Những yêu cầu và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả công nghệ marketing

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam docx (Trang 32 - 87)

marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh.

1. Những yêu cầu đối với công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh. sản xuất hàng gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh.

+ Công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ phải đáp ứng được yêu cầu sản xuất của doanh nghiệp. Đây là những nguyên phụ liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất vì vậy nó phải đáp ứng các yêu cầu như: chất lượng, mẫu mã, mầu sắc, chủng loại…

+ Công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ phải không trái với quy định của pháp luật. Các nguyên phụ liệu này phải thuộc trong danh mục hàng được phép nhập khẩu.

+ Nguyên phụ liệu nhập khẩu không làm tổn hại đến môi trường hay gây nguy hại cho xã hội.

2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh. khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của công ty kinh doanh.

2.1. Doanh thu

Tuỳ thuộc vào tính chất hoạt động của từng công ty mà các công ty có cách tính doanh thu khác nhau. Trong các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu giá trị doanh thu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm:

-Doanh thu xuất khẩu.

-Doanh thu bán hàng nhập khẩu trong nội địa.

-Doanh thu hàng hoá do thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu uỷ thác. -Doanh thu chênh lệch giá do hoạt động tái xuất.

Trong đó doanh thu bán hàng của công ty kinh doanh xuất nhập khẩu là toàn bộ giá trị hàng hoá và dịch vụ đã bán, đã thu được tiền và chưa thu được tiền trong kì kinh doanh.

Doanh thu = khối lượng hàng hoá * giá hàng hoá bán Hay: D = PQ

Trong đó :

P : giá mặt hàng.

Q : khối lượng mặt hàng. m : loại mặt hàng.

Trong đánh giá tình hình doanh thu kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty có thể sử dụng chỉ tiêu doanh thu ngoại tệ quy ra USD hoặc doanh thu quy ra đồng VNĐ.

2.2. Lợi nhuận

Đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế các hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Lợi nhuận là khoản tiền dôi ra giữa tổng doanh thu và tổng chi phí hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu:

Lợi nhuận = doanh thu – trị giá mua – chi phí – thuế

Trong đó :

Thuế gồm : thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt…

Chi phí gồm : chi phí nhập khẩu, chi phí vận chuyển, bốc xếp lưu kho, lưu bãi và các chi phí khác.

2.3. Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng đánh giá trong 100 đồng vốn hoặc 100 đồng chi phí sẽ thu được bao nhiêu lợi nhuận.

Kln = lợi nhuận/ doanh thu

Kln càng lớn thì hoạt động kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.

2.4. Tổng kim ngạch nhập khẩu

Tổng kim ngạch nhập khẩu được biểu thị bằng tổng mức lưu chuyển hàng hoá.

2.5. Tỷ lệ ngoại tệ

Nếu tỷ lệ suất hàng nhập khẩu lớn hơn tỷ giá hiện hành thì tiến hành nhập khẩu. Nếu công ty tăng mức lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu, lưu chuyển với tốc độ cao thì nâng cao được hiệu quả kinh doanh, tăng kim ngạch nhập khẩu, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, giảm chi phí lưu thông, tăng tốc độ quay vòng vốn.

2.6. Tốc độ chu chuyển và bảo toàn vốn

Tốc độ chu chuyển và bảo toàn vốn là chỉ tiêu là đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. + Số vòng chu chuyển vốn =doanh thu tiêu thụ hàng nhập khẩu/ vốn lưu động bình quân

+ Số ngày chu chuyển = vốn lưu động bình quân/ mức lưu chuyển bình quân một ngày

+ Hệ số bảo toàn vốn ( K ) = vốn tự có cuối kỳ/ vốn tự có đầu kỳ Nếu K = 1 : vốn được bảo toàn.

K>1 : vốn tăng trưởng. K<1 : vốn giảm.

Nếu tốc độ chu chuyển vốn tăng sẽ tiết kiệm được chi phí lưu thông, tốc độ thu hồi vốn nhanh giúp công ty mở rộng hoạt động kinh doanh.

2.7. Lợi nhuận/ tổng kim ngạch nhập khẩu

Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp so với tổng mức lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu.

Chương II

Phân tích tình hình xác lập, thực hiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu tại Công ty Da giầy Việt Nam.

I. Khái quát tình hình tổ chức và kinh doanh của Công ty Da giầy Việt Nam. 1. Lịch sử hình thành và phát triển

1.1. Quá trình hình thành :

Năm 1987 Công ty Da- Giầy Việt Nam được thành lập, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp Da Giầy Việt Nam theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ.

Đến ngày 24/10/1989 theo quyết định phê duyệt của HĐBT số 297-CT và quyết định 420 CN TCLD ngày 30/10/1989 của Bộ Công nghiệp nhẹ, thành lập Liên hiệp sản xuất – xuất khẩu Da – Giầy Việt Nam. Đến ngày 09/04/1993, Bộ công nghiệp nhẹ có quyết định đổi Liên hiệp sản xuất – xuất khẩu Da - Giầy Việt Nam thành Tổng công ty Da – Giầy Việt Nam.

Theo chủ trương của nhà nước là sắp xếp tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp, sản xuất kinh doanh theo QĐ 1188/ QĐ-TCCB, Tổng công ty Da- Giầy Việt Nam được xếp hạng Tổng công ty nhà nước, theo quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994

Thực hiện quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 28/1/2003 của thủ tướng Chính phủ về sắp xếp đổi mới Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, ngày 6/5/2003 Công ty Da-Giầy VN được thành lập theo quyết định số 76/2003-BCN của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trên cơ sở sắp xếp tổ chức lại một số đơn vị phụ thuộc của Tổng Công ty Da- Giầy VN

Công ty có tên giao dịch đối ngoại là THE VIETNAM LEATHER AND FOOTWEAR CORPORATION

Viết tắt là : LEAPRODEXIM VIETNAM

Trụ sở chính tại : 25 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại (84.4)8253937 – 8255780 – 8265694

Fax : (84.4)8253937

Vào những năm 1990-1991, Liên Xô và Đông Âu tan rã đã tác động sâu sắc đến nghành Da-Giầy VN còn yếu kém và non trẻ. Quan hệ quốc tế thông qua các Nghị định thư và hiệp định giữa ngành Da-Giầy VN và thị trường truyền thống bị đảo lộn.

Từ năm 1993 đến năm 1995, sau khi Tổng công ty Da- Giày VN được thành lập ngành Da-Giầy đã có tốc độ phát triển cao vượt chỉ tiêu của kế hoạch 5 năm. Năm 1995, năng lực sản xuất của ngành Da-Giầy tăng 7-9 lần so với năm 1992, kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD.

Năm 1996, do đặc điểm tình hình kinh tế thay đổi, Tổng công ty Da- Giầy VN được sắp xếp và tổ chức lại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và các mặt hàng nhập khẩu giầy và đồ da. Nhưng vào cuối năm 1997 khủng hoảng kinh tế toàn khu vực và thế giới đã gây khó khăn cho ngành Da – Giầy VN nói chung và Tổng công ty Da- Giầy VN nói riêng

Bước vào năm 1999 tình hình thị trường của ngành Da_Giầy có khả quan hơn năm 1998, tuy còn một số khó khăn nhưng với sự nỗ lực của toàn Tổng công ty, đã đạt chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng vượt năm 1998 là 6%, kim ngạch xuất khẩu đạt 155 triệu USD.

2. Chức năng hoạt động và cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Da – giầy Việt Nam:

2. 1. Chức năng hoạt động:

Các ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty (theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công Ty):

Sản xuất, kinh doanh các mặt hàng da, giầy dép các loại, các sản phẩm chế biến từ da, giả da và các nguyên liệu, phụ liệu khác.

Xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, phụ liệu, vật tư, hoá chất, máy móc, thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải và các loại hàng hoá khác phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước.

Hợp tác quốc tế xuất khẩu lao động, kinh doanh hội chợ triển lãm, thông tin quảng cáo, cho thuê văn phòng làm việc.

Làm đại lý mua, bán, giới thiệu sản phẩm cho các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quy mô và phương thức hoạt động của mình, Công ty đã xây dựng mô hình, cơ cấu cụ thể:

Biều hình 2.1:

Sơ đồ tổ chức của công ty da giầy Việt Nam

Các phó tổng giám đốc Các đơn vị thành viên ( 3 đơn vị ) Phòng Kế hoạch - thị trườn g Phòng Tài chính - kế toán Phòng Tổ chức- hành chính Phòng Kinh doanh - xuất nhập khẩu Phòng hợp tác quốc tế và xuất khẩu Phòng đại diện trong ngoài nước Tổng giám đốc

Các đơn vị thành viên:

+ Nhà máy thuộc da Vinh (đã thực hiện cổ phần hoá cuối năm 2004)

+ Nhà máy giầy Phúc Yên: thị trấn Phúc Yên – Mê Linh – Vĩnh Phúc (đã thực hiện cổ phần hoá cuối năm 2004)

+ Xí nghiệp sản xuất dịch vụ thương mại Da giầy : 26 Lê Đại Thành – Hà Nội.

3. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Da giầy Việt Nam qua một số năm.

3.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ kế hoạch năm 2006

Nhiệm vụ kế hoạch năm 2006:

Căn cứ vào khả năng và tình hình thực hiện thực tế, Công ty Da giầy Việt Nam đã xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 như sau:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp : 41 tỷ đồng. + Tổng doanh thu : 90 tỷ đồng.

( trong đó doanh thu từ sản xuất công nghiệp là 39 tỷ đồng ) + Sản phẩm sản xuất chủ yếu :

- Giầy thể thao:2,5 triệu đôi. - Dép đi trong nhà : 500.000 đôi.

+ Kim ngạch xuất khẩu : 17 triệu USD. + Kim ngạch nhập khẩu : 10 triệu USD. + Tổng vốn đầu tư XDCB : 4,35 tỷ đồng.

3.2. Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2006:

Qua số liệu thống kê trong cả năm 2006, Công ty Da giầy Việt Nam đã đạt được một số kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 cụ thể như sau:

+ Giá trị sản xuất công nghiệp : 42,309 tỷ đồng, đạt 103 % kế hoạch năm 2006 và tăng 2% so với năm 2005.

+ Tổng doanh thu : 93,604 tỷ đồng đạt 104% kế hoạch năm 2006.

+ Giá trị kim ngạch xuất khẩu : 19,064 triệu USD, đạt 112 % kế hoạch năm 2006 và tăng 19 % so với năm 2005

+ Giá trị kim ngạch nhập khẩu : 12,298 triệu USD, đạt 112% kế hoạch năm 2006 và tăng 14% so với năm 2005.

Tổng hợp số liệu các chỉ tiêu chủ yếu của công ty trong thời gian qua

stt chỉ tiêu đv Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 2005- 2006 (%) I Giá trị SXCN Tr đồng 39.600 41.400 42.309 102 II Tổng doanh thu -Doanh thu SXCN -Doanh thu KD-XNK Tr đồng 71.500 41.300 30.200 80.700 42.700 38.000 93.604 41.703 51.901 116 III Sản phẩm chủ yếu

1 Giầy thể thao 1000 đôi 2.105 2.258 2.800 124 2 Dép đi trong nhà 1000 đôi 1.100 1.250 500 40 3 Màn tuyn gia công 1000 chiếc - - 3.000 - 4 Nguyên liệu màn tuyn 1000 kg - - 3.025 -

IV Giá trị xuất khẩu 1000 USD 16.400 17.010 19.064 112

V Sản phẩm xuất khẩu

1 Giầy thể thao 1000 đôi 1.900 2.250 2.750 122 2 Dép đi trong nhà 1000 đôi 1.090 1.200 460 38

VI Giá trị nhập khẩu 1000 USD 8.900 9.780 12.298 126

VII Tổng vốn đầu tư XDCB Tr đồng 3.210 3.357 4.916 146 1 Vốn ngân sách 2 Vốn vay tín dụng nhà nước 3 Vốn vay tín dụng thương mại - 627 4.916 4 Các nguồn vốn khác

(Nguồn :Báo cáo tổng kết cuối năm và số liệu thống kê hàng năm của Công ty Da giầy Việt Nam )

Nhìn chung tình hình kinh doanh của Công ty trong những năm vừa qua và đăc biệt là năm 2006 là tương đối tốt và ổn định. Điều này khẳng định khả năng cạnh tranh và phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty.

Với tổng doanh thu năm 2006 là gần 100 tỷ đồng. Trong đó doanh thu từ hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu đạt hơn 61 tỷ đồng (chiếm 62,2% tổng doanh thu của Công ty) điều này phản ánh đúng nỗ lực của Công ty trong việc tập chung vào lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt là mặt hàng giầy dép. Đây là mặt hàng kinh doanh chủ lực của Công ty ở hiện tại và trong thời gian tới.

Năm 2006, mặc dù hoàn cảnh khó khăn về thị trường, vốn, khách hàng nhưng công ty cũng đã chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, tìm kiếm thị trường, tổ chức sản xuất kinh doanh, duy trì ổn định sản xuất kinh doanh của mình nên nhìn chung việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 của Công ty so với kế hoạch của Bộ giao đạt và vượt kế hoạch. Bên cạnh đó, ngoài việc sản xuất giầy dép Công ty còn nhận may gia công màn tuyn cho Công ty dệt 10/10 và sản xuất nguyên liệu màn tuyn phục vụ cho gia công xuất khẩu. Việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch của toàn Công ty năm 2006 là tương đối cao: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 103% kế hoạch năm và tăng 2% so với năm 2005, doanh thu từ sản xuất công nghiệp đạt 107% kế hoạch. Đặc biệt là giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 112% kế hoạch và giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 112% kế hoạch.

Mặc dù đã có những bước tiến nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng so với tình hình phát triển chung của ngành da giầy Việt Nam thì con số tăng 2% so với năm 2005 của Công ty là khá khiêm tốn. Công ty cần có những kế hoạch phát triển lâu dài và hữu hiệu hơn nữa để có thể tăng sức cạnh tranh và tăng khả năng sản xuất của mình.

3.2.1. Về lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu

Ngoài lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là da giầy, trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ cho phép, Công ty còn tiến hành thêm một số hoạt động xuất nhập khẩu những mặt hàng có khả năng đem lại lợi nhuận cao cho Công ty như nhập khẩu các loại nguyên liệu để phục sản xất cho một số ngành công nghiệp trong nước, xuất khẩu các mặt hàng mây tre cho Nhật Bản, xuất khẩu lao động…

Bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu năng động trong việc khai thác và mở rộng thị trường cũng như đa dạng hoá các mặt hàng nhưng do khó khăn về tài chính, thiếu vốn kinh doanh nên nhiều hợp đồng xuất khẩu không thực hiện được.

Mặt khác do biến động của thị trường trong và ngoài nước nên các đơn hàng cũng bị cắt giảm nhiều. Ngoài ra, giầy dép Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh lớn, mẫu mã đa dạng,

giá lại rẻ nên Công ty cũng phải giảm giá đơn hàng xuất khẩu đối với hai loại mặt hàng truyền thống này. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu và doanh thu vẫn còn hạn chế.

3.2.2. Thị trường và các nhà nhập khẩu chính

Thị trường chính của Công ty là EU ( Anh, Pháp, Đức…), Hoa Kỳ, Nhật Bản và một số nước Đông Âu. Với các mối quan hệ cũ của Tổng công ty và sự lỗ lực của mình, Công ty hiện tại có những khách hàng thường xuyên tại những thị trường mà công ty hướng tới. Một số thị trường chính của Công ty

+ Thị trường EU

Trong những năm vừa qua, giầy dép của Việt Nam xuất khẩu vào EU tăng trưởng nhanh về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, đến nay giầy dép Việt Nam vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số lượng xuất khẩu. Tuy nhiên từ tháng 7/2005 uỷ ban châu Âu (EEC) đã khởi kiện Việt Nam bán phá giá các sản phẩm mũ da vào EU và bắt đầu từ ngày 06/04/2006 liên minh châu Âu chính thức áp thuế chống bán phá

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam docx (Trang 32 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)