1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Cơ sở: Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

255 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Địa Vị Pháp Lý Của Người Việt Nam Định Cư Ở Nước Ngoài Tại Việt Nam - Một Số Vấn Đề Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Ts. Nguyen Hong Bac, Ngô Thị Ngọc Anh, Pgs. Ts. Nguyen Thi Thuan, Ts. Nguyen Hong Bac, ThS. Nguyen Thu Thuy, GV. Ngô Thị Ngọc Anh
Người hướng dẫn GV. Ngô Thị Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học Cấp Cơ Sở
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 255
Dung lượng 53,57 MB

Nội dung

Đề điều chỉnh quan hệ mà ngưởi Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tạiViệt Nam, trong năm 2014 - 2016, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản phápluật, trong đó có quy định mới điều ch

Trang 1

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ

Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN

CHU NHIEM DE TAI: TS NGUYEN HONG BAC THU KY DE TAI: GV NGO THI NGOC ANH

HÀ NOI - 2017

Trang 2

BỘ TƯ PHÁPTRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP CƠ SỞ

ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ

Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN

Mã số: LH - 2016 - 17/DHL - HN

HA NOI - 2017

Trang 3

NHỮNG NGƯỜI THUC HIỆN DE TÀI

1 PGS TS NGUYEN THI THUAN Chuyén dé II

2 TS NGUYEN HONG BAC Chuyén dé V, VI

3 ThS NGUYEN THU THUY Chuyén dé IV

6 GV NGÔ THI NGOC ANH Chuyên dé I, III

Trang 5

MỤC LỤC

PHAN I 0 Ô 1TONG QUAN VE DE TÀI NGHIÊN CỨU - 5-52 sess=sessesee 1

I Tính cấp thiết của việc nghiên cứu ¿+ 2 +E+ESEvEexeEerererered |

II Tong quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài 4

HI Mục tiêu đề tài - - - ST 11111110121 111111 1111111111 etrkg 7

IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - 2 2 s+s+sz£szszszx2 8

V Đối tượng và phạm vi nghiên CỨu ¿5 + + +EE+E+E+EzEe£EzEzEerersrxred 8

VI Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện 2-5 2 2 s+s+xz£szszszx2 8PHAN II 015 ,ÔỎ 10BAO CAO TONG HODP ccccssssssssssssssssssesssssessessssssesssesesscseessesesscscsesesecscseeeee 10

L KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC

Ở NƯỚC NGOAL - 522221 EE212121112121111111121111111 11011111 51CHUYEN DE 2: QUOC TỊCH CUA NGƯỜI VIET NAM ĐỊNH CƯ ỞNƯỚC NGOÀI

CHUYEN DE 3: QUYEN VÀ NGHĨA VU CUA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH

CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VỰC XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH

CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM

Trang 6

CHUYEN DE 4: QUYEN VÀ NGHĨA VU CUA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH

CU Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VUC ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 121CHUYEN DE 5: QUYEN VÀ NGHĨA VU CUA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH

CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VUC SỞ HỮU NHÀ VÀ SỬ DỤNGĐẤT TẠI VIỆT NAM 5c 2c S1 151515123515111111151511115111111111111EEE.txe 150CHUYEN DE 6: QUYEN VÀ NGHĨA VU CUA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH

CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TRONG LĨNH VUC HON NHÂN VA GIA BINH

TẠI VIET NAM it 1 133 E SE SE SE 1111111111111 111111121EEEEerrree 192

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5 <- 5 5e < ses<<ses2 231

Trang 7

PHAN ITONG QUAN VE DE TAI NGHIEN CUU

I Tính cấp thiết của việc nghiên cứu

Do nhiều nguyên nhân khác nhau, Việt Nam hiện là một trong những quốcgia có số lượng đông đảo người Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài Từphương diện lich sử, hiện tượng người Việt Nam di cu ra nước ngoài xuất hiện khásớm Điểm đến khi đó là các quốc gia lân cận như Cămpuchia, Lào, Thái Lan,Trung Quốc, Triều Tiên Lý do rời bỏ tổ quốc thời kỳ này là đi lánh nạn, làm ăn,

đi lính, kết hôn, sau đó ở lại nước ngoài Trước và sau 30/4/1975, rất nhiều ngườiViệt Nam đã ra nước ngoài bằng các con đường khác nhau như vượt biên trái phép,

di tan do Mỹ tổ chức, xuất cảnh hợp pháp Trong thời kỳ 1978 - 1979 cũng cóhàng vạn người Việt gốc Hoa chạy về Trung Quốc Thập niên 90 của thế kỷ XX,rất nhiều lao động Việt Nam đã ở lại tại Liên Xô cũ và Đông Au làm việc tu do Theo số liệu của Tổ chức Di cư quốc tế (IMO) lay từ nguồn dit liệu của Vụ LiênHợp Quốc về van đề kinh tế và xã hội (UN DESA), từ năm 1990 đến năm

2015 có 2.558.678 người Việt Nam di cư ra nước ngoài Như vậy, tính trung bình

trong 26 năm, mỗi năm có khoảng gần 100 nghìn người Việt Nam di cư ra nướcngoài! Trong ấn bản "Migration and remittances factbook 2016" về di cư và kiềuhối của các quốc gia trên thế giới, Ngân hàng Thế giới cho biết, tính đến năm 2013,Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia di cư ra nước ngoài nhiều nhất khu vựcĐông Á - Thái Bình Dương?

L “Mỗi năm, gan 100 nghìn người Việt di cu ra nước ngoài “ nam-gan-100-nghin-nguoi-viet-di-cu-ra-nuoc-ngoai-20160722095009241 htm Truy cập ngày 4/3/2017.

? “Mỗi năm, gần 100 nghìn người Việt di cư ra nước ngoài

Trang 8

http://vietnamfinance.vn/tai-chinh-quoc-te/moi-Cùng với quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa, hiện tượng người Việt Nam

ra nước ngoài làm ăn, sinh sống, học tập đã và đang có sự thay đổi sâu sắc về sốlượng, thành phan, tinh chất cũng như dia bàn sinh sống Bên cạnh số người ViệtNam xuất cảnh theo các hình thức định cư, đoàn tụ gia đình, thì số lượng người đihọc, kết hôn, được nhận làm con nuôi, làm ăn, kinh doanh, lao động xuất khâu ởcác nước cũng tăng đáng kẻ, trong đó chiếm phan đông là số người đi lao động, đi

du học và kết hôn với người nước ngoài

Hiện nay, có khoảng 4,5 triệu người Việt Nam đang sinh song, lam viéc vahọc tập tai 109 quốc gia va vùng lãnh thổ trên thé giới” Dai bộ phận người Việt(98%) tập trung ở 21 nước thuộc năm khu vực địa lý: Bắc Mỹ, Tây Bắc Âu, Nga vàĐông Âu, Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Châu Úc Khoảng 80% người Việt đanglàm ăn, sinh sống ở các nước công nghiệp phát triển, cụ thể: Ở Mỹ có khoảng2.200.000 người; ở Pháp và Úc mỗi nước khoảng 300.000 người; Canada có250.000 người; Đức có 125.000 người Ngoài ra, một số nước va vùng lãnh thé có

đông người Việt Nam định cư là Đài Loan hơn 220.000 người, Campuchia

156.000 người, Hàn Quốc 123.000 người, Thái Lan, Malaysia mỗi nước trên

100.000 người; Nga, Séc, Anh mỗi nước trên 60.000 người; Nhật Bản 53.500

người, Angola 40.000 người; Lào, Ba Lan, Trung Quốc mỗi nước khoảng 30.000người; Na Uy và Hà Lan mỗi nước khoảng 20.000 người; Thuy Điển, Đan Mạch

mỗi nước khoảng 15.000 người; Bi, Thuy Sỹ, Ucraina mỗi nước khoảng 10.000

người Tại các khu vực khác như Nam A va Tây Bắc A, Trung Đông, Châu Phi,Nam Mỹ, tuy có người Việt làm ăn sinh sống, song số lượng là không nhiều'

3 hftp://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/90272/hon-4-5-trieu-nguoi-viet-song-o-nuoc-ngoai.html Truy cập ngày

20/06/2016 ;

4 Theo sô liệu của UB Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ ngoại giao

2

Trang 9

Cùng với sự phát triển hội nhập của đất nước, người Việt Nam định cư ởnước ngoài về Việt Nam tham gia vào các lĩnh vực như đầu tư, hôn nhân và giađình, dân sự tại Việt Nam ngày càng nhiều Trong lĩnh vực đầu tư, theo thong kécủa Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hiện có 51/63 tinh, thànhphố trong nước có các dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài, với hơn3.600 doanh nghiệp và tổng số vốn đầu tư lên tới 8,6 tỉ USD Con số 8,6 ti USD sốvốn đăng ký đầu tư kinh doanh tại Việt Nam của người Việt Nam ở nước ngoàikhông hề nhỏ gần bằng một nửa nguồn vốn doanh nghiệp FDI đăng ký đầu tư kinhdoanh vào Việt Nam năm 20145 Hay trong lĩnh vực sở hữu nhà, theo thống kê của

Bộ Xây dựng (Cục Quản lý nhà ở và Thị trường bất động sản) cho biết: Tính đến

ngày 28/6/2016 có 884 trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã hoàn

tất thủ tục mua nhà tại Việt Nam

Đề điều chỉnh quan hệ mà ngưởi Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia tạiViệt Nam, trong năm 2014 - 2016, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản phápluật, trong đó có quy định mới điều chỉnh địa vị pháp lý của người Việt Nam định

cư ở nước ngoài: Luật hôn nhân va gia đình (LHN&GD) năm 2014, Luật Dat dainăm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Bộ Luật dân sự (BLDS) năm 2015, Bộ Luật tốtụng dân sự (BLTTDS) năm 2015, Luật Quốc tịch năm 2014 Đồng thời, Nhànước ta đã ký kết, tham gia nhiều điều ước quốc tế điều chỉnh địa vị của người ViệtNam định cư ở nước ngoài như hiệp định tương trợ tư pháp, một số Công ước trongkhuôn khổ Hội nghị La Hay về Tư pháp quốc tế

Các văn bản pháp luật Việt Nam ban hành và điều ước quốc tế Việt Nam làthành viên đã tạo cơ sở pháp lý, điều chỉnh theo hướng thông thoáng, đơn giản,

5

hftp://giaoduc.net.vn/Kinh-te/3600-doanh-nghiep-Viet-kieu-voi-86-ti-USD-dang-dau-tu-tai-Viet-Nam-post154771.gd “3.600 doanh nghiệp Việt kiều với 8,6 tỉ USD đang đầu tư tại Việt Nam”

5

Trang 10

http://quehuongonline.vn/van-ban-phap-luat/quy-dinh-hien-hanh-ve-viec-so-huu-nha-va-nhan-quyen-su-dung-dat-thuận lợi hơn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào các quan hệ

dân sự, thương mại, đầu tư tại Việt Nam Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập quốc tế

ngày càng sâu rộng, các quan hệ mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham

gia ngày càng đa dạng, văn bản pháp luật Việt Nam ban hành có nhiều quy định

mới Do đó, việc nghiên cứu “Dia vị pháp ly của người Việt Nam định cu ở nước

ngoài tại Việt Nam - Một số van dé lí luận và thực tiễn” là sự cần thiết trong giai

đoạn hiện nay.

IL Tổng quan tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài

Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, đã có một số tácgiả nghiên cứu dưới dạng các sách tham khảo, bài viết hội thảo, tạp chí Có thểliệt kê một số công trình liên quan đến vấn đề này như:

Bài viết tạp chí

- Trần Trọng Dang Đàn, “Cộng dong người Việt Nam ở nước ngoài dau thé

kỷ XXI: Số liệu và Bình luận”, Tạp chi Quê Huong’;

- “Nâng cao hiệu quả công tác đối với Việt Nam ở nước ngoài trong tinh

hình mới” của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh - Tạp

chí Quê Hương;

- Nguyễn Hồng Bắc (2002), “Một số vấn đề pháp lý về người Việt Nam định

cu ở nước ngoài”, Tạp chí Luật học, Trường Dai học Luật Hà Nội, số 2/2002

- Doãn Hồng Nhung (2005), “Hành lang pháp lý mới cho người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất ở tại Việt Nam”,Tạp chí Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, số 1/2005

Trang 11

- Tưởng Duy Lượng (2006), “Hướng xử lý việc người Việt Nam định cu ở

nước ngoài mua nhà, đất nhưng nhờ người khác đứng tên hộ”, Tạp chí Tòa ánnhân dân, Tòa án nhân dân tối cao, số 6/2008

- Duy Kiên (2010), “Có người Việt Nam định cu ở nước ngoài tham gia

trong giao dich dân sự về nhà ở, trường hợp nào thì áp dụng Nghị quyết số1037/2006/NQ-UBTVOHII ngày 27/07/2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội,trường hợp nào thì không áp dụng”, Tạp chí Tòa án nhân dân, Tòa án nhân dân tốicao, số 3/2010

- Nguyễn Minh Hang, Nguyễn Thùy Trang (2011), “Xác định quyên sử dụngđất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tranh chấp đất đai từ quy địnhcủa Luật dat dai năm 2003”, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 6/2011.Sách chuyên khảo, đề tài nghiên cứu, khóa luận, luận văn

- Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam (2011) “Báo cáo tổng quan về tình

hình di cư của công dán Việt Nam ra nước ngoài” của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Hà Nội, tháng 12/2011;

- Doãn Hồng Nhung (2010), “Pháp luật về nhà ở cho người Việt Nam định

cu ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam”, Sách chuyên khảo, NXB Xây

dựng;

- Nguyễn Hồng Bắc (2011), “Quy định của pháp luật Việt Nam về người

nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài” Sách tham khảo, NXB Tu pháp, Hà Nội;

- Dinh Nữ Thủy Chinh (2004), “Chinh sách và pháp luật đất dai đối vớingười Việt Nam định cu ở nước ngoài”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học

Luật Hà Nội.

Trang 12

- Phạm Thị Tuyến (2005), “Pháp luật về việc cho phép người Việt Nam định

cư ở nước ngoài được quyên mua nhà ở gắn liền với quyên sử dụng đất ở tại ViệtNam”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội

- Đặng Anh Tuấn (2012), “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc

cho phép người Việt Nam định cu ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam”, Khoa

luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Hà Nội

- Phạm Thu Hương (2014), “Thuc trạng và hướng hoàn thiện một số quyđịnh pháp luật về quốc tịch và nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước

ngoài”, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.

- Phan Tuyết Trinh (2014), “Quyển sở hữu nhà ở của người Việt Nam định

cu ở nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội

Như vậy, các công trình kể trên đã nghiên cứu một số van đề pháp ly và thựctiễn liên quan đến người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam Tuy nhiên,các công trình, bài viết, nghiên cứu hầu như mới chỉ đề cập đến một số vấn đề về

hoạt động người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa công trình nào nghiên

cứu một cách hệ thống về các quan hệ dân sự, thương mai, đầu tư có người ViệtNam định cư ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay

Trang 13

pháp luật Việt Nam có nhiều điểm mới điều chỉnh về địa vị pháp lý của người Việt

Nam định cư ở nước ngoài,

Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cu ởnước ngoài tại Việt Nam - Một số van đê lí luận và thực tiên " là vẫn đề mới, chưa

có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện từ trước đến nay, nhất

là sau khi Việt Nam ban hành văn bản pháp luật trong năm 2014 - 2016 và văn bản

đó cơ bản có hiệu lực năm 2015 - 2017.

II Mục tiêu đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ:

- Những vấn đề chung về địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở

Thực hiện thành công mục đích trên, đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn:

- Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về người Việt

Nam định cư ở nước ngoài;

- Làm rõ quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta hội nhập quốctế;

- Nâng cao nhận thức về vai trò của người Việt Nam định cư ở nước

ngoài;

- Kết quả của dé tài nghiên cứu có thé được dùng làm tài liệu dé phô biến,

phục vụ cho việc giảng dạy ở Trường Đại học Luật Hà Nội, cũng như cho các

Trang 14

cơ sở đào tạo pháp luật, Viện nghiên cứu cũng như cho các đôi tượng khác có quan tâm đên cộng đông người Việt Nam ở nước ngoài.

- Kêt qua của đê tài nghiên cứu phục vụ trực tiép cho người Việt Nam

định cư ở nước ngoài tìm hiểu về pháp luật Việt Nam

IV Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

- Cách tiếp cận của dé tài: Sử dụng cách tiếp cận mới kết hợp với truyền thốngtrong mỗi chuyên đề thuộc đề tài

- Phương pháp nghiên cứu: Đề thực hiện đề tài, chúng tôi đã sử dụng tổng hopcác phương pháp nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích, thống kê, khái quát hóa Đây

là phương pháp truyền thống, đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn Đặc biệt đề tài

sử dụng phương pháp so sánh Phương pháp so sánh được sử dụng trong các

chuyên đề của đề tài nhằm làm rõ những điểm mới của pháp luật Việt Nam hiệnhành điều chỉnh địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt

Nam.

V Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài là vấn đề tương đốirộng, do vậy, đề tài không có tham vọng nghiên cứu tất cả các vấn đề về địa vịpháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, mà chỉ nghiên cứu về:

- Quyén và nghĩa vu cua người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam;

- Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong một sốlĩnh vực phổ biến và chủ yếu theo quy định pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể:Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong lĩnh vực xuấtnhập cảnh, sở hữu nha - sử dung dat, đầu tư và hôn nhân gia đình Riêng trong lĩnh

vực hôn nhân và gia đình, đê tài tập trung nghiên cứu quyên và nghĩa vụ của người

Trang 15

Việt Nam định cư ở nước ngoài khi tham gia vào quan hệ kết hôn, ly hôn và nhận

trẻ em Việt Nam trong nước làm con nuôi.

- Quyền và nghĩa của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tai Việt Nam, dovậy, quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luậtcác nước sẽ không được đề cập trong đề tài;

- Quyén dân sự của người Việt Nam định cu ở nước ngoài tai Việt Nam, do vậy,quyền chính trị của họ tại Việt Nam sẽ không được đề cập trong đề tài

VI Nội dung nghiên cứu và tiến độ thực hiện

- Dé tài nghiên cứu những vấn dé chung về người Việt Nam định cư ở

nước ngoài;

- Nghiên cứu lĩnh vực phổ biến mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài

tham gia tại Việt Nam;

- Nghiên cứu, so sánh quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành với

pháp luật Việt Nam thời kỳ trước để thấy được điểm mới, sự hội nhập của phápluật Việt Nam điều chỉnh địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước

ngoài tại Việt Nam.

- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luậtViệt Nam điều chỉnh địa vị pháp lý của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

tại Việt Nam.

Trang 16

_ PHẢNH

BAO CAO TONG HỢP

I KHÁI QUAT CHUNG VỀ NGƯỜI VIET NAM ĐỊNH CU Ở NƯỚCNGOAI

1.1 Khái niệm người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận dân cư không nhỏ

trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Khái niệm người Việt Nam định cư ở nướcngoài đã được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật và càng ngày càng được hoàn

thiện hơn.

m, 66

Trước đây, thuật ngữ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài ” đã được nhiêu

văn bản pháp luật quy định nhưng chưa có sự thống nhất Từ năm 1982 trở về

-trong các văn bản pháp luật ở nước ta.

Hiện nay, theo khoản 3 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: “NgườiViệt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cưtrú, sinh sống lâu dai ở nước ngoài ” Với quy định này, người Việt Nam định cư ởnước ngoài có thê thuộc một trong những trường hợp sau đây:

- Thứ nhất, người chỉ có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Thứ hai, người vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước ngoài

định cư ở nước ngoài;

10

Trang 17

- Thứ ba, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Căn cứ vào yếu tố quốc tịch, chỉ những người thuộc nhóm thứ nhất và thứhai mới là công dân Việt Nam!° Mặc dù đều là công dân Việt Nam, nhưng giữa hainhóm này cũng có những khác biệt nhất định, đó là:

+ Đối với người chỉ có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài: Xuất phát

từ mối quan hệ pháp lý ổn định và bền vững - đó là quốc tịch nên dù sống ở bat cứquốc gia nào, đương sự cũng vẫn chỉ là công dân Việt Nam trong quan hệ với nhànước Việt Nam và là người nước ngoài trong quan hệ với quốc gia sở tại

+ Đối với người vừa có quốc tịch Việt Nam vừa có quốc tịch nước khác định

cư ở nước ngoài: VỀ nguyên tắc, họ được coi là công dân của các quốc gia mà họmang quốc tịch Trong quan hệ với quốc gia sở tại, phụ thuộc vào việc người đó cóquốc tịch của nước sở tại hay không mà họ sẽ có địa vị pháp lý của công dân nước

sở tại hoặc địa vị pháp lý của người nước ngoài nếu họ mang quốc tịch của ViệtNam và quốc tịch của các nước khác

Như vậy, theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người Việt Nam định cư

ở nước ngoài, bao gồm hai loại là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vàngười gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài

1.2 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về người

Việt Nam định cư ở nước ngoài

2 Nguoi gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch VIệt Nam mà khi sinh ra

quôc tịch của họ được xác định theo nguyên tac huyệt thong và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sông lâu dài ở

nước ngoài (khoản 4 Điêu 3 Luật Quôc tịch năm 2008)

'© Theo Khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 “công dan Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” Theo Điều 13 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 (sửa đổi, bồ sung năm 2014):

- Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật

Trang 18

Thực hiện chính sách luôn luôn coi “cộng đồng người Việt Nam ở nướcngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đông dân tộc Việt Nam”!!, Nhà nướcViệt Nam có chính sách mở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, luôn tạođiều kiện để công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụcông dân; người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ mối quan hệ gắn bó vớiquê hương, đất nước.

1.2.1 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyên

lợi chính dang của người Việt Nam định cw ở nước ngoài

Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến cộng đồng ngườiViệt Nam ở nước ngoài Quan điểm này được thê hiện trong các Nghị quyết Đại hộiĐảng và gần đây nhất là Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII năm 2016 Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ XII cũng đã khăng định lại quan điểm của Đảng và Nhà nước

ta về chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài: “Nhà nước hoànthiện cơ chế, chính sách dé hỗ trợ, giúp đỡ dong bào định cư ở nước ngoài ổn địnhcuộc sống, phát triển kinh tế, góp phân tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân

ta với nhân dân các nước; được bảo hộ tính mang, tài sản và các quyên, lợi íchchính đáng; tạo điều kiện để đông bào giữ gin và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc;

có cơ chế, chính sách thu hút đông bào hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng vàbảo vệ đất nước “12

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 5

năm 2016 - 2020 với mục tiêu cơ bản đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp

theo hướng hiện đại Trong bối cảnh đó, mục tiêu của công tác đối với người ViệtNam ở nước ngoài đến năm 2020 là xây dựng cộng đồng người Việt Nam ở nướcngoài tiếp tục phát triển ôn định, đoàn kết, có địa vị pháp lý rõ ràng, có ảnh hưởng về

1 Nghị quyết số 36/NQ-TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

'2 Văn kiện Đại hội đại biêu toàn quôc lân thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, trang 165

12

Trang 19

chính trị, phon thịnh về kinh tế, phát triển về tri thức, giữ gìn và phát huy bản sắc vănhóa và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, gan bó chặt chẽ với quê hương, là nguồn lựchiệu quả đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước, phát huyhiệu quả vai trò cầu nối thúc đây quan hệ đối ngoại của Việt Nam.

Đặc biệt, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về bảo vệ quyền lợi chínhđáng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thé hiện cụ thé trong Nghịquyết 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối vớingười Việt Nam ở nước ngoài (Nghị quyết 36-NQ/TW) Nghị quyết 36-NQ/TWkhang định quan điểm nhất quán của Dang và Nhà nước ta, trong đó nêu rõ:

“Người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực củacộng đồng dân tộc Việt Nam, là nhân tô quan trọng góp phan tăng cường quan hệhợp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước”, đồng thời chỉ rõ “công tác đối vớingười Việt Nam ở nước ngoài là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và củatoàn dan’ Nghị quyết số 36-NQ/TU là một văn kiện có ý nghĩa lich sử, đã mở ra

"một trang mới”, có giá trị cơ bản, to lớn, toàn diện và lâu dài, thể hiện sâu sắc tưduy đổi mới của Dang ta về chính sách đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước

ngoài.

Nhằm tạo thêm động lực và những bước đột phá mới trong công tác đối vớingười Việt Nam ở nước ngoài, Chính phủ, Bộ, ngành, địa phương khác đã đề raChương trình hành động của mình dé triển khai, khan trương đưa Nghị quyết vàocuộc sống và tạo nên xung lực quan trọng trong việc gắn kết hoạt động của các cơ

quan chức năng với công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài như:

- Ngày 6/6/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số TTg về việc tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW và Chương trình

19/2008/CT-hành động của Chính phủ trong tình hình mới Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ đã

Trang 20

chỉ rõ một loạt các nhiệm vụ quan trọng của công tác đối với người Việt Nam ở nướcngoài trong thời gian tới Nhằm phát huy vai trò tích cực của cộng đồng người ViệtNam ở nước ngoài trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

- Để quản lý nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài,thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW, ngày 18/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã banhành Quyết định số 102/2008/QD-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và

cơ cấu tô chức của Uy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Quyết định102/2008/QD-TTg khang định Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài là

cơ quan cấp tổng cục trực thuộc Bộ Ngoại giao, có chức năng giúp Bộ trưởng BộNgoại giao thực hiện quản lý nhà nước về công tác đối với người Việt Nam ở nước

ngoài.

- Ngày 19 tháng 5 năm 2015, Bộ Chính tri đã ban hành Chi thị số 45-CT/TW

về tiếp tục day mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW Chỉ thị cũng nhân mạnhnhững chủ trương, quan điểm của Nghị quyết số 36-NQ/TW Trên cơ sở đó, đề raphương hướng, nhiệm vụ chủ yếu cho các cấp ủy, tổ chức Đảng, các ngành, các cấpthực hiện trong thời gian tới nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập và thực hiệntốt hơn nữa công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

- Ngày 05 tháng 04 năm 2016, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 27/NQ-CP

về Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục đây mạnh thực hiện Nghị quyết

số 36-NQ/TW Chương trình hành động này với mục tiêu cụ thể hóa các phươnghướng, nhiệm vụ do Bộ Chính trị đề ra, giao đầu mối chủ tri và các cơ quan phốihợp theo chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành, địa phương nhằm tiếp tục tổchức thực hiện tốt các nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết số 36-NQ/TW va Chi thị số

45-CT/TW của Bộ Chính trị giai đoạn 2016 - 2020.

14

Trang 21

1.2.2 Những chính sách, wu đãi của Nhà nước Việt Nam dành cho người Việt Nam định cw ở nước ngoài

a Chính sách một giá

Nhằm bao đảm cho người Việt Nam định cu ở nước ngoài bình dang vớicông dân Việt Namở trong nước, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luậtthé hiện nội dung này như:

- Quyết định số 210/1999/QD-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chínhphủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có quyđịnh bố sung đối tượng người gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài có côngtrong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước được hưởng giá các loạidịch vụ, giá vé đi lại trên các loại phương tiện giao thông vận tải như áp dụng đối

với người Việt Nam ở trong nước.

- Quyết định 114/2001/QD-TTg ngày 31/07/2001 của Thủ tướng Chính phủ

về việc sửa đôi, bổ sung Quyết định số 210/1999/QĐ-TTg, cho phép áp dụng chínhsách một giá đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thân nhân: “Tat cảngười Việt Nam ở nước ngoài cùng thân nhân của họ khi về nước đều được hưởng

giá các loại dich vu, gia vé di lại trên các phương tiện giao thông vận tải như công dân trong nước ”

Việc quy định thống nhất một giá các loại dịch vụ, giá vé đi lại trên các loạiphương tiện giao thông vận tải như công dân trong nước cho thấy Đảng và Nhànước ta luôn quan tâm đến cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài Ngoài ra, việcquy định chính sách một giá là sự cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng và tạo điềukiện thuận lợi để kiều bào về thăm quê hương, đầu tư, kinh doanh gop phần xâydựng đất nước

b Chính sách kiều hoi

Trang 22

Kiều hối đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốcgia đang phát triển cần rất nhiều vốn như Việt Nam Với những chính sách thôngthoáng của Nhà nước như cho phép thân nhân trong nước được nhận tiền gửi củangười Việt Nam định cư ở nước ngoài ở nước ngoài bằng ngoại tệ thay vì chỉ nhậnđược bang tiền đồng Việt Nam đã tạo sự hấp dẫn khuyến khích sự gia tăng kiềuhối chuyên về Việt Nam Năm 2014 đạt trên 12 tỷ USD, năm 2015 con số này đãtăng lên mức 13- 14 tỷ USD, đưa Việt Nam đứng thứ ba tại châu A, và đứng thứ 11trên thế giới về thu hút kiều hối!? Số liệu này chưa bao gồm lượng tiền do ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài trực tiếp mang theo trong những chuyến về thămquê Ngoài ra, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn tham gia đầu tư thôngqua người thân ở trong nước với tổng số vốn ước tính hàng tỷ USD "4.

c Chỉnh sách xuất, nhập cảnh

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở

về qué hương, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày 24/9/2015quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và ngườinước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc củacông dân Việt Nam Nghị định số 82/2015/NĐ-CP thay thế Quyết định135/2007/QĐ-TTg trước đây của Thủ tướng Chính phủ Theo Nghị định số82/2015/NĐ-CP thì đối tượng được miễn thị thực là người có quốc tịch Việt Namhoặc có gốc Việt Nam mang hộ chiếu nước ngoài còn giá trị và người nước ngoài

là vợ, chồng, con của họ

Ngoài ra, Nhà nước ta còn có chính sách để khuyến khích người Việt Nam

định cư ở nước ngoài đâu tư vê Việt Nam.

13 http:/Avww.tienbo.org/2016/12/kieu-hoi-ve-viet-nam-nam-2016-9-ty-usd.html “

'4 http://vccnews.vn/?page=detai&folder=165&1d=2959, ngày truy cập 01/07/2016.p pag gay truy cap

16

Trang 23

Như vậy, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về

người Việt Nam ở nước ngoài Các chủ chương, chính sách trên đã thu hút và tạo

điều kiện cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở về nước sinh sống và hoạtđộng đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và từng bước tháo gỡ, xóa bỏ phân biệt giữa

công dân Việt Nam ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

1.3 Quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, vấn đề quốc tịch có ý nghĩahết sức quan trọng Đề điều chỉnh vấn đề này, qua các thời kỳ, Nhà nước ta đã banhành văn bản pháp luật như: Luật Quốc tịch năm 1988, Luật Quốc tịch năm 1998

và hiện nay là Luật Quốc tịch năm 2008 (sửa đôi, b6 sung năm 2014) Về quốc tịchcủa người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Luật Quốc tịch năm 2008 đã đề cập vấn

được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan”.

Quy định này xuất pháp từ thực tế, ngoại trừ số người Việt Nam định cư ởnước ngoài đã xin thôi quốc tịch Việt Nam dé nhập quốc tịch nước sở tại thì hiệnnay, còn nhiều người vừa có quốc tịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước ngoài.Việc họ vẫn còn quốc tịch Việt Nam khi đã được nhập quốc tịch nước ngoài là do

Trang 24

nước mà họ định cư công nhận hai quốc tịch hoặc chấp nhận hai quốc tịch trên thực

tế Phần đông cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài mong muốn Nhànước Việt Nam công nhận quy chế hai hay nhiều quốc tịch, nghĩa là vừa có quốctịch Việt Nam, vừa có quốc tịch nước ngoài Ngoại trừ thế hệ thứ hai, thế hệ thứ bamặc nhiên có quốc tịch nước ngoài do sinh ra, còn lại họ mong muốn được nhậpquốc tịch nước ngoài vì những vấn đề liên quan trực tiếp tới lợi ích của bản thân họnhư để được hưởng quy chế cư trú dài hạn, có hộ chiếu nước ngoài, được hưởngcác quyền lợi như công dân nước sở tại về việc làm, bảo hiểm, trợ cấp xã hội, việchọc hành của con cái Nhưng đồng thời họ cũng không muốn từ bỏ quốc tịch ViệtNam vì họ muốn giữ mối liên hệ chặt chẽ với đất nước Việt Nam Việc còn haykhông còn giữ quốc tịch Việt Nam cũng ảnh hưởng trực tiếp tới một số quyền lợicủa họ như vấn đề xuất nhập cảnh, cư trú, hồi hương !Š

Ngoài việc quy định quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đồng thời cóquốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài, Luật Quốc tịch Việt Nam (sửađổi, b6 sung) năm 2014, khang định rõ vấn đề quốc tịch của người Việt Nam định

cư ở nước ngoài tại Điều 13: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa matquốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này cóhiệu lực thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam Người Việt Nam định cư ở nước ngoàichưa mắt quốc tịch Việt Nam mà không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Namtheo quy định tại Điều 11 của Luật này thì đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam

ở nước ngoài để được xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp Hộ chiếu Việt Nam.Như vậy, vấn đề đăng ký gữi quốc tịch không ảnh hưởng đến quốc tịch của người

Việt Nam định cư ở nước ngoài Quy định này phù hợp với nguyện vọng của đông

đảo người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tao tâm lý phan khởi, yên tâm và ngày

1https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-lao-dong/thuc-trang-quoc-tich-cua-nguoi-viet-nam-dinh-cu-o-nuoc-ngoai.aspx “7 ực trạng quốc tịch của người Việt Nam định cw ở nước ngoài ”

18

Trang 25

càng hướng về đất nước Việt Nam với tình cảm đặc biệt của những người con đang

ở xa Tổ quốc

1.3.2 Các trường hợp thay đổi quốc tịch của người Việt Nam định cư ở

nước ngoài

Trên cơ sở quy định trong Luật quốc tịch năm 2008 và nguyện vọng của các

cá nhân, quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể thay đôi theo

các trường hợp:

- Xin thôi quốc tịch Việt Nam: Các vẫn đề pháp lý liên quan đến việc xin thôiquốc tịch Việt Nam được quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 của Luật Quốc tịchnăm 2008 Hiện nay, hiện tượng công dân Việt Nam xin thôi quốc tịch Việt Namđang có xu hướng gia tăng Những người xin thôi quốc tịch Việt Nam thường làphụ nữ Việt Nam khi kết hôn với chồng là người nước ngoài hoặc để ra nước ngoàisinh sống

- Xin vào quốc tịch Việt Nam hoặc xin trở lại quốc tịch Việt Nam

Trong cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, nhóm người gốcViệt Nam hiện chiếm một số lượng khá lớn'5 Người gốc Việt Nam phụ thuộc vàotừng trường hợp, họ có thể xin vào quốc tịch Việt Nam hoặc xin trở lại quốc tịchViệt Nam Với quy định của Luật Quốc tịch năm 2008, những người bị mất quốctịch Việt Nam theo Điều 26, khoản 2 Điều 18 và Điều 35 nếu có nguyện vọng vàđáp ứng các yêu cầu, điều kiện có thé được trở lai quốc tịch Việt Nam

Trong những năm gần đây, các cơ quan có thầm quyền của Việt Nam đã tiếpnhận và giải quyết một số trường hop xin trở lại quốc tịch Việt Nam Cu thé, số liệu

'6 Xem thêm Thông tư số 2461/2001/TT-BNG ngày 5/10/2001 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Điều 1,

Quyết định 114/2001/QD-TTg ngày 31/7/2001 về việc sửa đổi, bd sung một sô điều của Quyết định

210/1999/QD-TTg ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoai

Trang 26

chính thức của Bộ Tư pháp, trong năm 2015 có 14 người được trở lại quốc tịchViệt Nam và quý 2 năm 2016, Bộ trưởng Bộ tư pháp đã trình 05 hồ sơ xin nhậpquốc tịch Việt Nam, 04 hồ sơ xin trở lại quốc tịch Việt Nam.

Ngoài ra, quốc tịch của người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn thay đổitrong trường hợp bị tước quốc tịch Việt Nam (Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam

năm 2008).

Nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính, ngày 4/7/2017, Chính phủ banhành Nghị quyết số 58/NQ - CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờcông dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nướccủa Bộ Tư pháp (có hiệu lực từ ngày 4/7/2017) Nghị quyết này sẽ giúp bãi bỏ hàngloạt thủ tục hành chính gây phiền hà cho người dân'” Trong lĩnh vực quốc tịch,Nghị quyết số 58/NQ - CP có một số cải cách đáng chú ý liên quan đến: Việc xinnhập quốc tịch Việt Nam, việc xIn thôi quốc tịch Việt Nam, việc xin trở lại quốctịch Việt Nam, việc cấp giấy xác nhận có quốc tịch và việc cấp giấy xác nhận làngười gốc Việt Nam

1.4 Vai trò của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

Cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có một tiềm năng to lớn vềtri thức cũng như về kinh tế Trong lĩnh vực đầu tư, kế từ khi đất nước thực hiệnđổi mới đến nay, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đầu tư vềnước dưới nhiều hình thức khác nhau Đến nay đã có 51/63 tỉnh, thành phố có các

dự án đầu tư của người Việt Nam ở nước ngoài Nhiều doanh nhân, doanh nghiệpViệt Nam ở nước ngoài đã mang nhiều dự án đầu tư lớn về cho đất nước Ho là cỗđông chính trong một số ngân hàng lớn tại Việt Nam như: Techcombank,VPBank ; đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, trung tâm thương mại như:

!7 Xem thêm Nghị quyết 58/NQ - CP ngày 4/7/2017

20

Trang 27

VinGroup, Melinh Plaza ; trong lĩnh vực khách sạn như: Furama; trong lĩnh vực

sản xuất như: Eurowindow, Masan, Công ty hoá phẩm Mỹ Lan; trong lĩnh vực dulịch như tập đoàn SunGroup, Eden Dalat Resort ; trong chế biến rác thải như Công

ty Đa Phước, v.v Các dự án đã góp phan tạo công ăn việc làm, đào tạo nghé, pháttriển kinh tế xã hội tại địa phương và tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách nhànước Gần đây, đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang có xu hướngchuyên dịch sang nhiều lĩnh vực khác nhau, có quy mô lớn hơn và thông qua cáchình thức đầu tư đa dạng hơn, như: dược phẩm, hóa chất, y tẾ, giáo dục, công nghệ

thông tin, tài chính ngân hàng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ

phần mềm !Š

Trong lĩnh vực khoa học và giáo dục, trí thức người Việt Nam định cư ở

nước ngoài đã có nhiều đóng góp trong suốt quá trình phát triển của đất nước, trênnhiều lĩnh vực như: tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyên giao côngnghệ, tư vấn quản lý kinh tế, hợp tác đầu tư, cung cấp thông tin khoa học và côngnghệ, Hang nam, co gan 300 lượt chuyên gia, tri thức người Việt Nam định cu ởnước ngoài về nước tham gia giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chuyển giao côngnghệ, tích cực đóng vai trò làm cầu nối quan trọng thúc day quan hệ hợp tác quốc

tế giữa các cơ sở dao tạo trong nước và nước ngoài'° Đặc biệt trong năm 2016,Việt Nam đã kết nối được trên 540 chuyên gia giỏi nước ngoài, trong đó có khoảng

250 chuyên gia, trí thức người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang làm việc và

hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp trong khắp cả

!8http://connectviet.moit.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&category_id=l7&menu_id=4&id=808

“Diễn đàn doanh nhân Việt Nam tại Thái Lan”.

12

Trang 28

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Viet-nam-tren-duong-doi-moi/2010/32/Cong-tac-doi-voi-nguoi-Viet-nước??, Sự đóng góp của trí thức người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một phankhông thé thiếu trong việc phát triển đất nước nói chung và việc xây dựng phươnghướng phát triển khoa học và công nghệ nói riêng của nước ta.

Như vậy, có thể thấy người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã và đang lànhững chủ thé đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước Dé tạo điều kiệncũng như huy động nguồn lực to lớn từ cộng đồng người Việt Nam định cư ở nướcngoài, Nhà nước cần có những chính sách va cơ chế mở cửa dé thu hút cũng nhưkhuyến khích người Việt Nam định cư ở nước ngoài trở về góp phần xây dựng quêhương đất nước

Il QUYEN VÀ NGHĨA VỤ CUA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CU ỞNƯỚC NGOÀI TRONG MỘT SỐ LĨNH VỰC

2.1 Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tronglĩnh vực xuất, nhập cảnh, cư trú

Hiện nay, pháp luật Việt Nam có nhiều quy định mới, thông thoáng, tạo điềukiện thuận lợi cho người Việt Nam định cu ở nước ngoai xuất nhập cảnh Việt Nam

để thăm thân, giải quyết các việc cá nhân; đăng ký thường trú tại Việt Nam khiđược hồi hương, mang tai sản về nước khi được hồi hương,

2.1.1 Quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động xuất, nhập cảnh của

người Việt Nam định cw ở nước ngoài

Hiện nay, Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật dé điều chỉnh hoạtđộng xuất cảnh ra nước ngoài, nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích khác nhau

của người Việt Nam định cư ở nước ngoài”! Nguyên tac chung, công dân Việt

http://www

baomoi.com/nam-2016-viet-nam-thu-hut-hon-250-tri-thuc-viet-kieu-dong-gop-cho-dat-nuoc/c/21499607.epi “Năm 2016, Việt Nam thu hút hon 250 tri thức Việt kiều đóng góp cho đất nước”

24 Nghi định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17 tháng 8 năm 2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (N ghi

dinh so 136/2007/NĐ-CP), Nghị định sô 94/2015/NĐ-CP ngày 16 thang 10 năm 2015 sửa đôi, bô sung một sô Điêu

của Nghị định sô 136/2007/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành kê từ ngày 01 tháng 12 năm 2015); Nghị định sô

22

Trang 29

Nam được cấp hộ chiếu quốc gia hoặc giấy tờ khác phù hợp để xuất cảnh, nhậpcảnh Việt Nam Người Việt Nam định cư ở nước ngoài muốn xuất, nhập cảnh ViệtNam phải được cơ quan có thâm quyền của Việt Nam cấp giấy tờ có giá trị xuất,nhập cảnh Tuy nhiên, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể chưa được cơquan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnhnếu thuộc một trong những trường hợp: Không có giấy tờ chứng minh có quốc tịchViệt Nam; Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo quyết

định của Bộ trưởng Bộ Công an”.

Nhăm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người Việt Nam định cư ở nướcngoài trở về quê hương, Chính phủ ban hành Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày24/9/2015 quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nướcngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nướcngoài hoặc của công dân Việt Nam (Nghị định số 82/2015/NĐ-CP) Việc ban hànhNghị định số 82/2015/NĐ-CP là một bước thể chế hóa cao hơn nữa quy định vềmiễn thị thực cho người Việt Nam ở nước ngoài, đảm bảo sự đồng bộ của hệ thốngpháp luật và phù hợp với chủ trương tiếp tục đơn giản hóa, minh bạch hóa thủ tụchành chính Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tạo ra

hành lang thông thoáng hơn nữa cho người Việt Nam định cu ở nước ngoài khi trở

về quê hương, đồng thời là sự khăng định chủ trương trước sau như một của Đảng

và Nhà nước ta coi cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không táchroi của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Theo Điều 2 khoản 1 Nghị định số 82/2015/NĐ-CP thì đối tượng được miễn

thị thực là “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vo,

82/2015/ND-CP ngày 24/9/2015 quy định về việc miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoai và người

nước ngoài là vợ, chong, con của người Việt Nam định cu ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam (có hiệu lực thi

hành ké từ ngày 15 thang 11 năm 2015)

Trang 30

chong, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân ViệtNam“ Đề được co quan có thầm quyền cấp giấy miễn thị thực thì người nhập cảnhphải đáp ứng các điều kiện: Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còngiá trị ít nhất 01 năm; Có giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn thị thực;Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh” Giấymiễn thị thực được cấp cho người nhập cảnh Việt Nam thăm thân, giải quyết viécriêng Giấy miễn thị thực có thời hạn tối đa không quá 05 năm và ngắn hon thờihạn sử dụng của hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của người được cấp ítnhất 06 tháng.

Khi nhập cảnh vào Việt Nam bằng giấy miễn thị thực, người Việt Nam định

cư ở nước ngoài được ra vào các cửa khẩu Việt Nam Muốn ở lại Việt Nam, họphải làm thủ tục đăng ký tạm trú tại Việt Nam và được đơn vị kiểm soát xuất nhậpcảnh cấp chứng nhận tạm trú 06 tháng cho mỗi lần nhập cảnh; nếu giấy miễn thịthực còn thời hạn dưới 06 tháng thì cấp chứng nhận tạm trú bằng thời hạn của giấymiễn thị thực Nếu ho có nhu cầu ở lại Việt Nam trên 06 tháng, được cơ quan, tô

chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh và có lý do chính đáng thì được xem xét, giải

quyết gia hạn tạm trú không quá 06 tháng

2.1.2 Quy định pháp luật Việt Nam về cư trú tại Việt Nam của người Việt

Nam định cw ở nước ngoài

Theo Thông tư liên tịch số 03/2014/VBHN-BCA ngày 10/2/2014 của BộCông an và Bộ Ngoại giao hướng dẫn thủ tục giải quyết cho người Việt Nam định

cư ở nước ngoài đăng ký thường trú tại Việt Nam (Thông tư liên tịch số

03/2014/VBHN-BCA), người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ được đăng ký

thường trú tại Việt Nam nếu thuộc thuộc một trong các diện sau:

4a Xem Điều 21 và Điều 28 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt

Nam năm 2014.

24

Trang 31

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờthay hộ chiếu do nước ngoài cấp còn giá trị về Việt Nam đăng ký thường trú.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu nước ngoài, nếu

có giấy tờ thường trú do nước ngoài cấp

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có hộ chiếu Việt Nam còn giá tri su

dung.

Bén canh viéc quy dinh cac đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoàithuộc diện đăng ký thường trú tại Việt Nam, Thông tư liên tịch số 03/2014/VBHN-BCA còn quy định những trường hợp không thuộc diện đối tượng đăng ký thườngtrú, đó là: Người đã xin thôi quốc tịch Việt Nam Trường hợp muốn xin thường trútại Việt Nam thì phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của

pháp luật Việt Nam; Người thuộc diện “chưa được nhập cảnh Việt Nam””!.

Khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, họ có thêmang tài sản thuộc quyền sở hữu về Việt Nam Những tài sản người Việt Nam định

cư ở nước ngoài mang về Việt Nam có thé là hành lý mang theo người, gửi trướchoặc gửi sau chuyên đi Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đốitượng được hồi hương về Việt Nam, họ được nhập khẩu 01 xe ô tô sau khi đã hoàn

thành thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam.

2.2 Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tronglĩnh vực đầu tư

2.2.1 Quyên và nghĩa vụ của người Việt Nam định cw ở nước ngoài tronglĩnh vực đầu tư trước khi ban hành Luật Dau tư năm 2014

Trước khi ban hành Luật Đầu tư năm 2014, hoạt động đầu tư tại Việt Namqua từng thời kỳ được điều chỉnh theo nhiều văn bản pháp luật về đầu tư:

Trang 32

- Điều lệ đầu tư nước ngoài được ban hành kèm theo Nghị định số

115/HĐCP ngày 18/04/1977;

- Luật Dau tư nước ngoài năm 1987 ban hành ngày 19/12/1987 (sửa đổi, bổ

sung năm 1990 và năm 1992);

- Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 (sửa đổi, bố sung năm

1998);

- Luật Dau tư nước ngoài ngày 12/11/1996 (sửa đổi, bố sung năm 2000);

- Luật Đầu tư năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 Đây là văn bảnthay thế cho Luật Đầu tư nước ngoài và Luật khuyến khích đầu tư trong nước

Khi nghiên cứu về văn bản pháp luật này, có thé nhận thấy:

- Văn bản pháp luật về đầu tư, về cơ bản đều quy định về quyền và nghĩa vụcủa các nhà đầu tư nói chung và quyền và nghĩa vụ của các nhà đầu tư là người

Việt Nam định cư ở nước ngoài nói riêng.

- Việc ban hành văn bản pháp luật về đầu tư, nhất là Luật Đầu tư năm 2005

đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyên biến tích cực của tình hìnhđầu tư tại Việt Nam nói chung cũng như khuyến khích người Việt Nam định cư ởnước ngoài đầu tư về nước nói riêng

Tuy nhiên, các quy định của pháp luật Việt Nam về đầu tư, đặc biệt là luậtđầu tư trong giai đoạn này đã bộc lộ một số bất cập

Thứ nhất, có quá nhiều văn ban được ban hành dé điều chỉnh hoạt động đầu

tư, gây không ít khó khăn cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong việc tìm

hiểu về chính sách, pháp luật cũng như các ưu đãi được hưởng khi đầu tư về nước.Theo báo cáo tổng kết thi hành Luật đầu tư năm 2005, từ khi ban hành Luật đầu tưnăm 2005, tổng cộng đã có 24 văn bản trực tiếp hướng dẫn và thi hành Luật Đầu tưđược ban hành, trong đó: Chính phủ ban hành 13 Nghị định, 01 Nghị quyết; Thủ

26

Trang 33

tướng Chính phủ ban hành 03 Quyết định; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành 7Thông tư, Quyết định Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ,ngành cũng ban hành hơn 60 văn bản quy định những nội dung liên quan đến quyđịnh của Luật Dau tư?.

Thứ hai, không có một văn bản pháp luật nào xác định cụ thể, rõ ràng dia vịpháp lý của nhà đầu tư là người Việt Nam định cư ở nước ngoài Cho nên đã dẫnđến tình trạng giải quyết không thống nhất Có Sở kế hoạch và Đầu tư xem ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài như nhà đầu tư trong nước, chỉ yêu cầu họ thựchiện thủ tục đăng ký kinh doanh khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam Ngược lại, có

Sở kế hoạch và Đầu tư lại bắt buộc họ phải làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tưnhư nhà dau tư nước ngoài?9

Thur ba, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư, hồ sơ, thủ tục đăng ký và thẳmtra dự án đầu tư còn nhiều phức tạp, gây khó khăn cho các nhà đầu tư, đặc biệt làđối với lĩnh vực kinh doanh có điều kiện

Nhăm khắc phục những điểm bất cập của Luật Đầu tư năm 2005, hoàn thiện

hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ, phù hợp với cácđiều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên cũng như giải quyết những khó khăntrong hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư, Luật Đầu tư năm 2014 đã được thôngqua ngày 26/11/2014 và chính thức có hiệu lực ké từ ngày 01/07/2015

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài theoLuật Đầu tư năm 2014

Trang 34

Luật Đầu tư năm 2014 có nhiều quy định mới so với các văn bản pháp luậtđầu tư trước đây về chủ thê đầu tư, về thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư,

về thực hiện dự án đầu tư

Đặc biệt, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, Luật Đầu tư năm

2014 có một trong số những điểm mới đáng lưu ý, đó là: Có quy định tiêu chí phânbiệt “nhà đầu tư trong nước” và “nhà đầu tư nước ngoài” Theo Điều 3 Luật Đầu tưnăm 2014, “nhà đầu tư” bao gồm “nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và

tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” Trong đó, “Nhà dau tư nước ngoài là cánhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thựchiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” Còn “nhà đầu tư trong nước là cánhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài làthành viên hoặc cô đông.”

Như vậy, khác với Luật Đầu tư năm 2005, Luật Đầu tư năm 2014 không liệt

kê các tổ chức, cá nhân có thé được coi là nhà đầu tư mà sử dụng tiêu chí quốc tịch

để phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Nếu theo tiêu

chí này thì:

- Những cá nhân là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt

động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam sẽ được coi là “nhà đầu tư trong nước”

- Đối với các cá nhân là người sốc Việt Nam khi thực hiện hoạt động đầu tưkinh doanh tại Việt Nam sẽ được xác định là “nhà đầu tư nước ngoài” Hay nóicách khác, các quy định, điều kiện áp dụng đối với các cá nhân nước ngoài thôngthường khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam cũng sẽ áp dụng đối với người gốc Việt

Nam định cư ở nước ngoài.

Việc quy định như trên, đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thấmquyền làm thủ tục cho Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư

28

Trang 35

kinh doanh tại Việt Nam và đó cũng là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của họkhi đầu tư tại Việt Nam Trên cơ sở đó, Luật Đầu tư năm 2014 quy định:

- Các quyền và nghĩa vụ đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoàidau tư tại Việt Nam: Tại các Điều 5, Điều 6, Điều 7 của Luật Đầu tư năm 2014

- Quyên và nghĩa vụ của người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài tại ViệtNam: Ngoài các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài,nhà đầu tư là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài có một số các quyền vànghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 22, khoản 2 Điều 28 Luật Đầu tư năm2014; Điều 11 khoản 8, Điều 27 Nghị định 118/2015/NĐ-CP của Chính phủquy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư

Như vậy, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền và nghĩa vụ củangười Việt Nam định cư ở nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư có thê nhận thấy, các

ưu đãi dành cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài nói riêng cũng như các nhà

dau tư nước ngoài nói chung đã được mở rộng đáng kế về lĩnh vực đầu tư, hìnhthức đầu tư, phương thức giải quyết tranh chấp Những quy định này thể hiện rõcam kết của nhà nước Việt Nam đó là không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư,

kể cả nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

2.3 Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tạiViệt Nam trong lĩnh vực sở hữu nhà và sử dụng đất

2.3.1 Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cw ở nước ngoài tai

Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu nhà

Trải qua các thời kỳ khác nhau, pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện,

đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của cộng đồng người Việt Nam định cư ởnước ngoài trở về sinh sống hoặc đầu tư ở quê hương Dé quyền sở hữu nha ở của

người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam được mở rộng và có hiệu quả

Trang 36

hơn nữa, ngày 25/11/2014, Luật Nhà ở năm 2014 được ban hành và chính thức có

hiệu lực từ ngày 01/07/2015 Nhăm triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2014 đạthiệu quả tốt nhất, ngày 20/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số99/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nha

ở (Nghị định số 99/2015/NĐ-CP) Luật Nhà ở năm 2014 ra đời có thé coi là bướcđột phá trong việc luật hóa các chính sách về nhà ở của Nhà nước ta đối với cộngđồng người Việt Nam ở nước ngoài

Theo Luật Nhà ở 2014, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu “đượcphép nhập cảnh vào Việt Nam’ thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam”” Như vậy,bên cạnh tổ chức, hộ gia đình cá nhân trong nước và tô chức, cá nhân nước ngoàithì người Việt Nam định cư ở nước ngoài là đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tạiViệt Nam Quy định này đã mở rộng tất cả người Việt Nam định cư ở nước ngoàiđều có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam giống như công dân Việt Nam ở trongnước, không phân biệt phải thuộc nhóm đối tượng nào hoặc thuộc trường hợp đặcbiệt nào Không phân biệt có quốc tịch Việt Nam hay không có quốc tịch ViệtNam, cũng không xem xét thuộc diện về đầu tư trực tiếp tại Việt Nam hoặc cócông đóng cho đất nước hoặc phải là nhà khoa học, nhà văn hóa, người có khảnăng đặc biệt hoặc phải có vợ, chồng là công dân Việt Nam sống tại Việt Nam vàcũng không khống chế số lượng nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ được mua và côngnhận quyên sở hữu

2.3.1.1 Quyển của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam trong

Trang 37

các quy định này, Luật Nhà ở năm 2005 (sửa đổi, bổ sung), Nghị định71/2010/NĐ-CP, Luật Đất đai năm 2003 và hiện nay Luật Nhà ở năm 2014 cũngtiếp tục quy định cụ thê về vấn đề này Khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở năm 2014, quyđịnh các quyền của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi mua và sở hữu nhà ởtại Việt Nam Nghiên cứu các quy định này cho thấy, các quyền của người Việt

Nam định cư ở nước ngoài khi mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam áp dụng hoàn

toàn giống công dân Việt Nam ở trong nước

2.3.1.2 Các nghĩa vụ của người Việt Nam định cu ở nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Cùng với việc hưởng các quyền, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khiđược sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định theo quy

định của pháp luật Nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi sở hữu

nhà ở tại Việt Nam lần đầu tiên đã được quy định tại Nghị định 81/2001/NĐ-CP,Luật Nhà ở năm 2005 và hiện nay, các nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở tiếp tục đượcghi nhận và khăng định tại Luật Nhà ở năm 2014 Theo đó, nghĩa vụ của chủ sởhữu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng giống như nghĩa vụ của chủ sởhữu là công dân Việt Nam ở trong nước và được quy định tại khoản | Điều 11 Luật

Nhà ở năm 2014.

Như vậy, Luật Nhà ở năm 2014 đã tạo ra một hành lang pháp lý tương đốihoàn chỉnh dé điều chỉnh hầu hết các van dé liên quan đến lĩnh vực nhà ở Khi đãđược công nhận quyền sở hữu nhà ở thì chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định

cư ở nước ngoài cũng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như công dân Việt Nam ởtrong nước Điều này thé hiện pháp luật Việt Nam đảm bảo nguyên tắc công bằng,bình dang giữa hai nhóm đối tượng này

Trang 38

2.3.2 Quy định của pháp luật Việt Nam về sử dụng đất của người Việt

Nam định cự ở nước ngoài tại Việt Nam

Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Dat đai năm 2013 (có hiệulực từ ngày 1/7/2014) Theo Điều 5 khoản 6 Luật Đất đai 2013, người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài là người sử dụng đất trong trường hợp được Nhà nước giaođất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.Đồng thời, Luật Đất đai 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài là người sử dụng đất trong trường hợp:

- Thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam (Điều 183)

- Sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khucông nghệ cao, khu kinh tế (Điều 185)

- Sử dụng đất ở khi được sở hữu nhà ở tại Việt Nam (Điều 186)

- Thuê dat dé xây dựng công trình ngầm (Điều 187)

Nghiên cứu các quy định trên về quyền và nghĩa vụ của người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam có thé rút ra một số nội dung đáng

lưu ý sau đây:

Thứ nhất, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Namgiao đất có thu tiền sử dụng đất; người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhànước Việt Nam cho thuê đất theo hình thức thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cảthời gian thuê; người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận chuyển nhượng quyền

sử dụng đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế từ người khác

dé thực hiện dự án đầu tu; người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất được

cơ quan nhà nước có thâm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ thuêđất trả tiền thuê đất hàng năm sang giao đất có thu tiền sử dụng đất thì có các quyềnchuyên nhượng, tặng cho, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằng quyền

32

Trang 39

sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất để hợp tác sản xuất,kinh doanh với tổ chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tô chức, cá

nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước Việt Nam

cho thuê đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm; người Việt Nam định cư ởnước ngoài thuê lại đất trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế cóquyền chuyên nhượng, tặng cho, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh và góp vốn bằngtài sản thuộc sở hữu của minh gan liền với dat dé hợp tác sản xuất, kinh doanh với

tô chức, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tô chức, cá nhân nước

ngoài theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng cóquyên sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ởgan liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam Khi sở hữu nhà ở gắn liền với quyền

sử dụng đất tại Việt Nam, thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có các quyềnchung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166 Luật Đất đai năm 2013.2.4 Quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong

lĩnh vực hôn nhân và gia đình

Cùng với sự phát triển hội nhập của đất nước, người Việt Nam định cư ởnước ngoài về Việt Nam tham gia vào quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hônnhân và gia đình nói riêng ngày càng nhiều Dé điều chỉnh quan hệ này, Nhà nước

ta đã ban hành văn bản pháp luật: Luật HN&GD năm 2014, Luật Hộ tịch năm

2014, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và một số văn bản liên quan khác

Nghiên cứu những văn bản quy phạm pháp luật trên cho thấy, người ViệtNam định cư ở nước ngoài được quyền tham gia vào các quan hệ trong lĩnh vực

hôn nhân và gia đình tại Việt Nam và khi họ tham gia vào các quan hệ này họ được

Trang 40

hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ như công dân Việt Nam Nhà nước ViệtNam luôn bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người Việt Nam định cư ở nướcngoài khi tham gia vào quan hệ hôn nhân và gia đình Quan điểm này của Nhànước Việt Nam đã ghi nhận thành nguyên tắc tại khoản 3 Điều 121 Luật HN&GDnăm 2014 “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyên, lợi ích

hợp pháp của công dán Việt Nam ở nước ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước sở tại, pháp luật và tập

quán quốc tế" Việc bảo hộ quyền, lợi ich hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước

ngoài trong quan hệ hôn nhân và gia đình không chỉ được thực hiện tại Việt Nam

mà còn được hiện ở nước ngoài Việc bảo hộ quyên, lợi ích hợp pháp của công dân

Việt Nam khi họ ở nước ngoài được thực hiện thông qua cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài Luật cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam ở nước ngoài năm 2009, Điều 8 khoản 1 quy định: Cơ quan đại diện của ViệtNam ở nước ngoài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ởnước ngoài trong các mối quan hệ mà họ thực hiện ở nước ngoài

Trong các quan hệ hôn nhân và gia đình thi quan hệ phô biến mà người ViệtNam định cư ở nước ngoài tham gia tại Việt Nam, đó là quan hệ kết hôn, ly hôn và

nuôi con nuôi Khi người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia vào các quan hệ

này, pháp luật Việt Nam quy định cụ thé về thâm quyền và pháp luật áp dụng nhamđảm bảo quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong cácquan hệ hôn nhân và gia đình Cụ thể:

2.4.1 Đối với quan hệ kết hôn

a Kết hôn tiễn hành trên lãnh thé Việt Nam

- Thẩm quyên đăng ký kết hôn

34

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w