổ phần: là Công ty Tài chính do các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của pháp luật, được thành lập dưới hình thức Công ty cổ phần.

Nhóm 1 Trang 5

Trang 6

3 Công ty Tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là Công ty Tài chính do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình và làm chủ sở hữu theo quy định của pháp luật, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.

4 Công ty Tài chính liên doanh: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh 5 Công ty Tài chính 100% vốn nước ngoài: là Công ty Tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc của nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

1.2.3.2 Công ty cho thuê tài chính

Công ty cho thuê tài chính: Công ty cho thuê tài chính là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng, là pháp nhân Việt Nam, hoạt động chủ yếu là cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận.

Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng cho thuê tài chính Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng cho thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.

Công ty cho thuê tài chính được thành lập và hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức sau:

- Công ty cho thuê tài chính Nhà nước: là công ty cho thuê tài chính do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

- Công ty cho thuê tài chính cổ phần: là công ty cho thuê tài chính được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, trong đó các tổ chức và cá nhân cùng góp vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

- Công ty cho thuê tài chính trực thuộc của tổ chức tín dụng: là công ty cho thuê tài chính hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân do một tổ chức tín dụng thành lập bằng vốn tự có của mình làm chủ sở hữu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định khác của pháp luật.

- Công ty cho thuê tài chính liên doanh: là công ty cho thuê tài chính được thành lập bằng vốn góp giữa bên Việt Nam gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng, doanh nghiệp Việt Nam và bên nước ngoài gồm một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài, trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

- Công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài: là công ty cho thuê tài chính được thành lập bằng vốn của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Trang 7

Công ty cho thuê tài chính được phép huy động vốn từ các nguồn sau: - Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của các tổ chức, cá nhân.

- Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước - Phát hành các loại giấy tờ có giá

Công ty cho thuê tài chính được thực hiện các nghiệp vụ sau: - Cho thuê tài chính;

- Mua và cho thuê lại theo hình thức cho thuê tài chính

1.2.4.Căn cứ vào tiêu chí sở hữu vốn điều lệ của Tổ chức tín dụng

Có thể chia các Tổ chức tín dụng thành các nhóm: Tổ chức tín dụng nhà nước, Tổ chức tín dụng cổ phần (dưới hình thức công ty cổ phần), Tổ chức tín dụng hợp tác, Tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín dụng nước ngoài.

1.2.4.1 Tổ chức tín dụng nhà nước:

Có vốn thuộc sở hữu của nhà nước, về bản chất là doanh nghiệp nhà nước kinh doanh tiền tệ.

Do nhà nước ký quyết định thành lập (Thủ tướng Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ

ủy quyền cho Thống đốc ngân hàng ký quyết định thành lập), nhà nước cử người điều hành, quản trị.

Mục tiêu: thực hiện những chính sách kinh tế, xã hội của nhà nước (Ngân hàng Công thương…)

Tổ chức tín dụng nhà nước gồm: Ngân hàng TMNN (NHCT, NHNN &PTNN, NHNT); Công ty tài chính quốc doanh; ngân hàng chính sách (doanh nghiệp hoạt động công ích) Ví dụ: Nhà nước phát hành công trái hay tín phiếu kho bạc.

Nhà nước: đi vay; dân cư: người cho vay Mục đích của tín dụng Nhà nước nhằm hình thành và sử dụng quỹ Ngân sách Nhà nước.

Việc Nhà nước cho vay (kho bạc) không phải là kinh doanh mà thực chất là có tổ chức xã hội.

1.2.4.2 Tổ chức tín dụng cổ phần:

Được thành lập trên cơ sở một phần vốn góp của các cổ đông, về bản chất là một công ty cổ phần Cổ đông góp vốn có thể là nhà nước.

Do Ngân hàng nhà nước ký giấy phép thành lập, người lãnh đạo điều hành sẽ do đại hội cổ đông bầu nên theo quy định của Luật Doanh nghiệp

Về bản chất đó chính là loại hình công ty cổ phần Nên chịu sự điều chỉnh của luật các Tổ chức tín dụng và luật doanh nghiệp (Công ty cổ phần).

Thích ứng với nền kinh tế thị trường gồm:

- Ngân hàng thương mại: Theo nghị định 49/CP ngày 12/09/2000 về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ Nhóm 1 Trang 7

Trang 8

hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước.

- Ngân hàng thương mại gồm: Ngân hàng thương mại Nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước và nhân dân.

- Được khai thác mọi nguồn vốn trong và ngoài nước từ mọi thành phần kinh tế như nhận tiền gửi có kỳ hạn, không có kỳ hạn, phát hành các chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu Ngân hàng, vay Nhân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác Đồng thời phải có nghĩa vụ tôn trọng giới hạn về mức huy động vốn.

- Được tiếp nhận vốn tài trợ, ủy thác đầu tư từ ngân sách từ các tổ chức quốc tế, quốc gia cho các chương trình đầu tư và phát triển kinh tế xã hội.

- Được quyền cho vay đối với mọi đối tượng khi thỏa mãn các điều kiện vay vốn theo luật định Đồng thời có nghĩa vụ tôn trọng và chấp hành giới hạn khống chế về cho vay.

- Được hùn vốn liên doanh bằng nguồn vốn tự có theo tỷ lệ quy định của NHNN - Được làm dịch vụ thanh toán giữa các Ngân hàng.

- Được kinh doanh tiền tệ và dịch vụ đối ngoại khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép - Được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác nếu đủ các điều kiện về thị trường

nguồn vốn, về hiệu quả kinh doanh, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ được Ngân hàng Nhà nước cho phép như kinh doanh vàng, bạc, kim khí đá quý, thu đổi ngoại tệ, cất trữ, mua bán chuyển nhượng các chứng khoán Nghiệp vụ về tín dụng cho thuê tài chính, bảo lĩnh tín dụng, thực hiện các dịch vụ tư vấn về tài chính tiền tệ theo yêu cầu của khách hàng.

- Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng phải tôn trọng các quy định về phạm vi hoạt động lãi suất, hạn mức huy động vốn cho vay, vốn về tỷ giá hoái đoái, về giá trị mua bán vàng, bạc, tỷ lệ hùn vốn liên doanh, tỷ lệ bắt buộc tối thiểu, trích lập, sử dụng quỹ dự trữ pháp định làm nghĩa vụ với ngân sách.

Mục tiêu: tìm kiếm lợi nhuận là chủ yếu (ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Nam…).

1.2.4.3 Tổ chức tín dụng hợp tác:

Vốn do các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác tự nguyện đóng góp.

Tồn tại dưới hình thức hợp tác xã, hoạt động tuân theo Luật Hợp tác xã và Luật các Tổ chức tín dụng.

Do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập, thành phần lãnh đạo là Ban quản trị, ban chủ nhiệm do các xã viên bầu ra.

Mục tiêu: tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, không đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, trường hợp người không phải là thành viên của Tổ chức tín dụng muốn vay phải có sự đồng ý của trên 2/3 thành viên là thành viên của Tổ chức tín dụng.

Đối với loại hình tổ chức tín dụng hợp tác, trên thực tế vẫn còn tồn tại mô hình quỹ tín dụng nhân dân Quỹ tín dụng nhân dân là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động, thực hiện mục tiêu chủ yếu là tương trợ giữa các thành viên, nhằm phát huy sức mạnh của tập thể và của từng thành viên giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và

Trang 9

cải thiện đời sống Đây là một hoạt động về nguyên tắc mang tính phi lợi nhuận, lấy việc tương trợ cộng đồng làm mục tiêu chính.

1.1.1.1 Tổ chức tín dụng có vốn đầu tư nước ngoài :

Có một phần vốn hoặc 100% vốn điều lệ là của bên nước ngoài.

Có sự khác biệt so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở chỗ: bên nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào Việt Nam phải bắt buộc là các tổ chức tín dụng nước ngoài, không được là cá nhân, tổ chức nước ngoài Mặt khác, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các tổ chức tín dụng này là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2 Điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, quản trị và điều hành tổ chức tín dụng2.1.Thủ tục thành lập

Hoạt động của các tổ chức tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro do đó để đảm bảo 1 tổ chức tín dụng ra đời hoạt động an toàn và hiệu quả, Nhà nước quy định các thủ tục và điều kiện chặt chẽ hơn so với thành lập một doanh nghiệp ở những lĩnh vực khác.

Luật các tổ chức tín dụng 2010 quy định thủ tục thành lập tổ chức tín dụng từ Điều 18-29.

Ngoài ra còn có các văn bản dưới luật quy định chi tiết thủ tục thành lập tổ chức tín dụng như:

-TT 40/2011/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước ngày 15/12/2011 Quy định về việc cấp

Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Vệt Nam

-Thông tư 30/2015/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà Nước ngày 25/12/2015 Quy định việc

cấp Giấy phép, tổ chức và hoạt động của Tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

-TT 31/2012/TT-NHNN của NH NN ngày 26/11/2012 Quy định về Ngân hàng Hợp tác

-TT 04/2015/TT-NHNN của NH NN ngày 31/3/2015 quy định về Quỹ tín dụng nhân dân.-Hiện đối với Tổ chức tài chính vi mô: đang có dự thảo Thông tư Quy định về cấp phép, tổ

chức và hoạt động dành cho loại hình này.

Nói chung, để thành lập 1 tổ chức tín dụng cần phải thực hiện các thủ tục sau:

Nhóm 1 CẤP PHÉP Trang 9

Trang 10

2.2.Điều kiện cấp giấy phép

Những điều kiện để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập cho các Tổ chức tín dụng qui định tại Điều 20 Luật các tổ chức tín dụng bao gồm:

2.2.1.Đối với tổ chức tín dụng Việt Nam:

- Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

- Thành viên sáng lập là tổ chức, cá nhân có uy tín và năng lực tài chính.

- Người quản trị điều hành có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và trình độ chuyên môn phù hợp với từng loại hình tổ chức tín dụng.

- Có điều lệ phù hợp pháp luật

- Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, không gây ảnh hưởng đến hệ thống Tổ chức tín dụng, tạo sự độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.

*Mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng: căn cứ theo Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-NHNN ngày 25/11/2013 của 07/VBHN-NHNN về Danh mục mức vốn pháp định đối với các tổ chứctín dụng thành lập và hoạt động tại Việt Nam

- Ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương: 3.000 tỷ đồng

- Ngân hàng phát triển, ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng

- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu USD.

- Công ty tài chính: 500 tỷ đồng

- Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.

- Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở: 0,1 tỷ đồng.

ĐĂNG KÝ KINH DOANH,ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG

CÔNG BỐ THÔNGTIN HOẠT ĐỘNG

KHAI TRƯƠNG

Trang 11

2.2.2.Đối với các tổ chức tín dụng có vốn nước ngoài:

Đáp ứng các điều kiện đối với một tổ chức tín dụng trong nước

- Tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện hoạt động ngân hàng theo quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính;

- Hoạt động dự kiến xin phép thực hiện tại Việt Nam phải là hoạt động tổ chức tín dụng nước ngoài được phép thực hiện tại nước đặt trụ sở chính;

- Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có hoạt động lành mạnh, đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có, tình hình tài chính, các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của NHNN;

- Tổ chức tín dụng nước ngoài phải có văn bản cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị, điều hành, hoạt động; bảo đảm vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định

- Cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã ký kết thỏa thuận với NHNN về thanh tra, giám sát, trao đổi thông tin hoạt động ngân hàng

a) Điều kiện cấp giấy phép mở chi nhánh đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Các điều kiện quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 và các điểm b, c, d và e khoản 2 Điều 20 Luật Các Tổ chức tín dụng;

Ngân hàng nước ngoài có văn bản bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghĩa vụ và cam kết của Chi nhánh tại Việt Nam, bảo đảm duy trì giá trị thực của vốn được cấp không thấp hơn mức vốn pháp định và thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn.

b) Các điều kiện cấp giấy phép mở văn phòng đại diện tại Việt Nam

- Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng là pháp nhân được phép hoạt động ngân hàng ở nước ngoài;

- Quy định của pháp luật của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng đặt trụ sở chính cho phép tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng được phép thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.

2.2.3 Điều kiện cấp Giấy phép đối với ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô do Ngân hàng Nhà nước quy định:

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tíndụng.

Theo Điều 18 Luật các Tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cho các Tổ chức tín dụng Đối với tổ chức tín dụng nhà nước sẽ do Thủ Tướng Chính phủ hoặc theo Ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký Quyết định thành lập.

* Thời hạn cấp Giấy phép:

Nhóm 1 Trang 11

Trang 12

- Đối với các tổ chức tín dụng : 180 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối với Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tở chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng: 60 ngày

Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các Tổ chức tín dụng

Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụng khác nhau tùy thuộc vào từng loại hình tổ chức tín dụng Chi tiết hồ sơ được quy định theo các thông tư:

- Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Vệt Nam: Điều 13-18 Thông tư 40/2011/TT-NHNN

- Tổ CHứC TÍN DụNG phi ngân hàng: Điều 13-16 Thông tư 30/2015/TT-NHNN

- Ngân hàng Hợp tác xã: Điều 9 Thông tư 31/2012/TT-NHNN

- Quỹ tín dụng nhân dân: Điều 11 Thông tư số 04/2015/TT-NHNN

* Nhìn chung, hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các tổ chức tín dụngbao gồm:

- Đơn xin phép thành lập và hoạt động

- Dự thảo điều lệ;

- Đề án thành lập

- Tài liệu chứng minh năng lực của bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành

- Biên bản cuộc họp cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập hoặc văn bản của chủ sở hữu về việc lựa chọn Ban trù bị, Trưởng Ban trù bị, thông qua dự thảo Điều lệ, đề án thành lập ngân hàng và danh sách các chức danh quản trị, kiểm soát, điều hành dự kiến

* Đối với tổ chức tín dụng có vốn nước ngoài:

Ngoài các giấy tờ yêu cầu chung đối với các Tổ chức tín dụng Việt Nam, còn có các giấy tờ riêng biệt đòi hỏi chỉ loại hình Tổ chức tín dụng nước ngoài, ví dụ : Hồ sơ của chủ sở hữu, thành viên sáng lập là tổ chức tín dụng nước ngoài (BCTC kiểm toán, Giấy phép thành lập và hoạt động, Văn bản cung cấp thông tin của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ, điều lệ của tổ chức tín dụng nước ngoài…), Hồ sơ của thành viên sáng lập của tổ chức tín dụng có vốn nước ngoài, Hợp đồng liên doanh đối với tổ chức tín dụng liên doanh, Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nguyên xứ cam kết bảo đảm khả năng giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng có vốn nước ngoài, Văn bản cam kết của chủ sở hữu, các thành viên sáng lập

2.3.Điều kiện hoạt động

2.3.1.Đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động

Sau khi được cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đăng ký kinh doanh; văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật (Điều 24 Luật các tổ chức tín dụng 2010)

Trang 13

Các hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng như sau (Điều 6 Luật Luật các tổ chức tín dụng

2 Ngân hàng thương mại nhà nước Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100%

6 Tổ chức tài chính vi mô Công ty trách nhiệm hữu hạn

2.3.2.Công bố thông tin hoạt động

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng phải công bố trên phương tiện thông tin của Ngân hàng Nhà nước và trên một tờ báo viết hằng ngày trong 03 số liên tiếp hoặc báo điện tử của Việt Nam ít nhất 30 ngày trước ngày dự kiến khai trương hoạt động.

2.3.3.Điều kiện hoạt động:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng chỉ được tiến hành hoạt động kể từ ngày khai trương hoạt động.

* Điều kiện khai trương hoạt động (Điều 26 Luật Các Tổ tổ chức tín dụng 2010): để khai

trương hoạt động, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp giấy phép phải hội đủ các điều kiện:

– Đã đăng ký điều lệ tại Ngân hàng Nhà nước, có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có đủ vốn pháp định, có kho tiền đủ điều kiện và trụ sở phù hợp hoạt động ngân hàng

– Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm soát nội bộ phù hợp với loại hình hoạt động

– Có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, quy mô hoạt động;

– Có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ – Phần vốn pháp định bằng tiền phải gửi vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi mở tại

NHNN trước khi hoạt động tối thiểu 30 ngày Số vốn này chỉ được giải tỏa sau khi Tổ chức tín dụng đi vào hoạt động

– Đã công bố thông tin hoạt động.

Nhóm 1 Trang 13

Trang 14

2.4.Tổ chức, quản trị và điều hành tổ chức tín dụng2.4.1.Cơ cấu tổ chức

-Tùy thuộc vào các loại hình Tổ chức tín dụng qui mô, phạm vi hoạt động, tổ chức tín dụng có những hình thức tổ chức quản lý, điều hành khác nhau Thông thường cơ cấu tổ chức tín dụng bao gồm: hội sở chính, các đơn vị phụ thuộc, các đơn vị sự nghiệp và các đơn vị thành viên độc lập.

- Hội sở chính: Là cơ quan quản lý và chỉ đạo chung toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng, đồng thời trực tiếp thực hiện các hoạt động kinh doanh.

- Các đơn vị phụ thuộc: là các sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện được lập ở các khu vực, địa phương có nhu cầu Các đơn vị phụ thuộc có con dấu riêng, trực tiếp giao dịch với khách hàng, hạch toán kinh tế nội bộ.

- Các đơn vị sự nghiệp là các trung tâm đào tạo, trung tâm thông tin, trung tâm in ấn các chứng từ giao dịch các đơn vị hỗ trợ khác Các đơn vị sự nghiệp này không có tư cách pháp nhân.

- Các đơn vị thành viên trực thuộc: là các công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân, vốn điều lệ các công ty trực thuộc từ vốn điều lệ và các quỹ của Tổ chức tín dụng, kinh doanh và hạch toán độc lập Các công ty độc lập này hoạt động trong các lĩnh vực tài chính chứng khoán, bảo hiểm…

2.4.2.Cơ cấu quản trị, điều hành tổ chức tín dụng

Phụ thuộc vào sự đa dạng về hình thức tổ chức của tổ chức tín dụng mà các tổ chức tín dụng có bộ máy quản trị, điều hành khác nhau

– Tổ CHứC TÍN DụNG được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

– Tổ CHứC TÍN DụNG được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

– Ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân: Đại hội thành viên, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

Nhìn chung, bộ máy quản trị điều hành của tổ chức tín dụng thông thường bao gồm Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc.

-Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên: giữ vai trò quản trị Chủ tịch của Hội đồng

quản trị/Hội đồng thành viên không được đồng thời là người điều hành Tổ CHứC TÍN DụNG đó và của Tổ CHứC TÍN DụNG khác, trừ trường hợp đó là công ty con của chính tổ chức tín dụng đó Thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên không được đồng thời là người điều hành Tổ CHứC TÍN DụNG khác, trừ trường hợp đó là công ty con của chính

Trang 15

tổ chức tín dụng đó Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị/Hội đồng thành viên là 5 năm Các thành viên của Hội đồng quản trị có thể được bổ nhiệm lại.

-Ban kiểm soát: giữ vai trò kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ

hạch toán, đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng Ban kiểm soát còn thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ Số thành viên trong ban kiểm soát tối thiểu là 3 người, đồng thời số thành viên của ban kiểm soát tối thiểu ½ là thành viên chuyên trách Trong đó, 1 người làm trưởng ban hoạt động theo chế độ chuyên trách Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 5 năm Các thành viên của Ban kiểm soát có thể được bổ nhiệm lại.

-Tổng giám đốc: giữ vai trò là người quản lý, điều hành tổ chức tín dụng một cách trực

tiếp, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị Tổng giám đốc phải là những người có trình độ chuyên môn, năng lực điều hành một tổ chức tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và phải cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm Giúp việc cho tổng giám đốc là các phó tổng giám đốc.

* Pháp luật ngân hàng quy định các trường hợp không được là thành viên của Hội đồngquản trị, thành viên Hội đồng thành viên, ban kiểm soát, người quản lý điều hành tổ chứctín dụng như sau: (Điều 33)

– Những người không được tham gia quản lý, điều hành theo quy định PL về cán bộ, công chức, và PL về phòng, chống tham nhũng

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự – Đã bị kết án

– Từng là thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc của công ty đã bị phá sản

– Từng là đại diện pháp luật của công ty đã bị đình chỉ hoạt động do vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

– Bố mẹ vợ chồng con anh chị em ruột của thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc không được đồng thời là thành viên ban kiểm soát, kế toán trưởng của cùng 1 tổ chức tín dụng.

So sánh về thủ tục thành lập, tổ chức, quản trị và hoạt động Ngân hàng thương mại trong nước và Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước:

Tiêu chíNgân hàng thương mại trong

Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau sở hữu tối

Không quy định thời gian nắm giữ vốn điều lệ của cổ đông/thành viên sáng lập

Nhóm 1 Trang 15

Trang 16

thiểu 50% vốn điều lệ khi thành lập ngân hàng thương mại cổ phần,

Kinh doanh có lãi trong 05 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng trong 05 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;

Kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 500 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 1.000 tỷ đồng trong 03 năm tài chính liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép

Điều kiện cổ đông sáng lập là cá nhân

Là người quản lý doanh nghiệp kinh doanh có lãi trong ít nhất 03 năm liền kề năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoặc có bằng đại học, trên đại học chuyên ngành kinh tế phần: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc).

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng trách nhiệm hữu hạn bao gồm: Hội đồng thành viên, Ban Kiểm soát, Tổng nhiệm hữu hạn: Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác.

Tổ chức tín dụng phi ngân hàng cổ phần: theo luật DN (cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng trừ khoản 3 Đ119)

Trang 17

Nguồn vốn Các khoản tiền nhận gửi, đi vay,

tiền tự có Vốn tự có của các quỹ trợ cấp, từ cáchợp đồng bảo hiểm với khách hàng, phát hành thương phiếu, cổ phiếu, trái phiếu để dùng tiền thu được cho vay  Không nhận tiền gửi

Hoạt động Không được tham gia vào thị trường chứng khoán nhằm giảm nguy cơ vỡ nợ.

Chủ yếu đầu tư BĐS, cổ phiếu Quản lý của NN Chịu sự quản lý của NN và ràng

buộc về tiền gửi dự trữ, bảo hiểm các khoản vay

Không bị ràng buộc chặt chẽ như NHTM

 Các điều kiện thành lập Ngân hàng thương mại trong nước được quy định chặt chẽ hơn vì hoạt động của NHTM đa dạng hơn (được phép huy động tiền gửi), có quy mô lớn hơn và tiềm ẩn rủi ro cao hơn.

3 Đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng3.1.Các giới hạn

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 06/2016/TT-NHNN (Thông tư 06) sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Thông tư này quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động mà các Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì, bao gồm: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; giới hạn cấp tín dụng; tỷ lệ khả năng chi trả; tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn; giới hạn góp vốn, mua cổ phần; tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi.

Theo đó, căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra của NHNN đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trong trường hợp cần thiết để bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro, NHNN nước yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một hoặc một số giới hạn thấp hơn, tỷ lệ an toàn chặt chẽ hơn so với các mức quy định tại Thông tư này.

Thông tư có các chương, mục quy định cụ thể, chi tiết về giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp; Xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ, vốn được cấp giảm thấp hơn mức vốn pháp định; Vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu; Quản lý cấp tín dụng, trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng, điều kiện, giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu; Tỷ lệ khả năng chi trả, quản lý, xử lý việc không đảm bảo các tỷ lệ khả năng chi trả; Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn; Giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại, công ty tài chính, góp vốn, mua cổ phần giữa các công ty con, công ty liên kết, Nhóm 1 Trang 17

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan