BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MA SO: DTCB.26/22-DHLHN
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO SO
CHU NHIEM DE TAI : THS TRAN THI HOA
HA NOL, 2023
Trang 2BỘ TƯ PHÁP
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
MA SO: DTCB.26/22-DHLHN
DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO SO
Chi nhiém dé tai: ThS Tran Thi Hoa Thư ki đề tài: ThS Nguyễn Thi Khánh Huyền
Hà Nội, 2023
Trang 3THÀNH VIÊN THAM GIA DE TÀI
STT THÀNH VIÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
1 Ths Tran Thi Hoa Trường Đại hoc Luật Hà Nội (Chủ nhiệm đề tài)
2 TS Nguyễn Minh Tâm Trường Đại học Luật - ĐH Quốc gia
Hà Nội
3 Ths Nguyễn Mai Thuyên Trường Đại học Luật Hà Nội
4 | Ths Nguyễn Thị Khánh Huyền Trường Đại học Luật Hà Nội
(Thư kí)
Trang 4DANH MỤC VIET TAT
CHND Cộng hòa Nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩaCNXH Chủ nghĩa xã hội
ĐHĐB Đại hội đại biểu
Trang 5MỤC LỤC
PHAN I BAO CAO TONG HỢP KET QUÁ NGHIÊN CỨU -5-c: 1
[0827000003 2 1 Tính cấp thiết của đề tài - G5 c ST T2 1E 2121121121 11211112111 1111k 2
Dee TCDA HINH HH HỆ (BI EU ssesnense si-tnhunrngtiisi th cements, 6003602380056008/00181L80N030801800100.38 42.1.Tình hình nghiÊH CỨU fFOHE HIỨC cv ky 42.2 Tình hình nghién CỨU Ở HHỨC HOẲÌÏ SG HH khu 83, NIục đích; TE tiều nghiÊn GỮU sist ans sna crater cen ses nàn na cnn ans cxnas cms cas eR AMD 23SoD MUC GIN ooo eeeeecccccc cece cc ccente eee eneteeeeeeseeeeeeeesaeeeecuessaeeeseseaseeeeeseeseeeseusssaeeeeeenaas 23S2 MUC HEU nnn6ee a 23
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cttu cece 23 4.1 Cách tiẾp CẬNH - 5-5-5: 5S E2 1E E12112112121121121211211112111 10111111 u 23
5 Đối tượng, phạm vi nghiên €ứu 2-2 2 +E+EE+E£EE+EeEEeEEzEerkrrerkererrees 24 5.1 Đối trợng NGNIEN CIỨPH - 5 5S EE E1 EE11211211112112111121111 1111111 0e 24
6 Cau trúc của báo cáo tổng hợpp - 5-52 S2 2921212122121 1111 1E 25
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VE QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BAN CUA CÔNG DÂN TRONG LICH SỬ LẬP HIEN TRUNG QUOC 26
1.1 Khái quát chung về quyền con người, quyền va nghĩa vu co ban của công dân và mối quan hệ với hiến pháp cs 2S 2+ EeEEE+E£EE+EeEEeEErkerersees 26 1.2 Tư tưởng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến Trung Quốc ¿2-2 + s+SE+E£EE2E£EEEEE+EeEEEEerkerkrrees 34
CHƯƠNG 2 QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN VÀ NGHĨA VỤ CO BAN CUA CÔNG DAN TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP TRUNG QUOC TỪ DAU THE KỈ XX - 1949 tt re 59 2.1 Quyền va nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp triều Thanh 59 2.3 Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản hiến pháp của Chính phủ Bắc Dương 2-2-2 S+SE+£E+E+2EzEzEcrxerxrred 69
Trang 62.4 Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản hiến pháp của Trung Hoa Dân quốc thời kì Quốc dân Dang cầm quyền 75 2.5 Một số nhận xét về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Trung Quốc từ đầu thế ki XX - 1949 2 +: 90 08 1 ẽ e =xÝ4 99
CHƯƠNG 3 QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CUA CONG DAN TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP TRUNG QUOC TỪ 1949 - NAY 100 3.1 Quyên con người, quyên và nghĩa vu cơ bản của công dân trong Hiềnphán GHND Trung Nha, TU ceeenesen neeranneaee nrerronnnnyanrruounntrnnioroanrnanrnssnoare 100
3.2 Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến
pháp CHND Trung Hoa 1975 và 1978 - - LH ngư 107
3.3 Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp CHND Trung Hoa 1982 và các lần sửa đổi (1988, 1993, 1999, 2004, 2018) 117 3.4 Một số nhận xét về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Trung Quốc từ 1949 - nay - 5-52 sec 124 Tiểu kẾt 5¿-252- 222221 222122211221112211221112112211111.11111.11.11.11.11.1 re 130 CHƯƠNG 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐÓI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
TRONG XÂY DỰNG HIEN PHÁP VE VAN ĐÈ QUYEN CON NGƯỜI,, 131 QUYEN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BAN CUA CÔNG DÂN -ccccccce¿ 131
4.1 Bài học về tư tưởng lập hiến 2-2222 2E 2E EEEEEEerkrrrrree 132 4.2 Bài học về kĩ thuật lập hiến - 2 2+ s2EEEeEEeEEEEEEEEEEEEEErEerkrrerreee 142 4.3 Bài học về nội dung lập hiến - (2 2S SE‡EEEEEEEEEEEEEEkrErkerkree 153 Tiểu kết 25:22 22 2221221221211 160 KẾT LUẬN 5-52 SE SE 1212212112111211111111 1111111111111 1111111111 111 re 161 TÀI LIEU THAM KHAO - - 2 2S SE*E‡EEEEEEEEEEEEEEEEEEE1111111111111 1e x 164 PHAN II: PHU LUC - 2-2-5252 SSE9EEEEESEE2E3251212121711111211 212211111 xe 173 PHU LUC 1 QUY ĐỊNH VE QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN VÀ NGHĨA VU
CƠ BAN CUA CONG DAN TRONG CÁC BAN HIEN PHÁP TRUNG QUOC
PHU LUC 2 BANG THONG KE SO SANH CHUONG/DIEU QUY DINH VE
QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN VA NGHĨA VU CO BAN CUA CÔNG DAN
TRONG CAC BẢN HIẾN PHÁP TRUNG QUOC -2- 5c sezxzescez 194
Trang 7PHAN ITI: HỆ CHUYEN ĐẺ: - 5G SE E2 1111111111111111111e 11111 196
Chuyên đề 1 KHÁI QUÁT VE QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN VÀ NGHĨA VU
CƠ BAN CUA CÔNG DÂN TRONG LICH SỬ LẬP HIẾN TRUNG QUOC 197
Chuyên đề 2 QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN VÀ NGHĨA VU CƠ BẢN CUA
CONG DÂN TRONG CÁC BAN HIEN PHÁP TRUNG QUOC TỪ ĐẦU THE
KỈ XX - 1949 - LH TH 1111121111011 1111 10111111 11111 101111111 111111 ga rreg 236
Chuyên đề 3 QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN VÀ NGHĨA VU CƠ BAN CUA CÔNG DAN TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP TRUNG QUOC TỪ 1949 - NAY 271
Chuyên đề 4 BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐÓI VỚI VIỆT NAM HIỆN NAY
TRONG XÂY DỰNG HIẾN PHAP VE VAN DE QUYEN CON NGƯỜI,
QUYEN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BAN CUA CÔNG DÂN 5-cccccreerered 309 PHAN IV BÀI BAO KHOA HOC - 5-5-5 SE 1E EEE21E1121111111 11 1t 335
Trang 9BAO CAO TONG HOP KET QUÁ NGHIÊN CỨU
Trang 10MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài
Thứ nhất, quyền con người là một phạm trù đa diện, kết tinh những giá trị cao đẹp trong nền văn hóa của tất cả các dân tộc, nó là "ngôn ngữ chung", "sản phẩm chung" và "mục tiêu chung" của mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới Quyền con người là những giá trị tự nhiên, vốn có của mọi cá nhân, được pháp luật (quốc gia, quốc tế, khu vực) ghi nhận va bảo vệ Do là một trong những những yếu tô cơ bản, nền tảng của một xã hội dân chủ, văn minh Vì thế, quyền con người là một phạm trù lịch sử và là kết quả của cuộc đấu tranh không ngừng của toàn nhân loại nhằm vươn tới
những lí tưởng, giải phóng hoàn toàn con người, xây dựng một xã hội thực sự công bằng, dân chủ và nhân đạo Cùng với lịch sử nhân loại, nhận thức và tư tưởng của con
người về quyền con người cũng liên tục phát triển, từng bước hình thành nên các chuẩn mực quốc gia, quốc tế về nhân quyên Tuy nhiên, do sự khác biệt về văn hóa, lịch sử và các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội mà quá trình hình thành và phát triển tư tưởng, lý luân, pháp lí và thực tiễn ở mỗi quốc gia có những diễn tiến khác biệt nhất định Việc tìm hiểu vấn đề quyền con người của các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về vấn dé rộng lớn và phức tạp này Tuy nhiên, trên phương diện pháp ly, trong lịch sử lập hiến, quyền con người ban đầu thường không được quy định một cách độc lập mà thường được quy định hàm chứa trong quyền công dân đi cùng với nó là nghĩa vụ Do vậy, khi nghiên cứu quyền con người, các nhà nghiên cứu thường gắn liền với quyền
và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Thứ hai, Trung Quốc là một quốc gia lớn, có lịch sử văn minh lâu đời Trong gần nửa thế kỉ qua, từ sau khi Trung Quốc tiến hành cải cách mở cửa đã có những bước đột phá, vươn lên mạnh mẽ, khăng định vị thế của quốc gia hơn một tỷ dân trên trường quốc tế Hiện nay nghiên cứu về Trung Quốc đã và đang được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm Trong xu hướng hội nhập và phát triển hiện nay, Trung Quốc không ngừng nỗ lực xây dựng một nhà nước pháp trị, mà nội dung cốt lõi của nhà nước pháp trị là đảm bảo quyền con người, quyền công dân Bởi vậy, trong các vấn đề nổi bật được các nhà nghiên cứu Trung Quốc và thế giới quan tâm là vấn đề nhân
quyên của Trung Quôc.
Trang 11Thứ ba, Việt Nam và Trung Quốc do những nguyên nhân về địa lí, lịch sử, văn hóa mà có nhiều mối liên hệ, tương đồng Thấu hiểu Trung Quốc không chỉ giúp chúng ta học được những điều tích cực mà còn có thể né tránh những sai lầm mà quốc gia không 16 này đã mắc phải Tuy nhiên, thực trạng nghiên cứu các van đề về hiến pháp nói chung cũng như quyền con người, quyền công dân ở Trung Quốc còn chưa được các học giả Việt Nam quan tâm đúng mức Gần như không có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về van dé này Dé bé lap những khoảng trống trong khoa học cũng như góp phần hiểu thêm về quốc gia láng giềng hơn 1,4 tỷ dân, việc nghiên cứu quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến Trung Quốc đáng được quan tâm, chú ý Nghiên cứu van dé này giúp chúng ta thấy được mỗi giai đoạn lịch sử, do sự tác động của các yếu tố chủ quan, khác quan cũng như yếu tố thời đại mà quan điểm, tư tưởng và cách xây dựng những quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản hiến pháp có những đặc trưng riêng Qua đó vừa thấy được tính cá biệt vừa thấy được sự kế thừa và phát triển trong lịch sử lập hiến hơn 100 năm của Trung Quốc Từ đó đúc rút những kinh nghiệm và giá tri nhất định cho hoạt động xây dựng và thực hiện hiến pháp đảm bảo quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay.
Thi tư, bảo vệ và thúc đây quyền con người là chính sách nhất quán của Dang và Nhà nước Việt Nam từ trước tới nay Hiến pháp 2013 — đạo luật cơ bản của nước ta hiện nay hướng tới mục tiêu quan trọng nhất là tiếp tục phát huy dân chủ, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyên con người, quyền công dân Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai
đoạn mớicũng xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong giai
đoạn tới là” bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân, ( ), tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dan”.Quyén con người là giá trị của Nhà nước pháp quyên, thúc day bảo đảm quyền con người là yêu cầu cấp thiết trong xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay Do đó, cần nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới để hoàn thiện khung khổ pháp lý về quyền con người, quyền
công dân ở Việt Nam.
Trang 12Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu quyền con người, quyền công dân trong lịch sử lập hiến Trung Quốc, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc Nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Quyển con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hién Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” với mục đích nghiên cứu, làm rõ quá trình hình thành và những biến đổi tư tưởng, nội dung về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến Trung Quốc, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng, hoàn thiện hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay.
2 Tình hình nghiên cứu
2.1.Tình hình nghién CỨU trong nước
* Các công trình nghiên cứu vé quyên con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của
công dân.
Nhân quyền là vấn đề được các nhà nghiên cứu trong nước rất quan tâm đặc biệt trong những năm gần đây Có khá nhiều các công trình nghiên cứu về cả phương diện lí luận, pháp lý và thực tiễn Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu tiêu biểu:
Văn phòng thường trực về nhân quyền và Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản sách chuyên khảo: "Quyên con người, quyén và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp Việt Nam", 2015 Ở phần I các tác giả đã trình bày về mặt lí luận các van dé liên quan đến mỗi quan hệ giữa hiến pháp và quyền con người; phan II là chế định quyền con người trong hiến pháp các nước trên thé giới; phần IIL, IV, V đã phân tích những quy định cơ bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản hiến pháp Việt Nam, đặc biệt là hiến pháp 2013 cũng như những van đề đặt ra khi thực thi chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp.
"Chit nghĩa Hiến pháp và những bộ phận cấu thành" của GS Nguyễn Đăng Dung trong Kỉ yếu tọa đàm về Constitutionalism, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 10/2011 đã đề cập vị trí, vai trò của quyền con người trong sự hình thành chủ nghĩa Hiến pháp cũng như yêu cầu xây dựng hiến pháp đảm bảo quyền con người.
4
Trang 13"Hoi đáp về quyển con người", Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2010, thông qua các câu hỏi đã khái quát về những vấn đề lịch sử và lí luận liên quan đến quyền con người, đồng thời nêu những nội dung cơ bản về Luật nhân quyền quốc tế và cơ chế của Liên hợp quốc về bảo vệ, thúc đây nhân quyền, một số quyền con người theo pháp luật quốc tế và Việt Nam.
Trung tâm nghiên cứu Quyên con người và quyền công dân, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, "Tw đưởng về quyên con người: tuyển tập tư liệu thé giới và Việt Nam", NXB Lao động xã hội, Hà Nội, 2011 Công trình đã khái quát tư tưởng về quyền con người trong lịch sử nhân loại từ cổ đại đến hiện đại, đồng thời cũng đề cập đến tư tưởng về quyền con người trong lịch sử Việt Nam.
Luận văn thạc sĩ luật học: "Bảo dam và thúc day nhân quyên trong tương quan với các yếu tô nhân văn của nên văn hóa Việt Nam hiện nay" của tac giả Đậu Công Hiệp 2016 đã giải quyết mối quan hệ giữa nhân văn và nhân quyền, trên cơ sở đó chỉ ra những ảnh hưởng của các yếu tố nhân văn trong nền văn hóa Việt Nam đối với việc đảm bảo và thúc đây nhân quyên hiện nay.
Đại học Quốc gia Hà Nội, "Quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong thời kỳđổi mới: Dé tài NCKH QG.97.12" năm 1999: đã phân tích mối quan hệ pháp lí giữa nhà nước và công dân, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 va đi sâu phân tích quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong một số lĩnh vực: chính trị, kinh doanh, xã hội, quyền tự do cá nhân
Pham Văn Khánh, "Góp phần tìm hiểu quyén con người", NXB KHXH, 2006: đã nghiên cứu một cách tổng quan về quyền con người: lich sử tư tưởng, các quy định về quyên con người trong các văn bản pháp lí trên thế giới và Việt Nam.
Dinh Thị Thu Trang, "Mối quan hệ giữa quyên con người và quyên công dan", Luận văn thạc sỹ luật học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013: nghiên cứu làm rõ chiều dài lịch sử tư tưởng về quyền con người và quyền công dân qua các thời kì Nêu, phân tích được những đặc điểm, tính chất của quyền con người, quyền công dân, trên cơ sở đó nêu rõ quyền con người và quyền công dân không hoàn toàn đồng nhất với nhau mà có tính thống nhất và có những điểm khác biệt Công trình cũng phân tích thực trạng bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở nước ta hiện nay, từ đó đề ra được những giải pháp phù hợp để việc bảo vệ và thúc đây quyền con người
hiệu quả hiện nay.
Trang 14Ngoài ra còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của các học giả, nhà nghiên cứu trong nước Những công trình này đã cung cấp cho nhóm nghiên cứu cơ sở lí luận, nội dung cơ bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân không chỉ ở Việt Nam mà con trên bình diện thế ĐIỚI.
* Các công trình nghiên cứu về hién pháp Trung Quốc có dé cập tới van dé quyển con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Các công trình của các học giả trong nước hiện nay về hiến pháp hoặc các vấn đề liên quan đến hiến pháp đã đề cập ở mức độ nhất định liên quan đến hiến pháp cũng như vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp Trung Quốc Trung Quốc.
PGS.TS Nguyễn Đăng Dung trong cuốn sách “Hiển pháp trong nhà nước pháp quyên”'đã phân tích môi quan hệ qua lại giữa hiến pháp và nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến kinh nghiệm của các nước như Trung Quốc Tuy nhiên, những đề cập của giáo sưđến vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp Trung Quốc rất ít, sơ lược và chủ yếu là Hiến pháp 1982 của Trung Quốc.
TS Dinh Ngọc Vượng, trong chuyên đề: "sửa đổi Hiến pháp tại Liên bang Nga và Trung Quốc" của cuén sách Một số van dé lí luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam hiện nay (NXB Khoa học xã hội 2012) đã khái lược các nội dung cơ bản va các lần sửa đổi của Hiến pháp Trung Quốc 1982 (1988, 1993, 1999, 2004) Trong đó có đề cập một cách rất khái quát chủ trương sửa đổi hiến pháp của Đảng và Nhà nước Trung Quốc trong các lần sửa đổi Hiến pháp 1982, đặc biệt là trong lần sửa đôi 2004 đã đưa nội dung "nhân quyền" vào hiến pháp.
Hoạt động lập hiến trước khi nước CHND Trung Hoa thành lập năm 1949, có bài viết của hai tác giả Trúc Khê - Ngô Văn Triện, "Hiến pháp Ngũ quyên của Tôn Trung Sơn", Tạp chí Tri Tân, số 210 11/1945 đã bước đầu đề cập tới tư tưởng hiến pháp Ngiiquyén của Tôn Trung Sơn, trong đó nhân mạnh nội dung cốt lõi trong tư
tưởng ấy là xây dựng hiến pháp đảm bảo "quyên tại dan" và "ngũ quyền phân lập".
"Nguyễn Dang Dung, Hiến pháp trong nhà nước pháp quyên, Nxb Đà Nẵng, 2008.6
Trang 15Trong sách “Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ
nghĩa ”” do PGS.TS Đỗ Tiến Sâm chủ biên, các tác giả đã nghiên cứu những quan
điểm và quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Trung Quốc từ sau năm 1949, trọng tâm là giai đoạn 1997 đến 2007, trong đó phân tích vai trò quan trọng của hién pháp trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Bước đầu dé cập đến sự khôi phục và phát triển những quy định quyền và nghĩa vụ của công dân từ Hiến pháp
1954 trong Hiến pháp 1982 (sửa đổi 1988, 1993, 1999, 2004)
Trong "Trung Quốc những năm đâu thé kỷ hai mươi mốt", PSG.TS Đỗ Tiến Sâm và M.L.Titarenko (Chủ biên), NXB Từ điển bách khoa, 2008, có một số bài nghiên cứu sâu của Phạm Ngọc Thạch - “Triển vọng của việc xây dựng nền pháp trị tại Trung Quốc” — và của J.M.Berger “Xây dựng nhà nước pháp quyên và dân chủ hóa chính trị ở Trung Quốc” Trong đó có nói tới một sửa đôi quan trọng năm 2004 là đã đưa nội dung "nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người" vào Điều 33 của Hiến pháp Tuy vậy, công trình cũng chưa có sự đánh giá, phân tích một cách sâu sắc về nội dung này.
Trong bài viết "Xây dựng nhà nước pháp trị XHCN ở Trung Quốc: thành tựu
và kinh nghiệm” của học giả Vũ Vân Dung và Hoài Nam có dé cập tới hiến pháp
Trung Quốc qua các giai đoạn với tư cách là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc xây dựng nhà nước pháp trị ở Trung Quốc hướng tới đảm bảo thực hiện tốt các quyền cơ
bản của công dân.
Tác giả Hồ Anh Hải trong bài "Van dé Đảng trong hiến pháp Trung Quoc" khái lược những quy định về Dang trong các bản hiến pháp Trung Quốc từ dau thế kỉ XX đến hiến pháp 1982, đặc biệt tập trung vào các bản hiến pháp của CHND Trung Quốc Trong đó có những phân tích, đánh giá về các quy định trong hiến pháp về Đảng cầm quyền qua từng thời kì có mối liên hệ như thế nào với bối cảnh lịch sử ban hành hiến pháp Từ đó, phân tích tác động của yếu tổ đảng cầm quyền đến cách thức quy định cũng như nội dung các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hiến pháp.
“Đỗ Tiến Sâm (Chủ biên), “Trung Quốc với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội, 2008.
*Hội thảo quốc tế: "70 năm tiến trình xây dựng hiện đại hóa XHCN ở Trung Quốc" do Viện Hàn Lâm KHXHViệt Nam và Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức tháng 9/2019.
* http://nghiencuuquocte.org/2017/10/02/van-de-dang-trong-hien-phap-trung-quoc/
Trang 16Luận án tiến sĩ luật học "Sự phát triển của hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đông A” của La Khánh Tùng đã đề cập đến quá trình dan chủ hóa ở Trung Quốc thông qua Hiến pháp 1982 với những lần sửa đổi có đặt trong mối tương quan so sánh với hiến pháp của các quốc Đông Á khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan Thông qua phân tích việc ghi nhận và đảm bảo các quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong hiến pháp đã tác động tích cực thúc đây quá trình dân chủ hóa đời sống chính trị ở các quốc gia này, trong đó có Trung Quốc.
Đề tài cấp trường "Nghiên cứu so sánh các quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hién pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam" do tac giả Pham Quy Đạt, Dai học Luật Hà Nội 2016 thực hiện, trong đó có
một chuyên đề nghiên cứu chuyên sâu tập trung so sánh chế định quyền và nghĩa vụ công dân trong của hiến pháp Trung Quốc 1982 với Hiến pháp 2013 ở Việt Nam.
ĐỀ tài "Lịch sử lập hiến của Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa", của trường Đại học Luật Hà Nội năm 2020 do Ths.Trần Thị Hoa làm chủ nhiệm đã phác thảo tiến trình xây dựng hiến pháp ở Trung Quốc từ đầu thế ki XX, đặc biệt nhấn mạnh giai đoạn từ năm 1949 đến nay Trong đó có đề cập đến chế định quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản hiến pháp của nước CHND Trung Hoa.
Nhìn chung, các công trình này nghiên cứu trong nước đề cập đến một số nội dung chủ yếu sau:
- Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về tư tưởng quyền con người, quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân dưới góc độ lí luận và thực tiễn ở Việt Nam khá phong
phú Đó là cơ sở quan trọng cho nhóm nghiên cứu có điều kiện tiếp cận những yếu tố mang tính chất nền tảng của đề tài.
- Thứ hai, van đề quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dan trong lịch sử lập hiến Trung Quốc còn rất hạn chế, mới chỉ dừng lại ở sự tiếp cận gián tiếp Ở Việt Nam chưa có một công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách hệ thống về tưtưởng cũng như van dé hiến định về quyên và nghĩa vu cơ bản của công dân trong lich sử lập hiến Trung Quốc ké cả bản hiến pháp hiện hành.
2.2 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
2.2.1 Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc
> La Khánh Tùng, "Sw phát triển của hiến pháp trong tiến trình dân chủ hóa ở Đông A", Luận án tiến sĩ luật
học, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội 2015
Trang 17* Các công trình nghiên cứu về Lịch sử lập hiến Trung Quốc có đề cập đến chế định quyên con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Trong một số tác phẩm và biên soạn lịch sử hiến pháp Trung Quốc, đã có giới thiệu và thảo luận về quyền và nghĩa vụ của nhân dân Có thé kế đến một số cuốn sách như: “So lược lịch sử hiến pháp Trung Quốc”, của hai tác giả Trương Tan Phiên, Tăng Hiến Nghị, Nxb Bắc Kinh, 1979; Hứa Sùng Đức, Lịch sử Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, quyền thượng, NXB Nhân dân Phúc Kiến, 2005; Tiết Đào Khanh, Giáo trình Trung Quốc pháp chế sử tân biên, NXB Đại học Chính Pháp Trung Quốc, 1995; Hàn Á Quang, Nghiên cứu hiển pháp Trung Quốc, Nxb Quyền tài sản tri thức, 2009; Trương Thiên Phàm, Giới (hiệu về Luật hiến pháp, NXB Pháp luật Bắc Kinh, 2008; Từ Tử, Lịch sử chế độ chính trị Tì rung Hoa Dân quốc, NXB Nhân dân Thượng hải 1992; Vuong Vĩnh Tường, Lich sử phong trào chính phủ hợp hién Trung Quốc hiện đại, NXB Nhân dân 1996; Vương Nhân Ba, Suy nghĩ về chính phủ hợp hiến ở Tì rung Quốc hiện đại, NXB Luật 2003; Trương Học Nhân, Chính phủ hop hiến ở Trung Quốc thé ki XX, NXB Đại học Vũ Hán 2002; Tiêu Kim Minh, Nhin lai sự phát triển hiến pháp chính trị của nước Trung Quốc mới và triển vọng, Diễn đàn luật học, số 3 năm 2018; Lưu Điền Nguyên, Nghiên cứu tiến trình lịch sử lập hiến dưới sự lãnh đạo cua DCS Trung Quốc, Luận văn thạc sĩ 2019; Trần Tuấn trong, Sự lãnh dao của Đảng đối với việc xây dựng lập hiến kế từ khi nước Trung Quốc mới thành lập đến nay, Khoa học xã hội Quý Châu, số 4 năm 2005 Mặc dù những công trình này có đề cập tới nhưng không phân tích sâu sắc, cụ thể về vẫn đề quyền và nghĩa vụ của con người, của nhân dân trong hiến pháp mà chỉ nhắc tới như một chế định được quy định trong hiến pháp hoặc nhắc tới một cách tình cờ khi nói về thé chế nhà nước và phong trào nhân quyền.
* Những công trình chuyên khảo về van dé quyên con người, quyén và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hién pháp.
Châu Chấp Tiền, "Tir Lương Khải Siêu đến Khang Hữu Vi: sự hình thành va biến đổi quan niệm về quyên ở Trung Quốc, lay học thuyết về quyền tự do làm tham chiếu ", (Chu San tạp chí, số 1/2004) cho rang Lương Khải Siêu đã đặt cơ sở và thúc day lý thuyết dân quyền ở Trung quốc Lý thuyết dân quyền hiện đại của phương Tây phù hop với tinh than lý thuyết dân quyền của Khang Hữu Vi nhưngđiều kiện của
Trang 18Trung Quốc và phương Tây khác biệt nên có nhiều mâu thuẫn giữa lí thuyết và thực tiễn quy định và thực thi quyền công dân trong quan điểm của ông Khang Hữu vi chủ trương theo con đường quân chủ lập hiến, cải cách với hoàng quyên, trong khi Lương Khải Siêu cố gắng giải quyết mâu thuẫn này cảu Khang Hữu Vi, cố gắng thống nhất chủ đề dân quyền và cứu quốc, làm cho lí thuyết dân quyền trở lên thực tế hơn, những cũng phá vỡ những nguyên tắc cơ bản trong lí luận về quyền con người
của phương Tây.
Bài "Bàn về việc xác nhận thân phận công dân và đảm bảo quyên tham gia
chính trị của các dân tộc thiểu số cuối triều Thanh và đâu thời Dân quốc"° của tác
giả Cao Minh đã phân tích tình hình Trung Quốc cuối thời Mãn Thanh và những năm đầu của Trung Hoa Dân Quốc và những quan điểm xoay quanh vấn đề thừa nhận quyền công dân với các dân tộc như thé nào Trong đó nổi cộm việc cần phải xem xét không chi cách đối phó với nhóm Mãn Châu sau khi lật đỗ nhà Thanh do giới quý tộc Mãn Thanh cai trị, mà còn phải xem xét làm thế nào dé tiếp thu các dân tộc Mông, Tạng, Hồi và các dân tộc khác dé xây dựng hệ thống chính trị dân chủ Trong quá trình chuyên đôi hiện đại của đất nước, mọi công dân ở Trung Quốc nên được nhập quốc tịch va được hưởng quyén công dân, nhưng lúc đó, câu hỏi đặt ra là nên thành lập một quốc gia dân tộc hay một quốc gia đa dân tộc, và liệu có nên cấp quyền công dân cho một số người Các nhóm dân tộc thiểu số, làm dây lên câu hỏi về việc có nên cấp quyền công dân cho một số nhóm dân tộc nhất định hay không Tranh chấp gay gat, đã có những tuyên bố loại trừ hoặc thậm chí phủ nhận quyền công dân của các nhóm đân tộc thiêu số Đặc biệt tác giả đã phân tích thực tiễn do sự khác biệt khách quan giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Hán mà đã có sự khó khăn trong việc làm thế nào để xác nhận và bảo đảm quyền bình đắng tham gia chính trị của các dân tộc theo điều kiện cụ thể của từng dân tộc khi xây dựng hệ thống dân chủ đại diện mà không sự phân biệt Sự thực việc tham gia của các công dân thiểu số đã không được thực hiện đầy đủ.
Phùng Giang Phong "Sự khởi dau của những tư tưởng về quyển con người trong thời kỳ cuối nhà Thanh và thời kỳ dau của Trung Hoa Dân Quốc" (Đại học
Cao Minh, Bàn về việc xác nhận thân phận công dân và đảm bảo quyên tham gia chính trị của các dân tộcthiểu số cuối triểu Thanh và dau thời Dân quốc", Đại học Dân tộc trung ương Bắc Kinh (45, (IGA RWbXIN}⁄S2\ ERA tr HU ®BULf Pai, HAR ERAS IER TH)
10
Trang 19Khoa học Chính tri và Luật Trung Quốc, luận án tiễn sĩ năm 2006) tin rằng các nhà tư tưởng vào cuối thời nhà Thanh và Trung Hoa Dân Quốc thời kỳđầu đã tiếp thu tư tưởng hướng dân truyền thống lâu đời của Trung Quốc, đồng thời vượt qua nó, trên hết chuyên thành tư tưởng nhân quyên Tác giả phân tích mối quan hệ giữa dựa vào con người, dân quyền và nhân quyên, và cho rằng dựa vào con người hoàn toàn khác với nhân quyên hiện đại, khác về cơ sở lý luận, quyền hạn (quyền) được duy trì và quan điểm cụ thé Bài viết này lập luận rang quyền công dân ở Trung Quốc đã trải qua ba giai đoạn phát triển, thứ nhất, quyền công dân do các nhà cải cách ủng hộ đã mang ý nghĩa của quyền con người, quyền của phụ nữ và các khía cạnh khác của phân tích nội dung cải cách pháp lý, người ta tin rang cốt lõi của cải cách pháp luật giai đoạn này là để bảo vệ quyền con người; thứ ba, bài học kinh nghiệm trong quá trình phát triển tư tưởng về quyền con người trong giai đoạn này được đúc kết, mục đích phục vụ cho việc xây dựng quyền con người hiện nay đặt quyền con người lên hàng đầu trong quản trị, nội dung của pháp luật nên tập trung vào việc bảo vệ quyền con người hơn là hạn chế chúng, và quá trình nhân quyền đòi hỏi sự tham gia tích cực và theo đuổi tích cực của người dân, v.v.
Công trình nghiên cứu "Luận bàn về sự phát triển của điều khoản các quyên
cơ bản trong Hiến pháp Trung Quốc cận đại (1908-1947)"' của Nhiêu Truyền Bình
đã khái lược quá trình đưa vào, thay đôi những điều khoản về quyền cơ bản của công dân trong các bản hiến pháp ở Trung Quốc cận đại, trong đó có đặc điểm các quyền ay có liên quan trực tiếp và chặt chẽ đến số phận của chính Trung Quốc cận đại, tức là, với các nhiệm vụ chính trị của Trung Quốc thời kì này Trong đó, nguồn gốc các quyền cơ bản trong Khâm định hiến pháp Đại cương của triều Thanh chủ yếu bắt nguồn từ tư tưởng và hiến pháp Nhật; từ khi Trung Hoa Dân Quốc được hình thành cùng với số lượng các sinh viên, trí thức Tây học ngày càng đông thì sự ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ phương Tây đến các quyên cơ bản trong hiến pháp ngày càng sâu rộng Bài nghiên cứu đặc biệt nhấn mạnh tư tưởng của Tôn Trung Sơn, của Trương Quân Mại đến các quyên cơ bản trong các bản hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc Từ đó ông cho rằng, bất kế hệ thống nhân quyền hay khái niệm nhân quyền,
"Nhiêu Truyền Bình, “Luận bàn về sự phát triển của điều khoản các quyén cơ bản trong Hiến pháp Trung Quốc cận đại (1908-1947)", Đại học Chính pháp Hoa đông (š{‡, Voi {CH LB FSIS PSEA DA A KAR
2 (1908-1947), BARBERA Ei)
Trang 20chúng ta phải xem xét và hiểu nó trong thời đại mà nó ton tại Từ một góc nhìn rộng hơn, thông qua nghiên cứu so sánh cấu trúc quy phạm của các điều khoản quyền cơ bản trong hiến pháp cận đại của Trung Quốc và phương Tây cũng như nguồn gốc tư tưởng của chúng, chúng ta có thể thấy sự khác biệt trong khái niệm "con người" ở các thời đại khác nhau giữa Trung Quốc và phương Tây Tuy nhiên, cốt lõi của hién pháp là bảo vệ "con người", sau đó là sự đa dạng của khái niệm "con người" quyết định sự đa dạng của hệ thống nhân quyền.
"Nghiên cứu về quyên của người dân trong Hién pháp Trung Hoa Dân quốc
năm 1946" của Nhậm Quân Liên (Luận văn thạc siDai học sư phạm Giang Tây, 2007)
trọng tâm của nghiên cứu này là về các điều khoản Quyền cơ bản của nhân dân trong Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc năm 1946 Tác giả cho rằng trong lịch sử các bản hién pháp hiện dai của Trung Quốc, Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc năm 1946 có những quy phạm tương đối hoàn chỉnh về quyền con người, thể hiện những yêu cầu cơ bản của phong trào nhân quyền Trung Quốc hiện đại, đồng thời nội dung và cấu trúc của nó phản ánh mối quan tâm của Trương Quân Mại bảo vệ dân chủ, nhân quyền nên có mức độ dân chủ nhất định Bản luận văn này cũng thảo luận khá chỉ tiết về các đặc điểm tự do của Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc năm 1946 từ các khía cạnh của công nghệ lập pháp, chính trị và lịch sử, lập luận rằng nó sử dụng nguyên tắc bảo đảm trực tiếp của hiến pháp đề bảo vệ hiệu quả các quyền của người dân.
Đồng Lập Sơn và va Lưu Ngạc trong bai tap chí “Quy định về quyên được giáo duc trong Hién pháp của Trung Hoa Dân Quốc” (Tạp chi Dai học Sư phạm Hang Duong, số 1 năm 2007) va Từ Hai Ban trong bài "Xem xét sơ lược quyên được giáo dục trong hiến pháp Trung Hoa Dân quốc" (Tạp chí của Trường Cao đẳng Kỹ thuật và Dạy nghề Truyền thông Đại chúng Hồ Nam, Tap 8, Số 1, thang 1 năm 2008) hai bai báo đã phân loại ngắn gon các quy định về quyền được giáo duc trong văn ban hién pháp của Trung Hoa Dân Quốc, và tin rang trong lịch sử hiến pháp thế giới, Trung Hoa Dân Quốc đã có một loạt dự thảo hiến pháp và hiến pháp đầy đủ mượn từ hiến pháp nước ngoài có liên quan cùng thời ky, và quyền được giáo duc đã được quy định trong các văn bản hiến pháp đó với mức độ pháp lý tương đối cao.
Hạ Gia trong cuốn Binh luận "Kham định hiển pháp đại cương" (Tạp chí nghiên cứu pháp luật so sánh số 3,4 năm 1994); Chu Thiếu Nguyên, Luận bàn về giá
12
Trang 21trị văn hóa pháp lí của Khâm định hiến pháp đại cương, Luận văn thạc sĩ Dai học Hồ Bắc 2008 đã chỉ ra rằng bản hiến pháp này lần đầu tiên đề xuất khái niệm về quyền và nghĩa vụ, điều này đã mang lại sức sống mới cho hệ thống pháp luật Trung Quốc cô đại trì trệ, đã trở thành một biéu tượng của sự chuyên đôi hệ thống pháp luật Trung Quốc cô đại sang hiện đại hóa.
“Nghiên cứu về Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc năm 1923” của Vũ Tiểu
Binh (Luận văn thạc sĩ năm 2006 của Dai học Khoa học Chính tri và Luật Trung
Quốc) đã chỉ ra rằng Hiến pháp của Trung Hoa Dân Quốc năm 1923 quy định các điều khoản về quyền co bản không khác nhiều so với hién pháp các nước khác Trong đó, có một nguyên tắc quan trọng của hiến pháp đã được quy định, đó là mọi quyền tự do không vi phạm nguyên tắc hợp hiến đều được công nhận Loại quy định mở này có lợi hơn cho việc bảo vệ các quyền cơ bản khác nhau của người dân, để các nhà lập pháp có thể tìm thấy cơ sở hiến định khi giải thích, mở rộng các quyền cơ bản của công dân, để thích ứng với xã hội không ngừng phát triển, thể hiện các nguyên tắc cơ bản về quyền con người đã được hiến pháp ghi nhận và ngày càng hoàn thiện Bài báo cũng chỉ ra một số khiếm khuyết trong điều khoản về các quyền cơ bản của Hiến pháp Trung Hoa Dân Quốc năm 1923 Ví dụ, trong khi đưa ra nhiều quy định về các quyền cơ bản, đồng thời quy định “không có hạn chế nào trừ trường hợp theo quy định của pháp luật”, tạo cơ sở hiến định dé cơ quan lập pháp hạn chế các quyền cơ bản của công dân thông qua các đạo luật trong phạm vi, mức độ và nguyên tắc tuân thủ được quy định rõ ràng, để cơ quan lập pháp có thé xâm phạm các quyền cơ bản khác nhau được quy định trong Hiến
pháp hoặc trong các văn bản pháp luật tương lai, không có lợi cho việc bảo vệ các
quyền cơ bản của công dân Ngoài ra, Điều 12 của “Hiến pháp Trung Hoa Dân quốc” năm 1923 liên quan đến việc tôn trọng Không Tử và tự do tín ngưỡng tôn giáo là tự mâu thuẫn về mặt kỹ thuật lập pháp cũng là một điểm khuyết thiếu trong kĩ thuật lập pháp, đồng thời nó phản ảnh sự lúng túng của các nhà lập hiến tại thời điểm đó cô gắng dung hòa lợi ích, quan điểm của các lực lượng chính trị khác nhau.
Trong luận án Tiến sĩ"Nghiên cứu về việc áp dụng các điều khoản về nhân quyên trong hiển pháp" của Khâu Xuyên Dĩnh (Đại học Cộng nghệ Nam Trung Quốc
Trang 222018) đã giới thiệu các quy định về nhân quyền trong hiến pháp hiện hành của Trung Quốc Trên cơ sở đó làm rõ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc áp dụng các điều khoản về quyền con người đồng thời tìm ra cơ sở hợp lý cho việc áp dụng các điều khoản nhân quyền trong bối cảnh Trung Quốc hiện nay.
Lưu Vân Huong, Duy tri, bảo vệ và hoàn thiện các quyền xã hội của công dân ở nước ta - Lấy hiến pháp dé phân tích, (Tạp chi Học viện giáo dục hành chính Liêu Ninh, số 9/2006) đã nêu vấn đề Hiến pháp Trung Quốc quy định quyền xã hội là quyền cơ bản của mọi công dân, nhưng trên thực tế đã có sự phá vỡ tinh than của hiến pháp với các luật, chính sách cụ thể Điều này thê hiện ở chỗ, nhà nước đã quan tâm hơn đến việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội cho dân cư đô thị nên quyền lợi xã hội của người dân đô thị không ngừng được cải thiện, nhưng việc đầu tư cho nông thôn còn hạn chế, khiến cho quyền xã hội của cư dân nông thôn còn thiếu tram trọng Dé thay đổi tinh trạng này, chúng ta cần đây mạnh xây dựng hệ thống an sinh xã hội nông thôn, để người dân nông thôn cũng có cơ hội thụ hưởng đầy đủ các quyền xã hội theo nguyên tắc hiến định.
Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, trong bài viết "Giải thích về
quyên được nghỉ ngơi trong hiến pháp nước ta (Trung Quéc)" của Lam Thọ Vinh đã
chỉ ra "quyền nghỉ ngơi" trong hiến pháp được phát triển từ "quyền lao động" và phân tích thực trạng giải thích quyền được nghỉ ngơi trong hiến pháp Trung Quốc còn chưa phù hợp với thực tế của đời sống xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước, không đáp ứng được nhu cầu của người dân Đồng thời đưa ra một số kiến nghị về việc cần sửa đôi quy định về quyền nghỉ ngơi của công dân trong hiến pháp hiện hành của Trung Quốc.
Công trình nghiên cứu "Dé /hực thi toàn điện và hiệu quả hiến pháp can phải day nhanh xây dựng pháp luật về quyên cơ bản"'” của tác giả Ngụy Trị Huân đã chỉ ra rằng việc bảo vệ các quyền cơ bản của công dân Trung Quốc thông qua mô hình "các quyền cơ bản trừu tượng", có nghĩa là các quy phạm quyên cơ bản trong hiến pháp không có khả năng áp dụng trực tiếp cho các cơ quan hành chính và tư pháp, và
Lâm Tho Vinh, Giải thích quyền được nghỉ ngơi trong hiến pháp của nước ta, Tạp chí Đại học Sư phạm ĐôngBắc A, số 4 (2020) (AEA, OHM AE RAMEE RAIA EAR (BEALS ABLES A) 2020,(04)
!© Ngụy Trị Han,"Dé thực thi toàn diện và hiệu quả hiến pháp can phải đầy nhanh xây dựng pháp luật về quyêncơ bản" thuộc Dự án " Chuyển đổi hệ thống pháp luật của Trung Quốc đương đại", Bộ Giáo Dục Trung Quốc
HE ER AYA ree AL” (1H Z:08JJD820173)
14
Trang 23việc cụ thé hóa chúng phụ thuộc vào luật pháp Pháp luật về nhân quyền của Trung Quốc có những van đề như hành động có chọn lọc và thụ động, cũng như thái độ thiếu tích cực đối với các công ước nhân quyền quốc tế, khiến nhiều quyền cơ bản của công dân bị đình chỉ và bị làm sai lệch Trong bối cảnh xây dựng “nhà nước pháp quyền ở Trung Quốc”, việc thực hiện và tăng cường các quyền công dân đã trở thành một van dé tất yêu Pháp luật về quyền cơ bản cần nhận ra sự chuyên đổi từ việc tập trung vào việc theo đuôi trật tự sang bảo vệ các quyền, từ các hành động có chọn lọc
và hành động thụ động sang các hành động chủ động toàn diện, và thông qua các biện
pháp lập pháp khác nhau, càng sớm càng tốt dé thiết lập một nền tảng hệ thống pháp luật tốt cho xây dựng một đất nước được quản lí bởi luật pháp.
Bài nghiên cứu "M6t số tw tưởng truyền thống ảnh hưởng đến hiệu lực thi
hành của hiến pháp""" của tác giả Thâm Kiều Lâm đã phân tích: Hiến pháp là luật cơ
bản và pháp quyên Việc thực hiện hiến pháp không chỉ là hình thức, mà phải chú ý đến kết quả thực tế Một số khía cạnh trong tư duy truyền thống của Trung Quốc không phù hợp với tinh than của Hiến pháp và pháp quyền, và có thé ảnh hưởng đến hiệu lực của Hién pháp Đề nâng cao hiệu quả của việc thực hiện hiến pháp và thực hiện đầy đủ tinh thần của hiến pháp, trước hết cần phải từ bỏ một số lối tư duy truyền thong bat lợi Nếu không loại bỏ được thói quen tư duy như vậy, chắc chắn hiệu quả của việc ban hành và thực hiện hiến pháp sẽ kém đi.
Bài viết "Luận bàn vé nội hàm và mối quan hệ giữa nhà nước và quyên công dân trong nhà nước hiện đại"'” của tác giả Dương Thừa Chí đã cho răng: Nhà nước hiện đại là hình thức nhà nước có đặc điểm cốt lõi là chủ quyền quốc gia và quyền công dân bình dang, được xây dựng trên cơ sở kinh tế - xã hội hiện đại Quyền công dân do công dân của quốc gia đó có được và thực hiện dựa trên tư cách thành viên của một quốc gia hiện đại, và đó là quyền và nghĩa vụ bình dang của các thành viên được pháp luật của quốc gia đó xác nhận Trên cơ sở làm rõ mối quan hệ giữa nhà
nước hiện dai và quyên công dân, bài viét nay chỉ rõ: quyên công dân là nên tang của'! Tham Kiều Lâm, "Một số tư tưởng truyền thống ảnh hưởng đến hiệu lực thì hành của hién pháp", Dự án QuỹKhoa học Xã hội Quốc gia “Nghiên cứu các yếu tố văn hóa truyền thống của Hiến pháp lâm thời Trung Hoa
Dân Quốc” (Dự án số 12BFX017); WORE, WAGE DTT MEME BBE BRA ZASSHI (
FH##JRllRJZJi⁄) Z 1Ø OC EFL” (Hi Š:12BFX017) ñ90176`2)
"Duong Thừa Chí, "Luận bàn về nội hàm và mối quan hệ giữa nhà nước và quyển công dân trong nhà nước
hiện dai", Tạp chi Thái Binh Dương 3/2018.(7&z5, bÑ&È#{\H]2⁄'j2 K4 A RA >3 ấ, OF
ii 2010,18(03) IEA 0»)
Trang 24nhà nước hiện đại, nhà nước hiện đại là phương tiện cơ bản của quyền công dân, và xây dựng hiến pháp là mắt xích và con đường cơ bản dé sự phát triển của một nhà nước hiện đại và việc bảo vệ quyền công dân.
Bài "Sự khác biệt giữa quyền công dân và nhân quyên"! tác giả Lưu Quân đã chỉ ra rằng, trong thời đại toàn cầu hóa, ranh giới giữa quyền con người và quyền công dân ngày càng trở nên mờ nhạt Một số học giả và chính trị gia thậm chí còn sử dụng các khái niệm về quyền con người và quyền công dân một cách bừa bãi Trên thực tế, đây là hai khái niệm khác nhau được hiểu theo nhiều cách Quyền công dân
sớm hơn nhiều so với quyền con người, và sự xuất hiện của quyền con người đã
không làm thay đổi sự khác biệt giữa quyền công dân ở các quốc gia khác nhau và sự khác biệt thực tế giữa các quyền công dân khác nhau trong một quốc gia Bài viết này trình bày nguồn góc và đặc điểm lịch sử của hai khái niệm này, đồng thời đề xuất lưu ý đến sự khác biệt giữa chúng, điều này sẽ giúp tránh nhầm lẫn vé lý thuyết, dé thúc đây sự phát triển của quyền con người và quyền công dân một cách vững chắc hơn trong thực tế.
"Bài thảo luận ngắn về việc lập pháp đảo bảo quyên công dân trong hiến pháp nước fa"'° của tac giả La Cương đã nêu quan điểm, hiến pháp hiện hành của Trung Quốc đã quy định chỉ tiết hơn về nội dung và cơ chế bảo vệ quyền công dân trên cơ SỞ tổng kết kinh nghiệm và bài học lịch sử, nhưng vẫn còn nhiều điểm cần hoàn thiện trong pháp luật về bảo vệ quyền công dân Bài viết này bắt đầu từ việc phân tích những khiếm khuyết của hiến pháp hiện hành của Trung Quốc trong vấn dé bảo hộ quyền công dân và đưa ra một số ý kiến về việc nâng cao năng lực bảo vệ quyền công dân, nhằm tiếp tục đây mạnh việc hoàn thiện pháp luật nhất là trong xây dựng hiến pháp, thiết lập hệ thống bảo vệ quyền công dân khoa học hiệu quả.
Tác giả Mã Linh trong bài "Quyên con người và quyên công dân trong hién
z 1 Ỳ x tk : x x NA DS ^ ^ 2
pháp"'Š cho rằng, quyền hiến định bao gồm quyền con người và quyền công dân, chủ
Luu Quân, "Sw khác biệt giữa quyên công dân và nhân quyên", Tạp chí Nghiên cứu lí luận sử học, số 4/2009.
(XI, ROARS AM ZF, SẼ HỆ tê MTF 2009,(04)4LX⁄ò)
La Cương, "Bai thảo luận ngắn về việc lập pháp đảo bảo quyên công dân trong hiến pháp nước ta", (Ell),
HES VE Fk FB] ZS PR AL FETA ITE i, VE Hl] SAGER #J TH) 2009,(02)
'SMa Lĩnh, "Quyên con người và quyên công dân trong hién pháp", Tạp chí Luật Kim Lang 2006, (02) (Gls,3% ml X#—L SA, BBL IC 2006,(02).
16
Trang 25thé của quyền con người là con người, chủ thé của quyền dân sự là công dân Quyền con người trong hiến pháp bao gồm: quyền sống là quyền cơ bản nhất của con người; quyền tự do là cốt lõi của quyền con người; nhân phẩm là mục tiêu của quyền con người; quyền khiếu nại với tư cách là sự bảo đảm của quyền con người Quyền công dân là quyền của một người có quyền công dân tham gia vào các công việc của nhà nước, thuộc về cá nhân, nhưng nhằm vào đời sống công cộng của đất nước và cần có sự chung tay của nhiều công dân để thực hiện Quyền con người là nền tảng của quyên hiến định, và quyền công dân dựa trên quyền con người Quyền sống và quyền tự do của một người có quốc tịch được hưởng với tư cách là một "con người" chứ
không phải là một "công dan".
Luận án “Nghiên cứu con đường hiện thực hóa hiệu lực của quyên được trợ
giúp vật chất của công dân trong hiến pháp"'", tác giả Đỗ Lạc Kỳđã chi ra cơ sở hién
định của quyền được trợ giúp vật chất trong hiến pháp 1954, 1975, 1978, 1982 (các lần sửa đổi) Trên cơ sở phân tích thực tiễn, tác giả cho rằng quyền được hỗ trợ vật chat không đạt được hiệu quả và thâm quyên phù hợp với tình trạng hiến định của nó trên thực tế Lý do có thê là sự thiếu hoặc sự không đầy đủ của các biện pháp để thực hiện tính hiệu quả quyền được hỗ trợ vật chất của công dân Thực tiễn quyền được trợ giúp về vật chất trong hién pháp không thé thé hiện được, và quyền ấy luôn ở trạng thái “ảo”, thực sự không phù hợp! Dé giải quyết thực trạng đó, luận án đã chỉ ra 2 con
đường lập pháp và tư pháp, phân tích tính khả dụng và khó khăn của mỗi con đường.
Tần Cương trong bài "Suy ngẫm về mô hình đưa "điều khoản nhân quyên" vào
1 * tA z aN 2 x x
" cho rang việc đưa các điều khoản về quyền trong hién pháp nước ta (Trung Quốc)
con người vào trong hiến pháp chắc chắn sẽ có tác động đến hệ giá trị và logic quy phạm của hiến pháp ban đầu của Trung Quốc Từ góc độ định hướng quy phạm, các quy định về quyền con người của Trung Quốc được đặt ở vị trí khoản 3 Điều 33 của Hiến pháp sửa đổi Điều này phản ánh tính hợp lý của mô hình hiến pháp có các điều khoản nhân quyền và các van đề của nó đã trở thành một van dé mang tính quy luật cần được giải quyết cấp bách.
'*Đỗ Lạc Kỳ, "Nghiên cứu con đường hiện thực hóa hiệu lực của quyên được trợ giúp vật chất của công dântrong hién pháp", Đại học Nam Kinh 2011 (FR SE, FEV PDI AB WA TD SLR OT IL, BÍ SUN3Z 2011)Tan Cương, "Suy ngẫm về mô hình đưa "điều khoản nhân quyên" vào trong hién pháp nước ta (Trung Quốc)",Tạp chí của Trường Cao đắng Hành chính Thanh Đảo 2012, (01) (5#, FRE AMAR A FE HH2,Hp SESS ty TH 22 Bề TT đụ TE Bi FAK 2012,(01) ).
Trang 26Tác giả Hoàng Ngọc Đông Phương trong bài viết "Nghiên cứu so sánh bảo vệ
"!3 cho rằng “tôn
nhân quyên trong hiến pháp hiện hành của Trung Quốc và Việt Nam
trọng và bảo vệ quyền con người” không chỉ là chủ trương của riêng từng quốc gia, mà là xu hướng của tất cả các quốc gia trên thế giới Hiện nay, Trung Quốc và Việt Nam đang trong giai đoạn chuyền đổi xã hội, quyền con người ngày càng được tôn trọng và bảo đảm Trung Quốc và Việt Nam đã thông qua hai Công ước, Công ước về các quyền dân sự và chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Vấn đề nhân quyền không chỉ liên quan đến chính sách đối nội của đất nước mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại Hién pháp năm 1936 của Liên Xô có tác động sâu sắc đến quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp Trung Quốc năm 1954 và hiến pháp Việt Nam năm 1959, dẫn đến những thay đổi liên tục về bảo vệ nhân quyền trong hiến pháp của Trung Quốc và Việt Nam Hiện nay, hiến pháp của hai nước đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người, như công bố thông tin của chính phủ, bình đăng dân tộc, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và quyền sống Tuy nhiên, nội dung của hiến pháp còn thiếu, việc giải thích hiến pháp của hai nước chưa được hoàn thiện, hệ thống rà soát hiến pháp chưa được thiết lập dẫn đến việc thực hiện hién pháp gặp nhiều khó khăn Về quan điểm này, tác giả đề xuất răng các quyền mà công dân nên được hưởng nên được ghi vào hién pháp để bảo vệ day đủ các quyền của công dân và thiết lập một hệ thống thâm tra hiến pháp, dé thúc day việc thực thi hiến pháp Đồng thời, chỉ có thực hiện độc lập tư pháp mới có thê thực sự thiết lập hệ thống thâm tra hiến pháp.
Trong bài "Nghiên cứu so sánh Hai Công ước quốc té về quyên con người và ”'' của tác giả Thượng Cân đã những quy định trong hiến pháp nước ta (Trung Quốc)
giới thiệu những vấn đề lý luận cơ bản về quyền con người, so sánh giữa Hiến pháp Trung Quốc và hai Công ước quốc tế về quyền con người, tuy có quy định khác nhau về khái niệm quyền con người, đối tượng của quyên, nội dung của quyên nhưng
không có sự khác biệt cơ bản vê nội dung của quyên con người và hệ thông bảo vệ
'SHoang Ngọc Đông Phương, "Nghiên cứu so sánh bảo vệ nhân quyển trong hiến pháp hiện hành của TrungQuốc và Việt Nam", Đại học Công nghiệ Nam Trung Quốc, 2015 (Hoang Ngoc Dong Phuong, i347 EIE
“Thượng Cân, "Nghiên cứu so sánh các Hai Công ước quốc tế về quyền con người và những quy định trong
hién pháp nước ta (Trung Quốc", Đại học Hà Bắc 2008 (ii), FEB ARLPG AA S3 B253: A AFL RE AY LER
I, WACK FALE 2008).
18
Trang 27quyền con người Trong những thập kỷ gần đây, hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc không ngừng được hoàn thiện, sự nghiệp nhân quyền của nước này đã có những bước phát triển nhảy vọt Tuy nhiên, chúng ta cũng nên thấy rằng quyền con người luôn phát triển theo thời đại, đất nước chúng ta (Trung Quốc) bị hạn chế bởi truyền thống lịch sử, trình độ phát triển kinh tế và các yếu tố khác, tình hình quyền con người vẫn còn những bat cập Tác giả đưa ra một số giải pháp hoàn thiện và thực hiện pháp luật về quyền con người.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu về lịch sử lập hiến hay các khía cạnh liên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp ở Trung Quốc là rất đồ sộ Trong phạm vi đề tài chúng tôi chưa thể khảo lược hết Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã có những tiếp cận khá đa chiều về quyền và nghĩa vụ của công dân trong hiến pháp Tuy nhiên cũng có một hiện thực đó là đối với các nghiên cứu quyền con người, quyền công dân trong các bản hiến pháp Trung Quốc thời Thanh và Trung Hoa Dân quốc được xuất bản ở Đại Lục thường có hiện tượng chỉ trích bản chất đạo đức giả, phản dân chủ và phản nhân dân của các điều khoản về quyền cơ bản trong hiến pháp Ngược lại, những nghiên cứu về hiến pháp CHND Trung Hoa thường tập chung nhiều vào nghiên cứu các điều khoản cụ thể, thiếu sự phê phán những hạn chế, đặc biệt là kĩ thuật lập hiến cũng như việc đảm bảo quyền
công dân trên thực tiễn.
2.2.2 Các công trình nghiên cứu trên thé giới
Zhou Zhiqian "From Kang Youwei to Liang Qichao: The Origin of ModernChinese Rights Viewpoints from Variation——With Western Liberal Rights Theory
as a Reference"(Nguôn gốc và sự biến đổi các quan điểm về quyển con người ở Trung Quốc — sự tham khảo từ các quyén tự do phương Tây), ("Chuanshan Academic Journal" số 1, 2004) tin rang Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu đã thúc day lý thuyết dân quyền hiện đại của phương Tây.Lý thuyết dân quyên phù hợp với tinh thần bên trong của lý thuyết din quyền của Khang Hữu Vi, nhưng các điều kiện quốc gia đặc biệt của Trung Quốc hiện đại quyết định mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực tiễn về quyền công dân của Khang Hữu Vi Ông đi theo con đường dựa vào cải cách của hoàng dé, trong khi Lương Khải Siêu cố gang giải quyết mâu thuẫn nay của Khang Hữu Vi, cố gang thống nhất chủ dé dân quyền và cứu quốc, làm cho ly
Trang 28thuyết dân quyền trở nên thực tế hơn, đồng thời phá hủy mạnh mẽ lý thuyết về quyền công dân.Mâu thuẫn giữa quyền cá nhân và chủ nghĩa dân tộc là hiển nhiên Do đó, khi tập trung vào lợi ích tổng thể của quốc gia và đất nước, các quyền cá nhân thường bị bỏ quên, và việc kiểm tra tính hợp pháp của quyền lực nhà nước cũng bị thay đổi, do đó lý thuyết về tập quyền cuối cùng bị nhấn chìm trong bầu
không khí của chủ nghĩa dân tộc.
- Stephen C Angle, Marina Svensson, The Chinese Human Rights Reader:
Documents and Commentary (Quyên con người ở Trung Quốc — tài liệu và bình luận),
1900-2000, NXB M.E Sharpe Inc., 80 Business Park Drive, Armonk, New York,
2001.Cuốn sách tuyén tập các bài tiểu luận về quyền và quyền con người từ suốt thé kỷ XX ở Trung Quốc Cho đến giữa thé kỷ 19, không có một thuật ngữ nào trong tiếng Trung Quốc tương ứng với thuật ngữ tiếng Anh “quyền” hoặc các từ ghép của nó trong các ngôn ngữ châu Âu khác Quan niệm về quyền con người ở Trung Quốc (thé hiện qua các bài diễn thuyết cô điển và hậu cô điển của Trung Quốc về chính trị, dao đức và luật pháp) được hình dung khác với các nước Châu Âu Các tiêu luận trong cuốn sách thê hiện quan điểm về quyền con người của các nhà lãnh đạo, nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc suốt thể kỷ XX, và một phần trong đóđược thể hiện qua hệ thống pháp luật mà cao nhất là Hiến pháp.
- Pinghua Sun, On the Constitutional Prescription to Respect and Ensure
Human Rights (Sự tôn trong va bảo dam nhân quyên trong Hiến pháp) 12 HUM Rts 17 (2013) Tác giả đánh giá răng các nghiên cứu va báo cáo về nhân quyền ở Trung Quốc thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc bởi quan điểm xã hội chủ nghĩa Do đó, nhận thức về quyền và tự do chịu anh hưởng khá lớn bởi yếu tố chính trị Trong công trình này, tác giả cũng so sánh khá kỹ quan điểm về quyền con người ở Trung Quốc với các quốc gia phương Tây, chỉ ra điểm chung trong ý thức hệ về nhân quyền của các quốc gia cũng như những khác biệt Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số dé xuất dé gia tăng điểm gặp gỡ về vấn đề quyền con người giữa Trung Quốc với các quốc gia phát triển trên thế giới.
- Henri Feron, The Chinese Model of Human Rights (Quyên con người ở Trung Quốc hiện dai), 3 CHINA LEGAL Sci 87 (2015) Bài báo viết về mô hình nhân quyền của Trung Quốc Day không phải là thuật ngữ được sử dụng chính thức
20
Trang 29bởi Đảng hoặc Nhà nước Trung Quốc mà là thuật ngữ nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận của tác giả Tác giả đưa ra những phân tích, lập luận khá khách quan về vấn đề quyền con người ở Trung Quốc: sự ghi nhận của hệ thống pháp luật, thực tiễn thi hành và cơ chế bảo đảm quyên.
- Guo Luoji, A human rights critique of the Chinese legal system (Bình luận về quyên con người trong hệ thong pháp luật Trung Quốc), Harvard Human Rights Journal, 9, 1996, 1-14 Bài báo nghiên cứu các quan niệm về nhân quyền ở Trung Quốc, phân tích các điều kiện bảo đảm nhân quyên và hệ thống pháp luật ở quốc gia này Tác giả xem xét ba quan niệm về quyền: quyền tự nhiên, quyền do pháp luật quy định và quyền được thực hiện trên thực tế Trong nghiên cứu về hệ thống pháp luật, Hiến pháp được đề cập đến như là một văn bản gôc của quốc gia quy định về quyền và nội dung của nó chịu ảnh hưởng bởi quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở mỗi thời kỳ khác nhau Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá về tình hình bảo đảm nhân quyền ở Trung Quốc va đề xuất những cải cách trong hệ thông pháp luật dé bảo dam tốt hơn quyền con người.
- PhilC.W.Chan, Human Rights and Democracy with Chinese Characteristics]
(Nhân quyên và dân chủ đặc sắc Trung Quốc), 13 Human Rights Law Review 13, no.4 (2013) Bài báo cung cấp một góc nhìn nhận cũng nhuđánh giá về nhân quyền và dân chủ với các đặc trưng của Trung Quốc, nhất là thể chế chính trị-pháp lý, truyền thống văn hóa - lịch sử, điều kiện tự nhiên — xã hội Tác giả cho rằng nhữngchỉ trích từ lâu đã được đưa ra về việc Trung Quốc không sẵn lòng đăng kýcác chuẩn mực nhân quyền quốc tế, nhà nước pháp quyền và các thực hành dân chủ tự đo là bởi sự ảnh hưởng bởi các đặc điểm trên Trung Quốc có cách tiếp cận riêng về quyền con người, phù hợp với những cải cách chính trị của quốc gia này và phù hợp với hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.
- Chen Quing Bai, Chinese Constitutional Law (Luật hiến pháp Trung Quốc), Bracton Law Journal, 26 (1994): 77-92 Mặc dù Trung Quốc là một trong những quốc gia lớn nhất thế giới với rất nhiều thay đổi to lớn diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời song kinh tế và chính trị, xã hội nhưng vi ly do này hay ly do khác, nước này vẫn còn ít được biết đến ở nước ngoài và luật pháp của nước này và đặc biệt là luật Hiến pháp Do đó, công trình là sự giới thiệu khá đầy đủ về Luật hiến pháp ở Trung Quốc, bao
Trang 30gồm: khái niệm và nguồn luật hiến pháp ở Trung Quốc; lịch sử phát triển ngắn gon của luật hién pháp của Trung Quốc; giới thiệu Hiến pháp Trung Quéc1982, trong đó giới thiệu khá kỹ vấn đề quyền con người trong bản hiến pháp này; So sánh nhanh giữa Luật Hiến pháp Trung Quốc và Luật Hiến pháp Anh.
- Pitman B Potter, Human Rights in China: The Interplay between Political
and Socioeconomic Rights (Nhân quyên ở Trung Quốc: Tác động lần nhau giữa các quyên chính trị và kinh tế xã hội), American Bar Foundation Research Journal 1987,
no Issues 2 & 3 (Spring/Summer 1987): 617-626 Trong bai bao nay, tac gia phan
tích khá toàn điện về quyền con người ở Trung Quốc — hệ thống pháp luật va thực tiễn vận hành Tác giả cũng nhận định các quyền con người không tách rời nhau mà có sự liên hệ mật thiết, giữa các quyền dân su, chính tri và các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa Nghiên cứu dựa trên lý thuyết chung về quyền con người theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời nhìn nhận, đánh giá phù hợp với điều kiện của đất nước Trung Quốc Trong quá trình phát triển, quốc gia này cũng đã có nhiều chính sách cải cách tác động sâu sắc đến quyền con người trên các lĩnh vực Nhìn chung, quyền con người ở Trung Quốc ngày càng phát trién, gắn liền với sự phát triển của quá trình lập hiến cũng nhudiéu kiện thực tế của đất nước.
Các bài viết và công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã cung cấp những tư liệu cùng với quan điểm đánh giá đa chiều cho nghiên cứu của chúng tôi về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến Trung Quốc Những khía cạnh chưa được làm rõ của các công trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung, nghiên cứu và hoàn chỉnh trong đề tài này.
Từ tình hình nghiên cứu trên đây, để góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt trong lĩnh vực học thuật ở Việt Nam, trên cơ sở khai thác nguồn tài liệu sẵn có của các học giả trong nước và nghiên cứu ở nước ngoài, đặc biết là ở Trung Quốc, đề tài tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống yếu tố lí luận liên quan đến tư tưởng về quyền và nghĩa vụ của con người, của công dân trên thế giới và Trung Quốc tác động đến nội dung hién pháp Trên cơ sở đó có những đánh giá trên cả hai mặt tích cực và hạn chế trong việc xây dựng các quy phạm về quyền và nghĩa vụ của công dân trong lịch sử lập hiến Trung Quốc.
22
Trang 313 Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục dich
Trên cơ sở phân tích bối cảnh lich sử, các yếu tố tác động, kỹ thuật lập hiến va số lượng, nội dung các quy định lên quan đến quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Trung Quốc, đề tài đánh giá tính kế thừa và phát trién cũng như rút ra những giá trị cho hoạt động xây dựng và thực hiện hiến pháp hiện nay ở Trung Quốc và Việt Nam về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân.3.2 Mục tiêu
- Làm rõ những vấn đề lí luận cơ bản về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Đồng thời tìm hiểu quan điểm về quyên con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến Trung Quốc trong tương quan so sánh với các nhà lí luận, tư tưởng trên thé giới
- Ly giải bối cảnh lịch sử, tư tưởng pháp luật và các nhân tố tác động đến việc xây dựng các quy phạm về quyền con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các bản Hiến pháp của Trung Quốc từ dau thé ki XX đến nay
- Thông qua các quy phạm hiến pháp”” về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân thấy được những thay đổi về kĩ thuật lập pháp, số lượng quy phạm và nội dung trong chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Trung Quốc qua các thời kỳ.
- Rút ra được những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng và hoàn thiện
hiến pháp dam bảo quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam hiện nay 4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận
Đề tài chủ yếu thuộc hai lĩnh vực sử học và luật học, do vậy hướng tiếp cận của dé tài dưới góc độ khoa học lich sử, khoa học pháp lý và liên ngành Nghiên cứu van đề quyền con người, quyền và nghĩa vu cơ bản của công dân trong lịch sử lập hién Trung Quốc cần được đặt trong không gian và thời gian cụ thé, đồng thời được nhìn nhận, đánh giá trong toàn bộ quá trình vận động và phát triển để thay được tinh
°° Chủ nhiệm đề tài đã dich từ tiếng Trung sang tiếng Việt các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ
cơ bản của công dân trong các bản Hiên pháp Trung Quoc từ đâu thê ki XX - nay trong phan Phụ lục |
Trang 32logic cũng như mối quan hệ nội tại bên trong, các yêu tố bên ngoài tác động đến tiến trình lập hiến.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lich sử Tức là đặt các quy phạm về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân của các bản hiến pháp trong mối liên hệ với nền tảng cơ sở hạ tầng,
kiến trúc thượng tầng, cũng như tại thời điểm lịch sử nhất định để xem xét các yếu tố
tác động đến nội hàm của các quy phạm ấy.
- Các phương pháp cc quy phạm ấy.g, cáp trong moi liên hệ:
Phương pháp thống kê được sử dụng dé tập hợp, đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài Phương pháp này cũng sử dụng nhằm thống kê số lượng các chương, điều khoản quy định trong các bản hiến pháp để thay được tình hình lập hiến qua từng thời kì cũng như cả tiến trình lập hiến về quyền con người quyền và nghĩa
vụ của công dân.
Phương pháp nghiên cứu luật học so sánh: Đặt vẫn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến Trung Quốc trong mối tương quan so sánh qua các giai đoạn phát triển, với pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam liên quan đến van dé này.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: được sử dụng xuyên suốt các chương của Báo cáo tong hợp, nhằm làm rõ nội dung về quyền con người, quyền công dan trong Hiến pháp Trung Quốc ở các thời kỳ khác nhau.
Phương pháp lịch sử: Được sử dụng để nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển về quyền con người, quyền công dân trong các bản Hiến pháp Trung Quốc 5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối trợng nghiên cứu
Đề tài lấy quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong lịch sử lập hiến Trung Quốc làm đối tượng nghiên cứu Đặc biệt, thông qua nội dung các bản hiến pháp (đã được chủ nhiệm đề tài dịch tại Phụ lục 1) tập trung nghiên cứu kỹ thuật lập hiến, nội dung quy phạm và những thay đổi, sự kế thừa qua các bản hiến pháp.
24
Trang 335.2 Pham vi nghiên cứu
- Thời gian: nghiên cứu hoạt động lập hiến về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ ban của công dân ở Trung Quốc từ dau thé ki XX - nay
- Không gian: Trung Quốc Đại lục
- Nội dung: dé tài chỉ đừng lại nghiên cứu những quy phạm hién định mà không tập trung nghiên cứu việc thực thi các quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên thực tế.
6 Cấu trúc của báo cáo tổng hợp
Chương 1: Khái quát về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dan trong lich sử lập hiénTrung Quốc
Chương 2: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Trung Quốc từ dau thé ki XX - 1949
Chương 3: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong các bản Hiến pháp Trung Quốc từ 1949 - nay
Chương 4: Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay trong xây dựng
hiên pháp về vân đê quyên con người, quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Trang 34CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VE QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN VÀ NGHĨA VU CƠ BẢN
CUA CONG DAN TRONG LICH SỬ LẬP HIEN TRUNG QUOC
1.1 Khái quát chung về quyền con người, quyền va nghĩa vụ cơ bản của công dân và mối quan hệ với hién pháp
1.1.1 Khái niệm quyền con người và quyền công dân
Quyên con người (human rights) là một khái niệm tiến triển theo thời gian và gắn bó chặt chẽ với sự phát triển của tôn giáo, tư tưởng, tập quán và pháp luật trong các giai đoạn lịch sử của nhân loại Nó là một phạm trù đa diện, và từ mỗi góc độ tiếp cận, lại có những cách định nghĩa hay quan niệm khác nhau, phản ánh những
thuộc tính nhất định của khái niệm quyền con người.”
- Quyền con người là những bảo đảm pháp lí phổ quát (universal legal guarantess) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tốn hại đến những tự
do cơ ban (fundamental freedoms), sự được phép (entitlements) và nhân phẩm con người (human dignity).”
- Quyền con người là khả năng thực hiện các đặc quyền tự nhiên và khách
quan của con người, với tư cách là con người và với tư cách là thành viên xã
hội, được bảo đảm bằng hệ thống chính sách, pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lí quốc tế về các giá trị con người trong các quan hệ vật chất, văn hoá, tinh than, các nhu cau tự do va phat triển.
Hai lí thuyết có ảnh hưởng lớn về nguồn gốc của quyền con người là: Thứ nhất, lí thuyết quyền tự nhiên (natural rights) với đại diện tiêu biểu Hobbes, Locke, Thomas Paine, cho rằng quyền con người là những gi bam sinh, vốn có mà mọi cá nhân sinh ra đều được hưởng chỉ đơn giản bởi họ là thành viên của gia đình nhân loại.
*! Trung tâm nghiên cứu QCN&QCD (2012), Giới thiệu Công ước quốc tế về các quyên dân sự và chính trị(UP, 1966), Nxb Hồng Đức, Hà Nội, tr 19.
Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (đồng chủ biên) (2015), Giáo trình Lý luận và pháp
luật về quyên con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.39.
°> OHCHR (2006), Frequently Asked Questions on a Human Rights-Based Approach to Development
Cooperation, New York and Geneva, tr.1.
4 Viện Nghiên cứu QCN, Học viện CTQG HCM (1997), Quyên con người
và Luật quốc tế về quyên con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.23.
26
Trang 35Chúng không phụ thuộc vào phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá hay ý chí của bất kì cá nhân, giai cấp, tang lớp, tổ chức, cộng đồng hay nhà nước nao Do đó, không một chủ thể nào, bao gồm nhà nước, có thể ban phát hay tước bỏ các quyền con người bam sinh, vốn có của cá nhân.” Thứ hai, lí thuyết quyền pháp lí (legal rights) với đại diện tiêu biểu Edmund Burke, Jeremy Bentham cho rằng quyền con người không phải là những gì bam sinh, vốn có một cách tự nhiên mà phải do các nhà nước xác định và pháp điển thành các quy phạm pháp luật hoặc xuất phát từ truyền thống van hoá Do đó, phạm vi, giới hạn, thời hạn, hiệu lực của quyền con người phụ thuộc vào ý chí của giới cai tri và các yếu tố khác như: phong tục, tập quán, truyền thống văn hoá, của các xã hội.“
Nhìn chung, quyền con người là những chuẩn mực (standards) kết tinh giá tri
nhân văn cao cả của toàn nhân loại, có thuộc tính tự nhiên và thuộc tính xã hội hay
pháp lí, được các quốc gia và cộng đồng quốc tế thừa nhận và tuân thủ, được áp dụng cho tat cả thành viên của cộng đồng nhân loại, qua đó họ [con người] có điều kiện phát triển đầy đủ năng lực cá nhân và có được một cuộc sống có nhân phẩm
(human dignity).
Quyên công dân (citizen’s rights) là một khái niệm xuất hiện cùng với các cuộc Cách mạng tư sản (thế kỉ 17-18), khi chế độ quân chủ phong kiến bị lật đồ, con người từ địa vị “thần dân” trở thành “công dân” và được nhà nước thừa nhận, pháp điển hoá các quyền [tự nhiên] dưới hình thức các quyền công dân trong hiến pháp và pháp luật Nó thé hiện mdi quan hệ giữa cá nhân và nhà nước mà được xác định thông qua quốc tịch Có quan điểm cho rằng, quyền có quốc tịch là guyên để có quyền (the right to have rights) - tiền đề dé cá nhân thụ hưởng các quyền khác.“” Nhu vậy, có thé thấy quyền công dân về bản chất chính là guyên con người mà được các
nhà nước thừa nhận và áp dụng cho công dân của mình.
Sự phân biệt rõ giữa quyền công dân và quyên con người [phổ quat] có lẽ xuất hiện sớm nhất trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyên (năm 1789) của Pháp.
°° Nguyễn Dang Dung [và nh.ng.kh] (2015), đã dẫn, tr.42.Nguyễn Đăng Dung [và nh.ng.kh] (2015), đã dẫn, tr.42.
? Stephanie DeGooyer et al (2018), The Right to Have Rights, Verso, London and NY; Alison Kesby (2012),
The Right to Have Rights: Citizenship, Humanity, and International Law, Oxford University Press, New York.
Trang 36Trong tổng số mười bảy Điều của 7„yên ngôn,thì chỉ có hai Điều quy định giới han
chỉ dành cho công dân như sau:
Điều 6 Pháp luật là sự biểu hiện của ý chí chung; mọi công dân đều có quyền đích thân hoặc thông qua các đại diện của mình tham gia vào việc xây dựng pháp luật; pháp luật phải được áp dụng như nhau đối với tất cả mọi người khi bảo hộ cũng như khi trừng phạt Mọi công dân đều bình dang trước pháp luật, nên đều có thể được giữ mọi chức vụ, moi dia vi, mọi công vụ theo năng lực, và không có bất kì sự phân biệt nào khác ngoài đạo đức và tài năng
của mỗi người.
Điều 14 Mọi công dân đều có quyền hoặc đích thân hoặc gián tiếp thông qua các đại điện của mình được xem xét sự cần thiết của thuế công cộng, được tự do thoả thuận đóng góp, được theo dõi việc sử dụng và được ấn định chỉ tiêu về thuế, cách thức và thời hạn đóng góp.”
Nhìn chung, sự phân biệt giữa khái niệm quyền con người (human rights) và quyền công dân (citizen’s rights) chỉ mang tính chất tương đối và chi được thé hiện trong một số hoàn cảnh đặc biệt mà chủ yếu liên quan đến guyén tham gia] chính trị như: quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lí nhà nước và xã hội Quyền con người là khái niệm rộng hơn về tinh chất (mỗi quan hệ giữa cá nhân với toàn thé cộng đồng), phạm vi (chủ thé của quyền là tất cả mọi thành viên của cộng đồng nhân loại mà không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân, môi trường sống ), và nồi dung (hệ thông quyền công dân của các quốc gia và hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người hiện nay chỉ ghi nhận các quyên và tự do cơ bản, không bao quát được hết các quyền của con người).”
Ngoài ra, cùng với việc thụ hưởng quyền, cá nhân còn có các nghĩa vụ đối với cộng đồng Nghĩa vụ về cơbản có thể được hiểu là những điều mà pháp luật hay đạo đức/luân lí bắt buộc một người phải làm hoặc không được phép làm dé phù hợp hoặc đáp
°8 The Declaration of the Rights of Man and of the Citizen (1789).
“Quyền con người là một khái niệm phát triển theo thời gian, va có những quyền mà loài người chưa có điềukiện nhận ra, do đó, việc liệt kê đầy đủ các quyền là rất khó Chính bởi vậy, hiến pháp và pháp luật của cácnước dân chủ tiễn bộ có những quy định thừa nhận giá trị của quyền chưa được liệt kê Chang hạn, Tu chính án
thir 9 (1791) của Hoa Kì quy định: “Việc liệt kê một số quyền trong hiến pháp không có nghĩa là phủ nhận hayhạ thấp những quyền khác của người dân”; hoặc Hiến pháp năm 1987 của Hàn Quốc, tại Điều 37(1) quy định:
“Các quyên và tự do của công dân không thể bị bỏ qua với lí do chúng không được liệt kê trong Hiến pháp”.
Cũng xem: Nguyễn Đăng Dung [và nh.ng.kh] (2015), tài liệu đã dẫn, tr.82-83.
28
Trang 37ứng những lợi ích chung của cộng đồng, xã hội hay của người khác Hiến pháp của các quốc gia và luật quốc tế về quyền con người cũng thường quy định các quyền và một số nghĩa vụ cụ thé như: nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, nghĩa vụ lao động, Tuy nhiên, nhìn chung các quy định về nghĩa vụ ít hơn nhiều so với các quy định về quyên.
1 Mọi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng là nơi duy nhất mà ở đó nhân cách của bản thân họ có thê phát triển tự do và đầy đủ.
2 Khi thụ hưởng các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các quyền và tự do của người khác, cũng như nhằm đáp ứng những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ."
2 Mọi người có quyền tự do ngôn luận Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm,
tiếp nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình
thức tuyên truyền bằng miệng, bang bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kì phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa
chọn của họ.
3 Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 Điều này kèm theo những nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt Do đó, việc này có thê phải chịu một số hạn chế nhất định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết dé: a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tin của người khác; b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công, sức khoẻ hoặc đạo đức
của xã hội."
1.1.2 Chủ thể của quyên và chủ thé của nghĩa vụ
Nhận thức chung cho rằng, chủ thé chính của quyền con người, quyền công dân (right-bearers) là các cá nhân (individuals).* Ngoài ra, chủ thé của quyền còn bao gồm các nhóm (groups) và dân tộc (peoples) Chang hạn, bên cạnh Bộ ludt quốc té về quyên con người (gồm: UHDR, ICCPR, và ICESCR) mà chủ yếu ghi nhận các quyên dành cho cá nhân, Liên hợp quốc còn xây dựng những văn kiện ghi nhận các quyên [tập thé] dành cho các nhóm thiểu số hay yếu thé (minority/vulnerable groups)
3Truên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948), Điêu 29 Ộ3! Công udc quôc té về các quyên dan sự và chính trị (ICCPR, 1966), Điêu 193 Nguyễn Dang Dung [va nh.ng.kh] (2015), đã dẫn, tr.66-68.
Trang 38như: phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, dân tộc bản dia, 0 day, triét li cơ ban là quyền con người được áp dụng bình đăng cho tat cả mọi người, không có sự phân biệt dựa trên bất cứ yếu tố hay nền tang nào Tuy nhiên, trong thực tế xã hội, có những nhóm có xuất phát điểm thấp hơn và phải chịu những thiệt thòi Do đó, họ xứng đáng và cần thiết được hưởng những quyền đặc thù /của nhóm/để có thé dat được sự bình đẳng thực chất với các nhóm khác trong thụ hưởng quyền con người, tức cơ hội thụ hưởng các quyên như nhau trong những điều kiện, hoàn cảnh, năng lực
sẵn có như nhau.
Nhận thức chung cho rằng, chủ thé chính có nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ và thực
hiện các quyền con người (duty-bearers) là các nhà nước (states) mà cụ thể là các chính phủ, cơ quan nhà nước và những đối tượng làm việc cho nhà nước - được gọi chung là các chủ thể nhà nước (state actors) Ngoài ra, các chủ thể ngoài nhà nước (non-state actors) như: tổ chức, thể chế quốc tế (international bodies), đảng phái chính tri (political parties), doanh nghiệp, tô chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế (non-governmental organizations), cộng đồng (communities), gia đình (families), cha mẹ (parents), cá nhân (individuals), tuỳ theo vị thế của mình, cũng đều có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người ;
Trong số các chủ thé của nghĩa vụ nêu trên, nhà nước đóng vai trò kép, vừa được coi là thủ phạm chính của những vi phạm nhân quyên, đồng thời vừa được coi là chủ thé có nghĩa vụ chính trong lĩnh vực nhân quyền bởi vì, mộ mat, mục đích
chính (hay trách nhiệm đạo đức) của các nhà nước là bảo đảm phúc lợi chung cho các
thành viên trong xã hội; mat khác, chỉ có nhà nước mới có vị thé và nguồn lực đầy đủ (bộ máy công quyền, hệ thống pháp luat, ) dé bảo đảm toàn diện và hiệu quả các quyền con người Các nghĩa vụ của nhà nước theo luật quốc tế về quyền con người bao gồm:”
Nghĩa vụ tôn trọng (respect): Nhà nước phải kiềm chế không xâm phạm và can thiệp, trực tiếp hay gián tiếp, vào việc thụ hưởng các quyền được ghi nhận trong hiến
pháp và pháp luật Day là một nghia vụ thu động (negative obligation), không đòi hỏi
nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện pháp hoặc chương trình nằm hỗ trợ công dân trong việc thụ hưởng quyền.
* Nguyễn Đăng Dung [và nh.ng.kh] (2015), đã dẫn, tr.66-68.* Nguyễn Dang Dung [và nh.ng.kh] (2015), đã dẫn, tr.70-72.
30
Trang 39Nghĩa vụ bảo vệ (protect): Nhà nước phải ngăn chặn những vi phạm quyền con người của các bên thứ ba (bao gồm cả nhà nước) Day là một nghia vụ chủ động
(positive obligation), đòi hỏi nhà nước phải chủ động đưa ra những biện pháp
(như:lập pháp, thực thi pháp luật, tư pháp) và xây dựng cơ chế phòng ngừa, xử lí
những hành vi vi phạm.
Nghĩa vụ thực hiện (fulfill, hay còn gọi là nghĩa vụ hỗ trợ/facilitate): Nhà nước phải có những biện pháp, kế hoạch, chương trình cụ thê nhằm hỗ trợ người dân trong việc thực hiện các quyền con người, đặc biệt là các nhóm thiểu số/yếu thế, bảo đảm mọi công dân được thụ hưởng bình dang các quyền ở mức độ thích đáng tối thiểu.
Đây cũng là một nghĩa vu chu động (posititve obligation).
Nhìn chung, về nguyên tac, các nghĩa vụ nêu trên của nhà nước mang tính liên tục Tuy nhiên, trong những bối cảnh và tình huống nhất định (như: tình trạng khan cấp quốc gia, an ninh quốc gia, trật tự công, ), luật quốc tế về quyền con người và pháp luật của hầu hết quốc gia đều cho phép việc hạn chế, tạm đình chỉ thực hiện một số quyền nhất định trong khoảng thời gian và phạm vi hợp lí.
1.1.3 Mối quan hệ giữa quyền con người và hién pháp
Quyền con người va hién phap co mối quan hệ mật thiết, không thể tách rời, được thê hiện qua bốn khía cạnh chủ yếu như sau:”
Thứ nhất, quyền con người là nguồn cảm hứng cho sự phát triển của hién pháp Qua lịch sử phát triển của nhân loại có thê thấy, mục tiêu bảo vệ con người và quyền con người có mối liên hệ rõ ràng và trực tiếp đến sự hình thành và phát triển của hiến pháp trên thế giới Sự ra đời của các bản hiến pháp nhằm mục tiêu bảo vệ các quyên tự nhiên của cá nhân trước nguy cơ tha hoá, lạm dụng của công quyền Các văn kiện nỗi tiếng của nhân loại được coi như hiến pháp (Bộ luật cô Hammurabi), một cấu phan của hiến pháp (Magna Carta 1215, the Bill of Rights 1689 của Anh Quốc), hoặc nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho sự ra đời của hiến pháp ở nhiều quốc gia (Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ 1776, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp 1789), đều ghi nhận các quyền con người, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, như
* Vũ Công Giao (2012), “Quyên con người, quyền công dân trong hiến pháp trên thé giới và hiến pháp ViệtNam: Sơ bộ phân tích so sánh”, tr.26-57 và Lã Khánh Tùng (2012), “Quyền cá nhân trong hiến pháp Việt Namqua lăng kính của Bộ luật Nhân quyền quốc tế”, tr 92-108, trong: Phạm Hồng Thái [và nh.ng.kh] (đồng chủ
biên), Stra đổi, bổ sung Hién phap 1992: Những van dé lý luận & thực tiên, Tập II: Quyên con người, quyển
công dân, chế độ kinh tế, bảo hiến và một số vấn đề khác, Nxb Hồng Đức, Hà Nội.
Trang 40những quyên tu nhiên mà ngày nay được cộng đồng quốc tế thừa nhận như những giá trị chung, phố quát của nhân loại, vượt ra khỏi phạm vi biên giới các quốc gia.
"Không một người tự do nào có thể bị bắt hoặc bị giam tù, hoặc bị tước đi tự do của mình, hoặc bị đặt ngoài vòng pháp luật, bị xua đuôi, hoặc bị sách nhiễu dưới bất kì hình thức nào; và chúng ta sẽ không đề ra các quy định chống lại anh ta hoặc đưa ra những quyết định chống lại anh ta, ngoại trừ bởi một phát quyết hợp pháp của những người cùng đắng cấp [với anh ta] và bởi pháp luật của đất nước ""
"Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình dang Tao hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền đó có quyền được
sông, quyền tự do và quyền được mưu cầu hạnh phic "°”
"Điều 1 Con người sinh ra tự do và bình đăng về các quyền và phải luôn được tự do, bình đăng về quyền, mọi phân biệt xã hội chỉ có thể đặt trên cơ
sở lợi ích chung".*®
Thứ hai, hiến pháp quốc gia là chất xúc tác, góp phân thúc đẩy sự phát triển của luật quốc tế về quyên con người.Sự hình thành của ngành luật quốc tế về quyền con người được gắn liền với sự thành lập của Liên hợp quốc năm 1945 Ở thời kì đầu, dễ nhận thấy rằng, hiến pháp và pháp luật tiến bộ của một số quốc gia là nguồn tham chiếu, là nền tang thúc day sự hình thành và phát triển của luật quốc tế về quyền con người Các nguyên tắc, giá trị tiến bộ trong những văn kiện nổi tiếng như: Magna Carta (1215), Tuyên ngôn độc lập Hoa Ky (1776), Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền Pháp (1789), Bộ luật về quyền của Hoa Ky (1791), hầu hết đều đã được thé hiện trong các văn kiện cốt lõi về quyền con người như: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948), Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR, 1966) Chang hạn, hai nguyên tắc nỗi tiếng của Magna Carta là luật bảo thân (habeas corpus) và trình tự pháp luật chính đáng (due process of law) được thê hiện thông qua quyền con người trong hoạt động tố tụng - một lĩnh vực rất quan trọng của luật quốc tế về quyền con người (Điều 9 UDHR, Điều 9 ICCPR) Hoặc hầu hết các
3°_ Magna Carta, 1215 (Đoạn 39) ‹3?_ Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ 1776, (Lời nói dau) `3Š Tuyên ngôn Nhân quyén và Dân quyên 1789, (Điều 1).
a2