1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam

135 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đổi Mới Cơ Chế Quản Lý Của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phúc Việt
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Công Tiệp
Trường học Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 408,08 KB

Cấu trúc

  • Phần 1. Mở đầu (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (17)
      • 1.2.1. Mục tiêu chung (17)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (17)
    • 1.3. Đối tượng nghiên cứu (18)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (18)
      • 1.4.1. Phạm vi nghiên cứu về nội dung (18)
      • 1.4.2. Phạm vi không gian (18)
      • 1.4.3. Phạm vi thời gian (18)
      • 1.4.4. Các giải pháp dự kiến cho giai đoạn 2018 -2030 (0)
  • Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn (19)
    • 2.1 Cơ sở lý luận (19)
      • 2.1.1. Cơ chế và đổi mới cơ chế quản lý đại học (19)
      • 2.1.2. Tự chủ đại học và sự phát triển giáo dục đại học trên thế giới (21)
      • 2.1.3. Tự chủ đại học và tự chịu trách nhiệm (25)
      • 2.1.4. Nội dung đổi mới cơ chế quản lý (28)
      • 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới cơ chế quản lý đại học (30)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (33)
      • 2.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới (0)
      • 2.2.2. Đổi mới cơ chế Quản lý giáo dục đại học của Việt Nam (35)
      • 2.2.3. Một số công trình nghiên cứu có liên quan (42)
  • Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu (44)
    • 3.1. Đặc điểm chung của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (44)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (44)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (67)
      • 3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu (67)
      • 3.2.2. Phương pháp phân tích (69)
      • 3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (69)
  • Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận (71)
    • 4.1. Quá trình triển khai đổi mới cơ chế quản lý (71)
      • 4.1.1. Xây dựng cơ chế trong tổ chức bộ máy (71)
      • 4.1.2. Tổ chức thực hiện cơ chế Quản lý mới (81)
      • 4.1.3. Đánh giá giám sát, kiểm tra (0)
    • 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng của đổi mới cơ chế trong bộ máy quản lý (98)
      • 4.2.1. Yếu tố khách quan (98)
      • 4.2.2. Yếu tố chủ quan (101)
      • 4.2.3. Đánh giá chung (103)
    • 4.3. Định hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (105)
      • 4.3.1. Định hướng (105)
      • 4.3.2. Giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam 86 Phần 5. Kết luận và kiến nghị (105)
    • 5.1. Kết luận (115)
    • 5.2. Đề xuất, kiến nghị (116)
      • 5.2.1. Đối với Chính phủ (116)
      • 5.2.2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo (117)
  • Tài liệu tham khảo (119)
  • Phụ lục (120)

Nội dung

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Cơ sở lý luận

2.1.1 Cơ chế và đổi mới cơ chế quản lý đại học

Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.

Quản lý là hiện tượng tồn tại trong mọi chế độ xã hội Bất kỳ ở đâu, lúc nào con người có nhu cầu kết hợp với nhau để đạt mục đích chung đều xuất hiện quản lý Quản lý trong xã hội nói chung là quá trình tổ chức điều hành các hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu và yêu cầu nhất định dựa trên những quy luật khách quan Xã hội càng phát triển, nhu cầu và chất lượng quản lý càng cao (Khoa học quản lý, 2012).

* Cơ chế (tiếng Anh là mechanism) được định nghĩa là “một phương pháp hay quá trình nhằm hoàn thành công việc ở trong một hệ thống hoặc tổ chức.”

Cơ chế" là cách vận hành, cách hoạt động bao gồm nhiều bước để thực hiện các nội dung công việc cụ thể.

* Cơ chế quản lý: được hiểu như là hệ thống các yếu tố, phương pháp, cách thức, công cụ mà chủ thể quản lý sử dụng để vận hành, tác động, điều khiển quá trình vận động của hệ thống nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý, mục tiêu phát triển đã hoạch định Cơ chế quản lý là sản phẩm sáng tạo của chủ thể quản lý, vì vậy nó mang tính chủ quan của chủ thể quản lý nhưng đồng thời nội dung của nó cũng phải dựa trên cơ sở nhận thức, phản ánh những nội dung khách quan của cơ chế kinh tế Sự phù hợp hay không phù hợp của cơ chế quản lý với cơ chế kinh tế hoặc sẽ tạo động lực hoặc sẽ tạo áp lực cản trở chính quá trình vận động, phát triển cơ cấu kinh tế của hệ thống kinh tế quốc dân 1-2 Về mặt cấu trúc, cơ chế quản lý kinh tế bao gồm 2 thành phần cơ bản : một là hệ thống các mục tiêu để định hướng nội dung vận động của hệ thống kinh tế trong từng thời kỳ và hai là hệ thống các yếu tố, phương pháp, công cụ quản lý kinh tế được chủ thể quản lý sử dụng để vận hành, điều khiển hoạt động của hệ thống kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu.

- Là sự tương tác giữa các tác động đồng thời của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm thực hiện một định hướng nào đó

- Cần phải xác định rõ các yếu tố:

+ Có một định hướng của chủ thể quản lý, đặt ra cho đối tượng quản lý

+ Các loại tác động khác nhau của chủ thể quản lý cùng tác động lên đối tường quản lý

+ Sự phối hợp tương tác giữa các loại tác động đó: Khi áp dụng một biện pháp nào đó, ngoài việc giải quyết được vấn đề đặt ra sẽ tạo ra một hậu quả xấu nào đó mà biện pháp song hành kia sẽ khắc phục

- Các góc độ của cơ chế quản lý:

+ Cơ chế vĩ mô: sự tác động đồng thời của nhiều nguyên tắc quản lý

+ Cơ chế trung mô: sự tác động đồng thời của nhiều phương thức quản lý

+ Cơ chế vi mô: Sự tác động đồng thời của nhiều biện pháp quản

2.1.1.3 Đổi mới cơ chế quản lý

* Khái niệm về đổi mới cơ chế quản lý: đó là sự chủ động về các cách thức quản lý nguồn lực bên trong của nhà trường nhằm đạt tới các mục tiêu phát triển Các trường đại học cần được tự quyết định và chủ động trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, phân tách, thành lập các đơn vị trực thuộc, tuyển dụng, bổ nhiệm, đãi ngộ nhân tài đồng thời xây dựng một chiến lược phát triển có tầm nhìn và định hướng rõ ràng.

Tại Việt Nam, theo quy định của Luật Giáo dục 2005, trường đại học được quyền tự chủ trong 05 hoạt động: (i) xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; (ii) xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng; (iii) tổ chức bộ máy nhà trường, tuyển dụng, quản lý, sử dụng,đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên; (iv) huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; (v) hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế,nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài Luật Giáo dục Đại học 2012 tái khẳng định quyền tự chủ của các trường đại học, theo đó, cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong các hoạt động chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, KH&CN, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 cuả Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, quy định cơ sở giáo dục đại học công lập khi cam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện trên các mặt: (i) thực hiện nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; (ii) tổ chức bộ máy và nhân sự; (iii) tài chính; (iv) chính sách học bổng, học phí với đối tượng chính sách; (v) đầu tư, mua sắm; (vi) các nội dung tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, hoạt động của trường đại học liên quan đến nhiều mặt, về hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học, tài chính, tổ chức bộ máy và quản lý nhân sự, hợp tác quốc tế…Trong khi đó, các mặt hoạt động này gắn liền chặt chẽ với nhau, không thể tách rời xét trên quan điểm hệ thống Vì vậy, trao quyền tự chủ cho trường đại học cần diễn ra trên tất cả các mặt hoạt động của nhà trường. Đổi mới cơ chế quản lý trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam thực chất là thực hiện “tự chủ” đại học theo lộ trình Chính phủ đã đề ra tại Nghị quyết số 77/CP ngày 24/10/2014.

2.1.2 Tự chủ đại học và sự phát triển giáo dục đại học trên thế giới

Trên thế giới, việc đòi hỏi về những đóng góp của các trường đại học vào sự phát triển nền kinh tế tri thức (a knowledge-based economy) và sự phát triển xã hội ngày càng cao đã tạo ra nhiều chuyển biến trong mối quan hệ giữa chính phủ và các cơ sở giáo dục đại học, điều đó đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu Trong điều kiện đó, cải tiến quản trị đại học và điều chỉnh mức độ ảnh hưởng và vài trò quản lý của chính phủ đối với đại học là hai vấn đề được quan tâm.

Trong mối quan hệ giữa chính phủ và các trường đại học trên thế giới hiện nay có xu hướng chung đó là chuyển đổi từ hình thức chính phủ quản lý trực tiếp sang điều khiển gián tiếp nhằm tăng quyền tự chủ cho các đại học công lập; hay hiểu cách khác đó là Nhà nước không can thiệp sâu và trực tiếp vào cơ sở giáo dục đại học thông qua các qui định chi tiết và kiểm soát chặt chẽ như mô hình nhà nước quản lý và kiểm soát các cơ quan quản lý hành chính, mà tôn trọng quyền tự chủ của các trường và khuyến khích khả năng tự quản lý và tự chịu trách nhiệm, vì đại học có đặc thù quản trị riêng của tổ chức lao động sáng tạo Theo đó, Nhà nước đóng vai trò là người giám sát và quản lý gián tiếp, tạo ra các các hành lang và khuôn khổ pháp lý phù hợp để điều tiết hoạt động của trường Đại học Hiện nay có hai loại hình tự chủ đại học ở các quốc gia, sự tồn tại của hai loại hình này phụ thuộc vào lịch sử, điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá của mỗi quốc gia và của bản thân từng cơ sở giáo dục đại học Tự chủ từng phần hay tự chủ có giới hạn (limited autonomy) là hình thức chính phủ trao thêm một số quyền hạn nhất định vào hệ thống quản lý/quy định sẵn có mà không làm thay đổi căn bản hệ thống giáo dục đại học quốc gia cũng như phương thức quản trị đại học Tự chủ có giới hạn phổ biến ở các nước đang (mới) phát triển như ở châu Á (Thái Lan, Malaysia, Đài Loan) (Hsu Yu, 2012) hay ở một số nước Đông Âu Ở các nước này chính phủ và các bộ, ngành liên quan vẫn duy trì vai trò trọng tâm trong việc điều hành hệ thống giáo dục đại học và ở một số nước chính phủ vẫn duy trì sự can thiệp trực tiếp như Malaysia.

Tự chủ hoàn toàn (completed autonomy) là hình thức chuyển biến cả về chất và lượng trong mối quan hệ giữa chính phủ và cơ sở giáo dục đại học thông qua việc chính phủ hỗ trợ và cho phép các trường đại học thay đổi hoàn toàn hệ thống cấu trúc và quản trị đại học Trên cơ sở đó đại học tự chủ có thể tự quyết tất cả các vấn đề liên quan như tổ chức, nhân sự, đào tạo, nghiên cứu khoa học và tài chính Sự khác biệt lớn giữa tự chủ từng phần và tự chủ hoàn toàn là, ngoài việc thay đổi cấu trúc và cách thức quản trị đại học, thì thực tế một đại học tự chủ từng phần chỉ có khả năng xác định được mục tiêu và chương trình thực hiện mục tiêu đó của mình; còn đại học tự chủ hoàn toàn thì có khả năng xác định phương thức để thực hiện mục tiêu và chương trình mà đại học theo đuổi Qua đó có thể thấy tự chịu trách nhiệm sẽ gắn liền với tự chủ hoàn toàn Khi không có tự chủ hoàn toàn thì sẽ không có tự chịu trách nhiệm (Berdahl; 1990) Tự chủ hoàn toàn được hình thành từ mô hình nền tảng của Đại học Cambridge tại Anh Quốc, sau đó là các đại học lớn khác ở châu Âu, Hoa Kỳ và gần đây ở châu Á có Nhật Bản và Hàn Quốc (Hsu Yu, 2012) Sự thống trị trên các bảng xếp hạng đại học thế giới của các Đại học nghiên cứu đẳng cấp của Anh Quốc, Hoa Kỳ, Tây Âu cho thấy rất rõ mối quan hệ giữa tự chủ (tự chủ hoàn toàn) và tự chịu trách nhiệm với sự phát triển của đại học như thế nào.

Trên thế giới, các đại học của Mỹ được tự chủ ở mức độ cao và đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra một nền giáo dục đại học hiện đại và phát triển nhất thế giới Một trong các nguyên nhân là ở Mỹ không có bộ Giáo dục Đào tạo, các đại học không có bộ chủ quản, gần như tự chủ hoàn toàn, nhận tài trợ và yêu cầu trực tiếp từ chính quyền Bang hay Liên Bang, do đó sự quản lý của Nhà nước được giảm tới mức tối thiểu, và đồng thời các Bang thường chú trọng vào việc cải thiện chất lượng đào tạo và nghiên cứu của các đại học hơn là các thủ tục quản lý hành chính rườm rà(Theo Molly Corbett Broad, chủ tịch Uỷ ban giáo dục Hoa Kỳ, trong bài Tự do học thuật và tự chủ đại học, 2008) Tự do học thuật (academic freedom) và sự tự chủ hoàn toàn (completed autonomy) của các đại học Mỹ được nhận thấy rõ nét khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng tự chủ đại học được quy định thành luật Nhưng theo Molly Corbett (2008) bản chất tự do học thuật là trách nhiệm cung cấp cho người học chất lượng đào tạo cao nhất và nhân văn nhất, còn tự chủ đại học không gì khác đó là trách nhiệm của trường đại học trong việc nỗ lực tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao và phục vụ thiết thực nhất nhu cầu phát triển của xã hội Trong quy định giáo dục đại học của Mỹ năm 1940 ghi rõ: “ Các cơ sở giáo dục đại học được xây dựng vì công ích (common good) và không phải vì sở thích của bản thân mỗi giáo viên hay là sở thích của đại học đó Công ích phụ thuộc vào việc tự do nghiên cứu, khám phá và tự do công bố Tự do học thuật trong giảng dạy và nghiên cứu là cần thiết để thực hiện những mục tiêu này”.

Thông tin trên cho thấy, nếu xét về bản chất và mục tiêu của giáo dục đại học, thì các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới không khác nhau Bởi mỗi đại học khi ra đời ở mỗi quốc gia đều xác định họ có nhiệm vụ cung cấp chất lượng giáo dục tốt nhất và đáp ứng nhu cầu xã hội ở mức cao nhất Một trong những điểm dẫn đến sự khác biệt để phát triển đại học tại các quốc gia, ngoại trừ yếu tố về lịch sử, kinh tế và đặc thù đại học (lao động sáng tạo), không phải sự giầu hay nghèo mà chính là ở cách thức quản lý, quản trị hệ thống giáo dục của mỗi quốc gia (Tự chủ đại học, tại sao và như thế nào, S Bieri, Đại học Công nghệ Virginia, 2008).

Nghiên cứu về tự chủ đại học trong các hệ thống giáo dục ở châu Âu được

Uỷ ban châu Âu quan tâm từ hơn thập kỷ nay và thành lập ra Hiệp hội Tự chủ đại học Châu Âu (European University Autonomy – EUA) Từ năm 2007, EUA đã xây dựng một hệ thống đánh giá các hệ thống giáo dục đại học của 29 quốc gia tại châu Âu dựa trên bốn yếu tố (tự chủ về tổ chức, tự chủ về nhân sự, tự chủ về đào tạo và tự chủ về tài chính) nhằm xếp hạng các trường đại học về tự chủ Nhiều công bố về tự chủ đại học do EUA nghiên cứu đã cung cấp thông tin mang tính thực tiễn về tự chủ đại học (Thomas Estermann, Terhi Nokkala & Monika Steinel, năm 2009 và 2012) Hệ thống xếp hạng tự chủ đại học của 29 nước châu Âu được công bố trên website (http://www.university-autonomy.eu) và cung cấp thông tin về mối quan hệ giữa tự chủ và sự phát triển của giáo dục đại học.

Mối liên hệ giữa tự chủ và sự hình thành, phát triển các đại học nghiên cứu đẳng cấp thế giới theo mô hình của một số đại học của Hoa Kỳ và Tây Âu là vấn đề được đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm tìm hiểu và làm theo Bieri(2008) cho biết những yếu tố để xây dựng một trường đại học nghiên cứu thành công, theo kinh nghiệm của Đại học công nghệ Virginia, Hoa Kỳ, là: khả năng trường ĐH đó thu hút được các giáo sư và các nhà nghiên cứu sau tiến sỹ (postdoc) xuất sắc; ĐH tự tuyển chọn được thế hệ người học có trí tuệ và yêu nghề, đồng thời ĐH được đầu tư trang thiết bị hiện đại (thư viện, phòng thí nghiệm, hệ thống công nghệ thông tin); và cuối cùng là đại học đó phải có hệ thống quản trị đại học hiệu quả, điều này phụ thuộc rất nhiều vào người lãnh đạo đứng đầu.

Theo Salmi (2009), những nhân tố quyết định sự thành công của một ĐH nghiên cứu đẳng cấp thế giới bao gồm: (1) Chú trọng vào nguồn nhân lực bao gồm đội ngũ sinh viên, giảng viên, đội ngũ nghiên cứu trong và ngoài nước; (2) nguồn tài chính mạnh từ nhiều nguồn thu: ngân sách, học phí, tài trợ nghiên cứu, dịch vụ và chuyển giao công nghệ, và (3) hệ thống quản trị đại học hiệu quả: quyền tự chủ đại học, độ ngũ lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược và văn hoá ưu việt Quyền tự chủ đại học là một trong những nhân tố quan trọng để xây dựng hệ thống quản trị đại học tiên tiến nhưng không phải là nhân tố duy nhất Chính vì vậy khi phát triển tự chủ đại học tại Việt Nam, một lĩnh vực hoàn toàn mới, chúng ta không những phải tiến hành những nghiên cứu các mô hình tự chủ đại học trên thế giới kết hợp với phân tích điều kiện trong nước, đồng thời cần đưa ra lộ trình phát triển phù hợp, trong đó chú trọng việc nâng cao nhận thức và xây dựng văn hoá đại học ưu việt.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới

Theo xu hướng đổi mới quản lý giáo dục, từ vài thập niên qua chính phủ nhiều nước trên thế giới đã cho phép các cở sở đào tạo đại học tự chủ để thúc đẩy phát triển đào tạo và nghiên cứu Tuỳ thuộc vào đặc điểm lịch sử, điều kiện kinh tế

- xã hội ở mỗi quốc gia, đặc thù của mỗi cơ sở đào tạo mà các cơ sở đào tạo đại học có thể phát triển thành đại học tự chủ từng phần (limited autonomy) hay đại học tự chủ hoàn toàn (completed autonomy). Ở Châu Âu, nơi được coi là nền tảng phát triển đại học (với Viện Đại học Bologna là đại học lâu đời nhất liên tục hoạt động từ khi thành lập đến nay, đây là cơ sở giáo dục đầu tiên sử dụng từ universitas trong tên gọi của mình) hay ở Mỹ, nơi có nhiều đại học được thừa nhận là phát triển nhất thế giới, cho thấy tự chủ đại học cho phép phát huy giá trị cốt lõi của giáo dục đại học là tự do học thuật và tự do khám phá, và nó gắn liền với sự thành công của các đại học nghiên cứu đẳng cấp, thực sự là trung tâm KHCN và đào tạo nhân lực trình độ cao của thế giới đương đại Môi trường đại học tự chủ đã khích lệ sự sáng tạo trong học tập, nghiên cứu, giảng dạy; từ đó không những đào tạo ra những nhà nghiên cứu giỏi, ví dụ ở ĐH Harvard mỗi người (người học, nhân viên, giảng viên) không những đều phải khám phá ra một điều gì mới, mà còn tạo ra những con người có khả năng làm chủ tốt trong các hoàn cảnh và điều kiện khác nhau, hay những nhà lãnh đạo giỏi Sinh viên tốt nghiệp từ đại học Harvard tin tưởng rằng khám phá ra một nghề mới (exploring a new job) tốt hơn là đi tìm việc (finding a job) (Giáo sư Larry Summers, nguyên Giám đốc ĐH Harvard, nguyên Chủ tịch

Uỷ ban Kinh tế Hoa kỳ, nguyên Trưởng ban Kinh tế của World Bank; dẫn theo The Social Network, 2010).

Tại châu Á, đại học tự chủ hoàn toàn được áp dụng tại Nhật Bản và Hàn Quốc Sau khi được giao quyền tự chủ, các trường đại học tại hai quốc gia này có một hệ thống quản trị đại học hoàn toàn mới và đã có những tiến bộ đột phá Còn một số quốc gia khác như Đài Loan và Malaysia cải tiến hệ thống quản lý đại học được thực hiện bằng cách trao thêm một số quyền tự chủ vào hệ thống quản trị đại học có sẵn và không làm thay đổi hoàn toàn cấu trúc ban đầu Mặc dù các nước mới (đang) phát triển như Malaysia đã xây dựng chiến lược quốc gia về tự

19 chủ đại học trung hạn dựa trên quan điểm áp dụng hệ thống tự chủ từng phần, chính phủ vẫn có sự điều hành và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống giáo dục đại học, nhưng cũng đã tạo nên những bước chuyển mạnh mẽ trong giáo dục đại học của những quốc gia này.

Singapore, nước được xếp vào hàng có thu nhập cao và nền giáo dục đại học phát triển nhất ở Đông Nam Á, cho phép các trường đại học được tự chủ và khuyến khích các trường tìm kiếm các nguồn vốn khác, đặc biệt là doanh nghiệp kể từ năm 2006 Tại Singapore, chính phủ cam kết là chủ thể cấp ngân sách chính cho giáo dục đại học, các trường được tự định mức học phí và được trao quyền tự chủ hoàn toàn về nguồn nhân lực, kể cả ấn định mức lương.

2.2.1.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Tại Trung Quốc quan hệ giữa Nhà nước với các trường đại học công lập khá chặt chẽ Nhà nước đảm trách phần lớn các chi phí hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học của nhà trường và thực hiện khá nghiêm ngặt kiểm soát hoạt động của nhà trường nói chung và hoạt động tài chính của nhà trường nói riêng Trước sức ép về nhu cầu mở rộng quy quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục đại học công lập, đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải giảm tỷ lệ đầu tư từ ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học và chi tăng lượng đầu tư tuyệt đối Cùng với giảm tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học công lập, Nhà nước Trung Quốc cũng đã nới lỏng kiểm soát quá trình ngân sách đối với các trường đại học công lập, đồng thời cho phép các trường đại học công lập đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực đã có tác động tích cực đến tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính.

2.2.1.3 Kinh nghiệm của Nhật bản

Các trường đại học công lập ở Nhật bản được chia làm theo cấp gồm:trường thuộc Trung ương quản lý và trường thuộc địa phương quản lý Nhà nước quy định việc dạy và học của các trường Các trường hoạt động hầu hết bằng nguồn ngân sách nhà nước với cơ chế cấp ngân sách chủ yếu theo tiêu chí đầu vào(số sinh viên, nhu cầu đầu tư…) Nguồn thu của các trường đại học ở Nhật Bản bao gồm: ngân sách nhà nước cấp, nguồn thu học phí, nguồn thu hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động hợp tác liên kết Sau khi chuyển đổi thành pháp nhân độc lập, tỷ trọng ngân sách nhà nước cấp cho các trường đại học, trong khi đó nhiều công ty lớn ở Nhật tìm kiếm và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách kết hợp với các trường đại học để đào tạo và giáo dục mở rộng cho nhân viên. Điều đó đã giúp cho các công ty chủ động trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, đồng thời cũng góp phần tăng nguồn thu cho các trường đại học.

2.2.1.4 Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Sự thành công của các trường đại học ở Hàn Quốc xuất từ việc thực hiện hai cơ chế quản lý của Nhà nước: cơ chế mở rộng quyền tự chủ cho các trường đại học và cơ chế kiểm soát, giám sát của Nhà nước thông qua đánh giá, kiểm định chất lượng của cơ quan kiểm định độc lập, đồng thời Nhà nước không từ bỏ sự hỗ trợ tài chính cho các trường, mặt khác quy định rõ trách nhiệm của hội đồng trường đối với vấn đề kiểm soát hoạt động tài chính của nhà trường.

2.2.1.5 Kinh nghiệm của Thái Lan Ở Thái Lan, các trường đại học tự chủ nhận ngân sách nhà nước thông qua chế độ phân bổ kinh phí trọn gói, được tự chủ trong xác định cơ chế quản lý và sử dụng nhân sự Các trường này cũng được quyền quản lý, sử dụng tài sản công.

Tương tự, các trường đại học tự chủ ở Indonesia cũng được hưởng quyền tự chủ như ở Thái Lan Về mặt pháp lý, các trường đại học tự chủ của Indonesia cũng đã thành công trong việc áp dụng một số loại hình ngân sách cạnh tranh, ngoài các trường đại học tự chủ Ở Malaysia, các cơ sở giáo dục đại học nước này cũng nhận ngân sách nhà nước thông qua kinh phí cấp trọn gói.

2.2.1.6 Kinh nghiệm từ nền giáo dục Ấn Độ

Những giải pháp đột phá, các ý tưởng sáng tạo được khuyến khích và có cơ hội trở thành hiện thực; cơ hội khai thác tối đa mọi tiềm năng; chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục đại học; giáo dục đại học phục vụ lợi ích xã hội; Giáo viên cống hiến hết mình cho hệ thống giáo dục đại học; xây dựng niềm tin giữa sinh viên và giáo viên; Minh bạch trong giảng dạy và đánh giá; gia tăng cơ hội cải tiến giáo dục; không phải mất nhiều thời gian với các thủ tục hành chính trong giáo dục đại học

2.2.2 Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục đại học của Việt Nam

2.2.2.1 Bối cảnh giáo dục đại học tại Việt Nam

Bối cảnh giáo dục đại học trong nước hiện nay đang đặt ra nhiều thách thức về quy mô phát triển và chất lượng đào tạo, đổi mới cơ chế quản lý của Nhà nước cũng như của từng trường đại học được coi là giải pháp đột phá Chỉ thị số 296/CT-TTg ngày 27/2/2010 của Thủ tướng chính phủ về đổi mới quản lý giáo dục đại học đã chỉ ra sự yếu kém trong hệ thống quản lý đại học thể hiện ở hai điểm chính sau đây: a Cơ chế điều hành về cơ bản vẫn là tập trung - bao cấp

Trong khi các chính sách quản lý kinh tế đã đổi mới rất nhiều trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thì có thể dễ dàng nhận thấy rằng những thay đổi tương tự chưa diễn ra trong hệ thống giáo dục đại học, đặc biệt là đối với các trường đại học công lập Thay vì tập trung thực hiện chức năng quản lý vĩ mô, các cơ quan chức năng quản lý hệ thống giáo dục đại học về cơ bản vẫn đang điều hành và kiểm soát mọi mặt hoạt động các trường đại học theo một cơ chế tập trung bao cấp Mức độ tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các trường đại học công hiện nay bị bó hẹp do sự can thiệp quá sâu về tổ chức, nhân sự, tuyển sinh, ngành học, chương trình đào tạo, in và cấp phôi bằng, và tài chính thông qua hàng loạt các văn bản dưới luật về công tác đào tạo, về quản lý nghiên cứu khoa học, về cơ chế quản lý Một mặt, các trường hiện nay chưa phát huy được tính chủ động, sáng tạo và khai thác được thế mạnh riêng, mặt khác các bộ, ngành lại lúng túng trong việc xây dựng chính sách, đánh giá hoạt động và giám sát đảm bảo chất lượng của các trường theo đúng chức năng quản lý vĩ mô của nhà nước Cơ chế “xin phép - cho phép” trong rất nhiều trường hợp tỏ ra là hình thức, vừa làm tăng khối tượng và phức tạp hoá công việc cho các cơ quan quản lý nhà nước, vừa gây phiền hà, giảm hiệu quả hoạt động của các trường Nếu như các cơ quan quản lý nhà nước tập trung vào việc quản lý vĩ mô hệ thống giáo dục đại học và tăng cường công tác thanh tra giám sát, hậu kiểm đối với các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời các trường thực hiện việc tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và xã hội thì không những công tác quản lý nhà nước sẽ hiệu quả hơn, mà các trường cũng sẽ có điều kiện phát huy tiềm năng và có trách nhiệm hơn trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn và đúng pháp luật. b Cơ chế tài chính còn nhiều bất cập

Do sự thiếu hợp lý trong chính sách và cơ chế tài chính đại học hiện nay,các cơ sở giáo dục đại học, đặc biệt là các trường đại học công lập, đang đứng trước nguy cơ không đủ kinh phí chi trả hợp lý cho những lao động thường xuyên,chứ chưa nói đến việc tái đầu tư để giữ vững và nâng cao chất lượng theo xu hướng hội nhập quốc tế Các bất cập trong cơ chế tài chính đối với giáo dục đại học thể hiện ở những mặt sau đây:

Thứ nhất, trong thời gian qua, kinh phí đầu tư cho đào tạo từ ngân sách nhà nước và từ học phí trên đầu sinh viên không theo kịp chi phí hoạt động của trường đại học, do vậy các trường buộc phải cắt giảm kinh phí dành cho đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo (đổi mới chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy, nâng cấp phòng học, phòng thực hành, hệ thống thư viện…), đa số các trường công lập gặp khó khăn lớn trong việc tuyển dụng và giữ cán bộ, giảng viên giỏi do thu nhập cán bộ, giảng viên còn thấp so với trình độ và mặt bằng xã hội.

Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

Đặc điểm chung của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

3.1.1.1 Thông tin chung về Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Tên đầy đủ của Học viện là Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tên viết tắt là HVN và tên giao dịch bằng tiếng Anh là Vietnam National University of Agriculture (VNUA) Học viện là trường đại học công lập trọng điểm quốc gia, đào tạo đa ngành và cho các bậc đại học (đại học, cao đẳng) và sau đại học (thạc sỹ, tiến sĩ).Cơ quan chủ quản của Học viện là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.Trụ sở chính của Học viện đóng tại Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội Một số thông tin khác về Học viện như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 13km về phía Đông, cách cơ quan huyện Gia Lâm 1,5km Nhìn chung, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nằm ở vị trí địa lý giao thông thuận tiện, rất thuận lợi cho việc học tập nghiên cứu khoa học nông nghiệp đối với cán bộ và sinh viên của Học viện Nằm ở vị trí này, Học viện có thể tiếp thu, giao lưu và trao đổi kinh nghiệp với các trường đại học khác trong nội thành, đặc biệt là trong việc hợp tác giữa các trường trong khắc phục những khó khăn về giảng viên cho từng môn học mới.

3.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Học viện

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tiền thân là Trường Đại học Nông lâm, được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1956 theo Nghị định số 53NL-CP-NĐ của Bộ Nông Lâm Đó là một trong 4 truờng đại học được thành lập đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà sau ngày miền Bắc được giải phóng Nhận rõ tầm quan trọng của nông nghiệp đối với sự phát triển của đất nước, Bác Hồ đã trực tiếp cử một số cán bộ Đảng viên và trí thức yêu nước về xây dựng Trường Trong thời kỳ mới thành lập, Trường chỉ có 3 khoa với 4 ngành đào tạo, 27 giáo viên, 1 chi bộ, 467 sinh viên; cơ sở vật chất hết sức nghèo nàn, thiếu thốn giảng đường, phòng thí nghiệm chỉ là tranh, tre, nứa, lá; phòng thực tập mới có vài chiếc kính hiển vi đơn sơ.

Kể từ khi thành lập đến nay, Trường/Học viện đã trải qua nhiều thay đổi về tổ chức, tên gọi để đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của ngành NN&PTNT, đồng thời liên tục san sẻ sức người, sức của để góp phần hình thành và phát triển mạng luới các trường đại học, các viện nghiên cứu khối nông lâm ngư trên khắp mọi miền đất nước Khi mới được thành lập Trường có tên gọi là Trường Đại học Nông lâm (1956-1958), nhưng sau đó Trường đã tiếp nhận một số Viện Nghiên cứu của

Bộ Nông Lâm để hình thành Học viện Nông lâm (1958-1963) Để đáp ứng nhiệm vụ chính trị mới, một bộ phận quan trọng của Học viện lại được sáp nhập với một số đơn vị khác của Bộ để xây dựng Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam (1963), rồi Khoa Lâm nghiệp được tách ra để thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp (1965), Khoa Thuỷ sản được tách ra thành Trường Đại học Thuỷ sản (1966), từ đây trường mang tên Trường Đại học Nông nghiệp Năm 1967, Trường san sẻ lực lượng để thành lập Trường Đại học Nông nghiệp 2 (nay là Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) và Trường mang tên mới là Trường Đại học Nông nghiệp 1 Năm 1970, Trường lại san sẻ lực lượng để thành lập Trường Đại học Nông nghiệp 3 (nay là Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên) Sau ngày thống nhất đất nước, Trường đã cử hàng trăm cán bộ vào tiếp quản và xây dựng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Huế, Trường Đại học Nông nghiệp 4 (nay là Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh), Trường Đại học Cần Thơ… Sau Nghị quyết số 73-HĐBT ngày 12/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng, Trường Đại học Nông nghiêp 1 đã được chuyển từ Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm sang Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp quản lý vào tháng 5/1984. Ngày 14/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 283/QĐ-TTg đổi tên Trường thành Trường Đại học Nông nghiệpk Hà Nội Theo Quyết định số 441/QĐ-TTg ngày 28/3/ 2014 của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội sau 30 năm trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

*Một số thành tựu đã đạt được

Ngay từ những ngày đầu sơ khai, giáo viên đã thi đua thực hiện 3 hoá

“Chuyên môn hoá, Việt Nam hoá, tinh giản hoá”; sinh viên có phong trào thi đua

“Học tập tốt, lao động tốt” Với phương châm “Nghiên cứu khoa học là sức sống của trường đại học” những giống lúa cấp quốc gia đầu tiên của nước Việt Nam mới như 813, 828, VN1, NN1 ngắn ngày, năng suất cao đã được Học viện tạo ra trong những điều kiện cực kỳ khó khăn và thiếu thốn.

Trong khói lửa của cuộc chiến những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, trên các vùng căn cứ của cách mạng miền Nam, các cựu sinh viên của Học viện đã là tác giả của các biện pháp canh tác sạ khô, sạ gác, sạ ngầm; của phong trào lên líp nâng cao mặt ruộng, rửa chua phèn, cải tạo đất, phát triển vụ lúa hè thu, phong trào lên vuông kết hợp trồng lúa, nuôi cá và trồng cây ăn quả… góp phần quan trọng trong cung cấp lương thực cho cách mạng miền Nam.

Lịch sử phát triển nông nghiệp và nông thôn nước nhà trong những tháng năm chống Mỹ mãi mãi ghi nhận những đóng góp quan trọng và nổi bật của Học viện trong chuyển đổi vụ lúa chiêm sang vụ lúa xuân, với các giống lúa cấp quốc gia do trường tạo ra như ĐX2, ĐX4, ĐX5, VN10, VN20… có khả năng thâm canh và cho năng suất cao; phát triển vụ đông, đẩy mạnh phong trào “5 tấn thóc, 2 con lợn/1 lao động/1 ha gieo trồng”, nghiên cứu sử dụng phân lân, sử dụng bèo hoa dâu trong thâm canh lúa, xây dựng bờ vùng bờ thửa, kỹ thuật gieo vãi lúa làm mạ sân, đưa máy móc về đồng ruộng với các mẫu máy nông nghiệp thay thế cho các khâu lao động vất vả nhất của người nông dân: máy đạp lúa, máy cày sá nhỏ, bánh lồng đại học nông nghiệp, máy cắt cói đổi mới quản lý hợp tác xã, phát triển lợn lai kinh tế… Đó là những bước tiến rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc thời bấy giờ, góp phần đắc lực cho phong trào “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Đất nước thống nhất, khó khăn chồng chất của những ngày đầu vừa ra khỏi chiến tranh, thầy và trò Học viện vừa giữ vững truyền thống “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt” vừa đẩy mạnh hoạt động NCKH Những giống lúa mới năng suất cao (như T125, A3, A4, A5…) các mẫu máy nông nghiệp mới (máy nghiền trục đứng, máy trộn thức ăn gia súc, máy thái củ, máy băm vùi thân lá dứa, máy rũ đay ngâm…) vẫn tiếp tục ra đời và được áp dụng rộng rãi trong sản xuất Phong trào phát triển qua vườn quả Bác Hồ, mô hình VAC mở rộng khắp miền Bắc, có cội nguồn từ những thành công trong lai ghép cây ăn quả và phát triển vườn quả của Học viện. Đặc biệt, trong thời kỳ này, hàng ngàn lượt thầy cô giáo và sinh viên của trường đã phối hợp chặt chẽ với Cục Thú y, Viện Quy hoạch thiết kế Nông nghiệp, và các Cục, Vụ, Viện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành các chương trình điều tra dịch bệnh gia súc, điều tra cơ bản nông nghiệp và đất đai Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, tham gia xây dựng bản đồ thổ nhưỡng toàn quốc. Đất nước đổi mới, quá trình hội nhập trên các lĩnh vực diễn ra hết sức mạnh mẽ với những tiến bộ vượt bậc của KHCN đã tạo ra những cơ hội và vận hội mới, đồng thời cũng tạo ra thách thức mới to lớn đối với Học viện Trong những năm gần đây, Học viện đã thực hiện đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và quản trị theo hướng theo mô hình của các trường đại học tiên tiến trên thế giới, đáp ứng kịp thời tinh thần của Nghị quyết Trung ương 7 (Khoá X) về nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).

*Tầm nhìn: “Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”.

*Sứ mạng: “Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước”.

*Chức năng, nhiệm vụ của Học viện

Chức năng của Học viện được thực quy định tại Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 1026/QĐ-BNN-TCCB ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam Theo đó, Học viện là trường đại học trọng điểm quốc gia có chức năng đào tạo đại học, thạc sỹ, tiến sỹ, bồi dưỡng ngắn hạn, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, cung cấp dịch vụ, tư vấn về giáo dục, khoa học, công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn theo quy định của pháp luật.

3.1.1.3 Bộ máy tổ chức quản lý của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện nay là đại học tự chủ, là một trong 16 trường Đại học trọng điểm quốc gia với 15 Khoa đào tạo, 4 Viện và 14 Trung tâm nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, 02 công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ và tư vấn hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện Hỗ trợ cho hoạt động của Học viện là 14 Ban chức năng và tương đương.

Bộ máy quản lý của Học viện được tổ chức theo 3 cấp: Ban Giám đốc -Khoa/viện/trung tâm, phòng/ban - Bộ môn/tổ công tác, trong đó Khoa là đơn vị gắn liền với các ngành và chuyên ngành đào tạo, viện/trung tâm chủ yếu là nghiên cứu và dịch vụ, các phòng/ban là các đơn vị chức năng tham mưu của Ban Giám đốc (Sơ đồ 3.1). ĐẢNG ỦY,HỘI ĐỒNG HỌC VIỆN,BAN GIÁM ĐỐC ĐOÀN THANH NIÊN CÔNG ĐOÀN HỘI SINH VIÊN

CÁC HỘI ĐỒNG TƯ VẤN CÁC BAN TƯ VẤN

2 Khoa Công nghệ thông tin

3 Khoa Công nghệ thực phẩm

5 Khoa Công nghệ sinh học

6 Khoa Giáo dục quốc phòng

7 Khoa Kinh tế và PTNT

8 Khoa Kế toán và QT KD

9 Khoa LLCT và Xã hội

12 Khoa Quản lý đất đai

13 Khoa SP và Ngoại ngữ

2 Ban Quản lý đào tạo

3 Ban Hợp tác quốc tế

4 Ban Khoa học và Công nghệ

7 Ban Quản lý cơ sở vật chất và Đầu tư

8 Ban Tài chính và Kế toán

9 Ban Tổ chức cán bộ

11 TT Đảm bảo chất lượng

12 TT Giáo dục thể chất và Thể thao

13.TT Thông tin - Thư viện Lương Định Của

VIỆN, TRUNG TÂM, CÔNG TY

1 Cty TNHH MTV Đầu tư phát triển và Dịch vụ HVNNVN

2 Cty TNHH MTV Giáo dục Nông nghiệp Việt Nam

3 Viện Kinh tế và Phát triển

4 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng

5 Viện Phát triển Công nghệ Cơ điện

6 Viện Sinh học nông nghiệp

8 TT Đào tạo Kỹ năng mềm

9 TT BT và PT nguồn gen cây trồng

10 TT Dạy nghề Cơ điện và ĐT lái xe

11 TT Tư vấn việc làm và Hỗ trợ sinh viên

12 TT Kỹ thuật Tài nguyên đất và MT

13 TT Ngoại ngữ và Đào tạo quốc tế

14 TT NC thực nghiệm NNST Á nhiệt đới

15 TT Sinh thái Nông nghiệp

16 TT Thực nghiệm và Đào tạo nghề

18 TT Ươm tạo Công nghệ

19 TT Cung ứng nguồn nhân lực

20 TT Liên ngành và PTNT

Các Trung tâm, Bộ môn Các tổ công tác Các tổ sản xuất, dịch vụ

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu tổ chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

3.1.1.4 Tình hình lao động của Học viện

Tính đến 2017, Học viện có 1.365 cán bộ viên chức và người lao động, trong đó cán bộ trực tiếp giảng dạy chiếm 51,8% (707/1.365), cán bộ nghiên cứu và nhân viên kỹ thuật chuyên môn hỗ trợ đào tạo và nghiên cứu chiếm 19,1%

(261/1.365), cán bộ quản lí hành chính và nhân viên phục vụ là 397 người (chiếm

29,1%) Về trình độ, cán bộ có trình độ tiến sĩ chiếm 15,0% (205/1.365), trình độ thạc sĩ chiếm 41,54,1% (567/1.365) và 6,3% có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư.

Bảng 3.1 Tổng hợp số lượng cán bộ theo trình độ đào tạo Đơn vị tính : Người

Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ

Học viện đã hoàn thành đề án vị trí việc làm báo cáo Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định chính thức giao biên chế sự nghiệp năm 2016 là 1.370 biên chế (Quyết định số 548/QĐ-BNN-TCCB ngày 24 tháng 02 năm 2016) Tiếp tục thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập tài liệu

3.2.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp sử dụng trong đề tài nghiên cứu chủ yếu được tổng hợp từ các báo cáo kế toán và báo cáo hoạt động của Học viện.

Ngoài ra, chúng tôi tiến hành thu thập từ các ban, lập bảng phỏng vấn, phiếu điều tra

3.2.1.2 Thu thập tài liệu sơ cấp

Chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn bằng phiếu điều tra Lãnh đạo Học viện, Lãnh đạo các Khoa, Ban chức năng, CBVC, giảng viên, người học.

STT Mẫu điều tra Số lượng (người)

1 Thường trực Hội đồng Học viện 05

2 Ban Giám đốc Học viện 04

3 Lãnh đạo các Ban chức năng 20

7 Sinh viên hệ chính quy 30

Chúng tôi tiến hành lập phiếu điều tra với 3 nhóm đối tượng chính :

Nhóm 1 : lãnh đạo học viện và lãnh đạo các khoa ( Thường trực Hội đồng Học viện, Ban Giám đốc Học viện, Lãnh đạo các Ban chức năng, Lãnh đạo các Khoa)

Tiến hành lựa chọn và phát phiếu cho các trưởng khoa, phó trưởng khoa, trưởng bộ môn… có số lượng sinh viên tương đối như : Lãnh đạo khoa Thú Y, lãnh đạo khoa Nông Học, Lãnh đạo khoa kế toán và quản trị kinh doanh, Lãnh đạo khoa cơ điện………

Nhóm 2: Giảng viên là các bán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ đào tạo, Cán bộ phục vụ.

Nhóm giảng viên được căn cứ vào số lượng giờ lên lớp nhiều để lựa chọn và phát phiếu điều tra,

Nhóm 3: Sinh viên, học viên, NCS

Lựa chọn 3 nhóm đối tượng này vì đây là các đối tượng chủ yếu của Học viện nên có tính đại diện trong Học viên.

3.2.1.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu sau khi thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tổ thống kê, sau đó dùng phần mềm excel để tính toán các chỉ tiêu.

3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để phản ánh tình hình hoạt động của Học viện qua các năm trên các khía cạnh nguồn lực (đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất) và kết quả hoạt động (đào tạo, nghiên cứu khoa học) Mặt khác, nó cũng được dùng để mô tả số liệu liên quan đến thực trạng công tác quản lý về bộ máy tổ chức tại Học viện và tình hình chi phí đào tạo, xây dựng quy chế và cơ chế nôi bộ trong bộ máy quản lý, tình hình thực hiện đào tạo, nhu cầu sử dụng thông tin chi phí đào tạo và mức độ đáp ứng, nguyên nhân ảnh hưởng của các yếu tố đến đổi mới cơ chế tại học viện…

Chủ yếu được sử dụng để so sánh sự thay đổi cơ chế quản lý, về đào tạo, về khoa học công nghê, hợp tác quốc tế trong Học viện, chi phí đào tạo thực tế với định mức Đây là cách thức để và là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá sự đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Phương pháp này được sử dụng để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng được nhìn nhận trên cơ sở tiếp cận theo mô hình tổ chức hoạt động đào tạo, quy trình trong đào tạo và hệ thống cơ chế quản lý của Học viện.

3.2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.3.1 Các chỉ tiêu để thực hiện đổi mới

- Số lượng chương trình đào tạo mới.

- Số lượng các văn bản về đổi mới được ban hành.

- Số lĩnh vực đổi mới.

- Luân chuyển các vị trí trong tổ chức cán bộ.

3.2.3.2 Kết quả đổi mới được đánh giá

Qua sự thay đổi về quy mô đào tạo, chất lượng đào tạo, các điều kiện giảng dạy, học tập, cụ thể:

- Số sinh viên chính quy/năm học

- Số sinh viên các hệ khác/năm học

- Số Học viên cao học/năm học

- Học phí của sinh viên hệ chính quy/năm học/sinh viên

- Học phí cao học/năm học/sinh viên

- Suất chi/sinh viên/năm học

- Suất chi/Học viên/năm học

- Suất chi/NCS/năm học

- Số diện tích giảng đường/sinh viên, tỷ lệ giảng đường được trang bị các thiết bị phục vụ giảng dạy.

- Số diện tích thư viện/sinh viên

- Số diện tích KTX/sinh viên.

- Số sinh viên tốt nghiệp/năm học.

- Số Học viên cao học tốt nghiệp/năm học.

- Số NCS bảo vệ thành công luận án/năm học.

- Mức độ hài lòng của Lãnh đạo Học viện, giảng viên, CBVC và người học.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Quá trình triển khai đổi mới cơ chế quản lý

4.1.1 Xây dựng cơ chế trong tổ chức bộ máy

4.1.1.1 Số lượng văn bản quy định mới đã ban hành

Trong những năm qua Học viện nông nghiệp Việt Nam đã ban hành 60 quyết định và 300 quy trình thuộc các lĩnh vực về đào tao, nghiên cứu khoa học

Bảng 4.1 Số lượng Quy định đã ban hành

1 QĐ về tổ chức cán bộ 2 5 6 9 2

2 QĐ về Khoa Học Công Nghệ 1 1 2 3 1

3 QĐ về Hợp tác quốc tế 1 1 1 2 1

Tổng số quy định đã ban hành 9 9 14 21 7

Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ - HVNNVN

Qua bảng 4.1 cho ta thấy nhìn chung số lượng các quy định ban hành năm

2014 thời điểm trước khi thực hiện cơ chế tự chủ, đổi mới trong giáo dục số lượng quy định được ban hành ít hơn so với các năm thực hiện cơ chế tự chủ theo NQ77 của chính phủ ban hành Số quyết định về Tổ chức cán bộ và số quyết định về đào tạo tăng lên từ năm 2014 ( trước đổi mới) cho đến năm 2017 (thí điểm đổi mới). Điều này cho thấy có nhiều sự đổi mới về cơ chế quản lý tổ chức bộ máy của học viện.

4.1.1.2 Các văn bản về đổi mới cơ chế quản lý a Chiến lược phát triển Học viện đến năm 2030 tầm nhìn năm 2050

Ban hành kèm theo Quyết định số 4177/QĐ-HVN ngày 24/12/2015 của Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Chiến lược được xây dựng nhằm phát triển

Học viện Nông nghiệp Việt Nam có một hệ thống quản trị đại học hiện đại để phục vụ hiệu quả cho các hoạt động đào tạo và KHCN tích cực và tự chủ theo mô hình của các đại học nghiên cứu nông nghiệp hàng đầu thế giới

Chiến lược phải là “kim chỉ nam” cho Học viện phối hợp được sức mạnh tổng hợp và không ngừng đổi mới từ mô hình quản trị, đào tạo, nghiên cứu đến chuyển giao công nghệ và dịch vụ xã hội, nhằm tạo ra ngày càng nhiều tri thức và sản phẩm mới góp phần giải quyết được những vấn đề quan trọng ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và phát triển kinh tế đất nước Chiến lược của Học viện xác định các nhiệm vụ trước mắt và lâu dài như sau:(1)đóng góp vào phát triển nền nông nghiệp tri thức của quốc gia và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam thông qua nghiên cứu và chuyển giao tri thức theo định hướng quốc gia về NN&PTNT, trước mắt là đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng của nông sản Việt Nam, gắn với xây dựng nông thôn mới; (2) kết hợp đào tạo hàn lâm và đào tạo gắn với nhu cầu xã hội (định hướng nghề nghiệp) nhằm tạo ra đội ngũ nhân lực chất lượng cao, đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý và doanh nhân có khả năng thành công trong thời kỳ hội nhập quốc tế để phát triển nền nông nghiệp dựa vào tri thức. Để giải đáp cho các vấn đề chiến lược đặt ra ở trên, Học viện xây dựng phương pháp tiếp cận chiến lược là: đổi mới cơ bản và toàn diện xoay quanh 3 trục chính là đào tạo, KHCN và quản trị đại học (Sơ đồ 4.1):

Sơ đồ 4.1 Các trục đổi mới chính Sơ đồ 4.2 Các chiến lược thành phần

- Đổi mới hoạt động đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở đổi mới phương pháp dạy và học từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực tự học, tự tư duy và muốn học suốt đời của người học;

- Đổi mới hoạt động khoa học công nghệ (nghiên cứu) theo hướng khích lệ khám phá, sáng tạo và đổi mới nhằm phục vụ tốt nhu cầu xã hội và tăng cường ảnh hưởng quốc tế.

- Đổi mới quản trị đại học (quản lý) theo hướng tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo mô hình đại học tiên tiến của thế giới. b Đề án tự chủ về đào tạo được ký năm 2015 Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức tốt, đủ sức khoẻ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp giỏi, năng lực nghiên cứu tốt, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng cao, có năng lực học tập suốt đời, đáp ứng được nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội và hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện các quy định về dạy và học cho các hệ đào tạo, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, phát huy sự tham gia tích cực của cán bộ và người học vào nâng cao chất lượng đào tạo Xác định quy mô và phương thức tuyển sinh phù hợp với nguồn lực để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra Đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và điều kiện học tập khác nhau của người học Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra và giúp người học có khả năng tự học suốt đời Xây dựng, hoàn thiện và quảng bá các chương trình đào tạo theo định hướng khác nhau phù hợp với quy chế, quy định và yêu cầu phát triển của xã hội Phát triển nguồn lực phục vụ đào tạo theo hướng hiện đại, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội Xác định nhu cầu xã hội về ngành nghề đào tạo, yêu cầu chất lượng người tốt nghiệp, lấy ý kiến phản hồi về nội dung và phương pháp đào tạo Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về đào tạo, tăng cường và mở rộng đào tạo bằng tiếng nước ngoài, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để huy động tối đa nguồn lực phục vụ đào tạo.

Các quy định về dạy và học các bậc và các hệ đào tạo được cập nhật thường xuyên Quy mô và cơ cấu ngành nghề tuyển sinh được xây dựng hàng năm cùng với đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng và sau đại học Kế hoạch đào tạo được xây dựng phù hợp với các phương thức và các hệ đào tạo khác nhau (định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, chính quy, vừa làm vừa học, bằng 2, liên thông,đào tạo cấp chứng chỉ ) được áp dụng linh hoạt tại Học viện và các cơ sở liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể tham gia các chương trình đào tạo phù hợp năng lực và hoàn cảnh khác nhau.Tất cả các giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến phù hợp; phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai. Đến năm 2020 tất cả các chương trình đào tạo đại học và sau đại học được chỉnh sửa/ xây dựng mới theo định hướng hàn lâm (academic tract) hoặc hướng nghiệp/ứng dụng (professional/applied tract), đồng thời có cơ chế chuyển đổi trong cùng bậc học hoặc chuyển hướng khi lên học ở bậc cao hơn Đặc biệt đến 2030 tổng số ngành/chuyên ngành ở các bậc đào tạo tăng từ 62 lên 102, trong đó đại học được mở rộng lên 43 ngành.

Bảng 4.2 Ngành/chuyên ngành đào tạo của Học viện đến năm 2030

Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo được xây dựng hoàn thiện theo Chiến lược phát triển về CSVC phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy và học.

Tỷ lệ người học tham gia NCKH, các hoạt động chuyên môn và hoạt động xã hội ngày càng tăng Xác định nhu cầu đào của xã hội được thực hiện thường xuyên, cung cấp được các thông tin thiết thực cho việc dự báo và điều chỉnh hoạt động đào tạo.Các chương trình liên kết đào tạo, chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao bậc đại học và sau đại học bằng tiếng nước ngoài được mở rộng; số lượng giảng viên thỉnh giảng là người nước ngoài và lưu học sinh, số chương trình trao đổi sinh viên và công nhận tín chỉ với các trường đại học trên thế giới, số học phần được dạy bằng tiếng nước ngoài ngày càng tăng.

Như vậy, Học viện có nhiều loại trình độ đào tạo, trong đó chủ yếu tập trung vào đào tạo chính quy, mở rộng đào tạo chương trình thạc sĩ, tiến sĩ, cũng như chú trọng đến lượng cử tuyển đáp ứng nguồn nhân lực cho phát triển Nông nghiệp và Nông thôn. c Đề án tự chủ về Khoa học công nghệ

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt trình độ đứng đầu trong nước, tiên tiến trong khu vực và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhằm giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực liên quan của đất nước.

Xây dựng kế hoạch tổng thể về KHCN trong đó thể hiện được các lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn trong nghiên cứu Tổ chức lại hệ thống cơ sở nghiên cứu, hoàn thiện quy định quản lý KHCN phù hợp với định hướng mô hình đại học nghiên cứu Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu để hình thành các nhóm nghiên cứu và trường phái khoa học mạnh; tạo dựng môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp để thu hút các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế đến làm việc tại Học viện. Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các phòng thí nghiệm và cơ sở phục vụ nghiên cứu khác đạt chuẩn quốc gia và quốc tế Tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho hoạt động KHCN Đẩy mạnh hợp tác KHCN với các tổ chức, cá nhân; xây dựng và phát triển các mạng lưới nghiên cứu trong nước và quốc tế Gắn nghiên cứu với đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học. Công bố và đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ các sản phẩm KHCN Quảng bá, chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm KHCN Kế hoạch tổng thể về KHCN được phê duyệt trong đó có các lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn trong nghiên cứu; Hình thành được nhiều nhóm và đề tài nghiên cứu liên ngành.Hệ thống tổ chức bộ máy và nhân sự của Học viện không ngừng được kiện toàn phù hợp với mô hình đại học theo định hướng nghiên cứu Hệ thống chuyên trách quản lý KHCN của Học viện được cơ cấu tổ chức theo hướng tinh giảm, chuyên nghiệp và hiệu quả; Quy định về quản lý khoa học công nghệ được sửa đổi bổ sung hàng năm phù hợp với đặc điểm của Học viện và quy định của Nhà nước.

Xây dựng được các quy định đảm bảo cho chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham gia vào các hoạt động KH&CN Hàng năm, tổ chức 1 - 2 lớp tập huấn nghiệp vụ KHCN cho các cán bộ nghiên cứu trẻ của các đơn vị cơ sở; Số lượng các chương trình/dự án hợp tác quốc tế được ký kết thực hiện tăng 10 - 15%, số lượng các cán bộ nghiên cứu được đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài tăng (bình quân 18 - 20 cán bộ/năm) Các phòng thí nghiệm được quy hoạch và xây dựng đồng bộ theo chiến lược phát triển cơ sở vật chất của Học viện Đến năm

2030 ít nhất có 10 phòng thí nghiệm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý ISO,

3 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia (Nông học, CNTY), 1 Trung tâm ươm tạoKHCN (Inovation and Incubation Center), 1 Trung tâm xuất sắc về công nghệ sinh học nông nghiệp.Tổ chức giới thiệu các nguồn tài trợ và xây dựng đề xuất chương trình, đề tài, dự án được thực hiện thường xuyên Số đề xuất tham gia đấu thầu trong nước và quốc tế tăng bình quân 5%/năm Đề án xây dựng 1 công viên khoa học được phê duyệt Hàng năm Học viện có ít nhất 15 -

25 dự án tham gia đấu thầu thành công.

Các yếu tố ảnh hưởng của đổi mới cơ chế trong bộ máy quản lý

4.2.1 Yếu tố khách quan a Xu hướng đổi mới theo hướng tự chủ đại học

Theo thống kê của Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo), năm học 2015-2016, Việt Nam có 223 trường đại học, trong đó có 163 trường đại học công lập, chiếm khoảng 73% và 60 trường đại học ngoài công lập chiếm 27% Quy mô sinh viên năm học 2015-2016 cả nước có khoảng 1,8 triệu, trường công lập chiếm 88%, trường dân lập 12%. Để giảm chi ngân sách nhà nước và đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một số cơ sở giáo dục đại học công lập.

Trong điều kiện chưa ban hành hoặc sửa đổi nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực cụ thể theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ, các trường tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

Chính phủ, các bộ, ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện chưa có các văn bản cụ thể để hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho các cơ sở giáo dục đại học công lập. Hiện nay quyết định thí điểm tự chủ được triển khai thực hiện nhưng các văn bản, thông tư, hướng dẫn triển khai của các bộ ngành liên quan còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, chưa kịp thời dẫn đến việc triển khai còn nhiều khó khăn Vai trò hỗ trợ, định hướng của báo chí chưa thực sự khiến dư luận tin tưởng vào chủ trương tự chủ đại học của Chính phủ Mối quan hệ giữa Đảng ủy, Ban Giám đốc/Ban Giám hiệu, Hội đồng trường/Hội đồng Học viện và Bộ chủ quản, cũng như các bộ ngành liên quan chưa được cụ thể hóa ở các văn bản có tính hướng dẫn các cơ sở giáo dục đại học nói chung và Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói riêng Trách nhiệm, thẩm quyền, mức độ phạm vi hoạt động của Học viện, Bộ chủ quản, Bộ GĐ&ĐT,

Bộ KHCN trong các lĩnh vực liên quan chưa được cụ thể hóa Vai trò của Hội đồng Học viện cần được xác định là thay mặt Bộ chủ quản, Bộ GD & ĐT, bộ ngành liên quan phê duyệt các vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng được ban hành theo Quy chế tổ chức của Hội đồng Học viện Chính phủ nên quy định rõ các nội dung công tác Hội đồng Học viện phải báo cáo Bộ chủ quản, Bộ Giáo dục & Đào tạo, các bộ ngành liên quan và Đảng ủy cấp trên trực tiếp. b Sự cạnh tranh trong giáo dục Đứng trước xu hướng cạnh tranh ngày càng gay gắt trong đào tạo, đặc biệt trong công tuyển sinh, Học viện đã thay đổi phương thức tuyển sinh bằng cách tăng cường các hoạt động tư vấn tuyển sinh, quảng bá hình ảnh của Học viện Bên cạnh đó, không ngừng nâng cao chất lượng, tạo uy tín và thương hiệu thì mới thu hút người học Năm 2018, Học viện đã tuyển được gần 6000 sinh viên hệ chính quy trong bối cảnh nhiều trường đại học khác không tuyển đủ chỉ tiêu. c Hội nhập nâng cao hợp tác quốc tế

Hoạt động hợp tác quốc tế có vai trò quan trọng trong việc định hướng sự phát triển của các trường đại học theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Thông qua hoạt động hợp tác quốc tế,Học viện có thể rút ra các kinh nghiệm quý giá trong việc đổi mới tư duy, phương thức quản lý giáo dục, lựa chọn phương hướng, cải tiến hệ thống và quy trình đào tạo, kết hợp nghiên cứu khoa học với giảng dạy, đồng thời biết tận dụng thời cơ và lợi thế để từng bước kéo gần khoảng cách giữa giáo dục Việt Nam và thế giới Hợp tác quốc tế giúp Học viện thiết lập được nhiều hình thức hợp tác đa dạng, phong phú với các chương trình, dự án hợp tác đào tạo, hợp tác nghiên cứu khoa học, hợp tác song phương và đa phương Trong quá trình đó, Học viện có thể khai thác các cơ hội, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cập nhật các tiến bộ khoa học công nghệ thông qua các chương trình nghiên cứu chung, liên kết với các đối tác nước ngoài để từng bước chuẩn hóa các chương trình đào tạo và đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu các tiêu chuẩn quốc tế nhằm tiến tới quốc tế hóa các chương trình, giáo trình giảng dạy Hợp tác quốc tế mang lại nhiều lợi ích thiết thực đối với sự phát triển của Học viện Đối với sinh viên và giảng viên, hợp tác quốc tế của các trường đại học mang lại cơ hội to lớn trong việc tiếp cận nhanh chóng với nguồn tri thức quốc tế khổng lồ Đối với các trường đại học, hoạt động hợp tác quốc tế thúc đẩy các tổ chức này cải tiến cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo để có thể thu hút được các đối tác cũng như tìm được vị thế trên thị trường quốc tế Ngoài ra, khi hợp tác với nhau hệ thống giáo dục đại học các nước còn có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm quản lý và trao đổi kiến thức chuyên môn trong giảng dạy đại học Nhờ quá trình này, các bên đều có cơ hội nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên. Một lợi ích thiết thực khác đó là hợp tác về giáo dục đại học cũng góp phần không nhỏ trong việc tăng cường trao đổi học thuật, NCKH giữa Học viện và các trường đại học trên Thế giới.

Ngoài ra, hợp tác quốc tế còn đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng định hướng và đổi mới giáo dục, nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng để phục vụ sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Quá trình này mang đến cho Học viện nhiều kinh nghiệm quý giá trong việc đổi mới tư duy, phương thức quản lý giáo dục, lựa chọn phương hướng và cải tiến hệ thống, quy trình đào tạo, đồng thời tiếp cận gần hơn với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. d Về tổ chức quản lý

Tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện nay, HĐHV quyết định chủ trương lớn về định hướng, chiến lược phát triển Học viện, chiến lược phát triển đào tạo, khoa học công nghệ, cơ sở vật chất, thông qua kế hoạch tài chính đầu năm và báo cáo tài chính cuối năm, thông qua đề án việc làm tổng thể; giám sát quá trình triển khai và chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình Giám đốc chịu trách nhiệm cụ thể hóa các chủ trương, định hướng chiến lược về các mặt hoạt động, triển khai các hoạt động cụ thể Trong quá trình triển khai nếu có vấn đề phát sinh về định hướng, chiến lược phát triển, Giám đốcbáo cáo HĐHV để thống nhất Nên thành lập cơ quan Thường trực của Hội đồng để có thể thay mặt HĐHV giải quyết một số việc phát sinh khi Giám đốc báo cáo đột xuất báo cáo vì toàn thể Hội đồng thường chỉ họp định kỳ ít nhất 6 tháng/1 Đảng ủy lãnh đạo toàn diện về chủ trương đường lối, chính trị tư tưởng, công tác nhân sự và định hướng các mặt hoạt động khác của Học viện Hiện nay tại Học viện Nông nghiệp Việt Na m, mối quan hệ Đảng ủy – Bán Giám đốc-HĐHV về cơ bản thuận lợi, chỉ còn chưa rõ mối quan hệ, vai trò, trách nhiệm của HĐHV- Bộ chủ quản và các Bộ ngành liên quan đối với HV Hiện Chính phủ cũng chưa định hướng tốt cho hệ thống truyền thông về sự cần thiết tự chủ đại học, tuyên truyền ủng hộ các trường trong quá trình tự chủ.

4.2.2.1 Chiến lược phát triển Học viện

Chiến lược phát triển Học viện đến năm 2030 và tấm nhìn đến năm đến năm 2050 là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Học viện Từ các mục tiêu tổng quát, Học viện đã xác định các mục tiêu cụ thể, xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn phát triển.

4.2.2.2 Đội ngũ giảng viên, CBVC

Phát triển đội ngũ là công việc có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Học viện Để thực hiện tốt chiến lược phát triển Học viện đến năm 2030 và tấm nhìn đến năm đến năm 2050 thì không thể không phát triển đội ngũ giảng viên, CBVC có đủ về số lượng, chất lượng.

4.2.2.3 Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại

Phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để phục vụ tốt nhu cầu học tập,giảng dạy, nghiên cứu của giảng viên, sinh viên.

Bảng 4.12 Đánh giá của Lãnh đạo Học viện về việc ban hành các quy định, văn bản mới Đối tượng Kết quả (%)

Thường trực hội đồng, Ban giám đốc, Lãnh đạo các ban chức năng,

Tổ chức bộ máy quản lý cán bộ 70 30 0

Về đổi mới trong đào tạo ( các 80 15 5 nghành nghề, chương trình đào tạo mới)

Công tác đầu tư mua sắm 50 38 12

Công tác khoa học công nghệ 75 20 5

Về cơ bản, việc ban hành các văn bản, quy định mới của Học viện đã phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển, bám sát các nhiệm vụ của Học viện Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư mua sắm, đánh giá của Lãnh đạo còn 12% không tốt, đây là điểm cần khắc phục trong thời gian tới.

Bảng 4.13 Đánh giá của Giảng viên, cán bộ phục vụ về việc ban hành văn bản, quy định mới Đối tượng Kết quả (%)

Chỉ tiêu Tốt Chưa Tốt Không Tốt

Giảng viên, cán bộ phục vụ

Tổ chức bộ máy quản lý cán bộ

Về đổi mới trong đào tạo (các nghành nghề, chương trình đào tạo mới) Hợp tác quốc tế

Công tác đầu tư mua sắm

Công tác khoa học công nghệ (nghiên cứu khoa học )

Qua bảng 4.13 cho thấy vẫn còn 10% và 7% giảng viên, CBVC đánh giá chưa tốt, đây là điểm nghẽn cần khắc phục trong thời gian tới.

Bảng 4.14 Đánh giá của Sinh viên, Học viên cao học, nghiên cứu sinh về việc ban hành văn bản mới, quy định mới Đối tượng Kết Quả (%)

Sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh

Chỉ tiêu Tốt Chưa Không

Tổ chức bộ máy quản lý cán bộ 81 18 1

Về đổi mới trong đào tạo 72.7 18 9.3

Công tác đầu tư mua sắm 76.6 12.9 10.5

Công tác khoa học công nghệ 81.2 10.8 8

Qua bảng 4.14 cho thấy, còn 9,3% người học đánh giá việc ban hành các văn bản, quy định mới trong lĩnh vực đào không tốt, vì vậy cần tiếp tục đổi mới, nội dung, chương trình đào tạo cho sát với thực tế.

Nhìn chung, việc đổi mới cơ chế quản lý từ truyền thống sang đổi mới đang mang đến luồng gió mới cho học viện, qua khảo sát cho thấy, hầy hết các nhóm đối tượng từ Lãnh đạo học viện đến người học đều có phản hồi tích cực về việc đổi mới Tuy nhiên cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình tổ chức thực hiện.

4.2.3.1 Ưu điểm Đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã thực sự là một luồng giao mới, tạo ra sinh khí mới cho hoạt động của nhà trường Học viện đã hoàn toàn tự chủ trong lĩnh vực TCCB, đào tạo, NCKH,quản lý tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật, tài chính

Học viện được tự chủ trong công tác tổ chức, bộ máy và quyết định số người làm việc Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ quản chỉ quản lý và bổ nhiệm 02 người là Giám đốc Học viện và Chủ tịch Hội đồng Học viện, còn từ Phó Giám đốc trở xuống là do Giám đốc Học viện bổ nhiệm.

Tự chủ trong học thuật như chủ động mở ngành, xây dựng chương trình đào tạo mới, biên soạn giáo trình, bài giảng, phương pháp sư phạm, kỹ thuật đánh giá thành quả học tập của sinh viên.

Định hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

LÝ CỦA HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Căn cứ Chiến lược phát triển Học viện đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm

2050, Học viện Nông nghiệp Việt Nam xác định:

* Tầm nhìn: “Học viện Nông nghiệp Việt Nam trở thành Đại học tự chủ, đa ngành, đa phân hiệu theo mô hình của đại học nghiên cứu tiên tiến trong khu vực; trung tâm xuất sắc của quốc gia, khu vực về đổi mới sáng tạo trong đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tri thức và phát triển công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn”.

*Sứ mạng: “Sứ mạng của Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, nghiên cứu phát triển và chuyển giao khoa học công nghệ, tri thức mới lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn; đóng góp vào sự phát triển nền nông nghiệp và hội nhập quốc tế của đất nước”.

* Mục tiêu: Học viện Nông nghiệp Việt Nam có hệ thống tổ chức hoàn thiện theo mô hình đại học tiên tiến của thế giới và cơ chế quản lý phù hợp, đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực để không ngừng phát triển năng lực đào tạo, nghiên cứu KHCN và phục vụ xã hội.

4.3.2 Giải pháp tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam

4.3.2.1 Tiếp tục hoàn thiện cơ chế chính sách, tổ chức quản lý của Học viện

Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức của Học viện theo hướng Đại học nghiên cứu đa ngành đa phân hiệu (multi-campus multi-disciplinary research- based university) Hoàn thiện và thực hiện hệ thống văn bản quy định nội bộ để quản lý hiệu quả các hoạt động của Học viện.Tổ chức lại và thành lập mới các đơn vị nghiên cứu KHCN và dịch vụ theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo các quy định của Nhà nước Đổi mới quản lý hành chính, thực hiện phân cấp, giao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị theo quy định của Nhà nước.Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể, cán bộ và người học trong quá trình phát triển của Học viện Xây dựng hệ thống đánh giá khách quan kết quả quả thực hiện nhiệm vụ và đóng góp của từng đơn vị và cá nhân gắn liền với công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật.Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc gia và quốc tế, ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý hiệu quả các hoạt động của Học viện Đẩy mạnh công tác thanh tra, giám sát các hoạt động trong Học viện Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân để xây dựng và phát triển Học viện.

4.3.2.2 Giải pháp pháp triển đào tạo Đào tạo nguồn nhân lực có đạo đức tốt, đủ sức khoẻ, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp giỏi, năng lực nghiên cứu tốt, tư duy sáng tạo và khả năng thích ứng cao, có năng lực học tập suốt đời, đáp ứng được nhu cầu không ngừng thay đổi của xã hội và hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện các quy định về dạy và học cho các hệ đào tạo, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo, phát huy sự tham gia tích cực của cán bộ và người học vào nâng cao chất lượng đào tạo Xác định quy mô và phương thức tuyển sinh phù hợp với nguồn lực để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo theo chuẩn đầu ra Đa dạng hóa các loại hình và phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và điều kiện học tập khác nhau của người học Đổi mới phương pháp dạy và học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo phù hợp với chuẩn đầu ra và giúp người học có khả năng tự học suốt đời Xây dựng, hoàn thiện và quảng bá các chương trình đào tạo theo định hướng khác nhau phù hợp với quy chế, quy định và yêu cầu phát triển của xã hội Phát triển nguồn lực phục vụ đào tạo theo hướng hiện đại, tiên tiến, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và phục vụ xã hội Xác định nhu cầu xã hội về ngành nghề đào tạo, yêu cầu chất lượng người tốt nghiệp, lấy ý kiến phản hồi về nội dung và phương pháp đào tạo Đẩy mạnh hội nhập quốc tế về đào tạo, tăng cường và mở rộng đạo tạo bằng tiếng nn, mở rộng hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để huy động tối đa nguồn lực phục vụ đào tạo Các quy định về dạy và học các bậc và các hệ đào tạo được cập nhật thường xuyên Quy mô và cơ cấu ngành nghề tuyển sinh được xây dựng hàng năm cùng với đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng và sau đại học Kế hoạch đào tạo được xây dựng phù hợp với các phương thức và các hệ đào tạo khác nhau (định hướng nghiên cứu, định hướng ứng dụng, chính quy, vừa làm vừa học, bằng 2, liên thông, đào tạo cấp chứng chỉ, ) được áp dụng linh hoạt tại Học viện và các cơ sở liên kết, tạo điều kiện thuận lợi cho người học có thể tham gia các chương trình đào tạo phù hợp năng lực và hoàn cảnh khác nhau Tất cả các giảng viên áp dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến phù hợp; phương pháp đánh giá kết quả học tập đảm bảo tính khách quan, công bằng, công khai Đến năm 2020 tất cả các chương trình đào tạo đại học và sau đại học được chỉnh sửa/ xây dựng mới theo định hướng hàn lâm (academic tract) hoặc hướng nghiệp/ứng dụng (professional/applied tract), đồng thời có cơ chế chuyển đổi trong cùng bậc học hoặc chuyển hướng khi lên học ở bậc cao hơn Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo được xây dựng hoàn thiện theo Chiến lược phát triển về CSVC phục vụ tích cực cho việc đổi mới phương pháp dạy và học Tỷệ người học tham gia NCKH, các hoạt động chuyên môn và hoạt động xã hội ngày càng tăng Xác định nhu cầu đào của xã hội được thực hiện thường xuyên, cung cấp được các thông tin thiết thực cho việc dự báo và điều chỉnh hoạt động đào tạo Các chương trình liên kết đào tạo, chương trình tiên tiến, chương trình chất lượng cao bậc đại học và sau đại học bằng tiếng nước ngoài được mở rộng; số lượng giảng viên thỉnh giảng là người nước ngoài và lưu học sinh, số chương trình trao đổi sinh viên và công nhận tín chỉ với các trường đại học trên thế giới, số học phần được dạy bằng tiếng nước ngoài ngày càng tăng.

4.3.2.3 Giải pháp pháp triển khoa học công nghệ

Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đạt trình độ đứng đầu trong nước, tiên tiến trong khu vực và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng nhằm giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực liên quan của đất nước.

Xây dựng kế hoạch tổng thể về KHCN, xác định các lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn trong nghiên cứu Tổ chức lại hệ thống cơ sở nghiên cứu, hoàn thiện qui định quản lý KHCN phù hợp với định hướng mô hình đại học nghiên cứu Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu để hình thành các nhóm nghiên cứu và trường phái khoa học mạnh; tạo dựng môi trường nghiên cứu chuyên nghiệp để thu hút các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế đến làm việc tại Học viện Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các phòng thí nghiệm và cơ sở phục vụ nghiên cứu khác đạt chuẩn quốc gia và quốc tế Tìm kiếm, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho hoạt động KHCN Đẩy mạnh hợp tác KHCN với các tổ chức, cá nhân;xây dựng và phát triển các mạng lưới nghiên cứu trong nước và quốc tế Gắn nghiên cứu với đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học Công bố và đăng ký bản quyền, sở hữu trí tuệ các sản phẩm KHCN. Quảng bá, chuyển giao và thương mại hoá các sản phẩm KHCN Hoàn thành kế hoạch tổng thể về KHCN; xây dựng và trình phê duyệt các lĩnh vực ưu tiên, mũi nhọn trong nghiên cứu; Hình thành được nhiều nhóm và đề tài nghiên cứu liên ngành Hệ thống tổ chức bộ máy và nhân sự của Học viện không ngừng được kiện toàn phù hợp với mô hình ĐH theo định hướng nghiên cứu Hệ thống chuyên trách quản lý KHCN của Học viện được cơ cấu tổ chức theo hướng tinh giảm, chuyên nghiệp và hiệu quả; Quy định về quản lý khoa học công nghệ được sửa đổi bổ sung hàng năm phù hợp với đặc điểm của Học viện và qui định của Nhà nước Xây dựng được các qui định đảm bảo cho chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế tham gia vào các hoạt động KH&CN Hàng năm, tổ chức 1-2 lớp tập huấn nghiệp vụ KHCN cho các cán bộ nghiên cứu trẻ của các đơn vị cơ sở ; Số lượng các chương trình/dự án hợp tác quốc tế được ký kết thực hiện tăng 10-15%, số lượng các cán bộ nghiên cứu được đào tạo và bồi dưỡng ở nước ngoài tăng (bình quân 18– 20 cán bộ/năm) Các phòng thí nghiệm được quy hoạch và xây dựng đồng bộ theo chiến lược phát triển cơ sở vật chất của Học viện Đến năm 2030 ít nhất có 10 phòng thí nghiệm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý ISO, 3 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia (Nông học, CNTY và ), 1 Trung tâm ươm tạo KHCN(Inovation and Incubation Center), 1 Trung tâm xuất sắc về CNSH nông nghiệp.Tổ chức giới thiệu các nguồn tài trợ và xây dựng đề xuất chương trình, đề tài, dự án được thực hiện thường xuyên Số đề xuất tham gia đấu thầu trong nước và quốc tế tăng bình quân 5%/năm Đề án xây dựng 1 công viên khoa học được phê duyệt.Hàng năm Học viện có ít nhất 15-25 dự án tham gia đấu thầu thành công Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu KHCN trên website của Học viện, Tạo điều kiện cho các nhà khoa học/ nhóm nghiên cứu duy trì, củng cố mối liên hệ với Nhà khoa học, giáo sư đầu ngành của các phòng thí nghiệm tiên tiến cùng lĩnh vực trên thế giới Sinh viên, Học viên cao học và đặc biệt là NCS tham gia trong tất cả các chương trình và đề tài KHCN Khuyến khích 100% NCS tham gia giảng dạy.Hàng năm, Học viện có ít nhất 15-20 sản phẩm KHCN được công nhận và được đăng ký SHTT, công bố 300-400 công trình nghiên cứu, trong đó 30 -35% công bố quốc tế Từ 2030 trở đi hàng năm có trên 300- 350 lượt cán bộ Học viện tham dự các Hội thảo quốc tế Hàng năm,

Học viện tham gia ít nhất 2 hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm; Hợp đồng KH

CN ký kết với các doanh nghiệp, địa phương tăng 10-20%.Xây dựng được cơ chế để hình thành các doanh nghiệp KHCN (công ty spin-off) kinh doanh các sản phẩm mới do Học viện sáng tạo Đóng góp từ hoạt động KH&CN chiếm ít nhất 10% vào năm 2020 và 20% vào năm 2030 trong tổng thu ngoài NSNN của Học viện.

4.3.2.4 Giải pháp pháp triển hợp tác quốc tế

Học viện nhanh chóng tiếp cận các nền giáo dục đại học và KHCN tiên tiến của thế giới nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và hoạt động KHCN theo hướng hiện đại; cập nhật và phát triển chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học theo chuẩn khu vực và quốc tế; đào tạo nguồn nhân lực có tính cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; hợp tác phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức; góp phần hoàn thiện mô hình quản lý, nâng cao năng lực quản trị; và tăng cường cơ sở vật chất cho Học viện.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Học viện Hoàn thiện Quy định về quản lý hoạt động hợp tác quốc tế của Học viện nhằm khuyến khích, tạo điều kiện các đơn vị /cá nhân tham gia hoạt động HTQT Mở rộng quy mô đào tạo lưu học sinh nước ngoài Đẩy mạnh liên kết đào tạo với nước ngoài đi đôi với việc giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, định kỳ thực hiện kiểm định chất lượng các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài Mở rộng và phát triển các chương trình “tu nghiệp sinh” ở nước ngoài và trong nước Đẩy mạnh tìm kiếm các chương trình, dự án HTQT về đào tạo, KHCN và phục vụ xã hội Phối hợp với các bộ, ban, ngành liên quan và các cơ quan khác nhằm triển khai hiệu quả các hoạt động hợp tác quốc tế; tích cực tham gia các chương trình hợp tác quốc tế của trung ương và địa phương Tăng cường tìm kiếm nguồn học bổng phục vụ đào tạo cán bộ và người học.Tăng cường trao đổi cán bộ và sinh viên với các cơ sở giáo dục đại học và KHCN trong khu vực và quốc tế. Thường xuyên tổ chức và tạo điều kiện để cán bộ và người học tham gia các hội nghị, hội thảo quốc tế về giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học; tham gia các tổ chức giáo dục, khoa học, mạng lưới, diễn đàn, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế Thực hiện liên kết thư viện, trao đổi thông tin khoa học và công bố quốc tế.Tăng cường năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ và người học; hợp tác xây dựng và thực hiện các chương trình đào tạo chuyên môn bằng tiếng Anh có sự tham gia của giảng viên nước ngoài Đẩy mạnh các hoạt động tiếp thị và quảng bá quốc tế Quy định về hoạt động hợp tác quốc tế được thường xuyên rà soát và cập nhật, phù hợp với điều kiện của Học viện và các văn bản pháp luật liên quan, có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ các cá nhân và đơn vị thực hiện tốt hoạt động hợp tác quốc tế Kế hoạch hợp tác quốc tế dài hạn, trung hạn và ngắn hạn của Học viện và các đơn vị chuyên môn được xây dựng và thực hiện phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước về hội nhập quốc tế trong đào tạo và KHCN Đảm bảo chế độ báo cáo về HTQT Quy mô đào tạo lưu học sinh nước ngoài tăng hàng năm Đến 2020 có ít nhất 1% người học là lưu học sinh nước ngoài và khoảng 2% vào năm 2030 Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài được mở rộng và giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng, định kỳ thực hiện kiểm định chất lượng Đến năm 2020 có 5 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài được thực hiện, 4 chương trình đào tạo được kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN-QA Đến năm 2030 có ít nhất là 10 chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài và 40% chương trình đào tạo của Học viện được kiểm định chất lượng theo chuẩn AUN-QA Các chương trình “tu nghiệp sinh” ở nước ngoài và trong nước được xây dựng và đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH theo hướng hội nhập Hàng năm có ít nhất 300 sinh viên tham gia các chương trình “tu nghiệp sinh” ở trong và ngoài nước.Số chương trình, dự án HTQT do Học viện chủ trì và phối hợp thực hiện tăng 15-20% hàng năm Đến

2030 có ít nhất 15% giảng viên/nghiên cứu viên của Học viện tham gia các chương trình, dự án HTQT.Số lượng cán bộ và người học được đào tạo nâng cao ở trong và ngoài nước tăng 30% vào năm 2020 và 50% vào năm 2030.Từ 2020, có ít nhất1% sinh viên tham gia các chương trình trao đổi sinh viên quốc tế Số lượt giảng viên nước ngoài đến tham gia giảng dạy, nghiên cứu tại Học viện tăng lên 50% vào năm 2030; 10% giảng viên của Học viện tham gia giảng dạy và nghiên cứu ở nước ngoài.Hàng năm số lượng hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức tại Học viện tăng 5-10%; số lượt cán bộ Học viện tham dự các Hội thảo quốc tế ở nước ngoài tăng 10-20%; Học viện tham gia ít nhất vào 15 tổ chức giáo dục/khoa học,mạng lưới, diễn đàn, hội nghề nghiệp khu vực và quốc tế vào năm 2030 Thư viện của Học viện tham gia vào các hiệp hội thư viện khu vực và quốc tế, thường xuyên trao đổi thông tin phục vụ cho hoạt động đào tạo, hoạt động khoa học và công nghệ Đến năm 2030 hàng năm có ít nhất 100 sản phẩm công trình hợp tác được công bố trên các tạp chí có uy tín ở nước ngoài và trong nước (trong đó 40% được công bố bằng tiếng Anh).Từ năm 2020 có 06 chương trình đào tạo chuyên môn bậc đại học và 2 chương trình sau đại học được dạy bằng tiếng Anh được triển khai Đến năm 2030 các con số tương ứng này tăng lêntương ứng là 10 và 5 Các chương trình, hoạt động quảng bá quốc tế được xây dựng và hoàn thiện hàng năm, trên cơ sở khai thác hiệu quả các phương tiện thông tin khác nhau (website, brochure, newsletter, tờ rơi, hội thảo, ) để quảng bá Học viện đồng thời giới thiệu, tiếp thị các sản phẩm đào tạo, KHCN phục vụ xã hội.

4.3.2.5 Giải pháp pháp triển cơ sở vật chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam có cơ sở vật chất đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của hoạt động đào tạo, nghiên cứu KHCN, phục vụ xã hội và quản lý điều hành theo mô hình đại học nghiên cứu tiên tiến trên thế giới.

Xây dựng quy hoạch tổng thể và điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 phù hợp với Chiến lược phát triển Học viện Nông nghiệp Việt Nam; quy hoạch và phát triển cơ sở vật chất cho các cơ sở mới (phân viện, cơ sở đào tạo, trạm trại nghiên cứu) của Học viện Xây dựng kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đầu tư cơ sở vật chất Đầu tư và nâng cấp hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật Xây dựng mới và cải tạo các công trình phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý điều hành Học viện và phục vụ xã hội, ưu tiên thư viện điện tử, trung tâm xuất sắc, phòng thực hành thực tập Đầu tư thiết bị phục vụ đào tạo và nghiên cứu theo hướng đồng bộ, hiện đại và thiết thực Xây dựng thêm ký túc xá sinh viên, nhà công vụ, các công trình phúc lợi và dịch vụ Thường xuyên duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp các cơ sở vật chất hiện có Hoàn thiện các quy định nội bộ về quản lý và sử dụng tài sản, cơ sở vật chất của Học viện Huy động các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất của Học viện Quy hoạch tổng thể, quy hoạch không gian 1/500 của Học viện được phê duyệt điều chỉnh vào năm 2015 Ranh giới đất phía Bắc của Học viện hiện tại ở Thị trấn Trâu Quỳ được mở rộng đến QL5 vào cuối giai đoạn 2020-2024 Tiếp nhận và tổ chức quy hoạch cơ sở vật chất, đất đai của một số viện nghiên cứu và cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ về Học viện Kế hoạch trung hạn và ngắn hạn đầu tư cơ sở vật chất được xây dựng; Các phân hiệu/cơ sở mới sẽ được đầu tư Giai đoạn 2015-2024, dự án nâng cấp Học viện Nông nghiệpViệt Nam (gồm tuyến giao thông chính, trung tâm xuất sắc, thư viện điện tử) cơ bản hoàn thành Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư mới và nâng cấp gồm hệ thống giao thông, điện, thông tin liên lạc, cấp nước và thoát nước của Học viện Hoàn thiện CSVC cho trung tâm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp á nhiệt đới, vườn thực vật, khuôn viên cây xanh, cảnh quan Học viện Xây dựng mới và cải tạo các công trình phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý điều hành Học viện và phục vụ xã hội bao gồm các công trình phục vụ đào tạo được xây mới và cải tạo theo quy hoạch Các giảng đường lớn trực thuộc Học viện, các giảng đường chuyên ngành, phòng thí nghiệm, thực tập, hệ thống xưởng thực hành, khu thí nghiệm, ao hồ, trại chăn nuôi, nhà kính, nhà lưới được đầu tư cho các khoa, viện và trường thành viên.Các công trình phục vụ nghiên cứu được xây mới theo tiến độ quy hoạch gồm Dự án Bệnh viện thú y;

Dự án Nâng cấp Trung tâm Giống lợn CLC, dự án PTN an toàn sinh học, Dự án Nâng cấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu nông nghiệp á nhiệt đới Sa Pa; chú trọng đầu tư CSVC cho các trung tâm nghiên cứu mới của Học viện Các toà nhà làm việc cho các khoa, viện và trường thành viên, khu điều hành trung tâm của Học viện được xây dựng theo tiến độ quy hoạch Đầu tư thiết bị giảng dạy, học tập, nghiên cứu cho giảng đường, phòng thực tập/nghiên cứu được thực hiện theo hướng đồng bộ, hiện đại và hiệu quả Trước mắt tập trung nâng cấp các phòng thí nghiệm hiện có và bổ sung mới một số phòng thực hành thực tập phục vụ đào tạo và nghiên cứu Giai đoạn 2020-2030, tăng cường đầu tư các phòng thí nghiệm nghiên cứu tại khuôn viên chính của Học viện và các tỉnh Xây dựng thêm ký túc xá sinh viên, nhà công vụ, các công trình phúc lợi và dịch vụ bao gồm Các nhà ký túc xá sinh viên và nhà công vụ được xây dựng mới đáp ứng nhu cầu về chỗ ở Ký túc xá sinh viên xây dựng theo quy mô phát triển trong từng giai đoạn phù hợp với kinh phí, đến năm 2030 đáp ứng tối thiểu được 60% chỗ ở cho sinh viên Các công trình phúc lợi và dịch vụ được xây dựng theo tiến độ quy hoạch Dịch vụ ngân hàng, ăn uống, siêu thị, nhà hàng, khu sinh hoạt chung tại ký túc xá sinh viên, các bãi đỗ xe được đầu tư phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của Học viện.Các công trình, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của Học viện được duy tu, bảo dưỡng và nâng cấp kịp thời, theo quy định củaNhà nước Hạ tầng công nghệ thông tin sẽ được đầu tư đồng bộ vào năm 2016, các phần mềm sẽ được ứng dụng rộng rãi trong công tác quản lý và điều hành các hoạt động của Học viện Các quy định nội bộ về quản lý tài sản, quản lý công sở và đất đai, quản lý các dự án đầu tư xây dựng của Học viện được thường xuyên rà soát cập nhật để đảm bảo cơ sở vật chất của Học viện được khai thác sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả cao.Trong quá trình phát triển, huy động các nguồn lực xã hội để tăng cường cơ sở vật chất cho Học viện.

Kết luận

Tự chủ là xu hướng tất yếu và là điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục nói chung và GDĐH nói riêng Trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách phát triển GDĐH theo hướng nâng cao chất lượng, trao quyền tự chủ, giảm áp lực cho ngân sách nhà nước Từ chỗ toàn bộ hệ thống GDĐH Việt Nam được xem như một trường đại học lớn, chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ về mọi mặt, các trường đại học đã dần được trao quyền tự chủ, thể hiện qua các văn bản pháp luật và chính sách Nghị quyết số 77/NQ-CP ra đời là sự “cởi trói” cho các trường ĐH CL khỏi các quy định cứng nhắc, tập trung, hành chính từ các cơ quan quản lý nhà nước, đảm bảo cho trường đại học hoạt động theo cơ chế thị trường có sự can thiệp ở mức độ nhất định của nhà nước.

Sau gần 3 năm triển khai thực hiện NQ77/NQ-CP, nhìn chung, các trường tự chủ đã được giao quyền mạnh mẽ hơn trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính giúp giảm bớt các thủ tục hành chính nên đã chủ động, linh hoạt hơn trong tổ chức thực hiện các hoạt động của nhà trường, từng bước chủ động đổi mới cơ chế để hoạt động ngày càng hiệu quả Mô hình thí điểm tự chủ bước đầu được đánh giá là có những chuyển biến tích cực, các trường đã có những thành tựu nhất định và được xã hội ghi nhận. Ngay sau khi có Quyết định giao tự chủ, Học viện đã chủ động rà soát, kiện toàn lại tổ chức bộ máy và nhân sự, theo hướng hiệu quả hơn (thành lập, sáp nhập, giải thể, đổi tên đơn vị), thu hút đội ngũ giảng viên, chuyên gia giỏi tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là tiến hành các thủ tục để thành lập HĐT Từ thời điểm được giao thí điểm tự chủ, Học Viện đã có sự điều chỉnh cơ cấu nhân lực theo hướng gia tăng lực lượng lao động trực tiếp (giảng viên), giảm đội ngũ lao động gián tiếp (chuyên viên và nhân viên).

Số lượng cán bộ/giảng viên có học hàm giáo sư, phó giáo sư và học vị từ thạc sĩ trở lên tại các trường đã tự chủ tăng lên đáng kể, số lượng cử nhân giảm xuống so với giai đoạn trước tự chủ.

Từ nghiên cứu thực trạng về đổi mới cơ chế quản lý của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, luận văn đã đề xuất 6 nhóm giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới,hoàn thiện cơ chế quản lý của Học viện để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Đề xuất, kiến nghị

Chính phủ, các bộ, ngành, Bộ Giáo dục và Đào tạo có các văn bản cụ thể để hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ theo hướng phân cấp mạnh mẽ hơn nữa cho các cơ sở giáo dục đại học công lập Hiện nay quyết định thí điểm tự chủ được triển khai thực hiện nhưng các văn bản, thông tư, hướng dẫn triển khai của các bộ ngành liên quan còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, chưa kịp thời dẫn đến việc triển khai còn nhiều khó khăn Vai trò hỗ trợ, định hướng của báo chí chưa thực sự khiến dư luận tin tưởng vào chủ trương tự chủ đại học của Chính phủ.

- Đề xuất Quốc hội sửa đổi Luật GDĐH và hoàn thiện thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật GDĐH sau khi được sửa đổi Trong quá trình sửa đổi, một số vấn đề cần làm rõ đặc biệt quan niệm về tự chủ đại học, quyền tự chủ đại học, nội dung và điều kiện tự chủ đại học Hoàn thiện, bổ sung và xác định rõ cơ chế quản trị đại học nói chung và vị trí, vai trò của HĐT nói riêng, làm rõ và phân định vai trò chức năng, nhiệm vụ của HĐT, BGH và Đảng ủy.

- Nhanh chóng ban hành Nghị định về tự chủ đại học mới thay thế cho Nghị quyết 77/NQ-CP, chính thức hóa tự chủ đại học là con đường tất yếu của giáo dục đại học Việt Nam Đối với các trường chưa tự chủ, Chính phủ cần yêu cầu các trường này phải thực hiện tự chủ kể từ năm 2020 đồng thời tạo khuôn khổ pháp lý để đóng cửa các trường đại học không thể tự chủ từ thời điểm này Xây dựng cơ chế chính sách và chỉ đạo các bộ, ngành liên quan (Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ GD&ĐT, Bộ Khoa học và Công nghệ …) rà soát, bổ sung và hoàn thiện chính sách về tự chủ đại học tài đặc biệt là chính sách tài chính và đầu tư. Chính sách đầu tư nên gắn với KPI của các cơ sở GDĐH phải đạt đượckhi nhận đầu tư.Thay đổi cách đầu tư: thay đầu tư theo dòng kinh phí-hạng mục (line-iterms) như hiện nay đang thực hiện bằng đầu tư một khoản kinh phí chung (lump sum), CSGD có toàn quyền sử dụng khoản kinh phí này một cách hiệu quả nhất để đạt được PKI đã cam kết khi nhận đầu tư.

- Xây dựng hướng dẫn cụ thể về việc chuyển tiếp từ giai đoạn thí điểm tựchủ sang giai đoạn chính thức thực hiện hoặc tiếp tục kéo dài thời gian thí điểm hoạt động tự chủ. Với các cơ sở GDĐH đang thí điểm tự chủ, nên kéo dài thời

97 gian thí điểm cho đến khi các cơ sở này có khóa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên tính từ khi áp dụng thí điểm tự chủ để có thể đánh giá đầy đủ hơn về giai đoạn thí điểm tự chủ; sau đó sẽ chuyển sang giai đoạn chính thức tự chủ.

- Xem xét xoá bỏ cơ chế cơ quan chủ quản và cơ chế xin cấp phép về công tác chuyên môn, nhân sự, tài chính với trường đại học tự chủ.Làm rõ mối quan hệ giữa HĐT và cơ quan chủ quản trong giai đoạn chuyển tiếp và giai đoạn xoá bỏ cơ chế cơ quan chủ quản.Nên thí điểm xoá bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với một số trường đang thí điểm tự chủ từ nay đến

2019 Khái niệm ”cơ quan chủ quản” cũng cần có đinh nghĩa lại.

5.2.2 Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hoàn thiện, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tự chủ ĐH nhằm tạo hành lang pháp lý cho các trường ĐH tự chủ có đầy đủ điều kiện phát triển bền vững.

- Quy định cụ thể hơn để hiện thực hóa HĐT cũng như khẳng định vai trò của HĐT trong quản trị trường Đại học trong xu hướng tự chủ hóa và hội nhập quốc tế Có chế tài liên quan tới việc thành lập HĐT, ví dụ quy định những trường đại học tự chủ sau 1 năm kể từ ngày có quyết định từ chủ nếu không thành lập được HĐT thì bị “thu lại” quyết định giao tự chủ Cần bổ sung các văn bản của Nhà nước để làm rõ mối quan hệ, chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trường với Đảng ủy và Ban giám hiệu để không bị trùng lặp gây khó khăn và vướng mắc trong quá trình hoạt động Cần có quy định tiêu chuẩn riêng và cụ thể của các thành viên Hội đồng trường thay vì các quy định theo tiêu chuẩn Hiệu trưởng để thể hiện rõ vai trò của Hội đồng trường một cách cụ thể đối với các hoạt động của nhà trường cũng như trách nhiệm của Hội đồng trường với cơ quan quản lý nhà nước.Xây dựng Quy chế hoạt động HĐT mẫu để các trường có thể vận dụng, đảm bảo tính thống nhất và khả năng hợp tác giữa ĐU-BGH-HĐT

- Hoàn thiện bộ tiêu chí kiểm định và tập huấn cho các trường về bộ tiêu chí này để đảm bảo các trường sẽ triển khai áp dụng thành công tại đơn vị, là cơ sở để đánh giá, phân loại các trường đại học, tạo áp lực để các trường nâng cao hiệu quả công tác của nhà trường.

- Hoàn thành và công bố kết quả xếp hạng các trường đại học trong cả nước để xã hội và người học có điều kiện đánh giá được uy tín và chất lượng của các trường đại học, từ đó sẽ đồng thuận với mức học phí của từng hạng trường.

Tránh trường hợp các trường ngộ nhận hoặc tự tổ chức xếp hạng không có tiêu chí làm ảnh hưởng uy tín lẫn nhau và uy tín của Bộ GD&ĐT

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát các trường ĐH CL thực hiện đề án tự chủ và có chế tài xử lý đối với những trường không tuân thủ Công bố thông tin về kết quả kiểm tra, giám sát để người học và xã hội được biết.

- Tăng quyền tự chủ học thuật cho các trường cùng với việc kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động của các trường ĐH tự chủ nói riêng và toàn hệ thống GDĐH nói chung. Việc đánh giá chất lượng trong quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra cần được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, nghiêm túc, công khai, minh bạch và chuẩn hóa trên cơ sở đổi mới, áp dụng công nghệ thông tin hiện đại, giảm thiểu thủ tục hành chính.

- Thực hiện kiểm định chất lượng đào tạo cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo; triển khai phân tầng, xếp hạng các cơ sở GDĐH theo quy định Khuyến khích cạnh tranh lành mạnh để nâng cao chất lượng đào tạo giữa các trường trong hệ thống GD ĐH nói chung và các trường tự chủ nói riêng Bên cạnh sự phân tầng đại học theo qui mô, cơ cấu, ngành nghề, lĩnh vực đào tạo v.v được qui định tại điều 9 Luật Giáo dục đại học, có thể xem xét phân tầng theo mục tiêu/đối tượng đào tạo Theo đó các qui định về suất đầu tư/sinh viên hay số lượng tuyển sinh cũng như cơ chế chính sách của các nhóm trường sẽ có sự điều chỉnh và phân biệt rõ ràng.

- Hướng dẫn cụ thể và tăng cường giám sát trách nhiệm giải trình của các cơ sở GDĐH tự chủ: xây dựng các hệ thống chỉ tiêu bắt buộc (Ví dụ: tỉ lệ sinh viên có việc làm; công trình NCKH công bố trong nước và quốc tế; báo cáo tài chính của trường đã kiểm toán; ) và chỉ tiêu khuyến khích (ví dụ: mức lương khởi điểm của sinh viên ra trường; …) mà các cơ sở GDĐH cần phải công bố công khai.

Ngày đăng: 23/11/2023, 06:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Các yếu tố quyết định thành công của một ĐH nghiên cứu đẳng cấp - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Sơ đồ 2.1. Các yếu tố quyết định thành công của một ĐH nghiên cứu đẳng cấp (Trang 24)
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (Trang 48)
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng cán bộ theo trình độ đào tạo - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.1. Tổng hợp số lượng cán bộ theo trình độ đào tạo (Trang 49)
Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng cơ sở vật chất, phòng học, ký túc xá phục vụ sinh viên của Học viện - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng cơ sở vật chất, phòng học, ký túc xá phục vụ sinh viên của Học viện (Trang 51)
Bảng 3.3. Quy mô đào tạo của Học viện - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.3. Quy mô đào tạo của Học viện (Trang 52)
Bảng 3.4. Kết quả tuyển sinh của Học viện - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.4. Kết quả tuyển sinh của Học viện (Trang 52)
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện đề án nâng cao chất lượng đào tạo - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện đề án nâng cao chất lượng đào tạo (Trang 54)
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu khoa học của Học viện (Trang 57)
Bảng 3.7. Kết quả xây dựng đề tài dự án của học viện năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.7. Kết quả xây dựng đề tài dự án của học viện năm 2017 (Trang 61)
Bảng 3.8. Kết quả tổ chức hội thảo và số đại biểu tham gia của Học Viện - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.8. Kết quả tổ chức hội thảo và số đại biểu tham gia của Học Viện (Trang 63)
Bảng 3.9. Số lượng lưu học nước ngoài tiếp nhận đào tạo - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.9. Số lượng lưu học nước ngoài tiếp nhận đào tạo (Trang 64)
Bảng 3.10. Mẫu điều tra - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 3.10. Mẫu điều tra (Trang 68)
Bảng 4.1. Số lượng Quy định đã ban hành - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.1. Số lượng Quy định đã ban hành (Trang 71)
Sơ đồ 4.1. Các trục đổi mới chính Sơ đồ 4.2. Các chiến lược thành phần - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Sơ đồ 4.1. Các trục đổi mới chính Sơ đồ 4.2. Các chiến lược thành phần (Trang 72)
Bảng 4.2. Ngành/chuyên ngành đào tạo của Học viện đến năm 2030 - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.2. Ngành/chuyên ngành đào tạo của Học viện đến năm 2030 (Trang 74)
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Học viện sau khi thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Sơ đồ 4.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Học viện sau khi thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế (Trang 82)
Bảng 4.3. Bảng số liệu cán bộ đi học tập tại nước ngoài giai đoạn 2014-2017 - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.3. Bảng số liệu cán bộ đi học tập tại nước ngoài giai đoạn 2014-2017 (Trang 83)
Bảng 4.5. Số lượng sinh viên đạt danh hiệu giỏi từ năm 2014 đến năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.5. Số lượng sinh viên đạt danh hiệu giỏi từ năm 2014 đến năm 2017 (Trang 85)
Bảng 4.4. Bảng kết quả tuyển sinh các năm Trước khi đổi - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.4. Bảng kết quả tuyển sinh các năm Trước khi đổi (Trang 85)
Bảng 4.6. Tổng kết đề tài của học viên từ năm 2014 đên năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.6. Tổng kết đề tài của học viên từ năm 2014 đên năm 2017 (Trang 88)
Bảng 4.7. Kinh phí dành cho học bổng từ năm 2014 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.7. Kinh phí dành cho học bổng từ năm 2014 - 2017 (Trang 90)
Bảng 4.8. Tình hình thu chi tài chính của Học viện - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.8. Tình hình thu chi tài chính của Học viện (Trang 91)
Bảng 4.9. Thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức và người lao động giai đoạn 2011-2016 - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.9. Thu nhập bình quân của cán bộ, viên chức và người lao động giai đoạn 2011-2016 (Trang 94)
Bảng 4.10. Số lượng khách quốc tế và biên bản MOU được ký kết từ năm 2015 - 2017 - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.10. Số lượng khách quốc tế và biên bản MOU được ký kết từ năm 2015 - 2017 (Trang 95)
Bảng 4.11. Số lượt CBVC vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2017 - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.11. Số lượt CBVC vi phạm khi thực hiện nhiệm vụ được giao năm 2017 (Trang 97)
Bảng 4.13. Đánh giá của Giảng viên, cán bộ phục vụ về việc ban hành văn bản, quy định mới - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.13. Đánh giá của Giảng viên, cán bộ phục vụ về việc ban hành văn bản, quy định mới (Trang 102)
Bảng 4.12. Đánh giá của Lãnh đạo Học viện về việc ban hành các quy định, văn bản mới - (Luận văn thạc sĩ) đổi mới cơ chế quản lý của học viện nông nghiệp việt nam
Bảng 4.12. Đánh giá của Lãnh đạo Học viện về việc ban hành các quy định, văn bản mới (Trang 102)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w