1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Pháp luật về quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

79 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 49,6 MB

Cấu trúc

  • 1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về quyên sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cu ở nước ngoài tại Việt Nam (26)
  • 2.1. Đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam........................................- cece cece eeeceeeeeeeeeeeueuuuauueuanens 26 2.2. Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện quyền sở hữu nha ở tại Việt Nam............................----- 223111111 11111 1111155535331 11111 ke re 28 2. Truong hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dan //20/:,,8 0 1Ẽ587ee..ma (33)
    • 2.2.2. Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người gốc 2.3. Các hình thức sở hữu nhà ở hợp pháp của người Việt Nam định cư ở nước (38)

Nội dung

Lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về quyên sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cu ở nước ngoài tại Việt Nam

người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

Thực tế cho thấy, đại đa số người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi trở về quê hương đều mong muốn thiết tha có một căn nhà dé ồn định sinh hoạt, yên tâm thực hiện các hoạt động đầu tư, kinh doanh, hoặc các hoạt động nhân đạo Phần đông người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi trở về nước đều phải lưu trú ở khách sạn hoặc thuê nhà ở của tư nhân để giải quyết nhu cầu ăn ở và sinh hoạt Tuy nhiên, việc thuê nhà mang lại cho họ khá nhiều khó khăn, ví dụ như tính 6n định sinh hoạt lâu dài không cao, chi phí thuê nha ở khá lớn, v.v Do vậy, nhu cầu mua nhà ở va sở hữu bất động sản trong nước của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khá lớn và cần thiết Để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng chính đáng của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng như tạo tâm lý 6n định yên tâm cho họ khi trở về quê hương, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách về nhà ở cũng như xây dựng các quy định của pháp luật theo hướng ngày càng mở rộng và thông thoáng hơn, cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thê được chia thành các giai đoạn chính như sau:

124.1 Giai đoạn trước khi ban hành Luật Dat dai sửa đổi năm 2001

Trước khi ban hành Luật sửa đồi, bố sung một số điều của Luật Dat đai năm

2001, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải là đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Ngay khi xác định thực hiện mở cửa nên kinh tế từ Đại hội VI (năm 1986),ngày 29/12/1987, Luật Đất đai đầu tiên của nước ta được Quốc hội thông qua Đây là một trong những đạo luật đầu tiên thé chế hóa đường lối đôi mới của Đảng Luật này chủ yếu quy định chế độ pháp lý và sử dụng đất đai đối với tổ chức, cá nhân trong nước và dường như chưa quan tâm đến việc sử dụng đất và nhà ở của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài Luật chưa có các quy định cụ thé nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi xác lập sở hữu quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Tiếp đó, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 389/HDBT ngày 10/11/1990 về quy chế cho thuê nhà và thuê lao động đối với người nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam Theo Nghị định này, thì người sốc Việt Nam định cư ở nước ngoài lưu trú tại Việt Nam có thé thuê nhà của Nhà nước hoặc tư nhân dé ở và làm việc nếu có Giấy phép tạm trú tại Việt Nam do

Bộ nội vụ cấp Điều này có nghĩa, ngoài các đối tượng Việt kiều thuê nhà dé đặt Văn phòng đại diện, thì các đối tượng Việt kiều khác thuê nhà dé ở bắt buộc họ phải về tạm trú tại Việt Nam.

Ngày 14/07/1993, Luật Đất đai năm 1993 được thông qua, thay thế Luật Đất đai 1987, Luật đã cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thuê đất tại Việt Nam Pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của tô chức, cá nhân nước ngoài thuê đất tại Việt Nam ngày 14/10/1994 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quy định cụ thé về việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được thuê đất và được sở hữu công trình xây dựng, trong đó có nhà ở do minh xây dựng trong thời hạn thuê đất tại Khoản 2 Điều 6 Ngày 02/12/1998, Luật bố sung sửa đổi một số điều của Luật đất dai

1993 được thông qua, theo đó đối tượng áp dụng của Luật đất đai chỉ bao gồm Nhà nước, các tô chức, hộ gia đình và cá nhân người Việt Nam ở trong nước Tổ chức và cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài chỉ được thuê đất ở Việt Nam trong những điều kiện nhất định.

Tóm lại, giai đoạn trước năm 2001, người Việt Nam định cu ở nước ngoai không thuộc đối tượng có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam Pháp luật trong giai đoạn này vẫn chủ yếu dừng lại ở quyền được thuê nhà, thuê đất tại Việt Nam; trong trường hợp thuê đất thì có quyền sở hữu công trình xây dựng (trong đó bao gồm cả nhà ở) mà mình xây dựng trong thời hạn thuê đất; việc sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam vẫn rất hạn chế.

1.2.4.2 Giai đoạn từ khi ban hành Luật đất đai sửa đổi năm 2001 đến trước khi ban hành Luật đất đai năm 2003

Chính sách cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được mua nhà ở tại Việt Nam lần đầu tiên được quy định trong Luật sửa đôi, bố sung một số điều của Luật đất đai năm 2001 được ban hành ngày 29/06/2001 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2001: “Trong trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài về dau tư lâu đài có nhu câu về nhà ở trong thời gian dau tư tại Việt Nam; những người có công với đất nước, những nhà khoa học có nhu cẩu hoạt động thường xuyên tại Việt Nam nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước, những người có nhu cẩu sống 6n định tại Việt Nam thì được mua nhà gắn liền với quyên sử dụng đất ở” (Điều 80) Đề kịp thời có những hướng dẫn cho những đối tượng này thực hiện việc mua nhà ở tại Việt

Nam một cách nhanh chóng và thuận tiện, ngày 05/11/2001, Chính phủ đã ban hành

Nghị định số 81/2001/NĐ-CP về việc cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam Sự ra đời của Nghị định này đã mở ra một cơ hội mới thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam Đây là các văn bản pháp lý quan trọng đầu tiên ghi nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, được coi là một bước đột phá trong chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, là sự ưu đãi, khuyến khích của Nhà nước ta dành cho cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong bối cảnh người nước ngoài không được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Khi Nghị định số 81/2001/NĐ-CP được ban hành, đông đảo cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài đều tỏ ra phan khích và rất ủng hộ Tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Nghị định đã bộc lộ những bat cập Cu thé ở qui định về đối tượng được sở hữu nhà ở còn hạn chế, chưa thé đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài Hơn nữa, tại Điều 3 của Nghị định cũng giới hạn số lượng nhà ở của nhóm đối tượng này, họ chỉ được phép sở hữu duy nhất 01 nhà dé ở chứ không được phép sở hữu nhiều hơn.

Có thé thay, từ năm 2001, pháp luật Việt Nam cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam với sự ra đời của Luật sửa đổi, bố sung một số điều của Luật Dat đai năm 2001 Tuy nhiên giai đoạn này do chính sách pháp luật còn mới mẻ, các quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế nên việc thực thi pháp luật trên thực tế vẫn chưa đạt được kết quả cao.

1.2.4.3 Giai đoạn từ khi có Luật Dat dai 2003 đến trước khi ban hành Luật Dat dai 2013

Mặc dù Nghị định số 81/2001/NĐ-CP được ban hành đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng nghị định này quy định các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua nhà ở tại Việt Nam còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của họ Đề tạo ra hành lang pháp lí cụ thể và cũng đề tăng cường hiệu lực pháp lí của việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Luật Pat dai năm 2003 được ban hành ngày 26/11/2003 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2004 đã luật hóa các quy định tại Nghị định 81/2001/NĐ-CP Luật Dat đai 2003 cũng quy định thêm đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép sở hữu nhà ở gắn liền với đất tại Việt Nam so với các quy định trước dat, cụ thé là nhóm các đối tượng theo qui định của Uy ban thường vụ Quốc hội, Điều 121 Luật Đất đai qui định 05 nhóm đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam.

Cùng với đó, Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ngày 29/11/2005 quy định mở rộng thêm đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đó là: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã về Việt Nam cư trí với thời hạn được phép từ 6 tháng trở lên được sở hữu một căn nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hé.”!° Điều luật này cũng quy định một số đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được được sở hữu không hạn chế số lượng nhà ở tại Việt Nam Ngày 06/09/2006, Nghị định số 90/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở năm 2005 được ban hành, trong đó có quy định chỉ tiết về đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền SỞ hữu cho các đối tượng này (Điều 65) Vào thời điểm này, có hơn 3 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, trong số đó có khoảng 70% vẫn còn quốc tịch Việt Nam, 30% còn lại là người gốc Việt Nam Tuy nhiên, từ khi triển khai thực hiện Luật Nhà ở năm 2005 đến hết năm 2008, thì mới có hơn 140 trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam Trong đó, chủ yếu là những đối tượng thuộc diện về đầu tư lâu dai theo quy định tại khoản 1 Điều

!9 Điều 126, Luật Nhà ở số 56/2005/QH11 ơ

" Trích Tờ trình sô 57/TTr-CP của Chính phủ ngày 28/04/2009 về Dự án Luật sửa đôi, bô sung Điêu 126 LuậtNha ở và Điêu 121 Luật dat đai, trang 2

Dé khắc phục các hạn chế của Luật Dat đai năm 2003 và Luật Nha ở năm 2005 và nhằm thống nhất các quy định của hai luật này về việc cho phép các đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Luật sé 34/2009/QH12 ngày 18/06/2009 về sửa đôi, bô sung Điều 126 của Luật Nha ở và Điều 121 của Luật Dat dai được ban hành Luật này tiếp tục mở rộng điều chỉnh đối tượng người Việt Nam ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, đồng thời giảm bớt điều kiện về cư trú trong thủ tục mua nhà Việc đề xuất sửa đổi hai luật nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng nhằm khắc phục những hạn chế là nguyên nhân gây ra tính thiếu khả thi của chính sách nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài Bên cạnh đó, trong bối cảnh Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 19/2008/QH12 ngày 03/06/2008 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì cũng cần nghiên cứu, sửa đôi Điều 126 Luật Nhà ở 2005 để đảm bảo sự hài hòa, hợp lý trong van đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam giữa cộng đồng người

Đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam - cece cece eeeceeeeeeeeeeeueuuuauueuanens 26 2.2 Điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện quyền sở hữu nha ở tại Việt Nam - 223111111 11111 1111155535331 11111 ke re 28 2 Truong hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dan //20/:,,8 0 1Ẽ587ee ma

Trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người gốc 2.3 Các hình thức sở hữu nhà ở hợp pháp của người Việt Nam định cư ở nước

Về nhóm đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người gốc Việt Nam, căn cứ tại Điểm b, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dau kiêm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam, người có yêu cầu xác nhận thực hiện Hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam bao gồm:

- Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo mẫu TP/QT-2013-

- Ban sao giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu; giấy tờ có giá trị thay thế;

- Ban sao kèm theo bản chính dé đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;

- Giấy tờ khác có liên quan làm căn cứ dé tham khảo bao gồm:

+ Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch được nêu tại khoản 2 Điều 9 Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT/BTP-BNG-BCA (bản sao kèm theo bản chính đê đôi chiêu hoặc bản sao có chứng thực);

+ Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;

+ Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;

+ Giấy tờ do cơ quan có thâm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính dé đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực)

Sau khi hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu có trách nhiệm gửi đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hoặc Sở Tư pháp nơi người đó cư trú và trong thời hạn 5 ngày ké từ ngày nhận đủ hỗ sơ, nếu có đủ cơ sở xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam thì cấp cho họ Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định, thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người đó biết Cùng với đó, Điều 5, Nghị định 99/2015/NĐ-CP cũng khắng định trường hợp cá nhân nước ngoài có giấy tờ xác nhận là gốc Việt Nam thì chỉ được quyền lựa chọn một đối tượng áp dụng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc cá nhân nước ngoài dé xác định quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

2.3 Cac hình thức sở hữu nhà ở hợp pháp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam

Luật Nhà ở 2014 đã quy định một số hình thức sở hữu hợp pháp nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài như sau:

Một là, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua, thuê mua nhà ở thương mại của các doanh nghiệp kinh doanh bat động san Theo đó, “nha ở thương mai là nhà ở được đầu tư xây dựng dé bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị trường”!

Hai là, Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua, nhận tặng cho, nhận đôi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 6, Nghị định

99/2015/NĐ-CP cũng quy định trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam không được công nhận quyền sở hữu nha ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định Theo đó, người Việt Nam định

! Khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 cư ở nước ngoài được ủy quyên cho cá nhân, tô chức khác đang cư trú, hoạt động tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở cho các đối tượng có quyên sở hữu hợp pháp nha ở tại Việt Nam và hưởng giá tri nhà ở.

Ba là, Người Việt Nam định cu ở nước ngoài nhận chuyền nhượng quyên sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nha ở thương mại được phép bán nền dé tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật Theo đó, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại phải hoàn thành việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gồm các công trình dịch vụ, công trình ha tang kỹ thuật, hạ tang xã hội theo quy hoạch chỉ tiết xây dựng 1/500 đã được phê duyệt như: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thu gom rac thải Đồng thời phải đảm bảo kết nối hệ thong hạ tang chung của khu vực trước khi thực hiện việc chuyên nhượng quyền sử dụng đất cho người nhận chuyền nhượng tự xây dựng nhà ở Như vậy, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khi mua nhà ở dưới dạng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng dat ở dé tự xây dung, trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền thì cần phải xác định các điều kiện về dự án đã được pháp luật quy định trước khi thực hiện giao dịch. 2.4 _ Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu nha ở tại Việt Nam cho người Việt

Nam định cư ở nước ngoài Ở Việt Nam, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu duy nhất đối với đất đai nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà trao quyền sử dụng cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Vì vậy, theo quy định của pháp luật đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, đồng thời cũng là một quyên đầu tiên mà bat kỳ người sử dụng đất hợp pháp nào cũng được hưởng. Đối với Nhà nước, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là công cụ quản lý tài san đất dai Cụ thé, thông qua công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Nhà nước nắm bắt được tình hình sử dụng đất thực tế, theo đõi biến động, kiểm soát được các giao dịch đất đai đang diễn ra Mặt khác, đây còn là một nguồn thu cho ngân sách Nhà nước từ việc người sử dụng đất thực hiện các nghĩa vụ tài chính dé được cấp giấy chứng nhận quyên sử dụng đất và các nghĩa vụ tài chính khác. Đối với người sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để người sử dụng được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, là tiền đề để họ có thé thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho người sử dụng dat, cụ thé và quan trọng nhất là các quyền giao dịch đối với quyền sử dụng đất Khoản 1 Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014 quy định: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về nhà ở thì “được cơ quan nhà nước có thẩm quyên cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất đối với nhà ở đó” Điều 6 Nghị định số 99/2015/NĐ-CP tiếp tục ghi nhận: “7ổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tô chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng mình tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bat động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được dau tư xây dung theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyên phê duyệt trong các du án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Diéu 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đổi với nhà ở đó” Vì vậy, đỗi với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi họ đã đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho họ.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với dat là loại giây tờ được đưa vào áp dụng trong quan lý đất đai ở Việt Nam từ năm 2009, theo quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP Trước đó, ở nước ta đã tồn tại nhiều mẫu giấy chứng nhận quyên sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Tổng cục quản lý ruộng đất, Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường), Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở của Bộ Xây dựng phát hành, Giấy chứng nhận quyền quản lý, sử dụng nhà, đất, trụ sở làm việc thuộc sở hữu nhà nước của Bộ Tài chính phát hành Qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, hiện nay, pháp luật đất đai mà cụ thé là Luật Dat đai 2013 và Luật Nhà ở

2014 đã thống nhất cấp Giấy chứng nhận quyên sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các chủ thé đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp.

Căn cứ Điều 97, Luật Dat đai 2013 quy định “Giấy chứng nhận quyên sử dung đất, quyên sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất được cấp cho người có quyên sử dụng đất, quyên sở hữu nhà ở, quyên sở hữu tài sản khác gắn liên với dat’ Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều của Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 thay thế cho Nghị định 88/2009/NĐ-CP Những quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã được ghi nhận tương đối chỉ tiết trong Nghị định 43/2014/NĐ-CP này.

2.4.1 Tham quyên cấp Giấy chứng nhận quyên sử dung dat, quyên sở hữu nha ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng dat tại Việt Nam.

Ngày đăng: 10/03/2024, 22:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN