II. Phân tích tình hình xác lập, thực hiện các nội dung của công nghệ marketing nhập
3. Phân tích tình hình lựa chọn hình thức nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty
khi nhận được hợp đồng gia công quốc tế, trong hợp đồng sẽ quy định rõ những nguyên liệu mà khách hàng sẽ cung cấp cho, còn một số nguyên vật liệu phụ sẽ do công ty tự tìm nhà cung ứng. Dựa trên những nguyên liệu phụ cần thiết để sản xuất Công ty tiến hành lựa chọn nhà cung ứng các nguyên phụ liệu này. Một số nguyên phụ liệu Công ty có thể mua ngay trong nước, còn các nguyên phụ liệu khác mà trong nước không thể cung cấp được Công ty sẽ tiến hành nhập khẩu.
Để lựa chọn đúng nguồn nhập khẩu, công ty rất chú trọng đến việc lựa chọn nhà cung ứng dựa trên các tiêu thức sau:
+ Đơn chào hàng của các nhà cung ứng: giá cả, chất lượng hàng hoá, điều kiện thanh toán, vận chuyển…
+ Sự ổn định của những nguồn hàng.
+ Uy tín và quan hệ của các nhà cung ứng trên thị trường quốc tế. + Điều kiện chính trị pháp luật của nước xuất khẩu.
+ Quan hệ thương mại giữa hai bên.
Với mặt hàng nhập khẩu là các nguyên phụ liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm giầy dép, Công ty da giầy Việt Nam thường nhập khẩu các sản phẩm này ở một số quốc gia như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Italia… trong đó 80% các nguyên phụ liệu được nhập từ Trung Quốc. Đặc biệt với một số nguyên phụ liệu như: keo, chỉ thì khách hàng có thể chỉ định nhà cung cấp trực tiếp cho Công ty. Với một số nguyên phụ liệu như: vải lưới chủ yếu được nhập từ Đài Loan, Hồng Kông. Thị trường cung cấp vải nylon, vải cotton chính là Trung Quốc. Trong khi đó các loại vải dệt, vải tổng hợp được nhập nhiều từ Hàn Quốc, vải không dệt nhập từ Thái Lan…
3. Phân tích tình hình lựa chọn hình thức nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty da giầy Việt Nam. Công ty da giầy Việt Nam.
Do đặc thù kinh doanh của Công ty là nhập khẩu nguyên vật liệu phụ phục vụ sản xuất, giá trị của mỗi lần nhập khẩu có thể lớn hay nhỏ tuỳ theo hợp đồng gia công quốc tế mà công ty đã kí kết. Công ty sẽ tiến hành nhập khẩu trực tiếp để phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Ngoài ra, công ty cũng hợp tác nhập khẩu với một số các doanh nghiệp da giầy khác ở miền Bắc.
* Nhập khẩu trực tiếp
Trong hợp đồng gia công mà Công ty đã kí kết sẽ có điều khoản về khối lượng và chất lượng nguyên vật liệu phụ mà Công ty sẽ phải sử dụng để hoàn thành hợp đồng. Tuy nhiên, dựa vào tình hình sản xuất thực tế của mình Công ty tiến hành mua hàng theo số lượng thích hợp, còn chất lượng phải được đảm bảo theo đúng quy định của hợp đồng. Nếu khối lượng hàng nhập lớn thì công ty tiến hành nhập khẩu trực tiếp. Đây là hình thức nhập khẩu chủ yếu của Công ty.
* Hợp tác nhập khẩu
Với một số trường hợp mà khối lượng hàng nhập là quá nhỏ thì Công ty hợp tác nhập khẩu với một hoặc một số công ty khác để nhập khẩu.
Công ty thường hợp tác nhập khẩu với một số công ty ở miền Bắc như: công ty Da giầy Hà Nội, công ty giầy Thăng Long, công ty giầy Phúc Yên, công ty giầy Yên Viên…