TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHKHOA LUẬT THƯƠNG MẠI
LỚP LUẬT THƯƠNG MẠI 47.4
BÀI THẢO LUẬN NHÓM THỨ HAICHƯƠNG 2
ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Trang 2MỤC LỤC
I TỰ LUẬN 1
1) Anh (chị) hãy lý giải tại sao Việt Nam lại chọn mô hình NHTW là cơ quanngang bộ của Chính phủ.(không thuộc Quốc hội hay Bộ Tài chính) 13) Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các TCTD, NHNNVNcòn quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác? 17) Anh (chị) có nhận xét gì về vị trí pháp lý và vai trò của NHNNVN hiện nay?Có ý kiến cho rằng nên nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của NHNNtrong bộ máy nhà nước ta hiện nay để NHNN có thể phát huy tích cực hiệuquả hoạt động của mình Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình? 28) NHNNVN có được phép tiến hành hoạt động ngân hàng không? Tại sao?Lợi nhuận có được xử lí như thế nào? 315) Hiểu thế nào là tỷ giá hối đoái ? Tỷ giá được hình thành như thế nào ?NHNN sử dụng công cụ tỷ giá như thế nào, nhằm mục đích gì? 416) Theo anh(chị), tỷ giá hiện nay ở nước ta đã phản ánh đúng thực tế giá trịđồng tiền Việt Nam hay chưa ? Nếu chưa thì tại sao? 518) Cách thức vận hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở như thế nào ? Ưu vànhược điểm của công cụ này, từ đó rút ra nhận xét về công cụ này so với cáccông cụ thực hiện CSTT khác 621) Hoạt động tín dụng của NHNN khác gì với hoạt động tín dụng của cácTCTD ? Lý do dẫn đến sự khác biệt đó? 722) Trình bày các phương thức hoạt động tín dụng của NHNN ? So sánhphương thức tái cấp vốn với phương thức cho vay cứu cánh ( cho vay nhằmphục hồi khả năng thanh toán) 923) Giải thích tại sao mục tiêu hoạt động của NHNN là không vì mục tiêu lợinhuận nhưng khi thực hiện hoạt động tín dụng (ví dụ cho vay) NHNN lại quyđịnh lãi suất? 11
Trang 324) Tại sao NHNN lại không bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân thông thườngvay vốn trừ trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theoquyết định của Thủ tướng Chính Phủ? 1125) Việc quy định NHNN chỉ bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nướcngoài theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại không bảo lãnh chocác tổ chức thông thường vay vốn nước ngoài phải chăng đã tạo nên sự phânbiệt đối xử giữa các tổ chức này ? (đều là doanh nghiệp) 1226) Tại sao NHNN lại phải quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối ? Việcquản lý được thực hiện như thế nào? 13II NHẬN ĐỊNH 16
1) NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạtđộng ngân hàng cho các TCTD 162) Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chínhtrong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng 163) Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn 164) NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ 175) NHNN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chitài chính của mình 186) Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt độngcho công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính 187) NHNNVN là cơ quan trực thuộc Quốc Hội 188) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một phápnhân 199) Thống đốc ngân hàng là thành viên của Chính phủ 1910) NHNNVN chỉ cho TCTD là ngân hàng vay vốn 2011) NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủtướng Chính phủ 2012) NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi 2013) Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt
Trang 414) Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc NHNNVN 2115) Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ 21
Trang 5I TỰ LUẬN
1) Anh (chị) hãy lý giải tại sao Việt Nam lại chọn mô hình NHTW là cơ quanngang bộ của Chính phủ.(không thuộc Quốc hội hay Bộ Tài chính).
Vị trí pháp lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thiết lập theo mô hình cơ quan của Chính phủ, là cơ quan ngang bộ Việt Nam lựa chọn mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ ra đời từ quan niệm: chính sách tiền tệ, ngân hàng là một bộ phận của chính sách cai trị cũng như tài chính – tiền tệ là một phương tiện của chính quyền Việt Nam lựa chọn mô hình NHTW trực thuộc Chính phủ bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, thông qua công cụ tài chính một cách vĩ mô, Chính phủ có thể thống
nhất, phối hợp đồng bộ các nguồn lực tài chính đảm bảo thực hiện có hiệu quả chức năng và nhiệm vụ của mình để đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội.
- Thứ hai, thể chế chính trị của Việt Nam là tập trung quyền lực, thống nhất quản lý
từ trên xuống Chính vì vậy Việt Nam theo đuổi mô hình Ngân hàng TW trực thuộc CP là phù hợp với thể chế của Việt Nam, thông qua đó, Ngân hàng Nhà nước VN thể hiện được vai trò cũng như là hiệu quả trong chính sách kinh tế - xã hội của Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự đồng bộ giữa chính sách tiền tệ quốc gia và chính sách kinh tế - xã hội.
- Thứ ba, khoản 1 Điều 2 Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộnghòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củaNhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”, mục đích hoạt động của Chính phủ và Quốc
hội là phục vụ cho số đông nên việc lựa chọn mô hình quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối thuộc Chính phủ là phù hợp, đảm bảo sự giám sát thường xuyên của mình, đồng thời kịp thời can thiệp để đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích, giải quyết các mâu thuẫn nội tại nếu xảy ra.
3) Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các TCTD, NHNNVNcòn quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác?
Vì việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến an toàn hệ thống tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp khi vay nợ quá nhiều và không có khả năng trả nợ Các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp có thể tạo ra rủi ro cho hệ
Trang 6giúp giảm thiểu rủi ro này bằng cách giám sát và quản lý các khoản vay nước ngoài của doanh nghiệp.
Việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái, NHNNVN quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp để giữ vững tỷ giá hối đoái và đảm bảo ổn định thị trường ngoại hối.
NHNN quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp để đảm bảo tính bền vững cho hệ thống tài chính, tránh tình trạng nợ xấu và tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
7) Anh (chị) có nhận xét gì về vị trí pháp lý và vai trò của NHNNVN hiện nay?Có ý kiến cho rằng nên nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của NHNNtrong bộ máy nhà nước ta hiện nay để NHNN có thể phát huy tích cực hiệu quảhoạt động của mình Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình?
- Điều 2 Luật NHNNVN 2010: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam (sau đây gọi làngân hàng nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trungương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”
- Vị trí pháp lý:
+ Vị trí pháp lý 1: NHNNVN là cơ quan công quyền
NHNNVN là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
+ Vị trí pháp lý 2: Là Ngân hàng trung ương của nước CHXHCNVN + Là ngân hàng duy nhất phát hành tiền
+ Là ngân hàng của các ngân hàng: nhận tiền gửi, tái cấp vốn, cho vay đặc biệt, cung cấp hệ thống thanh toán liên ngân hàng
+ Là ngân hàng cung ứng các dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ: tạm ứng NSNN, phát hành trái phiếu Chính phủ, mở tài khoản, cung cấp các dịch vụ tiền tệ
- Vai trò:
Trang 7Nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vị trí pháp lý và vai trò của NHNNVN hiện nay là phù hợp với điều kiện kinh tế -xã hội của Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu trong việc ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, mặc dù được Hiến pháp và luật pháp quy định là cơ quan độc lập trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, nhưng trên thực tế, NHNNVN vẫn chịu ảnh hưởng nhất định từ Chính phủ; vấn đề nợ xấu, rủi ro hệ thống ngân hàng vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ; việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng còn chưa hiệu quả; Do đó, cần có các biện pháp như tăng cường tính độc lập của NHNNVN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ; nâng cao hiệu quả giám sát và quản lý hệ thống ngân hàng; đẩy mạnh phát triển thị trường tiền tệ và ngoại hối; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra;
Quan điểm cho rằng: “Chúng ta cần nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập củaNHNNVN trong bộ máy nhà nước ta hiện nay để NHNNVN có thể phát huy tích cựchiệu quả hoạt động của mình”, nhóm đồng tình với quan điểm trên.
NHNNVN là ngân hàng trung ương đóng vai trò đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lành mạnh khi có một Ngân hàng trung ương thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền tệ Trong nền kinh tế, để điều hành chính sách tiền tệ tốt nhất thì tính độc lập của Ngân hàng trung ương là vô cùng quan trọng Vì nó là cơ quan của Chính phủ, chịu sự can thiệp hành chính của Chính phủ Do vậy, thẩm quyền của NHNN còn hạn chế và mức độ độc lập còn khá thấp, khiến việc điều hành nhiều khi còn lúng túng, hiệu quả chưa được như mong đợi Vì vậy, để tăng cường hiệu quả hoạt động của NHNN, việc nâng cao tính độc lập của NHNN là hết sức cần thiết Tuy nhiên, tính độc lập của NHNN không thể một sớm một chiều có thể có được Cần tùy vào điều kiện, hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của nước ta mà tăng cường tính độc lập của NHNN sao cho phù hợp.
Trang 88) NHNNVN có được phép tiến hành hoạt động ngân hàng không? Tại sao?Lợi nhuận có được xử lí như thế nào?
- Để được coi là một chủ thể thực hiện hoạt động ngân hàng cần phải thỏa mãn các dấu hiệu nêu tại khoản 1 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 và khoản 12 Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010 Xét theo nội dung, NHNNVN thực hiện hoạt động ngân hàng nhưng về bản chất, hoạt động nghiệp vụ của NHNN không vì lợi nhuận mà là nhằm ổn định giá trị đồng tiền, đảm bảo hệ thống ngân hàng, CTCTD hiệu quả, an toàn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Có thể thấy hoạt động nghiệp vụ của NHNN nếu có mang lại nguồn thu thì cũng không vì mục đích kinh doanh mà đứng trên lợi ích toàn cục của nền kinh tế Do đó có thể khẳng định rằng hoạt động của NHNNVN không được xem là HĐNH.
- Lợi nhuận có được sau khi trích các quỹ, phần còn lại nộp toàn bộ vào NSNN căn cứ theo Thông tư số 72/TC/CĐTC của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý tài chính đối với ngân hàng nhà nước như sau:
Lợi nhuận của NHNN sau khi quyết toán được duyệt được phân phối nhưsau:
- Trích quỹ dự trữ: 10%
- Trích 2 quỹ phúc lợi, khen thưởng: mỗi quý tối đa bằng 6 tháng lương bìnhquân thực hiện trong năm (theo chế độ tiền lương hiện nay Khi cải cách chếđộ tiền lương - Bộ Tài chính sẽ có quy định lại).
- Phần lợi nhuận còn lại nộp toàn bộ vào NSNN…
15) Hiểu thế nào là tỷ giá hối đoái ? Tỷ giá được hình thành như thế nào ?NHNN sử dụng công cụ tỷ giá như thế nào, nhằm mục đích gì?
- Theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 179/2012/TT-BTC giải thích về tỷ giá hối đoái như sau: “Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ (sau đây gọi tắt là tỷ
giá)” Bên cạnh đó, theo khoản 5 Điều 6 LNH 2010: “Tỷ giá hối đoái của đồng ViệtNam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của ViệtNam.”
Trang 9- Theo khoản 1 Điều 13 LNH 2010: “Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hìnhthành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.”- Theo khoản 2 Điều 13 LNH 2010: “Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái,quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.”
- Mục đích NHNN sử dụng công cụ tỷ giá nhằm thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ (ổn định giá trị đồng tiền), tỷ giá và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (nguồn: trang web ngân hàng nhà nước VN).
16) Theo anh(chị), tỷ giá hiện nay ở nước ta đã phản ánh đúng thực tế giá trịđồng tiền Việt Nam hay chưa ? Nếu chưa thì tại sao?
- Để đánh giá vấn đề tỷ giá hiện nay ở nước ta có phản ánh đúng thực tế giá trị đồng tiền Việt Nam hay chưa là một vấn đề phức tạp Việc xác định này dựa trên một số yếu tố như sau:
- Cung cầu ngoại tệ:
+ Cung: Việt Nam hiện có nguồn cung ngoại tệ dồi dào từ xuất khẩu, kiều hối, đầu tư nước ngoài
+ Cầu: Nhu cầu ngoại tệ cũng cao do nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài
Tuy nhiên, tỷ giá hối đoái được cho là đang bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định thị trường và kiềm chế lạm phát Việc này có thể khiến tỷ giá không hoàn toàn phản ánh đúng giá trị thực của đồng Việt Nam.
- Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:
+ Nền kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng cao, thu hút nhiều vốn đầu tư
Trang 10- So sánh với các quốc gia khác:
+ So với các nước trong khu vực, tỷ giá VND/USD của Việt Nam tương đối ổn định.
+ Tuy nhiên, nếu so với các nước phát triển, VND vẫn còn mất giá nhiều - Ảnh hưởng của các yếu tố khác:
+ Tình hình kinh tế thế giới: Biến động của kinh tế thế giới có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của Việt Nam.
+ Cảm nhận của thị trường: Cảm nhận của thị trường về nền kinh tế Việt Nam cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
→ Việc đánh giá tỷ giá hối đoái hiện nay ở nước ta đã phản ánh đúng thực tế giá trị đồng tiền Việt Nam hay chưa là một vấn đề phức tạp với nhiều yếu tố cần xem xét Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng tỷ giá hiện nay không hoàn toàn phản ánh đúng giá trị thực của đồng Việt Nam do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự can thiệp của Ngân hàng Nhà nước.
18) Cách thức vận hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở như thế nào ? Ưu vànhược điểm của công cụ này, từ đó rút ra nhận xét về công cụ này so với cáccông cụ thực hiện CSTT khác (nhược điểm)
Nghiệp vụ thị trường mở ( gọi tắt là OMO) là công cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương (gọi tắt là NHTW) nhằm kiểm soát lượng cung tiền và lãi suất thông qua việc mua bán các công cụ tài chính trên thị trường mở
Cách thức hoạt động:
Mua vào: NHTW mua vào các công cụ tài chính (như trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc) từ các tổ chức tín dụng (TCTD) và công chúng Việc mua vào này sẽ làm tăng lượng tiền tệ trong lưu thông, từ đó kích thích nền kinh tế.
Trang 11 Bán ra: NHTW bán ra các công cụ tài chính cho TCTD và công chúng Việc bán ra này sẽ làm giảm lượng tiền tệ trong lưu thông, từ đó kiềm chế lạm phát.
Các công cụ tài chính thường được sử dụng trong OMO: Trái phiếu chính phủ, Tín phiếu kho bạc, Giấy tờ có giá khác do NHTW quy định Quy trình thực hiện OMO:
NHTW công bố kế hoạch OMO, bao gồm loại công cụ tài chính, kỳ hạn, lãi suất và số lượng.
Các TCTD và công chúng tham gia đấu thầu.
NHTW lựa chọn các nhà đầu tư trúng thầu và thực hiện giao dịch.
Ưu điểm của OMO:
Hiệu quả: OMO là công cụ điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và hiệu quả NHTW có thể điều chỉnh lượng cung tiền một cách nhanh chóng và chính xác thông qua OMO.
Độ chính xác cao: OMO có thể nhắm mục tiêu cụ thể vào các lĩnh vực nhất định của nền kinh tế.
Tính minh bạch: OMO là công cụ minh bạch, các hoạt động OMO của NHTW được công khai cho công chúng.
Nhược điểm của OMO:
Yêu cầu thị trường phát triển: OMO đòi hỏi thị trường tài chính phát triển với thanh khoản cao.
Có thể ảnh hưởng đến thị trường: OMO có thể ảnh hưởng đến giá cả và lãi suất trên thị trường tài chính.
Có thể gây ra rủi ro: OMO có thể gây ra rủi ro cho NHTW nếu NHTW đầu tư vào các công cụ tài chính có chất lượng thấp.
Trang 12Công cụƯu điểmNhược điểm
OMO Hiệu quả, chính xác cao, minh bạch
Yêu cầu thị trường phát triển, ảnh hưởng thị trường,
Nhận xét: OMO là công cụ điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả và linh hoạt Tuy
nhiên, OMO đòi hỏi thị trường tài chính phát triển và có thể ảnh hưởng đến thị trường tài chính So với các công cụ CSTT khác, OMO có nhiều ưu điểm hơn nhưng cũng có một số nhược điểm nhất định.
21) Hoạt động tín dụng của NHNN khác gì với hoạt động tín dụng của các vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an toàn hệ thống ngân
Trang 13Đối tượng cho vay Cho vay chủ yếu cho các
TCTD, Chính phủ và các tổ chức tài chính quốc tế Không cho vay trực tiếp cho cá nhân và doanh nghiệp.
Cho vay cho tất cả các đối tượng kinh tế, bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, v.v.
Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay thường thấp hơn so với lãi suất thị trường Mục đích: hỗ trợ các TCTD, kích thích nền kinh tế.
Lãi suất cho vay dựa trên lãi suất thị trường và rủi ro của khoản vay Mục đích: thu lợi nhuận
Quy trình cho vay Quy trình cho vay chặt chẽ hơn,
yêu cầu nhiều điều kiện hơn so với TCTD Mục đích: đảm bảo an toàn vốn nhà nước.
Quy trình cho vay linh hoạt hơn, dựa trên đánh giá rủi ro của TCTD Mục đích: thu hút khách hàng và tăng lợi nhuận.
Nguồn vốn cho vay
Nguồn vốn chủ yếu từ tiền phát hành, thu ngân sách nhà nước
- Vai trò khác nhau: NHNN là cơ quan quản lý nhà nước về ngành ngân hàng.
TCTD là tổ chức kinh doanh hoạt động theo nguyên tắc thị trường
- Mục tiêu hoạt động khác nhau: NHNN hướng đến mục tiêu ổn định kinh tế vĩ
mô TCTD hướng đến mục tiêu thu lợi nhuận
- Nguồn vốn khác nhau: NHNN sử dụng vốn nhà nước TCTD sử dụng vốn huy
Trang 1422) Trình bày các phương thức hoạt động tín dụng của NHNN ? So sánhphương thức tái cấp vốn với phương thức cho vay cứu cánh ( cho vay nhằmphục hồi khả năng thanh toán).(Điều 24)
- Các phương thức hoạt động tín dụng của NHNN gốm có: Hoạt động cho vay
(Điều 24 Luật NHNN VN 2010); bảo lãnh ( Điều 25 Luật NHNN VN 2010); tạm ứng cho ngân sách nhà nước ( Điều 26 Luật NHNN VN 2010).
Thứ nhất, hoạt động cho vay của ngân hàng nhà nước là việc ngân hàng nhà nước
cho các tổ chức tín dụng vay ngắn hạn dưới hình thức tái cấp vốn, hoặc quyết định việc cho vay đặc biệt đối với các tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả, đe dọa sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả do sự cố nghiêm trọng khác.
Thứ hai, ngân hàng nhà nước tiến hành cấp bảo lãnh cho TCTD vay vốn, trừ trường
hợp bảo lãnh cho TCTD vay vốn nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Cấp bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng do có thể có sự chuyển dịch vốn và hoàn trả Ngân hàng nhà nước không cho các tổ chức không phải là TCTD và cá nhân vay vốn cũng như không bảo lãnh cho bất kỳ tổ chức cá nhân nào vay vốn trừ trường hợp đối với TCTD đã đề cập.
Thứ ba, ngân hàng nhà nước và Bộ Tài chính có thể thiết lập quan hệ vay mượn để
xử lý tình trạng thiếu hụt ngân sách NHNN sẽ tiến hành cấp tín dụng ngắn hạn bằng hình thức tạm ứng cho quỹ NSNN theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ Khoản vay này được hoàn trả trong năm ngân sách trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định Khoản vay này thông thường là khoản vay có bảo đảm dưới hình thức thế chấp bằng tín phiếu kho bạc.
- So sánh phương thức tái cấp vốn với phương thức cho vay cứu cánh
+ Giống nhau: Đều là các hình thức NHNN thực hiện hoạt động cấp tín dụng+ Khác nhau:
Cho vay tái cấp vốnCho vay cứu cánh