II. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên
1. xuất hoàn thiện hoạt động nghiên cứu marketing nhập khẩu nguyên vật liệu
nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu ở Công ty da giầy Việt Nam.
1. Đề xuất hoàn thiện hoạt động nghiên cứu marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu. liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu.
1.1 Đề xuất quy trình nghiên cứu marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công quốc tế. xuất hàng gia công quốc tế.
Biểu hình 3.3:
Quy trình nghiên cứu marketing nhập khẩu
Bước 1: đòi hỏi Công ty phải xác định một cách thận trọng và thống nhất về mục tiêu nghiên cứu để có giá trị thông tin lớn hơn chi phí bỏ ra.
Bước 2: đòi hỏi xây dựng một kế hoặch khả thi và hiệu quả cao nhất để thu thập được thông tin cần thiết, bao gồm các quyết định về nguồn số liệu, phương pháp nghiên cứu, công cụ nghiên cứu…
Bước 3: giai đoạn này khá tốn kém và có nhiều sai sót nhất, đòi hỏi có bước chắt lọc thông tin, khống chế các yếu tố ngoại lai.
Bước 4: người nghiên cứu thường áp dụng một số phương pháp thống kê và mô hình để có thể phát hiện thêm các kết quả phụ.
Bước 5: nêu bật sức thông kê, thuyết phục ban lãnh đạo công ty chấp nhận và ứng dụng vào thực tế kinh doanh.
Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu
Thu thập thông tin
Xử lý và phân tích thông tin
Trình bầy kết quả thu được Phát triển nguồn dữ liệu và kế
hoạch nghiên cứu
1.2. Các nội dung nghiên cứu
1.2.1. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của Công ty da giầy Việt Nam. khẩu của Công ty da giầy Việt Nam.
Ngành sản xuất da giầy của Việt Nam hiện nay chủ yếu là xuất khẩu qua hình thức nhận gia công quốc tế là chủ yếu (chiếm khoảng 70%). Nhưng hiện nay, trong nước mới chỉ cung cấp được khoảng 20-30% nhu cầu nguyên vật liệu phụ, số còn lại được các công ty nhập khẩu từ một số thị trường nước ngoài như: Trung Quốc, Đài Loan… đây là những số liệu do Hiệp hội da giầy Việt Nam cung cấp.
Tại Công ty da giầy Việt Nam hầu như không có hoạt động nghiên cứu nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ phục vụ cho hoạt động sản xuất gia công xuất khẩu. Công ty không chú ý đến nhu cầu này của các công ty giầy dép trong nước, mặc dù hoạt động này là khá cần thiết. Thông qua việc nghiên cứu các số liệu về nhu cầu này, công ty có thể biết được: tình hình sản xuất nguyên vật liệu phụ trong nước, tình hình sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh của công ty, ngoài ra, công ty cũng có thể nắm được tình hình sơ bộ về chủng loại, chất lượng, số lượng, giá của các nguyên vật liệu phụ mà hiện trong nước đang có nhu cầu, từ đó có kế hoạch mua hoặc có sự dự đoán về tình hình biến động của giá các nguyên phụ liệu trong thời gian tới nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn khi công ty ký kết các hợp đồng gia công quốc tế.
Các số liệu về nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ trong nước có thể thu thập từ các nguồn: báo cáo về tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của toàn ngành da giầy Việt Nam do Hiệp Hội da giầy Việt Nam tổng hợp, tổng sản lượng xuất khẩu giầy dép của Việt Nam, các thông tin từ báo tạp chí, trên mạng internet…
1.2.2. Nghiên cứu nguồn cung ứng ở nước ngoài.
Công ty da giầy Việt Nam được kế thừa tất cả các hoạt động của Tổng công ty da giầy Việt Nam từ các thị trường xuất khẩu truyền thống, các nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu phụ đến các công ty vận tải, bảo hiểm. Do đó từ khi tách ra hoạt động độc lập, Công ty hầu như chỉ chú trọng đến công tác phát triển thị trường mới mà chưa chú trọng đến việc tìm các nguồn cung cấp mới trên thị trường thế giới.
Mặc dù việc mua hàng từ những nguồn quen thuộc cũng có những lợi thế nhất định: tận dụng được những mối quan hệ cũ, rủi ro thấp hơn trong việc kí kết hợp đồng, vận chuyển hàng hoá, chất lượng hàng hoá được đảm bảo, không tốn kém chi phí đàm phán, đi lại, tìm nguồn hàng mới… tuy nhiên với tình hình cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc sử dụng các nguồn cung cấp cũ sẽ làm mất đi nhiều cơ hội cho công ty. Để cạnh tranh các công ty có thể có các hình thức khuyến mại, giảm giá cho khách hàng khi mua lần đầu, các chính sách ưu đãi trong điều kiện thanh toán, vận chuyển, hoặc là những thuận lợi do nguồn hàng gần hơn về khoảng cách điạ lý…
Do đó, Công ty cần có sự đầu tư đúng mức về cả nhân lực và chi phí cho hoạt động nghiên cứu nguồn cung ứng ở nước ngoài. Nếu tìm được nhà cung ứng hợp lý về chất lượng, chi phí (giá và các chi phí khác: vận chuyển, bốc dỡ, thanh toán…) thì có thể tăng tính cạnh tranh của sản phẩm từ đó tăng lợi nhuận cho Công ty.
Công ty có thể tiến hành tìm kiếm các nguồn cung cấp ở nước ngoài thông qua các trung gian thương mại, đây là những đơn vị có sự hiểu biết rộng về thị trường nước ngoài cũng như lĩnh vực nguyên vật liệu phụ mà công ty quan tâm. Mặc dù nếu sử dụng theo hình thức này Công ty sẽ mất một khoản chi phí nhất định, nhưng khi thiết lập được mối quan hệ thì công ty có thể được hưởng nhiều lợi ích khác từ việc tìm nguồn hàng hợp lý. Công ty cũng có thể hỏi trực tiếp các nhà đặt gia công, họ cũng là những người có mối quan hệ rộng với thị trường quốc tế. Ngoài ra, cũng có thể tìm kiếm thông tin về nguồn hàng thông qua các trang Web quảng cáo trên mạng, hoặc đưa các yêu cầu về nguồn hàng lên trang Web của Công ty để nhận đơn chào hàng từ phía các nhà cung cấp.
2. Đề xuất hoàn thiện lựa chọn nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất gia công xuất khẩu của Công ty da giầy Việt Nam.
Sau hoạt động nghiên cứu nguồn cung ứng nước ngoài Công ty sẽ có danh sách một số nhà cung ứng có thể đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chủng loại, mẫu mã, mầu sắc, giá
cả… của Công ty và đem lại những lợi ích tương đối giống nhau cho Công ty. Từ đó, Công ty sẽ lựa chọn nhà cung ứng phù hợp nhất. Việc lựa chọn nguồn nhập khẩu tiến hành theo quy trinh sau:
Biểu hình 3.3:
Quy trình lựa chọn nguồn nhập khẩu
Những căn cứ mà Công ty sử dụng để lựa chọn nhà cung ứng là khá hợp lý. Tuy nhiên, công ty Công ty cần chú ý hơn đến các đơn chào hàng trong nước, vì hiện nay công nghiệp cung cấp nguyên vật liệu phụ cho ngành da giầy trong nước đã phát triển hơn trước đây rất nhiều. Mặt hàng giầy vải chúng ta đã chủ động cân đối được phần lớn nguyên liệu trong nước đối với các mẫu mã bình thường. Phần đế giầy: từ trước đã có các cơ sở trong nước đầu tư và cung cấp, từ năm 2000 đã sản xuất và cung cấp đủ cho giầy nữ và giầy thể thao, chỉ một số đế cao cấp mới phải nhập ngoại. Đến thời điểm hiện tại, hầu như trong nước đã sản xuất được tất cả các loại đế giầy (kể cả đế phylon). Ngành da trong 5 năm qua đã có bước phát triển khởi sắc trong sản xuất, da thuộc thành phẩm đã đáp ứng được một phần nhu cầu phục vụ xuất khẩu (nguyên liệu thuộc da thành phẩm), giảm số lượng nhập khẩu da Boxcalf, da váng tráng PU cho giầy thể thao và giầy vải cao cấp. Ngoài ra, phần hoá chất, phụ tùng, công dụng cụ cho sản xuất vẫn phụ thuộc nhiều vào các đối tác nước
Đưa ra các yêu cầu về mặt hàng nhập khẩu đến các nhà cung ứng
Đưa đơn đặt hàng đến nhà cung ứng đã chọn
Nhận và nghiên cứu đơn chào hàng của các nhà cung ứng
Quyết định nhà cung ứng chính thức (dựa vào các căn cứ và các đơn
ngoài cung cấp, chúng ta mới chỉ giải quyết được một số cung dụng cụ thông thường như phom giầy, dao chặt và một số thiết bị, băng tải đơn giản.
Một số nhà cung cấp trong nước mà công ty có thể tham khảo và xem xét đến việc thay thế các nguồn nguyên vật liệu phụ nhập khẩu từ nước ngoài như: nhà máy vải bạt 19/5, nhà máy chỉ khâu, nhà máy da Sài Gòn,…