1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khoá luận tốt nghiệp: Pháp luật về chi phí được trừ trong tính thuế thu nhập doanh nghiệp

55 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Pháp Luật Về Chi Phí Được Trừ Trong Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Tác giả Nguyen Chí Nam
Người hướng dẫn Cụ Phạm Nguyệt Thao
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 30,36 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu của đề tài Việc nghiên cứu đề tài với mục đích làm rõ những nội dung cơ bản của pháp luật về chỉ phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thực trạngcác quy đ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BỘ TƯ PHÁP BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

NGUYEN CHÍ NAM

442565

PHAP LUẬT VE CHI PHI ĐƯỢC TRỪ TRONG

TÍNH THUE THU NHẬP DOANH NGHIỆP

Chuyên ngành: Luật Tài chính - Ngân hàng

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC:

Cô Phạm Nguyệt Thao

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tác giả.

Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong khóa luận là trung thực, khôngsao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bat kỳ hình thức nào Việc thamkhảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài

liệu tham khảo đúng quy định.

Xác nhận của giảng viên hướng dẫn Tác giả khóa luận

Nguyễn Chí Nam

Trang 4

MỤC LỤC

098006710355 — 1CHUONG I NHUNG VAN DE CƠ BAN VE CHI PHI ĐƯỢC TRỪ VA

PHAP LUAT VE CHI PHI ĐƯỢC TRU KHI TINH THUÊ THU NHAP)9.9)0;:0ie.010) 001125 4

1.1 Những van đề cơ bản về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhậpdoanh nØÏỆD o6 G5 5 9 9 9 9 0 00 000 0.0000 00085.0 4

1.1.1 Khái niệm chi phí doanh nghiỆp <5 <5 «5< sss<«s 41.1.2 Đặc điểm của chi phí doanh nghiệp .- -5 5 ° s2 6

1.2 Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với chỉ phí được trừkhi tính thuế thu nhập doanh nghiệp . . -5 s- 5s se <se<se=s2 71.3 Pháp luật về chi phí được trừ khi tinh thuế thu nhập doanh

WEHTE D« soc conmonnccnoseanoncsanasa mae aac enone REN ERK RICO OCA INR 9

1.3.1 Khai niệm pháp luật về chi phí được trừ khi tính thuế thunhấp dưanh THghÌÐnseceseseeeernnriioiiiiriatioitakadgnbasutGkudhfglcoiafiiiauiE6.000600061000đ55 91.3.2 Nội dung pháp luật về chỉ phí được trừ khi tính thuế thuHhAp oath NOME: czscocseeeceeneseenodinniidrindliiididdtioddliS5460u00588g058i5000060066 111.3.2.1 Điều kiện của chỉ phí được FÙ -sc-scsecsecsesee 11

1.3.2.2 Các khoản chỉ được trừ theo quy định của pháp luật 18

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH PHÁP LUAT VE CHI PHIĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUE THU NHAP DOANH NGHIỆP 272.1 Một số ưu điểm trong quy định pháp luật về chỉ phí được trừ khi

tính thuế thu nhập doanh nghiệp -5- 2-2 se sessessese=sessese 27

2.2 Những bắt cập trong quy định pháp luật về chỉ phí được trừ khi

tính thuế thu nhập doanh nghiép .- 2° 5s s2 se =sessesesess 33

2.2.1 Bat cập trong quy định về chi phí nguyên, nhiên, vật liệu 33

2.2.2 Bat cập trong quy định chi phí tiền lương 36

2.2.3 Bat cập trong quy định về chi phí khau hao tài san có dinh372.2.4 Bat cập trong quy định pháp luật đối với các chi phí khác 38

Trang 5

CHƯƠNG 3: MOT SO KIÊN NGHỊ NHAM HOÀN THIỆN PHÁPLUẬT VÀ NÂNG CAO HIEU QUA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VE CHIPHI ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUE THU NHẬP DOANH NGHIEP 413.1 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về chi phí đượctrừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp -s° 5° s«- 413.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về

chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp 45KET LUAN 00175 Ả ,ÔỎ 48DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 5c 5° s2 s2 sssses 49

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu cùa Nhà nước mà cònphản ánh chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc địnhhướng phát triển cho từng khu vực, ngành nghé kinh tế Thuế còn được sửdụng như là công cụ góp phần hướng đến đảm bảo công bằng xã hội, thu hẹpkhoảng cách giàu nghèo, điều tiết thu nhập, hạn chế sự chênh lệch về thunhập giữa các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, từ đó góp phần giảmthiểu các van dé tiêu cực, hạn chế gia tăng các tệ nạn xã hội trong quá trình

phát triển kinh tế

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một sắc thuế có vai trò quan trọng trong

việc đảm bảo ồn định nguồn thu ngân sách nhà nước, thực hiện phân phối thu

nhập và định hướng kinh doanh Các quy định của pháp luật về thuế thu nhậpdoanh nghiệp là công cụ để Nhà nước kiểm soát sự phát triển của các ngành,nghề kinh tế, đảm bảo sự phát triển công bằng giữa các doanh nghiệp

Chi phí là một trong những yếu tố quan trọng trong xác định thu nhập

chịu thuế của doanh nghiệp Việc xác định chi phí được trừ theo Luật thuế thu

nhập doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh trong

kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, tăng doanh số bán hang và lợi nhuận Các

quy định về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh ngiệp đã tạo điềukiện thuận lợi để doanh nghiệp xác định chi phí, doanh thu, dễ dàng trong

việc kê khai thuế, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên, vẫn còn tồn taimột số bat cập, hạn chế trong quy định pháp luật về chi phí được trừ khi tinh

thuế thu nhập doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp không áp dung đúng quy định,

họ có thê phải chịu các chế tài nhất định Với sự thay đổi liên tục của các quy

định về thuế, các doanh nghiệp cần phải năm vững các quy định mới nhất dé

tránh bi phạt và tối ưu hóa chỉ phí

Ý thức được tam quan trọng của van dé này, tác giả khóa luận đã quyếtđịnh lựa chọn đề tài: “Pháp luật về chỉ phí được trừ khi tính thuế thu nhập

Trang 7

doanh nghiệp” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình, hy vọngkhóa luận sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện quy định phápluật và nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về chi phí được trừ khitính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu

Do giới hạn về thời gian và khuôn khô của Khóa luận tốt nghiệp, dé tàichỉ nghiên cứu quy định về chi phí được trừ của các doanh nghiệp sản xuất,

kinh doanh ngoài quốc doanh Van dé chi phí được trừ của các doanh nghiệpkhác không được đề cập trong đề tài này

Việc nghiên cứu chủ yếu tập trung vào hệ thong các quy định của pháp

luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, sửa đối bố sung năm 2013 và các

văn bản hướng dẫn tại thời điểm hiện nay, các quy định của văn bản pháp luậtkhác cũng được dé cập nhằm làm sáng tỏ các luận điểm của đề tai

Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương phápphân tích; phương pháp luật học so sánh; phương pháp diễn giải; phươngpháp quy nap dé tiếp cận và làm rõ những van dé lý luận và thực tiễn của

quy định pháp luật về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài với mục đích làm rõ những nội dung cơ bản của

pháp luật về chỉ phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, thực trạngcác quy định của pháp luật điều chỉnh về chi phi được trừ, từ đó đưa ra đượccác giải pháp hoàn thiện va nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về van dé

này trong thực tiễn

Với mục đích nghiên cứu như trên, khóa luận cần đạt được một số mụctiêu như sau:

- Phân tích lý thuyết, lý luận về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập

doanh nghiệp;

- Nghiên cứu, đánh giá tại sao cần có sự điều chỉnh của pháp luật đối

với chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp;

Trang 8

- Nghiên cứu quy định của pháp luật và chỉ ra điều kiện dé được coi là

chi phí được tru;

- Đánh giá được thực trạng quy định pháp luật về chi phí được trừ khitính thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Đề xuất giải pháp, kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật và nângcao hiệu quả áp dụng pháp luật về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhậpdoanh nghiệp.

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài này đưa ra các vấn đề còn vướng mắc, những bất cập, hạn chếtrong quy định pháp luật về chi phí được trừ Từ đó đề xuất những giải pháp,

kiến nghị nhằm đóng góp ý kiến tham gia vào công tác xây dựng và hoànthiện pháp luật về chi phí được trừ trong pháp luật thuế thu nhập doanhnghiệp, hướng đến nâng cao hiệp quả áp dụng pháp luật trong cuộc sống

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 03 chươngvới các nội dung cụ thể sau:

Chương 1: Những van đề cơ bản về chi phí được trừ và pháp luật về

chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Chương 2: Đánh giá quy định pháp luật về chi phí được trừ khi tínhthuế thu nhập doanh nghiệp

Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao

hiệu quả áp dụng pháp luật về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanhnghiệp.

Trang 9

CHUONG I NHỮNG VAN DE CƠ BẢN VE CHI PHI DUOC TRỪ VA

PHAP LUAT VE CHI PHI ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUÊ THU NHAP

DOANH NGHIEP.

1.1 Những van dé co bản về chi phí được trừ khi tinh thuế thu nhậpdoanh nghiệp.

1.1.1 Khái niệm chi phí doanh nghiệp.

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận kế toán được

xác định dựa trên doanh thu, chi phí thực tế phát sinh và thu nhập khác củadoanh nghiệp Về bản chất, thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên lợi nhuận từ

hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập khác của doanh nghiệp.Trong điều kiện các yếu tô khác không đổi, khi chi phí được trừ khi xác định

thu nhập chịu thuế tăng tức là thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của doanh

đào tạo nhân viên, chi phí mua săm thiết bị và các khoản chi phí khác Chiphí thực tế bao gồm chi phí được trừ và cả chi phí không được trừ

Trong khi đó, chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp là

các khoản chi phi mà doanh nghiệp được phép trừ dé tính toán thuế thu nhậpdoanh nghiệp.

Do vậy, việc kiểm soát chi phí cho mục đích tính thuế thu nhập doanhnghiệp là điều cần thiết nhằm ngăn ngừa gian lận thuế Pháp luật về thuế thunhập doanh nghiệp của hầu hết các quốc gia đều quy định những nguyên tắc

hoặc điều kiện xác định chỉ phí được trừ cho mục đích tính thuế thu nhập

doanh nghiệp.

Trang 10

Theo Từ điển quan lý tài chính - ngân hang: “Chi phi là toàn bộ các

khoản phải trả tính vào một giai đoạn không phải là giai đoạn cuối cùng của

việc bản hàng; một số khoản phải trả tình vào một giai đoạn trung gian trong

quá trình sản xuất” Định nghĩa này đã đưa ra được các giai đoạn phát sinh

chi phí doanh nghiệp nhưng chưa nêu được hình thức biểu hiện của chi phi,

mục tiêu sử dụng của chi phí và căn cứ làm phát sinh chi phí.

Theo giáo trình Tài chính doanh nghiệp của Học viện ngân hàng, chiphí doanh nghiệp được định nghĩa là: “Chi phí doanh nghiệp là biểu hiện

bằng tiên toàn bộ hao phi về vật chat và lao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra

dé đạt được một mục tiêu kinh doanh nào đó, nhằm tìm kiếm lợi nhuận trong

một thời kỳ nhất định” Có thé nói đây là một định nghĩa tương đối hoànchỉnh về chi phí doanh nghiệp

Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh, là yếu tố quan trọng trong xác định nghĩa vụ thuế

của doanh nghiệp.

Dựa vào những quan điểm trên, có thê đưa ra một định nghĩa như sau:

“Chi phí doanh nghiệp là biếu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về vật chất vàlao động mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho

các hoạt động khác và các khoản thuế giản thu nhằm tìm kiếm lợi nhuận,

được hạch toán trong kỳ tinh thuế thu nhập doanh nghiệp ”

Chi phí doanh nghiệp có thể được phân loại như sau:

Dưới góc độ quản lý doanh nghiệp, chỉ phí doanh nghiệp bao gồm:

Chi phí nguyên liệu, vật liệu: là các chi phí phát sinh dé mua sắm cácđôi tượng lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp cũng như nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh

Chi phí tiền lương va các khoản trích theo lương: là các chi phí liên

quan đến nhân lực của doanh nghiệp bao gồm tiền lương và phụ cấp mang

! Từ điển quản lý tài chính - ngân hàng, Nxb.Thé giới, 1994;

5

Trang 11

tính chất lương phải trả cho người lao động: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,

bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn

Chi phí khấu hao tài sản cố định: chi phí này là tổng số khấu hao của tất

cả tài sản cô định sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán.Khấu hao tài sản có định liên quan đến hao mòn tài sản, đó là su giảm dần về

giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh, dohao mon tự nhiên hoặc do tiễn bộ khoa hoc công nghé

Chi phí dich vụ: bao gồm các chi phí gắn liền với các dịch vụ cần thiếtcho hoạt động của doanh nghiệp trong ký kế toán như: điện, nước, cước điệnthoại, internet các chi phí này là một phần để tạo ra sản phẩm của doanh

nghiệp nên nó cần được hạch toán khi tính toán chỉ phí

Chi phí khác: bao gồm các chi phí chưa được phản ảnh trong các chỉ

phi đã liệt kê ở trên nhưng nam trong hoạt động của doanh nghiệp, trực tiếphoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vu cho doanh nghiép Các chi phí này có

thé ké đến như: chi phí tiếp khách, hội họp, đi lại

Việc phân loại chi phí theo các tiêu chí như trên đây là cơ sở để doanhnghiệp xây dựng các khoản dự kiến chi phí cần thiết, lập dự toán chi phí, lập

kế hoạch kinh doanh Ngoài ra đây cũng là cơ sở cho việc xây dựng kế

hoạch cung ứng vật tư, tiền vốn, xây dựng kế hoạch khấu hao tài sản cốđịnh là cơ sở dé phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí sản xuất

kinh doanh.

Dưới góc độ quản lý nhà nước về thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí được phân loại dựa trên tính hợp ly, theo đó, chi phí doanhnghiệp bao gồm: chi phí được trừ và chi phí không được trừ

Chi phí được trừ: là các khoản chi hợp ly mà pháp luật công nhận đượckhẩu trừ khỏi doanh thu khi tính thu nhập chịu thuế

Chi phí không được trừ: là các khoản chi phí không hợp lý, không đượcpháp luật công nhận và không được khấu trừ khi tính thu nhập chịu thuế

1.1.2 Đặc điểm của chi phí doanh nghiệp

Trang 12

Thứ nhất, chi phí doanh nghiệp là biểu hiện băng tiền mà doanhnghiệp phải bỏ ra để sản xuất, tiêu thụ sản pham và thực hiện các hoạt động

khác trong một thời kỳ nhất định

Thứ hai, chi phí gắn liền với từng lĩnh vực cụ thể Chi phí doanh

nghiệp được thể hiện ở rất nhiều góc độ, từ nguyên, nhiên vật liệu; chi phí laođộng; chi phí quảng cáo; chi phí khấu hao tài sản cố định

Thứ ba, chi phí là một yếu tố quan trọng trong việc xác định lợi nhuận

của doanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp

phải luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí Bởi nếu quản lý chi phí khônghợp lý, không đúng thực chất của nó sẽ không những gây ra khó khăn trong

quản lý mà còn làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Để có được con số lợinhuận cụ thé thì doanh nghiệp phải hạch toán từng khoản chi phí một cácchính xác Việc giám sát các khoản chi phí trong các khâu, trong các lĩnh vực

hoạt động cụ thê là hoạt động rất quan trọng đối với doanh nghiệp

1.2 Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với chi phí được trừ khitính thuế thu nhập doanh nghiệp

Như đã đề cập ở trên, chi phí được trừ là một phần rất quan trọng khitính thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp, ảnh hưởng lớn dé doanh thu, lợinhuận, lỗ của doanh nghiệp Chi phí được trừ là yếu tố rất phức tạp, vì vậy déquan lý chi phí được trừ hiệu qua đòi hỏi phải có các quy định pháp luật điềuchỉnh rõ ràng Sự cần thiết phải điều chỉnh chi phí hợp lý bằng pháp luật xuất

phát từ các lý do sau:

Thứ nhất, những quy định về chi phí hợp lý sẽ tránh sự mất mát nguồnthu từ thuế thu nhập doanh nghiệp, đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà

nước Các quy định về chỉ phí được trừ sẽ là căn cứ để xác định khoản chỉ của

doanh nghiệp và loại trừ những khoản chi bat hợp ly Từ đó làm minh bach

báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phòng tránh việc giảm thuế, trốn thuế,

gop phan xây dựng một nên kinh tế thị trường lành mạnh và phát trién

Trang 13

Thứ hai, việc quy định về những chi phí được trừ là cơ sở dé Nha nướcđịnh hướng đầu tư Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành quy địnhnhững khoản chi phí thành lập quỹ phát triển khoa học công nghệ, sáng kiến,

phát minh mới nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chi cho giáo

dục là chi phí được trừ khi tính thu nhập chịu thuế Các quy định này tạo

điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao trình độ đội ngũ lao động, cải tiễn kỹ

thuật, áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất góp phần đáp ứng đòi hỏingày càng cao của nên kinh tế thị trường

Thứ ba, quy đinh về chi phí được trừ sẽ đảm bảo công bằng cho cácdoanh nghiệp trong kinh doanh Việc quy định rõ ràng các khoản chi phi được trừ, chi phí không được trừ sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các

doanh nghiệp Các doanh nghiệp với tiềm lực lớn sẽ có thé đầu tư một khoản

chi phí lớn cho việc tạo ra sản phẩm, khi đó thu nhập chiu thuế của doanh

nghiệp sẽ tỷ lệ nghịch với chỉ phí bỏ ra, tức thu nhập chịu thuế sẽ giảm xuống.Chi phí được trừ sẽ tạo sự công bằng giữa khoản đầu tư và khoản thuế phải

nộp.

Thứ tư, những quy định về chi phí hợp lý sẽ nâng cao ý thức của cácdoanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.Theo quy định của Luật thuê thu nhập doanh nghiệp, các đối tượng nộp thuế

có nghĩa vụ tự kê khai, tự tính toán doanh thu, chi phí hợp lý dé tính số thuế

phải nộp, đồng thời tự chịu trách nhiệm về các số liệu được kê khai, tính toán

đó Vì vậy, việc quy định chặt chẽ, rõ ràng về chi phí được trừ sẽ là một cơ sởpháp lý quan trong dé đối tượng nộp thuế căn cứ vào đó tinh đúng, tính đủ số

thuế phải nộp; đồng thời đảm bảo cơ quan thuế thu đúng, thu đủ tiền thuế củadoanh nghiệp Trong quá trình thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế, nhờ

việc đối chiếu với các quy định về chi phí được trừ sẽ giúp cơ quan thuế phát

hiện sai sót, những hành vi cố ý làm sai quy định của pháp luật, những biểu

hiện tiêu cực của doanh nghiệp khi hạch toán kế toán của doanh nghiệp Từ

Trang 14

đó làm cơ sở áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp Nhờ đó mà ý thức của

đối tượng nộp thuế ngày càng được nâng cao

Với những phân tích trên đây, có thé thấy việc điều chỉnh pháp luật đốivới chi phí được trừ là hết sức cần thiết Việc điều chỉnh này cũng cần đảmbảo nguyên tắc về quyền tự chủ trong kinh doanh của doanh nghiệp, nguyêntắc quản lý thị trường cũng như đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, hiệu quả giữa

các doanh nghiệp.

1.3 Pháp luật về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm pháp luật về chỉ phí được trừ khi tính thuế thu nhập

doanh nghiệp

Với nguyên tắc đảm bảo công bằng giữa các chủ thể nộp thuế, đảm bảocân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế, thuế thu nhập doanhnghiệp được sử dụng để đảm bảo quyền, lợi ích giữa các doanh nghiệp vớinhau, đồng thời là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách nhà nước

Thuế thu nhập doanh nghiệp được ban hành với mục đích tạo môitrường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bảo đảm công bằng, bình đắng trong

cạnh tranh; tạo các ưu đãi thuế theo hướng đảm bảo môi trường đầu tư hấp

dẫn, thu hút có chọn lọc và nâng cao chất lượng đầu tư, tác động tích cực đến

phân bố nguồn lực dé phát triển địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.Đồng thời đảm bảo chính sách đơn giản, rõ rang, minh bạch, góp phan daymạnh cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế Bên cạnh đó,

một mục tiêu quan trọng của thuế thu nhập doanh nghiệp là đảm bảo nguồnthu 6n định cho ngân sách nhà nước

Một trong những công cu để thuế thu nhập doanh nghiệp có thé khuyếnkích đầu tư, đảm bảo công bang, canh tranh lanh manh gitra cac doanh nghiép

là chi phi được trừ.

Việc cho phép doanh nghiệp trừ chi phí khi tính thuế thu nhập doanh

nghiệp là một chính sách thuế được áp dụng nhằm khuyến khích sự phát triển

Trang 15

của doanh nghiệp và tạo điều kiện dé doanh nghiệp có thé tăng cường đầu tu,nâng cao năng lực cạnh tranh và giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động.Nếu không cho phép trừ chi phí, doanh nghiệp sẽ phải chịu một mức thuế caohon do thu nhập của họ bị tính trên cơ sở chưa loại bỏ được các chi phí liênquan đến sản xuất và kinh doanh Điều này có thể gây khó khăn cho doanhnghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang phát

triển

Ngoài ra, chính sách trừ chi phí cũng giúp đảm bảo tính công bang vàminh bạch trong việc tính thuế, vì doanh nghiệp chỉ phải trả thuế trên phần

thu nhập ròng sau khi đã khấu trừ các khoản chi phi hop lý và phù hợp với

quy định của pháp luật Điều này cũng giúp đảm bảo sự chính xác và đúng

dan trong việc thu thuế của nhà nước

Tổng quan lại, cho phép trừ chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

là một chính sách thuế hợp lý và cần thiết để tạo điều kiện cho doanh nghiệpphát triển và đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chi phí được trừ là khoản chi

đáp ứng day đủ các điều kiện về chi phí được trừ và không nam trong danh

mục các khoản chi không được trừ theo quy định của pháp luật.

Theo quy định tại điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008,

chi phí được coi là chi phí được trừ khi đáp ứng các điều kiện:

“1 Trừ các khoản chỉ quy định tại khoản 2 Diéu này, doanh nghiệpđược trừ mọi khoản chỉ khi xác định thu nhập chịu thué nếu đáp ứng đủ cácdiéu kiện sau đây:

a) Khoản chỉ thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinhdoanh của doanh nghiệp; khoản chỉ cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

khoản chỉ thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy

định pháp luật;

b) Khoản chỉ có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật Đối

với những hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lân có giả trị từ hai mươi

10

Trang 16

triệu dong trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ cáctrường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không ding tiền mặt

theo quy định của pháp luật ”

1.3.2 Nội dung pháp luật về chi phí được trừ khi tính thuế thu nhậpdoanh nghiệp.

1.3.2.1 Điều kiện của chỉ phí được trừ

Thứ nhất, khoản chỉ thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản

xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Điều kiện thứ nhất này phan ánh hai yêu cau: (i) Thực tế phát sinh; (ii)

Liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

của doanh nghiệp là tong số tiền mà doanh nghiệp đã phải chi ra dé thực hiện

các hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình Đây là các chi phí được tính

toán dựa trên số liệu thực tế và chứng từ hợp lệ được lưu trữ và quản lý bởi

doanh nghiệp Các chi phí thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp có thé bao gồm như:

- Chi phí nguyên vật liệu và hàng hóa: Bao gồm chi phí mua cácnguyên vật liệu, phụ liệu và hang hóa dé sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp

dịch vụ;

- Chi phí nhân công: Bao gồm chi phí tiền lương, bảo hiểm xã hội, cáckhoản phụ cấp và các khoản chi trả khác cho nhân viên

- Chi phí tiền thuê va bảo trì thiết bị: Bao gồm chi phí tiền thuê nha

xưởng, thiết bị sản xuất, thiết bị văn phòng, máy móc, phương tiện vận

chuyên và chi phí bảo trì, sửa chữa các thiết bi này

- Chi phí quảng cáo và tiếp thị: Bao gồm chi phí quảng cáo, tiếp thị,

khuyến mại, thiết kế bao bì, trang trí cửa hàng và các hoạt động marketingkhác.

11

Trang 17

- Chi phí tài chính: Bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc vayvon, chi phí lãi suất, phí dịch vụ ngân hang và các khoản chi phí khác liênquan đến tài chính.

Tất cả các chi phí này đều được doanh nghiệp chi trả trong quá trìnhsản xuất và kinh doanh Các chi phí này sẽ được tính vào chi phí sản xuất và

kinh doanh để tính toán lợi nhuận, cũng như để tính thuế thu nhập doanhnghiệp Mặt khác, có những khoản chi không thực sự rõ về tính liên quan đếnhoạt động sản xuất, kinh doanh doanh nghiệp nhưng được pháp luật quy định

rõ là khoản chi không được trừ, chăng hạn như chi phí mua thẻ hội viên sângôn, chi phí chơi gôn.

Trong thực tế, doanh nghiệp không thể nào tự nhiên có được sản phẩm,dịch vụ Muốn tạo ra sản pham, dich vu thi doanh nghiép cần bỏ ra các chi phínhư chi phí nguyên, nhiên, vật liệu; chi phí nhân công; chi phí quảng cdo dé

phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh Việc các chi phí nàyđược trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là hợp lý bởi mục đích của các

khoản chi này là để tao ra thu nhập chịu thuế Có dau tư chi phí mới có đượcsản phẩm, dịch với, mới tạo ra được doanh thu

Ngoài điều kiện liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thì pháp

luật còn quan tâm đến tính “thực tế” của các khoản chi này Bởi lẽ nhiều

doanh nghiệp sẽ có thé lợi dụng các khoản chi “phi thực tế” dé gian lận thuếthu nhập doanh nghiệp Các doanh nghiệp nộp thuế có thé thông đồng với cácbên xuất hóa đơn nhằm khai khống các chi phí mà thực tế họ không chi hoặcchi thấp hơn giá trị xuất hóa đơn Do đó, đây là quy định nhằm tránh tình

trạng gian lận thuê thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp

Thứ hai, khoản chỉ phải hợp lý, hợp pháp.

Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải dựa trên

nguyên tắc hợp lý và hợp pháp Điều này có nghĩa là chi phí phải được liênquan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và phải có tính

hợp lý trong việc sử dụng chi phí này dé tạo ra lợi nhuận

12

Trang 18

Tính hợp pháp: Chi phí được trừ phải là hợp pháp, có nghĩa là nó phải

được pháp luật công nhận và không vi phạm các quy định của pháp luật vềthuế Doanh nghiệp phải có các tài liệu và chứng từ hợp lệ dé chứng minh chi

phí này.

Thuế là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước, cho nên

những chi phí nào được pháp luật ghi nhận thì mới được khấu trừ, còn các

khoản chi bat hợp pháp khác, mac dù có thực chi nhưng cũng không duockhấu trừ vào doanh thu? Bên cạnh đó, chi phí còn phải mang yếu tố “hợp lý”

Chi phí phải được coi là hợp lý nếu nó được chỉ tiêu để sản xuất hoặc kinhdoanh sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp Các chi phí này phải được tínhtoán một cách cân thận và chính xác

Chăng hạn các khoản tiền lương của chủ doanh nghiệp sẽ không đượccoi là chi phí hợp ly dé được trừ Boi vì thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vàothu nhập trước thuế, phần còn lại là thu nhập sau thuế sẽ thuộc về chủ sở hữu

doanh nghiệp sau khi đã trích lập các quỹ và trừ đi các chi phi bất hợp lệ, hợp

lý khác Vì thế các khoản tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp mà

được khấu trừ khi tính thuế thu nhập chịu thuế sẽ tạo “kẽ hở” cho chủ sở hữu

doanh nghiệp khai tăng khoản chi phí này để có lợi nhất cho mình Ho vừa

được hưởng khoản chi phí về lương được khấu trừ, vừa được hưởng lợi nhuậnsau thuế

Thứ ba, khoản chỉ phải có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của

pháp luật Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từhai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiềnmặt, trừ các trường hợp không quy định bắt buộc phải có chứng từ

thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật

Điều kiện nay giúp cơ quan quan lý có căn cứ dé xác định chi phí hợp

lý Hóa đơn là chứng từ kế toán do tổ chức, cá nhân bán hàng, cung cấp dịch

vụ lập, ghi nhận thông tin bán hàng, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp

? Vũ Thị Hoa Mi (2006), Chi phí hợp lý được khẩu trừ khi tinh thuế thu nhập doanh nghiệp, khóa luận tốt

nghiệp, trường Đại học Luật Hà Nội, tr.09;

13

Trang 19

luật Chứng từ kế toán là những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ

kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi số kế toán Hóa

đơn, chứng từ là bằng chứng của việc giao dịch làm phát sinh doanh thu hoặcchi phí Việc yêu cầu các khoản chi phải có đủ hóa đơn, chứng từ tạo điều

kiện để xác định khoản chi có hợp lý, hợp pháp hay không, giúp xác thựcđược tính chính xác của giao dịch, gia tri giao dịch.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTChướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 thang 12 năm

2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập

doanh nghiệp:

“e) Khoản chỉ nếu có hóa don mua hàng hóa, dịch vụ từng lan có giátrị từ 20 triệu đông trở lên (giá đã bao gom thuế GTGT) khi thanh toán phải

có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt

Chứng từ thanh toán không dùng tiên mặt thực hiện theo quy định của

các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lân có giá trị từ hai mươi triệu

dong trở lên ghi trên hóa don mà đến thời điểm ghi nhận chi phi, doanhnghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chỉ phí được trừ khi

xác định thu nhập chịu thuế Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không

có chứng từ thanh toán không ding tiên mặt thì doanh nghiệp phải kê khai,

diéu chỉnh giảm chi phí đối với phan gid trị hàng hóa, dịch vụ không có

chứng từ thanh toán không dùng tiên mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việcthanh toán bằng tién mặt (ké cả trong trường hop cơ quan thué và các cơ

quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tỉnh thuế có phát sinhkhoản chỉ phí này).

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa don in trực tiếp từ máy

3 Khoản 1 Điều 20 Luật kế toán năm 2015;

* Khoản 3 Điêu 3 Luật kê toán năm 2015;

14

Trang 20

tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa don; hóa don này nếu có giá tri

từ 20 triệu dong trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa don này và chứng từthanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chỉ phí đượctrừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa don in trực tiếp từ máytính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa don này nếu có giá trịdưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiên mặt thì doanh nghiệp căn cứvào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để

,tính vào chỉ phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế '

Việc quy định đối với những khoản chi trên hai mươi triệu đồng phải

có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt xuất phát từ mục đích ngăn chặnviệc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp Yêu cầu về chứng từ thanh toán không

dùng tiền mặt, mà hình thức chủ yếu là thanh toán qua ngân hàng thê hiệnkhách quan quan hệ mua bán giữa hai bên Chứng từ thanh toán qua ngânhàng là bằng chứng cho việc trao đổi hang-tién và thanh toán Điều này sẽ

giảm bớt gánh nặng cho cơ quan thuế khi xác minh hóa đơn bán hàng Bêncạnh đó, quy định này còn góp phần làm thay đổi thói quen thanh toán của

người Việt Nam, dan dan tiến tới phố biến thanh toán không dùng tiền mặt

Mức hai mươi triệu đồng được đưa ra dựa trên cơ sở thực tế hiện nay ở

Việt Nam đa số mọi người chưa quen hình thức thanh toán không dùng tiền

mặt, việc ấn định mức hai mươi triệu giúp hạn chế các giao dịch lớn xuất hóa

đơn trái pháp luật.

Đối với hóa đơn, chứng từ, dé được chấp nhận thì phải đáp ứng các quy

định về nội dung, hình thức, thời điểm lập hóa đơn theo quy định của phápluật về kế toán

Thứ tư, không thuộc các khoản chỉ không được trừ.

Š Luật kế toán năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

15

Trang 21

Theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp,những khoản chi không được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao

- Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;

- Phan chi phí quản lý kinh doanh do doanh nghiệp nước ngoài phân bổ

cho cơ sở thường trú tại Việt Nam vượt mức tính theo phương pháp phân bổ

do pháp luật Việt Nam quy định;

- Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;

- Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng

không phải là tổ chức tín dụng hoặc tô chức kinh tế vượt quá 150% mức lãisuất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay;

- Khoản trích khâu hao tài sản cô định không đúng quy định của phápluật;

- Khoản trích trước vào chi phí không đúng quy định của pháp luật;

- Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả chosáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh

doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác dé chi trả cho

người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từtheo quy định của pháp luật;

- Phần chỉ trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;

- Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị giatăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Khoản tai trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tẾ, nghiên cứu khoahọc, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhàcho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo

16

Trang 22

chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều

kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Phần trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ có tính chất an sinh xã

hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định

theo quy định của pháp luật;

- Các khoản chi của hoạt động kinh doanh: ngân hàng, bảo hiểm, xổ số,chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh đặc thù khác theo quy

định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Các khoản chi này mặc dù có thé liên quan đến hoạt động sản xuất,

kinh doanh, có hóa đơn chứng từ nhưng không được pháp luật công nhận làchỉ phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp do:

Chi phi này không do nguôn vốn kinh doanh của doanh nghiệp chi trả

và không được bù dap bằng nguồn vốn khác Theo nguyên tắc, chi phí gắnliền với doanh thu, nếu chi phí không do nguồn vốn sản xuất kinh doanh cungcấp thì không được xác định là chi phí sản xuất kinh doanh Vi dụ như: chi

nghỉ thai sản, 6m dau sẽ do quỹ Bảo hiểm xã hội chi trả hoặc chi phí là chi phi

của hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đã được chi trả, bù đắp như phanthuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ

Chi phí phát sinh từ hành vi không tuân thủ pháp luật Chi phí xuất

phát từ hành vi vi phạm pháp luật không được tính là chi phí được trừ khi tinh

thuế thu nhập doanh nghiệp Đây là nguyên tắc trách nghiệm vật chất đối vớilỗi của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật Điều kiện này nhằmđảm bảo môi tường kinh doanh lành mạnh cho tất cả các doanh nghiệp Nhà

nước không chấp nhận khoản chi này, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp can

giảm thiểu các vi phạm nếu muốn gia tăng lợi nhuận của mình

Chỉ phí không tuân thủ định mức, tiêu chuẩn theo quy định của pháp

luật Các quy định về giới hạn tiêu chuẩn, định mức là điều kiện mở rộng

thêm diều kiện chi phí phải hợp lý Theo đó, nêu khoản chi của doanh nghiệp

vượt quá so với định mức mà pháp luật quy định thì phần chênh lệch vượt quá

17

Trang 23

doanh nghiệp phải tự gánh chịu mà không được tính là chi phí hợp lý Ví dụ:Theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 9 Nghị định 218/2013 hướng dan thi

hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: “g) Phẩn chỉ quảng cáo, tiếp thị,khuyến mại, hoa hông môi giới (không bao gồm hoa hồng bảo hiểm theo quyđịnh của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, hoa hông dai lý bán hàng đúng

gid, hoa hông trả cho nha phân phối của các doanh nghiệp ban hàng da cap);

chỉ tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chỉ hỗ trợ tiếp thị, chỉ hỗ trợ chỉ phí liênquan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chỉđược trừ.

Tổng số chi phí được trừ không bao gôm các khoản chỉ quy định trên

đây; đối với hoạt động thương mại không bao gom gid mua của hàng hóa ban

ra.

Khoản chỉ thuộc diện khong chế chi phi tại Điểm này bao gồm cả chỉbiếu, tặng, cho khách hàng ”

1.3.2.2 Các khoản chỉ được trừ theo quy định của phap luật.

a Chi phí nguyên liệu, hang hóa.

Chi phí nguyên liệu và hàng hóa là các chi phí phát sinh trong quá trình

sản xuất hoặc kinh doanh của một doanh nghiệp

Chi phí nguyên liệu là các chi phí phát sinh trong việc mua các nguyên

liệu cần thiết dé sản xuất hoặc kinh doanh sản phẩm, bao gồm cả chi phí muahàng hóa từ các nhà cung cấp bên ngoài và chi phí sản xuất hàng hóa trong

nội bộ doanh nghiệp Các chi phí này thường được ghi nhận vào tài khoản

"Chi phí nguyên vật liệu va vat tư” trong bao cáo tài chính của doanh nghiệp.

Chi phí hàng hóa là các chi phí phát sinh trong quá trình mua và bán

các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp Các chi phí này bao gồm chiphí sản xuất sản pham, chi phi quan lý kho, chi phi vận chuyền, chi phi bảohiểm và các chi phí khác liên quan đến hoạt động bán hàng Các chi phí này

thường được ghi nhận vào tài khoản "Chi phí bán hàng” trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

18

Trang 24

Việc quản lý và giảm thiểu chi phí nguyên liệu và hàng hóa là mộttrong những cách quan trọng dé tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận của doanhnghiệp.

Chi phí nguyên vật liệu, hang hóa được sử dụng dé sản xuất hàng hóa,dịch vụ tạo ra thu nhập chịu thuế trong kỳ được tính vào chi phí được trừ Chi

phí này được tính dựa trên giá thực tế xuất kho của doanh nghiệp kết hợp địnhmức tiêu hao hợp lý theo quy định.

Về giá thực tế xuất kho của vật tư, hàng hóa

Đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài

Giá vật tư, hàng hóa thực tế xuất kho đối với doanh nghiệp nộp thuế giátrị gia tăng theo phương pháp khấu trừ là giá không có thuế giá trị gia tăngcủa vật tư, hàng hóa mua ngoài và các dịch vụ liên quan đến vật tư, hàng hóamua ngoài Còn đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theophương pháp trực tiếp hoặc đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa,dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, giá vật tư, hang hóathực tế xuất kho bao gồm cả thuế giá trị gia tăng của vật tư, hàng hóa muangoài và các dịch vụ liên quan đến vật tư, hàng hóa mua ngoài

Đối với vật tư, hàng hóa do doanh nghiệp gia công chế biến

Giá vốn nhập kho bao gồm giá thành công xưởng thực tế bao gồm chỉ

phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất

chung.

Đối với vật tư, hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến

Giá vốn thực tế bao gồm giá thực tế của vật tư, hàng hóa xuất kho thuêchế bién cộng với các chi phí vận chuyên, bốc dỡ đến nơi thuê dé chế biến và

từ đó về doanh nghiệp cộng với số tiền phải trả cho người nhận gia công

Cơ sở sản xuất vật tư, hang hóa, thuê ngoài gia công chế biến vật tư,hàng hóa và các khoản chi liên quan phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn được

19

Trang 25

phép lập bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào (theo quy định tạiThông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP).

Đối với vật tư, hàng hóa do đơn vị khác góp vốn liên doanh

Giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh là giá dohội đồng liên doanh đánh giá cộng với các chi phí vận chuyền (nếu có)

Từ vat tư, hàng hóa thực tế nhập kho, doanh nghiệp tiễn hành xuất khotheo giá vốn thực tế căn cứ nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Chi phí vật tư, hàng hóa xuất kho được tính toàn bộ vào chi phí sản xuất kinhdoanh hoặc được phân bổ theo từng phan quy định

Về định mức tiêu hao hợp lý của vật tư, hàng hóa

Doanh nghiệp sẽ tự xây dựng, quản lý mức tiêu hao nguyên liệu, vậtliệu, nhiên liệu, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh Định mức này

được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh

nghiệp Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà

nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

Ngoài ra, trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phan giá trịton thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hop bat kha kháng kháckhông được bồi thường thì khoản chi này được tình vào chi phí được trừ khi

xác định thu nhập chịu thuế Cụ thể:

- Phan giá trị ton thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp

bat khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị

ton thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác

phải bồi thường theo quy định của pháp luật

- Hàng hóa bị hư hỏng do hết han sử dung, bị hư hỏng do thay đổi quátrình sinh hóa tự nhiên không được bôi thường thì được tính vào chi phí đượctrừ khi xác định thu nhập chịu thuế

b Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương

20

Trang 26

Tiền lương là khoản tiền được trả cho người lao động nhằm đền bù chocông việc, nỗ lực và thời gian mà họ dành cho doanh nghiệp Tiền lươngthường được tính theo đơn vị thời gian (giờ, ngày, tuần, tháng ) và phải tuântheo các quy định pháp luật liên quan đến lao động và tiền lương tại địa

phương doanh nghiệp hoạt động.

Theo quy định của pháp luật về lao động, tiền lương là số tiền màngười sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận đề thực hiệncông việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương

và các khoản bé sung khác5

Tiền lương có thê bao gồm các khoản phụ cấp như trợ cấp chức vụ, trợ

cấp công tác, trợ cấp phụ cấp, trợ cấp gia đình, tiền thưởng và các khoản phụ

cấp khác tùy thuộc vào chính sách của doanh nghiệp

Việc tính toán và quan lý chi phí tiền lương là một phần quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực

có sử dụng lực lượng lao động nhiều như sản xuất, dịch vụ, bán lẻ

Chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản tiền lương,

tiền công, phụ cấp phải trả cho người lao động Đối với doanh nghiệp, chỉ

phí tiền lương phải trả cho lao động căn cứ vào hợp đồng lao động: nội quy

lao động: quy chế tài chính của công ty; quy chế khen thưởng Tuy nhiên cáckhoản chi này cần tuân thủ các quy định Nhà nước về chính sách tiền lương,

tiền công cho người lao động thì mới đủ điều kiện là chi phí được trừ

Các khoản trích theo lương bao gồm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn Các khoản trích này được tính theo

một tỷ lệ nhất định trên tiền lương phải trả cho người lao động nên được gọi

là các khoản trích theo lương.

c Chỉ phí khẩu hao tài sản cỗ định

Tài sản cố định là những tư liệu lao động biểu hiện dưới dạng hữu hình

hoặc vô hình, tham gia một cách trực tiêp hoặc gián tiêp vào nhiêu chu kỳ sản

5 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019;

21

Trang 27

xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyền dịch từng phần vào chi phí của

doanh nghiệp và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cỗ định theo quyđịnh pháp luật.

Theo quy định của pháp luật, dé được coi là tài sản cố định thì phảithỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài

sản đó;

- Có thời gian sử dụng trên l năm trở lên;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy và óc

giá trị 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên

Các khoản chi phí khấu hao tài sản cỗ định được tính vào chi phí hợp lýkhi tính thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định tại các văn bản

pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong quá trình hoạt động, tài sản cố định sẽ bị hao mòn, tức giảm dầngiá trị sử dung Nguyên nhân hao mòn có thé do bao mòn của tự nhiên, tiến

bộ khoa học kỹ thuật Việc chuyên dich phần hao mòn nay được thực hiệndưới hình thức trích khấu hao Việc trích khấu hao tài sản cố dịnh chính làviệc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tai sản cố định

vào chi phi sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố

định Đây là cách dé doanh nghiệp thu hồi vốn đầu tư vào tài sản có định dé

tái đầu tư trong tương lai Thông tin về chi phí khấu hao giúp người quan ly

doanh nghiệp biết được tốc độ hao mòn tài sản cô định, xác định cơ cau chiphi, giá, từ đó có chiến lược tái đầu tư hoặc mở rộng đầu tư để đảm bảo cơ sở

vật chất - kỹ thuật phù hợp với sản xuất, kinh doanh

Tất ca tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ

những tài sản cô định quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC

7 Khoản 1 Điều 3 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cỗ

định;

8 Khoản 2 Điều 9 Thông tư 45/2013/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cỗ

định;

22

Ngày đăng: 10/03/2024, 22:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w