1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Pháp luật về thương mại điện tử trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

87 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Thương Mại Điện Tử Trong Bối Cảnh Việt Nam Tham Gia Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Thế Hệ Mới
Tác giả Phạm Thị Lan
Người hướng dẫn Thạc Sĩ Lê Ngọc Anh
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 50,27 MB

Nội dung

Nội dung về TMĐT lại được đề cập ở hầu hết các NGFTA mà Việt Nam làthành viên, các quốc gia khác tham gia các Hiệp định này đều đã đạt được nhữngthành tựu nhất định trong việc tạo dựng h

Trang 1

TRUONG DAI HỌC LUAT HÀ NOI

PHAM THI LAN

Trang 2

TRUONG DAI HỌC LUAT HÀ NOI

PHAM THI LAN

441659

PHAP LUAT VE THUONG MAI DIEN TU TRONG BOI CANH VIET NAM THAM GIA CAC HIỆP ĐỊNH THUONG MAI TU DO

THE HE MOI

Chuyên ngành: Luật Kinh tế

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC THAC SĨ: LÊ NGOC ANH

Hà Nội — 2023

Trang 3

lôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu cua riêng lôi, các két luận, sô liệu trong khóa luận tot nghiệp là trung thục, dam bao độ tin cay./.

Xác nhận cua Tác giả khóa luận tốt nghiệpgiảng viên hướng dan (Ký và ghi rõ họ tên)

Lê Ngọc Anh Phạm Thị Lan

il

Trang 4

DANH MUC CAC CHU VIET TAT

ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A

BLHS : Bộ luật hình sự

BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự

CPTPP : Hiệp định đối tác toàn điện và tiến bộ xuyên Thái

Bình Dương DLCN : Dữ liệu cá nhân

DNCCDVTG : Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian

EVFTA : Hiệp định thương mại tự do Liên minh Châu Âu- EU

FTA : Hiệp định thương mại tự do

NGFTA : Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

ISP : Nhà cung cấp dịch vụ trung gian

NTD : Người tiêu dùng

RCEP : Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực

SHTT : Sở hữu trí tuệ

TMĐT : Thương mại điện tử

VKFTA : Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn QuốcWTO : Tổ chức thương mại thế giới

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa 1

Lời cam đoan il

Danh muc cdc chit viét tat il

1.1.2 Vai tro của hoạt động thương mại AEN fIỨ 5 cSSsS**++v+evxeeres 10

1.2 Khái quát pháp luật về hoạt động thương mại điện tử - 121.2.1 Khái niệm, đặc điển của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử Tà1.2.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật về hoạt động thương mại

điện ter tai Viet ÍQIH - - <2 118113388811 93811193011 SE 1K kg 16

1.2.3 Nội dung cơ ban của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử tại Việt

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DOTHE HỆ MỚI VE HOAT ĐỘNG THUONG MẠI ĐIỆN TỬ 222.1 Một số Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia

2.2 Quy định của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới về hoạt động

re Tri, IỆN TĨ s cá ss Lá bón bi: td kia eh ak hh el adc Rak 26

2.2.1 Chữ ky điện tử trong hoạt động thương mại điện tử - 27

2.2.2 Giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại điện tử 28

2.2.3 Bao vệ dit liệu cả nhân trong hoạt động thương mại điện tử 29

Trang 6

2.2.4 Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử 322.2.5 Bảo vệ quyên SỞ hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử 33CHUONG 3: THỰC TRẠNG PHAP LUAT VE HOẠT DONG THƯƠNGMẠI ĐIỆN TỬ VÀ MOT SO KIÊN NGHỊ NHAM HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VIỆT NAM VẺ HOAT DONG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 393.1 Thực trạng pháp luật về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam 393.1.1 Thực trạng pháp luật về chữ ký điện tử trong hoạt động thương mại điện

3.1.2 Thực trạng pháp luật vé giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mai

712/110 1011110171770 0 tour 8 nomen 0 ma 6 a CS AH CH A 2 0 4]

3.1.3 Thuc trang phap luat về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong hoạt động thương mại

KHI UB ssa som cts ss aS a i i SNES ts GIAIS lS Bi SRS 13020206 G85 2/0012 44

3.1.4 Thực trạng pháp luật về bảo vệ quyén lợi người tiêu ding trong hoạt động

ELEC, kagesnusrnattrosssrieiytrietogtig00tnA100590100092520908900125000:1912/8900080738/8G:.0710G0-31.050280158.1r2mAE2ES 48

3.1.5 Thực trạng pháp luật vé bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương

//z78z/12/8/77PPEEEEERRRh 49

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động thương mại

điện tử tại Việt Nam -c- 1011111111111 2 2111111111111 nhu 54

KẾT LUẬN - - SE SE TS 11151511111 111111111101 1111111111111 ri 65DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-2 +s+s+EeEeEerererxred 66

PHU LỤC -22- 5c s Ex2 1 2112711211211 211121111111 211 11.1 Egrrrrrree 72

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nhắc đến hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) chúng ta hình dung ngayđược sự tham gia mạnh mẽ của công nghệ vào quá trình này Đây là xu hướng tất yếucủa quá trình toàn cầu hóa và là động lực phát triển trong nền kinh tế số hiện nay.Theo Báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và

Bain&Company, TMDT Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ

USD Trong đó, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn côngnghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực dulịch trực tuyến giảm 28% Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình

giai đoạn 2020 — 2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô TMDT nước ta đạt 52 tỷ

USD! Tuy nhiên, khung pháp lý điều chỉnh TMĐT còn tản mạn, chồng chéo, chưakip thời b6 sung các quy định mới đáp ứng yêu cầu hội nhập Vì vậy, việc hoàn thiện

cơ sở pháp ly dé tạo đà cho hoạt động nay phát triển là điều rất cần thiết

Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (NGFTA) có vai trò quan trọngđối với thương mại quốc gia và pháp luật thương mại quốc gia Những cam kết sâu

rộng trong các Hiệp định này được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ sở pháp lý giúp ích cho quá

trình tự do hóa thương mại của các nước, tận dụng được những ưu đãi về đầu tư, côngnghệ, thị trường dé thúc đây TMĐT phat triển Tuy nhiên, bên cạnh những lợi íchđem lại, NGFTA cũng chứa đựng nhiều thách thức đòi hỏi các quốc gia cần phải giảiquyết như một bên sẽ phải mở cửa rộng hơn (so với cam kết, nếu có, trong WTO) chođối tác dé đôi lại những lợi ích thương mại từ các thành viên còn lại Sự khác biệt vềchế độ chính trị, trình độ văn hóa, xã hội, chênh lệch về kinh tế cũng là những tháchthức khiến cho việc thực hiện các quy định về TMĐT gặp nhiều khó khăn

Nội dung về TMĐT lại được đề cập ở hầu hết các NGFTA mà Việt Nam làthành viên, các quốc gia khác tham gia các Hiệp định này đều đã đạt được nhữngthành tựu nhất định trong việc tạo dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh, tiễn

bộ dé kích thích hoạt động này tiếp tục phát trién, tận dụng cơ hội dau tư, có thé kể

: Ngô Son, Tương mại điện tw tang 16% và đạt quy mô trên 14 ty USD,

https://phapluatxahoi.kinhtedothi vn/thuong-mai-dien-tu-viet-nam-tang- 1 272248.html, truy cap ngay 10/4/2023.

Trang 8

6-va-dat-quy-mo-tren-14-ty-usd-đến các nước như Trung Quốc, Singapore, Thái Lan Tại Việt Nam, mặc dù chúng ta

đã tích cực ban hành, sửa đổi nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT

cho phù hợp với nội dung các hiệp định này tuy nhiên quá trình thực hiện các quy

định còn nhiều khó khăn, vướng mắc, thiếu thống nhất

Từ những lập luận trên tác giả nhận thấy răng, việc nghiên cứu các quy định

về hoạt động TMĐT trong các NGFTA sẽ là cơ sở quan trọng, cần thiết dé chúng tatiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động TMDT trong bối cảnhchúng ta tham gia vào các hiệp định nay, từ đó tìm ra những điểm phù hợp dé tiếp tụcphát huy, phát hiện những quy định lac hậu, không còn hiệu quả dé loại bỏ, sửa đổi

Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “ Pháp luật về thương mại điện tử trong bối cảnhViệt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” đề làm khóa luậntốt nghiệp

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

e Tình hình nghién CỨU trong nước

Pháp luật về TMĐT được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và có rất nhiềucông trình đã được công bó, thé hiện sự tâm huyết của các tác giả đối với nội dungnày Có thé kế đến như:

- Luan văn thạc sỹ luật học “Xdy dựng khung pháp lý nhằm phát triển thương

mại điện tử ở Việt Nam” của tac giả Lê Ha Vũ bảo vệ năm 2006 đã di sâu nghiên cứu

những yêu cau đối với pháp luật TMĐT như: thừa nhận giá trị pháp lý của các thôngđiệp dữ liệu, quy định về giá trị pháp lý và các nội dung cụ thé của chữ ký điện tt

- “Tai liệu hướng dan học tập thương mại điện tứ ` của tac giả Trần Thanh Điện,Đại học Cần Thơ nghiên cứu và biên soạn năm 2013 đã phản ánh những vấn đề cơbản về TMĐT, van dé an toàn và bảo mật trên mạng, các chính sách và pháp luật về

Trang 9

- Bai viết “Anh hưởng cua hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên ThaiBình Dương (CPTPP) trong việc hoàn thiện khung pháp lý về bảo vệ quyên lợi ngườitiêu dùng trong hop dong thương mại điện tử” của tác giả Đặng Thị Vũ Hường đăngtrong Tạp chí Nghề Luật số 4/2018.

- Ky yếu Hội thảo khoa học “Hiệp định RCEP — Nội dung và triển vọng ” của

Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2021.

- Bai viết “Tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực doi với

thương mại điện tử Việt Nam” của tắc giả Nguyễn Minh Trang đăng trên Tạp chí

Nghiên cứu lập pháp số 16 tháng 8 năm 2022

- Bai viết “7 hương mại điện tứ Việt Nam trong cuộc cách mang 4.0: cơ hội va

thách thức ” của tác giả Nguyễn Toàn Định đăng trên Tạp chí Khoa học và công nghệ

Trường Đại học Hòa Bình số 05 - Tháng 9/2022 đã đưa ra những khuyến nghị, giảipháp nhằm phát triển TMĐT Việt Nam trong thời gian tới

e Tình hình nghién CỨU 6 nuéc ngoài

- _ Cuốn sách “Access to Justice in Transnational B2C E-Commerce” của tác giảSutatip Yuthayotin, NXB Springer, năm 2014, tập trung phân tích các yếu tố pháp lý

về các giao dịch TMĐT B2C, đưa ra những phương thức giải quyết tranh chấp nhanh

gọn, tức thời, phù hợp với mô hình TMĐT B2C.

- Cuốn sách “Electonic Consumer Contracts in the Conflict of Laws” của tác

giả Sophia Tang, NXB Bloomsbury, năm 2013 đi sâu nghiên cứu việc bảo vệ người

tiêu dùng (NTD) trong TMĐT dưới góc độ pháp luật quốc tế cụ thê là trong tư phápquốc tế

- _ Cuốn sách “E- Commerce Law in Europe and the USA” của Gerald Sprindler,NXB Springer, năm 2013 giới thiệu pháp luật về TMĐT của các nước Châu Âu vàHoa Kỳ, trên cơ sở đó đưa ra các quan điểm và có sự so sánh pháp luật ở các nước

này.

Như vậy, có thé thấy pháp luật về TMĐT đã được nhiều công trình nghiên cứu

và đạt được nhiều ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn Tuy nhiên, tác giả nhận thấy

rằng, việc nghiên cứu về hoạt động TMĐT trong các NGFTA thì chưa nhiều, một

phần cũng là do chúng ta mới tham gia các Hiệp định này trong thời gian gần đây

Dé có cơ sở khoa học nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật

Trang 10

Việt Nam về hoạt động TMĐT trong các NGFTA thì cần thiết phải tiến hành phântích một cách có hệ thống nội dung quy định về hoạt động này trong các NGFTA.

3 Mục đích nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu những van đề lý luận về hoạt động TMDT, nội dungquy định về hoạt động TMĐT trong bốn Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới màViệt Nam tham gia (CPTPP, EVFTA, RCEP, VKFTA), đồng thời phân tích làm sáng

tỏ thực trạng pháp luật về hoạt động TMDT tại Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiếnnghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hoạt động TMĐT tại Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: các quy định về hoạt động TMĐT trong bốnHiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia (CPTPP, EVFTA,RCEP, VKFTA) và thực trạng pháp luật về hoạt động TMĐT tại Việt Nam

Pham vi nghiên cứu: tập trung phân tích các quy định pháp luật về hoạt độngTMĐT trong bốn Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam tham gia,đồng thời phân tích các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về hoạt động

TMDT như Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Thương mại năm 2005, Luật

Quảng cáo năm 2012, các văn bản hướng dẫn thi hành của các luật trên và các văn

bản có liên quan khác.

5 Phương pháp nghiên cứu

Dé làm rõ các van đề nghiên cứu, khóa luận sử dụng các phương pháp mangtính truyền thống như phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ratrên cơ sở tìm ra quy luật phát triển của hoạt động TMĐT và sự phù hợp giữa sự pháttriển của hoạt động TMĐT với chính sách pháp luật trong nước và trong bốn Hiệp

định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia, khóa luận nghiên cứu sử dụng thêm

các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống, luật học so sánh và dự báo trên cơ sở

các tài liệu tham khảo từ các công trình nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.

Trong từng nội dung nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng

một cách linh hoạt, cụ thé:

Trang 11

Chương |: phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích, so sánh luật họcnhằm làm rõ các vẫn đề lý luận, đặc điểm của hoạt động TMĐT và pháp luật về hoạt

động TMDT.

Chương 2: phương pháp tông hop, phân tích, so sánh luật học, chứng minh délàm rõ các nội dung về hoạt động TMDT trong bốn Hiệp định thương mại tự do thế

hệ mới mà Việt Nam tham gia.

Chương 3: phương pháp phân tích, so sánh luật học, tổng hợp, dự báo, kháiquát hóa đề chỉ ra những hạn chế của quy định nhằm đề xuất hoàn thiện pháp luật về

hoạt động TMDT tại Việt Nam.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của khóa luận

Về khoa học, khóa luận là công trình khoa học nghiên cứu về các van đề pháp

lý nhằm bảo đảm tính an toàn, hợp pháp cho hoạt động TMĐT, góp phần làm rõ nộidung pháp luật về hoạt động TMĐT tại Việt Nam

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là công trình khoa học cógiá trị tham khảo cho việc nghiên cứu, học tập pháp luật về hoạt động TMĐT tại ViệtNam trong bối cảnh tham gia các NGFTA Đồng thời, khóa luận có thể sử dụng nhưnguồn tư liệu nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như nângcao việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động TMDT tại Việt Nam

7 Kết cầu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được kếtcau làm 3 chương bao gồm:

Chương 1: Những van đề ly luận về hoạt động thương mại điện tử và pháp luật

về hoạt động thương mại điện tử

Chương 2: Quy định của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới về hoạt

động thương mại điện tử.

Chương 3: Thực trạng pháp luật về hoạt động thương mại điện tử và một sỐkiến nghị nhăm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hoạt động thương mại điện tử

Trang 12

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VE HOAT DONG THUONG MẠI

DIEN TU VA PHAP LUAT VE HOAT DONG THUONG MAI

DIEN TU

1.1 Khái quát về hoạt động thương mại điện tử

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hoạt động thương mại điện tử

Cuối thập niên 70 của thế kỳ XX TMĐT bắt đầu xuất hiện và dần khắng địnhđược vai trò quan trọng của mình trong đời sống và hoạt động kinh tế Cụ thể vàonăm 1979 TMĐT xuất hiện lần đầu tiên với tên gọi mua sắm trực tuyến do MichaelAldrich phát minh, đến năm 1982 mô hình TMĐT đầu tiên được ra mắt rộng rãi tạiPháp, từ đó đã hình thành nên thói quen mua sắm trực tuyến của người dan? TMĐTđược biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “thương mại trực tuyến” (online trade),

“thương mại không giấy tờ” (paperless commerce) Vì là một nội dung quan trọngtrong phát triển kinh tế thời công nghệ số, khái niệm TMĐT được nhiều tô chức lớntrên thế giới nghiên cứu

Thuong mại điện tử theo nghĩa rộng

Theo Liên minh Châu Âu (EU): “T7MDT là sự mua bán, trao đổi hàng hóa haydich vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các giao

dich điện tu thông qua mang Internet hay các mạng may tính trung gian (thông tin

liên lạc trực tuyến) Thuật ngữ bao gôm việc đặt hàng và dịch vụ thông qua mạngmáy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dich vụ cudi cùng cóthé thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công '5.Thuật ngữ “thương mại”được giới hạn ở các hoạt động mua bán, trao đôi hàng hóa hay dịch vụ Bên cạnh đó,

dù người bán và người mua mua hàng trực tuyên song việc nhận hàng, thanh toán vàvận chuyển vẫn có thể tiễn hành một cách trực tiếp Khái niệm này mở ra nhiều cơhội trong việc tao ra các khung khổ pháp lý liên quan dé điều chỉnh các hoạt độngthanh toán và vận chuyên trong TMĐT

: MangoAds, Thuong mại điện tử là gi?, https://g2.by/ZbXL , truy cập ngày 1/4/2023.

3 Ebiz, Khái niệm day du của thương mại điện tw PI,

https://aita.gov.vn/ebiz/khai-niem-day-du-cua-thuong-mai-dien-tu-pl, truy cập ngày 2/4/2023.

Trang 13

Theo Tổ chức Thương mai thé giới (WTO): “7ÄMĐ7 bao gồm việc sản xudt,quảng cáo, bản hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạnginternet, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hóa thông qua

4 WTO tiếp cận TMĐT bao gồm các hoạt động như: sản xuất, quảng

mang internet

cáo, bán hàng, phân phối san phẩm, như vậy đây gần như là một chu trình từ lúc làm

ra sản pham cho đến khâu giới thiệu và phân phối nó đến tay người tiêu dùng có nhucầu Tuy nhiên, tổ chức này nhắn mạnh sự tham gia của mạng internet vào các khâutrong quá trình đó, đặc biệt là việc thanh toán qua mạng, nó khác với cách tiếp cậncủa EU khi việc thanh toán hay vận chuyên vẫn có thể thực hiện một cách trực tiếp

Theo Uỷ ban của Liên hợp quốc về Thương mại và phát triển - UNCTAD:

“TMĐT dưới góc nhìn của doanh nghiệp là việc thực hiện một phần hay toàn bộ hoạtđộng kinh doanh bao gém marketing, ban hàng, phân phối và thanh toán thông quacác phương tiện điện tử 5 Cách tiếp cận này có nhiều nét tương đồng với cách tiếpcận của tổ chức thương mai thé giới (WTO)

Quan điểm khác thì cho răng: “T7MDT Ia hoạt động kinh doanh với sự giúp đỡcủa viễn thông và các công cụ viên thông TMĐT bao gôm các giao dịch, trao đồi ditliệu điện tử, ngân hàng tự động, mua sắm qua truyền hình, dat chỗ bằng điện thoại ”5.Theo cách tiếp cận này thì TMĐT được thực hiện thông qua nền tảng của viễn thông

hoặc thông qua các mang mở khác Hoặc “TMPT Ia giao địch giữa doanh nghiệp với

khách hang của mình thông qua fax, điện thoại, thư thoại, email, internet ””.

Như vậy, điểm chung của cách tiếp cận khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng làviệc gắn hoạt động thương mại với các phương tiện điện tử Các phương tiện đó cóthé là mang internet, điện thoại, truyền hình, mạng máy tinh có kết nối với nhau

những công cụ này giúp cho quá trình mua bán diễn ra nhanh chóng, thuận tiện hơn

và đặc biệt là gia tăng tốc độ kết nối người bán với người mua

Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp

4 Ebiz, Khdi niém day du của thương mại điện tử P1,

https://aita.gov.vn/ebiz/khai-niem-day-du-cua-thuong-mai-dien-tu-p], truy cập ngày 1/4/2023.

5 Eblz, Khái niệm day đủ cua thương mai điện tử P1,

https://aita.gov.vn/ebiz/khai-niem-day-du-cua-thuong-mai-dien-tu-p1l, truy cập ngày 1/4/2023.

6 Phí Mạnh Cường (2022), Pháp luật về thương mại điện tứ ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,

Hà Nội, tr 52 ;

qv Phí Mạnh Cường (2022), Pháp luật về thương mai điện tứ ở Việt Nam, Trường Dai học Luật Ha Nội,

Hà Nội, tr 53.

Trang 14

TMDT có thé hạn chế trọng phạm vi mua ban với khách hang bang các giaodich va trả tiền thông qua mạng công cộng như internet’ TMĐT trong cách tiếp cậnnày chỉ giới hạn trong các giao dịch và trả tiền thông qua internet.

TMDT là hoạt động thương mại được thực hiện băng máy tính liên kết vớinhau bởi mạng viễn thông Cách định nghĩa này tiếp cận TMĐT theo hai phươngdiện: (1) TMĐT chỉ là các giao dịch hợp đồng trên internet bao gồm quá trình đàmphán, giao kết hợp đồng bằng thư điện tử; (2) TMĐT sẽ bao quát tất cả các hoạt độngkhi một doanh nghiệp sử dụng Internet như một phương tiện dé thực hiện các hoạt

động kinh doanh” Tóm lại nó vẫn chỉ giới hạn TMĐT là các giao dịch được thực hiện

bằng máy tính có kết nối internet

Nhìn chung, cách tiếp cận TMDT theo nghĩa hẹp chỉ giới hạn ở các hoạt động

thương mại được thực hiện thông qua internet mà bỏ qua các phương tiện điện tử

khác như điện thoại, fax, telex, Điều này khiến cho TMĐT sẽ bị hạn chế trong

phạm vi các giao dịch với khách hang và thực hiện thanh toán thông qua internet.

Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 về TMĐT không đưa ra định nghĩa

cụ thể về TMĐT Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 quy định về TMĐTcũng không giải thích rõ khái niệm TMĐT, tuy nhiên lại đưa ra khái niệm về hoạtđộng TMDT tại khoản 1 Điều 3: “Hoat động thương mại điện tử là việc tiễn hànhmột phân hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện

tử có kết noi với mang Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mang mở khác `.Như vậy, pháp luật của Việt Nam tiếp cận TMĐT theo nghĩa rộng Tuy nhiên, khiquy định về các hình thức tổ chức hoạt động TMDT thì Nghị định số 52/2013 ND-

CP ngày 16/5/2013 chỉ đề cập đến hai hình thức: (1) website TMĐT bán hàng và (2)website cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm: sàn giao dịch TMĐT, website đấu giá trựctuyến, website khuyến mại trực tuyến, các website khác do Bộ Công thương quy định.Vậy nên căn cứ vào các hình thức tô chức hoạt động TMĐT thì TMĐT lại được tiếpcận theo nghĩa hẹp vì các hình thức tổ chức hoạt động TMĐT theo quy định hiệnhành đều là các hoạt động TMĐT được thực hiện thông qua internet

8 Mai Hồng Quy (2000), “Một số van dé pháp lý của thương mại điện tử va việc áp dụng ở Việt Nam”, Tap chi Nhà nước và Pháp luật, sô 2 (142), tr 32-41.

3 Phí Mạnh Cường (2022), Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,

Hà Nội, tr 54

Trang 15

Trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả cũng sẽ tiếp cận hoạt độngTMDT theo nghĩa hẹp, xuất phát từ một số ly do sau: (1) Thuật ngữ “?zơng mạiđiện tử” chỉ xuất hiện khi các giao dịch thương mại được thực hiện thông qua internet(2) các giao dịch điện tử được thực hiện thông qua internet trở nên rất phô biến và trởthành xu thé tất yếu trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Từ cách tiếp cận này, TMDT là việc tiễn hành một phần hoặc toàn bộ các quytrình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử được kết nối với nhau thôngqua internet Trong đó, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục dich sinh lợi,bao gom mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiễn thương mai và cáchoạt động nhằm mục đích sinh lời khác

Hoạt động TMĐTT có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, các bên trong hoạt động TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau

và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước Trong hoạt động thương mại truyền thốngcác bên phải gap mặt trực tiếp dé xem xét hàng hóa, dịch vụ, tiễn hành thương lượnggiá cả, cách thức vận chuyên, giao nhận hàng và thanh toán, đôi khi việc mua bánđược thực hiện giữa hai bên khách hàng quen thuộc của nhau từ trước Điều này đòihỏi giữa hai bên phải có những thông tin rõ ràng về đối phương đề xây dựng lòng tin,còn trong hoạt động TMĐT hai bên không cần gặp mặt trực tiếp, việc trao đổi thông

tin hoàn toàn được diễn ra trên phương tiện điện tử

Thứ hai, hoạt động TMDT được diễn ra trong thị trường không có biên giới.Hoạt động TMDT được thực hiện ở phạm vi quốc tế, các bên thực hiện việc trao đôithông tin qua mạng máy tính toàn cầu Vậy nên, dù ở bất cứ đâu các bên chỉ cần mộtmáy tính kết nỗi mạng là có thé giao dịch với đối tác của mình một cách dé dang vathuận lợi, tiết kiệm được chi phí, thời gian đi lai”

Thứ ba, trong hoạt động TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể Đó

là người mua, người bán và người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực

-họ là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch TMĐT Nhà cung cấp dịch vụmạng có nhiệm vụ chuyên và lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch

1 Dương Thị Mai Ngọc (2009), Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam- Thực trạng và phương

hướng hoàn thiện, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.9.

Trang 16

TMDT, cơ quan chứng thực có vai trò xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong

giao dịch TMĐT,

Thứ tư, hoạt động TMDT có tính rủi ro cao hơn do việc tiễn hành một phầnhay toàn bộ hoạt động TMĐT được diễn ra trên môi trường “ao” Hoạt động TMDTđược thực hiện qua các phương tiện điện tử kết nối mạng internet, mạng viễn thông

di động hoặc các mạng mở khác, do vậy, tiềm ân nhiều rủi ro như: thông tin cá nhân

dễ bị đánh cắp dé phuc vu cho cac muc dich xấu, an toàn hệ thống bị ảnh hưởng docác nguyên nhân như trục trặc kỹ thuật, hệ thống không ôn định

Thứ năm, hoạt động TMPT phụ thuộc nhiễu vào sự phái triển của công nghệthông tin và truyền thông Hoạt động TMĐT phụ thuộc vào hạ tang CNTT như mạngmáy tinh, website, và sự hiểu biết về công nghệ thông tin của cả nhân viên công ty

1.1.2 Vai trò của hoạt động thương mai điện tứ

Với những đặc điểm nổi trội của mình, hoạt động TMDT hứa hẹn đem lạinhiều lợi ích cho các chủ thể trong xã hội cụ thé:

e Đối với doanh nghiệp

Thứ nhát, hoạt động TMDT tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiễn hành hoạtđộng kinh doanh trên phạm vi toàn cầu Đây là cơ hội dé các doanh nghiệp giao lưu,

cọ xát thực tế dé hoàn thiện sản pham của mình, nâng cao năng lực doanh nghiệp vagiá trị hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam, đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêudùng trên thế giới, từ đó đây mạnh hoạt động xuất nhập khâu, kết nối các doanhnghiệp với khách hàng trên phạm vi toàn cầu

Thứ hai, hỗ trợ giảm chỉ phí hoạt động, tối ưu hoạt động bán hàng Thông quahoạt động TMĐT các doanh nghiệp có thê tiết kiệm được các chi phí về quảng cáo,

H Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2015), 7ơng mại điện tử, Nhà xuất bản Dai học quốc

gia Thành phó Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chi Minh, tr.5.

Trang 17

lưu trữ hàng hóa từ đó tận dụng nguồn vốn vào khâu nâng cao chất lượng hàng hóa

dé làm hài lòng nhu cầu người mua Việc mua và bán diễn ra nhanh chóng và thuậntiện hơn, người tiêu dùng có thê gửi những phản hồi về sản phẩm đến trực tiếp ngườibán qua hệ thống giúp doanh nghiệp dé dang sàng lọc thông tin và cải thiện hoạt độngsản xuất của mình

Thứ ba, hoạt động TMĐT giúp các doanh nghiệp dé dàng thu thập thông tin

chỉ tiết về đữ liệu khách hàng Bởi khi tiến hành mua sắm, người tiêu dùng phải tiếnhành cung cấp các thông tin cá nhân cân thiết cho việc mua sắm, đây sẽ là nguồnthông tin hữu dụng giúp doanh nghiệp giao hàng hiệu quả, nắm bắt được mong muốncủa người dùng dé có chiến lược quảng cáo phù hợp

Thứ tr, hoạt động TMĐT cũng giúp các doanh nghiệp cải thiện hệ thống phânphối TMĐT góp phần làm giảm lượng tồn kho và đòi hỏi về cơ sở vật chất kỹ thuật,kích thích sự sáng tạo và tạo điều kiện khởi động những dự án kinh doanh mới, nâng

cao uy tín và hình ảnh doanh nghiệp, tạo ra sự chuyên môn hóa trong kinh doanh.

Đồng thời, hoạt động TMĐT còn là công cụ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ khắcphục những điểm kém lợi thé (về quy mô, về địa điểm kinh doanh, ) dé cạnh tranhngang bằng với các doanh nghiệp lớn hơn

e_ Đối với người tiêu dùng

Thứ nhất, hoạt động TMĐT giúp người tiêu dùng tiết kiệm được thời gian vàchi phí mua sắm Giờ đây họ có thê ngồi tại nhà sử dụng điện thoại và chọn muanhững sản phẩm mình muốn và chờ hàng hoá được giao đến tận nhà, người tiêu dùng

sẽ không cần phải tốn thời gian qua khắp các gian hàng, trả giá, rồi chở hàng về giữađiều kiện giao thông không may thuận lợi nữa Điều này làm gia tăng trải nghiệm vuithích khi mua sắm, kích thích người tiêu dùng chi tiêu nhiều hơn

Tứ hai, hoạt động TMĐT cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin vềcác mặt hàng dịch vụ khác nhau dé họ được lựa chon qua các ứng dụng mua sắmthông minh Điều này hướng đến mục tiêu phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của ngườitiêu dùng, sàng lọc thông tin từ nhu cầu đó dé cải thiện chất lượng sản phẩm

Thứ ba, hoạt động TMDT có thao tác đơn giản và thoải mái, ngày nay nó trở

thành một hoạt động không thé thiếu giúp con người giảm áp lực trong công việc va

học tập Nhiéu người cho răng việc mua săm online có thê giúp họ cảm thay vui vẻ

Trang 18

và thoải mái hơn sau những giờ làm việc căng thăng Có thé khang định hoạt độngTMDT giờ đây không còn là hoạt động mua sắm thông thường mà trở thành một sở

thích, một thói quen khó bỏ của người tiêu dùng hiện đại.

e_ Đối với Nhà nước

Hoạt động TMĐT phat triển là yếu t6 quan trọng thúc đây kinh tế số của đấtnước, tao cơ hội dé các dòng von đầu từ nước ngoài chảy vào Việt Nam từ đó tận

dụng các cơ hội từ các NGFTA.

Trong các giao dịch giữa cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp, hoạt động

TMDT sẽ giúp cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp có điều kiện giao tiếp và hợptác với nhau nhiều hơn Phía Nhà nước sẽ phát hiện những khó khăn, vướng mắc củadoanh nghiệp trong quá trình kinh doanh đề từ đó đưa ra những giải pháp, chính sách

hỗ trợ phù hợp nhằm thúc đây hoạt động này phát triển, gia tăng các doanh nghiệpchất lượng

Hình thức giao dịch giữa Chính phủ với Chính phủ giúp cho Chính phủ các

nước có thê trao đồi thông tin với nhau một cách nhanh chóng, đầy đủ, chính xác hơn

và tiết kiệm được nguồn chi phi đáng kẻ

1.2 Khái quát pháp luật về hoạt động thương mại điện tử

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử1.2.1.1 Khai niệm pháp luật về hoat động thương mại điện tử

Sự phát triển của hoạt động TMĐT trong thời gian qua đã đóng góp rất lớnvào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Mặt khác, hoạt động TMĐT cũng được rấtnhiều quốc gia và tô chức lớn trên thế giới quan tâm và đề cập trong rất nhiều các vănbản pháp luật khác nhau Một khung khổ pháp lý hoàn thiện còn là nền tảng cơ bản

dé chúng ta điều chỉnh các hành vi liên quan đến hoạt động TMĐT, hạn chế và chamdứt những biéu hiện vi phạm pháp luật gây tác động xau đến đời sống, hình thành nênkiến thức pháp luật cơ bản dé các cá nhân tự giác điều chỉnh hành vi của minh

Theo Giáo trinh Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Trường Đại họcLuật Hà Nội, “Diéu chỉnh quan hệ xã hội là sử dụng các công cụ tác động lên cácquan hệ xã hội, làm cho ching thay đổi và phát triển theo những mục đích, định

Trang 19

hướng nhất định nhằm duy trì và bảo vệ trật tự xã hội”!? Vậy nên việc xây dựngpháp luật về hoạt động TMĐT trước hết phải hướng đến mục dich làm cho xã hội ồn

định, phát triển theo hướng tích cực, khắc phục sự hình thành những hành vi vi phạm

từ hoạt động TMĐT Khái niệm pháp luật được hiểu là “Hé thong quy tắc xử sựchung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các

quan hệ xã hội theo mục dich, định hướng của nhà nước 3 ”.

Trong quan hệ pháp luật TMĐT, ngoài hai chủ thể mua và bán còn xuất hiệnthêm chủ thé thứ ba đó chính là nhà cung cấp dich vụ mạng Chủ thé này ngoài việctạo ra môi trường dé hai bên kia trao đôi thực hiện hoạt động của mình thì họ còn giữ

trong tay trách nhiệm bảo mật các thông tin của người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ

mạng của họ, đảm bảo quá trình mua bán được diễn ra hợp pháp, hiệu quả Điều nàybuộc quan hệ pháp luật TMĐT phải chịu sự điều chỉnh của nhiều quy định pháp luật

trong các lĩnh vực khác như kinh doanh, dân sự, thương mại, công nghệ thông tin.

Ngoài ra, khi thiết lập quan hệ mua bán với các đối tác nước ngoài quan hệ này còn

có thé chịu sự điều chỉnh của các quy định của các nước liên quan Vậy nên cần hìnhthành nên một khái niệm pháp luật về hoạt động TMĐT thống nhất

Tác giả Dương Thị Mai Ngọc định nghĩa pháp luật TMĐT như sau: “Pháp

luật điều chỉnh hoạt động thương mại điện tử là hệ thống các quy phạm pháp luật donhà nước ban hành hoặc thừa nhận điều chỉnh các quan hệ phái sinh trong hoạt động

thương mại điện tử”1“ Khái niệm này tuy đã khái quát được pháp luật TMĐT nhưng

còn khá chung chung và chưa làm rõ được các nội dung của pháp luật TMĐT5.

Tác giả Phí Mạnh Cường định nghĩa khái niệm pháp luật TMĐT như sau:

“Pháp luật thương mại điện tử là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước banhành nhăm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức vớinhau trong qua trình tổ chức và thực hiện các hoạt động thương mại điện tir’”!° Khái

12 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lý luận chưng về nhà nước và pháp luật, Nhà xuất

bản Tư pháp, Hà Nội, tr.229.

a Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước va pháp luật, Nha xuất

bản Tư pháp, Hà Nội, tr.212.

kê Dương Thị Mai Ngọc (2009), Pháp luật thương mại điện tử ở Việt Nam- Thực trạng và phương hướng

hoàn thiện, Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr l6.

15 Phi Mạnh Cường (2022), Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam, Trường Dai học Luật Hà Nội,

Hà Nội, tr 73.

1 Phí Mạnh Cường (2022), Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,

Hà Nội, tr 74.

Trang 20

niệm này có cách tiếp cận gần giống với nội dung khái niệm pháp luật trong lý luận

nhà nước và phát luật nhưng giới hạn phạm vi và lĩnh vực là trong các hoạt động TMDT.

Tác giả Dao Thi Ngọc Linh lại cho rằng: “Pháp luật TMĐT trong tổng thé hệthống pháp luật Việt Nam sẽ là nhóm các quy phạm pháp luật thuộc ngành luật điễuchỉnh các quan hệ thương mại, nhưng có đặc điềm là được thực hiện một phần hoặc

toàn bộ thông qua phương thức, phương tiện điện tử!7” Khái niệm này định nghĩa

pháp luật TMĐT bằng việc phân loại dựa trên ngành luật, tuy nhiên vẫn chưa làm rõ

được nội hàm của “phương thức, phương tiện điện tử” là gi.

Nhìn chung, mỗi tác giả có cách tiếp cận khái niệm pháp luật TMĐT khácnhau nhưng điểm chung đó là giới hạn được phạm vi điều chỉnh và nhẫn mạnh đượcvai trò quan trọng của các phương tiện điện tử có kết nối internet vào quá trình thực

hiện hoạt động này.

Từ những lập luận trên, người viết xin được rút ra khái niệm pháp luật về hoạtđộng TMĐT như sau: Pháp luật về hoạt động thương mại điện tử là hệ thong các quyphạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinhtrong quá trình các chủ thé tham gia vào hoạt động thương mại như mua ban hànghóa, cung ứng dịch vụ, đâu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục đíchsinh lợi khác được thực hiện bằng các phương tiện điện tử có kết nối internet hoặc

các mạng mở khác.

1.2.1.2 Đặc điểm của pháp luật về hoat động thương mại điện tử

Tht nhất, pháp luật về hoạt động TMĐT là một bộ phận của pháp luật thương

mại.

Xét về bản chất thì hoạt động TMĐT có điểm giống với hoạt động thương mạitruyền thống đó là đều nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứngdịch vụ, đầu tư, xúc tiễn thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.Chính điều này làm cho pháp luật về thương mại truyền thống và pháp luật về hoạtđộng TMĐT có mối liên hệ với nhau, trong đó pháp luật thương mại truyền thống làcái chung còn pháp luật về hoạt động TMĐT là cái riêng, vậy nên các quy phạm pháp

be Đào Thi Ngọc Linh (2019), Pháp luật về thương mai điện tử ở Việt Nam trong xu thé hội nhập quốc

tế, Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 15.

Trang 21

luật của hoạt động TMDT cần hướng tới điều chỉnh những van dé đặc trưng củaTMĐT còn các vấn đề khác thì căn cứ và các quy định của pháp luật thương mạitruyền thống và pháp luật về dân sự'!Š Điều này giúp cho quá trình điều chỉnh diễn ra

rõ ràng, mạch lạc và có hiệu quả cao.

Thr hai, ngoài các chủ thê tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dichthương mại truyền thống, trong hoạt động TMĐT xuất hiện thêm chủ thể thứ ba đó

là các nhà cung cấp dịch vụ

Những chủ thé này là những người nắm bắt được thị hiểu của người tiêu dùng,những xu thé phát triển của nền kinh tế từ đó đầu tư vốn và công nghệ dé xây dựngnên các nền tảng, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho hoạt động TMDT Họ có nhiệm vụ dichuyên, lưu giữ, tiếp nhận các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng

thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong các giao dịch TMDT Vay

nên pháp luật TMĐT sẽ điều chỉnh quyền, nghĩa vụ của chủ thé này trong quá trìnhvận hành nền tảng đó Các quy định nay sẽ giúp cho hoạt động TMĐT được thực hiện

thuận tiện và an toàn hơn.

Thứ ba, nội dung pháp luật hoạt động TMĐT chứa đựng nhiều quy định liênquan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn an ninh mạng

Đây chính là điểm khác biệt rõ nhất của pháp luật về hoạt động TMĐT so vớicác lĩnh vực khác Trong TMĐT sự xuất hiện của công nghệ thông tin trở thành yếu

tố then chốt dé các chủ thé tiến hành hoạt động thương mại của mình Các nội dung

về đặc điểm này có thể là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể khi sử dụng ứng dụngthông minh, trách nhiệm bảo mật thông tin cá nhân người dùng của chủ thê cung cấpdịch vụ viễn thông, yêu cầu kỹ thuật đối với các trang mua sắm thông minh được xâydựng từ việc ứng dụng công nghệ thông tin, các tiêu chí để đánh giá tính hợp pháp,

hiệu quả của trang web đó.

Thứ tw, pháp luật về hoạt động TMĐT mang tính quốc tế

Điều này xuất phát từ xu thế toàn cầu hóa và sự bùng n6 của khoa học côngnghệ trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 Hoạt động thương mại trên môi trường số

có tính phi biên giới, vậy nên việc xây dựng các quy định điêu chỉnh ngoài việc phù

đồ Phí Mạnh Cường (2022), Pháp luật vé thương mại điện tử ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội,

Hà Nội, tr.75.

Trang 22

hop với các chuân mực dao đức, pháp luật quốc gia thì còn cần phù hợp với quy địnhpháp luật quốc tế Tính quốc tế của pháp luật về hoạt động TMĐT xuất phát từ tínhphi biên giới của hoạt động TMĐT, buộc các quốc gia phải nội luật hóa nhiều quyđịnh quốc tế để đảm bảo quá trình hội nhập Hiện nay khi xây dựng pháp luật về hoạtđộng TMĐT, các quốc gia đều tham khảo nội dung trong các văn bản pháp luật quốc

tế như: Model Law on Electronic Commerce 1996, with additional article 5bis as

adopted in 1998; Model Law on Electronic Signatures 2001; Luat mẫu của Liên hợp

quốc về thương mại điện tử và chữ ký (UNCITRAL) năm 1996 dé đảm bảo sự thôngnhất, thuận tiện trong việc quản lý và giải quyết tranh chấp

1.2.2 Sơ lược sự hình thành và phát triển của pháp luật về hoạt động

thương mai điện tứ tại Việt Nam

e Trước năm 2000, TMĐT còn là thuật ngữ pháp lý mới Việt Nam tuy đã có

quy định về vẫn đề này nhưng vẫn chưa thê hiện được bản chất và tầm quan trọngcủa TMĐT Trong Luật thương mại năm 1997 có quy định về hình thức hợp đồngbăng phương tiện điện tử như fax, telex, thư điện tử và coi chúng là văn bản (Điều

49) Tuy nhiên, quy định này được đánh giá là chỉ mang tính hình thức và chưa cụ

thé hóa các khía cạnh cụ thé đủ cho việc áp dụng có hiệu quả trên thực tiễn!°

e Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2003, nội dung về giao dịch điện tử đã được décập nhiều hơn trong các văn bản luật như Bộ luật Hình sự năm 1999 (Điều 225), LuậtHải quan năm 2001 (Điều 8, Điều 39); Pháp lệnh Quảng cáo năm 2001 Tuy nhiên,đây vẫn là những quy định khá chung chung, khó áp dụng trên thực tế

e Giai đoạn từ năm 2004 - 2006, những văn bản được coi là quan trọng nhấtnhằm hình thành khung khổ pháp lý cho ứng dụng và phát triển TMĐT đều đượckhởi động xây dựng trong năm 2004 và bắt đầu ban hành từ năm 2005 như Luật Giaodịch điện tử năm 2005 đặt nền móng pháp lý cơ bản cho các giao dịch điện tử thôngqua việc thừa nhận giá trị pháp ly của thông điệp dữ liệu, quy định chi tiết về chữ kýđiện tử, yêu tố dam bảo độ tin cậy của thông điệp dữ liệu khi tiến hành giao dịch

e Giai đoạn từ 2006 — 2012, TMĐT bùng nô mạnh mẽ tại Việt Nam Theo đánh

giá tại Báo cáo TMĐT Việt Nam 2006 (Vu Thương mại điện tử- Bộ Thương mai):

bổ Nguyễn Thị Ngọc Anh (2016), Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 23.

Trang 23

“Năm 2006 là năm mở đâu một giai đoạn mới của thương mại điện tử Việt Nam,đánh dấu việc thương mại điện tử đã chính thức được pháp luật thừa nhận và bắt dauphát triển mạnh mẽ trên tat cả mọi khía cạnh; Năm 2006 có ÿ nghĩa đặc biệt đối vớithương mại điện tử Việt Nam, là năm đâu tiên thương mại điện tử được pháp luậtthừa nhận chính thức khi Luật Giao dich điện tu, Luật Thương mại (sửa đổi), Bộ luậtDân sự (sửa đổi) và Nghị định thương mại điện tử có hiệu lực "20 Ngày 15 tháng 9năm 2005 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 222/2005/QD-TTg phê duyệt

kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT từ năm 2006 đến năm 2010, năm 2007 sự kiệnViệt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mai thé giới (WTO) đã trở thànhdau mốc cực kỳ quan trọng cho sự phát trién TMĐT ở Việt Nam Luật Công nghệthông tin 2006 quy định các van đề thuộc môi trường sinh thái cho hoạt động TMDTnhư việc cung cấp, ứng dụng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin để hướng đếnviệc dam bảo điều kiện cho hoạt động TMĐT Có thé kê đến một số văn bản tiêu biểuđược ban hành nhằm hướng dẫn thi hành Luật Giao dịch điện tử năm 2005 như: Nghịđịnh 57/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2006 về TMĐT, Nghị định 27/2007/NĐ-

CP ngày 23 tháng 2 năm 2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, Nghịđịnh 35/2007/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2007 về giao dịch điện tử trong hoạt động

ngân hàng, các thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định như: Thông tư

09/2008/TT-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2008 hướng dẫn về cung cấp thông tin và giao kết hợpđồng trên website TMĐT, Thông tư 78/2008/TT-BCT ngày 15 tháng 9 năm 2008hướng dẫn thi hành Nghị định 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động

tài chính, Đặc biệt, Nghị định 26/2007/ND- CP ngày 15 tháng 2 năm 2007 quy

định chỉ tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ lý số và dịch vụ chứng thực chữ

ký số đã mang tính chất kỹ thuật cao hơn, bao gồm những quy phạm pháp luật cụ thểhơn, đặt nền tảng cho việc triển khai dịch vụ chứng thực chữ ký số - giải pháp côngnghệ phô biến hiện nay để đảm bảo tính pháp lý của thông điệp dữ liệu trong giaodịch kinh tế,

e Giai đoạn từ năm 2013 đến nay: cùng với sự bùng nỗ mạnh mẽ của công nghệ

và sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những thách thức từ dịch bệnh

li Nguyễn Thị Ngọc Anh (2016), Pháp luật về thương mại điện tử ở Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc té, Trường Dai học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr 23.

Trang 24

dé lại và những thay đổi trong hoạch định chiến lược phát kinh tế số của thé giới vàViệt Nam, chúng ta đã đây mạnh hoạt động sửa đôi, bé sung nhiều văn bản điều chỉnhhoạt động TMĐT dé tạo động lực mạnh mẽ cho hoạt động này phat triển như: Nghịđịnh 85/2021/NĐ-CP ngày 25 tháng 9 năm 2021 sửa đổi, bố sung Nghị định52/2013/NĐ-CP về TMĐT, Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định

185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cắm về bảo vệ quyềnlợi người tiêu dùng, Thông tư 35/2013/TT-BCT ngày 01 tháng 4 năm 2013 sửa đổi

Thông tư 180/2010/TT-BCT và Thông tư 110/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 7 năm

2015 thay thế thông tư 180/2010/TT-BCT về hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnhvực thuế Quan trọng nhất, trong thời gan day nhiéu Du thao Nghị định mới da đượcxây dựng dé đáp ứng yêu cầu của thực tiễn có thé kế đến như: Dự thảo Nghị định quyđịnh về bảo vệ đữ liệu cá nhân năm 2021, Dự thảo Nghị định quy định về định danh

và xác thực điện tử năm 2022.

Nhìn chung, pháp luật về hoạt động TMĐT tại Việt Nam đã và đang dần từngbước hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu điều chỉnh của xã hội, thích ứng kịp thời với

sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ cũng như nhu cầu ngày càng gia

tăng của hoạt động TMĐT Cùng với sự tham gia tích cực của Việt Nam vào các

NGFTA thì trong thời gian tới chắc chắn các văn bản điều chỉnh hoạt động TMĐTcủa Việt Nam cũng sẽ chứa đựng nhiều quy định tiến bộ và tiệm cận hơn các quyđịnh của quốc tế

1.2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về hoạt động thương mại điện tử tại

Một là, các quy định pháp luật về chữ ký điện tử trong hoạt động TMDT

Trang 25

Trong giao dich điện tử, chữ ky điện tử có ba chức nang quan trong đó là: xác định người khởi tạo thông điệp dữ liệu, xác định ý chí của người khởi tạo và đảm bảo

sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu được ký”! Tuy nhiên, khi chúng ta tự động hóa

các giao dịch điện tử và điều khiển chúng ở một khoảng cách lớn bằng các kỹ thuậtcông nghệ sẽ tiềm ân nguy cơ các thông tin đó bi sửa đôi, không đảm bảo được giá

trị ràng buộc cho các bên trong giao dịch đó Chính vì vậy, hoạt động TMDT đặt ra

yêu cầu phải xây dựng các quy định pháp luật nhằm thừa nhận giá trị pháp lý của chữ

ký điện tử cũng như cách thức để các bên xây dựng chữ ký điện tử cho mình, đảm

bảo cho các giao dịch điện tử diễn ra hợp pháp

Hai là, cơ chế giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm trong hoạt động TMDT

Có các phương thức giải quyết tranh chấp phố biến như: thương lượng, hòagiải, trọng tài, tòa án Trong hoạt động TMĐT, tranh chấp là không thể tránh khỏi khichúng ta mở cửa hội nhập, sự khác biệt về văn hóa, hệ thống pháp luật, là nhữngyếu tô làm cho tranh chấp giữa các bên trở nên phức tạp hơn Mặt khác, thị trườngphi biên giới trong TMĐT làm cho phạm vi giải quyết tranh chấp vượt ra khỏi mộtquốc gia nên cần đến sự xuất hiện của các phương thức giải quyết tranh chấp trựctuyến dé đảm bảo vệ thời gian và chi phí từ đó gây dựng được uy tín của Việt Namtrong đầu tư kinh doanh quốc tế

Ba là, các quy định pháp luật về bảo vệ dit liệu cá nhân trong hoạt động TMDT

Hoạt động TMĐT được diễn ra trong môi trường internet, việc thu thập thông

tin người dùng là một phan tất yêu dé phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dùng Tuynhiên, điều nay cũng tiềm ân nguy cơ thông tin của họ bị thu thập trái phép, ảnhhưởng đến đời sống riêng tư của người dùng Vậy nên, pháp luật về hoạt động TMDTcũng rất cần chú trọng đến việc xây dựng các quy định để tạo cơ sở pháp lý rõ ràngcho việc bảo mật thông tin người dùng, giới hạn hành vi của các chủ thể liên quan để

đảm bảo hoạt động TMĐT được diễn ra minh bạch, hiệu quả và an toàn

Bon là, bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT

Trong hoạt động TMĐT, NTD thường là những người yếu thế, có khả năng

gặp nhiêu rủi ro hơn Các thông tin cá nhân như sô điện thoại, nơi ở, nơi làm việc

a Phi Mạnh Cường (2022), Pháp luật về thương mai điện tử ở Việt Nam, Trường Đại học Luật Ha Nội,

Hà Nội, tr 81

Trang 26

cũng phải cung cấp dé có thé sử dụng dịch vụ Điều này trước tiên tiềm an nguy cơ

bị lộ DLCN, bị các đối tượng sử dụng thông tin đó dé thực hiện hành vi vi phạm phápluật Khi xảy ra tranh chấp, NTD khó có thê bảo vệ được quyền lợi của mình do khôngbiết rõ về cách thức; về chủ website cung cấp dịch vụ thì không có các quy định cụthé về việc giải quyết tranh chấp đó Hệ quả người tiêu dùng đều phải gánh chịu Vậy nên quy định bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động TMĐT là cầnthiết, cấp thiết để đảm bảo sự minh bạch, công bằng của pháp luật

Năm là, bảo hộ quyên sở hữu trí tuệ trong hoạt động TMĐT

Bảo vệ quyền SHTT là nội dung quan trọng được pháp luật quốc gia và phápluật quốc tế ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau Có thê kế đến nhưHiệp định TRIPS năm 1994, Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả năm 1996 (WCT),Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương năm 2019, Tại ViệtNam có Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 ( sửa đôi bé sung năm 2009, 2019) và các Luậtvăn bản hướng dẫn thi hành liên quan Trong thời đại bùng nỗ công nghệ số hiện nayviệc bảo vệ quyền SHTT càng cấp thiết hơn bởi khả năng những sản phẩm trí tuệ củacon người bị đánh cắp ngày càng cao do sự nhanh chóng, tính không biên giới củamang xã hội khiến những sản phẩm này được nhiều đối tượng tiếp cận dé dàng Phápluật về hoạt động TMĐT quy định về các đối tượng cần được bảo hộ quyền sở hữutrí tuệ như: sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu Việc quy định này giúp các doanhnghiệp phát triển để gia tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tạomôi trường kinh doanh lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng và thúc đây kinh tế đất

nước phát triên.

Trang 27

KET LUAN CHUONG 1

Có thé thay hoạt động về TMĐT đã hình thành từ rat sớm va đóng vai trò quantrọng vào sự phát triển của nền kinh tế trên thế giới và tại Việt Nam Các công trìnhkhoa học pháp lý nghiên cứu về TMĐT trong và ngoài nước cũng rất phong phú thé

hiện sự quan tâm của các nhà khoa học về nội dung nay.

Tại chương này, bằng việc tham khảo các công trình nghiên cứu trước đây vềTMDT, sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích và tong hợp, tác giả đã trình bàynhững nội dung lý luận cơ bản về TMĐT, hoạt động TMDT, pháp luật về hoạt độngTMĐT, đồng thời trình bày quá trình phát triển về pháp luật hoạt động TMĐT tạiViệt Nam Nhìn chung, pháp luật về hoạt động TMĐT tại Việt Nam ngày càng đượcquan tâm và không ngừng được hoàn thiện nhằm đáp ứng đòi hỏi điều chỉnh của thựctiễn Những kiến thức thu được ở Chương này sẽ là nền tảng cơ bản để người viếttiếp tục nghiên cứu về hoạt động TMĐT trong các NGFTA và trong pháp luật ViệtNam tại chương 2 và 3, giúp cho quá trình nghiên cứu được thống nhất và có sự liên

kêt với nhau hơn.

Trang 28

CHUONG 2

QUY DINH CUA CAC HIEP DINH THUONG MAI TU DO

THE HE MOI VE HOAT DONG THUONG MAI DIEN TU

2.1 Một số Hiệp định thương mai tự do thé hệ mới mà Việt Nam đã tham

gia

Đứng trước xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã tích cực mở cửa và hội nhậpquốc tế để mở rộng thêm cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng những tiến

bộ của khoa học công nghệ nhằm thúc đây kinh tế đất nước phát triển Nền tảng cho

những bước đi thành công mạnh mẽ đó chính là việc chúng ta tích cực tham gia đàm

phán và ký kết nhiều NGFTA với các nước và khu vực phát triển trên thế giới

Một số NGFTA tiêu biéu mà Việt Nam dang là thành viên gồm:

© Hiệp định Đối tác Toàn điện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)Đây là một hiệp định thương mại tự do thé hệ mới, gồm 11 nước thành viên

là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Ban, Malaysia, Mexico, New Zealand,

Peru, Singapore và Việt Nam Hiệp định đã được ký kết ngày 08 thang 3 năm 2018tại thành phố Santiago của Chile, và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 thang 12 năm

2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên hoàn tat thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico,Nhat Ban, Singapore, New Zealand, Canada va Australia Đối với Việt Nam, Hiệp

định có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019.

CPTPP gồm 30 chương và 9 phụ lục Ngoài việc quy định các van dé rất phốbiến trong các FTA thông thường thì CPTPP còn bồ sung các quy định như: mua sắmcủa các cơ quan Chính phủ, TMĐT, doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt phải kế đến cácnội dung liên quan đến lao động, môi trường, chống tham nhũng Về tổng thé đây làmột NGFTA có chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trướcđến nay?? Trong budéi công bó Hiệp định chính thức có hiệu lực được tô chức tại NhậtBản vào ngày 19/1/2019, Bộ trưởng Bộ Công thương Việt Nam Trần Tuấn Anh đãphát biêu CPTPP đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình tự do hóa thương

22 Anh Phương, Hiệp định thương mai CPTPP: Làm gì dé tận dung được lợi thé?,

https://mof gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltcdDocName=MOEFUCMI39691, truy cập ngày 27/3/2023

Trang 29

mai ở khu vực và trên thé giới, dé hướng tới thương mai tu do, bình dang và minh

bạch”.

e Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Chau Au (EVFTA)

Đây là một NGFTA giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU EVFTA được

đánh giá là một hiệp định có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất củaViệt Nam từ trước tới nay?° EVFTA được Nghị viện Châu Âu phê chuẩn vào ngày12/2/2020 và được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020 và chính thức

có hiệu lực từ ngày 1/8/2020.

Hiệp định gồm 17 chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèmtheo với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung vàcam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại,các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thươngmại (TBT), thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thịtrường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sămcủa Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại va phát triển bền vững, hợp tác và xâydựng năng lực, các van đề pháp lý - thé chế

e Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)

RCEP là hiệp định được ký kết giữa ASEAN và 5 nước đối tác là Trung Quốc,Hàn Quốc, Nhật Ban, Australia va New Zealand” Hiệp định được ký kết trong bốicảnh khu vực và thế giới đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn như: sự trỗi dậycủa chủ nghĩa bảo hộ thương mại, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, Brexit

và đại dich Covid-19 nhưng qua đó thể hiện sự quyết tâm của các nước thành viêntrong việc mở rộng hợp tác phát triển, cùng nhau xây dựng nên một khu vực thươngmại tự do day đủ trong khu vực Châu A - Thái Bình Dương

RCEP có bốn đặc trưng chính là hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và cùng

có lợi với các nội dung hướng đến quá trình thúc đây tự do hóa thương mại và đầu tư

2 Bộ Công thương Việt Nam, Bài phát biểu của Bộ trưởng Tran Tuấn Anh tại buổi lễ công bố Hiệp

định CPTPP có hiệu lực, tuan-anh-tai-buoi-le-cong-b.html, truy cập ngày 23/3/2023.

tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/bai-phat-bieu-cua-bo-truong-tran-Sử Bộ Công thương Việt Nam, Chính sách cạnh tranh trong Hiệp định EVFTA,

https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi- truong-nuoc- ngoai/chinh-sach-canh-tranh-trong-hiep-dinh-evfta.html, truy cap ngay 29/3/2023.

“ An Độ đã rút lui khỏi Hiệp định vào tháng 1/2019 do những lo ngại về việc bảo vệ nền kinh tế quốc

gia.

Trang 30

nội khối hứa hen sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia thành viên?5 RCEP gồm

20 chương và các phụ lục Các điều khoản cụ thê liên quan đến thương mại hàng hóa,bao gồm cả quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại; các biệnpháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật; tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật

và quy trình đánh giá mức độ phù hợp và phòng vệ thương mại Hiệp định cũng đềcập đến thương mại dịch vụ, bao gồm các điều khoản cụ thể về dịch vụ tài chính; dịch

vụ viễn thông; các dịch vụ chuyên nghiệp, và sự di chuyên tạm thời của các thê nhân.Ngoài ra, Hiệp định còn có các chương về đầu tư; sở hữu trí tuệ; TMĐT; cạnh tranh;doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME); hợp tác kinh tế và kỹ thuật; mua sắm công: và cáclĩnh vực thê chế pháp lý, bao gồm giải quyết tranh chấp Về tiếp cận thị trường, RCEP

đạt được tự do hóa trong thương mai hang hóa va dịch vụ va mở rộng phạm vi cam

kết về đầu tư

© Hiệp định thương mai tự do Việt Nam - Han Quốc (VKFTA)

VKFTA được ký kết ngày 5/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày20/12/2015, trong Hiệp định này Việt Nam và Hàn Quốc dành cho nhau thêm nhiều

ưu đãi trong các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư Hiệp định gồm 17 chương, 208Điều, 15 Phụ lục và 01 Thỏa thuận thực thi quy định Các nội dung chính của Hiệpđịnh gồm thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ (bao gồm các Phụ lục về dịch vụviễn thông, dịch vụ tài chính, di chuyên thé nhan), đầu tu, sở hữu tri tuệ, các biệnpháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), quy tắc xuất xứ,

thuận lợi hóa hải quan, phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật trong thương mại

(TBT), thương mại điện tử, cạnh tranh, hợp tác kinh tế, thé chế và pháp lý”

Các NGFTA hiện nay mà Việt Nam tham gia không chỉ dừng lại các quy định

về thương mại hàng hóa mà còn mở rộng sang các lĩnh vực phi truyền thống khác

như: lao động, môi trường, tham nhũng Tựu chung lại, các NGFTA có các đặc

trưng cơ bản sau:

Một là, mức độ tự do hóa thương mại sâu

26 https://trungtamwto vn/file/20200/summary-of-rcep viet.pdf, truy cập ngày 2/4/2023.

al Vụ chính sách thương mại đa biên, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Han quốc ( VKFTA),

https://vntr.moit.gov.vn/vi/fta/21/2, truy cập ngày 5/3/2023.

28 Trường Đại hoc Ngoại thương (2021), Hiệp định thương mại tự do thé hệ mới — Lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Nhà xuất ban Dai học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.23.

Trang 31

Điều này được thê hiện ở nội dung dam phan và cam kết dé xóa bỏ phan lớncác dòng thuế, trong đó hướng tới việc xóa bỏ ngay lập tức các rào cản thuế quan nàyngay tại thời điểm NGFTA có hiệu lực Ví du tại Điều 8.51 Chương TMDT củaEVFTA quy định các bên không được áp dụng các loại thuế hải quan đối với các giaodịch điện tử, hay tại điều 14.3 của CPTPP quy định các bên không được phép đánhthuế hải quan lên các hoạt động truyền phát tín hiệu điện tử, bao gồm cả nội dungđược truyền phát bằng hình thức điện tử Với những nội dung này, các NGFTA muốntạo môi trường thuận lợi dé các giao dịch điện tử được thực hiện nhanh chóng, hiệuqua từ đó thúc day hoạt động TMĐT mạnh mẽ hon.

Hai là, phạm vi cam kết bao trùm, toàn diện

Bên cạnh những cam kết sâu rộng về thương mại hàng hóa, thương mại dịch

vu, đầu tư, các Hiệp định này còn đồng thời điều chỉnh các lĩnh vực khác có mối liên

hệ mật thiết với hoạt động thương mại như dau thầu, sở hữu trí tuệ, môi trường, Mục tiêu của việc bố sung nay la nhằm tạo nên môi trường cạnh tranh lành mạnh giữacác quốc gia trong quan hệ thương mại cũng như thực hiện mục tiêu phát triển bềnvững của Liên Hợp Quốc”

Ba là, diéu kiện thực thi cao, cơ chế bảo đảm thực thi chặt chẽ, cơ chế giảiquyết tranh chấp riêng biệt

Riêng đối với chương TMĐT, các Hiệp định NGFTA nói trên đều đặt ra cácđiều kiện rất chặt chẽ mà các thành viên phải đáp ứng khi thực thi Ví dụ khoản 4Điều 14.2 CPTPP đặt ra yêu cầu các biện pháp gây ảnh hưởng đến hoạt động cungcấp và thực hiện dịch vụ bằng hình thức điện tử phải tuân thủ các nghĩa vụ được đềcập đến trong các điều khoản liên quan đến chương về đầu tư, thương mại dịch vụ

xuyên biên giới và dịch vụ tài chính, không loại trừ trường hợp ngoại lệ hay các biện pháp không tương thích.

Về cơ chế bảo đảm thực thi, các hiệp định này đưa ra nhiều hình thức kiểmsoát quá trình thực thi của các thành viên, như trong CPTPP sẽ thành lập Hội đồngĐối tác xuyên Thái Bình Dương và thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp cấp nhànước, trong EVFTA là Ủy ban Đầu tư, Thuong mại dịch vụ, TMDT và Mua săm công

aa Trường Đại hoc Ngoại thương (2021), Hiệp định thương mai tự do thé hệ mới, Lý luận kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Nhà xuất ban Dai học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 28.

Trang 32

với trách nhiệm theo dõi và rà soát thường xuyên việc thực thi của các Bên và xem

xét các van dé liên quan đến TMĐT (Khoản 2 Điều 8.54)

Các hiệp định này có các cơ chế giải quyết tranh chấp riêng biệt như cơ chếgiải quyết tranh chấp cấp nhà nước giữa các nước thành viên và giải quyết tranh chấpgiữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài Các cơ chế này trong WTO hay các FTAtrước đây đều chưa có),

Bon là, thành viên của các NGFTA là các nên kinh tế lớn hàng đâu thể giới

Ví dụ: CPTPP với 11 nước thành viên, chiếm khoảng 13,5% GDP trên thế giới

và là khu vực mau dich tự do lớn thứ ba trên thế giới hiện tại?! EVFTA được ký kếtgiữa Việt Nam với EU, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), với giá trị GDP

ở mức 17.300 tỷ USD trong năm 2017, EU là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới(đã từng là nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2014) EU chiếm 21% GDP của thếgiới, sau Hoa Ky (24%) và trước Trung Quốc (15%), Nhật Bản (6%), An Độ (3%) vàCanada (2%)3? RCEP với sự tham gia của các thành viên có nền kinh tế phát triểnnhư Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

2.2 Quy định của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới về hoạt động

thương mại điện tử

Trong quá trình nghiên cứu nội dung về TMĐT trong các NGFTA ké trên, tácgiả nhận thấy các Hiệp định này không đi sâu vào việc quy định như thế nào là hoạtđộng TMĐT thay vào đó tập trung xây dựng các điều khoản liên quan đến các vấn đề

pháp lý của hoạt động TMĐT như: chữ ký điện tử, bảo vệ thông tin người dùng qua

mang, bảo vệ quyền sở hữu trí tué, Ngoài ra, một số công trình khi nghiên cứu vềnội dung TMĐT trong các Hiệp định này của các tác giả khác cũng có cách tiếp cậndựa trên cách xây dựng của các Hiệp định Tác giả nhận thấy đây là cách tiếp cận hợp

lý và thuận lợi cho quá trình nghiên cứu các NGFTA bởi về căn bản pháp luật trongnước đã có những quy định khá đầy đủ như thế nào là hoạt động TMĐT Tuy nhiên,

30 Trường Đại học Ngoại thương (2021), Hiép định thương mai tự do thé hệ mới, Lý luận kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 29.

i Bộ công thương Việt Nam, CPTPP — Hiệp định dau tiên được thực thi của thé ky 21,

https://moit.gov vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/cptpp-hiep-dinh-dau-tien-duoc-thuc-thi-cua-the-ky-21.html, truy cập ngày 27/3/2023

3 Đức Hùng, Anh hưởng của nên kinh tế Châu Au đối với thé giới,

https:/mo£ gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin2dDocName=MOFUCMI52547, truy cập ngày 30/3/2023.

Trang 33

nội dung về các van dé pháp ly liên quan đến hoạt động này lại đang còn khá tan mạn

và chưa hoàn thiện (sẽ được làm rõ tại chương 3) Vậy nên, phan trình bày đưới đâytác giả cũng tiếp cận nội dung về hoạt động TMĐT dựa trên các điều khoản liên quanđến vấn đề pháp lý của hoạt động TMĐT theo cách xây dựng của các hiệp định

2.2.1 Chit ký điện tử trong hoạt động thương mai điện tử

Theo Điều 12.6 RCEP, trừ khi pháp luật trong nước có quy định khác, cácquốc gia thành viên sẽ không được từ chối giá trị pháp lý của chữ ký chỉ vì chữ ký đó

ở dạng điện tử RCEP yêu cầu các quốc gia thành viên phải cho phép các bên thamgia giao dịch điện tử được tự quyết công nghệ chứng thực điện tử và các hình thứcthực hiện đối với các giao dịch điện tử của họ; không hạn chế việc thừa nhận các côngnghệ chứng thực điện tử và các hình thức thực hiện đối với các giao dịch điện tử; vàcho phép các bên tham gia các giao dịch điện tử có cơ hội để chứng minh các giaodịch điện tử của họ phù hợp với quy định nội luật của Bên đó về chứng thực điện tử(Điều 12.6 (2)) Cách quy định này sẽ cản trở các quốc gia thành viên RCEP trongviệc đưa ra một số yêu cầu về an ninh mạng, ví dụ như đưa ra quy định về hai tầng

xác thực (two- factors authentication) với internet banking hoặc mã hóa thông tin thẻ

tín dụng, trừ khi cơ quan có thâm quyền của quốc gia đó cho rằng đây là những nhóm

giao dịch điện tử đặc thù”?

Điều 14.6 CPTPP cũng đặt ra yêu cầu về việc chấp nhận chứng thực điện tử

và chữ ký điện tử tương tự như RCEP VKFTA cũng có cách tiếp cận tương tự tạiĐiều 10.3 Ngoài ra, Hiệp định này còn khuyến khích các Bên sẽ nỗ lực đề hướng tớiviệc công nhận lẫn nhau đối với xác thực số và chữ ký điện tử mà được các Bên banhành hoặc đã công nhận trên cơ sở các tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận (Khoản 2Điều 10.3)

Khoản 1 Điều 8.52 EVFTA khuyến khích hai quốc gia thành viên duy trì đốithoại về chính sách pháp luật liên quan đến công nhận các chứng thực chữ ký điện tửđược cấp cho công chúng và tạo thuận lợi cho các dịch vụ chứng thực qua biên giới

Như vậy, các NGFTA nói trên đều hướng đến việc công nhận chứng thực điện

tử và chữ ký điện tử, điều này xuất phát từ đòi hỏi của hoạt động TMĐT và những

33 Nguyén Quang Anh (2021), “Thuong mại điện tử theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vong thực thi đối với Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hiệp định RCEP- Nội dung và triển vọng”, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr 102.

Trang 34

thuận lợi từ việc đó mang lại Việc sử dụng chữ ký điện tử là điều kiện cần dé bảođảm tính pháp lý của các giao dịch TMĐT, cho phép các giao dịch có thê thực hiện

trong môi trường điện tử, chữ ký điện tử giúp làm giảm việc giả mạo chữ ký, ngăn chặn khả năng làm giả tài liệu vì các tài liệu điện tử liên quan trong TMĐT khi đã

được ký bằng chữ ký số, không thê thay đổi Chữ ký điện tử có thé được xem như là

công cụ xác định tác giả tài liệu điện tử cũng như sự vẹn toàn của văn bản, là căn cứ

pháp ly dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thé tham gia giao dịch

2.2.2 Giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại điện tử

Theo quy định tại Điều 12.17 RCEP, khi xảy ra tranh chấp các bên sẽ phảitham gia tham van với tinh thần thiện chí và cố gang hết sức dé đạt được giải phápthỏa đáng cho cả hai bên, các quy định về giải quyết tranh chấp tại chương 19 sẽkhông được áp dụng đối với các tranh chấp phát sinh từ TMĐT trừ phi các quốc giađồng ý áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp này sau khi trải qua 5 năm rà soát Nếutranh chấp không thé được giải quyết qua tham van, bat kỳ bên tham van nào có théchuyên vấn đề lên Uỷ ban hỗn hợp RCEP theo Điều 18.3 (Điều 12.17)

Theo CPTPP việc giải quyết tranh chấp trong TMĐT dựa trên các quy định tạichương 28 của Hiệp định Có các hình thức giải quyết tranh chấp là: tham vấn, môigiới, trung gian va hòa giải; có ba cơ chế giải quyết tranh chấp gồm: (i) cơ chế giảiquyết tranh chấp giữa các nhà nước thành viên CPTPP, (ii) cơ chế giải quyết tranhchấp giữa Nhà nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài được quy định tạichương “Đầu tư” của Hiệp định, (iii) cơ chế giải quyết tranh chấp song phương Cơchế giải quyết tranh chấp giữa các nhà nước thành viên đóng vai trò xử lý các tranhchấp có thể phát sinh giữa các bên trong quá trình giải thích và thực hiện các cam kết

theo hiệp định, trừ những trường hợp được loại trừ được quy định rải rác ở các chương

như chương 16 Điều 16.9 Cơ chế này có sự tương ứng với các cơ chế giải quyết tranhchấp của WTO khi đều được xây dựng một cách chặt chẽ với quy trình và thời hạn

có định đề tranh chấp được giải quyết hiệu quả nhanh chóng°Š Việt Nam đã tiến hànhbảo lưu việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của CPTPP đối với một số nghĩa

24 Trường Đại học Luật Hà Nội (2020), Pháp luật về hợp dong trong thương mại và dau tr Những van

dé pháp lý cơ bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, tr 424.

J3 Trường Dai học Ngoại thương (2021), Hiệp định thương mai tự do thé hệ mới — Lý luận, kinh nghiệm

quốc té và thực tiên tại Việt Nam, Nhà xuât bản Đại hoc Quoc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 282.

Trang 35

vụ liên quan đến TMĐT (bao gồm các quy định về hệ thống máy chủ, không phânbiệt đối xử với các sản pham số, lưu chuyên thông tin xuyên biên giới bằng điện tử).

Chương 15 EVFTA quy định về giải quyết tranh chấp, có các hình thức giảiquyết tranh chấp như tham vấn, hòa giải hoặc thông qua trọng tài về cơ bản không cóquá nhiều khác biệt so với CPTPP như đã phân tích ở trên

Trong VKFTA cũng có các hình thức giải quyết tranh chấp: tham van, trunggian, hòa giải và trọng tài, phạm vi áp dụng có nhiều điểm tương ứng với CPTPP, tuynhiên VKFTA loại trừ các tranh chấp liên quan đến chương 5 (Các biện pháp an toànthực phẩm và kiểm dịch động thực vật), chương 11 (Cạnh tranh), chương 13 (Hoptác kinh tế), Điều 8.19 (Đàm phán lại dựa trên cách tiếp cận chọn - bỏ) và Phụ lục 3-

B (Quy định đối với một số hàng hóa đặc biệt)

2.2.3 Bao vệ dữ liệu ca nhân trong hoạt động thương mai điện tứ

Sự phát triển của TMĐT ngoài việc thúc day nền kinh tế phát triển thì nó còntiềm an nhiều nguy cơ xâm phạm đến các quyền cơ bản của con người, của người tiêudùng Một trong số đó là quyền đối với đữ liệu cá nhân (DLCN) hay quyền bảo vệDLCN/ quyền về sự riêng tư với DLCN Dữ liệu là yếu t6 đóng vai trò then chốt cho

sự tiến bộ của thời đại ngày nay vì sự tiên tiến của công nghệ cho phép thu thập valưu trữ một lượng không lồ thông tin người dùng để sử dụng nó vào các mục đíchkhác nhau, lợi nhuận thu được là rất lớn từ lượng dir liệu đó Việc này đặt ra một yêucau là cần sự kiểm soát đối với hành vi của người thu thập thông tin và sự kiểm soátcủa chính chủ sở hữu thông tin đó để đảm bảo đời sống riêng tư của mỗi người, để

các thông tin không bị thu thập một cách trái phép Do đó, thuật ngữ DLCN được ghi

nhận và trở nên phố biến trong khoa học pháp lý Theo Ủy ban châu Âu, DLCN là

bất kỳ thông tin nào có liên quan nhăm xác định hoặc nhận dạng một cá nhân””

Nội dung bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng của người tiêu dùng rất được chútrọng trong các NGFTA RCEP và CPTPP có cùng cách tiếp cận về khái niệm thôngtin cá nhân: Điểm u Điều 1.2 RCEP khang định: “hông tin cá nhân nghĩa là bat kỳ

+6 Nguyễn Quang Anh (2021), “Thuong mại điện tử theo quy định của Hiệp định RCEP và triển vọng thực thi đối với Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Hiệp định RCEP- Nội dung và triển vọng, Trường Đại

học Luật Hà Nội, tr 102.

37 Vũ Thị Thùy, Nguyễn Thị Thu Trang (2022), “Cách mang công nghiệp 4.0 với van dé dao đức liên quan đến dit liệu cá nhân”, Tap chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (Tháng 8/2022), tr 115.

Trang 36

thông tin gi, bao gom dit liệu, về cá nhân đã duoc xác định hoặc có thé xác địnhduoc”, Điều 14.1 CPTPP quy định: “?hông tin cá nhân là bat kỳ thông tin nào, ké cảdit liệu về cá nhân đã được xác định hoặc có thể xác định về đặc điểm cá nhân ”.

CPTPP đưa ra khái niệm về “các tin nhắn điện tử không mong muốn” - hiểuđơn giản đó là các tin nhắn rác rất phổ biến hiện nay và gây ảnh hưởng rất nhiều đếnđời sống của người tiêu dùng Vậy nên dé bảo vệ người tiêu dùng CPTPP đặt ra yêucầu các nước thành viên phải duy trì và thông qua các điều luật bảo vệ người tiêudùng liên quan đến các biện pháp bảo vệ tính riêng tư CPTPP cũng khuyến khích sựhợp tác về chính sách liên quan đến bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ khách hàng trênmạng (điểm i, ii Điều 14.15), trách nhiệm của nhà cung cấp dich vụ trung gian (ISP)

trong việc bảo vệ thông tin người dùng.

Điểm chung của hai Hiệp định này đó là đều yêu cầu các quốc gia thành viênđăng tải thông tin về bảo vệ thông tin cá nhân để cung cấp cho người sử dụng TMĐT

để các cá nhân có thể theo đuôi các biện pháp khắc phục hậu quả và để công việckinh doanh của doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật (Khoản 4 Điều 14.8CPTPP và khoản 3 Điều 12.8 RCEP) và cả hai Hiệp định cũng không đưa ra tiêuchuẩn tối thiêu cho việc bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng RCEP yêu cầu các quốcgia thành viên phải tham khảo các tiêu chuẩn, nguyên tắc hướng dẫn và các tiêu chícủa các cơ quan quốc tế hoặc tổ chức quốc tế liên quan khi phát triển khung pháp lýđối với việc bảo vệ thông tin cá nhân, trong khi đó CPTPP chỉ khuyến cáo các thànhviên nên làm như vậy Tương tự RCEP cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phảicông khai thông tin chính sách và thủ tục của mình liên quan đến bảo vệ thông tin cánhân, trong khi CPTPP chỉ khuyến cáo các thành viên của mình nên làm như vậy Lýgiải cho điều này là bởi vấn đề bảo vệ DLCN đang trở thành nội dung nóng trong quátrình xây dựng pháp luật của các nước, khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nỗ,mỗi nước sẽ có những nguyên tắc, chính sách điều chỉnh riêng cho phù hợp với điềukiện xã hội của nước đó nên việc không đặt ra quy chuẩn tối đa cho các quốc giathành viên trong việc xây dựng các quy định về bảo vệ DLCN trong các Hiệp định làđiều dễ hiểu Mặt khác, riêng trong CPTPP đã chứa đựng nhiều nội dung được đánhgiá là khá nghiêm ngặt về bảo vệ DLCN nên khi tham gia hiệp định các nước thành

Trang 37

vién sé phai tiễn hành nội luật hóa các quy định hoặc ưu tiên áp dụng dé đảm bảo sự

tương thích Tựu chung lại hướng xây dựng như trên của hai hiệp định là phù hợp.

Khoản 3 Điều 8.45 EVFTA “không quy định nào trong Diéu này hạn chếquyên của một Bên bảo vệ DLCN và quyên riêng tư, miễn là quyên đó không được sửdung dé lan tránh nghĩa vụ của Hiệp định này”, Điều 8.53 yêu cầu các quốc giakhông được sử dụng các biện pháp mang tính phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc vô lýgiữa các quốc gia có điều kiện tương tự, hoặc trở thành hạn chế trá hình đối với việcthành lập hoặc hoạt động của một doanh nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ qua biên giới,tuy nhiên vẫn có trường hợp ngoại lệ liên quan đến bdo vệ sự riêng tu của cá nhânliên quan đến việc xử ly va pho biến các dữ liệu cá nhân và bảo vệ bi mật các hồ sơ

và tai khoản cá nhân (Diém ii Điều 8.53) EVFTA cũng khuyến khích các bên thamgia áp dụng hoặc duy trì các biện pháp an toàn thích hợp để bảo vệ DLCN và quyềnriêng tư, bao gồm cả hồ sơ và tài khoản cá nhân Như vậy, nội dung về bảo vệ DLCNvẫn sẽ được EU và Việt Nam tiếp tục duy trì đối thoại về các vấn đề pháp lý liên

quan.

Hiện tại EU đã ban hành Quy định chung về bảo vệ DLCN, trong đó mục tiêuhướng tới là bảo vệ DLCN và quyên riêng tư của cá nhân tại Liên minh châu Âu(General Data Protection Regulation - GDPR), trong đó chứa đựng nhiều nội dungmới tiến bộ, trao quyền và mở rộng quyền cho chủ thé dit liệu trong quá trình bảo vệ

dữ liệu của mình, việc này đòi hỏi Việt Nam trong quá trình xây dựng Nghị định quy

định về bảo vệ DLCN cần tiếp thu và học hỏi

VKFTA quy định bảo vệ DLCN tại Điều 10.6 hướng xây dựng về cơ bản cónhiều điểm giống với EVFTA khi khuyến khích các thành viên tăng cường tham khảocác quy định trong pháp luật quốc tế và tổ chức quốc tế liên quan về nội dung này.Ngoài ra, Hiệp định cũng yêu cầu sự nỗ lực giữa các bên trong việc ban hành mới

hoặc duy trì các biện pháp pháp lý dam bảo cho việc bảo vệ DLCN của những người

sử dụng TMĐT Đặc biệt, Hiệp định yêu cầu quốc gia thành viên cần xây dựng mức

độ bảo hộ đầy đủ đối với DLCN của người sử dụng TMĐT, trong đó có liên quan đếnviệc bảo đảm thực hiện quyền lợi của họ

Như vậy, dù cách xây dựng khác nhau nhưng bốn hiệp định trên đều nhấnmạnh tam quan trọng của việc hoàn thiện quy định pháp luật trong việc bảo vệ DLCN,

Trang 38

tăng cường sự hợp tác trao đổi đối thoại trong quá trình xây dựng, vì đây là nội dungmới xuất hiện nhưng đang trở thành cấp thiết trong bối cảnh kinh tế hiện đại.

2.2.4 Bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mai điện tửRCEP quy định khá chỉ tiết về nội dung này với 4 khoản tại Điều 12.7 Theo

đó hiệp định yêu cầu các bên tham gia phải ban hành hoặc duy trì các quy định phápluật dé bảo vệ NTD trước các hành vi gian lận và lừa đảo thương mại gây tổn hạihoặc có nguy cơ gây tổn hại cho NTD tham gia vào các hoạt động TMĐT; tăng cường

sự hợp tác giữa các cơ quan quản lý có thâm quyền trong lĩnh vực bảo vệ NTD, đồng

thời phải công khai các biện pháp bảo vệ NTD mà họ dự định áp dụng Các nội dung

trên của RCEP có cách tiếp cận tương tự với CPTPP nhưng ở mức độ thấp hơn bởitrong CPTPP tại Điều 16.6.2 có giải thích rõ như thế nào là các hoạt động thương mạidối tra và lừa đảo gây tôn hại cho khách hàng Khoản 3 Điều 14.7 CPTPP hướng dan

cụ thé cách thức hợp tác giữa các cơ quan có liên quan trong việc bảo vệ quyền lợiNTD qua việc tuân thủ quy định tại Điều 16.6.5 và 16.6.6 Rõ ràng nếu ở trong RCEPviệc hợp tác để bảo vệ NTD trong hoạt động TMĐT chỉ là những cơ quan có thâmquyền liên quan đến lĩnh vực bảo vệ NTD (khoản 3 Điều 12.7) thì trong CPTPP đó

sẽ là các cơ quan bảo vệ người tiêu dùng liên quan hoặc các cơ quan khác về các hoạtđộng liên quan đến TMĐT (khoản 3 Điều 14.7) nhằm bảo vệ lợi ích khách hàng

Cách thức quy định của CPTPP thé hiện rõ hiệp định này tiếp cận việc bảo vệ

NTD trong hoạt động TMDT một cách khá toàn diện và bao quát, bởi khi tham gia

vào hoạt động TMĐT ngoài những quyền lợi truyền thống mà lâu nay NTD đượchưởng thì họ có thé có thêm các quyền lợi khác như trách nhiệm của bên thứ ba trongviệc cung cấp thông tin tới NTD trong hoạt động TMĐT Vấn đề này chỉ có thể đượcgiải quyết khi có sự phối hợp giữa các cơ quan khác nhau Quy định tại Điều 14.3,14.4 CPTPP nghiêm cắm việc áp dụng thuế quan đối với các sản phâm kỹ thuật số vàngăn chặn các nước thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất hoặc nhàcung cấp dịch vụ trong nước đối với các sản phâm kỹ thuật số từ đó tạo môi trường

thông thoáng cho các doanh nghiệp xây dựng các chính sách, thực hiện các hoạt động

nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Điều 10.5 VKFTA về cơ bản cũng có sự tương đồng với RCEP và CPTPP vềbảo vệ NTD trong hoạt động TMĐT VKFTA nhắn mạnh thêm các quy định về bảo

Trang 39

vệ khách hàng trực tuyến khi ho tham gia TMDT tối thiểu phải bang với quy địnhkhách hàng đối với các loại hình thương mại khác theo luật, quy định và chính sáchtrong nước có liên quan Điều này có thé xuất phát từ việc nếu như ở Hàn Quốc cácvan đề pháp lý bảo vệ NTD trong TMĐT được quy định trực tiếp trong Luật bảo vệ

người tiêu dùng trong TMDT (Act on The Consumer Protection in Electronic

Commerce năm 2017) thì ở Việt Nam lại được quy định trong Luật Bảo vệ quyền lợingười tiêu ding năm 2010 mà chưa có luật về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vựcTMDT Từ đó nhấn mạnh trách nhiệm của các bên tham gia trong việc xây dựng quyđịnh pháp luật phù hợp, minh bạch, có giá trị cao trong van dé bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng.

2.2.5 Bảo vệ quyên sở hữu trí tuệ trong hoạt động thương mại điện tử

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ làm cho việc kết nối trở nên dễ dànghơn, con người có thé tìm kiếm, tiếp cận bất cứ sản phẩm dich vu nào nhờ vào internet

mà không cần di chuyền Điều này chính là động lực dé các doanh nghiệp, các quốcgia khai thác nhu cầu người dùng và sáng tạo nên những ứng dung, tác phẩm mới dégia tăng lợi nhuận và khăng định vị thế Ở các quốc gia phát triển trong Liên MinhChâu Âu và Hoa Kỳ thì quy định pháp luật về bảo vệ quyền SHTT được quy định từrất sớm, liên tục được cập nhật sửa đôi theo hướng linh hoạt, chặt chẽ hơn để bảo vệtốt hơn nữa quyền SHTT của cá nhân, tổ chức Khi tham gia vào các hiệp định thươngmại song phương họ sẽ nâng cao các tiêu chuẩn bảo hộ quyền SHTT - điều mà các

nước này không thành công trong các vòng đàm phán TRIPS trước đây qua đó làm

suy yếu dần các quy định linh hoạt và ưu đãi cho các quốc gia đang phát triển và kémphát triển trong TRIPS3 Như vậy, quy định về bảo vệ quyền SHTT trong cácNGFTA vừa là cơ hội đồng thời là thách thức lớn cho các nước đang phát triển nhưViệt Nam bởi nội dung bảo vệ quyền SHTT trong các NGFTA có chuẩn mực cao hơn

về bảo hộ và thực thi so với các chuẩn mực quốc tế quy định trong Hiệp định TRIPS°°

EVFTA khăng định việc thực thi các quy định về SHTT: “phải đóng góp vàoviệc thúc day đổi mới công nghệ, chuyển giao và pho biến công nghệ” EVFTA dành

38 Đỗ Giang Nam (2021) “Thực thi cam kết về sở hữu tri tuệ trong các hiệp định thương mai tự do thé

hệ mới của Liên minh Châu Âu”, Tap chí Luật học — Đại học quốc gia Hà Nội, số 3(2022), tr 53-64.

”” Trường Đại học Ngoại thương (2021), Hiệp định thương mai tự do thê hệ mới- Lý luận, kinh nghiệm

quốc té và thực tiên tại Việt Nam, Nhà xuât ban Dai học quôc gia Ha Nội, Hà Nội, tr.279

Trang 40

riêng tiêu mục 3 trong Mục C - Thực thi quyền sở hữu trí tuệ, Chương 12 (Sở hữu trítuệ) để quy định về nhà cung cấp dịch vụ trung gian Các quy định của EVFTA vềvẫn đề này thể hiện rõ sự tiếp nhận mô hình trách nhiệm ISP ( Internet SeviceProvider) theo Chi thi của Liên minh Châu Âu về TMĐT năm 20009 Theo Điều12.55 EVFTA mỗi bên quy định giới hạn hoặc miễn trừ trong pháp luật quốc gia liênquan đến trách nhiệm pháp lý của nhà cung cấp dịch vụ trung gian đối với việc xâmphạm quyền tác giả và quyền liên quan xảy ra trên mạng viễn thông liên quan đếnVIỆC cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ trung gian Giớihạn và miễn trừ ít nhất phải bao gồm những hoạt động sau:

(a) Truyền dẫn trong mạng viễn thông các thông tin do người sử dụng dịch vụcung cấp, hoặc cung cấp truy cập mạng viễn thông (“chỉ truyền dẫn”);

(b) Truyền dẫn trong mạng viễn thông thông tin do người sử dụng dịch vụcung cấp liên quan đến việc lưu trữ tự động, trung gian và tạm thời các thông tin,được thực hiện chỉ nhằm mục đích làm cho việc truyền tải thông tin hiệu quả hơn đếnngười sử dụng dịch vụ khác theo yêu cầu của họ (“lưu trữ tạm thời”), với điều kiện

là nhà cung cấp phải: (i) không thay đổi thông tin trừ trường hợp vì lý do kỹ thuật;(ii) tuân thủ các điều kiện về tiếp cận thông tin; (iii) tuân thủ các quy định liên quanđến cập nhật thông tin, được quy định cụ thể theo cách thức được ngành công nghiệpcông nhận và sử dụng rộng rãi; (iv) không được can thiệp dé có được dit liệu về việc

sử dụng thông tin băng việc sử dụng hợp pháp công nghệ đã được ngành công nghiệp

thừa nhận và sử dụng rộng rãi; (v) gỡ bỏ hoặc ngăn chặn việc truy cập thông tin đã

được lưu trữ khi biết răng thực tế là thông tin tại nguồn truyền dẫn đã được gỡ bỏ

khỏi mạng hoặc truy cập đã bị chặn;

(c) Việc lưu trữ thông tin do người sử dung dich vụ cung cấp theo yêu cầu củangười sử dụng dịch vụ (“cho thuê chỗ lưu trữ”) với điều kiện là nhà cung cấp: (i)không biết về thông tin bat hợp pháp; (ii) khi biết được thông tin đó, hành động nhanhchóng dé gỡ bỏ hoặc ngăn chặn các truy cập tới thông tin đó

Đối với trường hợp ISP chỉ đóng vai trò truyền dẫn thông tin hoặc cung cấptruy cập, ISP được miễn trừ trách nhiệm mà không can đáp ứng thêm điều kiện nào

49 Nguyễn Bích Thảo ( 2022), “Hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm thực thi

cam ket của Việt Nam trong các hiệp định thương mại tự do thê hệ mới”, Tap chí Luật học- Dai học quốc gia

Hà Nội, sô 3 (2022), tr 39- 52.

Ngày đăng: 10/03/2024, 22:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w