Bai viết này được thực hiện nhằm mục dich trình bayquan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò của hệ thông KSNB trong các doanh nghiệp,thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu có hệ
Trang 1BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
HỌ VÀ TÊN: NÔNG THỊ MÉN
MSSV: 442538
PHAP LUẬT QUOC TE VE KIEM SOÁT NỘI BỘ TRONG
CONG TY CO PHAN VA BAI HOC KINH NGHIEM CHO
VIET NAM
Chuyên ngành: Pháp luật quốc té
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:
ThS Cao Thanh Huyền
Hà Nội - 2023
Trang 2: Ban diéu hanh: Ban kiểm soát
The Control Objectives for Information and Related Technologies
: Uy ban Chống gian lận khi lập Báocáo tài chính thuộc Hội đồng quốc gia
Hoa Ky (Committee Of Sponsoring Organization)
: Công ty cô phan: Đại hội đồng cô đông
: Doanh nghiệp
Bộ luật quản trị doanh nghiệp của Đức
(German Corporate Governance Code): Giám đốc
: Hội đồng giám sát: Hội đồng quản trị: Tập đoàn tài chính quốc tế (The
International Finance Corporation)
: Hiệp hội về Kiểm soát và Kiểm toán
Hệ thống Thông tin (Information
Systems Audit and Control
Association): Kiểm soát nội bộ: Luật doanh nghiệp
: Luật mẫu công ty kinh doanh Mỹ
Trang 3(Model Business Corporation Act)
: một trong ba chỉ số thi trường chứngkhoán được theo dõi nhiều nhất ở HoaKỳ
: Sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange)
Uỷ ban giám sát kế toán công ty đại
chúng (Public Company Accounting Oversight Board)
Uy ban chứng khoán va san giao dịch
My (Securities and Exchange Commission)
Tổng giám đốc
Uy ban kiểm toán
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 5
1 Tính cấp thiết của đề tai ccsccccsssscessscesssescessssesssssssessssesesssscessssesssssssesessesssscsesssees 5
2 Tóm tat tình hình nghiên cứu dé tài 2- 2 <5 s2 s2 £sess£sz£seszesesses 7
3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn s- 2 << s2 ©s£ se seEsEssessEsstsersersersessessese 9
4 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU 5< G 5 55 99 9593 9 909.09 500609658 10 4.1 Mục đích nghiên cứu 10 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 10
5 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ứu .- 2° 5£ s2 ses£ se ses£=seseseseseesese 105.1 Đối tượng nghiên cứu 10
5.2 Pham vi nghiên cứu lãi
6 Phương nhấn nghÏÊn: CU sacccee.cecneeenaniueeciicikiiiidtSGtigiitaan0030080i40u60053086ã000a18L86600018608 86 11
7 Kết cầu của khóa luận - 2- <° << s£ sEs£ 3E Es£SsEsEsESEsEEsEseEsesrsersesersrse 12
CHƯƠNG 1 13
KHÁI QUAT VE KIÊM SOÁT NỘI BỘ TRONG CÔNG TY CO PHAN VAPHAP LUAT VE KIEM SOÁT NỘI BỘ TRONG CONG TY CO PHAN 131.1 Khái quát về kiểm soát nội bộ trong công ty cỗ phần - -5 <¿ 131.1.1 Khái niệm va đặc điểm công ty cô phan 131.1.2.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ trong công ty cô phần 171.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kiểm soát nội bộ trong công ty cô phần 221.2 Khái quát pháp luật về cơ chế kiểm soát nội bộ trong công ty co phần 321.2.1 Khái niệm pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phan 321.2.2 Nội dung pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phan 34TIỂU KET CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2 4I
Trang 5PHAP LUAT VE KIEM SOAT NOI BO TRONG CONG TY CO PHAN O MOT
SO QUOC GIA TREN THE GIOI Al2.1 Pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cỗ phan ở các quốc gia áp dụng
mô hình hội đồng hai tang (đại diện Cộng hoà liên bang ĐÐứce) 5 - 412.1.1 Chủ thé chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động KSNB trong CTCP 41
2.1.1.2 Hội đồng giám sát va Uy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng giám sát432.1.2 Vai trò, trách nhiệm của Ban điều hành, Giám déc/Téng giam đốc, Hội đồnggiám sát và Uy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng giám sát đối với hệ thống KSNB
trong CTCP 45
2.1.2.1 Vai trò, trách nhiệm của Ban điều hành đối với hệ thống KSNB trong CTCP
452.1.2.2 Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng giám sát và Uỷ ban kiểm toán trựcthuộc Hội đồng giám sát đối với hệ thống KSNB trong CTCP 462.1.3 Cơ chế đảm bảo trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Giám đốc/Tổng giámđốc, Hội đồng giám sát và Uỷ ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng giám sát khi thực
mô hình hội đồng một tầng (đại diện Hoa KY) . 5- 5-52 5s se <sese=sese 522.2.1 Chu thé chiu trach nhiém thuc hién hoat động KSNB trong CTCP 3ã2.2.1.1 Hội đồng quản tri và Uy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản tri532.2.1.2 Người điều hành (Officers) 542.2.2 Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Uỷ ban kiểm toán trực thuộcHội đồng quản trị, người điều hành đối với hệ thống KSNB trong CTCP 55
Trang 62.2.2.1 Vai trò, trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Uy ban kiểm toán trựcthuộc Hội đồng quản trị đối với hệ thong KSNB trong CTCP 552.2.2.2 Vai trò, trách nhiệm của Người điều hành đối với hệ thông KSNB trong CTCP
56
2.2.3 Co chế đảm bao trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Uỷ ban kiểm toán trựcthuộc Hội đồng quản trị, Người điều hành khi thực hiện KSNB trong CTCP 562.2.3.1 Cơ chế đảm bảo trách nhiệm của HĐQT và UBKT trực thuộc Hội đồng
quản trị khi thực hiện KSNB trong CTCP 56
2.2.3.2 Cơ chế đảm bảo trách nhiệm của Người điều hành khi thực hiện KSNB
trong CTCP 58 CHƯƠNG 3 60
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC HOÀN THIỆNPHAP LUAT VE KIEM SOÁT NỘI BỘ TRONG CONG TY CO PHAN 603.1 Thực trang pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cỗ phần ở Việt Nam
3.1.1 Những ưu điểm của pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cô phần ở
Trang 7MO DAU
1 Tinh cấp thiết của đề tài
Dưới sự tác động của các quy luật mang tính tất yêu khách quan của nền kinh tếthị trường, quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn tiềm ân nhiều rủi ro
và những rủi ro này, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời thì có thể gây ranhững hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp Bên cạnh
đó, xét về bản chất, doanh nghiệp chỉ được coi là một trong những hình thức tô chứckinh doanh của các nhà đầu tư Lựa chọn hình thức này, đồng nghĩa với việc nhà đầu
tư phải thực hiện hành vi góp vốn, chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho doanh nghiệp(trừ loại hình doanh nghiệp tư nhân) Quá trình chuyển dịch vốn này khiến cho nhàđầu tư mắt đi phần nhiều khả năng kiểm soát nguồn vốn đầu tư của mình, đặc biệt ởnhững loại hình doanh nghiệp mà quyền sở hữu và quyền quản lý có sự tách bạch nhưCTCP Với cơ chế huy động vốn thông qua phát hành, chào bán cô phần và không hạnchế số lượng cô đông tối đa, CTCP không thé đảm bảo tất cả các cô đông đều cóquyên trực tiếp tham gia quản lý công ty, cũng như quản lý việc sử dụng tài sản góp
vốn Ngược lại, dé công ty có thê hoạt động trên thực tẾ, các cô đông cần bầu chọn ra
những người đại diện để thay mặt cho họ quản lý, điều hành doanh nghiệp Theo Lýthuyết về đại diện, sự tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền quản lý, kiểm soát vốntrong CTCP có thé tiềm ẩn rủi ro cho công ty và các cô đông khi mà những ngườiquản lý không luôn luôn hành động vì lợi ích của chủ sở hữu vốn và công ty, mà cóhành vi tư lợi hay không đủ siêng năng, mẫn cán
Như vậy, dé CTCP có thê hoạt động hiệu quả, tang cường sức mạnh nội tai, từ đóduy trì lợi thế cạnh tranh trên thương trường, việc phát hiện, ngăn ngừa và kiểm soátnhững rủi ro đến từ bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đóng vai trò đặc biệt quantrọng Trong đó, việc thiết lập một hệ thống KSNB nhằm đảm bảo sự tuân thủ phápluật, đồng thời phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện rủi ro trong quá trình hoạt động,duy trì hiệu quả của CTCP được coi là một trong những giải pháp tối ưu KSNB đượcxác định là một trong những chức năng của quản trị doanh nghiệp Thông qua hệ thốngKSNB, CTCP có thé giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm 4n trong sản xuất kinh doanh; dambảo tính minh bạch của các thông tin tài chính được cung cấp bởi HĐQT và bộ phận
kế toán doanh nghiệp; đảm bảo mọi thành viên đều tuân thủ nội quy, quy chế, quytrình hoạt động của tô chức cũng như các quy định của pháp luật; đảm bảo tổ chức
' Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại điện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam”, Tạp chí Khoa
học pháp ly Việt Nam, (sô 04), tr.21-27
5
Trang 8hoạt động hiệu qua, sử dung tối ưu các nguồn lực; đảm bảo quyền lợi của côđông Với những vai trò này, hoạt động KSNB được minh họa như cấu trúc bê tôngcốt thép của một tòa nhà, xác định “hình dạng”, độ bèn, tuổi thọ, phương cách trang trí
và hoàn thiện tòa nhà đó” Theo đó, nếu kết cấu cốt thép này không chắc chắn thì toa
nhà sẽ không thê trụ vững
Xuất phat từ tam quan trong của hoạt động KSNB trong CTCP, các quốc gia trênthế giới, nhất là những quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển như Hoa Kỳ đãrất quan tâm đến việc nghiên cứu xác định bản chất của KSNB, cũng như các yếu tố,
vai trò cua KSNB trong CTCP nói chung, CTCP đại chúng nói riêng Đặc biệt, sau
hàng loạt vụ bê bối tài chính gây thiệt hại hàng tỷ USD cho các nhà đầu tư ở nhiều Tập
đoàn lớn của Hoa Kỳ như Enron, WorldCom, Tyco do hành vi gian lận báo cáo tài
chính, và sự sụp d6 của Hãng kiểm toán Arthur Andersen, vấn đề KSNB càng được
quan tâm và chính thức được luật hóa trong Đạo luật Sarbanes - Oxley năm 2002 (Đạo
luật SOX)’ Mặc dù còn tao ra nhiều tranh cãi về lợi ich và chi phí tuân thủ, nhưng sự
ra đời của Đạo luật SOX đã tạo ra một cuộc cách mạng trong việc thay đổi quan điểmcủa cơ quan nhà nước và người quản trị doanh nghiệp về vai trò và chức năng của hệthống KSNB Từ động thái của Hoa Kỳ, hàng loạt quốc gia khác như Đức, Anh, Thụy
Điển, Han Quốc, Nhật Bản, đều bắt đầu coi trọng và quan tâm hơn đến việc xây dựng
khuôn khổ pháp lý cho hoạt động KSNB trong CTCP
Ở Việt Nam, mô hình CTCP chính thức được pháp luật thừa nhận trong Luật
Công ty năm 1990 Tuy nhiên, trong khoảng thời gian hơn 20 năm sau đó, mặc dù trải
qua hai lần sửa đổi vào năm 1999 và năm 2005, nhưng vấn đề KSNB trong CTCPkhông hé được nhắc đến trong Luật Công ty hay LDN Đến năm 2014, LDN chi nhắcđến KSNB một lần duy nhất trong quy định về quyền và nghĩa vụ của BKS của CTCP.Khi LDN năm 2014 được thay thé boi LDN năm 2020, KSNB cũng chi được nhắc đếnthêm một lần trong quy định về quyền và nghĩa vụ của UBKT trực thuộc HĐQTCTCP Vấn đề KSNB dường như được quan tâm hơn trong lĩnh vực kế toán, kiểmtoán, tín dụng và chứng khoán, khi Nhà nước ban hành một số văn bản pháp luật trựctiếp đề cập đến trách nhiệm xây dựng và duy trì hệ thống KSNB trong các doanh
2 Kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, nguồn truy cập:
https://www.giamdoc.net/quan-ly-doanh-nghiep/kiem-soat-noi-bo-trong-doanh-nghiep, truy cập ngày 15/02/2023
3 Nhìn lại 10 năm thực hiện dao luật căn ban của nghề kế toán, kiểm toán Mỹ, nguồn truy cập:
http:/www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4556#:~:text=%C4%90%EI%BA%AIo%20lu%E1%BA%A Dt%205OX%%201%€C3%A0%%20m%E11%BB999t.H%C23%A3ng%520ki%EI%BB%83m9%%20to%C3%A1n%20Ar thur%20Andersen, truy cập ngày 15/02/2023
6
Trang 9nghiệp hoạt động ở những lĩnh vực nay Tuy nhiên, các quy định nhìn chung chi mang
tính nguyên tắc, thiếu tính cụ thé nên khả năng áp dụng vào thực tế không cao
Sự thiếu vắng các quy định pháp luật về KSNB trong CTCP có thé bắt nguồn từthực tế, các CTCP ở Việt Nam, đặc biệt là các CTCP tôn tại ở quy mô nhỏ và vừa,chưa thực sự coi trọng việc thiết lập hệ thống KSNB trong doanh nghiệp của mình.Chính vì thực tiễn không phát sinh nhiều vấn đề pháp lý về KSNB cần giải quyết nêncác nhà làm luật chưa có đủ cơ sở để xây dựng và hoàn thiện pháp luật Mặt khác, cácquy định về KSNB chỉ thường được tìm thấy trong Điều lệ hay nguyên tắc quản trị nội
bộ của các CTCP đại chúng, tô chức tín dụng hay các CTCP có von đầu tư nước ngoài,
do yêu cầu từ luật pháp hay thói quen quản trị công ty của các nhà đầu tư nước ngoài
Sự thiếu quan tâm và đánh giá không đúng về vai trò của hệ thong KSNB có thé khiến
cho hiệu quả quản trị trong các CTCP ở Việt Nam không cao, từ đó ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng chống chịu rủi ro của những doanh nghiệp này Đây thực sự là mộtvẫn đề tương đối nghiêm trọng, vì các cuộc khủng hoảng kinh tế do tác động của dịchbệnh, chiến tranh, được cho là có xu hướng gia tăng trong thời gian sắp tới
Như vậy, có thê thấy, khung pháp luật về KSNB trong CTCP ở Việt Nam mớichỉ đang ở trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện; đồng thời, vấn đề KSNB cũngchưa được các CTCP ở nước ta quan tâm đúng mức Vì vậy, việc nghiên cứu, học hỏikinh nghiệm nước ngoài trong việc xây dựng pháp luật về KSNB trong CTCP có ýnghĩa quan trọng, qua đó góp phan hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo nền tang cho
việc thực hiện hoạt động KSNB trong các CTCP ở Việt Nam.
Từ những phân tích trên cho thấy, đề tài khóa luận: “Pháp luật quốc tế về kiểmsoát nội bộ trong công ty cỗ phần và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” mangtính cấp thiết, có ý nghĩa trên cả góc độ lý luận và thực tiễn, không chỉ cung cấp nguồntài liệu tham khảo hữu ích về các quy định KSNB trong CTCP theo pháp luật nướcngoài, mà còn đóng góp những kiến nghị nhăm hỗ trợ các nhà làm luật trong quá trìnhnghiên cứu hoàn thiện pháp luật về KSNB trong CTCP ở Việt Nam
2 Tóm tắt tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế gidi, các van đề lý luận và thực tiễn về hoạt động KSNB trong CTCP đãđược các học giả quan tâm nghiên cứu trong hơn một thế kỷ Qua tìm hiểu, cho đếnthời điểm hiện tại, có thé kê đến một số công trình nghiên cứu nồi bật về KSNB trong
và ngoài nước như sau:
2.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trang 10- Qaisar Abbas and Javid Iqbal (2012), “Internal Control System: Analyzing
Theoretical Perspective and Practices”, Middle-East Journal of Scientific Research,(12.4.2012), page 530 - 538 Bai viết này được thực hiện nhằm mục dich trình bayquan điểm lý luận và thực tiễn về vai trò của hệ thông KSNB trong các doanh nghiệp,thông qua việc sử dụng phương pháp nghiên cứu có hệ thống các tài liệu sau đây: 03
văn bản pháp lý, 20 báo cáo công tác của các cơ quan chuyên môn, 30 bài báo nghiên
cứu và 10 cuốn sách viết về hệ thống kiểm soát nội bộ ICS Theo đó, một hệ thốngKSNB được xây dựng phù hợp và thực hiện hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm thiểunguy cơ lãng phí tài nguyên và là cơ sở cho sự phối hợp hoạt động trơn tru giữa các tổchức, cá nhân trong doanh nghiệp Hệ thống KSNB góp phan tạo ra các báo cáo taichính đáng tin cậy, hữu ích cho các bên liên quan, qua đó tạo dựng niềm tin đối vớicác cô đông
- Atared Saad Jebur AL-Mashhadi (2021), “Review on Development of the Internal Control System”, Journal of Accounting Research, Business and Finance
Management, Volume 2, (Issue 1, 2021), page 12 - 20 Bài viết này tập trung làm rõtác động của các ứng dụng công nghệ thông tin đến hoạt động xử ly dit liệu tài chínhtrong các CTCP đại chúng và hệ thống KSNB trong CTCP đại chúng cần có sự thayđổi như thé nào dé bắt kịp với sự phát triển này
- Nino Pailodze, Rusudan Kutateladze, Tornike Dzagnidze, Formation of Organizational Forms of Internal Control and Audit, 31st International Conference on Management, Business, Social and Humanities Research (MBSHR), Hong Kong,
December 2020 Bai viét tap trung vao chu dé lién quan dén co ché thiét lap va phattriển chức năng KSNB và kiểm toán nội bộ trong các CTCP hình thành do quá trình tunhân hóa tài sản thời hậu Xô Viết ở Georgia Theo đó, sự phát triển của CTCP đã tạođiều kiện cho sự phát triển của các hình thức tổ chức KSNB và kiểm toán nội bộ Cáctác giả kết luận rằng một hệ thống quản trị và kiểm soát doanh nghiệp khá hiệu quả sẽtạo cơ hội cho các khoản đầu tư tư nhân, ké cả những khoản đầu tư không lớn Đồngthời, sự tồn tại của kiểm toán nội bộ trong các đơn vị kinh tế có vai trò đặc biệt quantrọng đối với chủ sở hữu thực sự của doanh nghiệp vì họ không trực tiếp quản lý công
ty mà bàn giao việc kiểm soát và quản lý cho ban quản lý công ty
2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
- Phạm Thị Giang Thu (2017), “Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hệ thống kiểmsoát nội bộ của các chủ thể kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước vàpháp luật, (số 4), tr.76-84 Bài viết đề cập đến hệ thống KSNB của chủ thé kinh doanh
8
Trang 11ngân hang; thực trạng pháp luật điều chỉnh hệ thống KSNB của chủ thé kinh doanhngân hàng ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện.
- Hoàng Văn Hải, Đinh Văn Toàn (2020), Quản trị công ty, NXB Đại học quốcgia Hà Nội, Hà Nội Cuốn sách trình bày tổng quan về quản trị công ty; quy định phápluật và quy định nội bộ về quản trị công ty về cô đông và ĐHĐCĐ, HĐQT, BDH,KSNB và kiểm toán
- Nguyễn Thanh Thủy (2017), Giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộcủa Tập đoàn điện lực Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.Luận án phân tích cơ sở lý luận của hệ thống KSNB trong doanh nghiệp nói chung vàtrong các tập đoàn kinh tế nói riêng Trên cơ sở đó, Luận án nghiên cứu, phân tíchtổng hợp và đánh giá thực tiễn hệ thống KSNB tại Tập đoàn điện lực Việt Nam cũngnhư phân tích các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế, bất cập trong công tác KSNBtại cơ quan này Trên cơ sở đó, Luận án đề xuất các phương hướng, giải pháp dé hoànthiện hệ thong KSNB tai Tap doan dién luc Viét Nam
- Nguyễn Hoàng Phương Thanh (2017), “Kiểm soát nội bộ theo COSO 2013 vamỗi quan hệ với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp”, Tap chí Kế toán và Kiểmtoán, (s 5) Bằng việc sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, bài viết đề cập đếncác nội dung cơ bản của KSNB theo COSO 2013, đồng thời xác định mối quan hệgiữa KSNB và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Từ đó, bài viết đề xuất một sốkiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả KSNB dé đạt mục tiêu hoạt động ma DN đã đề
ra.
Như vậy, sau khi tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học nỗi bật về KSNBtrong doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng, có thể thấy, đa số các công trình nêutrên mới chỉ tiếp cận nghiên cứu về KSNB dưới góc độ kinh tế, kế toán, kiểm toán, tàichính Nếu có công trình nghiên cứu dưới góc độ pháp lý thì cũng tập trung vào hoạtđộng KSNB của các ngân hàng, tập đoàn kinh tế nhà nước hay các CTCP đại chúng.Như vậy, gần như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu pháp luậtquốc tế, cũng như pháp luật Việt Nam về KSNB trong CTCP Vì vậy, đề tài Khóa luậnnày đảm bảo tính mới trong nghiên cứu, góp phần làm rõ những vấn đề lý luận vàpháp luật về KSNB trong CTCP ở một số quốc gia trên thế giới, qua đó rút ra bài họckinh nghiệm cho việc hoàn thiện pháp luật về KSNB trong CTCP ở Việt Nam
3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về khoa học: Khoá luận hệ thống hoá, làm rõ thêm những van đề lý luận vềKSNB trong CTCP Đồng thời, Khóa luận cũng trình bày, phân tích quy định pháp
9
Trang 12luật về KSNB trong CTCP ở một số quốc gia trên thé giới, làm cơ sở dé rút ra bai họckinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về KSNB trong CTCP.
- Về thực tiễn: Khóa luận là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà làmluật, các nhà nghiên cứu và những người làm thực tiễn khi có nhu cầu nghiên cứu về
KSNB trong CTCP dưới góc độ pháp ly.
4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài Khóa luận này được thực hiện nhằm mục đích làm rõ những van dé ly luan
cơ ban về KSNB trong CTCP va rút ra một số bai học kinh nghiệm cho Việt Namtrong việc hoàn thiện pháp luật, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp năm 2020 về KSNBtrong CTCP, trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về KSNB trong CTCP ở một
số quốc gia trên thé giới và tô chức quốc tế
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, thông qua Khóa luận này, tác giả xác
định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thê như sau:
Phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về KSNB trong CTCP và pháp luật về
KSNB trong CTCP;
- Phan tích quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới và tổ chức quốc
tế về hoạt động KSNB trong CTCP;
- anh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về KSNB trong CTCP;
- Rut ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện phápluật về KSNB trong CTCP
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
KSNB là một quá trình được thiết ké, duy trì và thực hiện bởi những ngườiquản lý, ban quan trị và các cá nhân khác trong đơn vị dé tạo ra sự đảm bảo hợp lý về
khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị, đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm
bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan” Vi
vậy, hoạt động KSNB liên quan đến tất cả các cơ quan trong bộ máy quản tri nội bộ
của CTCP Trên cơ sở đó, đôi tượng nghiên cứu của Khóa luận được xác định như sau:
4 nể be At DA TA 2 VÀ SN GA 3 TA TẤ THẢ `" x
Tô Thị Phương Dung, Kiểm soát nội bộ là gi? Mục tiêu va vai tro của hệ thông kiêm soát nội bộ, nguôn truy cập: https://luatminhkhue.vn/muc-tieu-va-vai-tro-cua-he-thong-kiem-soat-noi-bo.aspx, thời gian truy cập: 15/11/2022
10
Trang 13- Một số van dé lý luận về KSNB và pháp luật về KSNB trong CTCP, trong đólàm rõ vi trí, vai trò, chức năng, nhiệm vu và quyền hạn của các tô chức, cá nhân chịu
trách nhiệm thực hiện hoạt động KSNB trong CTCP.
- Quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về KSNB trong CTCP, trong
đó tập trung vào những quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế dambảo trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động KSNB
trong CTCP.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Việc nghiên cứu pháp luật về KSNB trong CTCP sẽ được thựchiện ở một số quốc gia trên thế giới và tổ chức quốc tế, bao gồm: Cộng hoà liên bangĐức cùng với Hoa Kỳ (Mỹ) là đại diện cho quốc gia áp dụng mô hình hội đồng haitầng và mô hình hội đồng một tầng trong CTCP; Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC),Hiệp hội quốc gia Hoa Kỳ (COSO), Tổ chức Hợp tác và phát triển Kinh tế (OECD),Hiệp hội kế toán Hoa Kỳ (AAA) và một số t6 chức khác tại các quốc gia có quy định
về KSNB trong CTCP
- Về thời gian: Việc nghiên cứu pháp luật về kiểm soát nội bộ trong CTCP đượcthực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1992 với sự ra đời Báo cáo đầu tiên củaCOSO - tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về KSNB một cáchđầy đủ và có tính hệ thống, đến năm 2022 với sự chuyền biến trong luật pháp Đứctrong việc quan tâm sâu sắc tới KSNB sau nhiều vụ án kinh tế xảy ra do sự gian lận
trong báo cáo tài chính và vi phạm trách nhiệm cua BDH.
6 Phương pháp nghiên cứu
Đề thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, trong Khóa luận, tác giả đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp thu thập tài liệu: Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu, thông tin liênquan đến KSNB trong CTCP ở trong và ngoài nước bao gồm: giáo trình, sách thamkhảo, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiễn sĩ, bài viết đăng tạpchi, dé làm rõ các van dé liên quan đến đề tài khóa luận
- Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, tài liệu: Sau khi thu thập các thông tin,tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự thời gian và độ quan trọng của thông
tin, từ đó xác định tính ứng dụng vào thời đại.
- Phương pháp phân tích, diễn giải: Phân tích, đối chiếu giữa lý luận và thựctrạng, giữa các mô hình pháp luật để tìm ra ưu, nhược điểm về KSNB trong CTCPhướng đến việc tìm ra giải pháp hoàn thiện
lãi
Trang 147 Kết cầu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Khóaluận được kết câu thành ba chương, trong đó:
Chương 1: Khái quát về kiểm soát nội bộ trong công ty cô phần và pháp luật vềkiểm soát nội bộ trong công ty cô phần
Chương 2: Pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần ở một số quốc giatrên thé giới
Chương 3: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về
kiêm soát nội bộ trong công ty cô phân
12
Trang 15CHUONG 1
KHAI QUAT VE KIEM SOAT NOI BO TRONG CONG TY CO PHAN VAPHAP LUAT VE KIEM SOAT NOI BO TRONG CONG TY CO PHAN
1.1 Khai quát về kiểm soát nội bộ trong công ty cỗ phần
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm công ty cổ phan
Điều 111 LDN năm 2020 quy định CTCP là doanh nghiệp, trong đó:
“a) Vốn diéu lệ được chia thành nhiều phan bằng nhau gọi là cé phan;
b) Cô đông có thé là tổ chức, cá nhân; số lượng cô đông tối thiểu là 03 và khônghạn chế số lượng toi da;
€) Cả đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của
Bên cạnh đó, CTCP có đặc điểm riêng phân biệt với những loại hình DN khác:
- Thứ nhất, về bản chất: CTCP là loại hình đặc trưng của công ty mang tính đốivốn Điều đó có nghĩa là trong quá trình hoạt động, việc kết nạp thành viên của công tychủ yếu dựa trên sự quan tâm đến yếu tố vốn góp chứ không phải là nhân thân ngườigop von Bởi vậy, CTCP là loại hình doanh nghiệp có cau trúc vốn mở, cho phép tat cảcác nhà đầu tư không thuộc đối tượng bị cắm góp vốn, mua cô phần đều có thể tham
gia vào công ty.
- Thứ hai, về vôn điều lệ: Khác với các loại hình doanh nghiệp khác, dé phù hợpvới phương thức huy động vốn đặc trưng, vốn điều lệ của CTCP sẽ được chia thànhnhiều phần băng nhau gọi là cổ phần Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, vốn điều lệcủa CTCP được xác định là tổng mệnh giá cô phần các loại đã được đăng ký mua vàđược ghi trong Điều lệ công ty Các cô đông sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán số côphan đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày ké từ ngày công ty được cấp Giấy chứngnhận đăng ký doanh nghiệp Sau khi kết thúc thời hạn này, vốn điều lệ của CTCP đượcxác định là tổng mệnh giá cô phần các loại đã bán (đã được các cô đông thanh toán đủ
cho công ty).
> Khoản 10 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020
13
Trang 16- Thứ ba, về thành viên công ty: Thành viên CTCP được gọi là cổ đông Cổ đông
có thé là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối
đa Việc không giới hạn số lượng cổ đông tôi đa đã tạo ra cho CTCP khả năng tiếp cậnVỚI nguồn vốn đầu tư đồi dào từ mọi tổ chức, cá nhân trong xã hội, miễn là họ có nhucầu đầu tư kinh doanh nhằm tìm kiếm lợi nhuận Trong khi đó, việc quy định số cổđông tối thiểu đã trở thành thông lệ quốc tế Nếu công ty không còn đủ số lượng côđông tối thiểu theo quy định trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tụcchuyên đổi loại hình DN thi sẽ bị giải thế”
- Thứ tw, về tư cách pháp lý: CTCP có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấpGiấy chứng nhận đăng ký DN Theo đó, ké từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhậnđăng ký DN, CTCP trở thành một chủ thê có tư cách pháp lý độc lập và được pháp luậtcông nhận Do đó, theo quy định tại Điều 86 BLDS năm 2015, CTCP có năng lựcpháp luật dân sự của pháp nhân Day là khả năng của CTCP có các quyền, nghĩa vụdân sự Với năng lực pháp luật dân sự, CTCP có khả năng định đoạt khối tài sản củacông ty, có thể tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, nhân danh chínhmình và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình; có quyền thành lập, gópvon và mua cổ phần của DN tại Việt Nam; có thé trở thành nguyên đơn và bị đơn
trước tòa trong các vụ việc có liên quan.
- Thứ năm, về chễ độ trách nhiệm tài sản: Với tư cách là một pháp nhân, CTCP
có tai sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình Khoản 2 Điều 87BLDS năm 2015 quy định: “Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản củamình Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối
với nghĩa vụ dan sự do pháp nhân xác lập, trừ trường hop luật có quy định khác ”.
Như vậy, CTCP có khả năng chịu trách nhiệm tài sản độc lập, do đó cổ đông củaCTCP chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (cũngchính là số cổ phần mà cô đông đã đăng ký mua và thanh toán đủ cho CTCP) Tuynhiên, dé được hưởng chế độ trách nhiệm tài sản hữu hạn, cổ đông phải thực hiệnnghĩa vụ chuyên quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho công ty” Điều này giúp tachbach tài sản của công ty với tài sản không đầu tư kinh doanh vào công ty của các cổđông, nhưng đồng thời cũng khiến cho khả năng kiểm soát nguồn vốn đầu tư của các
cô đông trở nên hạn chế hơn, từ đó dẫn đến nguy cơ dễ phát sinh xung đột về lợi ích
Š Điểm c Khoản 1 Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020
7 Khoản 1 Điều 35 Luật Doanh nghiệp năm 2020
14
Trang 17giữa cô đông với người được cô đông ủy quyên dé trực tiếp sử dụng, quan lý phan vốnđầu tư vào doanh nghiệp.
- Thứ sáu, về phương thức huy động vốn: CTCP là hình thức tổ chức kinh doanhđược tạo ra để tối ưu hóa khả năng huy động vốn từ trong công chúng, vì vậy, so với
các loại hình doanh nghiệp khác như công ty hợp danh, công ty TÌNHH, các phương
thức huy động vốn của CTCP được đánh giá là đa dạng nhất Cụ thể: CTCP có quyềnphát hành cổ phan, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty dé huy độngvốn Bởi vậy, nguồn vốn CTCP có thé huy động được là rất lớn, đi cùng kha năng đầu
tư kinh doanh quy mô lớn với phạm vi kinh doanh rộng, trong nhiều lĩnh vực
- Thứ bay, về tính tự do trong việc chuyển nhượng cổ phan: Xuất phát từ bảnchất đối vốn của CTCP, pháp luật gần như không hạn chế việc mua bán, chuyênnhượng cô phan của các cổ đông trong công ty Theo đó, cổ đông được tự do chuyênnhượng cô phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
120 và khoản 1 Điều 127 LDN 2020 Việc chuyên nhượng được thực hiện theo cáchthông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán (đối với CTCPniêm yết)
Những đặc điểm pháp lý nêu trên của CTCP đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cơcau tổ chức quan lý nội bộ của loại hình doanh nghiệp này Với số lượng cô đôngkhông hạn chế và quy mô vốn lớn, cộng với tính tự do trong việc chuyển nhượng côphần và sự đa dạng trong các phương thức huy động vốn, CTCP là mô hình kinhdoanh có sự tách bạch rõ ràng giữa quyền sở hữu và quyền quản lý công ty Sự táchbạch này khiến cho các cô đông - những “ông chủ” thực sự của CTCP không thé cùngtrực tiếp tham gia quản lý, điều hành công ty trong mọi trường hợp Ngược lại, các cổđông, thông qua Đại hội đồng cổ đông, sẽ bầu chọn những người thay mặt cho họ nắmgiữ các vị trí quản lý quan trọng trong công ty Những người được bau, bổ nhiệm nhưthành viên HĐQT, Giám déc/Téng Giám đốc và một số chức danh quản lý, điều hànhkhác, sẽ được trao thâm quyền ra các quyết định nhất định theo Điều lệ công ty, đểhành động cho và vì công ty, cũng như định đoạt tài sản của công ty Lý thuyết về đạidiện cho rằng, nếu cả hai bên trong mối quan hệ này (cổ đông và người quản lý côngty) đều muốn tối đa hóa lợi ích của mình, thì có cơ sở để tin rằng người quản lý công
ty sẽ không luôn luôn hành động vi lợi ích tốt nhất cho người chủ, tức là các cổ đông
và công ty Với vi tri của mình, người quan lý công ty được cho là luôn có xu hướng tu lợi và không đủ siêng năng, mân cán, và có thê tìm kiêm các lợi ích cá nhân cho mình
bã
Trang 18hay người thứ ba của minh chứ không phải cho công tyŸ Nếu trường hợp như vậy thực
sự xảy ra, đương nhiên nguồn vốn đầu tư mà các cô đông đã tin tưởng giao phó chonhững người quản lý sẽ không thể được bảo toàn và phát triển theo đúng kỳ vọng của
họ, mà sẽ bị thất thoát vì những hành vi tư lợi hay thiếu thận trọng của người quản lý.Một khi lòng tin của các cổ đông bị mắt đi và họ quyết định rời bỏ CTCP, thì cũng làlúc uy tín kinh doanh của CTCP đối với các nhà đầu tư trên thị trường bị giảm sút, ảnhhưởng trực tiếp đến khả năng huy động vốn của công ty Điều này, ở một mức độnghiêm trọng, có thê đây công ty vào trạng thái mất an toàn về vốn Do đó, bên cạnhmột chế độ đãi ngộ tốt được các cô đông cùng quyết định để làm thỏa mãn và phầnnảo triệt tiêu tư tưởng tham ô tài sản công ty của những người quản lý, thì việc thiếtlập một cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ trong CTCP dé kip thoi phat hiện, ngăn channhững hành vi không đúng chuan mực của người quan ly khi sử dụng, quan ly vốn đầu
tư của các cô đông vào hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp đóng vai tròđặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của CTCP
Bên cạnh đó, với một mô hình công ty có cấu trúc vốn, cơ cau thành viên phứctạp và lĩnh vực kinh doanh đa dạng như CTCP, nếu chỉ thiết lập một sỐ phòng banriêng lẻ, hoạt động rời rạc thì công ty sẽ không thê hoạt động hiệu quả Theo đó, quy
mô công ty càng lớn thì bộ máy quản lý, điều hành của công ty càng phức tạp Phápluật doanh nghiệp hiện hành chỉ quy định về những cơ quan “đầu não” trong CTCPnhư Đại hội đồng cô đông, HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám đốc, hay BKS Nhưng trênthực tế, để có thể vận hành CTCP lại cần thêm hàng loạt những bộ phận, phòng banvới chức năng, nhiệm vụ khác nhau Đây là những chủ thé chịu trách nhiệm chínhtrong việc quản lý, sử dụng các nguồn lực của công ty Nếu hình dung các cơ quan, bộphận, phòng ban chức năng trong CTCP giống như những chiếc bánh răng ô tô, thì dé
ô tô có thể vận hành được đòi hỏi các bánh răng phải ăn khớp với nhau, không bịchệch khắc Nói cách khác, các cơ quan, bộ phận, phòng ban trong CTCP cần có sựphối hợp hiệu qua dé có thé khai thác tối đa nguồn lực của công ty, tuân thủ nội quy,quy chế, quy định của công ty Chỉ có như vậy mới đảm bảo được sức mạnh nội tạicủa CTCP Khi có sức khỏe tốt từ bên trong, CTCP mới có khả năng phát hiện kịp thời
và chống chịu lại được những rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh.Như vậy, việc kiểm soát hoạt động của các co quan, đơn vi trong CTCP dé đảm bảo sựphối hợp đồng bộ, nhịp nhàng, tính tuân thủ, hiệu suất hoạt động và hiệu quả sử dụng
8 Bùi Xuân Hải (2007), “Học thuyết về đại diện và mấy van dé của pháp luật công ty Việt Nam”, Tap chi Khoa
học pháp ly Việt Nam, (sô 04), tr.21-27
16
Trang 19cac nguồn lực nội bộ như nhân lực, vật lực, tài lực cũng đóng vai trò quan trọng không
kém va có khả năng chi phối tới sự tồn tại của CTCP trên thực tế
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của hoạt động kiểm soát nội bộ trong công ty cỗ phần1.1.2.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ trong công ty cỗ phần
CTCP là một tổ chức có sự tham gia của nhiều cá nhân và pháp nhân khác nhaunhư chủ sở hữu vốn (cô đông), người quản lý, điều hành và người lao động Mỗi chủthê lại có những vị trí, vai trò, chức năng, quyền và nghĩa vụ khác nhau trong công ty
Sự liên kết giữa các nhóm chủ thể này có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và pháttriển của CTCP Tuy nhiên, trên thực tế, những chủ thể nói trên không phải lúc nàocũng có chung ý chí và quyền lợi Do đó, dé đảm bảo sự phối hợp giữa các tô chức, cánhân liên quan trong CTCP, hạn chế mâu thuẫn từ các nhóm lợi ích đối lập, qua đó cóthể tận dụng tôi đa các nguồn lực để thực hiện hiệu quả những mục tiêu mà các chủ sởhữu đã đặt ra khi thành lập công ty, nhất thiết phải có hoạt động quản trị Theo Tậpđoàn Tài chính quốc tế (IFC), quản trị công ty là “những cơ cấu và những quá trình đểđịnh hướng và kiểm soát công ty” Bên cạnh đó, trong tài liệu “Các nguyên tắc quản trịcông ty”, Tổ chức Hop tác và phát triển Kinh tế (OECD) cũng đã đưa ra một địnhnghĩa chỉ tiết về quản trị công ty như sau: “Quản trị công ty là những biện pháp nội bộ
dé điều hành và kiểm soát công ty [ ], liên quan tới những mối quan hệ giữa Bangiám đốc, Hội đồng quản trị và các cổ đông của công ty với các bên có quyền lợi liênquan Quản trị công ty cũng tao ra một cơ cấu dé dé ra các mục tiêu của công ty, xácđịnh các phương tiện để đạt được những mục tiêu đó, cũng như để giám sát kết quả
hoạt động của công ty”
Như vậy, hoạt động quản tri công ty được hiểu là tập hợp những biện pháp màthông qua đó công ty được định hướng, điều hành và kiểm soát nhằm đáp ứng quyềnlợi của nhà đầu tư, của người lao động và những người quản lý, điều hành trong công
ty Quan trị công ty hướng tới mục tiêu cân bằng và kiềm chế quyền lực giữa các cơquan, đơn vị câu thành của công ty, đảm bảo sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vi đó
dé hướng tới sự phát triển dài hạn và bền vững của công ty
Trên cơ sở tìm hiểu về quản trị công ty nói chung, có thé thay, kiểm soát là mộtcấu phần không thé tách rời khỏi hoạt động quản trị và có ý nghĩa quan trong trongviệc đảm bảo hiệu quả quản trị Kiểm soát là tập hợp các biện pháp được các nhà quản
trị sử dụng dé đánh giá hiệu quả hoạt động, khả năng phối hợp, mức độ tuân thủ và
Ọ Ủy ban chứng khoán Nhà nước, IFC, (2010), Cam nang quản trị công ty, nguồn truy cập:
https://www.ifc.org/wps/wem/connect/05ef55b5-30ed-4fc second+edition-vn.pdf?MOD=AJPERES&CVID=]Jog7A7n, truy cập ngày 05/03/2023
I-b929-988f79542d5b/CG+manual+for+Vietnam-17
Trang 20hiệu suất sử dung nguồn lực của các bộ phận chức năng trong công ty, qua đó dam baocông ty phát triển theo đúng những định hướng, chiến lược mà nhà quản trị đã xâydựng Ngoài ra, kiểm soát còn có thể được hiểu là quá trình thực hiện các hoạt độngxem xét, đánh giá, ngăn ngừa hoặc điều chỉnh đối với các đối tượng cần phải kiểm soáttrong đơn vị, dự báo những rủi ro có thể xảy Ta, để đảm bảo mục tiêu và kế hoạch của
đơn vị đạt được một cách hiệu quả.
Hiện nay, dựa theo những tiêu chí khác nhau tương ứng với mục tiêu quản tri,
kiểm soát có thé được chia thành những loại khác nhau, ví dụ như: căn cứ vào thờiđiểm kiểm soát với thời gian thực hiện nghiệp vụ, kiểm soát được chia thành kiểm soáttrước thực hiện, kiểm soát trong thực hiện và kiểm soát sau thực hiện nhiệm vụ; căn cứvào sự hiện diện của chủ thé trong hoạt động kiểm soát, kiểm soát được chia thànhkiểm soát trực tiếp và kiểm soát gián tiếp; căn cứ vào mục tiêu kiểm soát, kiểm soátđược chia thành kiểm soát ngăn ngừa, kiểm soát phát hiện và kiểm soát điều chỉnh;căn cứ vào mối quan hệ giữa chủ thé với khách thé kiểm soát, kiểm soát được chia
thành kiểm soát từ bên ngoài (ngoại kiểm) và kiểm soát nội bộ (nội kiểm) '° Như vậy,
có rất nhiều hình thức kiểm soát mà công ty có thé lựa chọn Tuy nhiên, trong thực tẾ,
giữa các loại kiểm soát luôn có sự giao thoa, đòi hỏi được sử dụng kết hợp một cách
linh hoạt, nhuần nhuyễn đề hoạt động quản trị diễn ra như kế hoạch mong đợi
Trong số các hình thức kiểm soát nêu trên, KSNB đóng vai trò đặc biệt quantrọng Khái niệm về KSNB được phát triển lần đầu tiên ở Hoa Kỳ Năm 1929, trongcông bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve Bulletin), KSNB được hiểu làmột công cụ dé bảo vệ tiền và các tài sản khác của nhà dau tư, đồng thời thúc đây nângcao hiệu quả hoạt động cua đơn vi Với định nghĩa này, hoạt động KSNB chu yeu taptrung vao muc tiéu kiểm soát tính trung thực, mức độ minh bạch của báo cáo tài chính
do đơn vi xác lập.
Đến năm 1992, trong bối cảnh các công ty ở Hoa Kỳ phát triển nhanh, kèm theo
đó là tình trạng gian lận báo cáo tài chính gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đếnlợi ích của nhà đầu tư, gây thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế, nhiều Ủy ban đã đượcthành lập nhằm tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn và khắc phục cáchành vi gian lận, hỗ trợ phát triển kinh tế, trong đó có Uy ban chống gian lận về báocáo tài chính thuộc Hội đồng Quốc gia Hoa Ky (Committee Of SponsoringOrganization-COSO) Sau khi được thành lập, COSO đã cho ra đời Báo cáo đầu tiên
10 Bui Thi Tinh (2019), Hoan thién kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam, Luận văn
thạc sĩ, Học viện tài chính.
18
Trang 21về KSNB — Khuôn khổ hợp nhất (Internal Control — Integrated framework), trong đó
định nghĩa KSNB là “mét qua trình do người quan lý, HĐQT va các nhân viên cua
đơn vị chỉ phi Nó được thiết lập dé cung cap một sự dam bao hop ly nham thuc hién
các mục tiêu sau đây: Dam bao sự tin cậy cua Báo cáo tài chính; Dam bao sự tuân thu
các quy định và luật lệ; Đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả” Bão cáoCOSO 1992 là tài liệu đầu tiên trên thế giới nghiên cứu và định nghĩa về KSNB mộtcách đầy đủ và có tính hệ thống Đặc điểm nổi bật của báo cáo này là cung cấp mộttầm nhìn rộng và mang tính quản trị, trong đó KSNB không chỉ là một vấn đề liênquan đến báo cáo tài chính mà còn được mở rộng ra cả các phương diện hoạt động và
tuân thủ Trên cơ sở Báo cáo này, năm 2002, Chính phủ Hoa Kỳ ban hành Luật
SARBANES-OXLEY quy định triển khai bắt buộc hệ thống KSNB cho tất cả cáccông ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, mở màn cho giai đoạn phát triểnKSNB tại quốc gia này và lan truyền trên thế giới
Sau hơn 20 năm ké từ khi COSO ban hành Báo cáo dau tiên, quá trình toàn cầuhóa tiếp tục diễn ra trên diện rộng khiến cho các mô hình kinh doanh thay đôi đáng kê,tính phức tạp trong kinh doanh và tốc độ luân chuyên vốn diễn ra nhanh hơn Điều nàyđòi hỏi hệ thống KSNB của doanh nghiệp cũng phải thay đổi mới có thể thích ứngđược với tình hình mới Bên cạnh đó, nhiều quy định và chuẩn mực mới được banhành hoặc sửa đổi, đặt ra yêu cầu lớn hon cho nhà quan lý doanh nghiệp về năng lựcđiều hành và trách nhiệm giải trình, trong đó có trách nhiệm báo cáo, quan tri rui ro,ngăn chặn va phát hiện gian lận tại don vị minh Dé đáp ứng với những sự thay đôi vềmôi trường kinh doanh, năm 2013, COSO đã ban hành Báo cáo sửa đôi về KSNB với
07 thay đổi quan trọng về nội dung, trong đó bao gồm cả định nghĩa về KSNB nhưsau: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chỉ phối bởi người quản lý, HĐQT và cácnhân viên của don vị chỉ phối Nó được thiết lập để cung cấp một sự dam bảo hop bynhằm thực hiện mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ vil
Thông qua định nghĩa trên, COSO đã xác định KSNB là một trong các chức nang
của quản tri công ty, vì chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động KSNB là HĐQT,Giám đốc/Tổng Giám đốc cũng như những người quan lý khác và nhân viên, người laođộng trong các phòng ban chức năng của công ty Trên thực tế, so với Báo cáo COSO
1992, Báo cáo COSO 2013 đề cập nhiều hơn đến khái niệm quản trị doanh nghiệp,nhất là các vấn đề liên quan đến HDQT và các ủy ban trực thuộc HĐQT như UBKT,
Truong Minh Tan, Tổng quan về hệ thống khiển soát nội bộ, nguồn truy cập:
https://www.academia.edu/42635454/, truy cập ngày 05/03/2023
19
Trang 22ủy ban lương thưởng Điều này nhằm đáp ứng yêu cầu cao hơn của xã hội về việcquản trị doanh nghiệp, qua đó cũng cho thấy mối quan hệ giữa KSNB và quản trịdoanh nghiệp ” Không chi thế, theo định nghĩa về KSNB của COSO (2013), KSNBcòn là một quá trình với nhiều hoạt động khác nhau được thiết lập trong công ty nhằmcung cấp một sự đảm bảo hop lý (không phải tuyệt đối) dé thực hiện ba mục tiêu, baogồm: mục tiêu về hiệu quả hoạt động, mục tiêu về tính trung thực của báo cáo tàichính và phi tài chính, mục tiêu về sự tuân thủ pháp luật của các cá nhân, tô chức trong
công ty.
Cho đến thời điểm hiện nay, định nghĩa về KSNB của COSO vẫn được chấpnhận và sử dụng rộng rãi ở các quốc gia trên thế giới Ngoài ra, trên cơ sở định nghĩacủa COSO, IFC cũng đưa ra quan điểm về KSNB như sau: KSNB trên thực tế là mộtquá trình được phối hợp thực hiện bởi Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc điều hành vàngười lao động của công ty, nhằm bảo đảm hợp lý rằng việc báo cáo tài chính là đáng
tin cậy và chính xác, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, và tuân thủ các quy định của
pháp luật cũng như các quy định, hướng dẫn nội bộ của công ty Trên thực tế, một cautrúc KSNB có hiệu lực có thé giúp công ty: (i) Đưa ra các quyết định kinh doanh phùhợp; (ii) Giành (hoặc giành lại) được niềm tin của nhà đầu tư; (iii) Ngăn chặn tốn that;(iv) Bảo dam an toàn tai sản; (v) Ngăn chặn sự gian lận; (vi) Tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật; (vii) Giành được lợi thế cạnh tranh thông qua việc tổ chức hợp lý hóacác quy trình hoạt động Theo đó, hệ thống KSNB còn có thể được định nghĩa là sựkiểm soát việc các phòng ban, đơn vi của công ty thực hiện hoạt động kinh doanh vatài chính của doanh nghiệp (bao gồm việc thực hiện các kế hoạch kinh doanh và tàichính)
Ở Việt Nam, LDN là văn bản quy phạm pháp luật quy định chủ yếu về cơ cấu tô
chức quản tri nội bộ trong CTCP Tuy nhiên, trước khi LDN năm 2014 được ban hành,
thuật ngữ KSNB hoàn toàn không được sử dụng trong LDN Đến LDN năm 2014,KSNB chỉ được nhắc đến một lần duy nhất trong quy định về quyền và nghĩa vụ củaBKS Khi LDN năm 2020 được ban hành, KSNB một lần nữa được dé cập trong quyđịnh về quyền và nghĩa vụ của UBKT trực thuộc HĐQT Mặc dù vậy, LDN năm 2014
và 2020 hoàn toàn không đưa ra bat kỳ định nghĩa nào về KSNB Thay vào đó, ở ViệtNam, khái niệm KSNB lần đầu tiên được quy định trong các văn bản pháp luật do
12 Truong Minh Tân, tldd
13 Ủy ban chứng khoán Nhà nước, IFC (2010), tldd
20
Trang 23Ngân hang nha nước ban hành Ví dụ: Theo quy định tại Thông tu số 44/201 NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 29/12/2011 quy định về hệthống KSNB và kiểm toán nội bộ của tổ chức tin dụng, chi nhánh ngân hang nướcngoài ( được sửa đổi, bỗ sung bởi Thông tư 13/2018/TT-NHNN): “Hệ thống kiểm soátnội bộ là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cau tổ chứccủa tổ chức tin dung, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài được xây dung phù hợp theoquy định tại Thông tư này và được tô chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, pháthiện, xử lý kịp thời rủi ro va đạt được yêu cẩu đề ra” Theo định nghĩa này, hệ thốngKSNB được tô chức nhằm bảo đảm tô chức tin dụng có thể phòng ngừa, phát hiện va
1/TT-xử lý kịp thời các rủi ro dé đạt được các mục tiêu đã đề ra
Đến năm 2019, nhằm nâng cao hiệu quả quản trị công ty đối với các CTCP đạichúng, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã ban hành Bộ nguyên tắc quản trị công tytheo thông lệ tốt nhất (Bộ nguyên tắc quản trị công ty) với sự hỗ trợ của IFC Bộnguyên tắc này đưa ra các thông lệ tốt nhất theo các khuyến nghị từ các tổ chức quốc
tế như IFC hay OECD dé dam bảo trách nhiệm của HĐQT trong việc quan trị CTCP,nguyên tắc thiết lập môi trường kiểm soát, công bố thông tin và minh bạch, các quyềncủa cô đông, quan hệ với các bên có quyền lợi liên quan Trong đó, KSNB được địnhnghĩa là: “guy trình được Hội dong Quản trị, Ban Diéu hành, và tat cả các cấp nhânviên xây dựng và thực hiện nhằm có được sự bảo đảm hợp lý về việc đạt được các mục
tiêu thông qua hoạt động hiệu lực và hiệu quả; thông tin quan lý và tài chính đáng tin
cậy, đây đủ và kịp thời; tuân thủ luật pháp và quy định hiện hành, chính sách và quy
trình cua công ty ”.
Như vậy, sau khi nghiên cứu về khái niệm KSNB theo quan điểm của COSO,IFC, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ nguyên tắc quản trị công tyViệt Nam, tác giả rút ra định nghĩa chung về KSNB trong CTCP như sau: KSNB la
một qua trình được thiết lập trên cơ sở sự phối hợp thực hiện của Hội đồng quản tri,
Giám đốc/Tổng Giám đốc, những người quản lý khác và người lao động của công ty
cổ phần để tạo ra một sự đảm bảo hop ly về việc thực hiện các mục tiêu sau đây: đảm
bảo hiệu quả hoạt động, tính trung thực cua báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp
luật của công ty Do KSNB là một lĩnh vực nghiên cứu phức tạp, có liên quan đếnnhiều chuyên ngành nghiên cứu khác nhau như quan trị doanh nghiệp, kế toán, kiểmtoán, tài chính ngân hàng, nên trong phạm vi Khóa luận tốt nghiệp này, tác giả chỉ tậptrung khai thác một số van đề pháp lý về KSNB, bao gồm: (i) Các quy định về chủ thé
chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện hoạt động KSNB trong CTCP; (11) Vai trò,
21
Trang 24trách nhiệm và co chế đảm bao trách nhiệm của các chủ thé trong quá trình thực hiện
chức năng KSNB.
1.1.2.2 Đặc điểm của hoạt động kiểm soát nội bộ trong công ty cỗ phan
Căn cứ vào khái niệm về KSNB trong CTCP, có thé rút ra một số đặc điểm nồibật về hoạt động KSNB trong CTCP như sau Ý:
Thứ nhất, KSNB là một quá trình: KSNB là một trong số bốn chức năng củaquản trị công ty, bao gồm: hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát Theo đó, déđảm bảo các hoạt động của công ty diễn ra theo đúng mục tiêu, chiến lược, kế hoạch(đặc biệt là kế hoạch kinh doanh và tài chính) mà người quản trị đã đặt ra, phòng ngừa
va hạn chế những sai sót có thé phát sinh, người quản trị cần thiết lập cơ chế dé kiểm
soát các hoạt động đó KSNB không phải là một hoạt động riêng lẻ, cũng không phải
là một thủ tục hay chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định, mà là mộtchuỗi các hoạt động hiện diện trong mọi cơ quan, đơn vị của công ty, gan bo va xuyénsuốt quá trình hoạt động của công ty KSNB chỉ đem lại hiệu quả khi nó là một bộphận không tách rời chứ không phải là chức năng bổ sung cho các hoạt động của công
ty Đặc trưng này của KSNB cũng được Thông tư 44/2011/TT-NHNN phi nhận như là
một trong những yêu cầu và nguyên tắc hoạt động của hệ thống KSNB trong các tôchức tín dụng, cụ thể: “Hoại động của hệ thong kiểm soát nội bộ là một phần khôngtách rời các hoạt động hằng ngày của tổ chức tin dụng [ ] Kiểm soát nội bộ đượcthiết kế, cài đặt, tổ chức thực hiện ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ tại tất cả cácđơn vị, bộ phận của tổ chức tin dụng [ ]”
Thứ hai, hệ thong KSNB được thiết lập trên cơ sở sự phối hợp thực hiện củaHội đồng quan trị, Giám đốc/Tổng Giám đốc, những người quản lý khác và ngườilao động của CTCP : CTCP do cô đông đầu tư vốn thành lập, nhưng dé công ty có thétồn tại và hoạt động được lại cần đến sự quản lý, điều hành của HĐQT, Giámdéc/Téng Giám đốc, hệ thống phòng ban, người lao động và sự giám sát của bộ phậngiám sát (như BKS hay thành viên độc lập HĐQT) Đây cũng chính là những chủ thểchịu trách nhiệm thiết lap, duy trì, thực hiện và đánh giá hệ thống KSNB trong CTCP,hướng đến mục tiêu quản trị hiệu quả CTCP trên cơ sở phù hợp với ý chí, nguyệnvọng và lợi ích của các chủ sở hữu Tuy nhiên, theo quan điểm của COSO, không phảilúc nào những cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động KSNB cũng hiểu rõ, traođổi và hành động một cách nhất quán Mỗi cá nhân đó, khi tham gia vào công ty sẽ cókhả năng, kiến thức, kinh nghiệm và nhu cầu khác nhau Theo đó, một hệ thống KSNB
14 Trương Minh Tân, tldd
22
Trang 25chỉ có thé hiệu quả khi các chủ thé chịu trách nhiệm KSNB trong công ty hiểu rõ tráchnhiệm và quyền hạn của mình Do vậy, dé KSNB đạt hiệu quả cần phải xác định mốiliên hệ, nhiệm vụ và cách thức thực hiện việc kiểm soát của từng chủ thể chịu tráchnhiệm dé đạt được các mục tiêu của công ty.
Thứ ba, KSNB tạo ra một sự dam bao hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu
của CTCP: Hoạt động KSNB chỉ có thể tạo ra một sự đảm bảo hợp lý cho việc đạtđược các mục tiêu của công ty chứ không thê đảm bảo tuyệt đối Điều này xuất phát từnhững hạn chế tiềm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống KSNB như:sai lầm của con người khi đưa ra các quyết định, sự thông đồng của các cá nhân hay sựlạm quyền của nhà quản lý có thể vượt khỏi tầm KSNB Vấn đề này đã được nhà kinh
tế học Adam Smith dé cập trong tác phâm Cửa cải dan tộc (The Wealth of Nations)như sau: “Với đặc tính của công việc quan ly, các cổ đông không nên kỳ vọng và tintưởng rang người quản lý công ty sẽ hành động như họ muốn, bởi lễ người quan lycông ty luôn có xu hướng thiếu siêng năng, man cán và lợi dung vị trí của mình dé tìm
kiếm lợi ích cá nhân cho chính họ hơn là cho các cổ đông và công ty ”'Š Xuất phát từ
thực tế trên, mặc dù những người quản lý, điều hành là những chủ thể chính thiết lập,thực hiện và giám sát hệ thống KSNB trong CTCP, nhưng những người chủ thực sựcủa công ty (cỗ đông) vẫn can thiết lập một cơ chế kiểm soát cao hơn đối với chính cácchủ thé chịu trách nhiệm KSNB
Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc cơ bản của quản trị công ty, đó là chỉphí cho quá trình kiểm soát không thé vượt quá lợi ích mong đợi mà quá trình kiểmsoát đó mang lại Vì vậy, trong mọi tổ chức nói chung và CTCP nói riêng, dù có thé đãđầu tư rất nhiều cho việc thiết kế, vận hành và giám sát hệ thống KSNB nhưng vẫnkhông thê có hệ thống KSNB hoàn hảo
Thứ tư, KSNB được thiết lập nhằm dam bảo các mục tiêu của công ty sẽ được
hiện thực hóa thông qua việc đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính trung thực của báocáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật của công ty: Mỗi công ty thường có các mụctiêu kiểm soát cần đạt được dé từ đó xác định các chiến lược cần thực hiện Đó có thé
là mục tiêu chung cho toàn công ty, hay mục tiêu cụ thể cho từng hoạt động, từng đơn
vị trong công ty Theo định nghĩa về KSNB, có thể chia các mục tiêu mà hoạt độngKSNB hướng tới dé thông qua đó đảm bảo thực hiện mục tiêu chung của công ty như
sau:
> Bai Xuân Hải (2007), tldd
23
Trang 26- Nhóm mục tiêu về hoạt động: CTCP được vận hành trên cơ sở kết hợp nhuần
nhuyễn các nguồn lực của công ty, bao gồm: nhân lực, vật lực, tài lực Hoạt độngKSNB được thực hiện nhằm kiểm soát hiệu suất sử dụng các nguồn lực của các cơquan, don vi nội bộ nhằm thực hiện các mục tiêu, chiến lược, kế hoạch mà chủ sở hữu
và người quản trị đã đặt ra trong quá trình hoạt động của công ty Đồng thời, nhómmục tiêu này cũng bao gồm việc đánh giá về mức độ phối hợp giữa các đơn vị trongCTCP trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật và Điều lệ công ty quy
định.
- Nhóm mục tiêu về báo cáo: néu Báo cáo COSO (1992) chi đề cập đến mụctiêu về kiểm soát báo cáo tài chính, thì Báo cáo COSO (2013) đề cập đến yêu cầu kiếmsoát đối với “Báo cáo” nói chung, tức là bao gồm cả báo cáo tài chính và phi tài chính.Theo đó, trong bối cảnh mới, hoạt động KSNB được thực hiện với mục tiêu kiểm soát
tính trung thực, hợp lý và đáng tin cậy của các báo cáo tài chính và phi tài chính mà
công ty cung cấp cho bên ngoài và bên trong công ty sử dụng Trong phạm vi Khóaluận này, tác giả chỉ tập trung vào hoạt động kiểm soát tính trung thực của báo cáo tài
chính (BCTC).
Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015, có thê hiểu,BCTC giúp cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kinh doanh và các luồng tiềncủa DN Theo pháp luật, tất cả các DN trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều phảilập và trình bày BCTC năm BCTC có vai trò quan trọng với các nhà đầu tư, chủ sởhữu, người cho vay của DN; người quản ly DN, các cơ quan nhà nước có thầm quyền;đối tác kinh doanh; khách hang và cô đông, người lao động của công ty Cu thé: Đốivới các nhà dau tư, chủ sở hữu, người cho vay của DN: BCTC giúp họ nhận biết khảnăng tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệuquả hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro, của DN để họ cân nhắc, lựa chọn
và đưa ra quyết định phù hợp Đối với người quản lý DN: BCTC cung cấp thông tintong hợp về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả
kinh doanh sau một kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá
và đề ra được các giải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của
DN trong tương lai Đối với đối tác kinh doanh: BCTC giúp họ nhận biết khả năngthanh toán, phương thức thanh toán của DN, đề từ đó quyết định có nên tiễn hành giaodịch với DN nữa hay không, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thế nàocho hợp lý Đối với khách hàng: BCTC giúp cho họ có những thông tin về khả năng,
năng lực sản xuât và tiêu thụ sản phâm, mức độ uy tín của DN, chính sách đãi ngộ
24
Trang 27khách hang dé họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của DN Doi với cổđông, người lao động: BCTC giúp họ năm được các thông tin về khả năng cũng nhưchính sách chi trả cé tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quanđến lợi ich của họ thé hiện trên BCTC Đối với cơ quan nhà nước có thẩm quyên như
cơ quan tài chỉnh, ngân hàng, kiểm toán, thué , BCTC là tài liệu quan trọng trongviệc kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, tư vẫn cho DN thực hiện các chính sách, chế độkinh tế tài chính của DN
Với vai trò quan trọng như trên, BCTC trở thành công cụ hữu hiệu để đánh giátính an toàn về vốn, tài chính trong DN nói chung, CTCP nói riêng để từ đó, chủ sởhữu và các nhà quản lý có chiến lược phù hợp trong từng giai đoạn để duy trì sự tồn tại
và phát trién của công ty Tuy nhiên, dé BCTC thực sự phát huy hết vai trò của nó thìđòi hỏi BCTC phải được lập chính xác, trung thực, đúng mẫu biểu đã quy định, có đầy
đủ chữ ký của những người có liên quan và có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị đểđảm bảo tính pháp lý của báo cáo Đồng thời, BCTC phải đảm bảo tính thống nhất vềnội dung, trình tự và phương pháp lập theo quy định pháp luật và chuẩn mực kế toánđược thừa nhận Số liệu phản ánh trong BCTC phải rõ ràng, đủ độ tin cậy và dễ hiểu,
đảm bảo thuận tiện cho những người sử dung thông tin trên BCTC phải dat được mục
đích của họ `” Như vậy, xuất phát từ vai trò quan trọng của BCTC đòi hỏi quá trình lập
BCTC cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo tính trung thực, độ tin cậy trước khicông ty cung cấp BCTC cho DHDCD hay những cá nhân, tổ chức có liên quan bên
ngoai công ty.
- Nhóm mục tiêu về tuân thủ: CTCP có quyền tự do kinh doanh, nhưng sự tự do
ay phải được đặt trong khuôn khổ pháp luật Pháp luật được tạo ra dé định hướng, điều
chỉnh hoạt động kinh doanh của CTCP, đảm bảo hoạt động của công ty phù hợp với
lợi ich của Nhà nước, xã hội và không xâm phạm đến hoạt động của các chủ thé kinhdoanh khác trên thị trường Do đó, trong quá trình hoạt động, CTCP cần chấp hànhđúng pháp luật Khi tuân thủ pháp luật đồng nghĩa với việc CTCP được Nhà nước đảmbảo về quyền và lợi ích hợp pháp Ngược lại, nếu không thực hiện nghiêm túc các quyđịnh pháp luật, CTCP có thể sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý bất lợi như bị xử phạt
vi phạm hành chính, đình chỉ hoạt động hay bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký
doanh nghiệp, Như vậy, việc tuân thủ pháp luật sẽ đặt CTCP ở trong một vòng tròn
an toàn Vòng tròn này có ý nghĩa là sự bảo vệ cua Nhà nước, giúp công ty tránh khỏi
16 ` ¬ , rns ge a a aa ; — ge x ^ Mục đích và vai trò của báo cáo tài chính? Nguyên tắc cơ bản lập báo cáo tài chính, nguôn truy cập: https://luatminhkhue.vn/muc-dich-va-vai-tro-cua-bao-cao-tai-chinh-nguyen-tac-co-ban-lap-bao-cao-tai-
chinh.aspx, truy cap ngay 10/03/2023
BÁC
Trang 28những rủi ro về pháp lý, nhờ đó công ty có thé ton tại và phát triển bền vững Với tamquan trọng của việc tuân thủ pháp luật, các chủ thé chịu trách nhiệm thực hiện hoạtđộng KSNB, thông qua quy trình cụ thé sẽ kiểm soát mức độ tuân thủ các quy định
pháp luật trong từng hoạt động của CTCP.
Bên cạnh đó, mặc dù quá trình thành lập, tô chức hoạt động và quản lý CTCPchịu sự điều chỉnh của pháp luật, nhưng pháp luật không điều chỉnh mọi mối quan hệnội bộ trong công ty Theo đó, CTCP sẽ tự thiết lập những quy tắc, quy định riêng đểđiều chỉnh mối quan hệ giữa các phòng ban, đơn vị trong công ty Những quy định nội
bộ này là cơ sở để đảm bảo sự phối hợp giữa các bộ phận, đơn vị trong công ty nhằmhướng đến mục tiêu chung Vì vậy, nếu các tô chức, cá nhân có liên quan trong CTCPkhông nghiêm túc tuân thủ các quy tắc, quy định nội bộ của công ty, thì, như nhữngchiếc bánh răng ô tô bị trật khắc, CTCP sẽ không thể hoạt động hiệu quả Do đó,KSNB không chỉ được thực hiện nhăm mục tiêu kiểm soát sự tuân thủ pháp luật củaCTCP, mà còn kiểm soát sự tuân thủ các quy định nội bộ của công ty
Thông qua việc phân tích các đặc điểm pháp lý của hoạt động KSNB trong
CTCP, có thé thấy, xét cho đến cùng, mục tiêu của KSNB hướng đến là đảm bảo sự an
toàn và hiệu quả trong hoạt động của công ty, giúp CTCP hạn chế tối đa rủi ro về kinhdoanh, rủi ro về pháp lý và rủi ro về tài chính, qua đó đảm bảo lợi ích của cổ đông, nhàđầu tư, người lao động và các tô chức, cá nhân có liên quan khác Đề đạt được mục
tiêu đó, cần đến sự phối hợp của các chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động
KSNB cũng như tat cả các đơn vị, cá nhân, tô chức có liên quan trong nội bộ CTCP.Bởi vì một hệ thống KSNB tôn tại nhiều hạn chế sẽ khiến cho các mục tiêu của KSNBkhông thê đạt được, từ đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu của CTCP
Trên thực tế, hoạt động KSNB thường được đánh đồng với hoạt động kiểm toánnội bộ và ngược lại Theo Liên đoàn Kế toán quốc té (IFAC), kiểm toán nội bộ là mộthoạt động đánh giá được lập ra trong DN như là một loại dịch vụ, có chức năng kiểmtra, đánh giá và giám sát tính thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và kiểm soátnội bộ Đồng thời, theo quy định tại Điều 4 Nghị định của Chính phủ số 05/2019/NĐ-
CP ngày 22/01/2019 quy định về kiểm toán nội bộ (Nghị định 05/2019/NĐ-CP), thôngqua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn, kiểm toán nội bộ đưa ra các đánh giá
về tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị về các nội dung sau đây: Hệ thốngKSNB của đơn vị đã được thiết lập và vận hành một cách phù hợp nhằm phòng ngừa,
phát hiện, xử lý rủi ro của đơn vi; các quy trình quản tri và quy trình quản lý rủi ro của đơn vị đảm bảo tính hiệu quả và có hiệu suât cao; các mục tiêu hoạt động và các mục
26
Trang 29tiêu chiến lược, kế hoạch và nhiệm vu công tác mà đơn vị đạt được Kiểm toán nội bộbao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán tuân thủ.Như vậy, mục tiêu của KSNB hướng đến là đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính trung
thực của báo cáo tài chính và sự tuân thủ pháp luật của công ty, trong khi mục tiêu của
kiểm toán nội bộ đó là kiểm tra, rà soát, đánh giá hiệu quả của hệ thống KSNB Theo
đó, kiểm toán nội bộ là một bộ phận (yếu tố cấu thành) hệ thống KSNB trong CTCP.Nhận định này sẽ được phân tích cụ thể trong mục 1.1.3 sau đây
1.1.3 Các yếu tố cầu thành hệ thống kiểm soát nội bộ trong công ty cỗ phan
Theo Báo cáo của COSO (2013), hệ thống KSNB trong DN nói chung, CTCPnói riêng được cấu thành từ năm yếu t6 (năm bộ phận) có mối liên hệ chặt chẽ vớinhau, bao gồm: Môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin -Truyền thông và hoạt động giám sát
(i) Về môi trường kiểm soát
Môi trường kiểm soát là nền tảng cho tất cả các cấu phần của hệ thống KSNB,được định nghĩa là toàn bộ những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động củathành viên HĐQT, Giám đốc/Tổng Giám đốc và những người quan lý khác đối với hệthong KSNB và vai trò của hệ thống KSNB trong đơn vị Nếu môi trường kiểm soáttrong công ty không thuận lợi, tức là HĐQT, Giám déc/Téng Giám đốc và những
người quản lý khác không liêm chính, tận tâm trong công việc và không có ý thức lan
tỏa đến toàn bộ công ty về ý nghĩa và tam quan trọng của hoạt động KSNB, thi du cóxây dựng hệ thống KSNB tốt đến đâu cũng không thể đảm bảo thực thi trên thực tế.Nhìn chung, môi trường kiểm soát trong hệ thống KSNB có thê được định hình thôngqua những nhân tố như sau:
- Tính chính trực, giá trị đạo đức, triết lý và phong cách điều hành của các nhàquản lý: Tính chính trực và giá trị đạo đức là nên tảng cho mọi hành vi, quyết định vàcũng là cơ sở cho việc thiết kế và vận hành một cách hữu hiệu quy trình KSNB Tínhhữu hiệu của quy trình KSNB không thể cao hơn các giá trị đạo đức và tính chính trựccủa những người tạo ra, quản lý và giám sát hệ thống đó Để duy trì, phát huy tínhchính trực và tôn trọng các giá trị đạo đức của những người liên quan đến các quytrình kiểm soát trong công ty, các nhà lãnh đạo cấp cao trong công ty cần thực hiệnmột số công việc như: xây dựng va ban hành đưới dang văn bản các quy định về chuẩnmực đạo đức trong nội bộ doanh nghiệp, dưới dang bộ quy tắc ứng xử và pho biếnnhững quy định đó đến mọi thành viên trong doanh nghiệp; giảm thiêu những sức éphay điều kiện có thé dẫn đến nhân viên có những hành vi thiếu trung thực;
27
Trang 30- Co cấu tô chức và cách thức phân định quyền hạn, trách nhiệm: Cơ cấu tôchức là một hệ thống các mối quan hệ vừa độc lập vừa phụ thuộc trong công ty, thểhiện rõ những nhiệm vụ cụ thể do ai hoặc bộ phận nào làm, làm việc gì và liên kết vớicác bộ phận, cá nhân khác trong doanh nghiệp như thế nào nhằm tạo ra sự phối hợpnhịp nhàng dé thực hiện được các mục tiêu của doanh nghiệp Công ty cần xây dựng
quy trình, quy chế nội bộ, phân cấp, uy quyén nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động sản xuất kinh doanh, song song tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, ngănngừa và cảnh báo rủi ro ở bên trong công ty để đảm bảo hoạt động KSNB được thực
hiện hiệu quả.
- Chính sách nhân sự và đảm bảo năng lực: Chính sách nhân sự là toàn bộ các
phương pháp quản lý nhân sự và các chính sách, chế độ, thủ tục và quy định của nhàquản lý về việc tuyển dụng, sắp xếp, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật, sa thải và
dé bạt đối với nhân viên Chính sách nhân sự có ảnh hưởng đáng kê đến sự tồn tại vàphát triển của công ty cũng như sự hữu hiệu của hoạt động KSNB Một chính sáchnhân sự tốt cũng cần đảm bảo sự cân băng về giới nhằm tạo sự đa dạng cũng như đảmbảo cơ hội ngang nhau về van dé thăng tiến và đóng góp tại nơi làm việc
- Công tác kế hoạch: Kế hoạch ở đây bao gồm kế hoạch về mọi mặt hoạt độngcủa công ty như phát triển công nghệ, sản xuất, bán hàng, quan trị nguồn nhân lực, tàichính được xây dựng trên cơ sở chiến lược kinh doanh của công ty Lập kế hoạch làquá trình nhà quản trị xác định, lựa chọn mục tiêu và vạch ra các bước thực hiện dé đạtđược mục tiêu đó Kế hoạch không chỉ là định hướng cho công việc sẽ làm mà nó còn
là công cụ dé kiểm soát quá trình thực hiện công việc đó Vì vậy, dé tạo ra môi trườngkiểm soát thuận lợi, công ty cần ban hành quy trình, quy chế về lập, giao và đánh giáhoàn thành kế hoạch của công ty, đảm bảo kế hoạch lập ra sát nhất với năng lực củađơn vị và tình hình thực tế nhưng vẫn tạo động lực cho công ty Bên cạnh đó, công tycần quy định cụ thể về các loại kế hoạch cần xây dựng như kế hoạch sản xuất kinhdoanh, kế hoạch tài chính, phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của
công ty.
- Sự tham gia của các chủ thé có liên quan: Chủ thé có liên quan ở đây bao gồm
bộ máy KSNB, kiểm toán nội bộ là công cụ giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu (côđông) trong CTCP Dé hoạt động của ban quản trị hiệu quả cần xây dựng khung cơbản về năng lực, trình độ chuyên môn và hiểu biết kiểm soát viên Các kiểm soát viêncần làm việc theo nguyên tắc giám sát trên tinh thần xây dựng, phục vụ lợi ích của chủ
sở hữu, phối hợp chặt chẽ và thực hiện chức năng tư van nhiều hơn cho ban lãnh đạo.
28
Trang 31Ngoài ra, kiểm soát viên cần xây dung mối quan hệ chặt chẽ với bộ máy kiểm tra vaKSNB dé nắm bắt thông tin kip thời, nhanh nhạy cũng như dé có lực lượng hỗ trợ,phối hợp trong các chương trình kiểm tra, giám sát Chuan hóa các yêu cầu về nộidung, thời gian báo cáo, ý kiến tư vẫn của BKS ; hoặc thành lập bộ phận KTNB trựcthuộc BKS thuộc DHDCD Với mô hình này, thông qua kiểm toán nội bộ và BKS /kiểm soát viên, DHDCD thực hiện kiểm tra, giám sát và điều hành hoạt động của toàncông ty bao gồm cả giám sát HĐQT, Giám déc/Téng giám đốc, các cấp quản lý điềuhành khác, từ đó có những chỉ đạo sửa đôi, điều chỉnh để nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa doanh nghiệp, phòng ngừa rủi ro và xử lý sai phạm Ngoài ra, để nâng cao chấtlượng, đảm bảo tính hiệu lực của môi trường kiểm soát thì CTCP cũng cần xây dựng
và ban hành các quy chế, quy định chặt chẽ và nghiêm khắc đối với những vi phạm,thiếu ý thức và thiếu trách nhiệm của những cán bộ, nhân viên khi chấp hành thực thicác nhiệm vụ được giao, như quy định các hình thức phạt, kỷ luật nặng cả về hànhchính và vật chất
- Các nhân tô bên ngoài: Đây là các nhân tố năm ngoài sự kiểm soát của cácnhà quản trị công ty nhưng có ảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hànhcủa các nha quản tri cũng như việc thiết kế và vận hành các quy chế và thủ tục KSNB
Có thể kế đến một vài nhân tố bên ngoài điển hình như tình hình kinh tế, tác động củacác cơ quan nhà nước có thầm quyền, môi trường pháp lý, Theo đó, công ty sẽ cầnchủ động đánh giá những ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến tình hình KSNBcủa công ty thông qua hoạt động đánh giá rủi ro thường xuyên ”
(ii) Đánh giá rủi ro: Mọi tổ chức nói chung và CTCP nói riêng, trong quá trìnhhoạt động luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro xuất phát từ bên trong lẫn bên ngoài Rủi
ro được định nghĩa là khả năng một sự việc có thể xảy ra và có tác động tiêu cực đếnmục tiêu dé ra của công ty Theo đó, hoạt động đánh giá rủi ro là cơ sở cho việc kiểmsoát, phòng ngừa va hạn chế rủi ro, cũng như giảm thiêu những tác động tiêu cực màrủi ro đó mang lại cho công ty Nhìn chung, quy trình đánh giá rủi ro bao gồm các
bước cơ bản như sau:
- Xác định mục tiêu của công ty: Mục tiêu của công ty bao gồm ba loại chính:mục tiêu về hoạt động; mục tiêu về báo cáo tài chính; mục tiêu về tuân thủ (ba mục
tiêu nay đã được phân tích trong mục 1.1.2.2) Đây cũng chính là các mục tiêu mà hoạt
động KSNB hướng đến
W Môi trường kiểm soái, nguồn truy cập: https://kdlc.vn/wp-content/uploads/2020/12/Transcript-_-Video-6.pdf,
truy cập ngày 10/03/2023
29
Trang 32- Nhận dạng các rủi ro hiện hữu va tiềm ân có thé anh hưởng đến việc thực hiệnmục tiêu của công ty Có rất nhiều loại rủi ro khác nhau xuất hiện trong suốt quá trìnhtồn tại của công ty Căn cứ vào nội dung rủi ro: rủi ro hoạt động: rủi ro tuân thủ; rủi ro
báo cáo tài chính và phi tài chính Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của rủi ro: rủi ro ở mức độ toàn công ty, rủi ro ở mức độ phòng ban, đơn vi; rủi ro ở mức độ bộ phận Căn
cứ vào nguồn gốc rủi ro: rủi ro bên trong và rủi ro bên ngoài
- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các rủi ro kế cả tần suất xuất hiện và xác
định các biện pháp dé quản lý và giảm thiêu tác hại của chúng Ÿ
Xét cho đến cùng, KSNB là hoạt động được thực hiện giúp CTCP có thé đạtđược các mục tiêu của công ty Vì vậy, việc nhận diện và đánh giá rủi ro được coi làmột nội dung không thé thiếu trong quy trình KSNB Nếu không nhận diện và kiểmsoát được rủi ro, thì các mục tiêu của công ty sẽ không thê đạt được
(ii) Hoạt động kiểm soát: Đây là toàn bộ các chính sách, quy trình, thủ tụcđược thực hiện nhằm hỗ trợ nhà quản lý công ty ngăn ngừa, tránh được hoặc giảmthiểu những sai sót, tổn thất, những ảnh hưởng không mong đợi từ các rủi ro đối vớicông ty, dé qua đó công ty đạt được mục tiêu đề ra Dé thực hiện hoạt động kiểm soát,cần quan tâm đến hai yếu tố:
- Quy trình, thủ tục kiểm soát: Bao gồm một số thủ tục chủ yếu như: kiểm soátphân chia trách nhiệm day đủ; kiểm soát quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vuthông qua hệ thống chứng từ, số sách, quyết định phê chuẩn, hệ thống thông tin nộibộ ; kiểm soát vật chất thông qua so sánh, đối chiếu giữa số sách kế toán và tài sảnhiện có trên thực tế; kiểm tra độc lập việc thực hiện, tức là người kiểm tra phải độc lậpvới người thực hiện dé phát hiện được xác sai phạm; phan tích, ra soát lai việc thực
hiện nhiệm vụ của các don vi.
- Nguyên tắc kiểm soát:
+ Nguyên tắc phân công, phân nhiệm: Đây là nguyên tắc đòi hỏi trách nhiệm vàcông việc cần được phân chia cụ thể và rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân, từ đótạo nên sự chuyên môn hóa trong công việc, sai sót nếu có xảy ra thì đã có kiểm trachéo lẫn nhau đề xử lý kịp thời và xác định trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân,
từng bộ phận/cá nhân.
+ Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này quy định phải có sự phân táchthích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan, cho phép kiểm tra lẫn nhau
18 Đánh giá rủi ro, nguồn truy cập: https://kdlc.vn/wp-content/uploads/2020/12/C%C3%A
Ic-kh%C3%Ali-ni%E1%BB%87m.pdf, truy cập ngày 10/03/2023
30
Trang 33trong viéc thuc hién nhiém vu, tranh tinh huống một người mắc sai sót, không tuân thủquy định lại là người có thé che dấu sự sai sót đó, việc phát hiện ra sai sót không thuộctrách nhiệm của ai (không có sự kiểm soát) Việc phân chia các chức năng phụ thuộcvào quy mô của từng CTCP, song cần có gắng tách chức năng phê chuẩn và chức năngthực hiện, chức năng thực hiện và chức năng kiểm soát, chức năng ghi số và bảo quản
tài sản.
+ Nguyên tắc ủy quyền và phê chuan: Ủy quyên là cấp dưới được cấp trên giaocho quyết định giải quyết một số công việc trong phạm vi nhất định Cấp trên vẫn phảichịu trách nhiệm về công việc mà mình ủy quyên và phải duy trì một sự kiểm tra nhấtđịnh Quá trình ủy quyên tiếp tục mở rộng xuống các cấp thấp hơn tạo nên một hệthống phân chia trách nhiệm và quyên hạn nhưng vẫn tạo nên sự thống nhất và tậptrung trong toàn bộ công ty Bên cạnh đó, dé tuân thủ tốt các quy trình kiểm soát, mọihoạt động phải được phê chuân đúng đắn, sự phê chuân được thé hiện ở phê chuẩnchung (thực hiện thông qua việc xây dựng các chính sách chung về những hoạt động
cụ thể cho các đơn vị cấp dưới), sự phê chuẩn cụ thê (được thực hiện theo từng nghiệp
vụ riêng) ”
(iv) Hệ thong thông tin - truyền thông: Đây là một trong những yếu tố quantrọng tạo nên hiệu quả cho hoạt động KSNB, hỗ trợ cho việc thực hiện các chức năngcủa các thành phan trong KSNB Dé các thông tin và việc truyền đạt thông tin mang
lại lợi ích cho hoạt động KSNB thì trước hết, CTCP cần thu thập, truyền đạt và sử
dụng thông tin thích hợp, có chất lượng dé hỗ trợ những bộ phận của KSNB Bên cạnh
đó, công ty cần truyền đạt trong nội bộ những thông tin cần thiết, bao gồm cả mục tiêu
và trách nhiệm đối với KSNB, nhằm hỗ trợ chức năng kiểm soát Ngoài ra, công tycũng can truyền đạt cho các đối tượng bên ngoài đơn vị về các van đề ảnh hưởng đếnKSNB Trong trường hợp này, ngoài việc truyền dat thông tin ra bên ngoài thì việc thuthập những phản hồi, góp ý từ các đối tượng bên ngoài như khách hàng, nhà đầu tư,
nhà cung cấp, cũng góp phan cho việc xây dựng và cải thiện hệ thống KSNB”’
() Giám sát hoạt động KSNB: Đây là quá trình người quản lý và các chủ thé
có thấm quyền liên quan đánh giá chất lượng, hiệu quả của hệ thống KSNB Hoạtđộng giám sát đòi hỏi chủ thể giám sát xác định hệ thống KSNB có vận hành đúng nhưthiết kế hay không và có cần thiết phải sửa đổi cho phù hợp với từng giai đoạn phat
19 Hoạt động kiểm soái, nguồn truy cập: https://kdlc.vn/wp-content/uploads/2020/12/Transcript-_-Video-8.pdf,
truy cập ngày 10/03/2023
0 Mục tiêu và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ, nguồn truy cập:
https://luatminhkhue.vn/muc-tieu-va-vai-tro-cua-he-thong-kiem-soat-noi-bo.aspx, truy cập ngày 10/03/2023
31
Trang 34triển của doanh nghiệp không Giám sát có vai trò quan trọng trong KSNB vi nó giúpcho KSNB duy trì được sự hữu hiệu trong các thời kỳ khác nhau Trên thực tế, giámsát hoạt động KSNB bao gồm: giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ Giám sátthường xuyên là hoạt động diễn ra ngay trong quá trình hoạt động do các nhà quản lý
và nhân viên thực hiện trong phạm vi trách nhiệm của minh, thông qua việc tiếp nhậncác ý kiến góp ý của khách hàng, nhà cung cấp hoặc thông qua việc xem xét các báocáo hàng ngày dé phát hiện các biến động bat thường Giám sát định kỳ là hoạt độngđược thực hiện thông qua các cuộc kiểm toán định kỳ do kiểm toán viên nội bộ hoặckiểm toán viên độc lập thực hiện Hai hoạt động giám sát này phải song hành cùngnhau dé đảm bảo ngăn ngừa và phát hiện sớm các sai sót, gian lận
Đi đôi với công tác giám sát, việc ban hành hệ thống quy định nội bộ về cácbiện pháp và chế tài xử lý sai phạm cũng được coi là yêu cầu cơ bản để công tác giámsát có hiệu lực Những người chịu trách nhiệm giám sát hệ thống KSNB cần sử dụnggiám sát như một công cụ dé giúp công ty phát triển vì lợi ich chung chứ không phải là
công cụ để bắt lỗi và xử phạt hay công cụ phục vụ mục đích lợi ích nhóm Kết quả
công tác giám sát cần được công bố công khai trong từng bộ phận/phòng ban/đơn vịhoặc trong toàn công ty để mọi người cùng tham gia đánh giá và có giải pháp điều
chỉnh cũng như dé các phòng ban/bộ phận/đơn vị khác rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh”
1.2 Khái quát pháp luật về co chế kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phan
1.2.1 Khái niệm pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cổ phần
Xuất phát từ chức năng của KSNB là kiểm soát hoạt động, báo cáo và tuân thủtrong phạm vi nội bộ công ty, nên có quan điểm cho rằng, vấn đề này không thuộcphạm vi điều chỉnh của pháp luật mà nên dé cho các doanh nghiệp tự quyết định Bêncạnh đó, cơ quan nhà nước có thâm quyền và các tô chức có liên quan chỉ cần đưa ranhững khuyến nghị và xây dựng bộ nguyên tắc quản trị công ty dé các công ty lay đólàm thông lệ cho việc xây dựng và vận hành hệ thống KSNB của mình Tuy nhiên,theo quan điểm của COSO, các nhân tố bên ngoài, trong đó có pháp luật, ở một mức
độ nhất định, cũng sẽ tác động đến môi trường KSNB và là một trong những cơ sở đểđánh giá mức độ hoàn thiện và hiệu quả của hệ thống KSNB bên trong công ty Nói
cách khác, KSNB nhưng không còn là chuyện “nội bộ” của bản thân doanh nghiệp”
Không chỉ thế, nếu pháp luật không quy định về vẫn đề KSNB trong doanh nghiệp,
đặc biệt là CTCP, thì việc xây dựng quy trình KSNB hoàn toàn không phải nghĩa vụ
21 Giám sát kiểm soát, nguồn truy cập: https://kdlc.vn/wp-content/uploads/2020/12/Transcript-_-Video-10.pdf,truy cập ngày 10/03/2023
Truong Minh Tân, tldd
32
Trang 35bắt buộc đối với các CTCP Trong trường hop nay, các nội dung liên quan đến KSNB
sẽ do công ty tự xây dựng trong Điều lệ nội bộ, hoặc thậm chí không xây dựng Điều
đó có thé khiến cho những chủ thé vốn phải chịu trách nhiệm thực hiện hoạt độngKSNB không thực sự tận tâm trong việc thực hiện nhiệm vụ, và các tô chức, cá nhânkhác có liên quan trong công ty cũng không có nhu cầu quan tâm đến sự an toàn củacông ty, mà chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân hay đơn vị mình Khi đó, nhữngmục tiêu mà các chủ sở hữu và người quản trị công ty đã đặt ra sẽ không thể thực hiệnđược Vì vậy, việc luật hóa một số van đề về KSNB trong doanh nghiệp nói chung vàCTCP nói riêng sẽ tạo ra cơ sở pháp ly vững chắc cho việc thiết lập và vận hành hệthống KSNB trong CTCP, nâng cao trách nhiệm của những chủ thể chịu trách nhiệmthực hiện hoạt động KSNB, tiến tới hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động củaCTCP, qua đó bảo vệ lợi ích chung của các cổ đông, cũng như của toàn bộ các tô chức,
cá nhân có quan hệ kinh tế với CTCP
Ở Hoa Kỳ trước đây, Chính phủ cũng cho răng KSNB là vấn đề nội bộ của doanhnghiệp nên gần như không có quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này Tuy nhiên,sau hàng loạt vụ bê bối tài chính gây thiệt hại hàng ty USD cho các nhà đầu tư ở nhiềuTập đoàn lớn của Hoa Kỳ như Enron, WorldCom, Tyco do hành vi gian lận báo cáo tàichính, và sự sụp đồ của Hãng kiểm toán Arthur Andersen, Chính phủ buộc phải nhìnnhận lại về vai trò của pháp luật đối với vấn đề KSNB trong doanh nghiệp, đặc biệt là
trong các CTCP đại chúng Vì vậy, năm 2002, cơ quan lập pháp liên bang của Hoa Kỳ
đã ban hành Đạo luật Sarbanes - Oxley, trong đó yêu cau trong bộ báo cáo hàng nămcủa các CTCP niêm yết phải có một báo cáo KSNB về tình hình tài chính, trong đó thểhiện các thông tin, các van đề liên quan đến công tác kiểm toán nội bộ một cách toàndiện Báo cáo này của công ty phải có sự chứng thực của công ty kiểm toán.”
Xuất phat từ định nghĩa chung về pháp luật, có thé định nghĩa pháp luật vềKSNB trong CTCP là hệ thong các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặcthừa nhận, và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội phat sinh trong quatrình tổ chức và thực hiện hoạt động KSNB trong CTCP Những quan hệ này có thébao gồm: Quan hệ giữa các chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động KSNB vớinhau; quan hệ giữa các chủ thé chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động KSNB với các
23 ` 5 os a , , ` wf , ~ x :Nhìn lại 10 năm thực hiện đạo luật căn bản của nghề kê toản, kiêm toán My, nguôn truy cập:http:/wwwW.vacpa.org.vn/Pase/Detail.aspx?newid=4556#:~:text=%C4%%90%E1I%BA%AlIo%201u%E1%BA%A Dt%20SOX%201%C3%A09%%20m%EI %BB%99t.H%C2%A3ng%20ki%EI%BB%%83m9%%20to%C23%AIn%20Ar thur%20Andersen, truy cập ngày 15/02/2023
33
Trang 36chủ thé chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá hệ thống KSNB; quan hệ giữa các chủ théchịu trách nhiệm thực hiện hoạt động KSNB với DHDCD, nhà đầu tư, cơ quan nhànước có thâm quyên, khách hang,
1.2.2 Nội dung pháp luật về kiểm soát nội bộ trong công ty cỗ phần
Mặc dù pháp luật có vai trò nhất định đối với hoạt động KSNB trong CTCP,nhưng xét cho đến cùng, đây van là van dé thuộc về nội bộ của công ty Đồng thời, cácCTCP trên thực tế là những thực thé pháp lý riêng biệt và độc lập, có mục tiêu, chiếnlược và tình hình hoạt động không giống nhau, nên việc thiết lập quy trình KSNB nhưthế nào để đảm bảo tính hữu hiệu cao nhất chủ yếu do các công ty tự quyết định Theo
đó, pháp luật chỉ tập trung điều chỉnh một số van đề cốt lõi nhằm tạo cơ sở pháp lý choviệc thực hiện các mục tiêu của KSNB, đồng thời, cũng tạo ra cơ chế vững chắc đảmbảo trách nhiệm đối với hệ thong KSNB của những tổ chức, cá nhân có liên quan, théhiện vai trò quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, qua đó góp phần bảo vệ tốt hơncho lợi ich của cô đông công ty Cụ thé, tùy vào mức độ hoàn thiện của từng hệ thôngpháp luật, pháp luật về KSNB trong CTCP có thé điều chỉnh một số nội dung như sau:
(i) Quy định về chủ thể chịu trách nhiệm đối với hoạt động KSNB trong CTCPTheo quan điểm của IFC, KSNB là trách nhiệm của mọi người trong một tôchức và cần được nêu rõ ràng hoặc hàm 4n trong mô tả công việc của mỗi người Haunhư tất cả nhân viên đều tạo ra các thông tin được sử dụng trong hệ thống KSNB hoặcthực hiện các hành động cần thiết khác để thực thi việc kiểm soát Các cá nhân cũngphải chịu trách nhiệm đối với việc truyền thông lên cấp trên về các vấn đề phát sinhliên quan đến hệ thống kiểm soát trong hoạt động hăng ngày của công ty, việc khôngtuân thủ bộ quy tắc đạo đức kinh doanh, hoặc bộ quy tắc quản trị ở cấp độ công ty, néu
có, hoặc những vi phạm chính sách hoặc các hành động phi pháp khác Tuy nhiên, trên
thực tế, trong bộ máy quản trị nội bộ của CTCP, vẫn có những chủ thể chịu tráchnhiệm chính đối với hoạt động KSNB IFC cho rằng: Mặc dù mỗi công ty có một hệthống và cơ quan KSNB riêng biệt, nhưng vẫn có một số quy tắc chung mà các công tycần tuân theo Theo đó, KSNB luôn bắt đầu từ cấp quản lý cao nhất của công ty, đó làcấp độ HĐQT và các chủ thé quản lý, điều hành Cụ thể: HĐQT va BDH chịu tráchnhiệm thiết lập một môi trường KSNB phù hợp và duy tri các tiêu chuẩn đạo đức ởmức độ cao ở mọi cấp độ hoạt động cua công ty HDQT cũng có thầm quyền phê
chuẩn quy trình KSNB”"
4 Ủy ban chứng khoán Nhà nước, IFC (2010), Hdd
34
Trang 37Ngoài ra, tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức quản ly của CTCP, ngoài HĐQT va
Ban giám đốc điều hành, BKS hoặc UBKT trực thuộc HĐQT cũng sẽ tham gia vàohoạt động KSNB của CTCP với vai trò xem xét và đánh giá tính hiệu quả của hệ thốngKSNB nói chung, qua đó đề xuất phương hướng dé cải tiến hệ thông đó
Cuối cùng, việc thực thi các quy trình KSNB thuộc trách nhiệm của các chủ thé
điều hành (Ban giám đốc và các cán bộ quan ly cấp durdi).*°
Nhìn chung, quan điểm của IFC về chủ thê chịu trách nhiệm đối với hoạt độngKSNB trong CTCP được nhiều quốc gia trên thế giới thừa nhận và lay đó làm cơ sởxây dựng pháp luật và bộ quy tắc quản trị công ty Ví dụ: Theo Quy chế về kiểm soát
nội bộ trong CTCP của Cộng hòa Uzbekistan, thủ tục KSNB là một tập hợp các biện
pháp được thực hiện bởi Ủy ban kiểm toán của công ty, kiểm toán nội bộ, BKS củacông ty, HĐQT và các cấp quản lý, phòng ban của công ty được ủy quyền thực hiệncông tac KSNB”” Ở Việt Nam, trong Bộ nguyên tắc quản trị công ty dành cho cácCTCP đại chúng cũng đề cập đến một quy trình KSNB được HĐQT, BDH (Một nhómcác cán bộ điều hành được HĐQT ủy quyên thực thi các chính sách do HĐQT phêduyệt trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của công ty), va tất cả cáccấp nhân viên xây dựng và thực hiện Trong đó, UBKT được xác định là loại ủy banphổ biến nhất trực thuộc HDQT, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ HĐQT thựchiện trách nhiệm giám sát đối với công tác quản lý rủi ro, báo cáo tài chính, kiểm soát,
và quản trị một cách đầy đủ và hiệu quả”
Liên quan đến các chủ thé chịu trách nhiệm đối với hoạt động KSNB trongCTCP, hiện nay, pháp luật của đa số các quốc gia trên thế giới chủ yếu chỉ quy định về
tiêu chuẩn bầu, bố nhiệm, cơ cấu tổ chức, chức năng, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm
của các cơ quan quản lý cấp cao trong CTCP, cũng chính là những chủ thể chịu tráchnhiệm thiết ké, xây dựng, vận hành và đánh giá hệ thống KSNB trong CTCP, bao
gồm: HĐQT, Giảm đốc/Tổng Giám đốc, BKS và UBKT trực thuộc HĐQT Đối với
ae Hiện nay trên thé giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, CTCP có thé được tổ chức quan lý theo một trong
hai mô hình là mô hình có BKS và mô hình không có BKS Cụ thể: Theo Điều 137 LDN năm 2020, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác, CTCP có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây: (a) ĐHĐCĐ, HĐQT, BKS và Giám đốc hoặc Tông Giám đốc Trường hợp CTCP có dưới 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phan của công ty thi không bắt
buộc phải có BKS (b) ĐHĐCĐ, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc Trường hợp này ít nhất 20% số
thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có UBKT trực thuộc HĐQT Cơ cau tô chức, chức năng, nhiệm
vụ của UBKT quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của UBKT do HĐQT ban hành.
?® Wy ban chứng khoán Nhà nước, IFC (2010), tldd
27 : : ; x A
Regulations on internal control of Joint-Stock Company, nguôn truy cập:
http://gml.uz/images/documents/en/norm_doc/poloj_vnutr_kontrole_en.pdf, truy cập ngày 15/03/2023
28 Uy ban chứng khoán Nha nước, IFC (2019), Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất, nguồn truy
cập: 20190814 Vietnam CG Code of Best practices_v1.0_Eng Vie.pdf (vietstock.vn), truy cập ngày 15/03/2023
35
Trang 38các CTCP niêm yết, pháp luật chứng khoán có thé quy định thêm về bộ phận kiểm
toán nội bộ trong CTCP Tiêu chuân tuyển dụng, cơ cầu t6 chức, chức năng thực hiện
hoạt động KSNB của các phòng ban, đơn vi cu thể trong CTCP sẽ do các CTCP tựthiết kế và xây dựng Dé tăng cường hiệu quả KSNB, các quy định về tiêu chuẩn bau,
bồ nhiệm, cơ cấu tô chức của các chức danh trong bộ máy KSNB CTCP cần hướngđến đảm bảo năng lực hoạt động, tính chính trực, liêm chính của các tô chức, cá nhânthực hiện hoạt động KSNB; sự phân định rõ rang về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
(ii) Quy định về vai trò và trách nhiệm của các chủ thể chịu trách nhiệm đối với
KSNB: đảm bảo hiệu quả hoạt động, tính trung thực của BCTC và tính tuân thủ pháp
luật, điều lệ công ty Có thể nói, đây là cơ sở pháp ly quan trong dé đảm bảo thực hiệnhoạt động kiểm soát và giám sát kiểm soát trên thực tế Đồng thời, nêu được xây dựngtrên cơ sở thông lệ tốt về quan trị công ty, thì những quy định này còn góp phan tao ramôi trường kiểm soát thuận lợi, nâng cao hiệu quả KSNB trong CTCP
Như vậy, các quy định về vai trò và trách nhiệm của các chủ thé chịu tráchnhiệm đối với hoạt động KSNB trong CTCP cần thé hiện sự phân định rõ ràng về vaitrò, quyền hạn và trách nhiệm của các tô chức, cá nhân làm công tác KSNB; là cơ sở
dé các chủ thé này đánh giá được rủi ro về hoạt động, báo cáo và tuân thủ của công ty,trên cơ sở đó tiễn hành thủ tục kiểm soát phù hợp Bên cạnh đó, nhóm quy định nàycòn cần tao ra cơ chế cho hoạt động thông tin, trao đổi thông tin bên trong và bênngoài doanh nghiệp; cũng như hoạt động giám sát, đánh giá hệ thống KSNB dé đảm
bảo hiệu lực, hiệu quả của hệ thống Theo khuyến nghị của IFC và Bộ nguyên tắc quản
trị công ty của Việt Nam, các chủ thé chịu trách nhiệm chính đối với hoạt động KSNB
trong CTCP sẽ có những vai trò, trách nhiệm cụ thể như sau”:
Đối với HĐQT: HĐQT có trách nhiệm tối hậu trong giám sát khung KSNB củacông ty HĐQT đặt kỳ vọng về tính chính trực và các nguyên tắc đạo đức, cũng nhưtính minh bạch và trách nhiệm giải trình đối với hoạt động KSNB HĐQT cần phải
đánh giá được những rủi ro lớn mà công ty phải đôi diện và xác định rõ ràng các bước
29 Dựa trên cuốn Cẩm nang quản trị công ty & Bộ nguyên tắc quản tri công ty theo thông lệ tốt nhất của Uy ban
chứng khoán Nhà nước và IFC năm 2010 và 2019, tldd
36
Trang 39mà Giám đốc/Tổng Giám đốc va những người quan lý, điều hành khác phải thực hiện
để theo dõi và kiểm soát những rủi ro đó HĐQT cần phải giám sát để bảo đảm tínhliêm chính của hệ thống báo cáo kế toán và tài chính của công ty, bao gồm kiểm toánđộc lập và đảm bảo có hệ thống kiểm soát phù hợp, cụ thê là các hệ thống quản lý rủi
ro, kiểm soát tài chính và hoạt động, tuân thủ theo pháp luật và các tiêu chuẩn liênquan HĐQT cần phải tuyển lựa, đưa ra mức đãi ngộ, giám sát và thay thé các cán bộquản lý then chốt nếu thấy cần thiết, và đồng thời giám sát kế hoạch kế nhiệm của các
vị trí này HĐQT cần phải gắn mức thù lao của cán bộ quản lý cấp cao và thành viênHĐQT một cách phù hợp với khẩu vị rủi ro và vì lợi ích lâu dai của công ty và côđông HĐQT cần phải theo dõi và quản lý các xung đột lợi ích tiềm tàng của các thànhviên trong Ban Điều hành, Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát (nếu có) và các cô đông,bao gồm việc sử dụng tài sản công ty sai mục đích và lạm dụng các giao dịch với bênliên quan HĐQT cần phải giám sát quá trình công bố thông tin và truyền thông của
công ty
Đối với UBKT trực thuộc HĐQT hoặc BKS: Trong trường hợp CTCP lựa chọn
tổ chức quản lý theo mô hình không có BKS, UBKT trực thuộc HĐQT sẽ có trách
nhiệm bảo đảm các KSNB phù hợp trong công ty được duy trì và công ty tuân thủ mọi
luật pháp và quy định liên quan Trách nhiệm chủ yếu của UBKT bao gồm: Giám sáttính trung thực của báo cáo tài chính của công ty và mọi công bố chính thức liên quanđến kết quả tài chính của công ty; Rà soát KSNB về tài chính của công ty, hệ thống
KSNB và quản lý rủi ro; Rà soát giao dịch với bên liên quan trong ngưỡng phê duyệt
của HĐQT hoặc DHDCD và đưa ra khuyến nghị về những giao dich cần có phê duyệtcủa HĐQT hoặc cô đông; Giám sát bộ phận kiểm toán nội bộ của công ty; Giám satnhằm bảo đảm công ty tuân thủ mọi quy định pháp luật và yêu cầu của cơ quan quản
lý cũng như các quy định nội bộ khác của công ty.
Trong trường hợp CTCP tổ chức theo mô hình có BKS, BKS có chức nănggiám sát HĐQT và Giám déc/Téng Giám đốc, tập trung vào việc kiểm soát các hoạt
động kinh doanh và tài chính của công ty cũng như giám sát việc công ty tuân thủ quy định pháp luật Khác với UBKT trực thuộc HDQT, BKS hoạt động độc lập với HĐQT
và ban Giám đốc BKS báo cáo trực tiếp kết quả thực hiện nhiệm vụ của mình lênĐHĐCPĐ và theo lý thuyết, họ có chức năng thâm tra kiểm soát tối cao dé bảo đảmcông ty đã thiết lập được các biện pháp KSNB phù hợp Bên cạnh đó, BKS cũng cótrách nhiệm đề xuất, kiến nghị với HĐQT và Giám đốc/Tổng Giám đốc về nhữngthiếu sót, hạn chế của hệ thống KSNB nhằm hoàn thiện hệ thong KSNB
37