Xác lập các yếu tố marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của công ty

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam docx (Trang 26 - 31)

I. Tiến trình hội nhập và vai trò của công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu

4. Xác lập các yếu tố marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của công ty

công ty kinh doanh.

4.1. Xác lập mặt hàng nhập khẩu

Đối với một doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu để phục vụ cho hoạt động sản xuất thì việc nhập khẩu loại nguyên vật liệu nào là điều rất quan trọng. Vì nó quyết định đến chất lượng và giá thành của sản phẩm. Doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng và phải trả lời các câu hỏi sau :

-Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu phụ để sản xuất

Thông thường khi nhận gia công quốc tế, các nguyên vật liệu phụ sẽ do bên nhận gia công đảm nhiệm với mức giá đã thoả thuận với bên đặt gia công. Bên nhận gia công có trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng để phục vụ cho hoạt động sản xuất của mình.

-Tình hình tiêu thụ nguyên vật liệu đó như thế nào?

Nắm được tình hình tiêu thụ của hàng hoá đó hiện nay trên thị trường ra sao để có sự tính toán, xác định giá cả, lợi nhuận có thể đạt được. Đồng thời quyết định xem có nên nhập khẩu loại nguyên vật liệu đó không hay chọn loại khác thay thế.

Nếu chất lượng và mẫu mã nguyên vật liệu trong nước không cách biệt nhiều so với nước ngoài thì doanh nghiệp có thể tính toán xem có nên mua trong nước hay không. Việc mua trong nước vừa tiết kiệm chi phí vừa đơn giản hơn so với nhập khẩu.

-Tỷ suất ngoại tệ của hàng nhập khẩu?

Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là số tiền nội tệ thu được khi phải chi ra một đơn vị ngoại tệ. Chỉ số này nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu thấp hơn tỷ giá hối đoái thì không nên nhập khẩu.

4.2. Xác lập giá nhập khẩu

Trên thị trường thế giới, giá cả không những phản ánh mà còn điều tiết cung cầu. Việc xác định đúng đắn giá cả trên thị trường quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của hoạt động thương mại quốc tế. Cụ thể nó sẽ làm tăng thu ngoại tệ xuất khẩu và giảm chi ngoại tệ nhập khẩu. Khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá, nguyên vật liệu công ty kinh doanh cần chú ý :

- Dự đoán biến động giá cả

Giá cả trên thị trường thế giới biến động liên tục và rất phức tạp. Để có thể dự đoán được xu hướng biến động giá cả của mỗi loại hàng hoá, nguyên vật liệu trên thị trường thế giới trước hết phải dựa vào kết quả nghiên cứu và dự báo thị trường loại hàng hoá đó, đánh gía đúng xu hướng biến động của hàng hoá đó.

Tuỳ theo mục đích mà dự báo trong thời gian dài hay ngắn. Kết quả nghiên cứu dự báo trong thời gian dài thường được sử dụng vào mục đích lập kế hoạch nhập khẩu hàng năm, dự báo trong ngắn hạn phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu hiện tại.

-Các nhân tố tác động lên xu hướng biến động giá cả của hàng hoá

Các nhân tố biến động lâu dài gồm : chu kỳ, lũng đoạn, giá trị. Các nhân tố biến động ngắn hạn gồm: các nhân tố tác động lên cung cầu giá cả hàng hoá trên thị trường, các nhân tố mang tính chất tạm thời như thời vụ, đầu cơ, nhân tố tự nhiên. Dưới đây là một số nhân tố chủ yếu tác động đến giá cả :

+ Nhân tố chu kỳ: sự vận động có tính chất quy luật của nền kinh tế qua các giai đoạn sẽ làm thay đổi quan hệ cung cầu về các loại hàng hoá trên thị trường. Khi quan hệ cung cầu thay đổi thì tất yếu kéo theo sự thay đổi về giá cả hàng hoá.

+ Nhân tố lũng đoạn và giá cả: đây là nhân tố có tác động rất lớn đến sự hình thành giá cả và sự biến động của chúng trên thị trường. Lũng đoạn làm xuất hiện nhiều mức gía khác nhau đối với cùng một loại hàng hoá, thậm chí ngay trên cùng một khu vực thị trường. Tuỳ theo mối quan hệ giữa người mua và người bán mà thị trường thế giới có lũng đoạn cao và lũng đoạn thấp. Giá lũng đoạn cao là giá bán thành phẩm công nghiệp, máy móc thiết bị mà người bán là các nhà tư bản công nghiệp ở các nước tư bản chủ nghĩa. Giá lũng đoạn thấp là giá bán các loại nguyên vật liệu, lương thực của những sản xuất nhỏ mà người bán là các nước đang phát triển.

+ Nhân tố cạnh tranh: nhân tố cạnh tranh có thể làm cho giá biến động theo các xu hướng khác nhau. Cạnh tranh giữa người bán diễn ra khi thị trường cung có xu hướng lớn hơn thị trường cầu. Khi đó giá cả hàng hoá sẽ giảm. Cạnh tranh giữa người mua xuất hiện khi thị trường cầu có xu hướng lớn hơn thị trường cung. Khi đó giá sẽ có xu hướng tăng.

Ngoài ra còn có một số các nhân tố khác cũng tác động đến xu hướng biến động của giá cả như: giá hiện thời, lạm phát, tỷ giá hối đoái…

Trên cơ sở phân tích đúng đắn ảnh hưởng của các nhân tố, ta có thể dự đoán được xu hướng biến động của giá cả trên thị trường thế giới, từ đó xác định được mức giá hợp lý cho loại hàng mà doanh nghiệp có kế hoạch lập.

Nếu là hàng hoá giao dịch phổ biến thì phải tham khảo thị trường thế giới về hàng hoá đó, đồng thời cần tham khảo giá xuất khẩu loại hàng đó từ khu vực thị trường bạn hàng đến các nước nhập khẩu khác. Cần chú ý tới chi phí vận tải, chế độ ưu đãi thuế quan để xác định chính xác giá.

Với mặt hàng xuất khẩu thông thường có thể dựa vào giá chào hàng của các đơn vị cung ứng, giá nhập khẩu của các năm trước đó, có tính đến các thay đổi sản phẩm và các yếu tố liên quan để đưa ra một mức giá nhập khẩu hợp lý, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

4.3. Xác lập kênh phân phối (nhập khẩu) và chọn phương thức vận chuyển

Phương thức hoạt động marketing là một khái niệm của hoạt động kinh doanh nhằm định hướng và chuyển giao quyền sở hữu của người bán và người mua, đồng thời thực hiện việc tổ chức, điều hoà, phối hợp các tổ chức trung gian đảm bảo việc vận chuyển hàng hoá về công ty an toàn.

Phân phối trong nhập khẩu thương mại quốc tế, các tổ chức kinh doanh thường áp dụng các hình thức chuyên chở sau:

- Nhóm E (EXW) : Người bán giao hàng đã đóng gói tại xưởng cho người mua theo thời gian quy định trong hợp đồng.

- Nhóm F (FAC, FAS, FOB) : Người bán giao hàng cho người chuyên chở theo chỉ định của người mua.

- Nhóm C (CFR, CIP, CIF, CPT) : người bán giao hàng tại cảng đích cho người mua. - Nhóm D (DAF, DES, DEA, DDU, DDP) : người bán giao hàng tại cảng đích cho người mua và phải chịu mọi chi phí, rủi ro trong quá trình giao hàng.

Trên cơ sở thực hiện các phương thức nhập khẩu được quy định trong hợp đồng công ty kinh doanh xuất khẩu sẽ xác định cho mình:

- Sử dụng kênh phân phối nào ?

- Bao nhiêu trung gian tham gia vào kênh phân phối ?

- Trách nhiệm của các bên tham gia trong kênh phân phối là gì ? - Người cung ứng : Có thể sản xuất hoặc là nhà xuất khẩu.

- Người trung gian : Trực tiếp tham gia vận chuyển hàng hoá, hệ thống kho tàng, phương tiện vận chuyển làm nhiệm vụ vận chuyển dự trữ hàng hoá.

- Hệ thống thông tin thị trường.

- Người tiếp nhận : Cơ quan hải quan, công ty kinh doanh nhập khẩu, khách hàng công ty.

4.4. Quyết định xúc tiến nhập khẩu nguyên vật liệu phụ của công ty kinh doanh.

Xúc tiến thương mại là phương thức để khách hàng mua hàng nhập khẩu và các bạn hàng cung ứng hàng nhập khẩu… biết đến công ty một cách nhanh nhất. Qua đó, nó tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Tuỳ thuộc vào điều kiện, khả năng của công ty có nhiều hình thức xúc tiến để hướng đến tập khách hàng cũng như nguồn hàng cung ứng. Cụ thể, để hướng đến nhà cung ứng ở nước ngoài, mặc dù khoảng cách ở xa nhưng do tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, ngày nay các công ty kinh doanh quốc tế có thể truy cập qua mạng internet, mạng điện thoại, máy fax.., để gửi thư chào hàng, giao dịch đàm phán, giới thiệu hình ảnh đến bạn hàng. Ngoài ra công ty cũng có thể thông qua các trung gian thương mại để thuê

họ quảng bá cho hình ảnh của công ty đến các bạn hàng khác hoặc lấy thông tin từ các trung gian thương mại về các công ty có hàng hoá hay loại nguyên vật liệu mà công ty cần.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam docx (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)