nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty da giầy Việt Nam.
1. Điểm mạnh.
- Mặc dù việc xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng (EU, Mỹ, Nhật,...) tuy có khó khăn do vụ kiện điều tra bán phá giá các loại giầy mũ da có xuất xứ Trung Quốc và Việt Nam sang EU, song phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty không ngừng cố gắng tìm kiếm đơn hàng nên doanh thu của Công ty không hề suy giảm thậm chi tăng lên 2% so với năm trước.
- Được kế thừa từ những hoạt động của Tổng công ty da giầy Việt Nam, Công ty da giầy Việt Nam đã duy trì và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những thị trường truyền thống như EU, Mỹ và tìm kiếm thêm nhiều thị trường mới như Nhật Bản, Ôxtraylia,... nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã được mở rộng. Hiện nay, Công ty không chỉ cung cấp mặt hàng giầy dép sang các thị trường này, mà Công ty còn tìm nguồn lao động trong nước để xuất khẩu lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân Việt Nam.
- Trong hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu Công ty luôn thực hiện đúng hợp đồng nâng cao uy tín không chỉ của Công ty da giầy Việt Nam mà còn của doanh nghiệp Việt Nam nói chung trên thị trường thế giới.
- Về công tác tổ chức cán bộ: Công ty luôn quan tâm đến công tác tổ chức cán bộ với ý thức con người là nhân tố quyết định tất cả. Công ty có chính sách ưu tiên trong lĩnh vực đào tạo và đào tạo lại cán bộ, có chương trình đào tạo và dành chi phí hợp lí cho hoạt động đào tạo. Hàng năm công ty tổ chức các khoá học về nghiệp vụ, ngoại ngữ và vi tính cho cán bộ công nhân viên. Ngoài ra Công ty luôn có chính sách khen thưởng đãi ngộ kịp thời với những cán bộ công nhân viên làm việc tích cực, đem lại hiệu quả công việc cao.
- Về công tác tổ chức bộ máy quản lý: công ty có bộ máy quản lý gọn nhẹ, quản lý và tổ chức theo chế độ một thủ trưởng nên việc ra quyết định rất nhanh chóng. Cho đến nay, công ty có đội ngũ cán bộ có trình độ cao với trên 80% cán bộ có trình độ đại học và công nhân viên thành thạo ngoại ngữ, am hiểu nghiệp vụ xuất nhập khẩu đồng thời có trình độ chuyên môn vững vàng, một điều kiện tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Những hạn chế
- Hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của Công ty còn rất nhiều yếu kém đặc biệt là hoạt động xúc tiến thương mại và xác lập kênh phân phối nhập khẩu.
- Hiệu quả kinh doanh của Công ty chưa thực sự cao so với tiềm năng của Công ty, thực tế tình hình hoạt động của công ty còn gặp nhiều khó khăn. Doanh thu, lợi nhuận các năm bấp bênh không ổn định. Trong hoạt động kinh doanh, Công ty chưa thực sự năng động, phần lớn được kế thừa từ Tổng Công ty da giầy Việt Nam. Các hoạt động tìm kiếm thị trường và khách hàng của Công ty chưa thực sự phong phú, chưa nắm bắt kịp thời các thông tin thị trường và do đó gần như thụ động trong việc tìm kiếm bạn hàng.
- Hiện nay, Công ty chưa có phòng marketing riêng biệt. Các hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại mới chỉ dừng lại ở việc tham gia vào hoạt động của Hiệp hội da giầy Việt Nam. Các hoạt động marketing nhập khẩu chưa hiệu quả, chủ yếu dựa vào các mối quan hệ cũ. Việc xác định xu hướng biến động của gía cả hàng nhập khẩu chưa thực sự tốt, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Công ty chưa có những cán bộ chuyên môn và phương tiện kỹ thuật để đánh giá, kiểm định chất lượng của hàng nhập khẩu vì mặt hàng nhập khẩu của Công ty là nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất, nếu chất lượng của những nguyên phụ liệu này không đáp ứng tốt yêu cầu làm ảnh hưởng đến thành phẩm.
3. Nguyên nhân của những tồn tại
3.1. Nguyên nhân chủ quan
- Do bố trí sử dụng lao động chưa hợp lý, công ty mới chỉ tuyển nhân viên kinh doanh tốt nghiệp các trường thuộc khối kinh tế làm công việc trong phòng kinh doanh mà chưa tuyển cán bộ kinh doanh tốt nghiệp chuyên ngành marketing. Vì vậy, nhiều khi công việc chồng chéo lên nhau, kém năng suất.
- Phòng marketing chưa tách khỏi phòng kinh doanh, tất cả các công việc trong lĩnh vực marketing đều do phòng kinh doanh thực hiện. Do đó, hiệu quả công việc không cao.
- Hiện tại, thị trường nội địa đang rất tiềm năng, nhu cầu của người tiêu dùng trong nước đang tăng mạnh cả về chất lượng và số lượng. Nhưng công ty vẫn đang bỏ ngỏ thị trường này, hoàn toàn không cung cấp sản phẩm nào trong thị trường nội địa. Nguyên nhân chính của việc bỏ ngỏ thị trường này là do Công ty không có phòng ban nào chịu trách nhiệm việc thiết kế mãu mã cho các sản phẩm giầy dép.
- Do năng lực và nguồn vốn có hạn, hiện nay Công ty mới chỉ dừng lại ở việc nhận gia công quốc tế mà chưa xây dựng được một hệ thống phân phối cho mình ở bất cứ một thị trường nước ngoài nào.
3.2. Nguyên nhân khách quan
- Sức ép từ tăng tiền lương tối thiểu làm tăng chi phí tiền lương và bảo hiểm xã hội, từ đó làm tăng giá thành và chi phí gia công trong bối cảnh giá gia công và giá bán vẫn tiếp tục bị ép giảm.
- Tính cạnh tranh của ngành da giầy Việt Nam còn yếu do với các nước xuất khẩu, đặc biệt với những nước xuất khẩu giầy lớn như Trung Quốc, do thiếu khả năng cung ứng vật tư nguyên liệu từ nguồn trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ của Việt Nam còn chưa theo kịp các nước và giá một số dịch vụ không cạnh tranh (như vận chuyển nội địa và quốc tế). Đây là thách thức rất lớn của ngành da giầy khi hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
- Ưu thế của Việt Nam về tiền công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh nhưng đã có những khó khăn và có những biến động, công tác đào tạo lao động lành nghề chưa đáp ứng kịp nhu cầu sản của sản xuất, đây là yếu tố dẫn tới năng suất lao động ngành giầy Việt Nam còn thấp.
- Nhu cầu tiều dùng được hồi phục trong vài năm qua có thể sẽ giảm trở lại theo những biến động chính trị trên thế giới, tác động xấu đến sản xuất.
Chương III
Đề xuất nhằm hoàn thiện công nghệ Marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty da giầy Việt Nam.
I. Dự báo môi trường, thị trường kinh doanh quốc tế và phương hướng hoạt động kinh doanh của Công ty da giầy Việt Nam.
1. Dự báo môi trường và thị trường kinh doanh quốc tế.
1.1. Xu thế phát triển kinh tế thế giới:
* Sự phát triển của nền kinh tế tri thức
Công nghệ thông tin phát triển, thông qua hệ thống thông tin đa dạng, sản xuất và tiêu dùng có mối quan hệ mật thiết với nhau, khoảng cách giữa sản xuất và tiêu dùng được rút ngắn. Với sự phát triển của nền kinh tế tri thức các yếu tố đầu vào là tài nguyên hữu hình được sử dụng ngày càng ít, ngược lại, các yếu tố đầu vào là tài nguyên vô hình được sử dụng ngày càng nhiều. Điều này là rất cần thiết khi mà nguồn tại nguyên hữu hình ngày càng khan hiếm, hơn thế nữa, nguồn tài nguyên vô hình lại không bị mất đi khi sử dụng và nhiều người, nhiều doanh nghiệp đều có thể sử dụng đồng thời.
Phát triển kinh tế tri thức góp phần: duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định. Công nghệ tiên tiến hiện đại cho phép tiêu tốn ít tài nguyên, sử dụng nguyên liệu tái sinh, sử lý tốt chất thải, giải quyết vấn đề môi trường rất cấp bách hiện nay. Kinh tế tri thức mở ra nhiều ngành sản xuất, dịch vụ mới, sử dụng công nghệ tiên tiến nâng cao năng suất lao động. Tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ tốt hơn nhu cầu tiêu dùng, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.
* Toàn cầu hoá và quốc tế hoá
Xu thế quốc tế hoá xuất hiện và phát triển như một xu thế tất yếu khách quan, do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sự đổi mới nhanh chóng về công nghệ, công cụ sản xuất và năng suất lao động ngày càng cao hơn. Sự phát triển đó đã phá vỡ khuôn khổ chật hẹp của nền sản xuất khép kín trong phạm vi từng địa phương, từng quốc gia. Làm cho sản xuất và tiêu dùng của các nước mang tính chất quốc tế.
Quá trình toàn cầu hoá diễn ra trên các lĩnh vực: kinh tế (thương mại, đầu tư, tài chính…), khoa học công nghệ, văn hoá thông tin, bảo vệ môi trường và lĩnh vực chính trị (ngoại giao và quân sự). Mức độ toàn cầu hoá các lĩnh vực này là không giống nhau, mạnh mẽ nhất là kinh tế, chậm nhất là lĩnh vực chính trị.
Đóng cửa kinh tế quốc gia là việc phát triển nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn lực trong nước (nội lực), sử dụng không đáng kể các nguồn lực nước ngoài (ngoại lực), nền kinh tế trong nước ít có liên quan với thế giới bên ngoài.
Khi đóng cửa nền kinh tế, đất nước sẽ không phát huy được lợi thế trong nước, không tận dụng được nguồn lao động, không tranh thủ được những thành tựu khoa học – công nghệ, dẫn đến nền kinh tế phát triển chậm và tụt hậu.
Mở cửa kinh tế quốc gia là hình thức các nước phát triển kinh tế trong nước gắn liền với kinh tế khu vực và kinh tế thế giới thông qua việc mở rộng kinh tế đối ngoại (chủ yếu là mở rộng hoạt động ngoại thương và hợp tác đầu tư với nước ngoài).
Ưu điểm của việc mở cửa kinh tế quốc gia: nền kinh tế vừa dựa vào nội lực vừa tận dụng ngoại lực thúc đẩy hoạt động ngoại thương, nền kinh tế phát triển nhanh, tránh nguy cơ tụt hậu, tăng ngoại tệ, tăng tích luỹ vốn, tận dụng được vốn, khoa học – công nghệ, phương pháp quản lý.
Nhược điểm: nền kinh tế trong nước phụ thuộc vào nền kinh tế khu vực và thế giới Xu thế mở cửa kinh tế quốc gia là một tất yếu khách quan vì;
+ Thực tiễn: không có quốc gia nào có đủ lợi thế hoàn toàn cả bốn yếu tố cơ bản đê phát triển đất nước: điều kiện tự nhiên, lao động, vốn, khoa học công nghệ.
+ Lý luận: là một tât yếu khi mà lực lượng sản xuất phát triển đến một mức độ nào đó đòi hỏi quan hệ sản xuất tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất tiếp tục phát triển.
1.2. Dự báo về thị trường giầy dép thế giới thời gian tới:
Từ năm 1989 đến nay, sản lượng giầy thế giới liên tục biến động, giảm từ 10,313 tỷ đôi năm 1988 xuống còn 9,6 tỷ đôi năm 1992 và sau đó lại tăng lên 10,6 tỷ đôi năm 1995 và đạt trên 12,22 tỷ đôi năm 2002.
Từ sau khi có sự dịch chuyển giầy dép từ nước phát triển sang các nước công nghiệp mới và tiếp đó là những nước phát triển, châu á thành khu vực sản xuất giầy dép chủ yếu của thế giới. Phần đóng góp của châu á trong tổng sản lượng giầy dép thế giới tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây từ 63% năm 1993 lên 73,9 % năm 1999 và chiếm 74,6% năm 2002. Trong đó, có sự đóng góp đáng kể của các nước như Trung Quốc, ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam…
Trong khi đó, tại các nước phát triển, sản lượng giầy dép ngày càng giảm sút, tỷ trọng giầy dép sản xuất từ các nước Tây Âu đã giảm từ 16% năm 1980 xuống còn 10,2% năm
1995 và 8,4% năm 1999 và 8,2% năm 2002. Các nước Đông Âu giảm từ 20% xuống còn 9%, 2% và 1,8%, các nước Bắc và Trung Mỹ giảm từ 9% xuống 5%, 3,8% và 3,5%, châu Phi và châu Đại Dương giảm từ 5% xuống 3,3%, 1,1% và 0,1%.
Dự báo đến năm 2006 dân số toàn cầu có 13.107 tỷ người và sản lượng dép thế giới sẽ đạt 14.061 tỷ đôi. Và theo Liên đoàn Công Nghiệp Giầy Châu Âu sản xuất vẫn tiếp tục bị các nước châu á thống trị chiếm đến 76,1% tổng sản lượng giầy dép thế giới với 9,98 tỷ đôi, tiếp theo là châu Âu chiếm 8,3% với 1,098 tỷ đôi, Mỹ La Tinh 5,68% với 744,6 triệu đôi, Bắc và Trung Mỹ chiếm 4,41% với 577,4 triệu đôi và Châu Phi 3% với 396 triệu đôi.
Biểu hình 3.1:
Tình hình sản xuất giầy dép toàn cầu năm 2006
Sản xuất
2005 Thế giới
Bắc và
Trung Mỹ Nam Mỹ Châu Âu
Châu á và Viễn Đông Các nước khác Triệu đôi 13.170 577,4 744,6 1.098 9.977 710 % 100 4,41 5,68 8,3 76,1 5,51
(Nguồn: hiệp hội ASSOMAC và Trung tâm đào tạo PISIE – Italia)
Châu á là khu vực thống trị thế giới về sản xuất giầy dép. Nền kinh tế của các nước châu á là hướng ra xuất khẩu. Sản xuất và xuất khẩu là các lĩnh vực được Chính phủ quan tâm, bởi vậy dự kiến sản lượng giầy dép của châu á vẫn chiếm tỷ trong lớn trong tổng sản lượng giầy dép thế giới và sẽ tiếp tục tăng nhưng với tốc độ chậm hơn trong thập kỷ tới.
Các nhà hoạch định chiến lược cũng dự báo rằng giầy dép ở các nước phát triển sẽ được tổ chức thành chuỗi các hoạt động dịch vụ, phối hợp chặt chẽ giữa các nhà thiết kế – sản xuất và khách hàng tiêu thụ. Sản xuất nội tại ở các nước phát triển sẽ giảm xuống mức tối thiểu dưới 20% tổng sản lượng giầy dép, 60% được sản xuất tại những nhà máy đã chuyển ra ngoài biên giới, trên 20 % được nhập khẩu từ các nước đang phát triển. Họ cũng dự đoán rằng ngành sản xuất nguyên vật liệu phụ cũng là một thế mạnh của các nước châu á, đặc biệt là Trung Quốc, đây vẫn là thị trường cung cấp nguyên vật liệu phụ lớn nhất của thế giới.
Như vậy, hiện tại và trong tương lai ngành công nghiệp phát triển Bắc Mỹ và EU với công nghệ tinh xảo, chuyên sản xuất cá loại giầy thời trang, chất lượng cao và chuyên dụng. Các nước khác mà chủ yếu là các nước châu á và Nam Mỹ sẽ tập chung sản xuất các loại giầy có phẩm chất thấp hơn và châu á sẽ là khu vực tiềm năng sản xuất giầy lớn nhất thế giới.
2. Định hướng và mục tiêu phát triển ngành Da-Giầy đến năm 2010, tầm nhìn 2020:
2.1 Định hướng phát triển ngành Da giầy Việt Nam
+ Tập trung khai thác tối đa mọi nguồn lực, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu, xây dựng khu giao dịch nguyên liệu tạo điều kiện chủ động cân đối các điều kiện cho sản xuất, đáp ứng nhanh mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng.
+ Đầu tư di dời và nâng cấp các doanh nghiệp thuộc da hiện có vào khu công nghiệp tập trung, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định của khu công nghiệp hoặc cơ quan quản lý môi trường.
+ Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ cho khâu trau chuốt, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của các doanh nghiệp giầy (đặc biệt giầy xuất khẩu).
+ ứng dụng công nghệ sản xuất sạch hơn kết hợp sử dụng hoá chất không hoặc ít độc hại trong quá trình thuộc da.
+ Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật cho các cán bộ, công nhân kỹ thuật thuộc da. Đề xuất mới mở khoa (hoặc bộ môn) thuộc da tại các trường đại học nhằm cung cấp kỹ sư chuyên ngành.
+ Ưu tiên các dự án đầu tư cho nguyên phụ liệu làm mũ giầy (giả da PU, giả da PVC) đồng thời phối hợp với ngành Dệt-May để có đáp ứng các loại vải trong nước cho giầy dép