Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
784,36 KB
Nội dung
LUẬNVĂN:HoànthiệncôngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủaCôngtyDa–GiầyViệtNam Lời nói đầu Hội nhập là xu thế tất yếu của thời đại, quá trình này diễn ra dưới nhiều lĩnh vực và dưới nhiều hình thức – quốc tế hoá về thương mại, về vốn, về sảnxuất và dưới dạng tham gia nhiều tổ chức kinh tế thế giới. ViệtNamđã là thành viên chính thức của hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), của diễn đàn hợp tác Châu á Thái Bình Dương (APEC), của tiến trình hợp tác á - Âu (ASEM) và tổ chức thương mại thế giới WTO. Tiến trình hội nhập quốc tế củaViệtNam sẽ làm tăng sự cạnh tranh, cọ sát giữa các doanh nghiệp ViệtNam với các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó tạo cơ hội để các doanh nghiệp nước ta vươn lên và tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế. Đồng thời, hội nhập và tự do hoá thương mại sẽ phát huy được lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng được những nguồn lực từ bên ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động xuấtnhập khẩu. Trọng tâm của chiến lược phát triển xuấtnhậpkhẩu giai đoạn 2001-2010 là ưu tiên cho xuấtkhẩu tạo ra những khâu đột phá với những bước đi vững chắc trong lĩnh vực này. Cùng với xuấtkhẩu thì nhậpkhẩu cũng được định hướng chặt chẽ với mục tiêu là phục vụ cho xuất khẩu, trong đó chú trọng đến hoạt động nhậpkhẩunguyênvậtliệu phụ, đặc biệt là những nguyênliệu mà hiện nay trong nước vẫn chưa cung cấp được, vì nó giúp bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước, bảo vệ môi trường và phục vụ tốt hơn cho hoạt động sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngành công nghiệp dagiầyViệtNamđã có từ lâu đời, là ngành cung cấp các sản phẩm tiêu dùng cho xã hội, gắn với nhu cầu thiết yếu của con người. Mặc dù có những lúc thăng trầm trong quá trình phát triển, nhưng Dagiầy là ngành có mức tăng trưởng cao, tỷ trọng kim ngạch xuấtkhẩucủa ngành chiếm bình quân hơn 10% so với kim ngạch xuấtkhẩucủa cả nước. Đóng góp một phần vào những thành côngcủa ngành DagiầyViệtNam là CôngtyDa - giầyViệt Nam. Hoạt động kinh doanh chính củaCôngty là nhận giacônggiầy dép quốc tế, khách hàng chính củaCôngty là các doanh nghiệp ở EU, Mỹ, Nhật Bản,… khi hoạt động kinh doanh theo hình thức này Côngty không không phải lo đầu ra cho sản phẩm, không phải lo phần nguyênvậtliệu chính để phục vụ cho sản xuất. Những hoạt động này do bên đặt giacông chịu trách nhiệm. Thông thường Côngty chỉ lo phần nguyênvậtliệuphụ phục vụ cho hoạt động gia công. Phần nguyênvậtliệuphụ này sẽ được Côngty nghiên cứu, xem xét để lựa chọn nhà cung cấp. Với những nguyênvậtliệu mà trong nước có thể đáp ứng được, Côngty sẽ mua ngay trong nước, phần còn lại sẽ được nhậpkhẩu ở nước ngoài. Qua quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại và thời gian thực tập tại CôngtyDa–GiầyViệt Nam, nhận thức được tầm quan trọng của việc hoànthiệncôngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuất khẩu, được sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Hữu Châu cùng toàn thể các cô, các chú cán bộ, nhân viên tại CôngtyDa–GiầyViệt Nam, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hoàn thiệncôngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủaCôngtyDa–GiầyViệt Nam” làm luận văn tốt nghiệp. - Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giácôngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủaCôngtyDa–GiầyViệt Nam, từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm của hoạt động nhậpkhẩucủaCông ty. Trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm hoànthiệncôngnghệnhậpkhẩucủaCông ty. - Phạm vi, nội dung nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tiếp cận môn học marketing thương mại và marketing thương mại quốc tế. - Phương pháp nghiên cứu: trong bài luận văn tốt nghiệp này em sử dụng phương pháp duy vật biện chứng. Ngoài ra, em còn sử dụng phương pháp quan sát, phân tích, thống kê, so sánh… Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cầu của bài luận văn được chia làm ba phần: Chương I: cơ sở lý luận về côngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủacôngty kinh doanh trong xu thế hội nhập. Chương II: phân tích tình hình xác lập, thực hiện côngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuất tại CôngtyDa–GiầyViệt Nam. Chương III: đề xuấthoànthiệncôngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủaCôngtyDa–GiầyViệt Nam. Chương I cơ sở lý luận về côngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủacôngty kinh doanh trong xu thế hội nhập. I. Tiến trình hội nhập và vai trò củacôngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủacôngty kinh doanh việt Nam. 1. Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới củaViệt Nam. 1.1. Chủ trương của Đảng về tiến trình hội nhập. Chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế củaViệtNam được đặt ra từ Đại hội VI (năm 1986 ) trên cơ sở đường lối đổi mới và “mở cửa” nền kinh tế và trên cơ sở chính sách, quan hệ đối ngoại củaViệtNam với phương châm đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế. Hội nghị Ban chấp hành TW 3 (khoá VI) chỉ rõ: ViệtNamsẵn sàng mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước, các côngty nước ngoài trên cơ sở cùng có lợi và không có điều kiện chính trị ràng buộc, hạn chế đến mức thấp nhất các giá phải trả. Đại hội VII (năm 1991 ) đã thông qua cương lĩnh của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm, đồng thời cũng nêu ra tư tưởng hội nhập kinh tế quốc tế là: ViệtNam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Cụ thể hoá đường lối Đại hội VII, Hội nghị Ban Chấp hành TW 3 (khoá VII) đã ra chuyên đề Chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá mà Đại hội VII nêu ra, đánh dấu bước khởi đầu của tiến trình hội nhậpcủaViệt Nam. Đại hội VIII (năm 1996) đã khẳng định chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, đó là xây dựng một nền kinh tế mở và đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Hội nghị Ban chấp hành TW4 (khoá VIII) đã nêu nhiệm vụ cụ thể cho quá trình này là tích cực chủ động xâm nhập và mở rộng vào thị trường vững chắc, tích cực, khẩn trương đàm phán với Mỹ, gianhập diễn đàn hợp tác Châu á- Thái Bình Dương (APEC) và Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Có kế hoạch cụ thể chủ động cam kết gianhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Như vậy, Đại hội VIII và các Nghị quyết TW khoá này đã chỉ đạo tiến trình hội nhập khẩn trương hơn. Đến đại hội IX (năm 2001), tiếp tục khẳng định chủ trương đại hội VIII nêu ra và đã đưa ra một khẩu hiệu: ViệtNamsẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. Đồng thời, Đại hội IX nhấn mạnh: ViệtNam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảo độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường. Như vậy, chủ trương hội nhập kinh tế củaViệtNam từng bước được hình thành cùng với sự phát triển của đất nước. 1.2. Các bước đi trong quá trình hội nhập Về các bước đi trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, chúng ta cần xem xét đến hai mặt. Đối với bên ngoài: Chúng ta đã thực hiện lần lượt các bước đi cụ thể. Đó là: + Năm 1993 đã khai thông quan hệ với Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Châu á (ADB). + Tháng 1/1995 gửi đơn xin gianhập WTO. Chúng ta đã tiến hành được 10 phiên đàm phán đa phương và kết thúc đàm phán với 20 đối tác song phương. Tiến trình đàm phán gianhập WTO củaViệtNamđã bước vào giai đoạn cuối cùng. Phiên đàm phán đa phương thứ 10 về việc ViệtNamgianhập WTO được tiến hành vào ngày 15/9, là phiên rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với quá trình đàm phán củaViệtNam với các đối tác đa phương. Việc đạt được thoả thuận sớm với các nước EU, một đối tác thương mại lớn có 25 nước thành viên, đã tác động tích cực đối với quá trình đàm phán củaViệt Nam. Ngày 7/11/2006 ViệtNamđã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới. + Ngày 25/7/1995 đã chính thức gianhập hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), đồng thời tham gia vào AFTA và chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) + Tháng 3/1996 tham gia diễn đàn á- âu (ASEM) với tư cách là thành viên sáng lập. + Ngày 15/6/1996 gửi đơn xin gianhập APEC. 11/1998 được công nhận là thành viên của APEC + Năm 2000 ký hiệp định thương mại song phương Việt- Mỹ Đối với trong nước chúng ta đã làm được 3 việc cơ bản: Quốc hội đã thông qua nhiều đạo luật, văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý phù hợp cho hội nhập. Thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế, đổi mới chính sách và hệ thống kinh tế vĩ mô và cố gắng cải cách kinh tế, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế; Để thống nhất việc chỉ đạo quá trình ViệtNam hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 12/2/1998 Thủ tướng chính phủ ra quyết định 31/1998-TTg thành lập Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế. Uỷ ban này có nhiệm vụ giúp Thủ Tướng chỉ đạo điều hành các bộ, ban, nghành trong việc tham gia hội nhập quốc tế. 1.3. Những kết quả đạt được trong tiến trình hội nhập Nước ta triển khai hội nhập kinh tế chưa lâu, kinh nghiệm còn hạn chế nhưng đã mang lại kết quả bước đầu khá khả quan. Đó là: Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hoá, đa phương hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, ViệtNamđã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước và có quan hệ thương mại với trên 160 nước và vùng lãnh thổ, với hầu hết các tổ chức quốc tế, khu vực quan trọng. Đẩy lùi được chính sách bao vây, cấm vận của các nước, thế lực thù địch. Tạo được thế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao vị thế củaViệtNam trên chính trường quốc tế và thương trường quốc tế. Khắc phục được tình trạng khủng hoảng thị trường do hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, khủng hoảng khu vực năm 1996, đồng thời cũng đã mở rộng thị trường xuất khẩu. Năm 2004, tổng kim ngạch xuấtkhẩuhàng hóa của cả nước đạt 26,003 tỷ USD, tăng 28,9 % so với năm 2003 và là mức tăng cao nhất trong bốn năm trở lại đây. Đây là một trong những thành tựu nổi bật của nền kinh tế nước ta. Tính riêng trong tháng 8 năm nay, kim ngạch xuấtkhẩucủa cả nước đạt 2,8 tỷ USD, nâng kim ngạch xuấtkhẩu trong 8 tháng qua lên hơn 20,3 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm trước, đã chứng tỏ đường lối đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước đã được thực tiễn khẳng định. Thu hút được nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tranh thủ được nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức (ODA) ngày càng lớn và giảm đáng kể nợ nước ngoài. Doanh thu của khu vực đầu tư nứơc ngoài trong năm 2004 đạt khoảng 18 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2003. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo thêm việc làm cho 7,4 vạn lao động, đưa tổng số lao động trực tiếp lên khoảng 74 vạn người. Tiếp thu được nhiều thành tựu mới về khoa học, côngnghệ và kỹ năng quản lý. Nhiều ngành kinh tế mới đãxuất hiện dựa trên cơ sở tăng cao hàm lượng chất xám trong sản xuất- kinh doanh. Các ngành cơ khí chế tạo, đóng tàu, từng bước được nâng lên tầm cao mới, sản phẩm ngày càng tạo được uy tín trên thị trường trong và ngoài nước. Cơ cầu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Giữ vững ổn định về kinh tế. Điều này thể hiện ở nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng liên tục khá cao và tương đối ổn định. Từ năm 1991 đến năm 2000, GDP tăng liên tục qua các năm với nhịp tăng bình quân hàngnăm 7,5 %. So với năm 1990, năm 2000 GDP tăng gấp 2,07 lần. Tuy xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực năm 1997, nhưng từ năm 2001 đến năm 2004, GDP củaViệtNam vẫn có nhịp tăng trưởng bình quân hàngnăm 7,25$. Trong năm 2005, tốc độ tăng trưởng GDP quý I đạt 7,23%, 6 tháng đầu năm đạt 7,63%. Đặc biệt, tỷ lệ nghèo đói ở ViệtNam giảm mạnh, từ 58% ( năm 1993) xuống 24,1% (năm 2001) ( theo chuẩn nghèo 1USD/ngày). Bước đầu chúng ta đã đạt được kết quả đáng khích lệ, nhưng vẫn còn những mặt hạn chế, yếu kém nhất định. Cụ thể là: nhận thức về hội nhậpcủa cán bộ và nhân dân chưa được nhất trí cao. Chưa có một kế hoạch tổng thể và dài hạn để hội nhập kinh tế quốc tế; hệ thống chính sách, luật pháp quản lý kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh, còn có những chính sách, luật chưa phù hợp với những thông lệ quốc tế; lực lượng sảnxuất có nguy cơ tụt hậu so với trình độ phát triển chung của thế giới, do đó sức cạnh tranh hàng hoá kém, hiệu quả đầu tư thấp. Trước xu thế nhậpkhẩu và sức cạnh tranh chưa đủ mạnh có thể dẫn đến khả năng mất thị trường trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, mục tiêu phát triển kinh tế của nước ta là hướng về xuất khẩu, nhưng thực tế lại có xu hướng thực hiện theo mô hình công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Nền kinh tế đang ở trình độ phát triển chậm, còn chênh lệch khá nhiều so với các nước trong khu vực; đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế còn thiếu, yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại; bản sắc văn hoá đang bị đe doạ, đặt biệt là lối sống của lớp trẻ. Với những thành công bước đầu về hội nhập kinh tế mà Đảng và nhà nước ta đã xác định trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng rằng đến năm 2020, nước ta cơ bản sẽ trở thành một nước công nghiệp, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. 2. Giacông quốc tế và vai trò của nó đối với các côngty kinh doanh Việt Nam. 2.1. Khái niệm giacông quốc tế Có nhiều khái niệm về hoạt động giacông quốc tế: - Khái niệm 1: giacônghàng hoá là phương thức sảnxuấthàng hoá, trong đó người đặt giacông sẽ cung cấp toàn bộ tư liệusảnxuất cùng nguyênvậtliệu và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh. Người nhận giacông sẽ sảnxuấtsản phẩm theo mẫu, giao sản phẩm đó cho người đặt giacông và nhận tiền giacông trên số lượng sản phẩm làm ra. - Khái niệm 2: giacônghàng hoá là một phương thức sảnxuấthàng hoá trong đó người đặt giacông sẽ cung cấp nguyênphụ liệu, có khi cung cấp luôn cả nguyênphụliệu máy móc, bán thành phẩm và nhận lại sản phẩm hoàn chỉnh. Người nhận giacông tự tổ chức quá trình sản xuất, làm ra sản phẩm theo mẫu của khách, giao toàn bộ cho người đặt giacông và nhận tiền gia công. - Khái niệm 3: giacônghàng hoá là một phương thức sảnxuất theo đơn đặt hàng và mẫu của người đặt gia công. Người nhận giacông tổ chức quá trình sảnxuất theo mẫu và bán những sản phẩm làm ra cho người đặt giacông hoặc người nào đó mà bên đặt giacông chỉ định theo giá cả hai bên thoả thuận. Tóm lại, có thể hiểu giacông quốc tế là một hình thức chuyên môn hoá sảnxuất theo quá trình phân công lao động quốc tế, thể hiện mối quan hệ giữa hai bên, trong đó: bên đặt giacông là những đơn vị có đủ những yếu tố vật chất để sản xuất; muốn tìm kiếm thị trường có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ, nguồn nguyênliệu tự nhiên sẵn có để sảnxuấtsản phẩm với mức giá thành sản phẩm thấp nhất. Bên nhận giacông là các doanh nghiệp không đủ điều kiện về vốn đầu tư cho côngnghệ mới, thiếu thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoặc yếu về khả năng thiết kế mẫu mã, trình độ kỹ thuật chưa cao… nên nhận sản xuất, chế biến hàng hoá cho bên đặt giacông nhằm duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp và từng bước tiếp cận với thị trường nước ngoài, tiếp thu kinh nghiệm quản lý, côngnghệ kỹ thuật mới, tạo tiền đề vươn ra thị trường bên ngoài. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận giacông sẽ giao lại cho người đặt giacông để nhận tiền công. Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, giacônghàngxuấtkhẩu giữ một vai trò quan trọng cho việc tăng thu nhập cho người lao động cho những nước nghèo. Kinh nghiệm các nước trong thời kỳ đầu phát triển: đầu tư vào công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến để nhận giacông cho nước ngoài cũng là một cách tăng thu ngoại tệ, đồng thời giải quyết được nạn thất nghiệp trong nước. ở Việt Nam,việc nhận giacông cho nước ngoài đã có từ lâu với các mặt hàng truyền thống như may mặc, giầy dép, hàng thủ công mỹ nghệ…với khách hàng chủ yếu là Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Hiện nay, chính sách mở cửa kinh tế và sự biến động trong nhận thức của người lao động Việt Nam, đã giúp cho giacông quốc tế ngày càng phát huy tác dụng của nó; trong đó giacônghàng dệt - da - may mặc góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy ngoại thương ViệtNam phát triển, gia tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán. Hơn nữa, những mặt hàng nhận giacông lại cần một số lượng lao động lớn, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp củaViệt Nam. 2.2. Các loại giacông quốc tế * Nếu xét theo nguồn cung cấp các yếu tố vật chất sản xuất: có 4 hình thức: - Bên nhận giacông có sẵn thiết bị; bên kia cung cấp 100% nguyênphụ liệu: + Bên đặt giacông cung cấp toàn bộ số nguyênphụliệu cần thiết để hoàn thành sản phẩm cho bên đặt gia công. + Bên nhận giacông có trách nhiệm tổ chức quy trình sảnxuất theo đúng điều kiện hợp đồng và tái xuất thành phẩm cho bên đặt gia công. + Mỗi lần giao hàng cả hai bên đều phải ký xác nhận trên bảng kê chi tiết số lượng nguyênphụliệuđã sử dụng. - Bên nhận giacông có sẵn thiết bị; bên đặt giacônghoàn toàn không cung cấp nguyênphụ liệu: Bên đặt giacông giao phần ngoại tệ tạm tính cho bên nhận giacông để họ tự tìm và mua nguyênphụliệu trên thị trường theo giá quy định do hai bên thoả thuận trước. - Bên đặt giacông cung cấp nguyênphụliệu chính theo định mức hợp đồng: phần phụliệu còn thiếu sẽ do bên nhận giacông tự tìm kiếm trên thị trường để bổ sung. Các chi tiết bổ sung được kê khai đầy đủ và theo sự đồng ý của hai bên. - Trường hợp bên nhận giacông không có máy móc thiết bị: bên đặt giacông sẽ cung cấp máy móc thiết bị và 100% nguyênphụliệu cần thiết để hoàn thành sản phẩm. ( bên nhận giacông coi như chỉ làm thuê). * Theo hình thức thanh toán tiền gia công: có 3 hình thức: - Hợp đồng khoán: hai bên xác định chi phí, thù lao định mức cho mỗi sản phẩm và thanh toán theo định mức đó bất kể chi phí thực tế thực hiện hợp đồng là bao nhiêu. - Hợp đồng thanh toán thực tế: hai bên xác định chi phí thực tế khi thực hiện hợp đồng và thoả thuận thù lao theo mức giácủa thị trường. - Ngoài hai hình thức trên, hợp đông giacông quốc tế còn có thể xem xét theo tiêu chí mua đứt, bán đoạn (bên đặt giacông bán nguyênphụliệu và mua lại thành phẩm). * Theo đối tượng tham gia hợp đồng: có 2 loại gia công: - Giacông trực tiếp: bên đặt giacông và bên nhận giacông kí kết hợp đồng giacông trực tiếp với nhau. - Giacông chuyển tiếp (còn gọi là xuấtkhẩu tại chỗ): bên đặt giacông và bên nhận giacông kí kết hợp đồng giacông trực tiếp với nhau. Sau đó bên nhận giacông kí kết hợp đồng giacông chuyển tiếp với các cơ sở giacông khác trong nước. Có hai hình thức: + Hình thức thư nhất: Theo điều 17 Nghị định 57/1998/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuấtnhập khẩu, giacông và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài (ban hành ngày 31/7/1998) thì: Giacông chuyển tiếp là hình thức giacông mà sản phẩm giacôngcủa hợp đồng này được sử dụng làm nguyênliệugiacông cho hợp đồng giacông khác. Sản phẩm giacôngcủa hợp đồng giacôngcông đoạn trước được giao theo chỉ định của bên đặt giacông cho hợp đồng giacôngcông đoạn tiếp theo. + Hình thức thứ hai: [...]... quả côngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủacôngty kinh doanh 1 Những yêu cầu đối với côngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủacôngty kinh doanh + Côngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụ phải đáp ứng được yêu cầu sảnxuấtcủa doanh nghiệp Đây là những nguyênphụliệu phục vụ cho hoạt động sản xuất. .. lợi với khách hàng nhằm đạt được các mục tiêu củacôngty II Phân định nội dung cơ bản củacôngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủacôngty kinh doanh Việtnam 1 Nghiên cứu marketingnhậpkhẩu và phân tích khả năng củacôngty kinh doanh 1.1 Nghiên cứu marketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngcủacôngty kinh doanh ViệtNam Có nhiều... loại… + Côngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụ phải không trái với quy định của pháp luật Các nguyênphụliệu này phải thuộc trong danh mục hàng được phép nhậpkhẩu + Nguyênphụliệunhậpkhẩu không làm tổn hại đến môi trường hay gây nguy hại cho xã hội 2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả côngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấtgiacôngxuấtkhẩucủacông ty. .. tổng kim ngạch nhậpkhẩu Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động nhậpkhẩucủa doanh nghiệp so với tổng mức lưu chuyển hàng hoá nhậpkhẩu Chương II Phân tích tình hình xác lập, thực hiện côngnghệmarketingnhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩu tại Công tyDagiầyViệtNam I Khái quát tình hình tổ chức và kinh doanh của Công tyDagiầyViệtNam 1 Lịch sử... nhu cầu sử dụng nguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủacôngty kinh doanh ViệtNam Khi nghiên cứu nhu cầu sử dụng nguyênliệuphụ chú ý đến các vấn đề sau: + Chủng loại: tuy mặt hàng nhận giacông mà nguyênliệuphụ có sự khác nhau ở nước ta hình thức giacông chủ yếu là dệt may, giầy dép, lắp ráp hàng điện tử Với ngành giầy dép nguyênvậtliệuphụ có thể là keo, da trang chí, chỉ…... củaCôngty (theo điều lệ tổ chức và hoạt động củaCông Ty) : Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng da, giầy dép các loại, các sản phẩm chế biến từ da, giảda và các nguyên liệu, phụliệu khác Xuấtnhậpkhẩu các loại nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, hoá chất, máy móc, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải và các loại hàng hoá khác phục vụ sảnxuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước Hợp tác quốc tế xuất khẩu. .. ngoài, thâm nhập vào thị trường quốc tế - Các côngty có cơ hội nâng cao trình độ kỹ thuật, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiếp thu côngnghệsảnxuất mới, tăng khả năng thiết kế mẫu mã,… thông qua hoạt động nhận giacông quốc tế 3 Vai trò của hoạt động nhậpkhẩunguyênvậtliệuphụsảnxuấthànggiacôngxuấtkhẩucủacôngty kinh doanh ViệtNam 3.1 Đối với doanh nghiệp Cùng với xuất khẩu, thì... liệucủa mình - Hoàn trả nguyênvậtliệu còn lại cho bên đặt giacông sau khi hoàn thành hợp đồng 2.4 Xác định chi phí gia công: Thông thường với bất cứ hình thức giacông nào chi phí giacông gồm: + Tiền gia công: tiền giacông là tổng số tiền mà bên đặt giacông trả cho bên nhận giacông căn cứ vào số lượng sản phẩm giacông và chi phí giacông bình quân cho một đơn vị sản phẩm Chi phí giacông bình... hàngnhậpkhẩu Đối với một doanh nghiệp nhậpkhẩunguyênvậtliệu để phục vụ cho hoạt động sảnxuất thì việc nhậpkhẩu loại nguyênvậtliệu nào là điều rất quan trọng Vì nó quyết định đến chất lượng và giá thành củasản phẩm Doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng và phải trả lời các câu hỏi sau : - Nhu cầu sử dụng nguyênvậtliệuphụ để sảnxuất Thông thường khi nhận giacông quốc tế, các nguyênvật liệu. .. 1987 Công ty Da- GiầyViệtNam được thành lập, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Da GiầyViệtNam theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ Đến ngày 24/10/1989 theo quyết định phê duyệt của HĐBT số 297-CT và quyết định 420 CN TCLD ngày 30/10/1989 của Bộ Công nghiệp nhẹ, thành lập Liên hiệp sảnxuất–xuấtkhẩuDa– Giầy ViệtNam Đến ngày 09/04/1993, Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định đổi Liên hiệp sảnxuất . tại Công ty Da – Giầy Việt Nam, em đã mạnh dạn chọn đề tài: Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam làm luận. đề xuất hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam. Chương I cơ sở lý luận về công nghệ marketing nhập khẩu. LUẬN VĂN: Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam Lời nói đầu Hội nhập là