Xuất hoàn thiện phối thức marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam docx (Trang 73 - 76)

II. Những đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên

4. xuất hoàn thiện phối thức marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản

xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty da giầy Việt Nam.

Có rất nhiều phương thức nhập khẩu: nhập khẩu trực tiếp, nhập khẩu gián tiếp, nhập khẩu liên doanh, nhập khẩu uỷ thác,… hình thức nhập khẩu hiện tại mà Công ty da giầy Việt Nam sử dụng là: nhập khẩu trực tiếp và nhập khẩu liên doanh. Trong đó, hình thức nhập khẩu chính là nhập khẩu trực tiếp.

Tuy nhiên, mặt hàng nhập khẩu của Công ty là các nguyên vật liệu phụ phục vụ cho hoạt động sản xuất giầy, dép bao gồm các loại như: keo, chỉ, khoá, dây giầy… đây là những mặt hàng có kích thước và khối lượng tương đối nhỏ. Thông thường nếu hợp đồng nhập khẩu lớn công ty xuất khẩu sẽ vận chuyển bằng đường biển sang cảng Hải Phòng và giao cho Công ty. Nếu là hợp đồng nhỏ, số lượng nguyên vật liệu nhập khẩu ít thì sẽ vận chuyển bằng đường hàng không. Đây là hình thức vận chuyển nhanh nhưng chi phí vận chuyển rất cao, làm cho giá thành nguyên vật liệu tăng lên. Nếu công ty sử dụng hình thức nhập khẩu liênh doanh. Với hình thức nhập khẩu này công ty có thể tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các công ty khác trên thị trường, hơn thế nữa công ty có thể giảm được chi phí vận chuyển nhờ kết hợp được với các đơn hàng của các công ty khác trong một lần vận chuyển. Từ đó giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu cho Công ty. Vì vậy, Công ty nên sử dụng hình thức nhập khẩu liên doanh nhiều hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

4. Đề xuất hoàn thiện phối thức marketing hỗn hợp nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty da giầy Việt Nam. phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty da giầy Việt Nam.

4.1. Sản phẩm nhập khẩu.

Thông thường sau khi hợp đồng gia công được ký kết, Công ty tiến hành tìm kiếm nguồn hàng cung cấp nguyên vật liệu phụ theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công. Nguyên vật liệu có thể được mua ngay trong nước hoặc nhập khẩu, với một số nguyên vật liệu phụ bến đặt gia công yêu cầu công ty phải nhập khẩu để đảm bảo chất lượng. Có những nguyên

vật liệu phụ mà trong nước có thể đáp ứng được về chất lượng cũng như số lượng nhưng bên đặt gia công vẫn không đồng ý cho Công ty mua trong nước do không tin tưởng vào chất lượng hàng hóa. Điều này gây bất lợi và và tốn kém về chi phí hơn cho Công ty. Vì vậy, để đem lại nhiều lợi ích hơn, khi đàm phán ký kết hợp đồng gia công, công ty đảm bảo với bên đặt gia công để họ chấp nhận những nguyên vật liệu phụ hiện trong nước có thể đáp ứng được về chất lượng chủng loại, mẫu mã,…hoặc cũng có thể đàm phán để họ chấp nhận những nguyên vật liệu phụ mà trong nước có để thay thế cho những nguyên vật liệu phụ theo yêu cầu của bên đặt gia công mà không làm thay đổi chất lượng cũng như mẫu mã sản phẩm. Làm được điều đó không những có thể giảm chi phí mua hàng cho công ty mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp sản xuất nguyên vật liệu phụ cho ngành giầy dép Việt Nam vốn còn rất yếu kém hiện nay.

4.2. Giá nhập khẩu.

Với các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu sau khi nhập khẩu hàng hoá, công ty tính toán toàn bộ chi phí (gồm gía và các chi phí khác) để hình thành nên giá bán hàng hoá đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động kinh doanh của mình. Khác với họ, những công ty nhận gia công quốc tế như Công ty da giầy Việt Nam, thì giá các nguyên vật liệu phụ đã được Công ty thoả thuận trước với bên đặt gia công, sau đó công ty mới tiến hành tìm kiếm nguồn hàng và mua nguyên vật liệu phụ theo đúng yêu cầu của bên đặt gia công. Vì vậy, để đảm bảo không phải bù lỗ, hơn nữa lại có thể đem lại lợi nhuận, Công ty cần tiến hành tốt hơn nữa hai hoạt động chính là: xác định xu hướng biến động của giá cả trong thời gian tới và hoạt động đàm phán, ký kết hợp đồng với nguồn cung ứng nguyên vật liệu phụ.

Trong hoạt động xác định xu hướng biến động của giá cả, Công ty cần chú trọng đến các yếu tố tác động đến giá cả như: tình hình lạm phát, sự thay đổi của nhu cầu về nguyên vật liệu phụ, tình hình sản xuất kinh doanh giầy dép trên thị trường thế giới,… ngoài ra đây là hoạt động kinh doanh trên thị trường thế giới nên một số yếu tố khác cũng cần được tính đến như: tỷ giá hối đoái, tình hình chính trị thế giới,…

Trong hoạt động đàm phán ký kết hợp đồng: cần nắm vững nghệ thuật đàm phán biết vận dụng ba yếu tố của đàm phán là bối cảnh thời gian và quyền lực của đàm phán sao cho có lợi nhất.

Bối cảnh đàm phán là môi trường và điều kiện để các chủ thể tiến hành đàm phán như: địa điểm diễn ra, thời cơ, tiềm lực, con người,… nguyên tắc là phải che dấu bối cảnh của mình và tìm hiểu khai thác bối cảnh của đối tác.

Thời gian đàm phán là quá trình có điểm khởi đầu và điểm kết thúc. Đàm phán sẽ kết thúc khi hai bên thoả thuận được về các điều khoản trong hợp đồng như giá cả, điều kiện vận chuyển, điều kiện thanh toán,…Công ty cần che dấu các yếu tố như: giá cả mà bên đặt gia công trả cho công ty, mức độ cần thiết của nguồn hàng…và khai thác các yếu điểm của đối tác để làm lợi thế cho mình.

Quyền lực của đàm phán là sức mạnh của sự am hiểu của chủ thể tham gia đàm phán. Muốn nắm được quyền lực này thì công ty phải tìm hiểu về chuyên môn, kỹ thuật, pháp luật và thông lệ quốc tế, ngoại ngữ,… đây là vấn đề còn yếu kém không chỉ ở công ty da giầy Việt Nam mà còn ở tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

4.3. Kênh phân phối.

Hiện nay, Công ty da giầy Việt Nam hoàn toàn không cung cấp sản phẩm trong thị trường nội địa mà chỉ nhận gia công quốc tế. Tức là các sản phẩm do Công ty làm ra được bên đặt gia công toàn quyền phân phối ở thị trường nước ngoài. Do đó, công ty không phân phối sản phẩm của mình ở bất kỳ thị trường nào cả trong và ngoài nước.

Kênh phân phối nhập khẩu hiện tại Công ty đang sử dụng là hợp lý với tiềm lực kinh tế và khả năng kinh doanh hiện tại của mình.

4.4. Xúc tiến thương mại nhập khẩu.

Hoạt động xúc tiến thương mại thật sự chưa được chú trọng tại Công ty da giầy Việt Nam. Là một thành viên của hiệp hội da giầy Việt Nam, công ty mới chỉ dừng lại ở việc tham gia vào một số hội chợ, triển lãm do Hiệp hội tổ chức hoặc tạo điều kiện cho các thành viên tham gia các hội chợ quốc tế. Khi tham gia vào các hoạt động này, công ty cũng chưa chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị hàng mẫu, panô, áp phích quảng cáo. Do đó, hiệu quả của việc tham gia những hoạt động xúc tiến chưa cao.

Để hoạt động xúc tiến thương mại thật sự trở thành một vũ khí thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty da giầy Việt Nam cần giành nhiều ngân sách hơn nữa cho hoạt động này, tích cực tham gia tất cả các hoạt động xúc tiến thương mại mà Hiệp hội da giầy Việt Nam tổ chức và phân cho một bộ phận chịu trách nhiệm về các hoạt động xúc tiến thương mại của Công ty.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện công nghệ marketing nhập khẩu nguyên vật liệu phụ sản xuất hàng gia công xuất khẩu của Công ty Da – Giầy Việt Nam docx (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)